Khóa luận Phát triển thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Ngân hàng thương mại 3

1.2. Thương hiệu của ngân hàng thương mại 4

1.2.1 Khái niệm thương hiệu 4

1.2.2 Nội dung thương hiệu 7

1.2.2.1 Phần hữu hình 7

1.2.2.2 Phần vô hình 9

1.3. Phát triển thương hiệu của ngân hàng thương mại 9

1.3.1. Khái niệm 9

1.3.2. Giá trị của thương hiệu 19

1.3.2.1. Sự nhận biết thương hiệu 21

1.3.2.2. Chất lượng cảm nhận vượt trội 21

1.3.2.3. Sự liên tưởng thương hiệu 22

1.3.2.4. Sự trung thành thương hiệu 22

1.3.2.5. Những giá trị thương hiệu khác 23

1.3.3. Đo lường thương hiệu 23

1.3.3. Phương thức phát triển thương hiệu 26

1.3.3.1. Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu 26

1.3.3.2. Định vị thương hiệu 27

1.3.3.3. Xây dựng chiến lược thương hiệu 30

1.3.3.4. Xây dựng chiến lược truyền thông 33

1.3.3.5 Đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông 51

1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thương hiệu 53

1.3.4.1. Nhân tố chủ quan 53

1.3.4.2. Nhân tố khách quan 54

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA AGRIBANK 56

2.1. Giới thiệu về Agribank 56

2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển 56

2.1.2 Tình hình kinh doanh của Agribank thời gian qua 60

2.1.3 Nguồn nhân lực của Agribank 61

2.1.4. Nguồn lực công nghệ của Agribank 62

2.1.5 Sản phẩm dịch vụ của Agribank 62

2.1.6. Hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền của Agribank: 64

2.2. Thực trạng phương thức phát triển thương hiệu Agribank 65

2.2.1 Cấu trúc nền móng thương hiệu Agribank 65

2.2.2. Định vị thương hiệu 66

2.2.3. Xây dựng chiến lược thương hiệu 68

2.2.4. Xây dựng chiến lược truyền thông 69

2.3. Đánh giá sự phát triển thương hiệu của Agribank thời gian qua 74

2.3.1 Kết quả đạt được 74

2.3.2 Hạn chế 76

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 77

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU AGRIBANK 80

3.1. Định hướng phát triển thương hiệu Agribank 80

3.2. Giải pháp phát triển thương hiệu của Agribank 86

3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới quan điểm ban điều hành 86

3.2.1.1 Hoàn thiện cấu trúc nền móng thương hiệu 86

3.2.1.2. Xây dựng chiến lược thương hiệu 86

3.2.1.3 Xây dựng văn hóa kinh doanh hiện đại 87

3.2.2. Nâng cao nhận thức về thương hiệu trên toàn hệ thống nhân viên 89

3.2.3. Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp thị 90

3.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng 90

3.3. Kiến nghị 92

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

 

doc98 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm nào cần chứng minh bằng hình ảnh, chẳng hạn như máy giặt, tủ lạnh ... Báo Được đánh giá là đáng tin cậy nhất; Có đủ diện tích để diễn đạt thông điệp của mình đến khách hàng; có thể sử dụng hình ảnh; Có thể nhắm vào một đối tượng nhân khẩu học nào đó căn cứ trên yếu tố địa lý Khó nhắm vào các đối tượng dựa trên các yếu tố khác ngoài yếu tố địa lý; thời gian có hiệu lực ngắn (khách hàng xé bỏ trong ngày); Hình ảnh chất lượng thấp. Các hoạt động bán lẽ sử dụng giá để kích thích khách hàng; Thích hợp cho các chiến dịch khuyến mại ngắn; Thích hợp cho các hoạt động cần giải thích dài dòng về lợi ích (chẳng hạn y học) và các hoạt động thúc dục hành động ngay. Các lĩnh vực tiêu dùng hàng ngày, ngoại trừ hỗ trợ một chương trình khuyến mại đặc biệt nào đó. Tạp chí Có thể nhắm vào đối tượng người đọc dựa trên nhân khẩu học hoặc những mối quan tâm đặc biệt; Thời gian hiệu lực lâu vì người đọc có thể giữ lại, hoặc cắt trang họ thích ra dán nơi khác Thời gian chuẩn bị lâu Mỹ phẩm; Thời trang; máy vi tính; Xe hơi (nhiều người mua tạp chí chỉ để xem quảng cáo xe); Bất cứ sản phẩm gì mà người tiêu dùng chịu bỏ thời gian để xem hình ảnh; Tốt cho xây dựng thương hiệu Xúc tiến thương mại trong thời gian ngắn hoặc sản phẩm/dịch vụ mau lỗi thời, như sản phẩm rau qủa tươi hoặc thức ăn nhanh Bảng ngoài trời hoặc trạm xe buýt Có thể nhắm vào một khu vực địa lý nhất định; Có thể đặt gần nơi bán hàng; Nhìn thấy nhiều lần; Thông điệp phải ngắn gọn vì khách hàng thường đi lướt qua; Đối tượng nhìn thấy thường chỉ giới hạn trong những người có việc đi ngang qua khu vực ấy Thức ăn nhanh hoặc những sản phẩm cần thúc giục mua ngay; Lĩnh vực kinh doanh trong phạm vi địa phương; Tốt trong việc bổ sung cho quảng cáo truyền hình; Sản phẩm may mặc; Giới thiệu địa điểm bán hàng mới Sản phẩm cần chú ý trong thời gian dài như xe hơi, sản phẩm/dịch vụ cần giải thích dài dòng Internet Tương đối chính xác trong việc nhắm vào một đối tượng nào đó thậm chí có thể điều chỉnh thông điệp nhắm đến từng cá nhân; nếu bạn có được cơ hội, thì khả năng được đọc rất cao; Khả năng ứng dụng công nghệ nghe nhìn rất đa dạng Có thể bị cắt bỏ ngay cả trước khi đọc; Ứng dụng công nghệ nghe nhìn hiện đại có thể làm cho những người có cấu hình yếu không đọc được; Có thể bị xem là thư điện tử rác rưởi Tùy vào nội dung trang web; Ví dụ trang web thời trang thì tốt cho mỹ phẩm; trang web về thông tin khoa học thích hợp cho hàng điện tử và sách ... Sản phẩm rời mua với khối lượng lớn; Sản phẩm mua theo kiểu tiền trao cháo múc; Sản phẩm cần thôi thúc mua hàng ngay Thư tín Cho phép nhắm chính xác vào một đối tượng khách hàng nào đó; Đủ diện tích cho những thông điệp phức tạp; Có thể kèm thêm phiếu giảm giá; Có thể gởi mẫu hàng Có thể bị xem là rác rưởi; Chào hàng cho khách hàng trọng tâm; Khuyến mãi trong một khu vực địa lý hạn chế; Hàng tạp phẩm và hàng tiêu dùng Doanh nghiệp hoạt động toàn quốc, vận tải hàng không, cho thuê xe ... Qua bảng so sánh ưu, nhược điểm, tính phù hợp của bảy loại phương tiện truyền thông trên ta thấy các ngân hàng có thể sử dụng linh hoạt các loại phương tiện truyền thông trên trong từng trường hợp cụ thể tùy thuộc theo ngân sách, mục đích truyền thông của mình, chẳng hạn với ngân quỹ truyền thông giới hạn, ngân hàng có thể lựa chọn loại hình truyền thanh để giới thiệu về một loại sản phẩm, dịch vụ mới nào đó của ngân hàng mình qua việc lựa chọn đài, chương trình phù hợp để nhắm vào đối tượng người nghe là nhóm khách hàng mục tiêu cho loại sản phẩm, dịch vụ đó. Việc ANZ sử dụng loại hình truyền thanh (VOV3) để giới thiệu sản phẩm thẻ Visa Debit Card của mình là một ví dụ. Hoặc trong trường hợp, ngân quỹ truyền thông không bị giới hạn, các ngân hàng kỳ vọng sẽ gây chú ý cao, bắt mắt, hấp dẫn tới khách hàng, ngân hàng đó có thể lựa chọn truyền hình làm phương tiện truyền thông. Việc sử dụng kết hợp nhiều loại phương tiện trên trong cùng một khoảng thời gian cũng là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, các ngân hàng cần cân nhắc ngân quỹ truyền thông của mình để đưa ra những sự kết hợp tối ưu nhất. d. Các loại hình truyền thông Marketing Các loại hình truyền thông được sử dụng trong Marketing NH bao gồm: Quảng cáo Marketing trực tiếp Hoạt động khuyến mại: Tuyên truyền hoạt động của ngân hàng trong xã hội Giao dịch cá nhân: Các hoạt động tài trợ Quảng cáo là phương thức truyền thông không trực tiếp nhằm giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng hoặc ngân hàng thông qua cá phương tiện truyền tin và ngân hàng phải trả chi phí. Quảng cáo của ngân hàng là hoạt động mang tính chất chiến lược, là đầu tư dài hạn để duy trì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Quảng cáo được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính – ngân hàng, điều mà trước đây được áp dụng thành công trong các doanh nghiệp sản xuất lưu thông. Đồng thời, chi phí quảng cáo ngày càng tăng trong các tổ chức tài chính – ngân hàng lớn. Để nâng cao hiệu quả quảng cáo, các NH thường thực hiện theo tiến trình sau: Xác định mục tiêu quảng cáo, lựa chọn phương tiện quảng cáo, đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo. Xác định mục tiêu quảng cáo Các ngân hàng thường có một số mục tiêu quảng cáo chính như sau: xây dựng củng cố, khuyếch trương uy tín, hình ảnh của ngân hàng, giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng thị phần, tăng doanh số trên thị trường hiện tại và thị trường mới. Nhiệm vụ của quảng cáo trong lĩnh vực ngân hàng thường là chào bán những sản phẩm dịch vụ mới và cung cấp những thông tin mới cho khách hàng. Do vậy, nội dung quảng cáo phù hợp, hấp dẫn sẽ có tác động mạnh tới việc tăng doanh số cả trong ngắn hạn và dài hạn. Mặt khác, hình ảnh quảng cáo phù hợp còn nâng cao sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng – yếu tố sống còn của ngân hàng. Để thực hiện tốt chương trình quảng cáo các NH cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Giảm tính vô hình của sản phẩm dịch vụ NH: kết hợp hài hòa, hợp lý các chất liệu trong xây dựng thông điệp quảng cáo như hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ngôn từ, thông tin chính xác, đặc biệt phải tạo được hình ảnh biểu tượng cụ thể và sự khác biệt của nó trong thông điệp quảng cáo. Chẳng hạn, quảng cáo cho một ngân hàng người ta thường giới thiệu toàn cảnh SGD với cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang hiện đại, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tác phong giao tiếp lịch sự, giọng nói dịu dàng, ấm áp, chân tình. Tất cả những điều đó sẽ giảm được tính vô hình của sản phẩm dịch vụ và tác động mạnh mẽ vào khách hàng, đồng thời giúp họ suy đoán được chất lượng của các dịch vụ ngân hàng, tạo hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng – yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng. Dịch vụ ngân hàng được cấu thành bởi nhiều yếu tố. Do vậy, khi quảng cáo, các nhà Marketing thường nhấn mạnh về chất lượng của từng yếu tố đặc biệt là chất lượng của đội ngũ nhân viên – yếu tố quan trọng nhất. Nội dung của quảng cáo cần rõ ràng, thậm chí phải được chỉ rõ được những kết quả cụ thể của sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong thông điệp quảng cáo, tránh những chi tiết không cần thiết. Về kỹ thuật, khi quảng cáo trên các ấn phẩm hoặc truyền hình, ngân hàng phải quan tâm đến việc gợi mở sử dụng sản phẩm dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng. Quảng cáo nhằm vào mục tiêu gia tăng doanh số hoạt động của ngân hàng đòi hỏi thông tin đưa ra phải chi tiết về những vấn đề liên quan đến dịch vụ, nhưng ngân hàng sẽ bị rủi ro vì các đối thủ cạnh tranh có thể sao chép. Do đó, trong thực tế, các NHTM khi quảng cáo chỉ đưa ra một số thông tin cần thiết nhất định, tiếp đó mời khách hàng đến tìm hiểu thông tin. Ngày nay các NHTM thường gia tăng việc quảng cáo trên các tạp chí riêng của họ vì qua đó khách hàng có điều kiện nắm đầy đủ thông tin, tìm hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm dịch vụ và ngân hàng. Mặt khác, các ngân hàng còn tập trung vào việc chào bán các sản phẩm dịch vụ mới hoặc thông tin mới cho khách hàng. Hiện nay, các ngân hàng lớn thường quan tâm đến việc quảng cáo cho chính nhân viên của các ngân hàng. Đây cũng chính là nội dung của Marketing đối nội, đặc biệt, là các nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng. Bởi các nhân viên phải thấu hiểu về tính chất, đặc điểm của sản phẩm dịch vụ mới có thể thành công trong truyền đạt, hướng dẫn thuyết phục khách hàng. Nhiều ngân hàng cho rằng đây là cách quảng cáo hữu hiệu nhất. Thực tế cho thấy, không phải khách hàng nào cũng có quan hệ giao dịch liên tục với ngân hàng. Vì vậy, một thông điệp quảng cáo cần duy trì hình ảnh của ngân hàng lâu dài trong khách hàng. Chẳng hạn, Lloyds Bank đã duy trì hình ảnh con ngựa đen liên tục trong nhiều năm. Mặt khác, việc sử dụng quảng cáo để giảm bớt những băn khoăn trước khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng cũng là điều vô cùng cần thiết. Nội dung của một thông điệp quảng cáo của ngân hàng phải đảm bảo cung cấp những thông tin độc đáo, sự khác biệt so với sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh Lựa chọn phương tiện quảng cáo: Phương tiện quảng cáo khá phong phú nhưng các ngân hàng thường tăng việc quảng cáo qua các phương tiện như báo, tạp chí, tivi, truyền thanh, panô, áp phích, Internet… Mỗi phương tiện có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì khi lựa chọn phương tiện quảng cáo, các ngân hàng thường quan tâm đến sự phù hợp với mục tiêu, sản phẩm dịch vụ, nhu cầu của khách hàng, chi phí và ngân sách dành cho hoạt động quảng cáo. Đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo Đánh giá hiệu quả hoạt động quảng cáo là công việc quan trọng nhưng hết sức khó khăn, đặc biệt là quảng cáo của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn có thể dựa vào một số tiêu thức nhất định để đánh giá hiệu quả quảng cáo đó là: Tác động tăng doanh số, so sánh khối lượng tăng với chi phí quảng cáo, mức độ phân biệt và sự phù hợp của thông tin quảng cáo đối với khách hàng, số lượng khách hàng tiếp nhận thông tin và số lượng khách hàng ưa thích thông điệp quảng cáo. Giao dịch cá nhân: Giao dịch cá nhân là những giao dịch trực tiếp được thực hiện giữa nhân viên NH và khách hàng như việc giới thiệu và thực hiện cung ứng về dịch vụ của nhân viên giao dịch thông qua cuộc gặp gỡ, đối thoại, thuyết phục, điện thoại… Đây là quá trình giao tiếp phức tạp, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như các quan hệ cá nhân, bản chất của sản phẩm, dịch vụ, nhu cầu mong muốn của khách hàng và các giai đoạn của quy trình giao dịch. Giao dịch của nhân viên NH vừa là một nghệ thuật vừa là một khoa học, bởi quá trình giao dịch đòi hỏi nhân viên không chỉ có kiến thức mà còn phải có kinh nghiệm và cách thức ứng xử linh hoạt, sáng tạo. Giao dịch tốt sẽ mang lại lợi ích cho cả khách hàng, nhân viên NH và đảm bảo cho NH thực hiện được các mục tiêu như: Nâng cao uy tín, hình ảnh của NH Làm cho KH hiện tại chấp nhận những sản phẩm, dịch vụ mới Hấp dẫn khách hàng mới sử dụng những sản phẩm dịch vụ hiện có Duy trì sự trung thành của khách hàng Thu thập thông tin thị trường Cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng Tạo cơ hội mở rộng thị phần… Giao dịch của nhân viên trực tiếp giúp cho NH thu thập thông tin phản hồi của khách hàng về NH nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện để khách hàng nắm bắt, hiểu hơn về các NH – cơ sở của lòng tin. Do vậy, các NH thường tập trung vào việc đào tạo kiến thức tâm lý và giao tiếp để nâng cao trình độ giao tiếp và có chính sách khuyến khích nhân viên, giao dịch trực tiếp. Để các quan hệ giao dịch cá nhân có hiệu quả, nhân viên giao dịch NH phải thực hiện tốt tiến trình giao dịch: Xác định được nhu cầu mong muốn của khách hàng, đặc biệt đối với khách hàng tiềm năng, NH phải nắm được đầy đủ, kỹ lưỡng, cụ thể nhu cầu của họ bằng cách tiếp cận trực tiếp, gửi thư, điện thoại, thăm viếng khách hàng thường xuyên. Nhân viên giao dịch phải tiếp xúc với nhiều loại khách hàng, vì vậy phải biết sử dụng các biện pháp và cả các mối quan hệ riêng để tạo dựng, duy trì phát triển mối quan hệ với họ. Đồng thời, NH phải tiến hành phân loại KH và có các biện pháp xử lý phù hợp với từng loại khách hàng, nhất là khách hàng làm ăn có hiệu quả và kém hiệu quả, tạo được mối quan hệ tốt ngay từ buổi đầu đối với khách hàng mới. Trong tiếp xúc, cần chú ý cả hình thức trang phục, phong cách phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là phải chú ý lắng nghe để nắm bắt được cả những nhu cầu mong muốn và sự phản hồi của khách hàng. Nhân viên giao dịch phải có trình độ chuyên môn cao và phải biết cách hướng dẫn, giải thích, giúp đỡ, khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ NH, đặc biệt là sản phẩm dịch vụ NH mới. Đồng thời họ phải xử lý hợp lý những vấn đề xảy ra trong giao dịch. Xu hướng chung của các NH hiện nay là quan tâm tới việc khuyến khích nhân viên phục vụ tốt khách hàng thông qua cơ chế tiền lương, tiền thưởng hoặc hoa hồng hoặc tăng cường đào tạo nhân viên giao dịch và phối hợp với các loại nhân viên tại chi nhánh nhằm huy động được sự quan tâm của tất cả các nhân viên ngân hàng trong việc phục vụ khách hàng. Tuyên truyền hoạt động của NH trong xã hội Tuyên truyền trong xã hội theo cách hiểu truyền thống chỉ là gửi đi những thông tin của một NH qua các ấn phẩm. Ngày nay, tuyên truyền xã hội trở thành hoạt động xã hội hết sức phong phú, đa dạng. Vì vậy, để xây dựng và nâng cao hình ảnh cho NH, họ thường sử dụng phối hợp với nhiều công cụ trong tuyên truyền: Báo cáo kết quả thường niên của NH dịch ra nhiều thứ tiếng Các bài diễn thuyết của lãnh đạo NH Tổ chức hội thảo theo các chuyên đề Tham gia các hoạt động từ thiện Bài viết đăng trên các tạp chí Các ấn phẩm khác Như vậy, mục đích của tuyên truyền xã hội nhằm tạo dựng và duy trì sự hiểu biết rộng rãi trong XH về ngành NH. Khách hàng ở đây khá phong phú, bao gồm cả những nhân viên NH mới, các trung gian, các cơ quan chuyên trách của chính phủ và dân cư. Để phát huy hiệu quả của tuyên truyền xã hội, các NH thường xây dựng hoạt động cụ thể cà tổ chức thực hiện nghiêm túc, đều đặn. Cách tiếp cận này được các NH lớn áp dụng khá thành công. Tuy nhiên, tuyên truyền hoạt động của NH trong xã hội không chỉ liên quan đến khách hàng mà còn liên quan đến nhiều vấn đề xã hội. Chính vì vậy các NH thường tập trung tuyên truyền cho hình ảnh của một NH hơn là một sản phẩm dịch vụ cụ thể của nó bời hình ảnh về một NH đặc biệt quan trọng đối với quyết định lựa chọn NH của khách hàng. Việc phát triển hình ảnh của một NH rõ ràng và tin cậy ngày càng được coi là quan trọng trong chính sách xúc tiến hỗn hợp của Marketing NH. Có thể nói, hình ảnh của một NH là tất cả những gì mà khách hàng cảm nhận được về trình độ, danh tiếng, số lượng, chất lượng dịch vụ cung ứng, chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức, kỹ thuật công nghệ, lịch sử và văn hóa kinh doanh. Do vậy, việc tuyên truyền về hình ảnh của một NH là phải tìm cách truyền tải sự tồn tại của nó một cách phù hợp không chỉ trong xã hội mà còn trong toàn bộ cán bộ nhân viên của NH và hoạt động của cả ngành NH. Hoạt động khuyến mại: Đây là việc sử dụng nhóm các công cụ nhằm tác động trực tiếp và tích cực vào việc sử dụng và định hướng cho việc sử dụng và lựa chọn NH của KH, có tác dụng làm tăng doanh số họat động và tạo lợi thế cạnh tranh của NH. Thực chất đó là các công cụ kích thích, thúc đẩy các khâu cung ứng, phân phối, sử dụng dịch vụ và lựa chọn NH của các nhóm KH. Mục tiêu của hoạt động khuyến mãi phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu của chiến lược Marketing. Đặc biệt đối với sản phẩm dịch vụ của thị trường mục tiêu và đặc điểm của của từng sản phẩm dịch vụ. Khuyến mãi có tác dụng khuyến khích KH hiện tại sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ hơn và thu hút khách hàng mới, đồng thời khuyến khích lực lượng phân phối đẩy mạnh các hoạt động của NH. Hoạt động khuyến mãi thường được các NH tiến hành song song với các chiến dịch QC để phát huy hiệu quả tổng hợp của chúng. Các hoạt động khuyến mãi được nhiều NH áp dụng như ưu đãi trong tín dụng cho sinh viên, quà tặng, giảm hoặc miễn phí cho KH trong lần đầu quan hệ hoặc quan hệ lâu dài. Hội nghị, hội chợ triển lãm và tổ chức các cuộc thi được áp dụng phổ biến và khá thành công trong các NH. Ví dụ: Các NH Baclay và Bank of Scotland đã áp dụng những ưu đãi cho KH sử dụng sản phẩm dịch vụ của NH như: Miễn phí sử dụng năm đầu Giảm phí cho năm tiếp theo Tín dụng không tích lũy tới 50 ngày Giảm phí nếu tiêu thụ tới 2500 bảng trong 1000 ngày Ngày nay, nhiều nhà kinh doanh NH cho rằng khuyến mãi là công cụ cạnh tranh mạnh mẽ trong mở rộng thị phần và được sử dụng rộng rãi không chỉ đối với khách hàng mà cả đối với nhân viên giao dịch và các trung gian. Marketing trực tiếp Marketing trực tiếp được hiểu là việc sử dụng một hệ thống các phương tiện nhằm thiết lập và mở rộng việc đối thoại trực tiếp giữa NH và KH. Các phương thức của Marketing trực tiếp bao gồm: Gửi thư, gửi tờ rơi đến tận từng khách hàng Gửi lời giới thiệu về NH và sản phẩm dịch vụ mới tới từng KH. Giải đáp trên truyền thanh, truyền hình Điện thoại Hội nghị khách hàng Lợi thế của Marketing trực tiếp so với các phương thức xúc tiến hỗn hợp khác chính là sự gia tăng cơ hội giao tiếp giữa KH và NH, giúp KH nhận được thông tin về NH nhanh chóng, đầy đủ, cụ thể, kịp thời. Còn NH có cơ hội để giới thiệu cung ứng sản phẩm dịch vụ mới, duy trì KH hiện tại, giảm chi phí QC, tăng hiệu quả thị trường mục tiêu, có điều kiện để tính toán và đánh giá chính xác kết quả, phát huy được tính linh hoạt trong quan hệ giao tiếp trực tiếp giữa KH và nhân viên NH, đặc biệt là hạn chế được sự theo dõi của đối thủ cạnh tranh. Do vậy, hoạt động Marketing trực tiếp đã tăng trưởng khá mạnh mữ trong hoạt động xúc tiến hỗn hợp của NH trong những thập kỷ qua. Qua nghiên cứu về 105 NH tại Anh thì 85% trong số đó đã áp dụng Marketing trực tiếp. Các hoạt động tài trợ Hoạt động tài trợ ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các định chế tài chính nói chung và trong NH nói riêng. Bởi thực tế, hoạt động tài trợ đã góp phần đảm bảo sự thành công của hoạt động Marketing NH nói chung và chính sách xúc tiến hỗn hợp nói riêng. Phần gia tăng ở đây dựa trên sự tin tưởng, gây dựng hình ảnh và tạo sự hiểu biết sâu rộng về NH. Hoạt động tài trợ có thể đạt được các mục tiêu sau: Tăng cường hiểu biết của KH về NH và những đổi mới của NH Thu hút sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng Tăng cường mối quan hệ trong cộng đồng xã hội Tăng cường uy tín và hình ảnh của NH Giúp NH trong tuyển dụng nhân viên, đặc biệt là thu hút nhân tài cho NH Hoạt động tài trợ của các định chế tài chính khá đa dạng phong phú như tài trợ cho các hoạt động thể thao, nghệ thuật, đào tạo, bảo vệ môi trường và các hoạt động văn hóa xã hội. Các nghiên cứu về hoạt động tài trợ của các hiệp hội, các công ty bảo hiểm và Nh của một số nước trên thế giới cho thấy ngày càng có nhiều tở chức áp dụng loại hình này. Tới 72.4% các tổ chức được điều tra đang tiến hành hoạt động tài trợ. Họ đã dành trên 5% tổng ngân sách của hoạt động xúc tiến hỗn hợp cho các hoạt động tài trợ. Tài trợ cho hoạt động thể thao là lĩnh vực được các tổ chức tài chính – ngân hàng sử dụng nhiều như: Giải bóng đá mang tên Greclubsfinal Giải quần vợt mang tên Midland Bank Championships Giải bóng bầu dục mang tên Sarce & Proper Internationals NHNN&PTNTVN tài trợ và tổ chức cho giải bóng bàn các đội mạnh toàn quốc 2001 – Cúp báo Quốc tế Tài trợ cho hoạt động thể thao mang lại nhiều lợi ích: thể hiện sự hiện diện ở thị trường mức độ cao, khả năng tiếp cận với nhiều đối tượng, khám phá được nhiều đoạn thị trường mới. Mặc dù hoạt động thể thao là lĩnh vực được quan tâm nhiều, song nó không thỏa mãn mọi yêu cầu của NH. Các hoạt động nghệ thuật cũng là hướng tài trợ của nhiều NH. Thời trang tạo cơ sở cho các NH xác định các giai đoạn chung, thị trường của giới trẻ và thị trường dành cho người trưởng thành. Bởi lẽ, thông qua tài trợ, biểu tượng của NH được gắn với các sản phẩm dịch vụ. Ngân hàng sẽ có được hình ảnh mang tính đại diện mà không cần phải tạo ra sự khác biệt so với các tổ chức tài chính khác. Tài trợ cho hoạt động về môi trường, hoạt động tài trợ cho các phương tiện truyền thông, tài trợ cho đào tạo cũng là những lĩnh vực hấp dẫn các NH. Để lựa chọn lĩnh vực tài trợ có hiệu quả, các NH thương dựa vào những căn cứ sau: Hoạt động tài trợ có sự liên quan đến sản phẩm, dịch vụ NH cung cấp Hoạt động tài trợ gợi mở những suy nghĩ về hình ảnh sản phẩm dịch vụ nào đó. Có sự liên tưởng về hình ảnh của NH. Thị trường dịch vụ tài chính đã trải qua một thời kỳ với những thay đổi nhanh chóng trong suốt những thập kỷ qua. Ngân hàng với các nhóm sản phẩm dịch vụ truyền thống đang phải thay đổi mạnh mẽ vì ngày càng phải cạnh tranh nhiều hơn trên thị trường với nhiều nhóm sản phẩm dịch vụ NH mới. Những tác động của luật pháp, sự nâng cao dân trí và thành tựu công nghệ thông tin đã làm thay đổi môi trường hoạt động NH, là nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng nhanh chóng các hoạt động Marketing NH. Các NH đã dành những khoản ngân sách đáng kể cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp thông qua các thông điệp truyền tới từng nhóm KH khác nhau. Để đạt hiệu quả, hoạt động xúc tiến cần được hỗ trợ và tích hợp với các nội dung khác của Marketing NH. Cần phải chú ý vào đặc trưng của sản phẩm dịch vụ cũng như những cản trở trên thị trường tài chính vì đó chính là cơ sở chính để đưa ra các thông điệp cũng như lựa chọn phương tiện phổ biến các thông điệp. Hơn nữa, hoạt động truyền thông của NH không phải là kênh duy nhất để phổ biến những tin tức về hoạt động NH mà còn phải thông qua các chiến dịch quan hệ khác. Sự kết hợp tổng thể của các hoạt động này sẽ làm tăng hiệu quả của hoạt động xúc tiến hỗn hợp của NH. Nhờ vậy, NH có thể đạt tới mục tiêu đã xác định một cách nhanh chóng. Bên cạnh các loại hình truyền thông marketing như quảng cáo, khuyến mại (sales promotion), quan hệ công chúng (public relations), bán hàng cá nhân (personal selling), tiếp thị trực tiếp (direct marketing), tổ chức sự kiện (events), NH có thể sử dụng một số loại hình truyền thông khác nữa như: truyền thông tại điểm bán hàng (POS), truyền thông điện tử(e-communication) ... 1.3.3.5 Đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông Trong quá trình triển khai kế hoạch, NH cần phải theo dõi để biết liệu mọi thứ có đi đúng theo hướng mà bạn muốn về mặt kết quả lẫn tiến độ thời gian. Các biện pháp theo dõi và đo lường cần phải áp dụng cho cả tiêu chí nội bộ lẫn tiêu chí thị trường. Đối với marketing hiện đại, đo lường giá trị tạo ra cho khách hàng là biện pháp cơ bản để đo lường sự thành công. Đo lường hiệu quả công tác nội bộ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả việc tạo ra và chuyển giao giá trị cho khách hàng (nguyên nhân và kết quả). Các biện pháp đo lường cần áp dụng cho tất cả các chỉ tiêu quan trọng trong vịêc đánh giá hiệu quả công việc. Đo lường phải bao gồm các cột mốc đánh dấu mức độ hoàn thành công việc và mục tiêu sau cùng.  Quản lý hiệu quả công việc bao giờ cũng phải đi kèm với biện pháp đo lường hiệu quả cụ thể. Xác định các biện pháp đo lường hiệu quả từ việc thực hiện kế hoạch thông qua các chỉ tiêu tài chính lẫn phi tài chính: Doanh thu bán hàng Lợi nhuận Sản phẩm Định vị Kênh Dựa trên khách hàng Xúc tiến bán hàng Giá Nhân sự Qui trình Đối với kế hoạch truyền thông, sau mỗi giai đoạn truyền thông, cần có sự đo lường hiệu quả của chiến dịch truyền thông để có sự hiệu chỉnh kịp thời. Các thông tin thường phải được thu thập bao gồm: Có bao nhiêu % người biết thương hiệu (brand awareness)? Họ nhớ được những yếu tố nào của thương hiệu đó? Họ có mối liên hệ/nhận xét về thương hiệu đó thế nào? Có bao nhiêu % người dùng thử thương hiệu đó? Có bao nhiêu % người tiếp tục dùng sau lần dùng thử? Có bao nhiêu % người giới thiệu cho người khác về thương hiệu? Công cụ để xây dựng thương hiệu Để có được một thương hiệu mạnh, ngoài việc xây dựng và thực hiện một chiến lược quảng bá hiệu quả, 5 công cụ nên được sử dụng tối đa là: logo, hình tượng, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì. Đây là những yếu tố quan trọng có thể quyết định sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thương hiệu 1.3.4.1. Nhân tố chủ quan Chất lượng và quan điểm ban điều hành của ngân hàng Ban điều hành là những người đưa ra các quyết định về hoạt động của ngân hàng. Họ chính là những người đưa ra các chiến lược phát triển tổng thể của ngân hàng nói chung trong đó có chiến lược phát triển thương hiệu. Một ban điều hành có cách làm việc tiến bộ, bắt kịp xu thế thời đại, có tầm nhìn xa đồng thời có những lưu tâm lớn tới quá trình phát triển thương hiệu của ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương hiệu của ngân hàng. Ngược lại, đội ngũ điều hành kém năng lực hay một đội ngũ với những quan điểm điều hành không quan tâm nhiều tới vấn đề phát triển thương hiệu có thể là yếu tố tạo ra sự trở ngại cho việc phát triển thương hiệu của ngân hàng. Chất lượng nhân viên Chất lượng nhân viên thể hiện ở khả năng hiểu biết nghiệp vụ và xử lý những tình huống liên quan. Trong hoạt động ngân hàng, đây là nhân tố giữ vai trò quyết định tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Mà chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt thì mới tạo ra một nền tảng thuận lợi cho việc phát triển thương hiệu. Thêm vào đó, cũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam.DOC
Tài liệu liên quan