Khóa luận Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo

Ở phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan, chúng ta thường xuyên gặp những tiểu phẩm báo chí rất thú vị khiến chúng ta cất giữ nụ cười đến ngày mai, vì sự thâm thúy của một vài tiểu phẩm đủ để mang nụ cười đến rất lâu sau khi đọc. Nhưng cũng có lúc không may chúng ta sẽ vấp phải một số (chỉ một số mà thôi) các tiểu phẩm màu mè, đỏng đảnh, vặt vãnh, phô trương sự lém lỉnh, chanh chua khiến chúng ta chỉ dừng lại ở chỗ cười, hay thỏa mãn sự tò mò và mãi mãi sẽ quên chúng nhanh, xem để rửa mắt và thỏa mãn sự thèm giật gân hay có phần “tám vặt” mà thôi. Và những tác phẩm đó sẽ “cuốn theo chiều gió” và trôi vào quên lãng một cách nhanh chóng.

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2360 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lòng tất cả công chúng, mà cái đích đến của báo chí là làm trong sạch xã hội qua việc chỉ ra những cái xấu cái tiêu cực. Quan trọng là qua những bài báo của mình, Lê Thị Liên Hoan đã đóng góp vào phần công phá những thứ xấu xa, tiêu cực của xã hội bằng chất giọng đầy cá tính, rất chua cay mà thấm đượm chân lý, thể hiện cái tâm của một cây viết có tầm để “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, nhằm làm xã hội trong sạch hơn, vắng bóng đi những ung nhọt xấu xa trong xã hội. Đồng thời, những bài báo vạch trần cái xấu, cái tiêu cực một cách thâm thúy, đầy ý nghĩa đã tạo nên được làn sóng phản hồi của công chúng. Đó là sự quan tâm, đồng tình với những bài báo của Lê Thị Liên Hoan. Trước hết công chúng bị thu hút bởi cách viết cá tính, cái nhìn đầy thông minh của nhà báo Lê Thị Liên Hoan, sau đó đồng tình với cách nhìn nhận phân tích vấn đề đầy thâm thúy sâu sắc, truy căn nguyên tận gốc vấn đề với những lý giải đầy lô gic, đầy thuyết phục. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh rằng hiệu quả xã hội trong những tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan là tính phản biện xã hội và tính công dân cao, đưa ra vấn đề được nhìn dưới nhiều khía cạnh, nhiều diễn giải qua cách dùng hình thức phỏng vấn phiếm chủ, những cuộc trò chuyện tạo cho một không khí rất khách quan, thoải mái (mặc dù thực chất tất cả đều là cách nhìn mang tính chủ quan của tác giả), khán giả như được cuốn vào dòng hỏi đáp liên tục, thú vị và nhận ra được những tầng nghĩa sâu sắc bên trong. Tuy nhiên, hiệu quả xã hội của nhà báo còn môt số hạn chế nhất định. Có thể thấy một điều rằng, có những tác phẩm đề cập đến vấn đề chưa thực sự bám sát vào thời sự, sự kiện xã hôi, chỉ rõ những bất cập tiêu cực về kinh tế, chính trị hay xã hội, mà đi vào mảng văn hóa, văn nghệ hoặc khía cạnh thói hư tật xấu, ở góc độ con người nhiều hơn. Dường như Lê Thị Liên Hoan có phần quá ưu ái, thiên về mảng đời sống văn hóa nghệ thuật với sân khấu, với diễn viên nhiều hơn, mà bỏ qua những đề tài thời sự đang nổi cộm, đang gây nóng cho xã hội. Một số nội dung trong tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan chưa mang tính sát sao với thực tế, chưa thực sự động chạm đến những vấn đề thiết thực sát sườn của xã hội nhiều. Bởi Lê Thị liên Hoan mải mê theo những khám phá bất ngờ, những khám phá thú vị ở ngõ ngách của cuộc sống, của con người một cách vun vặt quá chăng? Như những bài phỏng vấn cảnh sát hình sự về công việc công tác lưu trữ tài liệu, hồ sơ gây án, hay những cuộc phỏng vấn vị giám đốc tình báo về những câu chuyện chiến lược tình báo đặc biệt hay công tác tuyển mộ tình báo viên. Không phủ nhận rằng những cuộc phỏng vấn đó rất hay, làm thỏa trí tò mò của công chúng về công việc của một cảnh sát, của những tình báo viên được nhìn dưới góc độ vừa hài hước vừa thú vị và đầy hấp dẫn. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó, dừng lại ở việc mô tả những điều thú vị bí ẩn cùng kiến thức về ngành nghề tình báo hay cảnh sát điều tra vốn là những ngành nguy hiểm và hấp dẫn công chúng. Những tác phẩm đó chưa tạo được hiệu quả xã hội cao, có lẽ chưa chạm được đến cái đích cần đến đó là phản biện xã hội qua việc chỉ ra những cái tiêu cực, và giải pháp cho xã hội. Giá như Lê Thị Liên Hoan có thể chọn ra những đề tài bức xúc liên quan đến đời sống người dân để thay vào để mà khai thác tìm ra những khía cạnh chưa hay trong cuộc sống xã hội. Ở phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan, chúng ta thường xuyên gặp những tiểu phẩm báo chí rất thú vị khiến chúng ta cất giữ nụ cười đến ngày mai, vì sự thâm thúy của một vài tiểu phẩm đủ để mang nụ cười đến rất lâu sau khi đọc. Nhưng cũng có lúc không may chúng ta sẽ vấp phải một số (chỉ một số mà thôi) các tiểu phẩm màu mè, đỏng đảnh, vặt vãnh, phô trương sự lém lỉnh, chanh chua khiến chúng ta chỉ dừng lại ở chỗ cười, hay thỏa mãn sự tò mò và mãi mãi sẽ quên chúng nhanh, xem để rửa mắt và thỏa mãn sự thèm giật gân hay có phần “tám vặt” mà thôi. Và những tác phẩm đó sẽ “cuốn theo chiều gió” và trôi vào quên lãng một cách nhanh chóng. Tiểu kết chương 2 Qua việc đi vào phân tích nội dung phản ánh trong những bài báo của Lê Thị Liên Hoan, chương hai muốn làm nổi bật lên hiệu quả tác động vào xã hội của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Một bài báo mà không tạo ra được dư luận, thì là một bài báo vô giá trị, chỉ dùng để “làm cảnh” trên mặt báo mà thôi. Hình thức thể hiện khéo léo, sắc sảo cuốn hút suy cho cùng cũng là để làm tôn lên nội dung phản ánh của bài báo mà thôi. Đồng thời, phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan được hình thành, một thương hiệu Lê Thị Liên Hoan tồn tại trong lòng công chúng phần chính là bởi nội dung phản ánh, bởi tính hiệu quả trong phản biện xã hội, tạo ra được dư luận (tất nhiên là cả đồng tình lẫn phản đối). Và có duy trì được thương hiệu đó hay không thì còn tùy thuộc vào nhân sinh quan, thế giới quan của nhà báo theo từng thời kỳ phát triển của xã hội. Nếu thực sự có tâm, có tầm thì sẽ trụ vững được trong làng báo hiện nay. Trong mỗi tác phẩm báo chí, nội dung phản ánh là quan trọng nhất. Và trong lĩnh vực báo chí thì hiệu quả xã hội mà nhà báo tạo là vấn đề then chốt, đặc biệt trong thời đại tương tác thông tin hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nói đến phong cách một nhà báo và những tác phẩm của họ thì không thể không nhắc đến phương diện nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ tác phẩm. Vấn đề này sẽ được đề cập trong chương tiếp theo. CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG DẠNG BÀI “PHỎNG VẤN PHIẾM CHỦ” CỦA NHÀ BÁO LÊ THỊ LIÊN HOAN Một tác phẩm báo chí là một chỉnh thể hoàn chỉnh bao gồm nội dung và hình thức. Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của một bài báo, nhằm thu hút sự chú ý của công chúng và nổi bật lên nội dung. Trong chương ba này sẽ đi sâu vào các yếu tố xây dựng lên tác phẩm – đứa con tinh thần của nhà báo về nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Đồng thời, sẽ tổng kết về đặc trưng phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan. 3.1 Cái tôi tác giả trong nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ tác phẩm 3.1.1 Dung lượng của tác phẩm Tiểu phẩm phải ngắn. Ngắn gọn nhưng không phải là nhỏ, là ít mà ngắn gọn cô đọng, chứa đựng những tư tưởng đấu tranh nóng bỏng, gay gắt quyết liệt được thể hiện bằng lối viết cuốn hút người đọc. Báo chí của thời đại thông tin cần biết bao những thể loại ngắn gọn súc tích như tiểu phẩm. Dung lượng của tiểu phẩm là từ 300 đến 1500 chữ. Hiện nay, thông thường các tiểu phẩm thường chiếm một khoảng nhỏ trên các trang báo trong khoảng 300 – 600 là nhiều, đặc biệt là các chuyên mục tiểu phẩm như “Nói hay đừng” của Lý Sinh Sự, “Trà nóng trà đá” của báo Tiền Phong. Dung lượng tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan từ 600 – 800 chữ. Chuyên mục “Mua vui cũng được một vài trống canh” của Lê Thị Liên Hoan dưới hình thức cuộc phỏng vấn, cuộc trò chuyện, nên dung lượng những tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan cũng được coi là dài so với những tác phẩm – tiểu phẩm khác trên một số báo. Bên cạnh đó là hình thức hỏi đáp, câu hỏi và câu trả lời được đưa ra liên tục, cách quãng nên công chúng khi nhìn vào có cảm tưởng rằng dung lượng tương đối lớn hơn với thực tế (trong khoảng từ 600 – 800). 3.1.2 Ngôn ngữ tít báo Trong các tiểu phẩm trong chuyên mục, tít của nhà báo Lê Thị Liên Hoan thường được thể hiện theo hai dạng nhất định: Bắt đầu hoặc bằng “Phỏng vấn…” hoặc bằng “Cuộc trò chuyện giữa…”. Cách đặt tít đơn giản, nêu bật lên sự xuất hiện của nhân vật chính của cuộc đối thoại trong bài. Thông thường tít trong tiểu phẩm thường khá được coi trọng và có ý nghĩa trong việc khơi gợi sự tò mò cho người đọc. Tuy nhiên, do Lê Thị Liên Hoan sử dụng hình thức phỏng vấn nên lấy tít phù hợp với mô típ thường thấy trong các cuộc phỏng vấn thời sự bàn luận về một vấn đề nào đó trong xã hội tức là ngay từ đầu tiêu đề đề cập ngay nhân vật sẽ xuất hiện trong cuộc phỏng vấn (ở đây là hình thức phỏng vấn phiếm chủ). Thông thường việc đặt tít được các nhà viết tiểu phẩm khá dụng công, nhưng do hình thức phỏng vấn nên trong những tác phẩm của mình, Lê Thị Liên Hoan chỉ lấy tít chỉ đơn giản là Phỏng vấn hay Cuộc trò chuyện giữa….Tuy nhiên cũng có những ý nghĩa chức năng riêng của nó. “Phỏng vấn với…”, tức là một cuộc đối thoại giả định giữa phóng viên và một nhân vật (là người hoặc sự vật, con vật) đại diện tiêu biểu liên quan tới lĩnh vực đó, vấn đề đó có những đặc trưng vấn đề đó. Qua việc hỏi nhân vật đó sẽ làm sáng rõ vấn đề mà tác giả muốn đề cập và chỉ rõ ra. Thậm chí có những vấn đề phỏng vấn về hội diễn sân khấu thì phỏng vấn khán giả, phỏng vấn diễn viên, về phụ nữ về Phỏng vấn một cô gái, phỏng vấn một con trâu,… “Cuộc trò chuyện…”, mang tính chất tranh luận, trao đổi giữa hai nhân vật đại diện tiêu biểu cho những vấn đề, những lĩnh vực trong cuộc sống để cùng bàn bac, đưa ra ý kiến về một sự kiện xã hội nóng bỏng nào đó đang diễn ra. Vì là “cuộc trò chuyện…” nên hai nhân vật ở thế cân bằng, mỗi bên đều đưa ra những cái nhìn, những quan điểm rõ ràng thậm chí đối chọi nhau về điều đang bàn luận. Thực chất, việc lấy tít “phỏng vấn với…”, hay “cuộc trò chuyện…” cũng đều nhằm mục đích thông báo cho công chúng về hình thức hỏi đáp và không khí đối thoại cho tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan. Trong đó, việc lấy tít nhằm đưa ra một âm hưởng chủ đạo: tạo một cảm giác rằng tác giả không tham gia vào câu chuyện mà chỉ ghi chép làm cho công chúng đọc câu chuyện có tính khách quan. Tít của Lê Thị Liên Hoan không ngắn gọn và hàm ý như những tít mà chúng ta thường thấy trong tiểu phẩm báo chí. Tuy nhiên, nó phù hợp với hình thức phỏng vấn mà tác giả sử dụng.Trong thể loại phỏng vấn, thường có những tít đơn giản và luôn luôn thông báo rằng đây là cuộc phỏng vấn (với ai) để công chúng nắm được. Đây là nét khác biệt so với đặc điểm vốn có của tiểu phẩm về tít, thể hiên sự giao thoa biến thiên của lý luận thể loại khi ứng dụng vào thực tiễn. 3.1.3 Ngôn ngữ dẫn chuyện Bằng hình thức đối thoại, phỏng vấn mang tính chất phiếm chủ, giả tưởng giữa hai nhân vật đại diện cho một tầng lớp, tác giả khéo léo thu hút người đọc đi vào câu chuyện của hai nhân vật. Cách dẫn chuyện thông minh và đầy bất ngờ với phương thức “đi xa về gần”, giăng bẫy, đánh lừa, “nhử” người đọc, cài đặt mâu thuẫn trong từng lời nói, đồng thời không quên yếu tố thắt nút tạo tình huống cao trào cho nhân vật. Phương pháp dẫn chuyện của Lê Thị Liên Hoan có thể nói có phẩn ảnh hưởng của cách xử lý tình huống trong kịch bản sân khấu. Ví dụ như khi đề cập đến thái độ của phụ huynh sinh viên với chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn của nhiều trường đại học, Lê Thị Liên Hoan dẫn dắt người đọc đến cuộc phỏng vấn với chim bồ câu. Cách đưa đẩy dạo đầu không hề động chạm gì về trường đại học, hay phụ huynh mà Lê Thị Liên Hoan đề cập đến một vấn đề khá xa xôi, và tưởng như chẳng hề liên quan đó là đề cập về đức tính nổi bật của chim bồ câu: Phóng viên: Chào chị Bồ Câu. Xin hỏi chị một điều, cái gì là đặc tính nổi bật nhất của chị? Bồ Câu: Đặc tính nổi bật ư? Để suy nghĩ xem: Tôi không hát hay, tôi không múa giỏi, tôi cũng chả có tài đá bóng hay giỏi ngoại ngữ gì. Phóng viên: Nhưng chị có mắt bồ câu. Bồ Câu: Mắt Bồ Câu thì hôm nay nhiều cô gái có, và khéo còn Bồ Câu tha thiết hơn tôi. Phóng viên: Khó nhỉ? Bồ Câu: Quả là khó. Câu hỏi của nhà báo khiến tôi chợt nhận ra là mình tồn tại trên đời mà không có đức tính nào nổi bật. Phóng viên: Có đấy. Để tôi nhắc cho chị nhé: Phẩm chất lớn nhất của bồ câu là hiền lành. Bồ Câu: Hiền lành như thế nào? Phóng viên: Như chim Bồ Câu. Chưa từng ai thấy chim Bồ Câu đánh ai, nói xấu ai, phản đối ai và làm hại ai bao giờ. Chả thế mà thiên hạ gọi chị là chim hòa bình. Bồ Câu: Vậy xin hỏi nhà báo một câu này. Tính hòa bình có phải là tính chịu đựng không? Phóng viên: Không. Mặc dù đôi khi cũng rất giống chịu đựng. Bởi nhiều khi không thể có hòa bình nếu không trừng phạt. Bồ Câu: Nếu vậy Bồ Câu còn thua người. Con người hôm nay còn chịu đựng hơn, ít trừng phạt hơn, giỏi chịu phạt hơn tôi nữa. Phóng viên: Vô lý. Bồ Câu: Có gì đâu vô lý. Tôi có bằng chứng rõ ràng mà. Từ mệnh đề “đức tính hiền lành”, Lê Thị Liên Hoan đã khéo léo xoay chuyển sang vấn đề về thái độ “chịu đựng” và đưa ra “cái bằng chứng rõ ràng” là đề cập về thái độ quá “hiền lành, chịu đựng” của phụ huynh học sinh trước việc các trường đại học không đạt tiêu chuẩn. Cách dẫn dắt rất nhẹ nhàng, uyển chuyển không hề gượng đưa độc giả đi từ thú vị này sang thú vị khác, từ việc quan tâm đến chuyện không đâu vào đâu về đức tính bồ câu dần dần được nhà báo đưa đến đứng trước vấn đề trọng đại về tiêu chuẩn các trường đại học từ lúc nào. Vào đầu cuộc phỏng vấn, hay trò chuyện của nhân vật, tác giả chưa đi ngay vào vấn đề mà “cài bẫy”, tung hứng những câu chữ khiến người đọc tò mò. Những câu mở đầu cuộc phỏng vấn trò chuyện đều mang tính chất tưng tửng, chưa đâu vào đâu nhưng thực chất dần dần nó đang khéo léo xoay hướng đi vào trọng tâm vấn đề mà đặt ra. Cách thức đi vào vấn đề rất có duyên, không hề gượng ép. Công chúng bị lôi kéo những mẩu hội thoại ngắn mà đầy ẩn ý, đầy tính biện luận, luận giải của nhân vật. Hình thức đối thoại khiến cho việc đề cập đến vấn đề, cũng như cách chỉ ra sự việc trở nên nhuần nhụy, dễ đi vào lòng người đọc, bởi công chúng là người được chứng kiến sự đấu khẩu giữa hai nhân vật trong đó có một nhân vật luôn lắm lời và thích tranh luận nhưng luôn có những biện giải rất thông minh. Cách dẫn chuyện này tạo ra không khí khách quan, sinh động đa dạng sát thực tế và tạo cho công chúng cảm giác an toàn khi họ đang nghe nhân vật thảo luận trình bày rất khách quan, chứ không phải một ai đó đang thuyết trình bắt ép công chúng theo một luồng quan điểm của họ. Như khi đề cập đến căn bệnh “khoe” của một nhà thơ nữ khi vận động cuộc thi xe đạp, nhân vật bác sỹ đã có những chẩn bệnh và tìm ra nguyên nhân của căn bệnh khoe thơ rất thấu đáo, chặt chẽ với lý lẽ rất sâu sắc về tâm lý tự ti vì sợ không ai biết đến mình, thích phóng đại mọi sự việc để được chú ý dẫn đến hệ quả là chương trình vận động của nhà đài sụp đổ vì sự khoe thái quá ấy. Bác sĩ: Toàn thế giới đều biết, dù cảm xúc có thật, thì việc thể hiện nó một cách tùy tiện, một cách "phô" cũng khiến thứ "nguyên liệu" cao quý ấy bị thấp đi, hoặc tệ hơn, gây dị ứng. Phóng viên: Nguyên nhân của bệnh "khoe" này? Bác sĩ: Thường xuất phát từ việc cứ tưởng khoe thế là sang. Và xuất phát từ tâm lý tự ti, sợ rằng nếu không nói ra không ai biết. Phóng viên: Khổ thật. Bác sĩ: Thêm một nguyên nhân nữa: Đấy có khả năng là cảm xúc giả. Vì giả nên người ta không trân trọng, không giữ gìn. Cảm xúc thật bao giờ cũng chân thành. Sự chân thành bao giờ cũng ít bộc lộ. Phóng viên: Bác sĩ chả nên khắt khe quá. Như trên đã nói, tiếng mưa rõ ràng có thực. Bác sĩ: Đúng vậy! Nhưng chả cần đi xe đạp, đi bộ hay đi xe hơi, nếu muốn, cũng nghe được tiếng mưa. Có hàng triệu bài thơ và bản nhạc về mưa hay trên trái đất này, mà tác giả của chúng không cần đi xe đạp. Đừng mang nó ra làm cái cớ để khoe. Phóng viên: Thế này, bác sĩ ạ. Căn bệnh của cô ấy nói cho cùng, không phải sâu răng hay xoang mũi, không bắt quả tang được. Nếu như kẻ tầm thường đi xe đạp do không mua được xe máy thì vĩ nhân cưỡi xe đạp để nghe mưa. Bác sĩ: Tuy nhiên, theo lối tư duy thông thường, tôi tin chắc nghe mưa không phải là lý do chính vì cứ ngồi im trong vườn thì cũng được nghe. Sự buồn cười của nữ thi sĩ ở đây là đã phóng đại sự nghe, biến nó thành lý do quan trọng nhất, và do đó, khiến chương trình tivi sụp đổ, bởi nhà đài rõ ràng chỉ muốn tuyên truyền cho việc đạp xe theo lối thông thường. Nhà đài chắc chắn không muốn gây hoang mang cho tâm hồn người xem hay gây lãng mạn cho chuyện đạp xe qua phố. Không có nhiều chỗ cho thơ ở đây. Đồng thời, những bài viết của Lê Thị Liên Hoan luôn gây bất ngờ. Bất ngờ ngay khi đang đọc, bởi phỏng vấn hay trả lời cũng chỉ là một, mà hỏi và trả lời không đi thẳng luôn vào vấn đề mà loanh quanh, đi đường vòng nhưng cuối cùng cũng nhằm dẫn đến chỉ ra một ý gì đó rất bất ngờ và thấu đáo của tác giả, mang đậm tính châm chích mà có giá trị đóng góp sâu rộng nên rất …mang tính công dân. Suy ra thì cũng là để phê phán cái sự học giả dối, cái sự vô trách nhiệm, bệnh hình thức, thói đạo đức giả….nhưng nói đàng hoàng nghiêm túc đôi khi không ép phê bằng việc châm chích, cười đấy nhưng mà không ít người thấy đau đớn trong lòng, bởi thấy sao mà giống như khơi cái xấu của họ một cách tường minh như thế, khối kẻ đọc mỉm cười mà thực chất thấy ức chế, cay đắng trong lòng như cách giễu cợt về khẩu hiệu. Như khi đề cập đến sự sáo rỗng thiếu kiến thức của nhiều người dẫn chương trình hiện nay, từ câu chuyện bánh dẻo với bánh nướng ban đầu, có vẻ dài dòng, những câu hỏi đáp ban đầu có vẻ xa xôi, chỉ đả động đến việc bánh nướng được ưa chuộng hơn bánh dẻo. Nhưng sau đó, Lê Thị Liên Hoan đã khéo nắm thóp cái từ “dẻo” để từ đó triển khai vấn đề, nhanh chóng đưa ra cái sự dẻo của nghề dẫn chương trình, dẻo miệng nhưng thực chất là sáo rỗng về kiến thức. Cách thức dẫn chuyện rất bất ngờ, và khó ai có thể đoán ra được dụng ý sâu xa của nhà báo chỉ trừ khi phải theo dõi từ câu hỏi đầu tiên đến câu đáp cuối cùng, mới nhận thấy sự dẫn dắt khéo léo của tác giả. Phương pháp dẫn chuyện này rất cần sự vững tay ở tác giả. Bởi nếu không giữ được nhịp có thể khiến cho bị lệch hướng hoặc tạo nên sự gượng gạo khi đề cập vấn đề. Bên cạnh đó, có thể gây nhàm chán cho công chúng nếu không vững tay trong việc đặt câu hỏi và trả lời, tạo được nhịp độ tiến triển cho cuộc đối thoại. Có thể nói, ở đây cần ở tác giả khả năng hóa thân vào nhân vật, chú ý vào những tình tiết quan trọng, và phải biết cách nói giọng của nhân vật, thể hiện đúng phong thái tâm lý cũng như đặc điểm của nhân vật. 3.1.4 Ngôn ngữ thể hiện cái tôi tác giả Trước hết ngôn ngữ mang tính chất của một cuộc đối đáp, hỏi và trả lời, chính vì thế nó tạo một không khí mở, không áp đặt, tạo cho công chúng nhiều suy ngẫm. Cũng có thể nói, đây là ngôn ngữ đối thoại nhằm chỉ ra bản chất của sự việc qua trao đổi giữa hai cá nhân hoặc một nhóm nhỏ. Thuận lợi nhất cho ngôn từ đối thoại là các kiểu tiếp xúc không mang tính quan phương. Đặc điểm cho ngôn từ đối thoại là sự luân phiên phát ngôn của hai nhân vật, tạo sự hài hòa, tạo một cơ hội mở cho sự phong phú của ngôn ngữ thường ngày, ngôn ngữ giao tiếp. Ngôn ngữ của tiểu phẩm thường dùng theo lối văn học, người viết có khả năng tu từ với vốn từ phong phú. Tuy mỗi người có phong cách riêng nhưng mọi thủ thuật đều nhằm mục đích tạo ấn tượng mạnh và ảnh hưởng trực tiếp tới người đọc. Lê Thị Liên Hoan sử dụng ngôn ngữ đậm chất luận lý và sự châm chích mỉa mai cay nghiệt rõ nét từng đoạn. Cứ mỗi nhân vật nói là một lần họ xoáy vào vấn đề, nếu rõ nguyên nhân của sự kiện. Ví dụ như về vấn đề nhiều trường đại học thành lập không đủ tiêu chuẩn Tóm lại, nếu nói một cách nghiêm khắc thì những trường như thế chả đáng gọi là đại học. Chúng thiếu nhiều tiêu chuẩn rất tối thiểu và biện giải Nói thẳng ra là kinh doanh gian dối(...) Sự gian dối này làm mất thời gian, mất tiền bạc kèm theo mất lòng tin. Ngôn ngữ của Lê Thị Liên Hoan không thiếu đi chất lý luận sắc bén, với lý lẽ, luận chứng cần có ở nhà viết tiểu phẩm báo chí. Như về vấn đề Vedan đạt giải thưởng, một giải thưởng đặt ra thu tiền của doanh nghiệp với mục đích xấu: Tôi xin nói thẳng ra (tác giả rất thích dùng từ “nói thẳng” khi lý giải vấn đề) là để chia nhau. Nếu như có hàng trăm doanh nghiệp đóng lệ phí, cứ mỗi doanh nghiệp vài chục triệu như thế thì sự chia nhau ngon tới mức nào. Cho nên người ta tìm đủ cớ, đủ dịp và đủ tên gọi để nặn ra các giải thưởng, coi như một cú làm ăn, một vụ "áp phe" danh vọng. Có thể thấy, ngôn ngữ của Lê Thị Liên Hoan đậm chất tư duy lôgic, hình tượng với nhiều thủ pháp gây bất ngờ, khéo léo, thông minh, và cuốn hút công chúng đi vào câu chuyện của các nhân vật trong cuộc phỏng vấn giả tưởng. Với mỗi tác phẩm, mỗi người đều có một phong cách riêng, không ai có thể bắt chước được, trong đó mỗi tác giả sử dụng nhiều thủ pháp khác nhau để cho tác phẩm của mình trở nên hấp dẫn hơn đối với công chúng. Một tác phẩm cũng cần có hình thức cuốn hút, với những thủ pháp khéo léo có như thế mới giữ được điểm dừng của công chúng vào tác phẩm khiến họ theo dõi từ đầu đến cuối bài báo. Ở thể loại tiểu phẩm mọi thủ thuật đều nhắm tới mục đích nêu bật ý định của người viết. Trong những tác phẩm của mình, Lê Thị Liên Hoan đã dùng những thủ pháp nghệ thuật nhằm đem lại những giá trị cho tác phẩm và thu hút được sự quan tâm của người đọc. Sau đây là một số thủ pháp nghệ thuật Lê Thị Liên Hoan đã sử dụng: - Thủ thuật dùng nhân cách hóa Đây là thủ pháp mượn con vật, đồ vật hay hiện tượng thiên nhiên để diễn đạt chuyện thật trong đời sống xã hội. Lê Thị Liên Hoan đã nhân cách hóa những con vật biến chúng thành nhân vật trong cuộc phỏng vấn giả tưởng của mình, để nói lên những suy nghĩ quan điểm tình cảm. Mỗi nhân vật – con vật được đưa vào cuộc phỏng vấn hay trò chuyện đều rất sâu sắc và mang những nét cá tính riêng. Lê Thị Liên Hoan nhân cách hóa con cọp để từ cách nhìn của một chú cọp đưa ra những nhận định sâu sắc về vấn đề buôn bán động vật quý hiếm hay như một chú mèo bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng một tuyên ngôn rất ấn tượng “Mèo rất yêu chuột”. Không chỉ thế, tác giả còn sử dụng những sự vật để biến chúng thành những thực thể sinh động, với tư cách là người trong cuộc chứng kiến và đưa ra ý kiến của mình như cuộc phỏng vấn ô tô bàn về vấn đề quy hoạch bãi giữ xe, v.v…Có thể nói, Liên Thị Liên Hoan đã sử dụng khá triệt để thủ pháp nhân cách hóa này. Lê Thị Liên Hoan thường chọn đối tượng khá đặc biệt như những con vật, đồ vật được nhân cách hóa. Những con vật, đồ vật được nhân cách hóa xuất hiện khá nhiều trong những cuộc phỏng vấn giả tưởng của Lê Thị Liên Hoan. Và mỗi sự xuất hiện của một nhân vật – con vật được nhân cách hóa đều mang đến những đề tài phiếm bàn rất thú vị. Trong đó, Lê Thị Liên Hoan đã khéo léo sử dụng những đặc điểm của con vật, sự vật để từ đó vận dụng áp dụng vào để lột tả bản chất của sự việc vấn đề. Những con vật, sự vật được Lê Thị Liên Hoan rất đa dạng: phỏng vấn một chiếc bánh dẻo về chuyện bánh dẻo và dẫn đến vấn đề chất lượng MC truyền hình, phỏng vấn một chiếc xe ô tô về chuyện quy hoạch thành lập các bãi giữ xe ô tô, phỏng vấn một chị bồ câu về đức tính hiền lành của chị bồ câu để nói đến đức tính “hiền lành” (thực chất là đức tính cam chịu, bỏ qua cái tiêu cực) của phụ huynh trước chất lượng kém cỏi của các trường đại học,…Bên cạnh đó, Lê Thị Liên Hoan cũng có những cuộc phỏng vấn với các nhân vật dại diện cho một ngành nghề, lĩnh vực nào đó, và từ đặc thù nghề nghiệp để chuyển hướng luận bàn về xã hội: phỏng vấn một cảnh sát giao thông về thực trạng những người tham gia giao thông luôn ngụy biện về sự sai trái của mình, “liên đới” tới việc sử dụng chất kích thích của vận động viên trong thể thao Việt Nam tại Olympic, hay cuộc hỏi đáp với một người bán kính để đàm luận về những cách nhìn cuộc đời, v.v…. Nhân vật đại diện cho một tầng lớp nào đó, đặc biệt giọng điệu cho mỗi nhân vật trong bài đều riêng biệt, đều rất ra tính cách đặc sắc của từng loại người, từng giới tính, từng độ tuổi. Và đặc biệt Lê Thị Liên Hoan có sở thích đồng thời lấy ngay chính đặc điểm của nhân vật để từ đó mà dẫn dắt đến vấn đề cần được đề cập đến. Các nhân vật đều thể hiện đúng tính chất phong thái của mình, đặc điểm của mình, đều có sở thích đả động đến cái tôi của mình, những đặc điểm của mình một cách tự hào hoặc chua xót (tùy theo hoàn cảnh), và đều có những nét độc đáo không thể trộn lẫn. Đó là chiếc bánh dẻo “ngậm ngùi” khi không được ưa chuộng bằng bánh nướng, một chú chim bồ câu với nhiều đức tính tốt đẹp, chú cá ở dòng sông bị ô nhiễm tung tăng đến báo nói lời cảm ơn Vedan, một chú cọp bị sổng chuồng luận bàn về chuyện đời với những cú lừa mật gấu giả của bọn buôn thú. Ngay cả những nhân vật, những con người được phỏng vấn, hay được đặt vào trong cuộc trò chuyện cũng đều rất đúng hoàn cảnh, sắc thái và thể hiện rất rõ nét tính chất nghề nghiệp như phỏng vấn một bác sỹ về những căn bệnh của con người thật ra chỉ ra thói hư tật xấu, một học trò đang đọc sách tình cờ có một cuộc trò chuyện với thầy giào về khả năng sáng tạo của một nhà văn thực sự. Nhưng dù thế nào đi nữa ta cũng đều nhận thấy một nhân vật thứ ba đằng sau đó là tác giả, khiến cho nhân vật thể hiện rõ đặc điểm của mình nhưng không làm mất đi một giọng điệu châm biếm, đay đả, chua cay và có phần hơi ngang ngang, tưng tửng. Các nhân vật rất thích chen ngang cắt lời nhau, để hỏi, để giải đáp thắc mắc trong ngôn ngữ của nhau. Đồng thời phóng viên luôn là người kiệm lời hơn, mang tính dẫn dắt cho câu chuyện và thể hiện quan niệm với ý kiến của nhân vật (thường là đồng tình). Cách đặt câu hỏi rất ngắn gọn, để giành đất để nhân vật giải thích tự biện. Ví dụ như bài phê phán về việc ca ngợi đức hy sinh của phụ nữ, thực chất là cái nhìn thiếu công bằng với phụ nữ trong những công việc hằng ngày. Nhân vật phóng viên đi theo câu trả lời của cô gái để truy ra ngọn ngành vấn đề (rất đúng với tính chất của một nhà báo khi phỏng vấn – truy ra tận gốc vấn đề bằng những câu hỏi “đánh đâu trúng đó): PV: Thế buồn vì sao? Cô gái: Buồn vì tôi mới vừa đọc một bài báo, ca ngợi một người phụ nữ hy sinh? PV: Hy sinh? Tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLBC (8).doc
Tài liệu liên quan