Khóa luận Phương diện thể hiện của bài điều tra trên báo in

Số liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong các bài điều tra . Lô-íc Éc-vu-ê đã viết: “Thêm một ví dụ, con số vào bài viết cũng có tác dụng y như khi gia giảm mắm muối vào món ăn”.

89% các bài điều tra viết về vụ án PMU18 đều có dùng số liệu, tỷ lệ này ở các bài điều tra viết về vụ Điện kế điện tử ở TP.HCM là 83%, ở các bài điều tra về vụ bán độ bóng đá của đội U23 VN là thấp nhất 68%. Như vậy, bài điều tra về các vụ án kinh tế sử dụng nhiều số liệu hơn cả, còn các vụ án về xã hội chính trị thì hạn chế. Tuy nhiên, việc đưa số liệu vào bài viết sẽ giúp các luận điểm trở nên rõ ràng và có sức thuyết phục lớn hơn.

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phương diện thể hiện của bài điều tra trên báo in, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bắt tay với nhau thì giá thầu nào cũng có thể chấp nhận. Báo Thanh niên trong bài “Trách nhiệm của ông Phó đoàn Lê Thế Thọ đến đâu?” (báo Thanh niên , ra ngày 15/12/2005) cũng có 3 tít xen là 3 luận điểm: Bị nghi vấn tiêu cực vẫn đi Seagames Bỏ mặc đội tuyển “Chống lưng” cho cầu thủ đòi tiền thưởng. Với luận điểm thứ hai, tác giả đưa ra 3 luận cứ: - Các buổi tập của đội tuyển ông Thọ gần như không đi theo - Ông Thọ ở Bacalod nhưng không làm gì: chỉ đạo đội tuyển thì không thấy, góp ý cho ông Riedl cũng không, theo dõi giám sát công tác quản lý đội cũng rất qua loa. - Chỉ một ngày sau trận VN thắng Myanmar, ông đã bay đi Manila (...). Chưa hết, hôm sau lẽ ra cần quay về sớm với đội U23 thì ông Thọ lại ... đi xem điền kinh ở sân Rizal Memorial, rồi chơi thêm một ngày ở Manila nữa mới quay về Bacalod. Ngoài ra, tác giả còn lập luận: “Là Phó đoàn TTVN tại Bacalod cần phải nắm sát tình hình đội U23 – nhất là sau khi chính ông Thọ từng phát biểu rằng một số cầu thủ U23 thi đấu dưới mức bình thường trong trận thắng Myanmar, thì nhiệm vụ của ông là hết sức quan trọng khi cần ở lại để tìm hiểu dấu hiệu bất thường đó. Hơn thế, lúc đó bóng chuyền, quyền anh bắt đầu thi đấu thì cũng cần có mặt Phó đoàn TTVN để động viên lắm chứ!”. Cũng cần nói rõ, trong bài điều tra, các chi tiết, sự kiện là yếu tố quan trọng cấu thành nên nội dung cụ thể của bài báo, đây chính là những chứng cứ, chứng lý rõ ràng nhất để chứng minh cho luận điểm hoặc kết luận của tác giả. Tiếp tục làm rõ thái độ thiếu trách nhiệm của ông Phó đoàn Lê Thế Thọ tại Bacalod, tác giả tập trung phân tích luận điểm : “Chống lưng” cho cầu thủ đòi tiền thưởng”. Đầu tiên, tác giả đưa luận cứ “Phó chủ tịch LĐBĐVN Lê Hùng Dũng khi trả lời phỏng vấn đã nói rõ rằng: “Một số cầu thủ U23 đã có những đòi hỏi thái quá khi hoạnh hoẹ LĐ về tiền thưởng. Họ làm vậy vì chác chắn có người ở phía sau chống lưng”. Và sự thật là có việc các cầu thủ bức xúc vì vụ tiền thưởng qua việc trích dẫn lời của một tuyển thủ và ông Tổng Thư ký LĐBĐVN Trần Quốc Tuấn. Còn với chi tiết “có người ở phía sau chống lưng”, để chứng minh người đó là ông Lê Thế Thọ, tác giả viết: “ (...) thay vì cần phải có ý kiến với đội để trấn an tư tưởng thì lại yêu cầu Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn nên gấp rút giải quyết vụ tiền nong chứ không thì e rằng cầu thủ sẽ không đá hết mình trong trận chung kết (!)”. Như vậy, không chỉ làm cho bài điều tra trở nên rõ ràng, mạch lạc, tít xen còn giúp người đọc có cài nhìn vấn đề từ nhiều chiều, nhiều góc độ bởi mỗi tít xen là một ý nhỏ trong bài báo TTTP.HCM không những có tỷ lệ bài điều tra sử dụng tít xen cao nhất mà hệ thống tít xen cũng rất đa dạng về hình thức thể hiện: Tít xen ẩn dụ: “Công ty gia đình xuyên quốc gia” (số ra ngày 11/7/2005), “PMU18 thừa... xe nên cho mượn dài ngày” (số ra ngày 17/2/2006), “Siêu ban” PMU18” (ra ngày 20/3/2006)... Tít xen trần thuật: “Phà Minh Châu vừa chạy đã hư”, “Quốc lộ 2 xuống cấp sau ba tháng sử dụng” (số ra ngày19/1/2006); “Dọn sạch văn phòng Linkton Vina tại Hồ Văn Huê” (25/6/2005); “Cầu Hàm Rồng: vừa thất thoát tiền tỷ, vừa lún sụt” (số ra ngày 22/3/2006)… Tít xen có cấu trúc bỏ lửng: “Khởi đầu bằng việc... đi dựng rạp” (số ra ngày 25/3/2006), “Một nhà... hai công ty” (ra ngày 4/7/2005), “Công ty... không văn phòng!” (ra ngày 9/7/2005)... Tít xen dạng câu hỏi/nghi vấn: “Ai “mượn” xe?” (ra ngày 22/3/2006), “Có oan thật không?” (ra ngày 6/4/2006), “Chệnh lệch trên 99 tỷ đồng rơi vào túi ai?” (ra ngày 13/7/2005)… Tít xen sử dụng ngôn ngữ dân gian và văn học: “Trăm sông đều đổ ra biển...” (ra ngày 5/7/2005), “1.001 lý do để.. muợn xe” (ra ngày 23/3/2006)... Tít xen có sử dụng con số ấn tượng: “Thi công gần 34 km đường, thất thoát hơn 49 tỷ đồng!” (ra ngày 21/3/2006), “Vốn 3,75 tỷ, thi công công trình hàng chục tỷ” (ra ngày 24/3/2006),... Tít xen trích dẫn: “Chúng tôi không thể khẳng định bất cứ điều gì!” (ra ngày 11/7/2005), “Hải quan TP.HCM: “Công ty Linkton chỉ nhập linh kiện” (ra ngày 17/6/2005)... * Box dữ liệu Bài điều tra về các vụ án hình sự, án kinh tế luôn đầy ắp thông tin cũng như các khía cạnh khác nhau để nhà báo khai thác. Trên báo in, do diện tích mặt báo hạn hẹp, mỗi bài viết lại rất dài, bề bộn số liệu, chi tiết thì cách làm hiệu quả nhất là trích, tách những phần dữ liệu đó ra thành những ô, hộp riêng nhưng vẫn là bộ phận hữu cơ của bài báo. Đây là kênh thông tin quan trọng và đặc biệt dễ hiểu, dễ quan sát, mang lại hiệu quả cao cho bài viết khi thể hiện nội dung. Vụ điện kế điện tử ở TP.HCM, vụ một số cầu thủ U23 VN bán độ hay vụ PMU 18 là những vụ án được nhiều người quan tâm nhất từ giữa năm 2005 trở lại đây. Bài điều tra về các vụ án này luôn chứa đựng nhiều thông tin, nhiều sự kiện, nếu tham lam nhồi nhét tất cả các thông tin ấy vào một bài viết sẽ khiến độc giả “bội thực”. Phương pháp xử lý thông tin bằng cách đưa vào các box giúp người đọc nắm bắt được nhiều thông tin, thuận tiện và cũng hấp dẫn hơn. Dưới đây, chúng tôi đã tiến hành thống kê các bài điều tra trên hai báo TTTP.HCM và Thanh niên: Báo TTTP.HCM Thanh niên Số bài sử dụng box dữ liệu 29 21 Tỷ lệ trung bình 0,8 box/bài 0,5 box/bài Tổng số bài 38 42 Bảng thống kê tình hình sử dụng box dữ liệu trong loạt bài điều tra trên báo TTTP.HCM và Thanh niên năm 2005 và 2006 Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy mức độ sử dụng box dữ liệu ở hai tờ báo là khá cao, cao nhất là báo TTTP.HCM. Nội dung và hình thức các box dữ liệu đều phong phú phù hợp với nội dung, mục đích thông tin của bài báo: Box có “tên”: “Các dấu mốc hoạt động của “công ty gia đình xuyên quốc gia” (bài “Linkton – Công ty gia đình xuyên quốc gia”, báo TTTP.HCM ra ngày 11/7/2005). Nội dung của box là liệt kê 11 mốc thời gian thành lập các công ty thành viên trong hệ thống “công ty xuyên quốc gia”: Công ty Linkton Singapore, Công ty Linkton Building Materials, Linkton Technologies... Box có nội dung như một tin vắn: “Từ 5-7 bắt đầu kiểm tra các vấn đề liên quan điện kế điện tử ” (bài “Đằng sau những cuộc đấu thầu”, báo TTTP.HCM, ra ngày 1/7/2005). Nội dung của box thông báo thời điểm kiểm tra điện kế điện tử 1 pha ở Công ty Điện lực TP.HCM, nội dung làm việc của đoàn kiểm tra bao gồm: kiểm tra thủ tục pháp lý, chất lượng ĐKĐT, giải quyết khiếu nại của khách hàng và đề xuất biện pháp xử lý.... Box này có tác dụng bổ sung thêm thông tin cho bài viết. Box không có tên: bài “Bắt khẩn cấp Quốc Anh và Bật Hiếu”, báo Thanh niên, ra ngày 29/12/2005 có box thông tin nằm ở góc bên phải cuối bài báo. Đây là phần thông tin cho biết thái độ đau xót của người trong cuộc cụ thể là người HLV đã dẫn dắt đội U23 VN thi đấu tại Sea games 23. Ngoài ra, một số box không có tên nhưng làm nhiệm vụ tóm tắt nội dung thông tin trong toàn bài viết. Bài “Liên minh ma quỷ” tại các dự án nghìn tỷ” – báo Thanh niên , số ra ngày 31/3/2006 đã khái quát lý do làm thế nào để ông tổng giám đốc một ban quản lý dự án PMU18 lại có nhiều tiền để ăn chơi, hối lộ, làm cách nào những đồng tiền đó chui vào túi những người như Bùi Tiến Dũng, lọt qua tất cả những “hàng rào” pháp lý hiện hành... Đó là vì PMU18 đã trở thành một “liên minh ma quỷ” giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và công ty “sân sau”, trong sự bất lực vô trách nhiệm “nhắm mắt làm ngơ” của Bộ Giao thông vận tải. Tóm lại, việc sử dụng box dữ liệu linh hoạt trên báo in đã mang lại nguồn thông tin nhiều chiều, nhiều góc độ, nhiều khía cạnh. Với các box dữ liệu, người đọc cảm thấy dễ chịu hơn khi đọc bài điều tra, trang báo cũng trở nên thoáng hơn, bắt mắt hơn rất nhiều. 3.4. Phần kết luận Trong phần kết luận, tác giả có điều kiện thể hiện chính kiến của mình, cũng là nơi người đọc chờ đợi xem kết thúc của vấn đề ra sao. Mặt khác, nó còn có tính định hướng giúp độc giả có những suy nghĩ đúng, phù hợp với ý đồ của tác giả. Có rất nhiều cách viết kết luận khác nhau: Đặt câu hỏi để khẳng định và “chốt” lại vấn đề. Ví dụ phần kết luận trong bài “Những vụ đấu thầu bất thường ở Công ty điện lực TP.HCM” (báo Thanh niên, ra ngày 26/8/2005), sau khi phân tích một sự thật “công ty băng keo lại trúng thầu... thiết bị điện”, tác giả đã kết luận: “Làm thế nào để một công ty “sở trường” về mua bán băng keo, decal lại trúng thầu cung cấp thiết bị điện? Lại thêm một điều đáng lưu ý nữa khi trong Công ty Khoa Huân có một thành viên rất đặc biệt: ông Lê Minh Vũ, con trai ông Lê Văn Hoành! Câu hỏi trên dường như đã được giải đáp...”. Đây không phải là một kết luận bỏ ngỏ, sau khi đặt ra câu hỏi, tác giả đã khẳng định: có sự liên kết “một nhà” giữa Công ty Điện lực TP.HCM với Công ty Khoa Huân trong vụ đấu thầu thiết bị điện vì thành viên ban giám đốc của Khoa Huân chính là con trai của ông Lê Văn Hoành, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty Điện lực TP.HCM. Hoặc đưa ra ý kiến đề xuất, kiến nghị như trong bài “Điện kế điện tử, tin cậy không?” (ra ngày 3/6/2005). Sau khi phân tích 3 luận điểm: “Những khoản tiền điện... trên trời rơi xuống?”, “Đã quan liêu còn hù doạ!” và “Vừa đá bóng, vừa thổi còi”, tác giả đã kết luận và đưa ra những đề xuất đối với ngành điện lực TP.HCM như sau: “Nhiều khách hàng yêu cầu ngành điện phải nhanh chóng giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của nhân dân. Với điện kế thay mới phải được một đơn vị trung gian kiểm định. Trường hợp chưa thể kiểm tra chất lượng, số lượng lớn điện kế thì trước mắt nên thay những điện kế quá hạn sử dụng, không nhất thiết phải thay đồng loạt như hiện nay.” Nói riêng về vụ điện kế điện tử này, TTTP.HCM là tờ báo đầu tiên có những loạt bài điều tra mang tính phát hiện vấn đề, thể hiện rất rõ ý kiến, qua điểm của toà soạn. Bắt đầu từ bài viết kể trên. Hay như vụ PMU18, trong bài “Những dự án đầy tai tiếng” (báo TTTP.HCM, ra ngày 21/3/2006) , tác giả có nhận định rất sắc sảo: “PMU18 tự tung tự tác khi lấy nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng để xây dựng một đoạn đường tránh phân luồng ở Ninh Bình, trong khi đoạn đường này chưa hề có các thủ tục đầu tư và xây dựng, thực chất là lấy tiền nguồn này đưa sang làm việc khác. Đặc biệt tận dụng xe cũ của đơn vị thi công nhưng lại khai man và thanh toán mua một xe mới hoàn toàn. Phần chi không hết từ các nguồn thu khác (bán hồ sơ mời thầu, cho thuê nhà), PMU18 tự ý “bỏ túi” riêng không nộp vào ngân sách nhà nước theo quy đinh.” Trong nhiều trường hợp do tính chất phức tạp của vấn đề, chưa thể có sự giải đáp thoả đáng, tác giả có thể kết luận bằng cách nêu lên một loạt câu hỏi theo hướng vừa hỏi vừa gợi ý để cả người đọc và các cơ quan chức năng cùng xem xét. Đó gọi là cái kết “mở” cũng được báo TTTP.HCM và Thanh niên sử dụng nhiều vì vấn đề mà các bài điều tra của hai tờ báo này phản ánh thường có tính phát hiện, nhiều khi chính nhờ điều tra của hai tờ báo này mà cơ quan điều tra đã “vào cuộc”. Lấy ví dụ như bài “Những chuyện mờ ám trong vụ lắp đặt điện kế điện tử” (báo Thanh niên, ra ngày 6/7/2005), sau khi đưa ra những chi tiết chứng minh là có sự “mờ ám”, tác giả kết luận: “Vấn đề quan trọng cần làm rõ là ai đã chỉ đạo cho việc lắp đặt ĐKĐT có các thông số khác biệt với chiếc ĐKĐT mẫu mà Công ty Linkton mang đi đấu thầu? Nếu Công ty Linkton tự làm thì họ sẽ hưởng lợi ra sao? Còn nếu Công ty Điện lực TP.HCM “chủ xị” thì số tiền chệnh lệch do chiếc ĐKĐT “thần kỳ” kia mang lại đã rơi vào túi ai?”. Hoặc không cần đưa ra câu hỏi nhưng tác giả vẫn có những kết luận gợi mở vấn đề nhằm giới thiệu nội dung bài điều tra sau đó: “Không có quan hệ ruột thịt với Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến nhưng Bùi Tiến Dũng đã có những mối “quan hệ” đặc biệt với sếp khi còn là chánh văn phòng của PMU18. Từ đó, những dự án “hái ra tiền” đã được hình thành...” (báo TTTP.HCM, bài “Vì sao PMU18 “hái” ra dự án?”, ra ngày 20/3/2006). Những dự án ấy là gì? Quy trình “rút ruột” công trình của các quan chức PMU18 như thế nào? Độc giả sẽ được biết tường tận ở kỳ sau với bài điều tra “Những dự án đầy “tai tiếng” ở số báo sau. Tổng hợp chung những bài điều tra trên các báo TTTP.HCM và Thanh niên, có thể nhận thấy, các tác giả đã có những cách kết luận như sau: - Đưa ra thông điệp nhằm tranh thủ rộng rãi dư luận xã hội. - Khéo léo thể hiện chính kiến của mình để có biện pháp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn. - Hoặc đưa ra một loạt câu hỏi theo hướng vừa gợi ý, vừa hỏi để các cơ quan chức năng có cơ sở lý giải và giải quyết vấn đề. 4. Ngôn ngữ bài điều tra 4.1 Ngôn ngữ chính luận Với tư cách là một thể tài báo chí, điều tra cũng có đặc trưng ngôn ngữ riêng. Bên cạnh thủ pháp ngôn ngữ miêu tả, kể, trần thuật... phương tiện ngôn ngữ chủ yếu là ngôn ngữ chính luận, kết quả của tư duy logíc, đảm bảo tính chính xác và chặt chẽ, phục vụ mục đích diễn đạt rõ ràng của nhà báo. Điều này đòi hỏi nhà báo phải hạn chế tối đa việc sử dụng các từ đa nghĩa, câu hàm ngôn, các hình ảnh nhiều liên tưởng. Tuy nhiên, khi đọc bài điều tra của TTTP.HCM và Thanh niên, sở dĩ người đọc luôn bị lôi cuốn là nhờ các tác giả đã khéo léo đan cài những từ ngữ có hình ảnh và sức biểu cảm vào bài viết mà không làm mất đi tính chính xác, minh bạch của các chứng cứ, chứng lý. Như trong bài “Diễn biến mới nhất vụ án bán độ tại Sea Games 23: Quốc Vượng cầm đầu các cầu thủ bán độ!”, báo Thanh niên, số ra ngày 22/12/2005: “Dựa vào tài năng, uy tín, sự lọc lõi của mình, những năm gần đây, Quốc Vượng đã trở thành một tay bán độ “cộm cán” và sống trên mồ hôi, danh dự của không ít cầu thủ khác. (...) CQĐT cho rằng việc bắt giữ Quốc Vượng và Văn Quyến để phục vụ cho công tác khai thác, điều tra sẽ làm “bật ra” những mảng tối của các đường dây mua bán độ trong nhiều năm qua.” Nếu như ngôn ngữ của nhóm thể loại thông tấn mang tính chất sự kiện, ngôn ngữ của chính luận nghệ thuật mang tính chính luận, phản ánh sự kiện kết hợp với ngôn ngữ văn học thì ngôn ngữ điều tra là sự kết hợp hài hoà giữa tính chất sự kiện và tính chính luận. Cũng trong bài điều tra kể trên, từ việc nắm vững sự kiện và các chứng cứ, tác giả đã lập luận: “Tài liệu điều tra cho thấy, trong vụ bán độ nói trên tại Bacalod , Văn Quyến đã thông báo thẳng thừng với một số cầu thủ U23 về số tiền được nhận từ 20-30 triệu đông tuỳ theo “cách chơi” của mỗi người. Một chứng cứ không thể chối cãi được là lời gạ gẫm bán độ của Văn Quyến đã được các cán bộ an ninh ghi âm lại được. Bằng chứng này - được đưa ra trong một cuộc thẩm vấn vào chiều ngày 19-12 - đã “hạ gục” Văn Quyến để cầu thủ này khai báo thành khẩn hơn”. Như vậy, trên cơ sở sự kiện, tác giả đã phân tích và nhận định chính xác về sự kiện. Ngôn ngữ chính luận yêu cầu từ ngữ sử dụng trong bài điều tra phải có tính đơn nghĩa, điều này có thể khiến bài viết trở nên khô khan, nhưng để hấp dẫn người đọc, bài điều tra vẫn có thể sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, đối chiếu... Ví dụ như: “doanh nghiệp sân sau”, “liên minh ma quỷ” (báo TTTP.HCM), “bán mình cho quỷ”, “điện kế phi mã" (báo Thanh niên)... Chúng ta có thể gặp những từ ngữ giàu hình ảnh như vậy ở tất cả các bài điều tra trên hai tờ báo TTTP.HCM và Thanh niên. Việc sử dụng các biện pháp tu từ không chỉ hấp dẫn người đọc mà còn làm phong phú hình thức thể hiện cho các bài điều tra mang đậm chất chính luận. 4.2 Ngôn ngữ tác giả - ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ tác giả hay ngôn ngữ nhân vật được thể hiện rất đậm nét, được coi như dấu ấn phong cách đặc trưng của thể loại điều tra. Cái “tôi” của tác giả - nhà báo thường ẩn sau những con số, những sự kiện và những đánh giá về các sự kiện đó. Điều này giải thích việc rất nhiều phóng viên viết điều tra chỉ ký tên dưới bài viết của mình là “phóng viên điều tra” hay “điều tra của tổ PV”, “tổ phóng viên pháp luật”... 4.2.1 Ngôn ngữ tác giả Ngôn ngữ tác giả trong các bài điều tra là cái “tôi” nhân chứng hoặc cái “tôi” thẩm định của tác giả. ý kiến chủ quan của tác giả được thể hiện thông qua việc xem xét, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, mặc dù lúc đó cái “tôi” tác giả không xuất hiện như một đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất. Kết quả khảo sát báo TTTP.HCM và Thanh niên cho thấy, trong các bài điều tra, tác giả thường thể hiện ngôn ngữ của mình bằng cách đưa ra các chứng cứ thu thập được, so sánh hiện tượng với bản chất sự việc, cái tôi của tác giả chỉ được thể hiện ở những lời bình, lời khẳng định, lời kết luận sự đúng sai của sự việc như trường hợp sau: “Chuyện có dính líu hay không của phóng viên đó, hẳn cơ quan điều tra cũng đã bước đầu nắm được tình tiết. Vấn đề còn lại, nếu đó là sự thật thì đây là một sự thật ghê tởm vì nó đã làm hoen ố tư cách người làm báo và đánh mất đạo đức nghề nghiệp của mình. Dư luận trong giới cầm bút chắc chắn sẽ không tha thứ nếu có một “con sâu” đang cùng với các cầu thủ làm băng hoại nền bóng đá như vậy. Chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về vụ việc này trong những số báo tới” (báo Thanh niên, bài “Phóng viên đó là ai?”số ra ngày 14/12/2005) Nhưng có trường hợp, cái “Tôi” tác giả xuất hiện với khả năng thuyết phục lớn, lúc này ngôn ngữ tác giả giữ vai trò chủ đạo dẫn dắt người đọc tiếp cận với các sự kiện, để biết rõ sự thật mà người đọc muốn biết. Như trong bài “Linkton – “công ty gia đình xuyên quốc gia””, báo TTTP.HCM, ra ngày 11/7/2005: “Trưa ngày 7-7, như đã hẹn, chúng tôi ngồi đợi đại diện Linkton tại sảnh khách sạn Lion City. Nhưng người xuất hiện không phải là hai ông chủ họ Wong của Linkton mà là hai phụ nữ. Một người xưng là Judy Lim, nghe qua giọng nói chúng tôi nhận ra đó là người đã trực điện thoại của Linkton mấy ngày vừa qua (...). Câu chuyện bắt đầu từ văn phòng cũ chứa đầy ... gạch của Linkton ở khu nhà EAStech, Singapore” Ngôn ngữ tác giả có thể được thể hiện rất đậm nét thông qua cuộc đối thoại với nhân vật, bằng cách phỏng vấn, tác giả là người hướng câu trả lời của nhân vật vào nội dung vấn đề: “Chị có thể cho biết linh kiện lắp ráp ĐKĐT tại Linkton Vina có nguồn gốc từ đâu? Vì sao công ty không thể cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ?”. Cô Judy tỏ ra thận trọng: “Tôi không thể khẳng định bất cứ điều gì về nguồn gốc của ĐKĐT (...)”. Với những điều tra dài kỳ, ngôn ngữ tác giả xuất hiện ở phần kết luận còn thể hiện ở việc dẫn dắt, giới thiệu cho độc giả phần nội dung điều tra ở bài điều tra tiếp theo: “Việc hàng loạt các công ty Linkton được thành lập tại Singapore đều có chung một chức năng “xuất nhập khẩu tổng hợp” có liên quan gì đến việc nhập linh kiện ĐKĐT để công ty Linkton Vina lắp ráp ở VN hay không, chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ” (báo TTTP.HCM, ra ngày 11/7/2005) Những lời hứa hẹn như thế này luôn hấp dẫn được độc giả: “Cách đây một vài năm, cơ quan điều tra từng phát hiện ra một số cầu thủ của đội U23 Việt Nam khi tham dự một giải đấu quan trọng của khu vực Đông Nam á đã cố tình để thua với tỷ số 0 – 2 trên sân khách với số tiền bán độ lên tới 6 tỷ đồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin chi tiết vụ việc đến bạn đọc vào số báo ngày mai” (bài “Một số cầu thủ U23 Việt Nam bị tố cáo bán độ tại Seagames 23”, báo Thanh niên ra ngày12/12/2005) Có thể nói, TTTP.HCM và Thanh niên là hai tờ báo có “tiếng nói” mạnh mẽ và cương quyết trong nhiều vấn đề được coi là “nhạy cảm” hiện nay. Tác giả - toà soạn luôn đứng về phía công chúng để nhìn nhận và đánh giá sự việc, quan điểm của nhà báo cũng được thể hiện khách quan, thẳng thắn. Chúng tôi đánh giá đây là điểm thành công của hai tờ báo. 4.2.2 Ngôn ngữ nhân vật Trong bài điều tra, nếu như ngôn ngữ tác giả giữ vai trò chủ đạo như một “người dẫn đường” đưa người đọc đi qua các sự kiện, để họ tìm đến sự thật mà họ đang muốn biết, thì ngôn ngữ nhân vật được sử dụng để làm sáng tỏ các luận điểm. Sự xuất hiện của ngôn ngữ nhân vật trong bài điều tra là yêu cầu bắt buộc, sự viện dẫn ngôn ngữ nhân vật là một trong các chứng cứ có ý nghĩa quyết định đến những đánh giá, kết luận của tác giả về sự việc, hiện tượng. Trong bài điều tra, ngôn ngữ nhân vật thể hiện qua cách tác giả viện dẫn lời nói, thái độ của một con người cụ thể nào đó, bao gồm cả những văn bản, băng ghi âm, băng hình... mà tác giả sử dụng làm chứng cứ cho các luận cứ, luận điểm của mình. Trong bài “Ban huấn luyện người Việt đã thiếu trách nhiệm như thế nào?”, báo Thanh niên ra ngày 16/12/2005, tác giả đã dùng lời phát biểu của chính nhân vật - ông Lê Thế Thọ để chứng minh cho luận cứ “ông Thọ đã rất thiếu trung thực khi biện bạch về mình”: “Người ta bảo tôi không quan tâm đến đội U23 VN. Nhưng phải nhớ rằng tôi có mặt ở Bacalod với tư cách Phó đoàn TTVN chứ đâu phải làm trưởng đoàn bóng đá. ở Philipnes, tôi phải chăm lo một loạt đội chứ đâu thể chăm chăm chỉ lo cho đội bóng đá. Nào là bóng chuyền, quyền Anh, cử tạ. Mỗi đội, tôi phải chạy đôn đáo quản lý, chứ đâu có ngồi một mình ôm đội U23 VN”. Qua lời phản ứng của ông Thọ, người đọc sẽ có nhận xét của riêng mình, rõ ràng chức danh của ông Thọ là Phó chủ tịch LĐBĐVN và Phó đoàn thể thao VN phụ trách chủ yếu về bóng đá, các môn còn lại ở Bacalod đã có một ông Phó đoàn khác là ông Lâm Quang Thành, ông Thọ nói vậy khác nào “phủi tay” trách nhiệm của mình khi đã không theo sát được đội bóng để xảy ra tiêu cực trong đội bóng. Bài điều tra có trích dẫn lời nói của nhân vật luôn tạo nên độ tin cậy ở người đọc về nguồn thông tin mà họ đang tiếp nhận như trong bài “Trở lại các “cơ sở” sản xuất” điện kế Linkton Singapore”, báo TTTP.HCM ra ngày 25/6/2005. Trong luận điểm “Dọn sạch văn phòng Linkton Vina tại Hồ Văn Huê”, tác giả đã trích đăng nhiều ý kiến của nhiều nhân vật: - Một người đàn ông đang chỉ đạo nhóm công nhân bốc vác cho biết: “Công ty đóng cửa nghỉ mấy ngày nay. Sáng nay được “lệnh” của sếp phải chuyển toàn bộ đồ đạc, thiết bị ra Khu công nghiệp Cát Lái. Từ sáng giờ chở được 5 rồi” - Anh H., thợ cơ khí thuộc Công ty VT (phường 17, q.Gò Vấp) cho biết: “Hôm qua (23-6) Công ty Linkton Vina có thuê công ty chúng tôi chở nhiều mạch điện tử ra khu Cát Lái. Toàn bộ hàng được đóng cẩn thận trong thùng giấy. Hôm nay chỉ chở các thiết bị văn phòng, bàn ghế... ” Bằng việc trích dẫn các ý kiến của những người có liên quan, tác giả đã chứng minh có một cuộc “tháo chạy” của Linkton Vina khỏi Hồ Văn Huê. Lối trích dẫn trực tiếp mang lại tính khách quan và sự sinh động cho bài viết, bên cạnh đó, tác giả có thể trích dẫn lời nhân vật một cách gián tiếp: “Trước đây, trao đổi với Tuổi trẻ, ông Nguyễn Ngọc Hồ – trưởng phòng kinh doanh Công ty Điện lực – cho biết giá thành mỗi điện kế nhập khẩu từ Singapore hơn 500.000 đồng. Mức giá này tương đương với con số 35,28 USD/chiếc mà Công ty Linkton Vina đã bán cho Công ty Điện lực trong năm 2004 (170.070 chiếc với tổng trị giá 6 triệu USD) (...).” Ngôn ngữ nhân vật không chỉ là chứng cứ giúp nhà báo chứng minh, làm rõ nội dung vấn đề điều tra, trong một số trường hợp còn có thể “thay lời kết” cho bài báo. Ví dụ như kết luận sau: “Từ việc thanh toán... không khớp các điều kiện của hợp đồng thi công nên Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị cắt giảm vốn đầu tư hơn 44,6 tỷ đồng. ông Lê Hùng Minh khẳng định: “Việc thực hiện đầu tư dự án của PMU18 có nhiều sai sót đã dẫn đến thất thoát lãng phí lớn. PMU18 không đủ năng lực quản lý nhưng lại được giao nhiều dự án quá sức, không nên để tồn tại một ban quản lý mà quy mô lớn như vậy” (báo TTTP.HCM, ra ngày 21/3/2006). Thông thường ý kiến của các nhân vật trong bài viết được trích đan xen trong bài viết, hoặc được đưa thành một box riêng. Báo Thanh niên, số ra ngày 14/12/2005 đã tạo lập một box độc lập “Tuyển thủ U23 nói gì về vụ 5 trụ cột bị tố cáo bán độ?”, trong đó nêu ý kiến của 3 cầu thủ: Lê Công Vinh, Huỳnh Quốc Anh, Lê Tấn Tài. Trong trường hợp này, lời nói của nhân vật có ý nghĩa bổ sung thêm thông tin “ngoài lề” cho bài viết chứ không phải là bằng chứng cụ thể nữa. Cách trích dẫn các ý kiến như vậy còn hiếm gặp trên hai tờ TTTP.HCM và Thanh niên. Theo chúng tôi, về mặt này, các báo cần học tập cách làm của báo chí nước ngoài với việc đưa “ý kiến công luận” thành một box riêng như vậy sẽ giúp độc giả dễ theo dõi và bài viết cũng trở nên khách quan hơn. 4.3 Các lớp từ xuất hiện trong bài điều tra 4.3.1. Nhóm từ khoa học Các bài điều tra trên báo TTTP.HCM và Thanh niên đề cập đến những vấn đề được coi là nhạy cảm của xã hội đụng chạm đến sai phạm của những nguời có chức có quyền trong bộ máy nhà nước... Do vậy, ngôn ngữ điều tra luôn phải đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc. Khảo sát trên các báo, chúng tôi nhận thấy xuất hiện nhiều nhóm từ khoa học, liên quan tới các ngành nghề khác nhau. Ví dụ như trong bài điều tra dưới đây đầy ắp nhóm từ ngành luật: - “Ngày 29.12, một nguồn tin cho biết, Viện KSND tối cao đã chính thức phê chuẩn lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam bốn tháng đối với 2 cầu thủ Quốc Anh và Bật Hiếu về tội đánh bạc theo điều 248 của Bộ luật Hình sự và đề nghị CQĐT tiếp tục làm rõ hành vi “tổ chức đánh bạc” của một số cầu thủ trong vụ án một nhóm cầu thủ U23 bán độ. (Bài “Diễn biến mới nhất vụ án bán độ tại Sea Games 23: Quốc Vượng đã khai “địa chỉ” xuất phát số tiền bán độ”, báo Thanh niên, số ra ngày 30/12/2005). - “Hôm qua, Ban chuyên án của Cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (CQĐT) đã có cuộc họp báo cáo lên lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) kết quả thẩm vấn 12 nghi can và nhân chứng (có liên quan đến nghi án đến nghi án bán độ của một số cầu thủ U23) và quá trình thu thập tài liệu cùng các nguồn chứng cứ ban đầu của nghi án trong suốt thời gian

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14213.DOC
Tài liệu liên quan