Khóa luận Quá trình phát triển cấu trúc và tiềm năng dầu khí bồn Phú Khánh

Mục lục

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỀ BỒN PHÚ KHÁNH 1

I. GIỚI THIỆU 1

II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, TÌM KIẾM THĂM DÒ TRONG KHU VỰC 3

III. KẾT QUẢ MINH GIẢ ĐỊA CHẤN 4

III.1. ĐẶC TRƯNG PHẢN XẠ TẦNG SH1 – SH5 5

III.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC PHỨC HỆ ĐỊA CHẤN TẬP S1 – S4 8

CHƯƠNG II

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG – CẦU TRÚC – KIẾN TẠO

CỦA BỒN TRŨNG PHÚ KHÁNH 10

I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG 10

I.1. ĐÁ MÓNG TRƯỚC KAINOZOI 10

I.2. TRẦM TÍCH PALEOCEN – EOCEN ? 10

I.3. TRẦM TÍCH OLIGOCEN 10

I.4. TRẦM TÍCH MIOCEN 11

II. ĐẶC ĐIỂM, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC VÀ KIẾN TẠO 13

II.1 CÁC YẾU TỐ CẤU TẠO CHÍNH 13

II.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BỒN PHÚ KHÁNH 18

II.3. ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐỨT GÃY 21

CHƯƠNG III

ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG DẦU KHÍ CỦA BỒN PHÚ KHÁNH 23

I. MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN LẮNG ĐỌNG

CỦA VẬT LIỆU HỮU CƠ 23

II. HỆ THỐNG DẦU KHÍ 24

II.1. ĐÁ SINH 24

II.2. BẪY CHỨA VÀ CÁC VỈA CHỨA 26

II.3. TẦNG CHẮN 28

II.4. DI CƯ, NẠP BẪY 29

III. CÁC CẤU TẠO TRIỂN VỌNG – PLAY 29

III.1. PLAY CẤU TRÚC MÓNG TRƯỚC ĐỆ TAM (PLAY 1) 29

III.2. PLAY CÁT KẾT OLIGOCEN (PLAY 2) 30

III.3. PLAY CÁT KẾT MIOCEN (PLAY 3) 30

III.4. PLAY CACBONAT MIOCEN (PLAY 4) 31

III.5. PLAY BASALT (PLAY 5) 32

IV. TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DẦU KHÍ 32

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN 35

MỤC LỤC 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

 

 

 

 

 

 

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quá trình phát triển cấu trúc và tiềm năng dầu khí bồn Phú Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao. I.3. TRẦM TÍCH OLIGOCENE Các thành tạo Oligocene được tạo thành trong pha tạo rift chính. Trước pha tạo rift chính, hầu hết khu vực này bị lộ ra và bị bào mòn. Ở các vùng sụt lún nông và hẹp đã lắng đọng các trầm tích sông hồ. Các trầm tích lắng đọng trong giai đoạn này là các vật liệu tái tạo trong các địa hào, bán địa hào với chiều dày từ 500m phân bố ở các rìa đến 8.000m ở trung tâm bồn. Các trầm tích Oligocene lắng đọng chủ yếu trong môi trường đầm hồ, vũng vịnh, cửa sông. Diện phân bố của chúng rộng nhưng tập chung chủ yếu ở các địa hào, hố sụt đã được hình thành trước đó, riêng ở một vài địa hào, bán địa hào ven biển và biển rìa do ảnh hưởng của quá trình biển tiến cục bộ xảy ra chủ yếu vào cuối Oligocene. I.4. TRẦM TÍCH MIOCENE I.4.a. Trầm tích Miocene hạ Trầm tích Miocene hạ lắng đọng chủ yếu trong môi trường cửa sông, vũng vịnh. Chúng phủ trên mặt bào mòn, san bằng xảy ra do hoạt động kiến tạo liên quan đến chuyển động khối tảng. Ở các vùng rìa đã xác định được các trầm tích hồ chứa than, tam giác châu và biển nông lắng đọng trong thời kì đầu của quá trình biển tiến. Trong trầm tích của Miocene hạ có cát, sét màu đen cho thấy môi trường đầm hồ được lắng đọng hầu hết diện tích bồn Phú Khánh. I.4.b. Trầm tích Miocene trung Trầm tích Miocene trung ở bồn Phú khánh có chiều dày đến 2.500m. Nhìn chung trên phần thềm phía Tây và phía Bắc của bồn Phú Khánh, trầm tích Miocene trung chủ yếu là lục nguyên do ở gần nguồn cung cấp vật liệu từ đất liền. Trong phần phía Nam của bồn Phú Khánh, các tập trầm tích vũng vịnh Oligocene và Miocene hạ bị chôn vùi duới các tập sét, cát, carbonat trầm đọng trong môi trường Miocene trung. Trong Miocene phổ biến các thành tạo chảy rối với sự hình thành các quạt bồi tích ngầm dọc theo sườn nghiêng của bồn Phú Khánh. Đây có thể là những tầng chứa có khả năng cho tích tụ dầu khí. Ngoài ra, dọc theo thềm rìa phía Đông còn phát triển carbonat thềm. Các khối nâng carbonat nhô lên khỏi mặt nước biển chỉ thấy lẻ tẻ ở vài nơi trên các mặt cắt địa chấn, đây cũng thường là các khối đứt gãy nhô cao. Đá dăm kết san hô ở mặt trước ám tiêu cùng đá carbonat được phát triển và trầm đọng dọc theo các ám tiêu cũng là những đối tượng chứa cần lưu ý, mặc dù chúng xuất hiện không nhiều. I.4.c. Trầm tích Miocene thượng Thời kì lắng đọng trầm tích này trùng với pha hoạt động tạo Rift thứ ba. Thời kì này đi kèm bởi quá trình bào mòn trên vùng thềm và sườn lục địa. Phần lớn diện tích bồn Phú Khánh được mở rộng cùng với quá trình sụt lún nhanh đã nhấn chìm hầu hết các thềm carbonat. Hoạt động lún chìm tiếp diễn trong bồn Phú Khánh sau quá trình san bằng Miocene thượng cùng với nguồn cung cấp vật liệu lục nguyên đã tạo nên quá trình thúc đẩy thềm lục địa Việt Nam ra xa trên toàn bộ khu vực với mức độ giảm về phía Nam. Nguồn cung cấp vật liệu lục nguyên từ Sông Hồng làm cho phần lấn ra biển của rìa thềm tại phần phía Bắc của bồn Phú Khánh nhanh hơn ở phần phía Nam. Chiều dày trầm tích Miocen lên tới 3.000m ở trung tâm của bồn. II. ĐẶC ĐIỂM, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC VÀ KIẾN TẠO II.1 CÁC YẾU TỐ CẤU TẠO CHÍNH Trên cơ sở bản đồ cấu trúc móng trước Đệ Tam có thể phân chia Bồn Phú Khánh và các bồn lân cận thành một số yếu tố cấu trúc chính như (Hình số 6): Thềm Đà Nẵng; Thềm Phan Rang; Đới nâng Tri Tôn; Trũng sâu Phú Khánh; Đới cắt trượt Tuy Hoà. Thềm Đà Nẵng nằm ở phía Tây Bắc bồn Phú Khánh, kéo dài theo phương Bắc Nam, độ sâu mực nước nhỏ hơn 100m, với trầm tích Kainozoi mỏng, chiều dày trầm tích biến đổi tăng dần về phía Đông. Thềm Phan Rang nằm ở phía Tây Nam bồn Phú Khánh. Cả hai thềm này đều là phần rìa Đông của địa khối Kon Tum và là những khối tương đối vững chắc trong suốt quá trình hình thành, phát triển bồn Phú Khánh. Trong quá trình tách giãn, các thềm này được duy trì, chỉ có những nơi không vững chắc do ảnh hưởng của các khối đứt gãy, hình thành nên các địa hào hoặc bán địa hào nhỏ cũng như những địa luỹ nhỏ. Các địa hào, bán địa hào này chủ yếu phân bố ở vùng thềm Đà Nẵng (Hình số 7). Các yếu tố kiến tạo ở vùng thềm rất yếu (Hình số 8). Tương tự như thềm Đà Nẵng, ở đây trầm tích Đệ Tam rất mỏng, thay đổi từ vài chục mét đến trên 1.000m ở phía Đông. Thành phần trầm tích chủ yếu là đá vụn (clastic). Ở những đới cao thuộc rìa phía Đông phát triển các trầm tích carbonat trong Miocene. Đới nâng Tri Tôn (Tri Ton horst) nằm ở phía Đông địa hào Quảng Ngãi, phía Bắc đới đứt gãy Đà Nẵng và trũng sâu Phú Khánh. Qua tài liệu địa chấn có thể thấy vào Miocene trung khu vực này chịu sự vận động nén ép, bị uốn nếp và nâng lên, thậm chí bị lộ ra trên mặt biển trong một thời gian dài nên bị bào mòn, đào khoét mạnh mẽ. Hoạt động này chấm dứt vào đầu Miocene thượng và quá trình lún chìm lại xảy ra, tạo điều kiện trầm đọng các trầm tích Miocene thượng và Pliocene – Đệ Tứ có thế nằm bình ổn và tương đối bằng phẳng. Trũng sâu Phú Khánh nằm ở khu vực nước sâu, phía Tây tiếp giáp với vùng sườn lục địa. Đây là vùng có bề dày trầm tích lớn nhất bồn Phú Khánh (Hình số 8). Bản đồ dị thường trọng lực cho thấy phần phía Đông của bồn Phú Khánh là dị thường âm có hình dạng gần đẳng thước với độ sâu cực đại nằm ở vùng giao điểm giữa kinh tuyến 110o20’ Đông đến 13o Bắc. Giới hạn phía Đông của trũng sụt lún lớn này nằm ở gần kinh tuyến 112o Đông, sau đó chuyển tiếp sang phần sâu nhất của biển Đông. Đới cắt trượt Tuy Hoà (Tuy Hoa shear zone) nằm ở phía Tây Nam bồn Phú Khánh là một vùng có các đứt gãy biên độ lớn, một số trong các đứt gãy đó xuất phát từ trong móng (Hình số 9). Phương cấu tạo Tây Bắc – Đông Nam của đới cắt trượt Tuy Hoà tương tự như phương của hệ thống đứt gãy Sông Hồng ở phần đất liền miền Bắc Việt Nam. Theo Tapponnier (1982), điều này có lẽ liên quan đến sự biến dạng đới cắt trượt lớn (mega shear zone), kết quả của sự di chuyển khối Indochina và Âu – Á. Trũng sụt lún cạnh đới cắt trượt Tuy Hoà được hình thành nối liền với phần lớn các địa hào xuất hiện trong pha tách giãn chính và trong đó các trầm tích Oligocene hạ, có thể có cả trầm tích Eocene đã lắng đọng. Năm 2003, một số tác giả ở Viện Dầu Khí Việt Nam như Lê Đình Thắng, Lê Vân Dung còn chia thêm một đơn vị cấu trúc mới, đó là đới đứt gãy Đà Nẵng. Đới này nằm ở phía Nam đới nâng Tri Tôn, tương ứng với khoảng vĩ độ 13o30’ Bắc và là giới hạn phía cực Bắc của trũng sâu Phú Khánh. Đứt gãy này bao gồm các khối đứt gãy trượt bằng có phương dốc Đông Bắc – Tây Nam và sụt bậc, sâu dần về phía Đông Nam. Các đứt gãy, sụt bậc được hình thành chủ yếu trong pha dứt gãy đầu tiên và các trầm tích từ Eocene (?), Oligocene được trầm lắng trong các địa hào kế cận (Hình số 7). Cùng với đới cắt trượt Tuy Hoà ở phía cực Nam, đới đứt gãy Đà Nẵng tạo thành khung hình móng ngựa hở về phía Đông của trũng sâu Phú Khánh. Ngoài các yếu tố cấu trúc trên, một số công trình nghiên cứu vùng này còn đưa khu vực Đông Bắc bể Cửu Long, Tây Bắc bể Nam Côn Sơn và thành phần của bồn Phú Khánh. II.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BỒN PHÚ KHÁNH Bồn Phú Khánh là một bồn tách giãn rìa lục địa thụ động hoặc còn có thể xem là một bồn rìa lục địa liên quan đến va chạm các mảng kiến tạo Ấn Độ, Âu – Á và hoạt động tách giãn biển Đông với lịch sử phát triển nhiều pha. Bề dày trầm tích từ 500m ở rìa phía Tây và hơn 10.000m ở trung tâm những hố sụt phía Đông bồn. Theo các kết quả nghiên cứu địa chất kiến tạo của các tác giả trong và ngoài nước, sự tiến hoá kiến tạo của bồn Phú Khánh cùng chung một đặc điểm như các bồn trầm tích Đệ Tam khác quanh biển Đông và có thể chia thành các giai đoạn tiến hoá kiến tạo chính theo quan điểm của các chuyên gia ở PetroVietnam như sau: Giai đoạn tiền rift (Creta thượng - Eocene) Trong giai đoạn Creta thượng, quá trình thúc trồi của phần phía Tây Nam Biển Đông được chi phối chủ yếu bởi các hoạt động trượt bằng ngang ở các hệ thống đứt gãy Sông Hồng, Tuy Hoà và Three Pagoda. Trong Creta thượng – Paleocene hoạt động phun trào xảy ra trên diện rộng, hoạt động bào mòn mạnh mẽ xảy ra nối tiếp theo sau hoạt động nâng trồi. Trong Eocene thượng do tác động của dịch chuyển, va mảng Ấn Độ với mảng Âu - A Ù, đưa lại kết quả là phát triển khu vực hút chìm mới theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Hoạt động này tạo ra biển Đông cổ. Hoạt động căng giãn khởi đầu trong thời gian này là giập vỡ móng trước Đệ Tam (đã từng cố kết và gắn liền với địa khối Kon Tum) tạo tiền đề cho bồn Phú Khánh được hình thành như là hệ quả của chuyển động dịch chuyển và quay của khối Indochina, cũng như sự căng giãn đi liền với chuyển động quay và mở rộng biển Đông. Giai đoạn đồng tạo rift (Eocene thượng – Oligocene) Quá trình hút chìm của Biển Đông cổ dọc theo máng Bắc Borneo tiếp diễn, tạo ra các ứng xuất căng giãn trong mảng hút chìm làm tăng thêm sức kéo căng của rìa Indochina và đỉnh cao nhất của hoạt động này là tạo ra sự căng giãn đáy biển ở vùng nước sâu của biển Đông vào giữa Oligocene. Đây là pha hoạt động tách giãn mạnh nhất, diễn ra gần như đồng thời trong tất cả các bồn trầm tích Đệ Tam phía Tây Nam biển Đông. Ở bồn Phú Khánh pha này khởi đầu cho sự hình thành, phát triển các địa hào song song với hướng mở của biển Đông và tạo môi trường trầm tích cận lục địa. Hoạt động sụt lún và mở rộng ở khu vực này đạt quy mô cực đại trong Oligocene. Các yếu tố cấu tạo chính, dương hoặc âm ở bồn Phú Khánh được hình thành trong pha đồng tạo rift chính, với trường ứng suất dọc và ngang chiếm ưu thế trong vùng. Tuy nhiên, biến dạng nén ép cũng xảy ra ở một vài đứt gãy trượt bằng kết hợp với nén ép nghiêng. Sự căng giãn và sụt lún đồng thời với tách giãn của bồn Phú Khánh được diễn ra song hành với hoạt động trầm lắng của vật liệu thô và vật liệu phun trào. Giai đoạn nâng lên được kết thúc bằng một bất chỉnh hợp bào mòn mang tính khu vực ở giới hạn tiếp xúc giữa Oligocene – Miocene, đánh dấu cho sự phân dị của các hoạt động kiến tạo trong vùng. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng ở bồn Phú Khánh giai đoạn đồng tạo rift có thể còn phát triển trong Miocene hạ (rift muộn). Lún chìm khu vực sau tạo rift Vào Miocene hạ bắt đầu hoạt động lún chìm nhiệt; phát triển từ từ về phía Đông và được xem là thời điểm bắt đầu hoạt động sau tạo rift. Việc giảm tốc độ nâng trồi về phía Đông Nam của khối Indochina trong giai đoạn này làm cho hoạt động trượt bằng trái ở đứt gãy Sông Hồng cũng giảm và đánh dấu sự chấm dứt hiện tượng quay các khối trên diện rộng. Phương căng giãn biển Đông được chuyển đổi từ Bắc – Nam sang Tây Bắc – Đông Nam và hiện tượng đảo ngược của khu vực hút chìm biển Đông từ hướng về phía Đông sang hướng về phía Tây cũng xảy ra trong thời gian này. Vào giai đoạn giữa và cuối của Miocene trung có hai biến cố kiến tạo đáng chú ý đã xảy ra đánh dấu bằng hiện tượng đảo ngược nội bồn mà nguyên nhân chính có lẽ liên quan đến sự va chạm giữa hai mảng Á – Úc kéo theo sự hình thành các giai đoạn bào mòn hoặc không lắng đọng trầm tích rất điển hình, thể hiện bằng các bất chỉnh hợp rất rõ ràng trên các lát cắt địa chấn. Trong Miocene trung trường ứng suất chủ đạo là nén ép ngang, dẫn đến sự nghịch đảo kiến tạo, hình thành các cấu tạo hình hoa trong các loạt trầm tích. Dọc theo một số đứt gãy lớn cắt ngang sườn nghiêng của bồn Phú Khánh đồng thời cũng xảy ra các biến dạng ứng suất ngang rất đặc trưng. Trong Miocene thượng toàn bộ khu vực biển Đông chủ yếu chịu lực nén ép, lực này cùng với hệ đứt gãy trượt bằng phải ở thềm lục địa Việt Nam có lẽ đã trở thành động lực tạo ra sự nâng lên tạm thời cũng như sự đảo ngược từng phần của bồn Phú Khánh vào cuối Miocene thượng tạo mặt bào mòn mang tính địa phương. Vào Pliocene hoạt động biển tiến ảnh hưởng rộng lớn khắp khu vực biển Đông. Cũng như các bồn khác trong khu vực, bồn Phú Khánh được các thành tạo trẻ Pliocene – Đệ Tứ phủ bất chỉnh hợp lên trên mặt bào mòn Miocene thượng, nhưng vì thời gian và mức độ bào mòn không lớn nên ranh giơi giữa Miocene thượng và Pliocene rất khó xác định trên các mặt cắt địa chấn. II.3. ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐỨT GÃY Bồn Phú Khánh được hình thành và bị chi phối bởi 3 hệ thống đứt gãy chính: Hệ thống đứt gãy Đông Bắc – Tây Nam ở phía Bắc; Hệ đứt gãy Bắc – Nam dọc thềm Đà Nẵng (kinh tuyến 109o30’); Hệ thống đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam ở phía Nam. Riêng hệ thống đứt gãy Bắc – Nam được một số tác giả chia thành ba đứt gãy song song nhau, dọc theo các kinh tuyến 109o30’, 110o10’ và 110o20’. Các hệ đứt gãy này tạo ra các trũng sâu trong móng, khống chế các trung tâm tích tụ chính. Do bồn Phú Khánh được hình thành chủ yếu bởi truờng ứng suất căng ngang, phát triển dọc theo đới cắt trượt lớn, lại nằm ở ranh giới tiếp xúc giữa một bên là khối lục địa tương đối rắn chắc và một bên là đới tách giãn động của biển Đông, sự khác nhau trong kiểu kiến tạo của các hệ đứt gãy rất rõ ràng và có khả năng đó là kết quả của sự thay đổi ứng suất trên các đoạn bị đứt gãy với sự thay đổi phương đường nứt trong khu vực đới cắt trượt lớn. Trong pha kiến tạo tiếp theo, các đứt gãy (kéo căng) thuận phát triển dọc theo rìa thềm và kế thừa khuynh hướng của các đứt gãy cổ hơn. CHƯƠNG III ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG DẦU KHÍ CỦA BỒN PHÚ KHÁNH I. MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN LẮNG ĐỌNG CỦA VẬT LIỆU HỮU CƠ Pr/Ph Loại Kerogen Điều kiện chôn vùi Miocene thượng Miocene trung Miocene hạ Oligocene thượng Oligocene hạ và Eocene Vị trí và điêu kiện hình thành bồn trầm tích 2.5– 5.0 III/II Khử, khử yếu Delta ven bờ biển nông. Delta ven bờ biển nông. Delta nước lợ ven bờ biển nông. Đầm hồ nước lợ. Đầm hồ trên cạn. Ven rìa đồng rift, hậu rift. Các thông số chủ yếu và trữ lượng của hydrocacbon Thể tích đá sinh dầu ở mức TTI>75.109 T Corg S1 KgHC/T S1+S2 KgHC/T Tiềm năng HC Q1, MT Lượng HC tích luỹ Q2, MT Lượng HC tích luỹ Q3, MT 2867.33 N11 P3+P2 0.2-0.84 0.4-0.72 0.306 1.34 3833.62 877.40 163.41 Đặc điểm sản phẩm Hàm lượng Parafin Hàm lượng lưu huỳnh Sản phẩm có thể có Naften – Parafin Thấp Khí – dầu II. HỆ THỐNG DẦU KHÍ II.1. ĐÁ SINH Sét đầm hồ, than và sét than phổ biến trong lát cắt đồng tách giãn và là đá sinh tốt trong các bồn trầm tích thềm lục địa Việt Nam trong đó có bồn Phú Khánh. Vì ở bồn Phú Khánh các giếng khoan thăm dò còn hạn chế nên việc xác định tiềm năng đá chứa được xác định dựa vào kết quả minh giải địa chấn và sử dụng mô hình địa chất. Như đã trình bày ở trên, mặt cắt địa chấn chỉ ra sự hiện diện của các địa hào Paleogen với các phản xạ biên độ cao liên tục. Điều này được giả thiết là sét đầm hồ và than phổ biến trong các bồn và là đá sinh tiềøm năng (theo Lee và Watkin, 1998; Hương, 2004; Hương và n.n.k.,2004). Thêm vào đó, đây là đá macnơ giàu vật chất hữu cơ tích tụ về phía bờ của các khối san hô được minh giải từ mặt cắt địa chấn (Hình số 4). Phân tích các vết lộ dầu của đầm Thị Nại thấy xuất hiện bitum trong các khe nứt của granit, những mẫu hắc ín trên cát bãi biển và những giọt dầu trong sét ở các vũng nằm phía sau địa luỹ granit của các vùng tạo dầu khí tiềm năng, so sánh với những đặc điểm dầu khí ở các bồn lân cận có thể kết luận rằng trong bồn Phú Khánh có thể tồn tại hai tầng đá mẹ chính là sét đầm hồ, than và sét than châu thổ tuổi Oligocene, Miocene hạ. Kerogen loại II và III có khả năng sinh cả dầu và khí; ngoài ra, có thể tồn tại tầng sinh (thứ yếu) là đá bùn carbonat. Cũng bởi do trong vùng các giếng khoan thăm dò còn hạn chế nên các dữ liệu nhiệt độ từ các bồn trầm tích kê cận được sử dụng để dự báo dòng nhiệt trong bồn Phú Khánh. Ở phần Bắc của bồn Phú Khánh gradient địa nhiệt trung bình dao động từ 3,65oC/100m (GK 121-CS-1X) đến 3,81oC/100m (GK 121-CM-1X) – cả hai giếng khoan thuộc bể Sông Hồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số phản xạ vitrinit chỉ đạt 0,45% tại độ sâu chôn vùi 1.650m, nhiệt độ chưa đủ để sinh thành hydrocarbon. Từ giá trị vitrinit quan sát và mô hình hoá cho thấy nóc của cửa sổ sinh dầu (Ro = 0,6%) phải ở độ sâu chôn vùi 1.900m. Độ sâu của cửa sổ sinh dầu tương ứng với giá trị Ro = 1,2% là 3.100m tính từ đáy biển. Như vậy, đá mẹ trong bồn Phú Khánh đã nằm trong cửa sổ tạo dầu. Trong bồn Cửu Long và Nam Côn Sơn ở phần phía Nam bồn Phú Khánh gradient nhiệt độ biến đổi từ 2,26 đến 3,35oC/100m. Lịch sử dòng nhiệt và tốc độ lún chìm ở đây được định lượng hoá thông qua cực tiểu sai số giữa các giá trị nhiệt độ tính lý thuyết và giá trị độ phản xạ vitrinit tại các giếng khoan 15-G-1X (Bồn Cửu Long) và 04-A-1X (Bồn Nam Côn Sơn). Lịch sử diễn biến nhiệt độ tính được, sau đó so sánh với các kết quả nhiệt phân (pyrolysis) và sắc kí khí để đảm bảo độ tin cậy của số liệu nhiệt độ được rút ra từ quá trình chôn vùi vật chất hữu cơ. Kết quả cho thấy tại vị trí giếng khoan 15-G-1X dầu được sinh thành sớm nhất tại độ sâu 1.810m đối với kerogen loại II và 2.087m đối với kerogen loại III và điểm đỉnh sinh thành dầu ở độ sâu 2.737m cho loại II và 2.825m cho loại III. Điều này cho thấy đá mẹ Oligocen đã sinh dầu như quan sát thấy ở giếng khoan đã nêu. Các kết quả phân tích địa hoá dẫn đến kết luận là độ sâu trưởng thành của vật chất hữu cơ ở phần phía Bắc bồn Phú Khánh nằm nông hơn so với ở phần phía Nam vì gradient địa nhiệt ở đây tương đối lớn hơn. Bản đồ về độ truởng thành vật chất hữu cơ hiện nay đối với đá mẹ Oligocene thể hiện trong hình 11 . Trong đề án NOPEC (1993) các giếng khoan “ảo” được xây dựng trên tất cả các tuyến địa chấn với số liệu đầu vào là các tham số rút ra từ các giếng khoan 15-G-1X và 04-A-1X. Giá trị nhiệt độ tính được cao nhất ở đáy Oligocene thượng là 361oC tại lô 123. Các giá trị phản xạ vitrinit tính được tại đáy của hai tập đá mẹ quan trọng nhất ở phần thấp nhất và phần cao nhất của Oligocene thượng biến thiên trong khoảng 5,47%Ro tại giếng khoan ảo 67 (lô 123) và 0,2%Ro tại giếng khoan ảo 53 (lô 125). Trên phần nửa diện tích phía Nam của bồn Phú Khánh các giá trị phản xạ vitrinit tính được có giá trị trung bình vào khoảng 3,87%Ro. Như vậy, đối với tầng sinh Oligocene thì phần lớn diện tích nằm trong đới sinh khí. II.2. BẪY CHỨA VÀ CÁC VỈA CHỨA II.2.a. Bẫy chứa Hệ thống đứt gãy hình hoa là một trong những điều kiện lý tưởng để thành tạo bẫy chứa. Trong trường hợp này, mặt trượt đứt gãy kết hợp với lớp sét dày có thể là những màn chắn rất lý tưởng cho các thân cát kết. Ngoài ra còn có thể có các loại bẫy chứa tiềm năng khác như đá móng nứt nẻ, phong hoá… có thể được các lớp sét Đệ Tam chắn đỉnh, chắn sườn để tạo bẫy; các dạng bẫy địa tầng: vát nhọn, cắt cụt do bào mòn cắt xén ở giai đoạn kiến tạo nâng toàn khu vực tạo nên; bẫy đá vôi carbonat thềm, đá vôi ám tiêu san hô ..v..v.. II.2.b. Các vỉa chứa Các vỉa chứa tiềm năng trong bồn bao gồm các đá móng nứt nẻ, các đá cát kết có tuổi Eocene thượng – Miocene, và carbonat tuổi Miocene trung. Ở bồn Cửu Long bên cạnh, các giếng khoan đã xiên sâu hơn 500m vào trong đá móng nứt nẻ chứa dầu. Móng có thành phần chủ yếu là các đá magma như granit, granodiorite có tuổi Jura giữa – Kreta giữa và muộn. Tại một số vị trí, đá granit và granodiorite có đới phong hoá, đới vỡ vụn và thấm lọc đến chiều dày vài trăm mét, có ý nghĩa rất quan trọng về độ rỗng thứ sinh. Các bồn trong đới chuyển tiếp ở rìa thềm lục địa Nam Việt Nam có xu thế giống nhau về lịch sử địa chất. Vì thế tầng móng của bồn Phú Khánh có thể có những đới biến đổi tương tác ngoại sinh và nội sinh. Các tương tác nội sinh là các nứt nẻ nội sinh, được hình thành chủ yếu nhờ vào quá trình kết tinh các đá. Nứt nẻ trong các đá này về bản chất có thể theo phương pháp ngang hoặc theo phương pháp thẳng đứng. Các đới ngoại sinh là những khu vực đá móng bị nứt nẻ do nén ép cục bộ của các thể đấùt đá trẻ hơn. Các quá trình thuỷ nhiệt và các quá trình biến chất trao đổi thường được phát triển cùng với các đới tương tác ngoại sinh làm cho các khoáng vật thứ sinh lấp đầy vào các nứt nẻ. Cấu hình cuối cùng của các hệ thống nứt nẻ này có thể bị khống chế bởi các hệ thống đứt gãy đồng trầm tích, chủ yếu có hướng Tây Bắc – Đông Nam, Bắc – Nam, và Đông Bắc – Tây Nam. Các đá móng có thể ở độ sâu 3.500m – 4.500m Năm 2003, người ta đã sử dụng kỹ thuật phân tích Geology Driven Intergration (GDI) để dự đoán sự phân bố của các đá chứa như cát kết tiềm năng trong các hệ tầng Oligocene và Miocene. Nghiên cứu này tiến hành ở nửa phía Bắc của bồn, đã cho biết rằng tổng chiều dày của cát kết Oligocene thay đổi từ 5 – 40m . Ở phần trung tâm phía Bắc của bồn, chiều dày có thể đạt trên 35 – 40m, trong khi ở phần trung tâm của bồn, chiều dày thay đổi từ 5 – 35m. Nhìn chung, các đá cát kết Oligocene trở nên mỏng hơn về cả hai phía Đông và Tây của trục trung tâm bồn. Độ rỗng trung bình cát kết Oligocene ở phần phía Bắc trong khoảng 8 – 30%. Độ rỗng cao nhất (trên 30%) có thể ở phần phía Tây Nam của bồn, với độ hạt giảm dần về phía Đông, làm cho độ rỗng có thể giảm thấp nhất dưới 12%. Tổng chiều dày cát kết Miocene hạ có thể thay đổi từ 5 – 40m ở phần phía Nam của bồn. Cát kết có thể dày hơn, đạt đến trên 40m ở phần trung tâm phía Bắc. Phần trung tâm của bồn, cát kết có thể dày hơn 40m. Độ rỗng trung bình của cát kết Miocene hạ có thể thay đổi từ 10 – 20%. Cát kết có tuổi Oligocene – Miocene có độ thấm trung bình 50mD ở độ sâu khoảng 2.000 – 4.000m. Carbonat thềm và san hô phát triển trong các phân vị Miocene trung – thượng cũng là các vỉa tiềm năng. Nói chung, carbonat thềm phát triển theo dải hẹp ở phần phía Bắc, trong khi đó ở phần phía Nam thì phát triển rộng và dày hơn. Carbonat thềm và san hô dolomite có độ rỗng trung bình 25% và độ thấm 100mD, có thể ở độ sâu 2.000 – 3.500m. Dựa vào những dấu hiệu tương tự từ các bồn lân cận, các ám tiêu san hô thường có chất lượng vỉa chứa tốt hơn so với carbonat thềm. Các hệ thống nêm lấn rìa thềm có tuổi Miocene trung – thượng, các hỗn hợp quạt cát ngầm đáy bồn và các thể turbidites sườn bồn là những bể chứa triển vọng có tuổi trễ nhất. II.3. TẦNG CHẮN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuá Trình Phát Triển Cấu Trúc Và Tiềm Năng Dầu Khí Bồn Phú Khánh.doc
Tài liệu liên quan