Khóa luận Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC THÁI LAN

I. Điều kiện tự nhiên và con người Thái Lan

1. Vị trí địa lý

2. Dân số, văn hoá và xã hội

3. Thể chế chính trị của Thái Lan

II. Tình hình phát triển kinh tế của Thaí Lan

1. Quá trình phát triển kinh tế

2. Vài nét về chính sách kinh tế và hoạt động kinh tế đối ngoại của Thái Lan những năm gần đây

3. Kinh nghiệm phát triển đất nước của Thái Lan

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH QUAN HỆ KINH TẾ-THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - THÁI LAN

I. Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt nam - Thái lan trước năm 1990

II. Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt nam - Thái lan từ năm 1990 đến nay

1. Quan hệ mậu dịch song phương giữa Việt nam - Thái Lan từ năm 1990 đến nay

2. Đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam từ năm 1990 đến nay

3. Một số lĩnh vực khác

CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - THÁI LAN TRONG THỜI GIAN TỚI

I. Chính sách kinh tế đối ngoại của Thái Lan và Việt Nam hiện nay

1. Chính sách đối ngoại của Thái lan

2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam

II. Triển vọng quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong những năm tới

1. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại song phương

2. Triển vọng đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam

3. Triển vọng hợp tác du lịch, dịch vụ và các lĩnh vực khác

III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ Kinh tế -Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong những năm tới

1. Các giải pháp từ phía nhà nước

1.1. Đổi mới chính sách thương mại

1.2. Các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp từ Thái Lan

2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp

KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT

KẾT LUẬN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2540 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1999 là 33 triệu USD, năm 2000 là 100,9 triệu USD, 2001 là 73,4 triệu USD Sắt thép, năm 1995, Việt Nam nhập từ Thái Lan là 17,2 triệu USD. Sang năm 1996, giảm 2,52 lần so với năm 1995 đạt 6,839 triệu USD. Năm 1997, tăng lên nhanh chóng gấp 4,3 lần so với năm 1996 đạt 29,497 triệu USD, năm 1998 là 10 triệu USD, năm 1999 là 39,8 triệu USD, năm 2000 là 57 triệu USD (80 nghìn tấn), 2001 là 62,2 triệu USD. Ngoài ra còn có một số hàng hoá khác như: sản phẩm nhựa, sản phẩm cao su, hoá chất... Nhìn chung, chủng loại hàng hoá VN xuất sang Thái Lan khá đa dạng, hàng hoá Việt Nam đã tìm được chỗ đứng trên thị trường Thái Lan, đặc biệt là mặt hàng cà phê, thuỷ sản, dầu thô ... Hàng Thái Lan xuất sang thị trường Việt Nam cũng nhiều chủng loại và được người tiêu dùng Việt Nam ưu thích gồm: ôtô, xe máy các loại, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón các loại... Trong đó sắt thép các loại chiếm tỷ trọng cao nhất. 2. Đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam từ năm 1990 đến nay Về số dự án đầu tư : Năm 1987, Việt Nam ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam -luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là hết sức cởi mở của Việt Nam và liên tiếp các điều chỉnh và sửa đổi từ đó đến nay theo hướng ngày càng mở, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ sau đó 4 năm, năm 1991 những công ty liên doanh đầu tiên giữa Thái Lan và Việt Nam được cấp giấy phép hoạt động và tính đến 15/7/2002, Thái Lan có 105 dự án ở Việt Nam với vốn đầu tư là 1,052 tỷ USD đứng thứ 11 trong tổng số của 56 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Con số này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của các nhà đầu tư Thái Lan. Về hình thức đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam: Phổ biến nhất là hình thức liên doanh với 60 dự án, tiếp đến là hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài với 30 dự án và cuối cùng là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. + 60 dự án dưới hình thức xí nghiệp liên doanh có tổng số vốn đăng ký là 850 triệu chiếm 81,5% tổng số vốn đầu tư là 1,15 tỷ USD. Trong số này có một số dự án với mức vốn cam kết cao so với các dự án khác của Thái Lan, trên 40 triệu USD như: Công ty phát triển KCN Long Bình (46,072 triệu USD) Công ty TNHH S.A.S - CTAMD (42,775 triệu USD), Công ty Liên doanh sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy (40,235 triệu USD).... + Khoảng 30 dự án thuộc hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, với 192.3 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 18,4% tổng số vốn đầu tư. Trong đó, có hai dự án trong lĩnh vực ngân hàng tài chính (30 triệu USD ), 11 dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm (78.725 triệuUSD) còn lại là các dự án trong lĩnh vực khác (83,575 triệu USD). Đầu tư Thái Lan tập trung đầu tư với hình thức liên doanh, các dự án dưới hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 18,4% tổng số vốn đăng ký. Như vậy, các nhà đầu tư Thái Lan quá thận trọng, chưa mạnh dạn đầu tư vào các dự án lớn với hình thức 100% vốn nước ngoài tại Việt nam (trừ dự án khách sạn Mellia ở phố Lý Thường Kiệt- Hà nội). Về quy mô vốn đầu tư của từng dự án: Tính bình quân các dự án này khoảng 13,3 triệu USD/1 dự án, so với các nước đầu tư trong khu vực vào Việt Nam thì mức đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam cũng ở mức tương đối cao. Thái Lan hiện có 6 dự án trên 40 triệu USD, 23 dự án trên 15 triệu USD. Điều này cho thấy các nhà đầu tư của Thái Lan đã và đang có xu hướng làm ăn lâu dài trên thị trường Việt Nam. Về cơ cấu đầu tư theo địa phương: Hầu hết các nhà đầu tư của Thái đầu tư tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ngoài ra còn có một số tỉnh khác như Quảng ninh, Vũng tàu, Hà tây, Đà nẵng. Về lĩnh vực đầu tư: Các dự án đầu tư của Thái Lan tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: +Công nghiệp chế biến ( chế biến nông, hải sản, sản xuất thức ăn gia súc, khai thác đá quý, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng ). + Khách sạn, du lịch. + Dịch vụ ngân hàng. 3 lĩnh vực này chiếm phần lớn vốn đầu tư vào Việt Nam với 67 dự án với số vốn là 838,5 triệu USD. Bảng II- 16: Đầu tư trực tiếp của Thái Lan phân theo lĩnh vực. (Đơn vị:Triệu USD) Lĩnh vực đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Tỷ trọng(%) 1 Công nghiệp chế biến (chế biến nông, hải sản, sản xuất NVLxây dựng, khai thác đá quý). 43 487,3 46,7 2 Khách sạn, du lịch 17 256,2 24,5 3 Dịch vụ ngân hàng. 7 95 9,1 4 Các ngành khác. 11 204,5 19,6 Tổng số: 78 1.043 100 Nguồn:Vụ CATBD Bộ Thương mại . 3. Một số lĩnh vực đầu tư khác Ngành công nghiệp chế biến. Các nhà đầu tư của Thái Lan đã đầu tư 43 dự án thuộc ngành này vào Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư là 487,3 triệu USD, chiếm 46,7% trong tổng số vốn đầu tư của Thái Lan (1,043 tỷ USD) vào Việt Nam. Điều này cho thấy các nhà đầu tư Thái Lan đã biết tận dụng điểm mạnh của ngành công nghiệp chế biến non trẻ của Việt Nam. Dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến là đầu tư chế biến nông hải sản với 21 dự án và số vốn đầu tư là 287 triệu USD chiếm 58,8% trong tổng số vốn đầu tư của ngành này. Trong đó có dự án của Công ty CHAROEN POKIHAND VIETNAM (sản xuất thức ăn gia súc) với số vốn là 30 triệu USD công ty này được cấp giấy phép hoạt động 10/6/1996, công ty PROSER MASTER GROUP-DANANG với số vốn 17,9 triệu USD.... Đây là những dự án lớn trong ngành này. Tiếp đến là sản xuất nguyên vật liệu xây dựng với 17 dự án và vốn đầu tư là 170 triệu USD, chiếm 34,9% trong tổng vốn của ngành. Cuối cùng là khai thác đá quý với 5 dự án chiếm 6,2% trong tổng vốn của ngành và đạt 30,3 triệu USD. Bảng II-17: Đầu tư của Thái Lan trong ngành công nghiệp chế biến. (Đơn vị: Triệu USD) Lĩnh vực đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Chế biến nông, hải sản 21 287 2. Sản xuất nguyên vật liệu xây dựng 17 170 3. Khai thác đá quý 5 30,3 Tổng: 43 487,3 Nguồn: Bộ Thương mại Ngành khách sạn và du lịch. Đây là ngành có số dự án cũng như vốn đầu tư lớn thứ hai của các nhà đầu tư Thái Lan vào Việt Nam. Số dự án của ngành này là 17 với số vốn là 256,2 triệu USD. Đây là ngành có tỷ suất lợi nhuận tương đối lớn và thời gian thu hồi vốn nhanh, nhất là tiềm năng du lịch của Việt Nam là rất lớn, trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng của ngành du lịch lại chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế do đó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Thái Lan đầu tư mạnh vào ngành này. Tuy nhiên, số vốn đầu tư của Thái Lan vào ngành này còn hơi thấp so với tiềm năng vốn của Thái Lan.Dự án đầu tư lớn nhất của Thái Lan trong lĩnh vực này là dự án xây dựng khách sạn S.A.S CTAMAD- Hà Nội với số vốn đầu tư 42,775 triệu USD, vốn pháp định là 22,629 triệu USD được cấp giấy phép ngày 25/10/1994. Dự án sân golf Đồng Mô với số vốn 21,875 triệu USD với số vốn pháp định 21,875 triệu USD được cấp giấy phép năm 1993 v.v... Ngành ngân hàng. Có hai dự án trong lĩnh vực tài chính ngân hàng với tổng vốn là 30 triệu USD. Các ngân hàng này hoạt động dưới hình thức cho vay các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và các hoạt động thanh toán quốc tế khác. Từ sự phân tích trên, thì cơ cấu đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đã phản ánh đúng cách đánh giá lợi thế và sự lựa chọn hướng đầu tư của các nhà kinh doanh Thái Lan đối với Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam được đặc trưng bằng những dự án nhỏ và chủ yếu tập trung vào: chế biến nông, hải sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, khai thác đá quý; khách sạn và du lịch; dịch vụ ngân hàng... Không có những dự án về sản xuất công nghiệp hoặc nâng cấp hạ tầng cơ sở. Hầu hết các cạnh tranh của Thái Lan đầu tư vốn vào Việt Nam đều là những công ty nhỏ với số vốn đầu tư nhỏ. Đa số dự án đầu tư của Thái Lan có xu hướng tận dụng nguồn lao động dồi dào và rẻ của Việt Nam (chế biến và dịch vụ khách sạn, du lịch). Một số dự án hướng vào việc tạo địa bàn cho hoạt động kinh doanh lâu dài và có hiệu quả (tài chính, ngân hàng). Về cơ bản, cơ cấu các dự án đầu tư của Thái Lan cũng phù hợp với định hướng gọi vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam có tác động tạo công ăn việc làm cho người lao động và khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có của Việt Nam. Thái Lan hiện chưa có dự án đầu tư vào những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại và có khối lượng vốn lớn. Có thể giải thích điều này bằng các lý do sau đây: Thứ nhất, bản thân nền kinh tế Thái Lan cũng đang có nhu cầu đầu tư phát triển lớn, đặc biệt là cho các ngành công nghiệp hiện đại. Thứ hai, trình độ công nghệ kỹ thuật, khả năng quản lý... giữa Việt Nam và Thái Lan không cách biệt nhau nhiều. Thứ ba, môi trường đầu tư của Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế (cơ sơ hạ tầng yếu kém, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh...). Như vậy, ta nhận thấy rằng kỹ thuật bậc cao là một nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế. Do đó, cho đến lúc này đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam chỉ có tác dụng đối với sự tăng trưởng kinh tế mà không có tác động đối với việc tăng cường hiệu quả kinh tế và cạnh tranh kinh tế của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay của Việt Nam thì việc sử dụng những công nghệ thích hợp để ngày càng tăng nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy sự chuyển giao công nghệ theo kiểu “đàn sếu bay” từ Thái Lan (và các nước ASEAN nói chung) sang Việt Nam cũng có tác dụng tích cực và cần được khuyến khích. Tất nhiên đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam còn nhiều vấn đề cần tiếp tục tính toán cho phù hợp với quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan đang ngày càng tăng trưởng. Nhìn chung, hiện nay cả Việt Nam và Thái Lan đang tích cực tham gia vào AFTA, Thái Lan sẽ hoàn thành lộ trình tham gia AFTA vào năm 2003 còn Việt Nam sẽ hoàn thành lộ trình tham gia AFTA vào năm 2005. Cả hai nước đều có những điểm mạnh trong quan hệ thương mại. Chẳng hạn Việt Nam là một thị trường hấp dẫn bởi sự ổn định chính trị, sự phong phú về tài nguyên và lao động, vị trí địa lý thuận lợi, môi trường đầu tư và kinh doanh tương đối cởi mở, thị trường nội địa gần 80 triệu dân với sức mua ngày càng gia tăng theo đà tăng trưởng kinh tế. Còn Thái Lan đang được tự do hoá nhiều hơn so với trước đây.Thái Lan đang tiếp tục cải cách thuế bắt đầu từ năm 1995. Các biện pháp tiến hành từ đầu năm 1995 cho phép giảm mức thuế tối đa từ 100% xuống còn 30% đối với phần lớn các mặt hàng. Từ tháng 1/1996, Bộ tài chính Thái Lan đã công bố thực hiện giảm thuế cho 5524 mặt hàng nông phẩm chưa chế biến với mức giảm tối đa là 25%. Thái Lan cũng sẽ giảm bớt các thủ tục thu thuế và áp dụng một hệ thống nhập khẩu đặc biệt cho các sản phẩm của các nước ASEAN. Những biện pháp này sẽ làm cho thị trường mở cửa hơn đối với hàng hoá nước ngoài, đặc biệt đối với những mặt hàng xuất khẩu chưa qua chế biến của Việt Nam. Mặc dù hai nước có chung một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực song về cơ bản hai nền kinh tế có những khả năng bổ sung cho nhau. Nền kinh tế Thái Lan ở một trình độ phát triển cao hơn và một số mặt hàng xuất khẩu của Thái Lan đang mất dần lợi thế so sánh do giá lao động tăng, sự khan hiếm các nguồn tài nguyên, trong khi đó Việt Nam lại đang có những lợi thế này. Như vậy, Thái Lan có thể là thị trường cho nhiều mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam và trong tương lai những mặt hàng chế tạo củaThái Lan với một trình độ không quá cao thì chúng ta cũng sẽ sản xuất được. Đối với các mặt hàng mà hai nước cùng xuất khẩu ra thị trường thế giới cũng có thể góp phần làm tăng kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam-Thái Lan thông qua những hình thức hợp tác thương mại gia công, chiếm lĩnh thị trường. Hàng xuất khẩu của Thái Lan đã có chỗ đứng vững trên thị trường như Mỹ, Tây Âu, Nhật. Các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể thông qua các bạn hàng Thái Lan để xuất khẩu sang thị trường đó. Cùng với quá trình tự do thương mại là quá trình đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam với các hình thức đầu tư, hợp tác sản xuất giữa hai nước sẽ phát triển, buôn bán nội bộ ngành sẽ tăng lên. Tóm lại quan hệ thương mại Việt Nam - Thái Lan trong thời gian qua có những chuyển biến tích cực mới, doanh nghiệp hai nước ngày càng hiểu biết lẫn nhau hơn, đặc biệt Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, nên quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN, trong đó có Thái Lan ngày càng gần gũi và hỗ trợ lẫn nhau. 4. Đánh giá quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Thái Lan ngày càng ổn định và mở đường cho các quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển. Việt Nam luôn ưu tiên vấn đề hợp tác kinh tế thương mại với Thái Lan lên hàng đầu. Trong con mắt các doanh nghiệp Việt Nam thì Thái Lan không chỉ là nước cùng khu vực, cùng khối kinh tế ASEAN mà nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng với nền kinh tế Việt Nam. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đánh giá cao tiềm năng kinh tế của Thái Lan và khẳng định trong quan hệ kinh tế quốc tế có một sự phù hợp sâu sắc, hỗ trợ tốt cho nhau cùng phát triển. Xuất phát từ những nhận định này Việt Nam luôn coi trọng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Thái Lan tới làm ăn tại Việt Nam. Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Thái Lan cạnh tranh bình đẳng với các công ty nước khác tại thị trường Việt Nam. Về phía Thái Lan, các doanh nghiệp Thái Lan phải nhìn lại các mối lợi lớn tại thị trường Việt Nam rơi vào các công ty Nhật, Mỹ, Tây Đức do thiếu sự nỗ lực tại thị trường Việt Nam. Dưới sức ép của giới doanh nghiệp, chính phủ Thái Lan đã có nhiều cải cách đáng kể về chính sách ngoại giao cũng như chính sách kinh tế - thương mại với Việt Nam để đảm bảo thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Thái Lan vào thị trường Việt Nam. Các quan hệ ngoại giao làm nền tảng vững chắc cho các quan hệ kinh tế thương mại phát triển. Sự ra đời của các hiệp định đã phần nào minh chứng cho sự phát triển này. Bên cạnh đó kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước tăng rất cao, với tốc độ từ 100% đến 200% mỗi năm. Ngoài ra Việt Nam và Thái Lan là hai nước nhất nhì về xuất khẩu gạo nên gặp nhau trong yêu cầu tự nhiên về việc phối hợp chính sách giả cả nhằm đảm bảo lợi ích của những người sản xuất và xuất khẩu nước mình. Về chủng loại hàng hoá Việt Nam xuất sang Thái Lan khá đa dạng gồm: Cà phê, gạo, hải sản, hàng dệt may, rau quả, than đá... nhìn chung hàng hoá Việt Nam đã tìm được chỗ đứng trên thị trường Thái Lan đặc biệt là mặt hàng cà phê. Còn hàng hoá Thái Lan xuất sang thị trường Việt Nam gồm: ôtô, xe máy các loại, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón các loại... Trong đó sắt thép các loại chiếm tỷ trọng cao nhất. Về đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam tính đến giữa năm 2002 Thái Lan đã đầu tư vào Việt Nam 105 dự án với số vốn là 1,052 tỷ USD đứng thứ 3 trong các nước ASEAN sau Singalore, Malaysia. Trong các dự án phần lớn là dự án vừa và nhỏ, chủ yếu trong các lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng (sơn tường, tấm lợp. thiết bị vệ sinh...) lắp ráp xe máy, và xây dựng khách sạn sẽ phấn đấu cả trong lĩnh vực điện tử. Bước phát triển mới là bắt đầu Thái Lan có những dự án tương đối lớn như khu xây dựng hạ tầng công nghiệp Pang Pa Kông tại Đồng Nai (Industrial Park), liên doanh xây dựng khách sạn 5 sao và trung tâm thương mại của S.A.A tại Hà Nội. Trong lĩnh vực ngân hàng, các văn phòng đại diện và chi nhánh của 7 ngân hàng Thái Lan tại Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc hợp tác kinh tế. Chương trình hợp tác phát triển 1995 -1997 với các lĩnh vực ưu tiên là y tế, giáo dục - đào tạo, nông nghiệp, giao thông vận tải... đã đạt được những kết quả rất khả quan. Thông qua các dự án đầu tư của Thái Lan, Việt Nam đã tiếp thu được những công nghệ, các kinh nghiệm quản lý kinh doanh và đã giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Cùng với xí nghiệp liên doanh, số lượng các văn phòng đại diện đã tăng lên nhanh chóng thể hiện sự hợp tác kinh tế Việt Nam Thái Lan ngày càng phát triển. Tuy nhiên trong thời gian qua ,quan hệ kinh tế thương mạiViệt Nam-Thái Lan vẫn còn những tồn tại sau : Kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước còn thấp chưa phản ánh đúng tiềm năng của hai bên.Việt Nam vẫn là nước nhập siêu lớn hàng hoá của Thái Lan và kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Thái Lan còn lên xuống bấp bênh. Môi trường đầu tư của Việt Nam còn có mức độ rủi ro cao, thủ tục hành chính phức tạp nên các nhà đầu tư của Thái Lan chưa thực sự tin vào chính sách khuyến khích đầu tư của Việt Nam. Chương III Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam -Thái Lan trong thời gian tới I. Chính sách kinh tế đối ngoại của Thái lan và Việt nam hiện nay 1. Chính sách kinh tế đối ngoại của Thái lan Chính phủ Thái lan luôn xác định: hướng ra bên ngoài là một yêu cầu không thể thiếu để phát triển kinh tế quốc gia. Mục tiêu kinh tế đối ngoại Thái lan có những nội dung sau: Về chính sách đầu tư: Mở rộng hơn phạm vi đầu tư cho các nhà đầu tư quốc tế. Những lĩnh vực "bị cấm", chẳng hạn như lĩnh vực tài chính trước kia, nay các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư. Tiếp tục khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực kỹ thuật cao và khuyến khích đầu tư gián tiếp qua việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng khoán. Hướng dẫn tạo thêm điều kiện cho các nhà đầu tư Thái lan đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt đầu tư sang các nước láng giềng. Triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, giao thông. Về chính sách cơ cấu: Tiếp tục thực hiện chủ trương chiến lược là thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển, xây dựng một cơ cấu nghành hiện đại. Mục tiêu phấn đấu của Thái lan là làm sao để khách nước ngoài coi Thái lan là đất nước du lịch thực sự chứ không chỉ đơn thuần là thị trường du lịch giá rẻ hơn các nước khác. Thái lan còn có những cuộc gặp gỡ tiếp xúc để phát triển du lịch khu vực và tiểu vùng, tăng cường hợp tác du lịch với các nước ASEAN. Chính phủ Thái lan còn quan tâm đến dịch vụ vận tải quốc tế, nhất là vận tải đường bộ. Về chính sách thị trường: Để tăng cường hoạt động xuất khẩu, giữ vững thị trường tong nước, Chính phủ Thái lan đã có một số biện pháp như: tập trung thiết kế và đổi mới sản phẩm xuất khẩu, tìm nguồn nguyên liệu thay thế để hạ giá thành sản phẩm, tạo dựng uy tín cho thương hiệu xuất khẩu của Thái lan. Với những thị trường có khả năng, Thái lan chủ trương khai thác tối đa để đẩy mạnh xuất khẩu. Về chính sách cạnh tranh: Thái lan luôn có chủ trương tạo ra môi trường cạnh tranh cho nền kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và hàng hoá của Thái lan. Chính sách cạnh tranh của Thái lan là chủ trương tăng cường tính quốc tế trong nghành tài chính - ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, thực hiện tư nhân hoá nhiều hơn, làm tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của các ngân hàng nhằm làm cho chúng hoạt động hiệu quả hơn, có năng lực cạnh tranh cũng như có uy tín cao hơn trong thời gian tới. 2. Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt nam Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra mục tiêu kinh tế đối ngoại như sau: Về xuất khẩu: Tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho một số loại mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh, tìm kiếm các thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới. Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, tăng thêm thị phần ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở mạnh các thị trường mới. Tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng để tăng nhanh kim ngạch các mặt hàng chủ lực như dầu thô, gạo, cà phê, hàng thuỷ sản, dệt may,da giầy, hàng thủ công mỹ nghệ, điện tử và linh kiện điện tử, phần mềm máy tính... Bảng III - 18: Cơ cấu xuất khẩu thời kỳ 2001- 2005. Lĩnh vực xuất khẩu Kim ngạch (Tỷ USD) Tỷ trọng(%) Tốc độ tăng bình quân hàng năm Hàng nông lâm thuỷ sản 34,2 30 16 Hàng công nghiệp và tiểu thủ công 79,8 70 16,2 Tổng giá trị: 114 100 15,9 Về nhập khẩu: Mục tiêu chủ yếu của thời kỳ 2000 –2005 là nhập khẩu công nghệ và thiết bị hiện đại phục vụ cho công nghệ nguồn, giảm tối đa nhập khẩu công nghệ trung gian và thiết bị đã qua sử dụng. Nhập khẩu đảm bảo cho yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống trong nước, cần ưu tiên nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Nhập khẩu khuyến khích sản xuất trong nước đồng thời cần có chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước ta một cách hợp lý. Kim ngạch (Tỷ USD) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng bình quân hàng năm(%) Nguyên vật liệu 74,93 63,5 13,9 Máy móc thiết bị phụ tùng 38,46 32,6 17,2 Hàng tiêu dùng 4,61 3,9 Tổng giá trị 118 100 Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài: Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, các ngành công nghệ cao, vật liệu mới, điên tử, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và các ngành Việt Nam có lợi thế, gắn với công nghiệp hiện đại và việc làm. Tập trung thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, tiếp tục xây dựng khu kinh tế mở để đưa vào kế hoạch 5 năm. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Định hướng 5 năm tới dành khoảng 15% vốn vào các ngành nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản, kết hợp mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo; khoảng 25% cho ngành công nghiệp và năng lượng; khoảng 25% cho các ngành giao thông, bưu điện, cấp thoát nước và đô thị. Coi trọng sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cần tăng cường đầu tư ra nước ngoài; phát triển các dịch vụ thu ngoại tệ ; du lịch và các dịch vụ khác . II. Triển vọng quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt nam - Thái lan trong những năm tới 1. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại song phương Hiện nay kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam - Thái Lan chưa đạt tới 1 tỷ USD/ năm. Kết quả này chưa phản ánh hết tiềm năng thương mại của hai nước, dù rằng hai nước đã có hiệp định thương mại từ năm 1978 và thực sự có hiệu quả từ năm 1990. Trên thực tế hai nước chưa thực sự khai thác được những lợi thế vốn có của mình, chưa khai thác triệt để lợi thế của hiệp định thương mại song phương - đây là điều kiện tiên quyết để hàng hoá Việt Nam có thể cạnh tranh về giá cả trên thị trường Thái Lan và ngược lại. Trong những năm tới Việt Nam - Thái Lan sẽ khai thác tích cực hiệp định thương mại song phương, cùng với việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do (2006) hai nước sẽ được hưởng những mức thuế ưu đãi đối với những hàng nhập khẩu cũng như xuất khẩu. Trong vòng 5 năm tới Việt Nam vẫn có lợi thế về chi phí lao động trong khi các nước ASEAN khác hay các nước NICS đang mất dần về lợi thế sản xuất hàng hoá có độ thông dụng lao động cao vì giá nhân công ngày càng tăng. Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Thái Lan những loại hàng nông sản nhiệt đới như: chè, cà phê, gạo, rau, quả....và hàng hoá có tỷ trọng chi phí lao động cao như: hàng dệt may, gia công.... ngoài ra Việt Nam còn khai thác được lợi thế so sánh ở loại hàng thuỷ sản, dầu khô mặc dù đây là những loại hàng chủ yếu của Thái Lan. Các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu của người Thái Lan mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác một loại nhu cầu khác mang phong cách Việt Nam của gần một triệu Việt kiều đang làm việc và sinh sống tại Thái Lan, họ vẫn có nhu cầu những loại hàng hoá mang phong cách Việt Nam từ các loại lương thực phẩm đến các loại thủ công mỹ nghệ. Theo tính toán của các chuyên gia thì một Việt kiều ở Thái Lan có nhu cầu về hàng hoá Việt Nam trị giá khoảng 400USD/ năm. Do vậy, nếu các nhà xuất khẩu Việt Nam biết khai thác tốt thị trường này thì hàng năm có thể thu về từ hàng hoá xuất khẩu cho đối tượng này khoảng 400 triệu USD. Về nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam có nhu cầu rất lớn các loại ôtô, xe máy nguyên chiếc, các loại vật liệu xây dựng có chất lượng cao để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nước. Đây là loại hàng có lợi thế của Thái Lan trong thương mại quốc tế. Vì vậy trong tương lai Việt Nam sẽ nhập khẩu khối lượng lớn hàng hoá này, các công ty Thái Lan sẽ hoạt động tốt hơn khi Việt Nam được xem xét đưa từ nhóm nước Y (là những nước hạn chế về nhập khẩu công nghệ thiết bị hiện đại) lên nhóm nước V (là nhóm các quốc gia không bị kiểm soát nhập khẩu công nghệ). Như vậy, trong vòng 5 năm tới kim ngạch nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Thái Lan sẽ có mức tăng trung bình 50% - 60% năm. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ phản ánh đúng lợi thế so sánh của mỗi nước mà không bị bóp méo bởi các thủ tục hải quan và công cụ thuế quan khác. 2. Triển vọng đầu tư của Thái Lan vào Việt nam Hiện tại, giữa Việt Nam và Thái Lan chưa có hiệp định bảo hộ và khuyến khích đầu tư song phương. Các nhà đầu tư Thái Lan chưa dám đầu tư mạnh vào Việt Nam vì chưa có khung pháp lý bảo vệ quyền lợi cuả họ khi hoạt động đầu tư tại Việt Nam và hơn nữa họ chưa nhận được sự hỗ trợ giúp của chính phủ Thái Lan. Khi những hạn chế này được xoá bỏ, Chính phủ Thái Lan có một kế hoạch tổng quát để hỗ trợ các nhà đầu tư Thái Lan tại Việt Nam thì khối lượng vốn đầu tư của các công ty Thái Lan vào Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng vì các doanh nghiệp Thái Lan có ưu thế và cũng phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, được Việt Nam khuyến khích như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdttotnghiep.doc
  • docMucluc.doc
Tài liệu liên quan