Khóa luận Sản xuất và xuất khẩu thủy sản của nước ta - Thực trạng và giải pháp phát triển

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khóa luận 2

3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 2

4. Phương pháp nghiên cứu 3

5. Những đóng góp của khóa luận 3

6. Kết cấu khóa luận 3

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH THỦY SẢN NƯỚC TA 4

1.1 Tổng quan về ngành thủy sản việt nam 4

1.1.1. Điều kiện tự nhiên và địa lý Việt Nam 4

1.1.2. Vài nét về ngành thủy sản Việt Nam 6

1.2. Khái quát về tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản thế giới. 9

1.2.1. Đặc điểm thị trường thủy sản thế giới 9

1.2.2. Tình hình,nhu cầu thủy sản trên thị trường thế giới 10

1.2.3. Buôn bán thuỷ sản thế giới. 14

1.2.4. Những vấn đề có liên quan đến thuỷ sản Việt Nam. 17

1.3. Vị trí, vai trò sản xuất và xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam 19

1.3.1. Sản xuất và xuất khẩu thủy sản với vấn đề tăng trưởng kinh tế. 19

1.3.2. Sản xuất và xuất khẩu thủy sản với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 21

1.3.3. Sản xuất và xuất khẩu thủy sản với vấn đề xã hội. 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 23

2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam những năm qua. 23

2.2.1 Mạng lưới xuất khẩu thủy sản Việt Nam 27

2.2.2 Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 28

2.2.3 Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam 39

2.2.4. Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản 41

2.3. Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu thủy sản. 43

2.3.1 Giới thiệu chung WTO 43

2.3.2 Cam kết của Việt Nam đối với WTO liên quan đến xuất khẩu thủy sản. 44

2.3.3 Những cơ hội của Việt Nam về xuất khẩu thủy sản khi gia nhập WTO 46

2.3.4 Những khó khăn về xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi là thành viên của WTO. 47

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIÀI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 51

3.1 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2011 - 2015 51

3.2 Mục tiêu phương hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam trong thời gian tới 51

3.2.1 Chương trình xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng 2020 51

3.2.2 Mục tiêu cụ thể của ngành thủy sản 54

3.3 Một số giải pháp phát triển hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam những năm tới. 55

3.3.1 Về phía nhà nước 55

3.3.2 Về phía ngành thủy sản 56

3.3.3. Phát triển sản xuất nguyên liệu. 57

3.3.4 Quy hoạch phát triển sản xuất theo nhóm sản phẩm chủ yếu gắn chặt chẽ với chế biến và thị trường tiêu thụ. 60

3.3.5 Cải tiến chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thuỷ sản xuất khẩu. 63

3.3.6 Xây dựng cơ cấu mặt hàng thuỷ sản hợp lý và đạt hiệu quả cao, xây dựng cơ cấu đầu tư nhằm phát huy các lợi thế so sánh của từng địa phương và vùng lãnh thổ. 65

3.3.7 Về thị trường: xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá bạn hàng; giảm dần tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp, có nhu cầu thuỷ sản lớn. 65

3.3.8 Một số giải pháp tài chính tín dụng khuyến khích xuất khẩu hàng thuỷ sản . 66

3.3.9 Đa dạng hoá các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, vận dụng linh hoạt các phương thức mua bán quốc tế. 67

3.3.10 Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. 68

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sản xuất và xuất khẩu thủy sản của nước ta - Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủy sản lớn nhất xuất khẩu vào Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 88 triệu USD, chiếm 9.64% giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Kể từ sau vụ kiện chống bán phá giá “Cat fish” ở Mỹ năm 2002 đến này, kim ngạch xuất khẩu loại cá này không ngừng tăng và thị trường cũng được mở rộng rất nhiều nước. Thị trường Mỹ mặc dù không tăng mạnh như các thị trường khác nhưng vẫn đạt tốc độ tăng khả quan. Đây vẫn là một thị trường lớn cho xuất khẩu cá tra và basa lớn của Việt Nam dù cho tháng 6/2009, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vẫn quyết định duy trì thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam. Ngoài tôm, cá tra và basa, các sản phẩm khác như cá ngừ, trứng cá và cua đều đạt kim ngạch trên 10 triệu USD, các sản phẩm còn lại trị giá 53 triệu USD. Biểu 2.3 Xuất khẩu vào Mỹ tháng 7 năm 2009 theo mặt hàng (nguồn: Bộ công thương và Vietstock tổng hợp) Các doanh nghiệp xuất khẩu lớn vào Mỹ không có công ty nào đang niêm yết Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2009 có 182 doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Công ty TNHH chế biến Thủy sản Minh Phát có kim ngạch lớn nhất và đạt 32 triệu USD, công ty đứng thứ 2 là Hùng Vương Vĩnh Long. Điều đáng chú ý là những công ty đứng đầu trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Nam Việt hay Minh Phú không phải là những công ty có kim ngạch xuất khẩu lớn vào Mỹ. Trong số 15 công ty thủy sản đang niêm yết trên sàn chỉ có 4 công ty xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Bảng 2.4 Danh sách các công ty có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ năm 2010 STT Tên doanh nghiệp Giá trị xuất khẩu USD năm 2010 1 Cty TNHH CBTS Minh Phát 32.309.440 2 Cty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long 26.090.017 3 Cty cổ phần chế biến thủy sản XK Minh Hải 23.402.797 4 Cty TNHH Thủy sản Hải Long Nha Trang 17.658.777 5 Cty cổ phần Thủy đặc sản 17.641.322 6 Cty TNHH Công Nghiệp thực phẩm PATAYA (Việt Nam) 16.504.093 7 Cty THHH Kim Anh 16.083.877 8 Cty TNHH Tân Thành Lợi 15.513.930 9 Cty Cổ phần chế biến và XNK Thủy sản Csdovimex 11.094.699 10 Cty Cổ phần chế biến thủy sản Út xi 10.878.643 11 Cty Cổ phần thủy sản Cà Mau 10.094.253 12 Doanh nghiệp khác 182.759.504 Tổng cộng 380.122.261 Như vậy bất chấp kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ đều suy giảm mạnh nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Có thể nói đây là một điểm sáng đối với ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân có thể do thủy sản được xem là một mặt hàng cơ bản, mặt dù thu nhập giảm sút nhưng sức mua của mặt hàng này giảm không nhiều, thậm chí một số loại còn tăng lên do người tiêu dùng chuyển sang sử dụng mặt hàng rẻ hơn. Theo nhận định của giới phân tích xuất khẩu thủy sản vào những tháng cuối năm sẽ khả quan hơn khi kinh tế thế giới thoát khỏi tình trạng suy thoái. Thực tế trong những năm qua, những tháng cuối năm là thời điểm mà xuất khẩu thủy sản thường cao hơn đầu năm. Từ đó chúng ta có thể tin tưởng rằng, dù gặp một số rào cản và khó khăn nhất định nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ tiếp tục tăng. b. Thị trường Nhật Bản Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới có kim ngạch nhập khẩu trung bình 15 tỷ USD/năm. Với dân số hơn 120 triệu người (2009), GDP đạt trên 5000 tỉ USD (khoảng 473.000 tỷ yên), bình quân đầu người xấp xỉ 40.000USD/năm, Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu thuỷ sản tiềm năng của Việt Nam. Việt Nam luôn nằm trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Nhật Bản với kim ngạch đạt gần 800 triệu USD trong năm 2009. Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm chủ yếu tôm và các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trung bình hàng năm sang Nhật Bản đạt bình quân 5,4% (2004-2009). Với đà tăng trưởng này, dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản sẽ đạt 1.083 triệu USD vào năm 2015. Năm 2009, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản chiếm 17,8% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, đạt 757.92 triệu tấn. Năm 2010, Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau EU) với kim ngạch xuất khẩu đạt 549 triệu USD (tăng 18,9%) trong 8 tháng đầu năm 2010. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, song chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ giá trị nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản. So với tiềm năng sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tỷ lệ thị phần nhỏ như vậy chưa thể hiện đúng vị thế của Việt Nam và chưa cân xứng với quan hệ thương mại truyền thống giữa 2 nước. Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2010 bao gồm cá các loại đạt 27,2 nghìn tấn với trị giá là 90,5 triệu USD, tăng 81,6%; tôm đạt 26,3 nghìn tấn với trị giá gần 256 triệu USD, tăng 20%; mực và bạch tuộc đạt 7,47 nghìn tấn, trị giá gần 46 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2009. Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiều nhất nhuyễn thể chế biến của Việt Nam. * Nhóm sản phẩm tôm (chủ yếu là tôm đông lạnh): là nhóm sản phẩm quan trọng nhất trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản (chiếm 29,76% giá trị xuất khẩu) với doanh thu hàng năm đạt 400 triệu USD. Mặc dù Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm số 1 cho Nhật Bản, tuy nhiên cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp khác ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ Thái Lan làm cho xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Nhật Bản giảm. Trong khi nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam giảm 11%, thì nhập khẩu tôm từ Thái Lan vào Nhật Bản lại tăng 28,7% trong 9 tháng đầu năm 2009. Theo số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt kim ngạch 413 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2010 (chiếm 28,9%), đứng trong top ba nước xuất khấu lớn nhất mặt hàng tôm sang Nhật Bản (sau Inđônêsia và Thái Lan). Do năng suất và chất lượng nuôi tôm của Việt Nam chưa cao làm cho chi phí, giá thành tôm xuất khẩu đắt, khả năng cạnh tranh kém. Thêm vào đó, trình độ và kinh nghiệm marketing, quảng bá và tiếp thị trên thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng thị trường còn hạn chế làm giảm sản lượng tôm xuất khẩu sang Nhật Bản. * Nhóm sản phẩm mực (mực ống, mực nang), bạch tuộc được đánh giá cao trên thị trường Nhật Bản nên lượng tiêu dùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, do sản phẩm mực, bạch tuộc được đánh bắt tự nhiên nên sản lượng và giá thành không ổn định vì vậy thời gian tới khả năng tăng trưởng của mặt hàng này bị hạn chế. * Nhóm sản phẩm cá (cá ngừ tươi, cá tra, cá basa, cá đông lạnh) được thị trường Nhật Bản đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên cũng giống như mặt hàng mực, bạch tuộc được đánh bắt tự nhiên nên khả năng tăng trưởng của sản phẩm cá ngừ cũng bị hạn chế. Việt Nam đã chủ động tìm nguồn nguyên liệu cá hồi thay thế. Xuất khẩu cá hồi sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt gần 60 triệu USD. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật Bản, đặc biệt là sản phẩm thủy sản. Theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàng nông - lâm – thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập khẩu. Sản phẩm thủy hải sản chủ yếu xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ. Mức thuế mà Nhật Bản áp dụng đối với thủy sản Việt Nam được chia ra thành 3 nhóm: Nhóm 1: là nhóm mặt hàng được hưởng thuế 0% (gồm 64/330 mặt hàng) ngay khi Hiệp định có hiệu lực (chiếm tới 71% xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản). Trong đó, tôm là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Ngoài ra, có 28 mặt hàng (chiếm 71% kim ngạch xuất khẩu) đã có thuế ưu đãi từ trước khi ký Hiệp định;Nhóm 2: là nhóm các mặt hàng có lộ trình giảm thuế trong 3 năm, với 8 dòng thuế phổ biến ở mức 3,5 - 7,2%; Nhóm 3: sẽ có lộ trình giảm thuế trong 5-10 năm tiếp theo. So với các thị trường xuất khẩu thủy sản khác như Indonesia, Malaysia..., thủy sản Việt Nam vẫn yếu thế hơn vì những nước này đã ký hợp tác song phương từ trước với Nhật Bản. Việt Nam ký Hiệp định sau nên lộ trình giảm thuế sẽ bị chậm hơn. Ví dụ, cá đông lạnh xuất khẩu của Malaysia vào Nhật Bản hiện ở mức thuế 0 – 0,6%, trong khi Việt Nam chịu thuế từ 0 - 2,9%. Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản của các nước láng giềng đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi khiến sản phẩm thủy sản của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh hơn. Kể từ tháng 4/2010, xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 3,2% (tiếp đó giảm xuống còn 1,6% kể từ tháng 4/2011; giảm xuống còn 0% từ tháng 4/2012). Mức thuế tương tự được giảm theo lộ trình đối với Philippines là 3,6% giảm xuống còn 2,4% từ tháng 4/2011 ở mức 0% từ tháng 4/2013. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế cao hơn 40% so với các nước này, tương đương 7,2% sang thị trường Nhật Bản. Để tăng cường xuất khẩu vào Nhật Bản, cần tiếp tục đa dạng hoá và phát triển các mặt hàng thủy sản mới xuất khẩu sang Nhật Bản như cá hồi, cua huỳnh đế, các sản phẩm tinh chế từ tôm như tôm sushi, cá ngừ sushi và các sản phẩm phối chế khác nhằm nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản. Để thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật Bản phải có một chiến lược với tầm nhìn sâu rộng thông qua nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, đầy đủ và tạo được hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu. c. Thị trường EU EU hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam, 27 nước thuộc khối EU đã tiêu thụ khoảng 26% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, có 4 quốc gia thuộc khối EU là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2009 giảm 4,3% so với năm 2008; trong đó xuất khẩu vào EU đạt giá trị 1,11 tỷ USD, giảm 4,6% so với năm trước đó. Tuy nhiên mức giảm của thị trường EU vẫn chưa quá mạnh nếu như so sánh với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ và Nhật Bản với mức giảm lần lượt là 7,2% và 12%. Theo ông Phạm Quang Diệu, kinh tế trưởng của Agromonitor, sở dĩ trong năm 2009, xuất khẩu thủy sản sang EU không sụt giảm nhiều như xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản là bởi nhiều nguyên nhân. Một là, kinh tế của khối EU trong năm 2009 tuy đã rơi vào tình trạng suy thoái nhưng vẫn còn sáng sủa hơn so với Nhật Bản và Mỹ. Hai là, các doanh nghiệp Việt Nam đã khá chú trọng các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tại châu Âu, tham gia nhiều hoạt động quảng bá, hội chợ triển lãm thủy sản. Nhờ vậy, đã có thêm 30 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào EU, nâng tổng số các doanh nghiệp được xuất khẩu thủy sản vào thị trường này lên 330. Năm 2010, thương mại của khối EU mặc dù đã có những dấu hiệu khởi sắc trở lại nhưng sự phục hồi được cho là khá yếu ớt, thậm chí các quốc gia EU lại đang phải đối mặt với những thách thức to lớn hơn đó là vấn đề nợ công và thất nghiệp. Từ tháng 4/2010 đến nay, khi những thông tin về khủng hoảng nợ công của Hy Lạp có xu hướng ngày càng lan rộng sang các nền kinh tế khác thuộc EU, tỷ giá giữa đồng Euro và USD đã sụt giảm khá mạnh. Sau khi đạt mức 1,491 USD ăn 1 Euro vào tháng 11/2009 - mức cao nhất kể từ tháng 9/2008, đồng Euro đã giảm liên tục kể từ đó tới nay. Đến hết tháng 5/2010, 1 đồng Euro chỉ còn ăn 1,2565 USD, tức đã giảm tới 15,75% so với thời điểm tháng 11/2009. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, sự phục hồi kinh tế ở khu vực châu Âu vẫn còn mong manh, bởi Đức và Pháp sẽ phải chia sẻ gánh nặng lớn từ gói cứu trợ những thành viên khó khăn trong cộng đồng do vậy nguồn lực cho những chính sách tài khoá trong nước họ sẽ ít hơn. Như vậy, triển vọng xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU trong trung hạn có thể gặp nhiều thách thức do thu nhập và tiêu dùng sẽ khó có thể được cải thiện dẫn đến nhu cầu nhập khẩu cũng bị hạn chế. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu thủy sản của nước ta trong 6 tháng đầu năm đạt gần 2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tôm đã trở thành mặt hàng có tốc độ tăng trưởng về giá trị xuất khẩu mạnh nhất, kim ngạch trong 6 tháng đầu năm 2010 đã tăng mạnh tới 27,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ vậy, mặt hàng tôm đã vượt qua cá tra, cá basa để vươn lên vị trí đứng đầu trong nhóm thủy sản của Việt Nam. Có được thành quả này, một phần là nhờ thị trường Mỹ đã hồi phục nhanh, đồng thời do sự cố tràn dầu nên nguồn cung tôm ở châu Mỹ đang sụt giảm nghiêm trọng. Tính trong 6 tháng đầu năm, thị trường tiêu thụ hàng thủy sản số một của Việt Nam vẫn là EU, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta, tiếp theo là Nhật Bản chiếm 18%, Mỹ đứng thứ 3 với 17,1%. Agromonitor nhận định rằng, cá tra, cá basa chính là sản phẩm chủ lực để giữ vững thị trường EU. Hiện cá tra đã dần chiếm lĩnh thị phần của các sản phẩm cá thịt trắng nhập khẩu của EU. Đứng trước bối cảnh kinh tế đình trệ và nhiều bất ổn của các nước EU, theo Agromonitor, xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên chủ động có những sự chuẩn bị và điều chỉnh về chiến lược. Sự biến động kinh tế các nước EU đang rất nhanh chóng và diễn biến khó lường, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần theo dõi sát sao các biến động của kinh tế EU và tỷ giá Euro với USD. Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu ngay chính trong lòng thị trường EU, chuyển hướng sang các thị trường phi truyền thống, các thị trường đang nổi lên. Một số thị trường đáng chú ý có mức tăng trưởng tiêu dùng và có xu hướng ưa thích các sản phẩm cá tra của Việt Nam như các nước Đông Âu cũ, hoặc Bắc Âu như Thụy Điển, Luxembourg, Bulgaria, Slovenia, Romania, Estonia, Australia, Hungary, Slovakia, Anh. Các hỗ trợ về xúc tiến thương mại của Nhà nước thay vì tập trung vào các thị trường lớn đã bão hòa hoặc có xu hướng suy giảm, nên chú trọng vào các thị trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, thị hiếu tiêu dùng, thông tin doanh nghiệp nhập khẩu, kênh phân phối... kết hợp với các chương trình quảng bá sản phẩm Việt Nam có tính chiến lược lâu dài. d. Thị trường khác  Hàn Quốc  là  thị  trường  duy nhất  luôn  duy  trì mức  tăng NK trong  suốt  nhiều  năm  qua,  bất chấp  các  cuộc khủng hoảng hay suy  thoái kinh  tế. Nguyên nhân chính là sản lượng khai thác thủy sản của Hàn Quốc sụt giảm mạnh và liên tục trong nhiều năm qua, hơn nữa đây là một đất nước rất ưa chuộng  tiêu  thụ  thủy sản với nhiều  chủng  loại  và  phẩm  cấp khác nhau.  Đến  hết  tháng  11/2010, Hàn Quốc  đã  nhập  khẩu  99.600  tấn thủy sản từ Việt Nam,  trị  giá 334,9 triệu USD, chiếm 7,4% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam, tăng  10,8% khối  lượng và  23,3% giá trị. Hiện Hàn Quốc là nhà NK thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam. Hai năm  gần đây Hàn Quốc đã nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng và  VSATTP  đối  với  thủy sản NK,  nhu  cầu  sản  phẩm  chế biến GTGT cao hơn, với các yêu cầu  gần  tương đương như Nhật Bản.  Dự báo, XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng tốt, mặc dù giá bán có thể không cao bằng một số thị trường lớn khác. Trung Quốc: Năm 2010 tiếp tục ghi nhận sự tăng mạnh NK  thủy  sản  từ Việt Nam.  Đời  sống  người  dân  tăng lên đã khiến Trung Quốc dần trở thành nhà NK thủy sản đáng nể trên  phạm  vi  thế  giới  trong  khi Việt Nam  có  vị trí địa lý  thuận lợi  cho việc  cung  cấp hàng  sang thị  trường này.  Sản phẩm  chính Trung Quốc mua là tôm,  chủ yếu ở dạng sơ chế, và một số loài nhuyễn thể. Dự đoán XK sang Trung Quốc sẽ  tiếp  tục  tăng do nhu  cầu  tiêu thụ  tại  các vùng duyên hải nằm gần Việt Nam của nước này đang tăng lên đáng kể. Thi trường khác: Tiêu thụ mạnh thủy sản của Việt Nam còn có thị trường các nước ASEAN, ÚC, Canada, với giá thị NK từ 193 đến 203 triệu USD trong năm 2010 2.2.3 Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam Năm  2010,  hầu  hết  các  mặt hàng XK  chủ  lực  của Việt Nam đều đạt mức tăng trưởng cao hơn nhiều cả về khối lượng và giá trị so với năm 2009. Riêng cá tra, tuy năm 2010 chỉ tăng nhẹ về giá trị, nhưng cũng đã tiến bộ hơn nhiều so với mức giảm  -7,6%  của năm 2009.  Kết quả XK qua các sản phẩm chính  trong  11  tháng  đầu  năm 2010 như sau:  + Tôm Tôm góp phần chủ yếu trong tăng trưởng XK thủy sản. Giá trị XK đạt  trên 1,9  tỷ USD  (dự kiến cả  năm  sẽ  vượt  qua  2  tỷ USD), chiếm  tới  42,1%  tổng  giá  trị XK thủy  sản  Việt  Nam,  tăng  23,% so với năm 2009. Tôm Việt Nam được XK đến  92  thị  trường  trên thế giới,  trong đó  các  thị  trường tiêu  thụ  chính  là Nhật Bản, Mỹ, EU  , Trung Quốc, Hàn Quốc và Ôxtrâylia. XK tôm đạt được kết quả cao nhờ  sức  tiêu  thụ  tôm  ở  các  thị trường chính năm 2010 đã tăng rõ rệt so với năm trước, nhất là sau sự  cố  nổ  giàn  khoan dầu  ở Mỹ, đồng  thời  nhiều  nước  sản  xuất tôm lớn trên thế giới bị mất mùa.  Mặt khác, sản lượng tôm nuôi của Việt Nam năm 2010 ước đạt trên 470.000 tấn, tăng hơn 17% so với năm  2009, mặc  dù  còn  thấp hơn  nhiều  so  với  công  suất  chế biến của các nhà máy, nhưng cũng đã  là  nguồn  nguyên  liệu  quan trọng cho chế biến XK. Hơn nữa, hiện nay hầu hết các nhà máy chế biến  tôm  của  Việt Nam  đều  có tỷ  trọng chế biến sản phẩm  tôm GTGT cao (có nhà máy đến 80%), khiến đơn giá sản phẩm tôm tăng lên rõ rệt. Sản lượng tôm chân trắng tăng lên đã góp phần bổ sung đáng kể vào  nguồn  nguyên  liệu  và  đáp ứng yêu cầu của nhiều thị trường về các cỡ tôm trung bình và nhỏ với giá cả phải chăng. + Cá tra Cá tra tiếp tục là mặt hàng XK chiến  lược  thứ  2  của Việt Nam, với  giá  trị  XK  gần  1,3  tỷ  USD trong  11  tháng  (ước  cả  năm  đạt 1,4 tỷ USD), tăng nhẹ 2,8% so với cùng  kỳ  năm  2009. Mặc  dù  giá trị  XK  không  đạt mức  dự  kiến, nhưng cá tra vẫn chiếm hơn 28% tổng  thị  phần  thủy  sản  XK  của Việt Nam  và được  tiêu  thụ  trên 140 thị trường thế giới.  Cá  tra  không  đạt  mức  tăng trưởng cao, có thể là hậu quả của một  số  nguyên  nhân  như  việc tiếp  tục  cắt  giảm NK  cá  tra  của Nga và Ucraina; sản lượng cá tra XK tăng quá nhanh, đe dọa ngày càng nhiều  thị phần của các  sản phẩm cá  thịt  trắng  truyền  thống khác  nên  đã  phải  hứng  chịu nhiều chiến dịch bôi nhọ ở các thị trường; giá XK của cá tra VN liên tục giảm trong mấy năm gần đây cũng là yếu tố khiến mức tăng giá trị XK thấp hơn nhiều so với mức tăng  khối  lượng.  Một  nguyên nhân khác khiến giá trị XK không mấy  cải  thiện  là  cá  tra được XK gần  như  100%  dưới  dạng  philê nguyên  liệu,  do  đó  phần  gia tăng giá  trị đáng kể  lại  thuộc về các nhà  tái chế nước ngoài. Tình trạng thiếu nguyên liệu cá và giá tăng  cao  trong  mấy  tháng  gần cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc gia tăng XK cá tra.  Dự đoán XK cá  tra năm 2011 khó  có  thể đạt được  khối  lượng như năm  vừa  qua  bởi  diện  tích ao  nuôi  giảm,  tuy  nhiên  có  thể giá  trị  sẽ  không  giảm  nhiều  do ngày  càng  nhiều  diện  tích  nuôi áp dụng  các  tiêu  chuẩn quản  lý chất lượng trong nuôi như Global G.A.P, SQF1000, BAP v.v... giúp chất  lượng  cá  tốt  hơn,  tạo  điều kiện để nâng cao giá sản phẩm. + Nhuyễn thể Sau sụt giảm năm 2009, sang 2010 XK nhuyễn thể đã phục hồi khá  tốt,  giá  trị XK  11  tháng  đạt 437 triệu USD (dự báo cả năm đạt khoảng 480 triệu USD), tăng 15% về giá trị so với năm 2009, chiếm khoảng 9,7% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam. Sự phục hồi của mặt hàng này phần  lớn nhờ vào sức mua  tăng  lên của  thị  trường EU,  trong đó  tăng mạnh nhất  là các thị trường truyền thống Italia, Tây Ban Nha và Hàn Quốc.  + Cá ngừ  Là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng XK cao nhất trong các mặt hàng thủy sản XK của Việt Nam năm 2010. Giá trị XK cá ngừ 11 tháng đạt gần 266 triệu USD cả năm có thể đạt gần 300 triệu USD), tăng tới 62% so với năm 2009. Mỹ là nhà NK lớn nhất chiếm gần  một  nửa  (45,2%)  giá  trị  và tăng tới 94% so với cùng kỳ năm 2009.  NK  của  EU  và  Nhật  Bản cũng tăng mạnh so với năm trước. Trên  các  thị  trường  thế  giới,  cá ngừ đang dần lấy lại vị trí là mặt hàng tiêu thụ phổ biến, nhất là cá ngừ đại dương đông  lạnh  và  cá ngừ đóng hộp. 2.2.4. Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, năm 2010 xuất khẩu thủy sản sẽ đạt khoảng 4,5-4,7 tỷ USD, nhưng dự báo khác lại cho rằng con số trên là hơi lạc quan. 2009 là năm có nhiều khó khăn đối với xuất khẩu nói chung, nhưng số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy xuất khẩu thuỷ sản của cả nước vẫn mang lại kim ngạch khoảng 4,2 tỷ USD, chỉ giảm 6,2% (tương đương 276,6 triệu USD) so với thực hiện cả năm 2008. Trên cơ sở này, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2010 tăng khoảng 7,1% so với năm 2009 và đạt khoảng 4,5 tỷ USD. Còn theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm nay sẽ đạt 4,7 tỉ USD do kinh tế thế giới, nhất là các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản… là những thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam đang trên đà phục hồi. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (Agromonitor) lại cho rằng những con số này là khó đạt được, bởi lẽ: năm 2010, theo nhận định của Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), thị trường thuỷ sản thế giới vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức nhất là khi nền kinh tế toàn cầu chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng. Tiêu dùng suy giảm, xu hướng tiết kiệm phổ biến… đây sẽ là những trở ngại lớn cho quá trình hồi phục của thương mại thuỷ sản toàn cầu. Tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, triển vọng kinh tế được nhiều chuyên gia dự báo chưa mấy sáng sủa khi các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đạt được trong năm 2009 còn thiếu tính bền vững, đặc biệt là tình trạng giảm phát ở Nhật cùng tỷ lệ thất nghiệp ở mức kỷ lục tại Mỹ và EU sẽ là những nhân tố chính làm giảm nhu cầu tiêu dùng và là nguyên nhân khiến giá giảm. Ngoài ra, sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản của một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippines nhằm củng cố và bành trướng thị phần tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản cũng sẽ là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu cá tra, cá ba sa Việt Nam bị định nghĩa lại là catfish thì việc xuất khẩu cá tra và cá ba sa của nước ta sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Tiếp đến, tại thị trường Nhật Bản, nhu cầu nhập khẩu cũng như tiêu dùng tôm của người dân nước này phụ thuộc rất lớn vào những chuyển biến tích cực của nền kinh tế. Do vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam vào thị trường này sẽ khó có thể tăng mạnh trong năm 2010. Thêm nữa, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU sẽ trở nên khó khăn hơn khi khi quy định IUU bắt đầu đi vào thực tiễn từ 2010 (Cụ thể theo quy định số 1005/2008 ngày 29/9/2008 của Hội đồng châu Âu, từ ngày 1/1/2010, EU yêu cầu tất cả lô hàng hải sản khai thác phải có giấy chứng nhận khai thác hợp pháp, nếu thiếu sẽ không được phép xuất vào EU). Trước những xu hướng trên, Agromonitor dự báo, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2010 sẽ chỉ tăng dưới 4% so với năm 2009. 2.3. Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu thủy sản. 2.3.1 Giới thiệu chung WTO Ngày 07 tháng 11 năm 2006, sau gần 12 năm đàm phán tại Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào WTO. Đây là một thành công to lớn, là sự kiện trọng đại của lịch sử thương mại và ngoại giao của Việt Nam, là một cột mốc quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhằm góp phần tìm hiểu về Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt về cơ cấu tổ chức, chức năng và nguyên tắc hoạt động của WTO.  WTO là tổ chức thương mại quy mô toàn cầu, được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1995, hiện có 150 Thành viên (Việt Nam là thành viên thứ 150). Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), được 23 quốc gia ký kết vào năm 1947 nhằm tăng cường giao lưu thương mại giữa các quốc gia thông qua việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ ở mỗi nước thành viên. Trong lịch sử gần 50 năm của mình, GATT đã tổ chức được 8 vòng đàm phán đa phương về thương mại. Vòng thứ 8 diễn ra từ năm 1986 đến năm 1994 tại Marrakesh thủ đô của Marocco (còn gọi là Vòng đàm phán Uruguay và Hiệp định thành lập WTO còn gọi là Hiệp định Marrakesh) nội dung là cải tổ GATT để lập ra một định chế thương mại toàn cầu mới có tên là Tổ chức Thương mại thế giới, viết tắt là WTO.  2.3.2 Cam kết của Việt Nam đối với WTO liên quan đến xuất khẩu thủy sản. Hầu hết các nước thành viên của WTO là thành viên trươc đây của GATT và các nước này đã kí vào sắc luật cuối cùng của vòng đàm phán Urugoay và đàm phán kí kết mở cửa thị trường ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSản xuất và xuất khẩu thủy sản của nước ta - thực trạng và giải pháp phát triển.doc
Tài liệu liên quan