Khóa luận Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1. Tính cấp thiết của đề tài: 6

2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7

2.1. Ý nghĩa khoa học 7

2.2. Ý nghĩa thực tiễn 8

3. Mục đích nghiên cứu 8

4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 8

5. Đối tượng - khách thể - phạm vi nghiên cứu. 9

5.1. Đối tượng nghiên cứu: 9

5.2. Khách thể nghiên cứu: 9

5.3. Phạm vi nghiên cứu 9

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 9

6.1. Phương pháp luận 9

6.2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học 10

7. Giả thuyết nghiên cứu 12

8. Khung lý thuyết 13

9. Khả năng đóng góp của khóa luận 14

10. Bố cục của khóa luận 15

PHẦN NỘI DUNG 16

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 16

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 16

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 17

1.2.1. Cơ sở lý luận 17

1.2.2. Căn cứ thực tiễn 18

1.3. Những khái niệm công cụ 19

1.3.1. Khái niệm về sự tác động 19

1.3.2. Khái niệm chính sách xã hội. 19

1.3.3. Đảm bảo xã hội 22

1.3.4. Ưu đãi xã hội 22

1.3.5. Đời sống xã hội 23

1.3.6. Liệt sỹ và gia đình liệt sĩ 23

1.3.7. Thương binh và gia đình thương binh 23

1.3.8. Chính sách đối với gia đình thương binh liệt sĩ và Người có công 24

1.3.9. Khái niệm thu nhập 25

1.3.10. Khái niệm nghèo 25

1.3.11. Khái niệm thị trường và nền kinh tế thị trường 25

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở HUYỆN VĂN QUAN TỈNH LẠNG SƠN, NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 27

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 27

2.2. Những nghiên cứu thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. 30

2.2.1. Đảng bộ và chính quyền Huyện Văn Quan đã từng bước thực hiện kịp thời chính sách xã hội đối với các gia đình thương binh liệt sỹ. 30

2.2.1.1. Khái quát về tình hình gia đình thương binh liệt sĩ ở huyện Văn Quan 31

2.2.1.2. Chính sách ưu đãi xã hội đối với đời sống gia đình thương binh liệt sĩ ở Văn Quan. 32

2.2.2. Chính sách xã hội đã tác động rất lớn đến thực trạng đời sống gia đình thương binh, liệt sỹ ở huyện Văn Quan. 44

2.2.2.1. Đời sống vật chất. 44

2.2.2.2. Đời sống tinh thần 47

2.2.3. Việc thực hiện chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sỹ vẫn còn nhiều bất cập, nhiều gia đình thương binh liệt sĩ còn gặp khó khăn trong cuộc sống nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay 48

2.3. Kết luận. Những kiến nghị và giải pháp 53

2.3.1. Kết luận 53

2.3.2. Kiến nghị và giải pháp 54

2.3.2.1. Kiến nghị và giải pháp chung: 54

Trước hết mọi ngành mọi cấp cần nhận thức: 54

2.3.2.2. Kiến nghị đối với địa phương 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

 

 

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh liệt sĩ trở thành công việc thường xuyên của xã hội. Tuy vậy với yêu cầu to lớn của công việc này, chúng ta còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, phải tiếp tục hoàn thiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công phải tổ chức thực hiện mọi ngành, mọi cấp. 2.2.1.1. Khái quát về tình hình gia đình thương binh liệt sĩ ở huyện Văn Quan Với truyền thống quật cường của dân tộc, một đất nước yêu chuộng hòa bình, nhân dân Việt Nam đã chiến đấu và chiến thắng hai kẻ thù là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành được độc lập tự do cho dân tộc. Chiến tranh đi qua, để lại một hậu quả tàn khốc, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh, hàng chục vạn người đã để lại chiến trường một phần xương máu. Hòa chung với khí thế quật cường của dân tộc, nhân dân huyện Văn Quan đã góp sức cùng đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh chiến thắng kẻ thù. Trong số những người con ra đi vì Tổ quốc, đã có hàng ngàn người nằm lại ở chiến trường. Trong tổng số 11.186 hộ gia đình của toàn huyện thì số hộ chính sách đã lên tới con số 732 chiếm 6,54% tổng số dân trong địa bàn. Trong số những hộ chính sách đó có 662 hộ gia đình thương binh, liệt sĩ chiếm 5,92% hộ gia đình trong toàn huyện. Để hiểu thêm cơ cấu hộ gia đình thương binh, liệt sĩ trong cơ cấu hộ gia đình chính sách ta có thể phân tích qua biểu đồ sau: Biểu đồ: Cơ cấu gia đình thương binh, liệt sĩ trong cơ cấu hộ gia đình thuộc diện chính sách (toàn huyện Văn Quan) (Nguồn: Số liệu khảo sát tại UBND huyện Văn Quan) Qua biểu đồ trên ta thấy, số hộ gia đình liệt sĩ gồm 552 hộ chiếm 75,4% tổng số hộ thuộc diện chính sách ưu đãi của toàn huyện. Cùng với hộ gia đình liệt sĩ có: 110 hộ gia đình thương binh, chiếm 15,02%. Đây là những hộ gia đình đang từng ngày, từng giờ vật lộn với cuộc sống đầy khó khăn. Ngoài ra, còn có 70 hộ gia đình chính sách khác, chiếm 9,56% như hộ gia đình hoạt động trước cách mạng tháng tám năm 1945, hộ gia đình có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, … Ngày nay, chúng ta-những người đang hưởng thành quả của cách mạng phải có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ những gia đình thiếu hụt đi lên hòa nhập với cuộc sống đời thường. Những hộ gia đình đó là những hộ gia đình chịu nhiều thiệt thòi và mất mát. 2.2.1.2. Chính sách ưu đãi xã hội đối với đời sống gia đình thương binh liệt sĩ ở Văn Quan. 2.2.1.2.1. Chính sách ưu đãi xã hội đối với đời sống gia đình liệt sĩ (1) Vài nét về cơ cấu liệt sĩ và gia đình liệt sĩ: Chiến tranh chấm dứt, hòa bình lập lại, đất nước thống nhất nhưng những tổn thương chiến tranh không thể hàn gắn một sớm một chiều. Không có sự mất mát nào to lớn hơn sự mất mát hy sinh về con người. Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cùng chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, huyện Văn Quan có 564 liệt sĩ hi sinh trong các thời kỳ để minh chứng cho sự mất mát này, chúng ta xem xét bảng số liệu cơ cấu liệt sĩ qua các thời kỳ. Bảng 1: Cơ cấu liệt sĩ qua các thời kỳ STT Đối tượng Thời kỳ Số liệu Tỷ lệ % Ghi chú 1 Liệt sĩ chống Pháp 51 9,05 2 Liệt sĩ chống Mỹ 410 72,67 3 Liệt sĩ chiến tranh biên giới 103 18,28 Tổng 564 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 của Phòng Nội vụ-LĐ-TB&XH huyện Văn Quan) Qua bảng số liệu trên ta thấy toàn huyện có 564 liệt sĩ, chiếm 0.99% dân số toàn huyện. Trong đó có 51 liệt sĩ hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chiếm 9,05% tổng liệt sĩ của toàn huyện. Thân nhân của liệt sĩ trong thời kỳ chống Pháp giờ đây tuổi đã già yếu, con của liệt sĩ giờ đã trưởng thành và là lực lượng lao động đông đảo của đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước phải luôn quan tâm tới nhóm thân nhân này. Trong hơn 20 năm chống Mỹ, Văn Quan có 410 liệt sĩ, chiếm 72,6% số liệt sĩ của toàn huyện. Khi chiến tranh chấm dứt, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, toàn huyện có 103 người con hy sinh, chiếm 18,28%. Số liệt sỹ này mới hy sinh trong những năm gần đây, những thân nhân của liệt sỹ còn rất trẻ, họ là những người đang trong độ tuổi lao động, con cái của họ đang trong độ tuổi đi học, do đó Đảng và Nhà nước phải có những chính sách ưu đãi làm cho họ tin tưởng vào sự nghiệp chung của đất nước. Khi xem xét về tình hình thương binh và liệt sỹ ở huyện Văn Quan ta thấy rõ cơ cấu gia đình liệt sỹ thể hiện như sau: Bảng 2: Cơ cấu phân loại gia đình liệt sỹ. STT Địa bàn Loại gia đình liệt sỹ Số liệt sĩ Tỷ lệ % Ghi chú 1 Gia đình có 01 con là liệt sỹ 540 97,82 2 Gia đình có 02 con là liệt sỹ 12 2,18 Tổng 552 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 của PhòngNội vụ-LĐ-TB&XH huyện Văn Quan) Qua bảng số liệu trên, tổng số hộ gia đình liệt sỹ trong huyện là 522. Trong đó hộ gia đình có 01 con là liệt sỹ chiếm 97,82%, gia đình có 02 con là liệt sỹ chiếm 2,18%. Thông qua cơ cấu liệt sỹ qua các thời kỳ và cơ cấu phân loại liệt sỹ, chúng ta phần nào bù đắp được những thiệt hại và mất mát của gia đình liệt sỹ. (2) Trợ cấp tuất của thân nhân liệt sỹ Thương binh, liệt sỹ là những người vì sự nghiệp chung của Tổ quốc hy sinh gia đình và bản thân mình nên Đảng và Nhà nước cùng toàn thể nhân dân có trách nhiệm và bổn phận bù đắp thiệt thòi cho họ, để họ có cuộc sống yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, có mức sống ngang bằng với mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Hàng tháng, thân nhân liệt sỹ được hưởng mức trợ cấp nhất định để đảm bảo cuộc sống gia đình. Nghị định 32/2007/NĐ-CP ngày 02/3/2007 qui định với bản thân liệt sỹ, khi hy sinh được trợ cấp tiền mai táng phí và một khoản tiền khác trong tổ chức tang lễ. Cụ thể: gia đình liệt sỹ được hưởng tiền trợ cấp tuất một lần 3.000.000đ/người. Đối với thân nhân liệt sỹ như bố, mẹ đẻ (kể cả người có công nuôi liệt sỹ), vợ hoặc chồng của liệt sỹ, con của liệt sỹ dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi vẫn còn đi học. Tất cả thân nhân liệt sỹ có đủ điều kiện trên được hưởng mức trợ cấp tuất hàng tháng là 470.000đ/người/tháng. Đặc biệt, thân nhân cô đơn không nơi nương tựa hoặc con mồ côi cả cha lẫn mẹ đều được hưởng mức trợ cấp là 794.000đ/người/tháng. Văn Quan với tổng số 476 thân nhân liệt sỹ, đây là đối tượng đang được hưởng chính sách ưu đãi xã hội. Để hiểu thêm về số lượng thân nhân được hưởng chính sách ưu đãi được thể hiện qua kết quả khảo sát sau: Bảng 3: Phân loại thân nhân được hưởng chế độ tuất STT Số lượng Chế độ Số thân nhân Tỷ lệ % Ghi chú 1 Chế độ tuất cơ bản 354 73,37 2 Chế độ tuất nuôi dưỡng 5 1,05 3 Chế độ thờ cúng một lần 117 24,58 Tổng 476 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 của Phòng Nội vụ-LĐ-TB&XH huyện Văn Quan) Qua khảo sát ta thấy: Số thân nhân liệt sỹ được hưởng chế độ hàng tháng là 470.000đ chiếm 74,37% và có 5 thân nhân liệt sỹ được hưởng chế độ tuất nuôi dưỡng là 794.000đ chiếm 1,05%, có 117 thân nhân được hưởng chế độ thờ cúng một lần là 600.000đ, chiếm 24,58%. Những khoản trợ cấp ưu đãi xã hội không những mang ý nghĩa tinh thần mà còn phần nào bù đắp về vật chất, giúp cho gia đình liệt sỹ bớt những khó khăn trong cuộc sống. Mẹ Nông Thị L - Mẹ Liệt sĩ ở xã Tri Lễ đã tâm sự với chúng tôi: “... Trước đây mẹ ở với con dâu trong một căn nhà tranh cạnh chợ, tiện nghi sinh hoạt trong nhà không có gì đáng giá. Mùa đông không có chăn đắp đủ ấm. Bây giờ mẹ đã được sống trong căn nhà tình nghĩa xây dựng khang trang. Trong nhà có ti vi, giường tủ, bàn ghế chắc và đẹp, chăn ấm... Thật sướng quá, mẹ càng thấy khoẻ ra” (Trích phỏng vấn sâu số 1). (3) Chính sách ưu đãi về y tế, chăm sóc sức khỏe Sức khỏe là yếu tố quan trọng đối với mỗi người, thân nhân liệt sỹ là những người chịu nhiệt thiệt thòi về vật chất cũng như tinh thần, để bù đắp những thiệt thòi đó, Đảng, Nhà nước ta đã có chính sách ưu đãi về y tế, chăm sóc sức khỏe cho thân nhân liệt sỹ. Tất cả những thân nhân liệt sỹ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ đang hưởng trợ cấp hàng tháng đều được cấp sổ bảo hiểm y tế, khám bệnh định kỳ và được cấp phát thuốc miễn phí. Theo kết quả điều tra thì có 100% thân nhân liệt sỹ trong huyện đều được cấp sổ bảo hiểm y tế. Hàng năm đến ngày 27/7, những thân nhân liệt sỹ đều được trung tâm y tế của huyện khám sức khỏe định kỳ và cấp phát thuốc miễn phí. Điều đó, phần nào an ủi và bù đắp được những mất mát đau thương của bản thân và gia đình liệt sỹ. Để thực hiện tốt hơn nữa chính sách chăm sóc sức khỏe, chúng ta phải hiểu thêm tình trạng sức khỏe của thân nhân liệt sỹ. Qua khảo sát về tình trạng sức khỏe của thân nhân chủ yếu của liệt sỹ (bố, mẹ già) ở huyện Văn Quan thu được kết quả sau: Bảng 4: Tình trạng sức khỏe của thân nhân liệt sỹ Mức độ Đối tượng Thường xuyên ốm (%) Thỉnh thoảng ốm Thân nhân chủ yếu của liệt sỹ 56,67% 43,33% (Báo cáo Tổng kết năm 2007 của Phòng Nội vụ-LĐ-TB&XH huyện Văn Quan) Qua bảng số liệu trên ta thấy, số thân nhân chủ yếu của liệt sỹ là vợ, bố mẹ già thường xuyên ốm chiếm 56,67%, những thân nhân thỉnh thoảng ốm chiếm 43,33%. Đây là nhóm thân nhân có tuổi già sức yếu nên tình trạng sức khỏe không ổn định. Đối tượng này cần được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo hiểm y tế. Thực hiện tốt chính sách này là thể hiện truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”. Tinh thần, thái độ nhiệt tình của y, bác sỹ cũng là điều quan trọng tác động đến đời sống tinh thần của thân nhân liệt sỹ, đó là sự tác động quyết định. Ví dụ khi khám chữa bệnh, bệnh nhân cảm nhận được sự nhiệt tình của người chăm sóc, họ cảm thấy tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vào chế độ xã hội chủ nghĩa. (4) Chính sách ưu đãi giáo dục Để bù đắp những thiệt thòi của thân nhân liệt sỹ, Đảng và Nhà nước đã ban hành chế độ ưu đãi giáo dục đối với con em liệt sỹ và Phòng Nội vu-Lao động-TB và Xã hội huyện Văn Quan đã làm tốt về vấn đề này. Con liệt sỹ khi theo học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học được miễn học phí và miễn các khoản xây dựng trường sở, được ưu tiên trong tuyển sinh và tốt nghiệp, được trợ cấp mỗi năm học một lần với mức 60.000đ với học sinh mầm non, 90.000đ với học sinh trung học cơ sở, 120.000đ với học sinh phổ thông trung học. Con liệt sỹ khi học các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, dự bị đại học được ưu tiên trong xét tuyển. Trong 5 năm qua toàn huyện có 8 cháu được xét đi học, có 2 cháu học đại học đã có việc làm. Số còn lại đang tiếp tục học cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, tạo điều kiện sau này có công ăn việc làm ổn định, đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình. Ngoài việc xét tuyển các cháu còn được trợ cấp một lần 150.000đ, khi học trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trợ cấp 180.000đ khi học cao đẳng và đại học. Học sinh và sinh viên là con liệt sỹ được hưởng mức trợ cấp 100.000đ/tháng. (5) Chính sách miễn giảm thuế/đất, thuế/nông nghiệp. Thu nhập chính của người dân huyện Văn Quan là từ sản xuất nông nghiệp. Đời sống của người nhân dân trong những năm gần đây có nhiều thay đổi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong cơ chế thị trường, chính sách ưu tiên phần đất tốt và miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho thân nhân chủ yếu của liệt sỹ phần nào giải quyết những khó khăn đó. Theo quy định, những thân nhân là bố, mẹ liệt sỹ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ được miễn 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp. Trong 2 năm 2001-2002, toàn huyện đã phối hợp với các ngành thực hiện xét miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho đối tượng thuộc diện chính sách với tổng số 540 hộ và số thuế đề nghị miễn giảm là 8.947 tấn thóc đó là sự ưu đãi lớn của địa phương đối với đối tượng này. (6) Chính sách ưu đãi về nhà ở Trong 5 năm qua, với nguồn đóng góp quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, huyện Văn Quan đã làm mới và nâng cấp 4 ngôi nhà tình nghĩa, và sữa chữa lại cho 30 nhà với số tiền hơn 100 triệu đồng, xây thêm một nhà mới với kinh phí là 32.123.450đ. Các tổ chức chính trị - xã hội còn đóng góp hàng ngàn ngày công giúp đỡ gia đình liệt sỹ. Ngoài số tiền hỗ trợ làm nhà và sữa chữa nhà tình nghĩa, những năm qua quỹ cấp huyện cũng như cấp xã đã trích 5 triệu đồng tặng 40 sổ tình nghĩa cho các đối tượng chính sách. (7) Ưu tiên trong vay vốn giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Trong những năm qua, để giải quyết việc làm cho con em các dân tộc trên địa bàn nói chung, con em các gia đình liệt sỹ nói riêng đã có nhiều tiến bộ. Ngoài việc tổ chức học nghề ở Trung tâm giáo dục thường xuyên, trạm khuyến nông huyện mở các lớp tập huấn với tổng số 120 người tham gia, nhiều hộ tổ chức vay vốn sản xuất, chăn nuôi tăng gia phát triển kinh tế vườn rừng trong các dự án 120 có 2 dự án của 2 gia đình chính sách tạo công ăn việc làm cho đối tượng và con em họ từng bước ổn định cuộc sống và trở thành hộ khá. Ví dụ: Hộ gia đình anh Triệu Văn Liên (con liệt sĩ), năm 2007 đã có thu nhập trên 120.000.000đ xây được nhà, mua sắm được những vật dụng sinh hoạt trong gia đình. 2.2.1.2.2. Chính sách ưu đãi xã hội đối với đời sống gia đình thương binh (1) Đôi nét về thương binh và gia đình thương binh Thương binh khi trở về cuộc sống đời thường họ mang bao thương tật và di chứng của chiến tranh trải qua các cuộc kháng chiến toàn huyện Văn Quan có 110 thương binh các hạng. Để hiểu thêm về cơ cấu thương binh, ta xem xét cơ cấu xếp hạng theo mức độ thương tật. Bảng 5: Cơ cấu thương binh theo tỉ lệ thương tật trong toàn huyện Văn Quan. STT Tổng số Phân hạng Số thương binh Tỷ lệ 1 Thương binh hạng 1 3 2,72 2 Thương binh hạng 2 18 16,3 3 Thương binh hạng 3 14 12,7 4 Thương binh hạng 4 75 68,2 Tổng 110 100 (Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2007 của phòng Nội vụ - LĐ -TB&XH huyện Văn Quan) Qua bảng số liệu trên ta thấy, thương binh hạng 1 chiếm 2,72%. Đây là nhóm thương binh có vết thương nặng, bản thân không có khả năng lao động tạo thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. Thương binh hạng 2 chiếm 16,3%, thương binh hạng 3 chiếm 12,7%, thương binh hạng 4 chiếm 68,2% trong tổng số thương binh của toàn huyện. Nhóm thương binh hạng 2, hạng 3 và hạng 4 vẫn còn khả năng lao động tạo thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. Nếu Đảng và Nhà nước hỗ trợ về vốn, kinh nghiệm sản xuất thì nhóm thương binh này sẽ có điều kiện tốt hơn để tham gia lao động sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình. Khi được phỏng vấn về vấn đề này, ông Chu Quốc Tài cán bộ Văn hoá Xã hội xã Tú Xuyên cho biết: “Cần có chính sách vay vốn ưu đãi để những gia đình trên có điều kiện phát triển kinh tế, họ có vốn tự mở rộng sản xuất. Mặt khác nhà nước cũng nên có kinh phí để tạo điều kiện cho họ được đi thăm quan đây đó, một mặt để nâng cao tầm hiểu biết về các địa phương và học được cách thức làm ăn mở rộng phát triển kinh tế tăng thêm thu nhập.” (Bảng phỏng vấn sâu số 3). Khi xem xét tình hình sức khỏe và khả năng lao động của thương binh ta thường xem cơ cấu tuổi của thương binh. Bảng 6: Cơ cấu tuổi của thương binh (Qua khảo sát số liệu ở các xã, thị trấn huyện Văn Quan) STT Số thương binh Tuổi Số thương binh Tỷ lệ % Ghi chú 1 40-50 35 31,8 2 51-60 68 61,8 3 61 trở lên 7 6,36 Tổng 110 100 (Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2007 của phòng Nội vụ - LĐ - TB & XH huyện Văn Quan) Qua bảng số liệu trên ta thấy thương binh trong độ tuổi từ 40-50 chiếm 31,8% đây là nhóm thương binh đang độ tuổi lao động khi trở về cuộc sống đời thường, họ là trụ cột chính trong gia đình, sức khỏe không ổn định, gây nên những khó khăn trong sinh hoạt và trong lao động sản xuất, ngoài ra, nhóm thương binh này còn hạn chế nhiều kinh nghiệm sản xuất nên Đảng và Nhà nước ta cần tạo điều kiện thuận lợi cho thương binh tính tích cực tham gia hoạt động lao động sản xuất. Thương binh có độ tuổi từ 51 đến 60 chiếm 61,8%, nhóm thương binh có độ tuổi trên 61 chiếm 6,36%, thương binh trong nhóm này là những người già cả sức khỏe yếu kém. Ở độ tuổi này, thương binh cần sự chăm sóc chu đáo của gia đình, chính quyền địa phương. Mục tiêu của chính sách xã hội là hướng đến con người và cuộc sống hạnh phúc của con người. Thông qua cơ cấu tuổi của thương binh, chúng ta thấy được tình trạng sức khỏe của họ, qua đó Đảng và Nhà nước hoạch định những chính sách ưu đãi xã hội phù hợp để giúp thương binh tự vươn lên trong cuộc sống. Ở đây, chính sách không đồng nghĩa với việc cung cấp hỗ trợ về vật chất, tạo cho họ tính thụ động, trông chờ mà chính sách xã hội giúp cho thương binh và gia đình của họ những phương hướng và tiền đề để họ vươn lên bằng chính nội lực của bản thân mình. (2) Chính sách trợ cấp ưu đãi hàng tháng Mọi chính sách xã hội cũng như chế độ ưu đãi với thương binh đều dựa trên mức độ thương tật và tình trạng sức khỏe của thương binh. Theo quy định thì tất cả những thương binh mất sức lao động từ 21% trở lên do hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền xác định đều được hưởng các chính sách xã hội. Tuy nhiên, mức độ thụ hưởng các chính sách xã hội cũng như các chế độ ưu đãi của nhóm thương binh là khác nhau. Cụ thể mức độ trợ cấp thương tật hàng tháng của thương binh được tính theo tỷ lệ mất sức lao động. Ví dụ thương binh mất 21% sức lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 317.000,đ. Sau đó cứ giảm dần 1% sức lao động thì được hưởng trợ cấp 1% mức lương quy định. Trường hợp khi bị thương có mức trợ cấp cao hơn mức lương quy định thì ngoài trợ cấp hàng tháng còn được trợ cấp thêm một khoản tiền từ một đến bốn tháng lương khi bị thương, tùy theo mức độ mất sức lao động. Tỷ lệ mất sức lao động trợ cấp một lần được tính như sau: Bảng 7: Tỷ lệ mức độ mất sức lao động với mức trợ cấp một lần STT Mức độ mất sức lao động Mức trợ cấp một lần 1 Từ 21%-40% sức lao động 1 tháng lương khi bị thương 2 Từ 41%-60% sức lao động 2 tháng lương khi bị thương 3 Từ 61%-80% sức lao động 3 tháng lương khi bị thương 4 Trên 81% sức lao động trở lên 4 tháng lương khi bị thương (Nguồn: Nghị định Chính phủ) Những thương binh có tỉ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên về sống ở gia đình thì người phục vụ được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là 470.000đ, bản thân thương binh đó được trợ cấp thêm 238.000,đ. Nếu thương binh đó có vết thương đặc biệt nặng thì người phục vụ được hưởng trợ cấp là 609.000đ/tháng và bản thân thương binh được hưởng thêm mức trợ cấp là 470.000đ/tháng. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh khi qua đời thì thân nhân của thương binh đó được hưởng mức trợ cấp tuất là 265.000đ và mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng là 1.015.000đ/tháng. Theo kết quả điều tra xã hội học thì toàn huyện Văn Quan có 2,72% thương binh hạng một được hưởng mức trợ cấp là 1.222.000đ/tháng. Thương binh loại 2 chiếm 16,3%, nhóm thương binh này được trợ cấp hàng tháng từ 920.000đ đến 1.117.000đ/tháng. Thương binh hạng 3 chiếm 12,7% mức trợ cấp hàng tháng của nhóm thương binh này là từ 619.000 đến 830.000đ/tháng. Thương binh hạng 4 chiếm 68,2% tổng số thương binh của toàn huyện. Mức trợ cấp hàng tháng của nhóm thương binh này là 317.000đ đến 543.000đ/tháng. Đối với nhóm thương binh hạng 3 và hạng 4, họ bị mất sức lao động nhưng nhóm thương binh này vẫn có khả năng lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất đem lại thu nhập cho gia đình cùng với khoản trợ cấp và khả năng lao động tự vươn lên, đời sống của nhóm thương binh này được cải thiện, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất cho gia đình họ. Điển hình như gia đình thương binh Hoàng Văn Chè, Lâu Văn Tương thương binh 3/4 xã Phú Xuyên đều là các hộ gia đình thương binh làm kinh tế giỏi, mỗi năm thu nhập trên 100.000.000đồng. Chính sách ưu đãi xã hội phải luôn đổi mới phù hợp với thực tế của người dân, ở đây cải thiện được mức trợ cấp hàng tháng của thương binh cũng chính là cải thiện đời sống của gia đình họ, chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ. (3) Chính sách ưu đãi về y tế, chăm sóc sức khỏe. Thương binh là nhóm người tàn tật, để phục hồi và chăm sóc sức khỏe cho thương binh, Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi y tế theo quy định thương binh, bệnh binh, những người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 21% trở lên được cấp sổ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh định kỳ không mất tiền. Đối với những thương binh do vết thương tái phát được chăm sóc, điều trị chu đáo, tận tình, khi chuyển viện lên tuyến tỉnh còn được hỗ trợ kinh phí để giảm bớt khó khăn cho gia đình. Theo điều tra thì số thương binh của toàn huyện đều được cấp sổ bảo hiểm y tế, ngoài việc ưu tiên, miễn giảm viện phí, khi điều trị tại bệnh viện, trạm xá, hàng năm ủy ban nhân dân huyện còn chỉ đạo việc khám bệnh cấp phát thuốc tại nhà định kỳ hai lần cho các đối tượng đặc biệt. Như vậy, qua đây ta thấy rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đời sống của thương binh và gia đình thương binh. (4) Chính sách ưu đãi về giáo dục Theo chế độ ưu đãi giáo dục đối với thương binh và con em thương binh quy định miễn học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường xã đối với con em thương binh mất sức lao động từ 61% trở lên, giảm 50% mức học phí và các khoản xây dựng trường sở với con em thương binh từ 21%-60% sức lao động. Học sinh là con của thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên khi học các trường mầm non, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học được ưu tiên trong tuyển sinh và xét tốt nghiệp được trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần … với mức trợ cấp khác nhau tùy theo từng đối tượng cụ thể được quy định tại nghị định 28/CP của Chính phủ. Chính sách ưu đãi giáo dục và đào tạo đối với con em thương binh thể hiện sự quan tâm chăm sóc của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách đãi ngộ này phần nào khắc phục được khó khăn đối với gia đình họ. Tuy nhiên, ở đây con em thương binh hạng 3 và hạng 4 chỉ được giảm 50% mức học phí, ngoài ra họ không được hưởng một khoản tiền trợ cấp nào khác, đó là một thiệt thòi đối với gia đình thương binh. Phải chăng đây là điều bất hợp lý của chính sách ưu đãi giáo dục. Việc sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tiễn của người dân là việc làm thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta. (5) Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp Theo quy định, thương binh hạng 1 và hạng 2 được miễn 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp, thương binh hạng 3 và hạng 4 được giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, các hộ gia đình chính sách nói chung và các gia đình thương binh nói riêng còn được ưu tiên chia phần đất rừng cũng như ruộng gần nhà và những phần đất tốt, nhằm tạo điều kiện cho các hộ có điều kiện chăm sóc, tăng gia sản xuất, tăng năng suất lao động cải thiện và nâng cao đời sống cho gia đình. Tuy nhiên đối với những thương binh thời chống Pháp nay tuổi đã cao, sức khỏe hạn chế, không còn khả năng lao động sản xuất, với khoản trợ cấp ít ỏi thì việc giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với thương binh hạng 3 và hạng 4 là một điều bất hợp lý của chính sách xã hội. Còn đối với thương binh thời kỳ chống Mỹ và chiến tranh biên giới thì chính sách này có tác dụng rất tích cực, bởi vì nhóm thương binh này đa số đang trong độ tuổi lao động, mà thương binh chống Mỹ chiếm tỷ lệ cao. (6) Chính sách ưu đãi về nhà ở - Thực hiện Nghị định số 91/1998/NĐ-CP ngày 09/11/1998 của Chính phủ ban hành kèm theo điều lệ xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Trong những năm qua phong trào này đã được toàn dân tham gia, các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội đã tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” là nhằm hỗ trợ vốn để sản xuất phát triển kinh tế gia đình hỗ trợ giúp các gia đình chính sách làm nhà ở, tu sửa nhà ở, hỗ trợ vốn để sản xuất phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ các đối tượng chính sách khi bị thiên tai hỏa hoạn … Trong 3 năm qua đã làm mới 4 ngôi nhà tình nghĩa, tu sửa nâng cấp 20 nhà với tổng số tiền gần 100 triệu đồng. Nhìn chung chính sách ưu đãi về nhà ở của huyện được Đảng bộ và chính quyền nhân dân rất quan tâm đến thương binh và các gia đình thương binh, sử dụng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đúng mục đích, gây được những tình cảm đặc biệt của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tóm lại, công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trước hết là do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới với quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Do đó chính sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ cũng được chú trọng bổ sung phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, hợp lòng dân, từng bước ổn định và nâng cấp mức sống của thương binh gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. 2.2.2. Chính sách xã hội đã tác động rất lớn đến thực trạng đời sống gia đình thương binh, liệt sỹ ở huyện Văn Quan. Trong những năm qua nhờ sự quan tâm ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta cũng như các chính sách ưu đãi đúng đắn đã góp phần to lớn vào việc ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của gia đình thương binh, liệt sỹ. Trong năm 2007 vừa qua, quân và dân huyện Văn Quan đã thực hiện thành công công tác thương binh - xã hội, giải quyết tồn đọng hồ sơ lưu, tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ cho các đối tượng chính sách. Ngoài ra nhờ các chính sách ưu đãi đúng đắn kịp thời, năm 2007 số hộ nghèo toàn huyện giảm đi đáng kể, từ 2.457 hộ nghèo xuống còn 2.387 hộ giảm 2,84% so với năm 2006. Như vậy, chính sách xã hội ngày càng có tác động quan trọng đối với đời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH20 (8).doc