Khóa luận Thẩm định dự án đầu tư của các Doanh nghiệp ngành Điện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 3

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH MBHK 3

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 3

1.1.2. Cơ cấu và bộ máy tổ chức của chi nhánh. 5

1.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh MBHK. 6

1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. 6

1.1.3.2. Hoạt động tín dụng. 9

1.1.3.3. Các hoạt động khác 11

1.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh. 12

1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN NGÀNH ĐIỆN TẠI MBHK. 13

1.2.1. Khái quát công tác thẩm định các dự án tại MBHK. 13

1.2.2. Công tác thẩm định dự án đầu tư các doanh nghiệp ngành Điện tại MBHK. 16

1.2.2.1. Đặc điểm của các dự án ngành Điện đề nghị vay vốn tại MBHK. 16

1.2.2.2. Tổ chức thực hiện thẩm định dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngành Điện. 23

1.2.2.3. Nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của các DN ngành Điện. 32

1.2.2.4. Thời gian thẩm định dự án: 45

1.2.2.5. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư các doanh nghiệp ngành Điện. 47

1.2.3. Minh họa cụ thể về Thẩm định dự án đầu tư “ Đường dây 220KV Nhơn Trạch – Nhà Bè” của Tổng công ty truyền tải Điện Quốc gia (NPT) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 56

1.2.3.1. Thẩm định chủ đầu tư và đơn vị được uỷ quyền vay vốn 57

1.2.3.2.Thẩm định dự án đầu tư. 66

1.2.3.3. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư “Đường dây 220kV Nhơn Trạch – Nhà Bè” 84

1.2.4. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư đối với các DN ngành Điện tại MBHK. 85

1.2.4.1. Những kết quả đạt được. 85

1.2.4.2. Những tồn tại trong thẩm định dự án ngành Điện. 90

1.2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại. 94

Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐỐI VỚI CÁC DN NGÀNH ĐIỆN TẠI MBHK TRONG THỜI GIAN TỚI 97

2.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH 97

2.1.1. Hoàn thiện chiến lược: 97

2.1.2. Tái cơ cấu mô hình tổ chức: 97

2.1.3. Củng cố Tổ chức – Nhân sự: 98

2.1.4. Tiếp tục hoàn thiện dự án công nghệ thông tin: 98

2.1.5. Phát triển quy mô MB: 98

2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CÁC DN NGÀNH ĐIỆN TẠI MBHK 98

2.2.1. Khai thác hiệu quả và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin. 99

2.2.2. Bổ sung số lượng, nâng cao thái độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ thẩm định. 101

2.2.2.1. Tuyển chọn nhân sự đầu vào có chất lượng cao 101

2.2.2.2. Giáo dục về nhận thức, tư cách đạo đức 102

2.2.2.3. Chuyên môn hoá hơn nữa trong công tác thẩm định. 103

2.2.2.4. Giải pháp khác. 105

2.2.3. Từng bước thực hiện chuyên môn hoá trong thẩm định dự án ngành Điện. 105

2.2.4. Hoàn thiện hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ - Corebanking (T24). 107

2.2.5. Hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thẩm định dự án. 107

2.2.6. Tăng cường công tác thẩm định sau dự án và công tác tư vấn chủ dự án qua kết quả thẩm định. 108

2.2.7. Một số giải pháp khác: 108

2.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN HỮU QUAN 108

2.3.1. Với chính phủ và các Bộ ngành liên quan. 108

2.3.2. Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các NHTM khác 109

2.3.3. Với Ngân hàng TMCP Quân Đội 110

2.3.4. Với khách hàng. 111

KẾT LUẬN 112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO’ 113

 

 

doc118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thẩm định dự án đầu tư của các Doanh nghiệp ngành Điện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ các dự án đầu tư phát triển tài sản cố định để phục vụ hoạt động kinh doanh, thì các dự án đầu tư Bất động sản và các dự án đầu tư ngành Điện đều là những dự án mang tính lâu dài. Do đó, việc vận dụng phương pháp dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là vô cùng quan trọng trong quá trình thẩm định tại MB. Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu… ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính khả thi của dự án. Tại MBHK chủ yếu sử dụng phương pháp sử dụng hệ số co giãn cầu và lấy ý kiến chuyên gia. Đặc biệt, với các dự án Điện, tuy việc kiểm tra cung cầu sản phẩm điện trên thị trường không khó, nhưng việc giá cả Điện trong tương lai lại chịu sự điều chỉnh của Nhà nước; chất lượng của công nghệ hay các yếu tố kỹ thuật của dự án là một việc khá khó khăn trong công tác thẩm định. Chính vì sự thiếu kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực của dự án, nên việc dự báo không thể chỉ phụ thuộc vào các kết quả tổng hợp thông tin của các cán bộ thẩm định, mà còn phải nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Hiện trong lĩnh vực Đầu tư Bất Động sản và Điện năng, MBHK cũng đã xây dựng được những mối quan hệ tốt với các nhà tư vấn chuyên nghiệp với lĩnh vực hoạt động này. Phương pháp triệt tiêu rủi ro Dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác, hoàn vốn thường rất dài, do đó có nhiều rủi ro phát sinh ngoài ý muốn chủ quan. Chính vì vậy, để đảm bảo tính vững chắc của dự án, cán bộ thẩm định của ngân hàng cũng như cán bộ thẩm định của cơ quan nhà nước thường dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động của rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án. Đối với các dự án ngành Điện tại MBHK, cán bộ thẩm định tại chi nhánh Hoàn Kiếm kết hợp với các cán bộ tái thẩm định và khối quản trị rủi ro Hội sở để đưa ra những dự đoán một số rủi ro có thể xẩy ra đối với các dự án ngành Điện như sau: Các rủi ro khi xây dựng nhà máy thủy điện Rủi ro về cơ chế chính sách: Giá bán điện phụ thuộc vào khung giá do Bộ Công Thương quy định. Công suất phát điện phụ thuộc vào sự điều tiết của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia . Các nhà máy điện nhỏ thường không được ưu tiên về giờ phát điện và giá mua điện. Rủi ro trong quá trình thi công: Vốn & nguồn vốn: Chi phí phát sinh tăng làm tăng tổng mức đầu tư ban đầu. Chủ đầu tư phải thu xếp nguồn vốn, thời gian thu xếp vốn dài sẽ gây ảnh hưởng tới tiến độ thi công. Đối với các dự án quy mô lớn, quy mô vốn góp lớn, việc đảm bảo tiến độ góp vốn của cổ đông thường gặp khó khăn. Điều kiện thi công: Gặp điều kiện bất lợi khi khoan thăm dò địa chất tại vị trí đặt nhà máy/đập/hầm, do đó phải chuyển hướng khoan thăm dò địa chất dẫn tới thay đổi thiết kế ban đầu. Nhà thầu thiếu vốn, năng lực thi công yếu hoặc không đủ nhân lực, không đủ máy móc thi công làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công. Điều kiện tự nhiên bất lợi: mưa lũ kéo dài gây sạt lở đường giao thông, gây ngập các hạng mục đang thi công, …khiến việc thi công bị đình trệ. Vướng mắc về đền bù, tái định cư Rủi ro cung ứng nguồn nguyên liệu: Về mùa khô lượng nước trên các sông giảm đáng kể làm giảm công suất phát điện của các nhà máy. Trong một số trường hợp, lượng nước không đủ để các nhà máy hoạt động. Rủi ro trong quá trình vận hành: Chi phí và thời gian sửa chữa, khắc phục sự cố như nước thấm qua thân đập, vỡ đường ống dẫn nước, … là rất lớn. Các rủi ro khi xây dựng nhà máy nhiệt điện dầu khí Rủi ro về cơ chế chính sách: Do phải mua điện với giá cao, EVN không ưu tiên mua công suất như nguồn thuỷ điện. Loại hình đầu tư BOT như trước đây đã không còn được khuyến khích do EVN phải cam kết cả về giá và sản lượng. Rủi ro trong quá trình thi công: Chậm tiến độ thi công so với kế hoạch ban đầu làm phát sinh tăng chi phí. Rủi ro về cung ứng nhiên liệu đầu vào: Gián đoạn nguồn cung: Do hàm lượng thủy ngân, lưu huỳnh cao có thể ảnh hưởng tới chất lượng dầu được khai thác cùng khí. Do đó, nhà khai thác khí có thể đóng bớt một số giếng khai thác khí làm giảm sản lượng khí cung cấp cho nhà máy. Giá dầu và khí phụ thuộc vào biến động giá trên thị trường thế giới. Rủi ro trong quá trình vận hành: Thời gian sửa chữa khi các tổ máy phát sinh sự cố kéo dài, gây sụt giảm đáng kể sản lượng điện .Một số loại rủi ro bắt buộc phải có biện pháp xử lý như: đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng. Trong thực tế, biện pháp phân tán rủi ro quen thuộc nhất là bảo lãnh của ngân hàng, bảo lãnh của doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và uy tín, thế chấp tài sản. Để tránh tình trạng thế chấp tài sản nhiều lần khi vay vốn nên thành lập Cơ quan đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm. Rủi ro đối với các dự án đầu tư truyền tải & phân phối Điện Rủi ro trong quá trình thi công: Vướng mắc về đền bù, tái định cư; Điều chỉnh quy hoạch; Giá vật tư, thiết bị phát sinh tăng. Rủi ro trong quá trình vận hành: Thiên tai như mưa lũ gây ngập trạm biến áp, sạt lở móng cột, đổ cột điện, xảy ra sự cố chập điện, đứt đường dây, …. Tốc độ tăng trưởng phụ tải lớn dẫn đến tình trạng quá tải của các đường dây dẫn do đó phải thường xuyên duy tu, sửa chữa và thời gian nâng cấp đường dây ngày càng ngắn. Nhiều khu vực chỉ có 1 đường dây và 1 trạm biến áp nên khi xảy ra sự cố hoặc phải sửa chữa thiết bị gây tình trạng mất điện trên diện rộng. 1.2.3. Minh họa cụ thể về Thẩm định dự án đầu tư “ Đường dây 220KV Nhơn Trạch – Nhà Bè” của Tổng công ty truyền tải Điện Quốc gia (NPT) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN Tên dự án : Đường dây 220kV Nhơn Trạch – Nhà Bè Chủ đầu tư : Tổng công ty truyền tải điện QG – Tập đoàn điện lực Việt Nam Tổ chức tư vấn dự án: Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 2 Địa điểm xây dựng: Trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai, huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè – TP Hồ Chí Minh. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng: Xây dựng đường dây 220kV 2 mạch Nhơn Trạch – Nhà Bè dài 15,90km từ điểm cuối của công trình Đầu nối Nhà máy điện Nhơn Trạch – Giai đoạn 1 đến Trạm biến áp 220kV Nhà Bè. Loại, cấp công trình: Công trình năng lượng, đường dây và trạm biến áp 220kV, cấp 2. Nguồn vốn đầu tư: Vốn đầu tư xây dựng do EVN phân bổ hàng năm Tổng mức đầu tư theo QĐ phê duyệt số 2786/QĐ-EVN-TĐ của EVN ngày 17/12/2007: 84.699 triệu đồng. Tổng mức đầu tư của Công trình: 84.699 triệu đồng (Theo thiết kế kỹ thuật của Công ty CP tư vấn xây dựng điện 2 tháng 6/2008) Trong đó: Chi phí xây dựng 60.534 triệu đồng Chi phí thiết bị 8.153 triệu đồng Chi phí đền bù GPMB (theo phê duyệt) 2.814 triệu đồng Chi phí Ban QLDA 1.110 triệu đồng Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 3.964 triệu đồng Chi phí khác 6.441 triệu đồng Chi phí dự phòng 1.650 triệu đồng ( Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án “Đường dây 220kV Nhơn Trạch – Nhà Bè” ) 1.2.3.1. Thẩm định chủ đầu tư và đơn vị được uỷ quyền vay vốn THẨM ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ: TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA (NPT) Thẩm định tư cách pháp nhân của chủ đầu tư. Địa chỉ trụ sở: 885 Đường Hồng Hà - Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0104003204 so Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 06/05/2008. Quyết định thành lập số: 223/QĐ-EVN do Chủ tịch Tập đoàn điện lực Việt Nam ký ngày 11/04/2008. Vốn điều lệ: 7.200 tỷ đồng (Bảy nghìn, hai trăm tỷ đồng) Điện thoại: (84-4) 22204444 Fax: (84-4) 22204455 Người đại diện pháp lý: Ông Nguyễn Hà Đông Chức vụ: Tổng Giám đốc CMND số 200997174 do Công an Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 12/12/1997. NPT được thành lập ngày 11/04/2008 trên cơ sở tổ chức lại các Công ty truyền tải điện 1, 2, 3, 4 và các Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc, BQLDA miền Trung và BQLDA miền Nam. NPT là Công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. NPT có tư cách pháp nhân, con dấu, có Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. NPT được thành lập nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định và tin cậy; bảo đảm cung ứng điện cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội an ninh và quốc phòng cho đất nước; sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của NPT là quản lý vận hàng, sửa chữa, thí nghiệm lưới truyền tải điện; đầu tư, phát triển lưới truyền tải theo quy định; tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát thi công các công trình lưới điện và kinh doanh các ngành nghề khác. NPT có trách nhiệm đầu tư, tổ chức vận hành và quản lý hệ thống truyền tải điện từ 220KV đến 500KV của hệ thống điện quốc gia. Thẩm định năng lực quản lý và điều hành của Ban lãnh đạo NPT Tổng giám đốc Ông Nguyễn Hà Đông - Sinh năm 1956, là kỹ sư điện - Trước khi giữ chức vụ Tổng giám đốc NPT, ông Đông giữ chức vụ Giám đốc Công ty truyền tải điện 2 hơn 10 năm. - Ông Đông được EVN đánh giá là một cán bộ quản lý có năng lực quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh rất tốt. Phó Tổng Giám đốc phụ trách về đầu tư xây dựng Ông Trần Quốc Lẫm - Sinh năm 1958, là kỹ sư xây dựng - Trước khi công tác tại NPT, ông Lẫm giữ chức vụ Trưởng ban kinh tế dự toán của EVN trong 7 năm. - Ông Lẫm là người được EVN đánh giá có năng lực và nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng của ngành điện. Phó Tổng Giám đốc phụ trách về tài chính Ông Vũ Trần Nguyễn - Sinh năm 1963, là cử nhân tài chính kế toán - Giữ chức vụ Phó trưởng ban tài chính kế toán của EVN 5 năm trước khi về NPT - Ông Nguyễn là người có nhiều kinh nghiệm trong ngành Phó Tổng Giám đốc phụ trách về kỹ thuật. Ông Nguyễn Đức Cường - Sinh năm 1972, là tiến sỹ điện. - Trước khi công tác tại NPT, ông Cường giữ chức vụ Trưởng ban kỹ thuật của EVN. - Ông Cường là cán bộ có năng lực về hoạt động kỹ thuật trong ngành điện. Kế toán trưởng Ông Phạm Mạnh Biền - Sinh năm 1957, là cử nhân kinh tế tài chính - Ông Biền giữ chức vụ trưởng phòng tài chính Ban A miền Bắc 5 năm trước khi giữ chức vụ kế toàn trưởng NPT. - Ông Biền có kinh nghiệm về công tác kế toán và năng lực quản lý tài chính trong nhiều năm. Thẩm định các giai đoạn phát triển và uy tín của chủ đầu tư NPT Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN từ năm 2006 theo Quyết định số 48/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. EVN kinh doanh đa ngành. Trong đó, sản xuất, kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực là ngành nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo. Mục tiêu hoạt động của EVN thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: + Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; + Giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối; + Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Bên cạnh lĩnh vực sản xuất, phân phối và kinh doanh điện, thì lĩnh vực cơ khí điện lực và viễn thông công cộng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường. Những đơn vị như: Công ty CP Cơ khí Điện lực, Công ty CP Chế tạo Thiết bị Điện Đông Anh… hay EVN Telecom đã trở nên quen thuộc, đáp ứng một phần nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm cơ khí và dịch vụ viễn thông công cộng. Ngoài các lĩnh vực chính kể trên, cũng không ngừng phát huy thế mạnh của mình trên các lĩnh vực như: Tư vấn; nghiên cứu – đào tạo, tài chính – ngân hàng… Đây sẽ là những thế mạnh khác giúp EVN phát triển vững mạnh và toàn diện hơn. Nhằm định hướng cho quá trình phát triển ngành điện Việt Nam, ngày 5/10/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 176/2004/QĐ-TTG phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020. Theo đó, mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt Nam trong thời gian tới là: sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng, khí và than để phát triển cân đối nguồn điện; xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam; xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thuỷ điện Sơn La; nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử; đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối điện quốc gia; đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi; tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực. Dựa trên những mục tiêu phát triển đưa ra, chiến lược hoạt động của EVN trong thời gian tới là kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; trong đó, các ngành sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, cơ khí điện lực vẫn là những ngành kinh doanh chính, làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả Hiện nay, EVN có trên 90 các đơn vị thành viên, trong đó có 11 công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng, trong đó, có 3 công ty điện lực vùng và 8 công ty điện lực tỉnh, thành phố, các sở điện lực các tỉnh, Tổng Công ty Truyền tải Việt Nam và các đơn vị khác, trong đó có các đơn vị có quy mô lơn như: + Tổng công ty Truyền tải điện Quốc Gia + Công ty Điện lực 1 + Công ty Điện lực 2 + Công ty Điện lực 3 + Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội + Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh + 05 Công ty TNHH Một thành viên ở Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai và Công ty CP Điện lực Khánh Hòa… NPT được thành lập ngày 11/04/2008, là công ty TNHH MTV do tập đoàn Điện lực Việt Nam sở hữn 100% vốn điều lệ (4.500 tỷ đồng); song NPT chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2008, và là sự hợp nhất của 7 đơn vị thành viên bao gồm 3 Ban quản lý dự án các công trình điện Bắc, Trung, Nam và 4 đơn vị Truyền tải 1, 2, 3, 4. Với vai trò là Công ty mẹ, NPT chịu trách nhiệm đầu tư, tổ chức vận hành và quản lý hệ thống truyền tải điện từ 220KV đến 500KV của hệ thống điện quốc gia nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định và tin cậy; bảo đảm cung ứng điện cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội an ninh và quốc phòng cho đất nước; sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao. Theo thông tin thu thập được, sản lượng điện truyền tải trong năm 2008 (bao gồm cả sản xuất trong nước và mua ngoài) là: 73,7 tỷ Kwh (trong đó sản xuất trong năm: là 52,835 tỷ Kwh, mua ngoài là 20,865 tỷ Kwh). Theo giá truyền tải là 55đ/Kwh. Doanh thu của NPT trong năm 2008 theo số liệu chưa kiểm toán ước đạt 4.053,5 tỷ đồng. Hiện tại NPT đang đầu tư, tổ chức thi công và vận hành hơn 1.000 công trình với tổng mức đầu tư lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. Thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư:. Theo thông tin của Phòng QHKH – MBHK, Do đơn vị mới đi vào hoạt động tháng 7/2008 nên NPT không có báo cáo tài chính năm 2007. Hoạt động tài chính được tạm tính đến thời điểm 30/09/2008 như sau: BẢNG 1.10: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA NPT TÍNH ĐẾN 30/9/2008 Chỉ tiêu Tại thời điểm 30/09/2008 Tổng tài sản 25.981 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu 7.449 tỷ đồng Nợ phải trả 18.509 tỷ đồng Tổng Doanh thu 1.085 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế 143 tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo tài chính tháng 7, 8 , 9 của NPT) Tình hình quan hệ của NPT với các tổ chức tín dụng Theo Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) ngày 08/12/2008, NPT có quan hệ tín dụng với 1 tổ chức tín dụng là Công ty tài chính cổ phần Điện Lực. Dự nợ tại thời điểm hiện tại: 266.078 triệu đồng Là nợ vay dài hạn, đủ tiêu chuẩn. Như vậy, NPT là đơn vị mới thành lập và mới thiết lập quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Hiện tại toàn bộ dư nợ đều thuộc Nhóm 01. Kết luận: NPT tuy mới thành lập từ tháng 7/2008 với chức năng quản lý điều hành 7 đơn vị thành viên là các Ban quản lý dự án điện Bắc – Trung – Nam và 4 đơn vị truyền tải điện 1, 2, 3, 4, nhưng cho đến này sau gần 5 tháng đi vào hoạt động, NPT đã dần ổn định mô hình tổ chức, quy mô hoạt động và đạt kết quả kinh doanh tốt. Các cán bộ công nhân viên của NPT là những cán bộ giỏi, có năng lực điều hành và năng lực làm việc tốt từ trên Tập đoàn điện lực Việt Nam phân xuống và từ các ban quản lý cũng như các công ty truyền tải đưa lên nhằm xây dựng một bộ máy quản lý hoàn chỉnh của NPT. THẨM ĐỊNH ĐƠN VỊ ĐƯỢC NPT ỦY QUYỀN VAY VỐN: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN NAM (AMN) Thẩm định tư cách pháp nhân của đơn vị được ủy quyền AMN Địa chỉ trụ sở: Số 383 Bến Chương Dương - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh Quyết định thành lập số: 118/QĐ-NPT do Chủ tịch Tổng Công ty truyền tải điện Quốc Gia ký ngày 30/06/2008. Điện thoại: (84-4) 22204444 Fax: (84-4) 22204455 Người đại diện pháp lý: Ông Nguyễn Tiến Hải Chức vụ: Trưởng Ban AMN được thành lập năm 1995, là đơn vị trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam. Nay là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty truyền tải điện Quốc Gia (NPT). AMN có nhiệm vụ trực tiếp quản lý đầu tư xây dựng các dự án có cấp điện áp từ 110KV đến 500KV trên địa bàn các tỉnh, thành phố miền Nam với tổng mức đầu tư hàng năm bình quân 1.500 tỷ đồng . Trong vòng 10 năm qua, AMN đã quản lý điều hành và thực hiện đóng điện đưa vào vận hành 172 công trình, trong đó có 53 đường dây (tổng dung lượng 8.510,8MVA) giá trị các công trình đưa vào sử dụng hơn 1.138 tỷ đồng. Trong đó có 128 đường dây 110KV; hơn 40 đường dây 220KV và 02 trạm biến áp 500KV, đáp ứng tốt nhu cầu cung ứng điện năng cho toàn miền. Thẩm định các giai đoạn phát triển và uy tín của AMN Từ năm 1995 đến nay, với nhiệm vụ Tập đoàn điện lực Việt Nam giao AMN đã quản lý điều hành và thực hiện đóng điện đưa vào vận hành 172 công trình, trong đó có 53 đường dây (tổng dung lượng 8.510,8MVA) giá trị các công trình đưa vào sử dụng hơn 1.138 tỷ đồng. Trong đó có 128 đường dây 110KV; hơn 40 đường dây 220KV và 02 trạm biến áp 500KV, đáp ứng tốt nhu cầu cung ứng điện năng cho toàn miền. Với khẩu hiệu xây dựng Ban A miền Nam “trong sáng, uy tín và hiệu quả”, cùng cách nhìn nhận, đánh giá lại và từng bước đổi mới phương pháp điều hành. Từ đầu năm 2001 đến tháng 6/2002, bằng sự nỗ lực của mình, Ban đã góp phần quyết định trong việc đưa ngành điện phía Nam từ chỗ bị động sang thế chủ động, cung cấp điện ổn định, giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, tăng cường độ tin cậy của hệ thống; đáp ứng cơ bản nhu cầu về điện của nền kinh tế và đời sống nhân dân, đảm bảo cung cấp điện chất lượng, liên tục, kịp thời đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế cho TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam. Chỉ tính trong 5 năm 2001-2005, Ban đã tổ chức nghiệm thu đóng điện đưa vào vận hành 102 công trình, bằng 182,2% của 5 năm 1995-2000 (trong đó có 35 công trình đường dây và 67 công trình trạm, với 69 công trình 110KV, 31 công trình 220KV, 2 công trình 500KV) đạt 6.322,8MVA dung lượng trạm (gấp gần 3 lần của 5 năm 1995-2000) và 2.130km đường dây (gấp 4,23 lần của 5 năm 1995-2000). Tổng giá trị các công trình đưa vào sử dụng khoảng hơn 3.282 tỷ đồng. Nhiều công trình đã được hoàn thành vượt tiến độ, đem lại hiệu quả đặc biệt như đường dây 220KV Rạch Giá - Bạc Liêu dài 102km, hoàn thành trong 6 tháng 20 ngày (vượt tiến độ 6 tháng); công trình trạm biến áp 220KV Bình Hoà, hoàn thành trong 8 tháng (vượt tiến độ 1 tháng 15 ngày); đường dây 220KV Cát Lái - Thủ Đức, sau 4 tháng thi công đã đóng điện vận hành (vượt tiến độ 2 tháng). Năm 2005, CBCNV BQLDA các công trình điện miền Nam quyết tâm quản lý điều hành thực hiện hoàn thành 37 công trình (trong đó có 16 công trình đường dây, 21 công trình trạm biến áp, có 2 công trình 500KV, 14 công trình 220KV và 21 công trình 110KV) với 2.403 MVA dung lượng trạm; 1.215km đường dây... với tổng giá trị các công trình đưa vào sử dụng là 1.478 tỷ đồng, đảm bảo chất lượng,đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu cung cấp điện, góp phần cùng với toàn ngành và cả nước hoàn thành xuất sắc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế của cả nước. Từ năm 2006 đến nay, với sự có gắng hết mình của tập thể các cán bộ công nhân viên, AMN đã thực hiện điều hành hoàn thành được 45 công trình (trong đó có 25 công trình đường dây, 20 công trình trạm biến áp) với tổng giá trị đầu tư cho các công trình gần 4000 tỷ đồng. Thẩm định mô hình tổ chức của AMN: AMN có những phòng ban có chức năng nhiệm vụ như sau: Ban lãnh đạo (Trưởng ban và các phó trưởng ban) Phòng tổng hợp Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng vật tư Phòng quản lý chất lượng xây lắp Phòng đền bù giải phóng mặt bằng Phòng quản lý đấu thầu xây lắp Phòng thẩm định dự án Thẩm định năng lực quản lý điều hành của Ban lãnh đạo AMN Ông Nguyễn Tiến Hải – Trưởng ban AMN, trước năm 1995 làm Giám đốc Công ty điện lực 2. Từ năm 1995 đến nay, Ông Hải được giữ chức vụ Trưởng ban AMN. Ông Hải là kỹ sư điện, tốt nghiệp Đại học Liên Xô cũ ngành điện dân dụng. Ông Hải có kinh nghiệm quản lý điều hành gần 20 năm. Bà Lê Ngọc Anh – Kế toán trưởng AMN. Bà Ngọc Anh trước kia làm kế toán trưởng ở Viện Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2004 đến nay, Bà Ngọc Anh chuyển sang công tác bên ngành điện và được bổ nhiệm chức vụ kế toán trưởng AMN từ năm 2004. Bà Ngọc Anh tốt nghiệp đại học tài chính kế toán và có kinh nghiệm làm kế toán trưởng hơn 10 năm. Thẩm định, phân tích đánh giá tài chính của AMN Ban QLDA các công trình Điện Miền Nam với chức năng hoạt động của mình là đơn vị được Tổng Công ty truyền tải điện Quốc gia giao cho việc khảo sát và quản lý các dự án điện do Tập đoàn Điện Lực Việt Nam đầu tư. Hoạt động của AMN là hoạt động không thu. Đây là doanh nghiệp hạng đặc biệt của Nhà nước. Các dự án sau khi được Tập đoàn Điện Lực Việt Nam phê duyệt sẽ được NPT giao cho AMN tiến hành xây dựng và quản lý. Sau khi dự án đi vào hoạt động AMN sẽ báo cáo với NPT để bàn giao cho các đơn vị như Cty Truyền Tải Điện 1, Cty truyền tải Điện 2, Các công ty điện lực… quản lý. Đến hết ngày 31/12/2007 Tổng tài sản của AMN : 5.005 tỷ đồng. Trong đó: Chỉ tiêu tài sản: Tài sản lưu động: 1.605 tỷ đồng. Tài sản cố định: 3.397 tỷ đồng. Trong phần TSLĐ chủ yếu nằm ở các khoản phải thu (568,7 tỷ đồng) và hàng tồn kho (992,8 tỷ đồng). (Nguồn: Báo cáo tài chính của AMN) Trong phần TSCĐ thì xây dựng cơ bản dở dang gần 100% tổng tài sản cố định. Hiện tại AMN đang quản lý đầu tư thực hiện: 49 công trình trạm 110kV, 39 công trình trạm 220kV, 36 đường dây 110kV, 33 đường dây 220kV, 20 công trình trạm, đường dây 500kV và 47 công trình lưới điện 110kV; 220kV, và hơn 10 công trình khác với tổng mức đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Chỉ tiêu nguồn vốn Nợ phải trả : 4.633 tỷ đồng. Nguồn VCSH : 369,6 tỷ đồng. (Nguồn: Báo cáo tài chính của AMN) Trong nợ phải trả chủ yếu nằm ở các khoản phải trả nội bộ (3.817 tỷ đồng) và vay dài hạn (450 tỷ đồng). Các khoản vay dài hạn của Ban chủ yếu do các ngân hàng tài trợ. Hiện nay AMN chủ yếu vay tại Ngân hàng Đầu Tư Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam để thi công các công trình. Việc vay vốn phải được sự ủy quyền của Tổng công ty truyền tải điện Quốc Gia. Tình hình quan hệ của AMN với các tổ chức tín dụng: Theo thông tin CIC ngày 08/12/2008, AMN có quan hệ tín dụng với 3 tổ chức tín dụng: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Láng Hạ Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam Sở giao dịch 3 – Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam BẢNG 1.11: TÌNH HÌNH NỢ CỦA AMN TÍNH ĐẾN 12/2008 Loại dư nợ VND USD Dư nợ cho vay dài hạn - Dư nợ đủ tiêu chuẩn 62.364 triệu 62.364 triệu Dư nợ cho vay vốn nhận của chính phủ - Dư nợ đủ tiêu chuẩn 13.302.499 13.302.499 Toàn bộ dư nợ của AMN là dài hạn, trong quá trình vay vốn tại các tổ chức tín dụng, AMN luôn thanh toán gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn, chưa từng xảy ra nợ quá hạn, khả năng thanh toán luôn đảm bảo, tạo được uy tín với các Ngân hàng. Kết luận: AMN là đơn vị hoạt động với tính chất đặc thu là Ban quản lý các dự án điện có tình hình tài chính và hoạt động lành mạnh. Luôn đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình theo nhiệm vụ của EVN giao. Tình hình tài chính luôn ổn định đảm bảo hoạt động sản xuất vận hành tốt. 1.2.3.2.Thẩm định dự án đầu tư. Thứ nhất: Thẩm định tính pháp lý của dự án. Mục tiêu đầu tư Dự án “Đường dây 220kV Nhơn Trạch – Nhà Bè” là đường nối đồng bộ với Nhà máy Điện Nhơn Trạch 1 (450MW), có vai trò truyền tải công suất của Nhà máy vào hệ thống điện Quốc Gia. Cơ sở lập đề án xây dựng “Đường dây 220kV Nhơn Trạch – Nhà Bè”: Thiết kế kỹ thuật Công trình “Đường dây 220kV Nhơn Trạch – Nhà Bè”được lập dựa trên những cơ sở sau: Nhiệm vụ Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cho Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 2. Hợp đồng kinh tế ký kết giữa Ban QLDA các công trình Điện miền Nam và Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 2 về việc khảo sát và lập thiết kế kỹ thuật công trình “Đường dây 220kV Nhơn Trạch – Nhà Bè”. Quyết định phê duyệt số: 2786/QĐ-EVN-TĐ ngày 17/12/2007 của EVN về việc phê duyệt DAĐTXD công trình “Đường dây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21301.doc
Tài liệu liên quan