Khóa luận Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

MỤC LỤC

 Trang

Lời mở đầu

Chương 1: Những vấn đề chung về dự án đầu tư và thẩm định dự án tín dụng đầu tư. 1

I. Khái niệm chung về dự án đầu tư 1

 1.1. Khái niệm về dự án đầu tư. 1

 1.2. Nội dung của dự án đầu tư 4

II. Thẩm định dự án tín dụng đầu tư. 6

 2.1. Khái niệm 6

 2.2. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của thẩm định dự án tín dụng đầu tư.

2.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư. 8

III. Hoạt động tín dụng đầu tư theo dự án của ngân hàng

1. Nguồn vốn tín dụng đầu tư theo dự án 26

2. Hiệu quả kinh tế của hoạt động tín dụng đầu tư theo dự án 29

Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án tín dụng đầu tư của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 32

I. Khái quát về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 32

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 32

2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương trong những năm gần đây 33

II. Thực trạng công tác thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 41

1. Quy trình thẩm định của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

1.1. Thẩm định hồ sơ pháp lý 41

1.2. Phân tích tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 42

1.3. Thẩm định dự án đầu tư mới 44

1.4. Thẩm định điều kiện đảm bảo tiền vay 51

1.5. Phần kết luận 53

2. Đánh giá chung về hoạt động thẩm định tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 53

2.1. Những mặt đã đạt được 54

2.2. Những tồn tại trong công tác thẩm định 57

2.3. Nguyên nhân của những tồn tại 61

Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 68

I. Những định hướng trong hoạt động tín dụng đầu tư và công tác thẩm định. 68

1. Những định hướng trong hoạt động tín dụng đầu tư. 68

1.1. Chiến lược huy động vốn 68

1.2. Định hướng trong công tác cho vay 69

 2. Định hướng trong công tác thẩm định dự án tín dụng đầu tư. 71

II. Những hạn chế trong giải pháp hiện hành 71

III. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 73

1. Xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng. 73

2. Phương pháp thẩm định 78

3. Tổ chức và nhân sự 85

4. Phát huy vai trò tư vấn của Ngân hàng đối với chủ đầu tư 88

5. Về trang thiết bị kỹ thuật 90

IV. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án tín dụng đầu tư. 90

1. Kiến nghị đối với nhà nước, các bộ, các ngành có liên quan 91

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước 93

Kết luận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian hoạt động, nó đã chứng tỏ đây là một hoạt động có khả năng phát triển cao, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Với phương châm đa dạng hoá các hoạt động ngân hàng, năm 2001, hoạt động đầu tư chứng khoán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, tăng gấp 2 lần so với năm 2000. Doanh thu đầu tư chứng khoán năm 2001 là 5.201.134 triệu VND, trong đó mua trái phiếu của các tổ chức tín dụng trong nước là 238.150 triệu VND, mua tín phiếu trái phiếu Kho bạc Nhà nước là 1.556.410 triệu VND. Đặc biệt đầu tư chứng khoán nước ngoài tăng gấp 7 lần từ 2.461.963 triệu VND năm 2000 tới 5.201.134 triệu VND năm 2001. . Hoạt động ngân quỹ Mặc dù khối lượng ngoại tệ công việc tăng nhưng công tác ngân quỹ của Ngân hàng Ngoại thương vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trong năm 2001, không xảy ra trường hợp mất quỹ nào, cán bộ kiểm ngân liêm khiết đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 765 món với tổng số tiền là 1519 triệu VNĐ và 162100 USD. Nhờ nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năm 2001 toàn hệ thống đã phát hiện được 152 triệu VNĐ và 5900 USD giả. Ngân hàng đã mở các khoá đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ là công tác ngân quỹ để nắm bắt kịp thời những cái mới, phục vụ tốt hơn cho công việc. II. Thực trạng công tác thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: Qui trình thẩm định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: Đối với các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói riêng, việc thẩm định các dự án tín dụng đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định có cho vay hay không. Để đảm bảo công tác thẩm định đạt hiệu quả cao, thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tuân theo qui trình chặt chẽ sau: Thẩm định hồ sơ pháp lý. Hồ sơ pháp lý trước hết cần được cung cấp theo hướng dẫn tại điều 7 và 14 tại quyết định 407/QĐ- NHNT- HĐQT ngày 29/03/2002, gồm các vấn đề sau: Tên gọi, địa chỉ, fax của doanh nghiệp Giấy phép, quyết định thành lập Lĩnh vực hoạt động SXKD Các giáy phép chuyên nghành (nếu có) Tài khoản giao dịch tại các tổ chức tín dụng đồng thời là số dư và quan hệ vay trả với các ngân hàng khác nếu có (có thể kiểm tra qua Phòng Thông tin Tín dụng) Đặc biệt quan trọng là tư cách giám đốc (các vấn đề quan tâm: tuổi tác, trình độ học vấn, sức khoẻ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, và các mối quan hệ xã hội liên quan...) Kế toán trưởng (tuổi, trình độ, khả năng ứng dụng tin học...) Các đơn vị trực thuộc và số lao động của toàn doanh nghiệp. 1.2. Phân tích tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp a. Phân tích và nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp: Tình hình tài sản và vốn của doanh nghiệp: Tổng số vốn tự có: lưu động và cố định Tổng dư nợ vay và bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng, có thể lập bảng kê để theo dõi. Tình hình công nợ hiện tại: Tổng số nợ phải thu Tổng số nợ phải trả Nhận xét những đặc điểm và biến động của báo cáo tài chính qua các năm và rút ra nhận xét về quan hệ đối với các tổ chức tín dụng. b. Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp : Có 4 nhóm chỉ tiêu chính cần quan tâm: Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính, còn được gọi là chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính (leverage ratios), cho thấy mức độ nợ nần của doanh nghiệp. Hệ số nợ tổng tài sản = Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản Hệ số nợ vốn cổ phần = Tổng nợ phải trả/ Tổng vốn chủ sở hữu Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay)/Lãi vay Hệ số cơ cấu tài sản = TSCĐ hoặc TSLĐ/ Tổng tài sản Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Tổng vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn Các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán, còn được gọi là các chỉ tiêu thanh khoản (liquidity ratios) nhằm thấy được khả năng thanh toán nhanh, bằng tiền mặt của doanh nghiệp: Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản Lưu động/ Nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh = (Vốn bằng tiền + các khoản phải thu)/ Nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền/ Nợ đến hạn Các chỉ tiêu về khả năng lợi nhuận và năng lực hoạt động (profitability ratios) được sử dụng đẻ xem xét tính hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng các tài sản: Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần. Hệ số sinh lợi của tài sản = (Lợi nhuận sau thuế + Tiền lãi phải trả)/ Tổng tài sản. Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho. Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ TSLĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần/ TSCĐ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản. Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu/ Doanh thu bình quân một ngày Các chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận, còn gọi là các tỷ suất giá trị thịt trường (market value ratios) cho thấy doanh nghiệp được các nhà đầu tư đánh giá ở mức độ như thế nào Thu nhập cổ phần = Lợi nhuận sau thuế/ Số lượng cổ phiếu thường Cổ tức = Lợi nhuận đem chia/ Số lượng cổ phiếu thường Tỷ lệ trả cổ tức = Cổ tức/ Thu nhập cổ phiếu. c. Tình hình SXKD của doanh nghiệp: Các loại sản phẩm hàng hoá đang sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá tình trạng thiết bị, máy móc hiện có Đánh giá về số lượng, chất lượng sản phẩm chủ yếu, thị trường tiêu thụ Tình hình hàng tồn kho Doanh số hoạt động và kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây Từ đó nhận xét về xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 1.3. Thẩm định dự án đầu tư mới 1.3.1. Thẩm định tính pháp lý của dự án đầu tư mới: Theo quy định hiện hành tại quyết định số 1627/QĐ- NHNN ngày 31.12.2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và QĐ số 407/QĐ- NHNT- HĐQT ngày 29.03.2002 về Hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về quy chế cho vay đối với khách hàng (Nêu tên và kiểm tra tính pháp lý và đồng bộ, đầy đủ các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ). Tập trung: Nghị quyết của HĐQT, hoặc Giám đốc công ty về việc đầu tư mới. Nếu có cơ quan chủ quản thì cần có Quyết định đầu tư từ cơ quan chủ quản. Địa điểm đầu tư và những phê duyệt giấy tờ (nếu có) liên quan đến địa đIểm (có thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hợp đồng thuê đát, quyết định giao đất, giấy phép con của một số ngành nghề bắt buộc). 1.3.2. Thẩm định về mặt kỹ thuật, thực hiện: 1.3.2.1. Nhận xét chung: 1.3.2.2. Tên dự án : 1.3.2.3. Tổng chi phí đầu tư và nguồn vốn: Tổng vốn đầu tư dự án Nguồn vốn: Vốn tự có của doanh nghiệp tham gia dự án mới Nguồn vốn vay Các nguồn vốn khác (Lập bảng và tính tỷ trọng%) Mục đích sử dụng vốn vay Cơ cấu tổng mức đầu tư chia theo hạng mục (tài sản: Nhà xưởng, máy móc thiết bị, vốn lưu động): Lập bảng và tính tỷ trọng%. Đối với các dự án đầu tư mới, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chỉ xem xét cho vay dự án khi vốn tự có của chủ đầu tư chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư. Đối với trường hợp cho vay theo chương trình tài trợ xuất khẩu bằng nguồn vốn vay các ngân hàng nước ngoài thì vốn tự có không thấp hơn 15%. Đối với trường hợp cho vay đầu tư cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ một phần thiết bị hiện có, hoặc mở rộng sản xuất, hợp lý hoá sản xuất... với số vốn vay không lớn hơn tổng giá trị tài sản hiện có của chủ đầu tư, thì vốn tự có tham gia dự án có thể không đặt ra nếu dự án đó có hiệu quả, khả năng trả nợ chắc chắn và có đủ tài sản thế chấp. Phương thức cho vay dự kiến: Tổ chức xây dựng dự án : Đối với dự án của doanh nghiệp nhà nước, phải đảm bảo thực hiện đúng theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng Kế hoạch mua sắm thiết bị phải tuân theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01.09.1999 về Quy chế đấu thầu Thẩm định khả năng cung cấp đầu vào của sản xuất Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án: Các nguyên liệu chính, các nguyên liệu phụ: xác định nguồn cung cấp trong nước, ngoài nước Chất lượng nguyên liệu có đáp ứng chất lượng sản phẩm không? Yêu cầu dự trữ nguyên vật liệu Nguồn cung cấp điện, nhiên liệu Hiện trạng cung cấp điện, nước của địa phương, nguồn cung cấp có ổn định không? Các giải pháp về nguồn cung cấp điện, cấp nước, thoát nước, nhiên liệu để đảm bảo phát huy hết công suất thiết bị và ổn định lâu dài. Nguồn cung cấp lao động: Nhu cầu lao động cho dự án mới Sử dụng lao động hiện có hay tuyển mới, giải quyết lao động dư thừa. Trình độ lao động tại địa phương, tổ chức đào tạo như thế nào? Tình hình thu nhập bình quân của công nhân tại địa phương, thu nhập bình quân của nhân dân sở tại, tốc độ phát triển thu nhập trong một số năm gần đây để tính toán chi phí đưa vào dự án cho phù hợp. Phân tích các yếu tố đầu vào khác của sản xuất như nguồn cung cấp bao bì, phụ tùng thay thế Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm Xác định nhu cầu thị trường (cầu) hiện tại và tương lai: Nhu cầu thị trường hiện tại: Thị trường trong nước (lưu ý các sản phẩm cùng loại, mùa, thời vụ tiêu thụ), thị trường ngoài nước (hợp đồng bao tiêu, hợp đồng mua sản phẩm... ), xác định thói quen, tập quán tiêu dùng. Xác định nhu cầu thị trường tiêu thụ trong tương lai khi dự án đi vào hoạt động: Xác định số lượng đã tiêu dùng trong 3-5 năm gần đây, tìm quy luật biến động, dự kiến nhu cầu trong tương lai bằng cách xác định tốc độ tăng trưởng bình quân. Xác định khả năng cung cấp hiện tại và trong tương lai Xác định các nguồn cung cấp hiện tại : nguồn cung cấp trong nước (công suất, sản lượng các nhà máy hiện có, khả năng tự cung cấp trong dân), nguồn nhập khẩu (chính ngạch, tiểu ngạch, nhập lậu) Xác định nguồn cung cấp trong tương lai: nguồn cung cấp trong nước (các nhà máy đang sản xuất và khả năng sẽ mở rộng công suất, các nhà máy đanh và sẽ được đầu tư mới, dự kiến khả năng tự cung, tự cấp trong dân cư), nguồn nhập khẩu (ước tính mức nhập khẩu). So sánh cung và cầu: Cần so sánh giá thành sản phẩm, giá bán sản phẩm của dự án với giá cả thị trường hiện tại, tương lai... để xác định khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm mới. So sánh chất lượng, giá cả với hàng hoá cùng loại sản xuất trong nước và nhập khẩu. 1.3.3. Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh 1.3.3.1. Xác định công suất của thiết bị có thể đạt được trong thời gian vay nợ ngân hàng: Công suất lý thuyết: Công suất khả dụng: 1.3.3.2. Xác định doanh thu theo công suất dự kiến: Xác định giá bán bình quân: sản phẩm bán ra theo phương thức gì? Bán buôn hay bán lẻ? Giá bán hiện tại là bao nhiêu? So sánh với giá bán các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Giá bán sản phẩm cao hay thấp gắn liền với chất lượng sản phẩm, uy tín, tên, nhãn, mác của sản phẩm. Đơn giá bán bình quân tính theo phương pháp bình quân số học gia quyền như sau: Pi : đơn giá sản phẩm loại i Qi: số lượng sản phẩm loại i n: số loại sản phẩm Đơn giá bán bình quân = Xác định khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm: Sau khi đã xác địnhđược sản lượng sản xuất ra trong năm kế hoạch, ước tính tỷ lệ tồn kho cuối kỳ, tính được sản lượng tiêu thụ trong năm kế hoạch Xác định doanh số tiêu thụ trong năm kế hoạch: Doanh số tiêu thụ = Pi: đơn giá sản phẩm loại i Qi: số lượng sản phẩm loại i n: số loaị sản phẩm 1.3.3.3. Xác định Chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt đươc trong thời gian trả nợ Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí biến động tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Chi phí biến đổi bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, đIện nước, bao bì đóng gói, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, phụ tùng thay thế, lãi vay ngắn hạn Ngân hàng, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí yiếp thị, quảng cáo, chi phí quản lý xí nghiệp, thuế doanh thu. Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi theo sự biến đổi của sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Định phí gồm: khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc định kỳ, chi phí thuê mướn đất đai, nhà xưởng, tiền lãi vay trung, dài hạn, chi phí quản lý xí nghiệp, chi phí thành lập doanh nghiệp, phí bảo hiểm tài sản cố định và kho nguyên vật liệu, thành phẩm, lương công nhân (lao động gián tiếp), công tác phí, các khoản phải trả cố định hàng năm. Chi phí hàng năm = Định phí + Biến phí 1.3.4. Thẩm định dự án về mặt tài chính: 1.1.3.4.1. Khả năng trả nợ: Tổng doanh thu- Tổng chi phí = Lãi gộp Lãi gộp- Thuế lợi tức = Lợi nhuận ròng Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả nợ ngân hàng: tuỳ theo tính chất của từng doanh nghiệp, lợi nhuận ròng dùng để trả nợ là phần lợi nhuận còn lại sau khi doanh nghiệp đã trích quỹ khen thưởng và phúc lợi theo quy định của Nhà nước, hoặc quyết định của Hội đồng Quản trị. Nguồn trả nợ vay = Số khấu hao cơ bản + Phần lợi nhuận ròng dùng để trả nợ + các nguồn khác (như thuế lợi tức được để lại, lợi nhuận kinh doanh phụ khác) + ... Tính thời gian hoàn vốn đầu tư (T): Tổng vốn đt KHCB + 50%Lợi nhuận bình quân + nguồn khác T = Tv = Tổng vốn vay trung, dài hạn KHCB + 50%Lợi nhuận bình quân + nguồn khác Thời gian hoàn trả vốn vay (Tv): Từ các thông tin thu thập được, lập bảng phân tích tổng hợp hiệu quả khả năng trả nợ của dự án, qua đó ta biết được thời gian hoàn vốn, dự án có tự trả được nợ đúng hạn hay không, bao lâu thì thu hồi được vốn vay, kỳ nợ nào trả được, kỳ nào thiếu, biện pháp bù đắp thiếu hụt như thế nào... 1.3.4.2. Phân tích điểm hoà vốn: Xác định sản lượng hoà vốn: Xác định doanh số (doanh thu ) hoà vốn: Điểm hoà vốn tiền tệ Điểm hoà vốn trả nợ 1.3.4.3. Tính hiện giá thuần (còn gọi là giá trị hiện tại ròng, NPV( net present value): 1.3.4.4. Hệ số thu hồi vốn nội tại (Internal Rate of Return- IRR) 1.3.4.5. Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra đối với dự án : Rủi ro có nguyên nhân từ hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Rủi ro từ nội bộ ngành sản xuất Rủi ro kinh doanh từ môi truờng kinh tế vĩ mô ố Các dự tính hạn chế rủi ro có thể có. Lưu ý: Việc chỉ ra các rủi ro này một cách định tính song cũng nên tiến hành phân tích định lượng, thể hiện qua phân tích độ nhạy (sensitive analysis) qua phân tích và dự báo với những thay đổi trong đầu vào và đầu ra. Những trường hợp chuẩn: Tăng giảm 5%, 10%, 15% của sản lượng, biến phí, đơn giá bán... 1.4. Thẩm định điều kiện bảo đảm tiền vay 1.4.1. Các trường hợp bảo đảm tiền vay (theo Nghị định 178 và Thông tư 06):Thực tế khi dự án đi vào vận hành sẽ gặp nhiều biến cố mà chủ đầu tư cũng như ngân hàng không thể lường hết trước được như các điều kiện thay đổi thị trường, giá cả, cơ chế chính sách, thiên tai... Do vậy, để đảm bảo an toàn khả năng trả nợ nước ngoài khi đến hạn, Ngân hàng thường yêu cầu chủ đầu tư thực hiện một số biện pháp như ký quỹ, thế chấp cầm cố tài sản, có bảo lãnh của người thứ ba... Tuỳ theo từng loại khách hàng có tín nhiệm nhiều hay ít, khả năng tài chính mạnh hay yếu, tính hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ của dự án theo phương pháp thẩm định trên đây tin cậy nhiều hay ít... , các doanh nghiệp có thể ký quỹ với tỷ lệ khác nhau. Đối với các trường hợp thế chấp tài sản thông thường: Theo đúng quy định hiện hành tại quyết định số 217 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thông ty liên bộ 01/TT Bộ Tài chính-Ngân hàng Nhà nước- Bộ Tư pháp, và quyết định số 07/NHNT của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương về thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh vay vốn nước ngoài. Đối với trường hợp thế chấp bằng chính dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng Ngoại thương, về nguyên tắc Ngân hàng Ngoại thương có thể chấp thuận nhưng phải có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp này cần xác định rõ giá trị tài sản và cơ sở pháp lý để Ngân hàng Ngoại thương có thể phát mại được tài sản thế chấp và tiền phát mại có thể đủ để trả nợ vay Ngân hàng Ngoại thương. 1.4.2. Xác định tính pháp lý và trị giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh: Trị giá thiết bị nhập khẩu phân ra 2 phần, phần vật chất (TSCĐ) và phi vật chất (TSCĐ vô hình), trên thực tế, những dự án phi vật chất chiếm tới 45% tổng trị giá hợp đông nhập thiết bị, vì phần phi vật chất sẽ không thu được tiền khi phát mại nên ngân hàng chỉ chấp thuận tính giá trị phần vật chất làm giá trị đảm bảo vốn vay. Phần vật chất gồm tổng giá trị mua các thiết bị lẻ, giá phụ tùng thay thế kèm theo hoặc mua thêm để dự phòng... giá trị tài sản vật chất tính theo giá CIF. Phần phi vật chất như chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí hoa hồng, lãi vay, chi phí chuyên gia, chi phí tham quan khảo sát... không được tính là giá trị đảm bảo vay vốn vì khi phát mại phần phi vật chất không bán được. 1.4.3. Phân tích khả năng kiểm soát và tính thanh khoản của tài sản Lưu ý: Những câu hỏi cần được đặt ra khi xem xét tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh (tài sản): Phải có giá trị thực tế: Giá trị của tài sản được đưa ra là bao nhiêu? Phải có khả năng bán được- nếu cần thiết tài sản đó có thể được ngân hàng bán và như vậy thì số tiền bán được sẽ là bao nhiêu? Người xin vay có quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản đó không? Tài sản đó được giữ, cất ở đâu? Tài sản được đưa ra làm bảo đảm có được chấp thuận không? Tài sản đó có dễ bị hư hỏng không? Và có nhanh xuống giá không? 1.5. Phần kết luận: 1.5.1. Nêu các điểm thuận lợi nếu đầu tư vào Dự án: 1.5.2. Các điểm khó khăn, rủi ro nếu đầu tư vào Dự án: 1.5.3. Kết luận: Nêu rõ ý kiến đề nghị đồng ý hay từ chối cho vay của cán bộ tín dụng. Ghi ý kiến của Trưởng phòng Tín dụng đồng ý hay từ chối cho vay. ý kiến quyết định của giám đốc chi nhánh. ( Lưu ý: trong phần kết luận cần nêu cụ thể số tiền cho vay, phương thức cho vay, lãi suất và các khoản phí nếu có...) 2. Đánh giá chung về hoạt động thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Công tác thẩm định dự án tín dụng đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương đã đạt được những bước tiến rõ rệt, điều đó được thể hiện qua doanh số tín dụng đầu tư tăng lên, nợ quá hạn và các dự án thất bại giảm đáng kể. Ngân hàng đã giành được nhiếu dự án tín dụng đầu tư quan trọng như dự án của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty điện… Vị thế của Ngân hàng trong lĩnh vực này nhờ đó cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, Ngân hàng Ngoại thương cần phải cố gắng hơn nữa để hoạt động có hiệu quả. Hiện nay ngân hàng nước ngoài còn bị hạn chế bởi một số chính sách qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng trong thời gian tới khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực, Việt Nam sẽ tham gia các tổ chức tài chính, thương mại lớn trong khu vực và thế giới thì các chính sách hạn chế này sẽ không còn duy trì được nữa. Điều đó cũng có nghĩa là các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng nước ngoài khi mà họ có rất nhiều lợi thế, nhất là về công nghệ và dịch vụ ngân hàng. Như vậy để tồn tại được trên một “sân chơi bình đẳng”, Ngân hàng Ngoại thương cần phải nhận thức được những mặt mạnh và yếu của mình, từ đó có phương hướng điều chỉnh cho phù hợp 2.1. Những mặt đã đạt được. 2.1.1. Về quy trình và phương pháp thẩm định. Nếu như trước đây, công tác thẩm định ở Ngân hàng Ngoại thương còn thô sơ, ít kinh nghiệm, thường chỉ xem xét trên góc độ tài chính bằng một số chỉ tiêu giản đơn, thì hiện nay phương pháp thẩm định dã mang tính khoa học với cách nhìn toàn diện hơn, kỹ thuật thẩm định được hoàn thiện dần cả về phương pháp luận và thực tiễn. Ngân hàng đã thiết lập được một hệ thống chỉ tiêu đa dạng, bao trùm trên nhiều khía cạnh của dự án, vai trò của các yếu tố định tính cũng được chú trọng. Phương pháp tính toán mang tính khoa học, tiến tới đáp ứng với những quy chuẩn quốc tế về kỹ thuật thẩm định nhưng vẫn phù hợp với thực trạng kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp, chủ dự án dễ dàng so sánh đối chiếu với phương án tính toán của họ để quyết định có chấp nhận những điều khoản mà ngân hàng đưa ra trong hợp đồng tín dụng về mức vay vốn, thời gian trả nợ, lãi suất hay không. Nội dung thẩm định cũng rất đa dạng, cho phép đánh giá được thực trạng của doanh nghiệp: thẩm định trước khi cho vay, trong khi cho vay và kiểm tra sau khi cho vay. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn. . . đã được đề cập trong các dự án đầu tư thay vì chỉ có các chỉ tiêu về mức sinh lợi và nguồn trả nợ của dự án. Chính điều này đã góp phần quan trọng làm cho kết qủa thẩm định được toàn diện và chính xác hơn. Vấn đề giá trị thời gian của tiền được quan tâm và đưa vào nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư. Dự án không chỉ được xem xét ở trạng thái tĩnh mà còn được phân tích trong trạng thái động, nhờ đó cán bộ thẩm định có thể phân tích được dự án trong mối tương quan với các sự vật, hiện tượng khác. 2.1.2. Về thiết bị thông tin. Ngân hàng Ngoại thương luôn chú trọng tới công tác nâng cao chất lượng máy móc, trang thiết bị nhằm đáp ứng tốt nhất cho hoạt động của Ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng đã trang bị các loại máy tính hiện đại cho cán bộ thẩm định, đảm bảo trong mỗi phòng thẩm định 2 người/máy. Ngoài ra, mỗi cán bộ thẩm định đều được trang bị một tính máy kỹ thuật tài chính cầm tay rất thuận tiện cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính. Một số phần mềm ứng dụng cho soạn thảo, tính toán, lưu trữ đã được đưa vào sử dụng hỗ trợ cho các hoạt động thẩm định, làm tăng đáng kể tốc độ và tính chính xác của các chỉ tiêu. Nguồn thông tin thu thập được cũng ngày càng phong phú giúp cho việc phân tích đánh giá dự án chính xác hơn. Trước đây, thông tin chủ yếu thu thập từ phía khách hàng vay vốn, dựa vào các số liệu trên báo cáo quyết toán của khách hàng, kết hợp phỏng vấn và khảo sát thực địa nên không đầy đủ và thiếu chính xác. Hiện nay, nguồn thông tin được mở rộng và phong phú hơn nhiều. Thông tin không những được thu thập từ phía khách hàng mà còn từ các tài liệu phân tích thị trường trong và ngoài nước, các bộ luật, văn bản dưới luật có liên quan, các sách, báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, qua Trung tâm dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước (CIC)… Nhờ đó, Ngân hàng luôn cập nhật được về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cũng như tình hình về sản phẩm, công nghệ, thị trường cho dự án . Ngoài ra, để nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin, Ngân hàng đã mở rộng đầu tư nâng cấp hệ thông tin học, đặc biệt thông qua triển khai dự án “VCB- Tầm nhìn 2010” (VCB-VISION 2001). Việc tổ chức nối mạng trực tuyến giữa các chi nhánh với Hội Sở chính đã đáp ứng nhu cầu sử dụng sử dụng các dịch vụ ngân hàng của khách hàng ở bất cứ đơn vị thành viên nào trong hệ thống của Ngân hàng Ngoại thương. Đây chính là tiền đề quan trọng để Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục triển khai một loạt các ứng dụng công nghệ tiên tiến như tăng cường hệ thống thông tin quản lý (MIS). 2.1.3. Về đội ngũ cán bộ. Cán bộ được coi là nền tảng quan trọng trong chiến lược trong chiến lược phát triển của Ngân hàng Ngoại thương. Ban lãnh đạo Ngân hàng đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, đào tạo lại cán bộ thông qua các hội nghị chuyên đề, lớp tập huấn trong nước và các khoá học ngắn, dài hạn ở nước ngoài. Phần lớn các cán bộ thẩm định tại Ngân hàng đều có trình độ đại học và trên đại học. Tại Phòng dự án TW có một cán bộ là tiến sỹ, một thạc sỹ. Tại phòng Thẩm định và Đầu tư chứng khoán có một tiến sỹ và 3 thạc sỹ. Đội ngũ cán bộ thẩm định trẻ trung, nhiệt tình, năng động và có trình độ chuyên môn vững vàng là một nguồn tài nguyên quý giá của Ngân hàng Ngoại thương. 2.1.4. Về tổ chức điều hành. Quy trình thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương đã được xây dựng hoàn thiện từ trung ương tới chi nhánh. Những dự án có tầm quan trọng đặc biệt, đòi hỏi nguồn vốn lớn vượt quá mức phán quyết của chi nhánh đều gửi tới bộ phận tái thẩm định ở Ngân hàng TW thẩm định lại. Vì thế, các thông tin, kết quả thẩm định được sàng lọc, kế thừa và có độ chính xác cao. 2.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác thẩm định. Tuy đã có nhiều thành tựu, nhưng công tác thẩm định dự án tín dụng đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương còn không khỏi có những thiếu sót dẫn đến hiệu quả của hoạt động tín dụng đầu tư còn chưa cao. Cụ thể tính đến 31/12/2001 thì trong dư nợ tín dụng đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương có tới 117,6 tỷ VND nợ quá hạn (chiếm 21% tổng số nợ quá hạn của Ngân hàng Ngoại thương), nợ khoanh là 260,8 tỷ VND chiếm 18,8% tổng số nợ khoanh của Ngân hàng) trong đó có 76,6 tỷ VND là không thể thu hồi. Các khách hàng có nợ khoanh (159 doanh nghiệp) chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước (99%). Nợ chờ xử lý là 44,6 tỷ. Các doanh nghiệp có số nợ chờ xử lý lớn là các công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân và các cá thể, các doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 23% số nợ chờ xử lý. Đặc biệt, những sai lầm trong công tác thẩm định thời gian qua khiến Ngân hàng Ngoại thương không thể thu hồi vốn đầu tư trong vụ Minh Phụng - Epco và vụ công ty dệt Nam Định đã hưởng không ít tới uy tín cuả Ngân hàng. Trước thực trạng trên đòi hỏi Ngân hàng phải có phương án đối phó mà trước hết, Ngân hàng cần phải nhận thức được những vấn đề còn tồn tại để đưa ra yếu sách hợp lý. 2.2.1. Về phương pháp thẩm định. Tuy hệ thống chỉ tiêu là nội dung chính trong phương pháp thẩm định dự án tín dụng đầu tư, song nó chỉ mang tính hình thức, như là một thủ tục phải có, là con số để tham khảo, ít có giá trị trong việc đánh giá hiệu quả dự án. Việc kiểm tra tính chính xác của các số liệu không được tiến hành một cách tỉ mỉ, đôi khi ngân h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19366.doc
Tài liệu liên quan