Khóa luận Thăm dò dầu khí vùng rìa bể Cửu Long

PHẦN CHUNG :

CHƯƠNG I : SƠ LƯỢC VỀ BỒN TRŨNG CỬU LONG . 2

I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 2

I.2. LỊCH SỬ TÌM KIẾM, THĂM DÒ DẦU KHÍ. 3

CHƯƠNG II : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG BỒN TRŨNG CỬU LONG

I. TẦNG ĐÁ MÓNG TRƯỚC KAINOZOI. 5

II. CÁC TRẦM TÍCH KAINOZOI: 6

CHƯƠNG III : ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC KIẾN TẠO .12

I. ĐẶC ĐIỂM UỐN NẾP VÀ ĐỨT GÃY 12

Đặc điểm đứt gãy: 12

Đặc điểm uốn nếp: 13

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KIẾN TẠO 13

II.1. Giai đoạn Jura muộn – Creta. 14

II.2. Giai đoạn Creta muộn – Paleogen. 15

II.3. Eocene – hiện tại 16

III. CẤU TRÚC CỦA BỂ CỬU LONG 17

1. Các đơn nghiêng. 18

2. Các đới trũng. 18

3.Các Đới Nâng. 19

IV. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC. 20

IV.1. Thời Kỳ Trước Tạo Rift. 20

IV.2. Thời kỳ Đồng Tạo Rift. 21

IV.3. Thời Kỳ Sau Tạo Rift. 21

CHƯƠNG IV.TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG CỬU LONG . 23

I. ĐIỀU KIỆN SINH DẦU CỦA TẦNG ĐÁ MẸ. 23

II. ĐIỀU KIỆN VỀ TẦNG CHỨA. 24

III. ĐẶC ĐIỂM TẦNG CHẮN. 24

PHẦN CHUYÊN ĐỀ 26

CHƯƠNG I:CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ở VÙNG RÌA VÀ VÙNG TRUNG TÂM BỂ CỬU LONG 26

1. Phương pháp địa chấn: . 26

2. Phương pháp địa vật lý giếng khoan: .26

3. Phương pháp thạch học: .30

 

4. Phương pháp Spec-Decom .30

CHƯƠNG II : THĂM DÒ DẦU KHÍ VÙNG RÌA BỂ CỬU LONG: .32

1.Vài nét về vùng rìa bể Cửu Long: .32

2. Đặc điểm và hệ thống dầu khí của vùng rìa và vùng trung tâm bể Cửu Long: .33

A. Vùng trung tâm bể Cửu Long: .33

1. Đặc điểm hệ thống dầu khí: .34

1.1 Đặc điểm kiến tạo bể Cửu long trong bình đồ khu vực: 34

1.2 Các hoạt động kiến tạo thích hợp ở bể Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống dầu khí như sinh, chứa, chắn, bẫy, dịch chuyển.36

a.Tầng sinh .36

b.Tầng chứa .36

c.Tầng chắn .37

d. Bẫy .37

e.Nạp và dịch chuyển .38

2. Những đặc điểm tiến hóa bể và môi trường tầm tích, cấu trúc: .38

2.1 Mô hình móng Granit nứt nẻ:.38

2.2 Đá chứa lục nguyên.41

 

 

3. Qua nghiên cứu lịch sử phát triển bể Cửu Long đưa ra

các nhận xét .44

4.Chìa khóa để dẫn đến thành công trong công tác Tìm Kiếm Thăm

Dò bể Cửu Long: 48

B.Vùng rìa: .50

1.Phay móng ở đới rìa Cửu Long .52

2.Các phay đá lục nguyên và dạng bãy ở đới rìa bể Cửu Long 52

a.Bẫy cấu trúc: .52

b.Bẫy địa tầng: .53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .55

1. Về phương pháp tiếp cận .55.

2. Các nguyên lí về phát hiện mỏ .57

3. Các vấn đề chúng ta gặp phải hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả của những nguyên cứu trên : .57

TÀI LIỆU THAM KHẢO .58

 

 

 

 

 

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2841 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thăm dò dầu khí vùng rìa bể Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t gãy, thềm Cacbonat và ám tiêu trên các đới cao rất phát triển. Còn bể Cửu Long trong thời gian này điều kiện môi trường lòng sông tái thiết lập ở vùng trùng Tây Nam, còn ở vùng trũng Đông Bắc là môi trường ven bờ. Miocene muộn – hiện tại. Thời kỳ này đánh dấu bằng sự lún chìm mạnh ở biển Đông và phần rìa của nó mà có lẽ do kết quả giải tỏa nhiệt. Các núi lửa vẫn tiếp tục hoạt động ở phần phía Bắc bể Nam Côn Sơn, Đà Nẵng và phân trên đất liền của Nam Việt Nam. Pliocene là thời gian biển tiến rộng lớn và có lẽ đây là lần đầu tiên toàn bộ vùng biển Đông hiện tại nằm dưới mực nước biển. Từ Miocene muộn đến hiện tại, bể Cửu Long đã hoàn toàn thông với bể Nam Côn Sơn. III. CẤU TRÚC CỦA BỂ CỬU LONG Theo các tài liệu thu nhập được thì bồn trũng Cửu Long nằm ở rìa Đông Nam của mảng Đông Dương. Phía nam mảng Đông Dương được phân tách bởi mảng Sunda qua hệ thống đứt gãy lớn ( đứt gãy three pagoda) và đới cắt ghép Natura. Phía Đông Bắc tách bởi mảng Trung Quốc qua hệ thống đứt gãy Sông Hồng. Phía Đông tách biệt với mảng biển Đông bởi hệ thống đứt gãy ở biển Đông Việt Nam và Tây Bắc vào thời kỳ Đệ Tam sớm quá trình va chạm mảng Ấn Độ với mảng châu Á đã tạo ra một số vi mảng nhỏ. Sau ảnh hưởng kiến tạo thì hoạt động trầm tích diễn biến mạnh mẽ, nguồn cung cấp vật liệu là những vật liệu phong hóa của những đá có trước, thêm vào đó là những vật liệu lục địa cũng chiếm khá lớn phần quan trọng chúng được mang từ các con sông. Các lớp vật liệu này phủ khá dày từ vài trăm đền vài ngàn mét, chúng được bắt đầu hoạt động từ đầu Kainozoi đến Đệ Tứ. Vào thời kỳ này hoạt động kiến tạo xảy ra ít ảnh hưởng không đáng kể. Do đặc điểm phủ chông gối trên móng trước Paleogen_Neocene và chịu sự chi phối của hoạt động kiến tạo trong suốt lịch sử hình thành, dựa vào những đặc điểm này bể Cửu Long được phân ra thành các đơn vị cấu trúc sau: Các đơn nghiêng. Đơn nghiêng Tây Bắc. Hay còn gọi là địa lũy Vũng Tàu – Phan Rang nằm ở rìa Tây Bắc của bể. Do sự phân cách của các đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam và Đông Tây nên các đơn nghiêng này có dạng bậc thang. Đơn nghiêng Đông Nam. Nằm ở phía Nam Đông Nam của bể và kề áp với đới nâng Côn Sơn. So với đơn nghiêng Tây Bắc thì đơn nghiêng ngày ít bị phân dị hơn và được ngăn cách các đơn nghiêng trung tâm bởi đứt gãy chính có hướng Đông Bắc- Tây Nam. Các đới trũng. Các đới trũng quan trọng là các cấu tạo lõm kế thừa từ các mặt móng trước Kainozoi và sau đó mở rộng trong quá trình kiến tạo vào thời kỳ Oligocene rồi tiếp tục bị oằn võng trong Miocene, đới này được chia ra như sau: Đới Trũng Tây Bạch Hổ. Nằm ở phía tây cấu tạo Bạch Hổ, đây là trũng sâu của bể. Bề dày trầm tích từ Paleogen_Neocene tới 700m cấu trúc này phát triển theo hướng của hệ thống đứt gãy Đông Bắc – Tây Bắc và bị phức tạp so với ảnh hưởng của đứt gãy Đông Tây. Đới Trũng Đông Bạch Hổ. Nằm ở phía đông của cấu tạo Bạch Hổ và cũng phát triển theo hệ thống đứt gãy Đông Bắc – Tây Nam phần dưới của đới này phát triển theo kiểu rift và phần trên theo kiểu oằn uốn. Đới Trũng Bắc Bạch Hổ. Đây là đới trũng sâu nhất ( hơn 8km) và diện tích lớn nhất là 80 x 20 km kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam so với các trũng khác thì trũng này phức tạp hơn bởi sự phân cắt của đứt gãy nhô cục bộ. Đới Trũng Tam Đảo. Nằm ở Bắc cấu tạo Tam Đảo và là nhánh kéo dài của trũng trung tâm có bề dày trầm tích tới 5000m. Các Đới Nâng. Tiền thân của các đới nâng do để lại của hoạt động kiến tạo được tập trung chủ yếu ở trung tâm của bể được chia làm các đới sau: Đới Nâng Rồng – Bạch Hổ – Cửu Long. Còn gọi là đới nâng trung tâm có phương kéo dài theo hướng Đông Bắc- Tây Nam đới nâng này bị phân tách của các trũng kế cận bởi các đứt gãy lớn đặc biệt là hệ thống Đông Bắc- Tây Nam. Đới Nâng Trà Tân – Đồng Nai. Nằm ở phía bắc Đông Bắc của bể và phát triển theo hướng Đông Bắc- Tây Nam có xu thế nối với cấu tạo Ba Vì qua sườn dốc Tây Bắc. Đặc điểm của đới nâng thể hiện khá rõ lên bề mặt móng và trước Miocene. Đới nâng này được khống chế bởi đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam sau đó bị chặn lại ở Phía Tây Nam bởi các đứt gãy có phương Đông Tây. Đới Nâng Tam Đảo – Bà Đen. Chúng cũng kế thừa từ mặt móng, thêm vào đó là hoạt động bồi đắp vật liệu trầm tích cho đến đầu Miocene. Dưới tác động của đứt gãy Đông Tây và tạo ra một số cấu tạo nhỏ cục bộ làm phức tạp thêm đặc tính cấu trúc của đới. Đới phân vị cấu trúc Tây – Nam. Các đới phân vị cấu trúc Tây- Nam, gồm một loạt cấu trúc địa phương, chúng bị khống chế bởi hệ thống đứt gãy Đông Tây và bị phân cách bởi các đứt gãy địa phương có hướng Đông Bắc – Tây Nam và Tây Bắc – Đông Nam tạo ra các khối nâng và khối sụt cục bộ và phân dị về phía trung tâm của bể. IV. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC. Do ảnh hưởng kiến tạo tách giãn của Biển Đông, ứng với điều này lịch sử phát triển chia làm ba thời kỳ: III.1. Thời Kỳ Trước Tạo Rift. Từ Jura muộn tới Paliogen là thời gian thành tạo đá Magma, nó được tìm thấy ở lục địa miền Nam Việt Nam và nằm dưới trầm tích Kainozoi ở bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. Các đá Magma chủ yếu là Diorit, Granodiorit. Granodiorit của phức hệ Định Quán thành phần với vôi – kiềm: Granit của phức hệ Đèo Cả và Cà Ná là các đai mạch phun trào Riolit, Andezit đi cùng với chúng là gồm các đá của phức hệ Hòn Khoai ( Diorit ) các hệ tầng Bửu Long, Châu Thới ( đá trầm tích núi lửa với sự biến đổi các thành tạo này rất hạn chế ở trên lục địa và cũng có ở ngoài khơi). III.2. Thời kỳ Đồng Tạo Rift. Các hoạt động kiến tạo làm các đá bị nứt nẻ, đứt gãy vào thời kỳ Eocene tới Oligocene có liên quan đến quá trình tách giãn đã tạo nên các khối đứt gãy trong bể Cửu Long. Có nhiều đứt gãy định hướng theo phương Đông Tây, Bắc Nam và Đông Bắc – Tây Nam như đã đề cập ở trên, các đứt gãy chính điển hình là các đứt gãy thuận trường thoải cắm về Đông Nam do kết quả của các chuyển động theo các đứt gãy chính bày các khối cánh treo ( khối bể Cửu Long) đã bị phá hủy mạnh mẽ và bị xoay khối với nhau quá trình này đã tạo ra nhiều địa hào bị lấp đầy các trầm tích của trầm tích của tập E1, tập E2 tuổi Eocene_Oligocene sớm. Quá trình tách giãn tiếp túc phát triển làm cho bể lún chìm sâu hơn và tạo nên hồ sâu trong đó đã tích tụ các tầng tích sét, hồ rộng lớn thuộc tập D. Các trầm tích giàu cát hơn của tập C được tích tụ sau đó. Ơû vùng trung tâm bể nơi có các tầng sét hồ dày, mặt cát đứt gãy trở nên cong hơn và kéo xoay các trầm tích Oligocene. Vào cuối Oligocene phần bắc của bể Cửu Long bị nghịch đảo đôi nơi và tạo nên một số cấu tạo dương hình hoa mới chỉ tìm thấy ở dọc theo hai cánh của phụ bể Bắc. Sự kết thúc hoạt động phần lớn các đứt gãy và bất chỉnh hợp ở nóc trầm tích Oligocene đã đánh dấu kết thúc thời kỳ đồng tạo riff. Eocene – Oligocene trong các trũng chính có thể đạt đến 5000m. III.3. Thời Kỳ Sau Tạo Rift. Quá trình tách giãn kết thúc và quá trình nguội lạnh diễn ra tiếp theo. Các hoạt động đứt gãy yếu vẫn còn xảy ra. Các trầm tích Miocene dưới đã phủ chờm lên địa hình Oligocene. Hoạt động biển tiến đã tác động lên phần Đông Bắc bể trong khi đó ở phần Tây bể vẫn ở điều kiện lòng sông và châu thổ. Tầng đá núi lửa dày và phân bố rộng trong Miocene ở dưới phần Đông phụ bể Bắc có lẽ liên quan đến sự kết thúc tách giãn đáy ở Biển Đông. Vào cuối Miocene sớm trên phần diện tích của bể Cửu Long, nóc trầm tích Miocene hạ, địa tầng Bạch Hổ được đánh dấu bằng biến cố chìm sâu với sự thành tạo tầng sét biển chứa Rotalia rộng khắp và tạo nên tầng biến cố chìm sâu với sự thành tạo tầng sét biển chứa Rotalia rộng khắp và tạo nên tầng đánh dấu địa tầng và tầng chắn khu vực tuyệt vời cho toàn bể. Vào Miocene giữa, môi trường biển đã ảnh hưởng ít hơn lên bể Cửu Long, trong thời gian này môi trường lòng sông tái thiết lập ở phần Tây Nam bể, ở phần Đông Bắc bể các trầm tích được tích tụ trong điều kiện ban đầu từ Miocene muộn đến hiện tại, bể hoàn toàn thông với bể Nam Côn Sơn và sông Cửu Long trở thành nguồn cung cấp trầm tích cho cả hai bể các trầm tích hạt thô được tích tụ ở môi trường ven bờ ở phần Nam bể và ở môi trường biển nông ở phần Đông Bắc bể các trầm tích hạt mịn hơn được chuyển vào vùng bể Nam Côn Sơn và tích tụ tại đây trong điều kiện nước sâu hơn. Tóm lại: Sự hình thành cấu trúc bồn trũng ảnh hưởng vào vai trò kiến tạo khối dạng luồn chồng từ Ackeo đến Kainozoi là hoạt động Magma kiến tạo xảy ra mạnh mẽ, từ bằng chứng là các đá được xuất hiện có nguồn gốc núi lửa. Nhưng vào Eocene do ảnh hưởng chuyển động đối lưu các vật chất thuộc bề mặt lớp Manti đã tạo nên quá trình phá hủy lớp vỏ đất liền thuộc rìa lục địa thay vì các pha rift lục địa và một phần rift biển thời Oligocene. CHƯƠNG IV. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG CỬU LONG. Việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng dầu khí của bồn trũng Cửu Long dựa vào kết quả phân tích điều kiện sinh thành của đá mẹ, điều kiện của tầng chắn – và các hoạt động liên quan đến bẫy dầu khí. I. ĐIỀU KIỆN SINH DẦU CỦA TẦNG ĐÁ MẸ. Khả năng đánh giá tiềm năng sinh dầu khí của bồn có nhiều hạn chế do số lượng tài liệu chưa nhiều. Theo tài liệu nghiên cứu của công ty Deminex, đã phân tích bổ sung cùng với đề tài : “Tổng Hợp Các Kết Quả Tìm Kiếm Thăm Dò Dầu Khí” của Tiến sĩ Nguyễn Giao, đã tiến hành nghiên cứu đá mẹ đưa đến những đặc điểm sau: + Trong bồn trũng Cửu Long có nhiều tầng sét thuộc Oligocene và Miocene nhưng chỉ có tập sét dày trong Oligocene là những tập đá mẹ sinh dầu chính vì có hàm lượng vật chất hữu cơ cao từ 1.93% - 2.19%. Kerogen chất lượng loại II hoặc loại III được gọi tên là tầng Damolisap – sinh dầu khá tốt. Còn các tập Miocene dù có độ chín muồi nhưng không có khả năng sinh dầu vì hàm lượng vật chất hữu cơ nghèo nhỏ hơn 0.4%. + Khả năng tiến hóa và trưởng thành của vật chất hữu cơ ở phần rìa được biến đổi rất sớm so với trung tâm bồn. Điểm tạo dầu lớn nhất của bồn trũng Cửu Long là 2150m, còn ở trũng sâu hơn là 3450m và điểm kết thúc pha ở độ sâu thay đổi từ 4710 – 6130m. Nhiệt độ dao động trong khoảng từ 148 – 1550C. Như vậy, vị trí sâu nhất của bồn hiện nay thì tầng Damolisap mới đạt tới khí ẩm và Condensat chứ chưa sang pha tạo khí khô. Tóm lại: tầng Oligocene là tầng đá mẹ sinh dầu chính ở bồn trũng Cửu Long II. ĐIỀU KIỆN VỀ TẦNG CHỨA. Loại đá chứa chính ở bồn trũng Cửu Long là đá móng nứt nẻ trước Kainozoi, cát kết Paleogen và cát kết Miocene hạ. Chủ yếu dầu có trong móng bị phong hóa. Đây là đặc tính của thềm lục địa Việt Nam, gặp ở mỏ Bạch Hổ, và một số mỏ khác ở bồn trũng Cửu Long. Thành phần của chúng thuộc nhóm Granitoit bao gồm: Granit – biotit, Granit hai mica, Diorit thạch anh, Granit Granophia và Plagiogranit. Độ rỗng của đá móng không cao và không đồng nhất. Độ rỗng lớn nhất là 10.1% ( BH 810 – 3576m) và nhỏ nhất là 0.55 – 0.67% (BH6 – 3520m và BH2 – 3265m). Độ rỗng trung bình của móng là 3.255%, kiểu độ rỗng dạng phức tạp. Độ rỗng dạng khe nứt trung bình là1.27%. Hiện nay tầng đá móng phong hóa phong phú nứt nẻ là đối tượng thăm dò và khai thác chính ở mỏ Bạch Hổ và các cấu tạo khác. Tầng đá chứa quan trọng của Paleogen là tập cát kết ở Trà Tân và Trà Cú, chúng được thành tạo ở môi trường lục địa – phần dưới và môi trường biển – phần trên. Độ rỗng của đá từ 10 – 25%, đá chứa Paleogen có lỗ rỗng cao – chứa tốt, ở Tây Nam là 25%, Đông Bắc là 23 – 25%, ở trung tâm bồn trũng thuộc loại chứa có độ rỗng trung bình từ 20 – 22%. Cát kết Miocene hạ của điệp Bạch Hổ phát triển phổ biến và rộng khắp trên toàn bồn trũng và là đối tượng tìm kiếm thăm dò quan trọng. Đá này có đặc tính thấm chứa tốt, độ rỗng thay đổi từ 2 – 26%, trung bình theo log = 18.8%, theo mẫu = 18.6%. Độ thấm từ 1mD – 4255mD ( 60% mẫu có K=9 – 204mD). III. ĐẶC ĐIỂM TẦNG CHẮN. Tầng đá chắn có nhiều tập sét chứa Rotalia, phân bố khắp đơn vị địa tầng, chúng được hình thành trong môi trường vũng vịnh. Tỉ lệ sét cao từ 45 – 80%, dày từ hàng chục đến hàng trăm mét. Các tập sét ở điệp Bạch Hổ, Côn Sơn và Biển Đông Trà Tân, Trà Cú được thành tạo trong điều kiện biển nông hoặc là phong hóa của các đá có trước, chiều dày từ 100 – 180m phân bố khắp bồn trũng nên đóng vai trò là tầng chắn khu vực. Theo đánh giá của công ty Deminex, chu kỳ sinh thành của Hydrocacbon của đá mẹ thay đổi theo từng vị trí khác nhau. Tại bồn trũng này, đá mẹ sinh dầu từ cuối Oligocene đến đầu Paleogen. Các dạng Hydrocacbon được sinh ra dù dầu hay khí đều đi từ rìa vào trung tâm là tăng dần. Dầu khai thác được có liên hệ với nguồn sinh nên ta có thể biết nơi tích tụ, di chuyển của dầu khí dầu thô ở bồn trũng Cửu Long thuộc nhóm Parafin – Nephten, tỉ trọng thay đổi khoảng 0.84 – 0.87 g\cm3(chưa bị phân hủy). Ở bồn trũng Cửu Long, theo kết quả nghiên cứu giếng khoan Rồng I cho thấy dầu dịch chuyển theo các hướng: Bắc- Đông Bắc và Tây – Tây Nam. Theo nghiên cứu địa hóa cho thấy dầu dịch chuyển vào tầng đá chứa tự tầng đá sinh Oligocene theo vỉa, theo bất chỉnh hợp ( Oligocene – và Miocene), theo đứt gãy và có thể theo hướng nghịch đảo từ trên xuống. Vậy bồn trũng Cửu Long có những tập sét dày phân bố rộng rãi có điều kiện địa hoá thuận lợi cho việc sinh thành dầu khí với số lượng đáng kể. PHẦN CHUYÊN ĐỀ CHƯƠNG I: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ở VÙNG RÌA VÀ VÙNG TRUNG TÂM BỂ CỬU LONG 1. Phương pháp địa chấn: Có 3 giai đoạn rõ ràng trong kĩ thuật địa chấn: a. Việc thu thập số liệu: các nguồn năng lượng dùng làm thuốc nổ hoặc súng bắn hơi ở ngoài khơi… sóng địa chấn tạo lập bởi các nguồn năng lượng đó được phản chiếu từ các lớp đất quay về những dãy thẳng mang đầu dò âm thanh gọi là địa thính .chúng được đặt ở khoảng cách đo sẵn dọc theo đường địa chấn, từ nơi bắn hay điểm rung trên bờ, hoặc kéo theo sau tàu địa chấn trong những đường dây dài ( đến 4km ) ngoài khơi. b. Xử lý và dự đoán: phiên dịch các tính hiệu địa chấn ghi nhận được thành một mặt cắt địa chất dọc theo đường địa chấn nào đó đang được thực hiện. Giải đoán ban đầu được gài vào sự xác định của các cấu trúc như sơn tự, đứt gãy, đỉnh bầu muối và ám tiêu. Tuy nhiên, có nhiều may rủi trong xác định những điểm thăm dò và mạch có tiềm năng. Các bề mặt tự nhiên của đá, nơi tạo ra các phản chiếu địa chấn, trước hết là các mặt lớp và nghịch tầng chúng được đặt trưng bởi sự tương phản của vận tốc và mật độ. Có thể tin rằng sự phát triển trực tiếp hidrocacbon bởi bằng chứng địa chấn. Gọi là kỹ thuật điểm sáng, nó bắt nguồn từ sự kiện nó hiện lên trên thiết diện địa chấn như một phản chiếu sáng hơn bởi vì có sự gia tăng biên độ. Nó sẽ thay đổi biên độ ở ngay tại ranh giới tích tụ Dầu Khí. 2. Phương pháp địa vật lý giếng khoan: Sử dụng đường cong Gamma-Ray (GR) để minh giải tướng. Việc giải đoán GR cho thân cát được làm như sau: Nhận diện các thân cát và sau đó minh giải các tướng của thân cát này bằng cách nghiên cứu các kiểu dạng đường cong GR, các kiểu ranh giới dưới và trên (chuyển đổi từ từ hay đột ngột của giá trị GR) và bề dày của lớp cát. Các kiểu đường cong liên quan đến bề dày của thân cát có thể cho chúng ta biết về môi trường cát đã được lắng đọng. Để minh giải các tướng trầm tích từ đường địa vật lý GR, hình dạng và kiểu GR chuẩn cho mỗi môi trường cụ thể cần được quan tâm. Trên thực tế đường cong GR thường có 4 dạng cơ bản (hình 3) được dùng trong nhận biết tướng và môi trường lắng đọng trầm tích là: Dạng hình chuông: ứng với giá trị GR có xu hướng tăng dần lên trên, phản ánh xu hướng trầm tích độ hạt mịn dần lên trên của các doi cát (point bar), lòng sông (fluvial), biển tiến… Dạng hình phễu: ứng với giá trị GR có xu hướng giảm dần lên trên, cho biết xu thế trầm tích độ hạt thô dần lên trên của bồi tích sông (alluvial), trầm tích cửa sông, cửa kênh phân phối dịch chuyển, doi cát ven biển, trầm tích carbonat, quạt đáy biển sâu… Dạng hình trụ: ứng với giá trị GR thấp, ổn định, phản ánh độ hạt ổn định của trầm tích các đảo cát chắn, các dải cát ven biển, ám tiêu san hô, trầm tích do gió, trầm tích dòng bện (braided)… Dạng hình răng cưa: ứng với giá trị GR biến đổi không theo quy luật, cao thấp xen kẽ, phản ánh các trầm tích đầm lầy, ao hồ, vũng vịnh, bãi thoái triều, trầm tích sườn, carbonat sườn, các trầm tích lấp đầy hẻm núi biển sâu. Sự tạo thành hình dạng răng cưa là do các trầm tích có độ phóng xạ cao thấp xen kẽ nhau của than với sét lắng đọng vùng đầm lầy, của đá vôi với sét lắng đọng ở biển. Một sự chuyển đổi đột ngột từ sét đến cát hay từ cát sang vôi có thể điểm chỉ một sự chuyển đổi căn bản của tướng trầm tích. Nó đánh dấu sự bắt đầu của vài chu kì trầm tích sau một thời gian nghỉ ngơi hay xói mòn. Khi sử dụng các đường cong địa vật lý giếng khoan để nhận biết tướng đá và môi trường trầm tích cần lưu ý các trường hợp ngoại lệ có thể xảy ra không tuân theo các quy luật trên. Giá trị GR không những phụ thuộc vào hàm lượng sét, độ hạt mà còn bị chi phối bởi lượng các nguyên tố phóng xạ trong các vật liệu trầm tích, quá trình biến đổi thứ sinh xảy ra trong quá trình trầm tích. Hơn nữa, ở đây chúng ta thường gặp phải tính đa nghiệm của b ài toán thuận địa vật lý. Có nghĩa là, có thể có nhiều tướng và môi trường trầm tích ứng với một dạng đường cong địa vật lý nhất định. Bởi vậy, khi sử dụng phương pháp địa vật lý giếng khoan để nhận biết tướng đá và môi trường trầm tích, nhất thiết phải kết hợp chặt chẽ với các thông tin về tướng đá và môi trường từ các nguồn khác như lõi khoan, cổ sinh địa tầng và các dữ liệu thạch học, địa chấn địa tầng, tướng địa chấn… Hình 3: Các dạng đường cong cơ bản trong phương pháp Địa vật lý 3. Phương pháp thạch học: gồm việc mô tả mẫu lõi và phân tích thạch học lát mỏng. Mô tả mẫu lõi nhằm xác định sơ bộ loại đá và sự phân bố của nó trong lát cắt giếng khoan, kiểu phân lớp, các kiểu cấu trúc , xu hướng thay đổi độ hạt (thô dần hay mịn dần), dấu vết sinh vật… Phân tích thạch học lát mỏng: Nhằm xác định độ hạt, hình dạng hạt, độ chọn lọc, thành phần khoáng vật, thành phần xi măng, matrix, độ rỗng nhìn thấy, kiến trúc và biến đổi sau trầm tích của đá. 4. Phương pháp Spec-Decom Spec-Decom là phương pháp sử dụng tài liệu địa chấn và chuỗi Furie để chia phổ địa chấn thành những dải tầng số khác nhau có bước sóng khác nhau, trên cơ sở đó có thể thể hiện được biên độ, chiều dày tập trầm tích, pha địa chấn nhằm nghiên cứu phân bố tướng trầm tích và chiều dày vỉa. Trong bể Cửu Long, một số công ty đã sử dụng phương pháp này nhằm đáng giá triển vọng cho cả bẫy cấu tạo và bẫy địa tầng, nhìn chung kết quả nghiên cứu là tốt cho tập B1 và tập C.Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ là bước đầu và tác giả hy vọng rằng việc ứng dụng phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả thăm dò ở bể Cửu Long. Hình 4 là ví dụ dùng Spec-Decom trong nghiên cứu tướng của tập B1. HÌNH 4 :Ví dụ về nghiên cứu Spec-Decom cho tập Bạch Hổ CHƯƠNG II THĂM DÒ DẦU KHÍ VÙNG RÌA BỂ CỬU LONG: 1.Vài nét về vùng rìa bể Cửu Long: Đối với các mỏ dầu khí hiện đang khai thác ở bể Cửu Long trừ mỏ Rồng nằm ở rìa Tây Nam và có móng tương đối nông,còn lại có móng và tầng Oligocene nằm khá sâu để thăm dò ở vùng rìa việc nghiên cứu sự thay đổi tướng trầm tích cũng như sự thay đổi thành phần thạch học từ các đới trũng sâu có nhiều giếng khoan ra đới rìa là rất quan trọng nhất là đánh giá khả năng hắn và chứa của đới rìa là rất quan trọng. Đới rìa có nhiều điểm khác so với đới trũng sâu ngoài những yếu tố mang tính quy luật như trầm tích có độ hạt thô ảnh hưởng đến tính sinh chứa chắn thì ngay tính nứt nẻ của móng cũng khác vì vậy tùy thuộc móng ở đới rìa thiên về tính chất nào sẽ làm thay đổi hẳn quan điểm thăm dò ở vùng này.Tuy nhiên đới rìa cũng khác nhau từ vùng này đến vùng khác do kiến tạo và vùng trầm tích khác nhau. Bể Cửu Long là bể dầu khí quan trọng nhất nước ta phần lớn sản lượng dầu khí hiện đang khai thác ở các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Rồng, Sư Tử Đen và Hồng Ngọc. Tất cả các mỏ trên đối tượng khai thác chủ yếu từ trong móng nứt nẻ và một phần quan trọng từ tầng cát kết Miocene dưới.Ở nhiều nơi mặc dù đã phát hiện dầu khí ,song các tập cát kết Oligocene hướng dòng chảy và Alluvi hiện còn chưa được đưa vào khai thác do tính liên thông vỉa cũng như độ rỗng độ thấm kém. 2. Đặc điểm và hệ thống dầu khí của vùng rìa và vùng trung tâm bể Cửu Long: A. Vùng trung tâm bể Cửu Long: Ởû bồn trũng Cửu Long, sự thăm dò về sóng địa chấn và trọng lực được thực hiện vào cuối những năm 60 vào đầu những năm 70, thăm dò địa chấn và các hoạt động khoan được thực hiện theo một vài thỏa thuận giữa chính quyền chế độ cũ với một loạt các công ty thăm dò dầu khí như:Mobil, Pecten, Marathon…với kết quả khả quan, một vài sự khám phá ở Mía-1x, Dừa-1x và Bạch Hổ-1x vào cuối năm 1974 đầu năm 1975. Vào ngày 30-8-1975 Việt Nam là thành viên của hiệp hội dầu khí thế giới , vào tháng 10-1975, tổng công ty dầu khí việt nam được thành lập (Petro Việt Nam (PV)) trong suốt năm 1976, các hoạt động của Petro Việt Nam được thực hiện và thăm dò trọng lực được kí kết giữa CGG yêu cầu sóng địa chấn 2D dọc theo sông Tiền và sông Hậu ở vùng nước cạn gần bờ. Hai mũi khoan Cửu Long 1 và Phùng Hiệp 1 được khoan với kết quả không khả quan. Từ năm 1977-1979, một vài các dịch vụ dầu khí được kí kết giữa PV với một vài công ty dầu quốc tế như: Deminex( lô 15) ở bồn Cửu Long và Agip ở lô 4 và Bow Valley(ở lô 28-29) ở bồn Nam Côn Sơn, kết quả không khả quan. Năm 1981, Vietsopetro công ty liên doanh dầu khí giữa Việt Nam và Xô Viết được thành lập làm việc chủ yếu ở lô 9,15,16 thuộc bồn Cửu Long và ở bồn Nam Côn Sơn. Đã thăm dò với sóng địa chấn và các hoạt động khoan. Một vài khám phá với sản lượng dầu nhiều được tìm thấy ở mỏ Bạch Hổ, Rồng, Sói, BaVì, Tam Đảo , Bà Đen ở bồn Cửu Long và Đại Hùng ở bồn Nam Côn Sơn. Trong công trình kiến trúc ở Bạch Hổ, kết quả của sự thăm dò và thẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docanh den 2.doc