Khóa luận Thiết kế phân xưởng thành phần nhà máy Supe Lâm Thao

+Khi vật liệu đang ở trạng thái ẩm, chịu được sấy cường độ cao tốt hơn ở trạng thái khô.

+ Khi ở nhiệt độ cao vật liệu dễ bị hỏng.

+ Khi độ hút ẩm của vật liệu nhỏ.

+ Khi độ hút nước của vật liệu tương đối lớn, nhưng cần coi trọng chất lượng sản phẩm hơn hiệu quả kinh tế của quá trình.

Đối với thiết bị sấy ngược chiều: Loại này được ứng dụng cho những trường hợp:

+ Khi vật liệu chịu được nhiệt độ cao.

+ Khi nhiệt độ hút ẩm và độ hút ẩm của vật liệu lớn.

Qua hai quá trình sấy trên ta nhận thấy đới với phân bón NPK thì thích hợp với phương thức sấy xuôi chiều vì:

+ Nhiệt độ vật liệu ra khỏi sấy tháp không ảnh hưởng đến máy nghiền búa và thiết bị vận chuyển sau sấy.

+ Giảm lượng bụi theo khí sấy ra ngoài so với khí sấy ngược chiều.

+ Tránh tổn thất phốt pho, tổn thất nitơ, kali

 

doc50 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thiết kế phân xưởng thành phần nhà máy Supe Lâm Thao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành phần thứ 2, hơi nước là thành phần luôn luôn thay đổi trong không khí ẩm. Do coi không khí ẩm là hỗn hợp khí lý tưởng nên nó cũng tuân theo định luật của khí lý tưởng. *Các thông số đặc trưng của không khí ẩm. a- Độ ẩm tuyệt đối Độ ẩm tuyệt đối của không khí ẩm là lượng hơi nước (tính bằng gam) chứa trong một m3 không khí ẩm, tức là: Độ ẩm tuyệt đối có giá trị bằng khồi lượng riêng của hơi nước trong không khí ẩm Như vậy độ ẩm tuyệt đối của không khí ẩm thay đổi trong khoảng 0 Ê r < rmax. Khi nhiệt độ không khí ẩm tăng thì rmax cũng tăng. b- Độ ẩm tương đối Độ ẩm tương đối không khí ẩm là tỷ số giữa lượng hơi nước chứa trong không khí ẩm với lượng hơi nước lớn nhất có thể chứa trong không khí ẩm đó cùng một nhiệt đọ. Độ ẩm tương đối đo bằng %, ký hiệu là j ta có: Từ các phương trình trạng thái của Gh (kg) và Ghmax (kg) hơi nước ở trạng thái đã cho và trạng thái bão hòa Ghmâx ta có thể xãc định được Gh và Ghmax. Vậy ta có: Độ ẩm tương đối đặc trưng cho mức độ gần tới trạng thái bão hòa của không khí ẩm. Khi j = 0 ta có không khí khô. j tăng lên thì phần áp suất hơi nước trong không khí ẩm tăng lên và khi j = 100 thì không khí ẩm bão hòa và phần áp suất hơi nước bằng áp suất bão hòa của hơi nước ứng với nhiệt độ của không khí ẩm. Trong điều kiện không khí ẩm có áp suất khí quyển, nhiệt độ sôi của nứơc ở áp suất này gần bằng 1000 C. Nếu không khí ẩm có nhiệt độ t < 1000C, khi tăng nhiệt độ không khí ẩm thì áp suất bão hòa của hơi nước Phs cũng tăng do đó j giảm. Nếu không khí có t0 lớn hơ 1000C trong trường hợp này nếu ta tăng tiếp nhiệt độ t lớn hơn 1000C thì phần áp suất cực đại của hơi nước sẽ không đổi và bằng áp suất của không khí ẩm P. Vì vậy nếu lượng hơi nước chứa trong không khí ẩm không đổi, dù tăng nhiệt độ t thì j vẫn không đổi. c- Độ chứa ẩm của không khí ẩm Độ chứa ẩm của không khí ẩm là khối lượng hơi nước chứa trong 1 kg không khí khô tức là: Từ phương trình trạng thái của Gh và Gk không khí khô ta có Như vậy: Vì: Rh = 8314/18(J/kgK) và Rk= 8314/29 (J/kgK) nên ta có: Khi thay Ph= j Phs vào trên ta được Khi không khí ẩm có nhiệt độ t >1000C thì Phs = P nên ta có: Như vậy trong trường hợp này nếu d = const sẽ kéo theo j = const d- Entanpi của không khí ẩm. Entanpi của không khí ẩm I bằng tổng Entanpi của không khí khô và Entanpi của hơi nước tức là I =ik + 0,001d. ih(kJ/kgkkk) Trong đó ik Entanpi của không khí khô xác định theo công thức: ik= Ck.t(kJ/kgK) ih - Entanpi của hơi nước xác định theo công thức: ih = r + Ch. t(kJ/kgK) Nhiệt dung đẳng áp của không khí Ckằ 1(kJ/kgK), của hơi nước Cnằ 1.97( kJ/kgK) nhiệt ẩm hóa hơi của nước lấy trị số trung bình r = 2493(kJ/kg) vậy ta có: I = t+ 0,001.d(2493 + 1,97t) (kJ/kgkkk) Hoặc: I= 1000.t + (2493 + 1,97t).103.d (J/kgkkk) 3. Không khí nóng Sử dụng không khí nóng để sấy cần thiết phải có bộ phận ra nhiệt, không khí dùng điện, dùng hơi nước, hay dùng khói, dùng dầu v... Để cung cấp năng lượng các trường hợp này chi phí vốn đầu tư và năng lượng cao trong nhiều trường hợp cho phép ta có thể dùng trực tiếp không khí khô để sấy. Sử dụng không khí nóng được tạo ra bằng cách đốt nhiên liệu trong lò đốt hỗn hợp không khí nóng 800 á 9000C được dẫn sang máy sấy thùng quay nhờ một quạt hút sau sấy. *. Cơ sở tính toán quá trình đốt dầu: a- Nhiệt trị của nhiên liệu: Các nhiên liệu được đặc trưng bằng lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị nhiên liệu (1 kg hoặc 1m3) gọi là nhiệt trị cao QC. - Nhiệt trị cao của nhiên liệu có thể được xác định bằng công thức thực nghiệm của I. D. Mendebev đối với nguyên liệu lỏng, rắn: [3 - 83] QC = [338C + 1.256H - 109 (O - S). 103 ] J/kg QC = 81C + 300H - 26 (O - S). Vì nhiên liệu là dầu có thành phần công thức tính theo phần trăm như sau: C = 85,2; H = 11,5 O = 0,5 S = 0,5 W = 2. Vậy ta tính được nhiệt trị cao là: QC = 81. 85,2 + 300. 11,5 - 26 (0,5 - 0,5) = 10.351 Kcal/kg. - Thực tế khi nhiên liệu cháy hơi nước đi theo với sản phẩm cháy. Vì vậy, người ta đưa vào một đặc trưng giả định của nhiên liệu gọi là nhiệt trị thấp QT . Đại lượng này không tính nhiệt độ do hơi nước mang đi. QT = [339C + 1.256H - 109 (O - S) . GH2O]. 103 J/kg (3 - 83) b- Lượng không khí lý thuyết dùng để đốt cháy nhiên liệu. * Lượng không khí lý thuyết để đốt cháy 1 kg nhiên liệu được xác định theo công thức đối với nhiên liệu rắn, lỏng. Hoặc LO = 0,115C + 0,346H - 0,043 (O - S). Trong đó: C, H, O, S và W là các thành phần Hyđrô, Cacbon, Ôxy, Lưu huỳnh và lượng ẩm trong nhiên liệu. + Thực tế khi đốt 1 kg nhiên liệu cần phải có một lượng không khí dư: LTT = a . LO (kg/kg). Trong đó a > 1: hệ số dư không khí. LTT: Lượng không khí khô thực tế. 4- Thiết bị sấy. 4.1 - Đại cương về kỹ thuật sấy: Trong sản xuất và đời sống có rất nhiều trường hợp đòi hỏi phải tách nước (ẩm) ra khỏi vật liệu sấy, nhằm đạt tính chất cơ lý hóa. Sau khi tách nước, nhiều sản phẩm có độ bền tăng, hoặc trở nên giòn, dễ nghiền vụn. Đối với sản phẩm là nông sản sau khi tách nước sẽ gảm chi phí vận chuyển, đảm bảo điều kiện bảo quản lâu dài, và đạt độ nảy mầm cao. Do vậy trong rất nhiều quy trình công nghệ trong kỹ thuật bảo quản cũng như bảo đảm những yêu cầu về chất lượng cần phải tách nước để sản phẩm đạt độ khô cần thiết. Sấy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công nghiệp và đời sống, trong quá trình công nghệ sản xuất có rất nhiều sản phẩm đều có công đoạn sấy khô để bảo quản dài ngày, cùng phát triển trong ngành hải sản rau quả và các thực phẩm khác. Các sản phẩm nông nghiệp dạng hạt như lúa, ngô v.v...khi thu hoạch cần sấy khô kịp thời nếu không sản phẩm sẽ giảm phẩm chất thậm chí bị hỏng dẫn đến tình trạng mất mùa trong thu hoạch, các nhu cầu sấy ngày càng đa dạng, có nhiều phương pháp và thiết bị sấy khác nhau. Như vậy những vật đem sấy đều là những vật ẩm có chứa một khối lượng chất lỏng đáng kể (chủ yếu là nước). Trong quá trình sấy ẩm chất lỏng trong vật bay hơi, độ ẩm của nó giảm. Trạng thái của vật liệu ẩm được xác định bởi độ ẩm và nhiệt độ của nó. Phương pháp tách ẩm ra khỏi vật liệu sấy được dùng phổ biến là phương pháp nhiệt hay còn gọi là sấy. Đây là quá trình giải nước ra khỏi vật rắn bằng cách cung cấp nhiệt cho nước bay ra khỏi mặt thoáng hay trong lòng sản phẩm. Phương pháp này tiến hành theo các biện pháp: + Sấy tự nhiên: Phương pháp này được tiến hành ở ngoài trời bằng cách cho ẩm trong vật liệu bay hơi tự nhiên bằng năng lượng tự nhiên, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, ... Dùng phương pháp này thì đỡ tốn nhiệt năng do đó nó đơn giản và rẻ tiền. Nhưng không chủ động điều chỉnh tốc độ của quá trình theo yêu cầu kỹ thuật và cho năng suất thấp. Một số nhượcđiểm của phương pháp này: * Khó thực hiện cơ giới hóa, chi phí lao động nhiều. * Nhiệt độ thấp nên cường độ sấy không cao, sản phẩm dễ bị ô nhiễm do bụi và sinh vật, vi sinh vật. Chiếu mặt bằng sản xuất lớn, nhiều sản phẩm nếu sấy tự nhiên chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu (ví dụ sấy chè). Do đó, sấy tự nhiên chỉ dùng cho sản phẩm rẻ tiền không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật hoặc trong trường hợp riêng biệt cần thiết. + Ngày nay, khi khoa học đạt tới trình độ phát triển cao thì sấy nhiệt đóng vai trò chủ yếu, vì nó có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu sản xuất một cách chủ động khoa học và kinh tế. Nguyên tắc chung của sấy nhân tạo phải cung cấp nhiệt để ẩm bay hơi khỏi vật liệu sấy và dùng tác nhân thích hợp để di chuyển hơi ẩm đó ra khỏi môi trường xung quanh. Vì thế người ta căn cứ vào phương pháp cung cấp nhiệt chia ra các phương pháp sấy nhân tạo như sau: * Phương pháp sấy đối lưu: Nguồn nhiệt cung cấp cho quá trình sấy là nhiệt truyền từ môi trường sấy đến vật liệu sấy bằng cách truyền nhiệt đối lưu. Nếu chất lỏng, khí chuyển động tự nhiên tức là chất lỏng, khí chuyển động không do tác dụng của lực bên ngoài mà do sự chênh lệch nhiệt độ trong lòng bản thân nó, thì quá trình trao đổi nhiệt thì được gọi là trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên. Trong thực tế có quá trình vận chuyển nhiệt độ do đối lưu cưỡng bức là do con người bắt các phân tử của nhiệt độ môi trường có nhiệt độ khác nhau đổi chỗ cho nhau bằng cách dùng quạt, máy nén bơm .... Vận tốc của quá trình đối lưu cưỡng bức lớn hơn rất nhiều lần so với đối lưu tự nhiên. * Phương pháp sấy bức xạ: Trong phương pháp sấy này nguần nhiệt cung cấp cho quá trình sấy thực hiện bằng bức xạ từ một bề mặt nào đó đến vật liệu sấy. * Phương pháp sấy trực tiếp: Trong phương pháp này người ta cung cấp nhiệt cho vật liệu sấy bằng cách cho tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nguồn nhiệt. * Phương pháp sấy thăng hoa: Phương pháp này thực hiện bằng cách làm lạnh vật đồng thời hút chân không để cho vật liệu sấy đạt đến trạng thái thăng hoa của nước, ẩm thoát ra khỏi vật nhờ quá trình thăng hoa. * Phương pháp sấy bằng điện cao tần: Nhiệt cung cấp cho vật liệu sấy ở phương pháp này là nhờ dòng điện cao tần tạo nên điện trường có tần số cao để đốt nóng trên toàn bộ chiều dày của lớp vật liệu. Trong các phương pháp nhân tạo kể trên phương pháp sấy đối lưu, bức xạ đựơc sử dụng phổ biến hơn cả, mà nhất là phương pháp sấy đối lưu. Mỗi phương pháp sấy kể trên được thực hiện trong nhiều kiểu thiết bị khác nhau. Ví dụ như sấy đối lưu được thực hiện trong nhiều thiết bị sấy như: Thiết bị sấy buồng, sấy hầm, sấy băng tải, sáy thùng quang ... Phương pháp sấy bức xạ có thể thực hiện trong thiết bị sấy bức xạ đến hồng ngoại, thiết bị sấy bức xạ dùng nhiên liệu khí, dùng dây điện trở. Phương pháp sấy có thể thực hiện trong thiết bị sấy tiếp xúc với bề mặt nóng, thiết bị sấy có kiểu tiếp xúc, tủ sấy chân không, máy sấy chân không có cánh khuấy, máy sấy hai trục lăn và một số thiết bị sấy tiết xúc trong chất lỏng. Trong công nghệ sản xuất NPK người ta sử dụng thiết bị máy sấy thùng quay để sấy NPK nhằm đạt năng xuất cao, tiết kiệm nhiên liệu, đáp ứng yêu cầu chất lượng của nguyên liệu để phục vụ sản xuất Phần III Cơ sở chọn dây chuyền thiết bị sấy 1- Chọn thiết bị sấy: Như ta đã biết mỗi loại vật liệu sấy sẽ thích hợp với một số phương pháp sấy và 1 số kiểu thiết bị sấy tiến hành theo hai giai đoạn. - Giai đoạn thứ nhất là: Chọn sơ bộ phương pháp sấy thích hợp và một số kiểu thiết bị sấy có thể dùng cho loại vật liệu đó. - Giai đoạn thứ hai: Trên cơ sở một số thiết bị sấy đã chọn tiến hành tính toán kinh tế kỹ thuật để chọn kiểu thích hợp nhất. Ví dụ: Vật liệu như cám, thóc, lúa, ngô, cà phê có thể thích hợp với các kiểu thiết bị sấy như: Thiết bị sấy tháp sấy thùng quay, sấy tầng sôi,... nhưng chọn kiểu nào trong số đó là tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể về nguồn năng lượng, nhiên liệu, các thiết bị, vật tư để gia công, chế tạo thiết bị. Tuy nhiên có một số vật liệu chỉ thích hợp với một số, thậm chí một kiểu thiết bị sấy, ví dụ các vật liệu xây dựng như gạch, ngói chỉ thích hợp với thiết bị sấy buồng hoặc hầm. Đối với phân bón NPK với kích thước hạt 2 5 mm. Ta chọn phương pháp sấy đối lưu là thích hợp cho quá trình sấy. Sử dụng thiết bị máy sấy thùng quay để đáp ứng được nhu cầu làm việc của thiết bị, với năng suất lớn nhưng cấu tạo thiết bị đơn giản, cường độ đảo trộn lớn, ít dính bết trong thùng sấy. 2- Chọn nguyên tắc chuyển động của tác nhân sấy và vật liệu sấy: Để chọn nguyên tắc chuyển động của tác nhân sấy và vật liệu sấy, nghĩa là nguyên tắc làm của thiết bị theo phương pháp xuôi chiều,ngược chiều hay chéo dòng. Tuy nhiên nguyên tắc chuyển động chéo dòng không sử dụng trong thiết bị sấy thùng quay, do đó ta chỉ phân tích hai quá trình sấy còn lại. - Đối với thiết bị sấy xuôi chiều: Loại này được ứng dụng trong những trường hợp sau: +Khi vật liệu đang ở trạng thái ẩm, chịu được sấy cường độ cao tốt hơn ở trạng thái khô. + Khi ở nhiệt độ cao vật liệu dễ bị hỏng. + Khi độ hút ẩm của vật liệu nhỏ. + Khi độ hút nước của vật liệu tương đối lớn, nhưng cần coi trọng chất lượng sản phẩm hơn hiệu quả kinh tế của quá trình. Đối với thiết bị sấy ngược chiều: Loại này được ứng dụng cho những trường hợp: + Khi vật liệu chịu được nhiệt độ cao. + Khi nhiệt độ hút ẩm và độ hút ẩm của vật liệu lớn. Qua hai quá trình sấy trên ta nhận thấy đới với phân bón NPK thì thích hợp với phương thức sấy xuôi chiều vì: + Nhiệt độ vật liệu ra khỏi sấy tháp không ảnh hưởng đến máy nghiền búa và thiết bị vận chuyển sau sấy. + Giảm lượng bụi theo khí sấy ra ngoài so với khí sấy ngược chiều. + Tránh tổn thất phốt pho, tổn thất nitơ, kali 3 - Chọn tác nhân sấy: Khi sấy bằng phương pháp đối lưu thì tác nhân sấy vừa là chất mang nhiệt để đốt nóng vật liệu sấy vừa làm nhiệm vụ tải ẩm ra môi trường. Trong sấy đối lưu thường dùng tác nhân sấy là: Không khí khô, ở đây là sấy phân bón NPK với độ ẩm ban đầu là tương đối lớn 10 - 14% H2O, đòi hỏi nhiệt độ tác nhân sấy là từ 3500 á 8500C do đó ta chọn tác nhân sấy là không khí khô thì đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật. 4 . Chọn nguồn năng lượng: Như chúng ta đã biết sấy là quá trình bốc hơi ẩm từ vật liệu được đốt nóng, vậy quá trình sấy gồm hai giai đoạn: Quá trình đốt nóng vật liệu và quá trình thải ẩm ra môi trường trong thiết bị sấy đối lưu đốt nóng vật liệu và mang ẩm vào môi trường được thực hiện nhờ không khí nóng là chính. Như đã nói ở trên với phân bón NPK khi sấy ta dùng tác nhân là hỗn hợp không khí khô. Do đó, nguồn năng lượng để gia nhiệt cho tác nhân sấy ở đây ta sử dụng nhiên liệu là dầu đốt FO được đốt trong lò đốt dầu. Phần iv Tính toán thiết bị sấy Npk I - cân bằng vật liệu trong quá trình sấy: + Các thông số ban đầu: Năng suất thiết bị GK = 20.000kg/h. Độ ẩm ban đầu của NPK W1 = 10%. Độ ẩm sau khi ra khỏi sấy W2 = 2%. Nhiệt độ của NPK vào sấy Tv1 = 250C. Nhiệt độ của NPK ra sấy Tv2 = 1000C. Nhiệt độ của tác nhân sấy vào sấy T1 = 2000C. Nhiệt độ của tác nhân sấy ra sấy T1 = 1000C. 1 - lượng vật liệu ẩm vào thùng sấy: Lượng vật liệu ẩm được tính theo công thức theo [4 - 312] 2- Lượng vật liệu ra khỏi máy sấy: Lượng vật liệu ra khỏi máy sấy được tính theo công thức [4 - 312] 3 - Lượng ẩm bay hơi trong quá trình sấy: Lượng ẩm vật liệu bay hơi trong quá trình sấy được tính theo công thức. [4 -312] II- tínhtoán kích thước cơ bản của thùng sấy: 1 - tính thể tích thùng sấy: - Tính thể tích thùng sấy có thể xác định theo phương pháp sau: a - Phương pháp xác định thể tích thùng sấy theo điều độ khối lượng của vật liệu sấy đi vào thùng sấy và thời gian sấy theo [5.3 - 47]. Trong đó GK: Lượng vật liệu đi vào thùng sấy (Kg/h). t: Thời gian sấy (h). b: Độ điều động của vật liệu sấy trong vật liệu sấy. gV: Mật độ của khối hạt trong thùng sấy. b - Theo phương pháp Mykhaev: Tính thể tích của thùng sấy qua nhiệt lượng hệ số trao đổi nhiệt thể tích và độ chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tác nhân sấy với vật liệu sấy dưới dạng [4 - 176]. Trong đó: Q: lượng nhiệt truyền trong buồng sấy KJ/m3 av: hệ số trao đổi thể tích. Dt: chênh lệch nhiệt độ trung bình tác nhân sấy và vật liệu sấy. - Tuy nhiên để đơn giản thông thường theo kinh nghiệm người ta xác định thể tích thùng sấy theo cường độ bốc hơi ẩm và lượng ẩm bốc hơi trong 1 giờ được xác định. Xác định theo công thức (4-175) Ttrong đó: W: lượng ẩm bay hơi (kg/h) A: Cường độ bay hơi ẩm. - Cường độ bay hơi của NPK nằm trong khoảng 50 á 150 kg/m3h (4 á 86) Chọn A = 50kg/m3h Vậy thể tích thùng sấy thực tế là: 2 - tính đường kính thùng sấy: Đường kính thùng sấy được xác định theo công thức:[7 - 214] Trong đó: LT: Chiều dài thùng sấy (m). DT: Đường kính thùng sấy (m). VT: Thể tích thùng sấy (m3). Theo quan điểm đặc trưng hình học của thiết bị sấy thùng quay người ta thường lấy tỷ lệ giữa chiều dài và đường kính của thùng sấy là: LT/DT = 3,5 á 7 [7 á 207]. Vậy ta chọn LT/DT = 7 thế vào phương trình (1) ta được đường kính thùng sấy: 3 - Tính chiều dài của thùng sấy: Ta có: LT/DT = 7 ị LT = 7. DT = 7.2 = 14. Theo quy chuẩn ta chọn: Đường kính thùng sấy là: DT = 2 (m). Chiều dài thùng sấy là: LT = 14 (m). 4 - Thời gian sấy: Thời gian sấy được tính từ công thức [6 - 122]. Trong đó t: Thời gian sấy (phút). n: Số vòng quay của thùng sấy (vòng/phút). m: Hệ số phụ thuộc vào dạng cách bố trí trong thùng. K: Hệ số phụ thuộc vào chiều chuyển động của tác nhân sấy với vật liệu sấy. a: Góc nghiêng của thùng sấy. Chọn tốc độ quay: n = 3 (vòng/phút). a = 2,5O. m và K chọn theo bảng VII.4 ở [6 - 122] và theo sơ đồ a. Vì sấy NPK theo phương thức sấy xuôi chiều. Nên m = 1. K = 0,5. Ta được thời gian sấy: Iii - tính toán quá trình sấy lý thuyết: Tính toán cho quá trình sấy lý thuyết là nhằm để xác định lượng không khí và lượng nhiệt tiêu tốn trong máy sấy đây là 2 thông số cơ bản của quá trình sấy trong máy sấy đối lưu. Để tính được thông số cơ bản này thì trước hết ta phải tính các thông số trạng thái của tác nhân sấy. Có thể tiến hành theo phương pháp giải tích hay phương pháp đồ thị Rasmin. III.1. Xác định theo phương pháp giải tích: A - Xác định các thông số của tác nhân sấy cho quá trình sấy lý thuyết: 1 - Xác định các thông số của tác nhân sấy trước khi vào Caloriphe không khí làm tác nhân sấy trước khi vào Caloriphe là không khí môi trường (Tại Supe). Nhiệt độ trung bình: ttb = 23,3OC. Độ ẩm tương đối: j0 = 84%. * áp suất hơi bão hoà của không khí ẩm trước khi vào Caloriphe được xác định theo công thức theo [7 - 31]. ttb : Là nhiệt độ trung bình của không khí ẩm ở nơi đặt lò sấy: * Hàm lượng ẩm của không khí trước khi vào Caloriphe được xác định theo công thức [2 - 174]. (Kg ẩm/kg kk P: áp suất khí trời mmHg : P = 745 mmHg. (Kg ẩm/kg kk) * Hàm nhiệt của không khí ẩm được tính theo công thức [2 - 174]: I0 = 1000t0 + (2493 + 1,97.t0).103.d0 (J/kg kkk ). Thay số: I0 = 1000.23,3 + (2493 + 1,97.23,3).103.0,016. = 63922,4 (J/kg kkk) = 63,922 (kg/kg kkk). =15,29 (Kcalo/ kg kkk) 2 - xác định các thông số của tác nhân sấy trước khi vào sấy: Không khí làm tác nhân sấy trước khi vào máy sấy phải qua Caloriphe hơi khí để đốt nóng đến nhiệt độ t1 = 2000C. Giả sử quá trình đốt nóng trong Caloriphe đó là quá trình đốt nóng không tăng ẩm khi đó ta có: d0 = d1 = 0,016 (kg ẩm/kg kkk). * áp suất hơi bão hoà của tác nhân sấy vào máy sấy [7 - 31]: Trong đó t1: Nhiệt độ lò vào máy sấy. (0C) t1 = 200 vì t1 > 100 thì Pb1 = const = P. * Nhiệt trị của nhiên liệu: Các nhiên liệu đựơc đặc trưng bằng lượng nhịêt toả ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị nhiên liệu (1kg hoặc 1m3) gọi là nhiệt trị cao Qc. - Nhiệt trị cao của nhiên liệu có thể được xác định bằng công thức thực nghiệm I. D. Mendebev đối với nguyên liệu lỏng, rắn: [3 – 83]. Qc = [338C + 1.256H – 109 (O – S). 103] J/kg Qc = 81C + 300H – 26 (O – S) Vì nhiên liệu là dầu có thành phần công thức tính theo phần trăm như sau: C = 85,2; H = 11,5; O = 0,5; S = 0,5; W = 2. ta tính được nhiệt trị cao là: Qc = 81. 85,2 + 300 . 11,5 – 26 (0,5 –0,5) = 10.351Kcal/kg. - Thực tế khi nhiên liệu cháy hơi nước đi theo với sản phẩm cháy. Vì vậy người ta đưa vào một đặc trưng giả định của nhiên liệu gọi là nhiệt trị thấp QT. Đại lượng này không tính nhiệt độ do hơi nước mang đi. QT = [339C + 1.256H – 109 (O – S) . GH2O]. 103 J/kg (3-83) GH2O là khối lượng của hơi nước tạo thành khi đốt cháy 1 kg nhiên liệu. GH2O = 19,175 kg/h. Qt = [339 . 85,2 + 1256 . 11,5 – 109 (0,5 – 0,5) . 19,175]103 = 28897244 J/kg. - Lượng không khí lý thuyết để đốt cháy 1 kg nhiên liệu được xác định theo công thức với nhiên liệu rắn lỏng. hoặc Lo = 0,15C + 0,346H – 0,043 (O-S). Trong đó C, H, O, S là các thành phần hydro, cacbon, oxy, lưu huỳnh trong nhiên liệu. Lo : Lượng không khí lý thuyết. Lo = 0,115 . 85,2 + 0,346 . 11,5 – 0,043 (0,5 – 0,5) = 13,77 (kg/kg.ml) * Độ ẩm tương đối của không khí và máy sấy [6 - 105]: P là áp suất khí trời P = 745 mmHg. * Hàm nhiệt của không khí và máy sấy [2 - 174]: I1 = 1000.t1 + (2493 + 1,97 . t1).103. d1 (J/kg kkk). Thay số: I1 = 1000 . 200 + (2493 + 1,97 . 200) . 103 .0,016 = 245.616 J/kg kkk . = 245,616 ( KJ/ kg kkk ) 3 - xác định các thông số của tác nhân sấy ra khỏi sấy: Do quá trình sấy lý thuyết nên làm nhiệt độ của tác nhân sấy không thay đổi, nghĩa là I1 = I2 = 245616 ( J/kg kkk ). ị Hàm ẩm của không khí ra khỏi máy sấy được tính: Trong đó t2: Nhiệt độ của tác nhân sấy ra khỏi sấy 0C. t2= 1000C. (Kg ẩm/kg kkk) Thay số: Do: t > 100 thì Pbh = const = P Û Pb2 = Pb1 = 0,999 (bar). + Độ ẩm của tác nhân sấy ra khỏi máy sấy sau quá trình sấy lý thuyết [6 - 105]. P: áp suất của khí trời. P = 745 mm Hg. Thay số: B - tính toán cho quá trình sấy thực tế I - Cân bằng nhiệt lượng trong máy sấy thực tế: Các ký hiệu: Q: Nhiệt lượng tiêu hao chung cho máy sấy (W). QS: Nhiệt lượng tiêu hao chung ở Caloriphe (W). q: Nhiệt lượng tiêu hao riêng ở máy sấy (J/kg ẩm). qS: Nhiệt lượng tiêu hao riêng ở Caloriphe (J/kg ẩm). I0, I1, I2 nhiệt hàm của không khí trước khi vào Caloriphe. Sau khi ra khỏi Caloriphe (bắt đầu vào máy sấy và sau khi ra khỏi máy sấy) (J/kg kkk). t1, t2: Nhiệt độ của không khí vào và ra khỏi máy sấy (0C). tV1, tV2: Nhiệt độ của NPK vào và ra khỏi máy sấy (0C). CLV, Cn: Nhiệt dung riêng của vật liệu sấy và nước. G1, G2: Khối lượng của vật liệu vào và sau khi ra khỏi máy sấy (kg/h). Qm: Nhiệt lượng mất mát chung ra môi trường xung quanh (W). Qm: Nhiệt lượng mất mát riêng ra môi trường xung quanh (J/kg ẩm). Đối với máy sấy thùng quay có tác nhân sấy là không khí thì có các dòng nhiệt sau: - Các dòng nhiệt đi vào máy sấy: Do không khí mang vào L, I0. Do NPK mang vào G1.CVL.tV1 = G2.CVL.tVL + WrVL.CN. Do Caloriphe cung cấp QS. - Các dòng nhiệt đi ra khỏi máy sấy: Do không khí mang ra L.I2. Do NPK mang ra G2.CVL.tVL. Do mất mát ra môi trường xung quanh Qm. Vậy theo định luật bảo toàn năng lượng ta có phương trình cân bằng nhiệt lượng cho máy sấy thùng quay như sau: L.I0 + G2.CVL.tVL + WVL.Cn.tLV = L.I2 + G2.CVL.tVL + QM. QS = L(I2 - I0) + G2.Cvl.(tv2 – tv1) + Qm + W.CntVL. Qẩm = W. Cn.tvl nhiệt ẩm vật lý do NPK mang vào (W). QVL = G2.CVL(tV2 - tVL) Đặt là nhiệt lượng để đun nóng vật liệu sấy (W). Nếu tính nhiệt lượng tiêu hao theo 1 kg ẩm bay hơi cho máy sấy thực tế thì: W W W W n VL m VL S S Cn t I I L Q Q Q q . ) ( 0 2 - + + = = (J/kg ẩm) Hay qs = L (I2 – I0) + qvl + qm - Cn.tvl(J/kg ẩm). Đặt D = Cn. TVL - (qVL + qM) là lượng nhiệt bổ xung thực tế. Vậy trong máy sấy thực tế khác với máy sấy lý thuyết là có tổn thất nhiệt trong quá trình sấy như: Tổn thất nhiệt do gia nhiệt cho vật liệu sấy. Do toả ra môi trường và một phần do lượng ẩm vật lý của vật liệu ẩm. Vì vậy, làm cho hàm ẩm của không khí trong quá trình sấy thay đổi. Do vậy, để tính toán quá trình sấy thực tế trước tiên ta phải xác định lượng nhiệt tổn thất. D = CntVL - (qVL + qm) (KJ/Kg ẩm). 1 - Tính nhiệt ẩm vật lý do vật liệu mang vào: Lượng nhiệt vật lý do vật liệu mang vào tính cho 1 kg ẩm. qẩm = Cn. tVL (KJ/kg ẩm). Trong đó, tVL = 250C là nhiệt độ của NPK vào thùng sấy. Cn: Nhiệt dung riêng của nước và Cn được tra ở tVL ở 250C [PV2 - 272] Ta có: Cn = 4,182 (KJ/Kg độ). Vậy nhiệt ẩm vật lý của vật liệu là qẩm = 4,182 . 25 = 104,55 (KJ/kg ẩm). 2 - Tính lượng nhiệt tiêu hao để đốt nóng vật liệu: Lượng nhiệt tiêu hao riêng để đốt nóng vật liệu được tính theo: Trong đó: Cvl : Nhiệt dung riêng của NPK sấy ở độ ẩm w= 2% theo [8- 141]. Trong đó CK: Nhiệt dung riêng của NPK khô tuyệt đối được lấy theo [1 - 24] CK = 0,19 Kcal/kg độ = 0,7942 KJ/kg độ. Cn = Nhiệt dung riêng của nước ở 1000C được tra theo bảng [PV2 - 272]. Cn = 4,216 KJ/kg độ. Thay số ta được: (KJ/ Kg độ ) Vậy nhiệt lượng tiêu hao để đốt nóng vật liệu. (KJ/ kg ẩm) 3 - Tính tổn thất nhiệt ra môi trường: Tổn thất nhiệt ra môi trường được xác định theo công thức [7 - 142]. (KJ/kg ẩm) Trong đó, ồF: Tổng bề mặt truyền nhiệt của thiết bị sấy (m2). DtTB: Chênh lệch nhiệt độ giữa hai lưu thể (0C). W: Lượng ẩm bay hơi trong quá trình sấy (Kg/s). a - Tính hệ số truyền nhiệt: Trong đó: a1: Hệ số cấp nhiệt ở lưu thể nóng (W/m2 độ). a2: Hệ số cấp nhiệt ở lưu thể nguội (W/m2 độ). di: Chiều dày của lớp thứ i (m). li: Hệ số dẫn nhiệt của lớp i (W/m độ). Vậy tìm các thông số: a1, a2, d1, l1. * Tính hệ số cấp nhiệt phía trước lưu thể nóng l1. Ta nhận thấy phía trước thùng sấy xảy ra quá trình trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức vì lưu thể nóng (không khí nóng) chuyển động cưỡng bức cho quạt tạo ra. Khi đó hệ số cấp nhiệt được tính theo [6 - 11]. T D u N l a . 1 = (W/m2 độ) Trong đó: Nu: Hệ số Nuxen Trong NU: Hệ số Nuxen. l: Hệ số dẫn nhiệt của không khí (W/m độ) DT: Đường kính của thùng sấy (m). Mà trong đó hệ số Nuxen lại phụ thuộc vào chế độ chuyển động của không khí trong thùng vì ở mỗi chế độ chuyển động khác nhau thì hệ số Nuxen có công thức tính khác nhau. Do đó, ta phải kiểm tra chế độ chuyển động không khí trong thùng sấy qua chuẩn số Râynon [6 - 13]. Trong đó: w : Vận tốc khí đi trong thùng sấy (m/s). DT: Đường kính thùng sấy (m). r: Khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ của lưu thể nóng (Kg/m3) m: Độ nhớt động học của không khí ở nhiệt độ của lưu thể nóng (Kg/m3). ở đây nhiệt độ của lưu thể nóng được lấy ở nhiệt độ trung bình của không kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHA125.doc
Tài liệu liên quan