Khóa luận Thiết lập hệ thống thu gom - trung chuyển - xử lý phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3

1.1. Điều kiện tự nhiên 3

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4

1.3. Điều kiện môi trường 9

1.3.1. Cơ cấu sử dụng đất 10

1.3.2. Phát triển đô thị 10

Chương 2 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1. Đối tượng nghiên cứu 12

2.2. Phương pháp nghiên cứu 12

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 12

2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa. 12

2.2.3. Phương pháp phân tích đo đạc tính toán 12

2.2.4. Phương pháp bản đồ 13

2.2.5. Phương pháp tổng hợp phân tích thống kê 13

Chương 3 – HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHẾ THẢI XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 14

3.1. Hiện trạng phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội 14

3.1.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do phế thải xây dựng gây ra 14

3.1.2. Tình hình quản lý rác thải tại thành phố 15

3.1.2.1. Công tác quản lý các loại chất thải của Thành phố. 15

3.1.2.2. Cơ chế quản lý phế thải xây dựng 17

3.2. Hiện trạng phát sinh và xử lý PTXD trên địa bàn thành phố 17

3.2.1. Khối lượng phế thải phát sinh 17

3.2.2. Năng lực thu gom - vận chuyển - xử lý phế thải xây dựng 18

3.3. Bãi chôn lấp và công nghệ xử lý của thành phố 19

3.4. Lực lượng và chế tài xử lý 20

3.4.1. Các lực lượng xử lý vi phạm vệ sinh môi trường trong xây dựng: 20

3.4.2. Các chế tài xử lý vi phạm vệ sinh môi trường trong xây dựng: 20

3.4.3. Các mặt hạn chế: 21

3.5. Cơ chế hoạt động 21

3.5.1. Nhiệm vụ quản lý chất thải 21

3.5.2. Trách nhiệm quản lý: 21

Chương 4: GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THU GOM - TRUNG CHUYỂN - XỦ LÝ PHẾ THẢI XÂY DỰNG 25

4.1. Xây dựng hệ thống thu gom chất thải 25

4.1.1. Quy trình công nghệ thu gom - vận chuyển 27

4.1.2. Quy trình thu gom - vận chuyển đối với các công trình có khối lượng phát sinh phế thải lớn: 27

4.2. Quy hoạch và đầu tư các trạm trung chuyển phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố 28

4.3. Quy hoạch - đầu tư các bãi xử lý phế thải xây dựng trên địa bàn Thành phố 31

4.3.1. Các điều kiện và các yếu tố để quy hoạch bãi xử lý phế thải xây dựng 31

4.3.2. Lựa chọn vị trí quy hoạch bãi 32

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Phụ Lục 1 34

Phụ lục 2 34

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thiết lập hệ thống thu gom - trung chuyển - xử lý phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư xây dựng 27 trung tâm thương mại kết hợp chợ; thực hiện đề án chuyển đổi mô hình quản lý chợ của các quận, huyện. Chuẩn bị và đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân cả về số lượng và chất lượng hàng hóa. 1.3.1. Cơ cấu sử dụng đất Phát triển thành phố Hà Nội với không gian mở theo hướng Bắc và Tây Bắc, phía Tây và Tây Nam; nghiên cứu chỉnh trị sông Hồng. Dự báo cơ cấu sử dụng đất được thể hiện ở bảng 1.4 Bảng 1.4. Dự báo cơ cấu sử dụng đất Đơn vị:% 2000 2005 2010 Tổng diện tích đất tự nhiên 100 100 100 1. Diện tích đất đô thị 12,4 21,1 31,8 2. Diện tích đất thổ cư nông thôn 7,3 3,5 1,9 3. Đất dành cho các khu đặc biệt 1,1 6,8 8,6 4. Đất xây dựng giao thông 5,6 6,8 7,9 5. Đất dành cho thủy lợi 5,3 5,9 6,3 6. Đất không bố trí kinh tế 7,8 7,8 7,8 7. Đất mục đích khác và chưa sử dụng 5,6 0,8 0,8 8. Đất nông lâm nghiệp 55,4 48,1 44,4 ( Nguồn: Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu phát triển bền vững vùng Bắc Bộ, 7/2007, Định hướng phát triển bền vững Thành phố Hà Nội) 1.3.2. Phát triển đô thị Quy hoạch khu hạn chế phát triển của Hà Nội được thể hiện ở bảng 1.5 Bảng 1.5. Quy hoạch khu hạn chế phát triển của Hà Nội TT Các khu vực Quy hoạch 2005 2020 Dân số (1000ng) Đất đai (ha) Dân số (1000ng) Đất đai (ha) Khu hạn chế phát triển (thuộc 4 quận cũ trong vành đai II) 863,0 3.458,7 800,0 3.558,7 1 Quận Hoàn Kiếm 154,0 453,3 130,0 453,3 2 Quận Ba Đình 181,0 919,2 170,0 919,2 3 Quận Hai Bà Trưng (Bắc đường Minh Khai) 210,0 768,0 195,0 768,0 4 Quận Đống Đa 268,0 1.008,5 255,0 1.008,5 5 3 phường quận Tây Hồ 50,0 309,7 50,0 309,7 ( Nguồn: Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu phát triển bền vững vùng Bắc Bộ, 7/2007, Định hướng phát triển bền vững Thành phố Hà Nội) Các chỉ tiêu khống chế đối với khu vực phát triển mở rộng tới năm 2020 được thể hiện ở bảng 1.6 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu khống chế đối với khu vực phát triển mở rộng tới năm 2020 TT Khu vực Dân số Các chỉ tiêu thống kê Quy mô 1000 ng Mật độ dân số (ng/ha) MĐXD (%) Tầng cao tb (tầng) HSSĐ 1 5 phường quận Tây Hồ 70,0 70,0 40 - 50 3,5 - 5,0 1,4 - 2,25 2 Khu vực quận Cầu Giấy 203,0 80,0 45 - 50 3,3 - 5,0 1,35 - 1,75 3 Khu vực quận Thanh xuân 180,0 108,0 50 - 55 2,8 - 3,3 1,4 - 1,82 4 Khu vực Nam Thăng Long 110,0 50,0 40 - 45 3,5 - 5,0 1,4 - 2,25 5 Khu vực Nam Đ.M.Khai 137,0 115,0 45 - 50 2,8 - 3,3 1,26 - 1,65 ( Nguồn: Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu phát triển bền vững vùng Bắc Bộ, 7/2007, Định hướng phát triển bền vững Thành phố Hà Nội) Khu vực phát triển mới Bắc sông Hồng được thể hiện ở bảng 1.7 Bảng 1.7. Khu vực phát triển mới Bắc sông Hồng TT Các khu vực quy hoạch Quy hoạch 2005 2020 Dân số (1000 ng) Đất XD đô thị (ha) Dân số (1000 ng) Đất XD đô thị (ha) Khu Hà Nội mới (Bắc sông Hồng) 325,0 3,234 1000 12.820 1 Bắc Cầu Thăng Long 127,0 100 - 1500 311 3.850 2 Khu vực Cổ Loa - - 256 3.245 3 Khu vực Đông Anh - 256,0 105 1.430 4 Khu vực đô thị Gia Lâm 198,0 2.250 328 4.295 ( Nguồn: Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu phát triển bền vững vùng Bắc Bộ, 7/2007, Định hướng phát triển bền vững Thành phố Hà Nội) Chương 2 – Phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Thành phố Hà Nội - Phế thải xây dựng 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Trong qúa trình thực hiện khóa luận, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu của các cơ quan sau: - Sở Khoa học Công nghệ - Môi trường Hà Nội - Sở quy hoạch kiến trúc - Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long - Trung tâm Khoa học và Môi trường Hà Nội - Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội - Trung tâm thông tin thư viện - Khoa môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà nội. 2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa. Đây là phương pháp cần thiết và quan trọng, phương pháp này nhằm mục đích so sánh, kiểm tra lại mức độ chính xác của tài liệu đã thu thập được, bổ sung những vấn đề còn thiếu sót. Để phương pháp khảo sát thực địa đạt kết qủa tốt, chúng tôi đã thực hiện một số yêu cầu sau: Trên bản đồ vạch ra các tuyến khảo sát đặc trưng, qua đó xem xét khảo sát lại những nơi cần thiết dựa vào mục đích của đề tài. Quá trình khảo sát ở các tuyến đã được dự kiến thì thông tin muốn thu thập được đúng yêu cầu phải ghi chép đầyđủ, trung thực, mức độ chính xác cao: - Quan sát việc tiến hành thu gom phế thải xây dựng của công ty Môi trường Thăng Long. - Khảo sát các điểm tập kết phế thải xây dựng của 9 quận trong thành phố Hà Nội. 2.2.3. Phương pháp phân tích đo đạc tính toán Qua phương pháp này chúng tôi đã tính toán được lượng phế thải phát sinh của mỗi công trình trong các khâu: - Giải phóng mặt bằng - Đào móng - Khoan cọc nhồi. * Để ước tính được lượng phế thải phát sinh trong qúa trình giải phóng mặt bằng chúng tôi sử dụng công thức: V=Sxq.h + Sbm.l trong đó h là chiều dày của các bức tường l là chiều dày của bề mặt. * Để ước tính được lượng phế thải phát sinh trong khâu đào móng chúng tôi tính toán dựa vào công thức V=S.h (m3) . trong đó S là diện tích công trình h là chiều sâu cần đào của móng và thể tích của phế thải cần vận chuyẻn bằng 1,5 lần thể tích móng của công trình. Vpt=1,5V (Vpt thể tích của phế thải cần vận chuyển) * Để ước tính được lượng bùn thải trong qúa trình khoan cọc nhồi ta dùng công thức sau: V=pi.R2.l trong đó R là bán kính cọc nhồi, l là chiều dài cọc nhồi 2.2.4. Phương pháp bản đồ Trong qúa trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng bản đồ hành chính của Hà Nội để phân tích, bố trí lập các điểm tập kết và xử lý phế thải xây dựng 2.2.5. Phương pháp tổng hợp phân tích thống kê Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu đã thu thập được, chỉnh lý thống kê lại chúng từ đó lập ra các bảng biểu, sơ đồ, bản đồ, đưa ra những lời bình luận, nhận xét. Chương 3 – hiện trạng môi trường và công tác quản lý phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa. Các nguồn phát sinh CTR bao gồm: Chất thải rắn Nguồn phát sinh Rác thải sinh hoạt Khu dân cư, khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, chợ, siêu thị...), cơ quan, công sở, trường học, khu công cộng (nhà ga, bến tàu…) Rác thải công nghiệp Các nhà máy, xưởng sản xuất, xưởng chế biến, các làng nghề thủ công, các phòng thí nghiệm… Rác thải y tế Các bệnh viện, các phòng khám tư nhân Rác thải xây dựng Khu xây dựng và khu phá dỡ các công trình xây dựng Rác thải xây dựng chỉ phát sinh khi có nhu cầu xây dựng mới hoặc khi phá dỡ các công trình xây dựng cũ nát, xuống cấp. Thành phần của rác thải xây dựng bao gồm: gỗ, thép, bê tông, đất, cát, gạch, ngói, vôi, vữa v.v… 3.1. Hiện trạng phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.1.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do phế thải xây dựng gây ra Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc tại thành phố Hà Nội, đặc biệt là ô nhiễm bụi đã ở mức báo động. Tại hội thảo đề xuất các giải pháp chống bụi trên địa bàn Hà Nội tổ chức đầu tháng 10/2006, kết quả quan trắc nồng độ bụi được công bố như sau: (trung bình 24h) - Tại 2 quận Đống Đa, Long Biên nồng độ bụi đo được là 0,8mg/m3 - Quận Tây Hồ nồng độ bụi đo được là 0,78 mg/m3. - Quận Hoàng Mai nồng độ bụi đo được là 0,72 mg/m3. - Quận Ba Đình, Hoàn Kiếm được coi là ít ô nhiễm nhất nhưng nồng độ bụi trong không khí cũng lên đến 0,52 - 0,67 mg/m3. Theo TVCN 5937 - 1995, (sửa đổi 2005) tiêu chuẩn về chất lượng không khí xung quanh, nồng độ bụi lơ lửng cho phép là 0,3mg/m3 (trung bình 24h). Như vậy, nồng độ bụi ở các quận nội thành đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần. Bụi phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu từ các phương tiện chở vật liệu xây dựng rời, chở phế thải xây dựng, các công trình xây dựng không chấp hành các quy định về việc đảm bảo VSMT lĩnh vực xây dựng, đổ đất thải PTXD không đúng nơi quy định v.v... Theo thống kê của sở giao thông công chính, tại 4 điểm là khu vực đuôi cá, đê sông Hồng, đường Láng - Hoà Lạc và chân cầu Thăng Long có đến 75% số xe tải chở vật liệu xây dựng rời không đảm bảo yêu cầu vệ sinh như thùng xe không kín khít, không có nắp đậy thùng hoặc nắp đậy không kín, chở vật liệu quá tải, để vật liệu rơi vãi ra đường, gây bụi bẩn, ô nhiễm không khí xung quanh. Tốc độ đô thị hoá của thành phố ngày càng tăng, nhu cầu xây dựng tăng nên phát sinh nhiều phế thải. Do các chủ công trình muốn giảm bớt chi phí vận chuyển đất thải, phế thải, vật liệu xây dựng nên đã thuê đủ loại đối tượng (xe thồ, xe ôtô ben loại trọng tải nhỏ....) vận chuyển. Các đối tượng này thường tìm những địa điểm gần công trình để giảm chi phí. Vì lợi ích, các lái xe ngang nhiên vi phạm việc đổ phế thải không đúng nơi quy định. Việc đổ trộm phế thải thường diễn ra vào ban đêm vì vậy rất khó phát hiện. Phế thải đổ không đúng nơi quy định ở khắp mọi nơi: trên hè đường, lấn chiếm lòng đường, lấn chiếm ven hồ, lòng hồ, bãi sông, lòng sông: Sông Hồng, sông Tô Lịch, các mương thoát nước trong ngõ xóm gây tắc nghẽn dòng thoát nước, xâm lấn hành lang an toàn giao thông (đường quốc lộ, đường ra ngoại thành…) gây tai nạn cho các phương tiện qua lại, làm ô nhiễm đất canh tác (đường Láng, đường Phạm Văn Đồng, đường Tây Tựu vào bãi Trại Gà…). 3.1.2. Tình hình quản lý rác thải tại thành phố 3.1.2.1. Công tác quản lý các loại chất thải của Thành phố. Theo định nghĩa tại điều 1 Quy định quản lý rác thải của Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo QĐ 3093/QĐ-UB ngày 21/9/1996 thì rác thải đô thị bao gồm 4 loại chính sau đây: - Rác thải sinh hoạt - Rác thải công nghiệp - Rác thải y tế - Rác thải xây dựng. Tình hình quản lý các loại rác thải đô thị tại các quận, huyện trong những năm qua được thực hiện như sau: TTT Loại rác Văn bản quản lý Quy định của nhà nước về chi phí xử lý Biện pháp và nơi xử lý Đơn vị chuyên môn quản lý Kết qủa quản lý chung riêng 1 Rác y tế QĐ 3093 QĐ - UB QĐ 155/QĐ -TTg QĐ 2575/1999/ QĐ -YT Có Phân loại tại cơ sở xử lý tại XN chế biến phế thải Cầu Diễn Chuyên nghiệp - Quản lý tốt - Thu gom xử lý đạt ≥ 80% 2 Rác sinh hoạt QĐ 3093/QĐ -UB QĐ 3093/QĐ -UB Có - Chôn lấp - Bãi Nam Sơn Sóc Sơn Chuyên nghiệp - Quản lý tốt - Thu gom xử lý ≥ 85% 3 Rác công nghiệp QĐ 3093 QĐ-UB, QĐ 155/QĐ -TTg QĐ-152/ QĐ - UB Có Khu liên hiệp xử lý Nam Sơn Sóc Sơn Chuyên nghiệp - Q.lý chưa tốt - Thu gom xử lý khoảng 30% 4 Rác xây dựng QĐ 3093 QĐ-UB QĐ 14/07 QĐ-UB Chưa có TP quy định một bãi đổ tạm thời tại bãi Yên Sở Thanh Trì nhưng hiện tượng đổ không đúng noi quy định vẫn diễn ra tại nhiều nơi Nhiều thành phần tham gia - Quản lý chưa tốt -Thu gom đảm bảo vệ sinh khoảng 20% Từ việc phân tích các chỉ số quản lý cơ bản trên có thể nhận thấy cho đến thời điểm hiện nay 3 loại rác thải: rác thải y tế, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp tại các quận nội thành đều đã được các cấp chính quyền đầu tư, quan tâm quản lý, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Riêng rác thải xây dựng do chưa có quy định cụ thể, cơ chế quản lý, lực lượng chuyên trách phù hợp với tốc độ đô thị hoá của Thành phố nên công tác quản lý loại chất thải này còn nhiều tồn tại. Tình trạng gây ô nhiễm do các loại chất thải này trong thời gian qua được đánh giá là nghiêm trọng đối với các Quận trong nội thành làm ảnh hưởng đến chất lượng VSMT và tăng chi ngân sách cho việc khắc phục hậu quả ô nhiễm. 3.1.2.2. Cơ chế quản lý phế thải xây dựng * Đối với các công trình xây dựng Hiện tại các chủ đầu tư, chủ công trình xây dựng tự quản lý chất thải xây dựng từ nguồn phát sinh đến nơi đổ thể hiện ở việc: + Các công trình, các dự án chưa chấp hành việc ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý với các đơn vị chuyên ngành, tự vận chuyển hoặc thuê những đối tượng có xe vận chuyển với giá rẻ để tự thực hiện việc xử lý chất thải cho công trình của mình. + Thành phố đã quy định 1 bãi xử lý chất thải chung nhưng chưa có công trình dự án nào đăng ký với đơn vị được giao quản lý bãi về khối lượng phế thải phát sinh được vận chuyển đến bãi để xử lý theo đúng kỹ thuật. * Đối với chất thải vô chủ Chất thải đổ không đúng nơi quy định mà đổ ở nơi công cộng, đường giao thông, sông, mương, hồ… thuộc trách nhiệm của Sở Giao thông công chính và UBND các Quận, huyện chịu trách nhiệm quản lý, đảm bảo vệ sinh khu vực công cộng. 3.2. Hiện trạng phát sinh và xử lý PTXD trên địa bàn thành phố 3.2.1. Khối lượng phế thải phát sinh Tốc độ đô thị hoá của thành phố ngày càng tăng, nhu cầu xây dựng tăng nên phát sinh nhiều phế thải. Hiện nay, toàn thành phố thường xuyên phát sinh từ 800 - 1000m3 đất thải, phế thải xây dựng trong một ngày, trong đó có 400 - 500 m3 đất thải, phế thải, đổ không đúng nơi quy định. Và khối lượng đất thải, phế thải đổ không đúng nơi quy định đã được thành phố thu dọn. Hiện nay trên địa bàn Thành phố vẫn còn 14 điểm nóng về nạn đổ phế thải xây dựng không đúng nơi quy định như đường Lạc Long Quân, giáp ranh giữa quận Cầu Giấy và quận Tây Hồ, khu vực đường chùa Hà, gần công viên Nghĩa Đô, đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, đường Láng Hạ kéo dài, phường Nhân Chính, khu vực giáp ranh giữa Thanh Xuân và Cầu Giấy, đường 32, mương gần phố Vạn Bảo, phố Nguyên Hồng, phố Kim Ngưu, ngã ba Thanh Nhàn – Võ Thị Sáu, đê Nguyễn Khoái, chùa Hà, đầu nút Ngã Tư Sở v.v… khối lượng phế thải xây dựng vô chủ tại các khu vực này được Sở Giao thông công chính, UBND các quận giao cho các đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực vệ sinh môi trường thu dọn, vận chuyển về bãi đổ quy định của Thành phố, cụ thể: Năm 2005: 280.000m3 (800 m3/ngày) Năm 2006: 198.000 m3 (550 m3/ngày) 6 tháng đầu năm 2007: 68.000 m3 (370 m3/ngày) * Khối lượng phế thải xây dựng được xử lý chôn lấp đúng nơi quy định : Từ năm 1994 – 2004 xử lý được 985.500m3 tại bãi Lâm Du Từ năm 2002 – 2007 xử lý được 821.250m3 tại bãi Phú Diễn Từ tháng 11 năm 2006 đến nay xử lý được 880.000m3 tại bãi Yên Sở. Với các công trình xây dựng trên địa bàn các Quận không đưọc cấp phép xây dựng thì phần lớn khối lượng phế thải xây dựng này sẽ không được vận chuyển về bãi xử lý theo quy định mà sẽ đổ bừa bãi tại các khu vực công cộng lấn chiếm ven hồ, lòng hồ, bãi sông, lòng sông, các mương thoát nước trong ngõ xóm, xâm lấn hành lang an toàn giao thông (đường quốc lộ, đường ra ngoại thành…), làm ô nhiễm đất canh tác, gây cản trở giao thông, làm mất mỹ quan thành phố. 3.2.2. Năng lực thu gom - vận chuyển - xử lý phế thải xây dựng a) Lực lượng không chuyên nghiệp * Lao động ngoại tỉnh: Lao động ngoại tỉnh là một trong những lực lượng thu gom - vận chuyển phế thải xây dựng rất phổ biến trên địa bàn Thành phố. Lực lượng này từ các tỉnh như Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Thanh Hóa v.v.., tranh thủ những ngày nông nhàn đến Hà Nội tìm việc làm thêm, họ tụ tập thành từng nhóm từ 5 - 20 người tại các điểm như cầu Lủ, đường Nguyễn Trãi, đường Bưởi, cầu Mai Động, đường Tam Trinh v.v… để chờ việc làm. Do đặc thù là lực lượng lao động thủ công có tính cơ động cao, khả năng thực hiện được các hợp đồng nhỏ lẻ trong ngõ hẹp, ở những vị trí không thuận tiện cho xe cơ giới, chi phí thực hiện hợp đồng rất thấp do khối lượng phế thải ký hợp đồng thu gom thường đổ không đúng nơi quy định (đem phế thải ra khỏi công trình). Đây là lực lượng cần phải được các cấp chính quyền quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế hiện tượng đổ PTXD không đúng nơi quy định trên địa bàn Thành phố. * Lực lượng xe cơ giới không chuyên nghiệp tham gia vận chuyển Đây là lực lượng không chuyên nghiệp chủ yếu tập trung vào việc kinh doanh vận tải kết hợp vận chuyển phế thải xây dựng nên không quan tâm đến chất lượng môi trường mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Hơn nữa các phương tiện vận tải thủ công, không có khả năng vận chuyển xa do vậy lực lượng này thường đổ bừa bãi ra sông, hồ, mương và ven đê, đường cao tốc… Vì tính chất thủ công nên phế thải xây dựng do lực lượng này thu gom – vận chuyển thường không thể vận chuyển đi xa, không thể đem đến các bãi đổ quy định của Thành phố nên 100% khối lượng phế thải của lực lượng này thực hiện đều đổ không đúng nơi quy định. b) Lực lượng chuyên nghiệp vệ sinh môi trường: Bảng 1.8 - Các đơn vị chuyên nghiệp tham gia vận chuyển. Stt Đơn vị tham gia vận chuyển Trang thiết bị Ô tô Máy xúc Thùng container 1 Công ty CPDV môi trường Thăng Long 56 4 40 2 Công ty TNHH nhà nước một thành viên 25 3 20 3 Công ty CP Tây Đô 11 2 16 4 Hợp tác xã Thành Công 3 1 5 5 Công ty CP Xanh 2 6 Xí nghiệp môi trường Gia Lâm 2 7 Xí nghiệp môi trường Thanh Trì 2 1 8 Xí nghiệp môi trường Từ Liêm 1 [Nguồn:công ty CPDV môi trường Thăng Long] Tổng năng lực hiện có của các đơn vị chuyên ngành: 112 xe chuyên dùng, năng lực vận chuyển trung bình 1.500 tấn/ngày. 3.3. Bãi chôn lấp và công nghệ xử lý của thành phố Từ năm 1994 đến nay các bãi xử lý phế thải xây dựng được bố trí trên địa bàn Thành phố Hà Nội đều là các bãi tạm thời, chưa có bãi được đầu tư quy mô lâu dài đáp ứng cho nhu cầu phát sinh phế thải xây dựng của Thành phố. Chất thải xây dựng phát sinh từ các công trình trong Thành phố được vận chuyển về bãi, dùng làm vật liệu phục vụ san lấp mặt bằng, sau khi san lấp đến cos cao độ cho phép đơn vị được giao quản lý bãi bàn giao lại mặt bằng cho chủ đầu tư để tiếp tục triển khai dự án theo tiến độ được Thành phố phê duyệt. Các vị trí được quy định làm bãi đổ phế thải xây dựng của Thành phố trong những năm qua cụ thể như sau: TT Địa điểm Diện tích (ha) Thời gian triển khai Ước tính khối lượng san lấp (m3) 1 Bãi Lâm Du 21,3 1994-2004 985.500 2 Bãi Phú Diễn 19 2002-2007 821.250 3 Bãi Yên Sở 22 T11/2006 880.000 4 Bãi Long Biên 2 T6/2007 160.000 Tổng cộng 64,3 2846.750 [Nguồn: công ty CPDV môi trường Thăng Long] 3.4. Lực lượng và chế tài xử lý 3.4.1. Các lực lượng xử lý vi phạm vệ sinh môi trường trong xây dựng: - Lực lượng thanh tra GTCC của Sở, Quận, Huyện. - Lực lượng thanh tra xây dựng quận, huyện. - Cơ quan cấp giấy phép xây dựng: Sở xây dựng, UBND các quận, huyện. - Cảnh sát môi trường 3.4.2. Các chế tài xử lý vi phạm vệ sinh môi trường trong xây dựng: Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà. Khoản 5 điều 10 QĐ 3093/QĐ-UB ngày 21/9/116 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định quản lý rác thải của thành phố Hà Nội. Điều 5, 8 QĐ 02/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện các biện pháp giảm bụi trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.4.3. Các mặt hạn chế: - Do các văn bản quản lý chất thải xây dựng chưa cụ thể, khó xác định hành vi vi phạm ở khâu vận chuyển và xử lý. - Không có quy định, giám sát quá trình vận chuyển xử lý chất thải xây dựng (do cơ chế giao cho chủ đầu tư, chủ công trình tự quản lý chất thải xây dựng của mình) - Không có cơ chế để quản lý được lực lượng vận chuyển chất thải xây dựng. - Quy trình quản lý vệ sinh môi trường nói chung và chất thải xây dựng nói riêng của lực lượng thanh tra xây dựng và thanh tra giao thông công chính chưa phù hợp (chỉ kiểm tra khi công trình đã thực hiện xong phần phá dỡ và phần nền móng) - Quy trình quản lý chất thải xây dựng trong quy trình duyệt dự án, cấp phép xây dựng còn mang tính hình thức, thủ tục hành chính - Chi phí xử lý chất thải xây dựng chưa được tính vào chi phí trực tiếp trong định mức xây dựng cơ bản các công trình xây dựng. - Quy định về nghiệm thu thanh toán khối lượng thu gom, vận chuyển chất thải xây dựng chưa đủ căn cứ pháp lý như lộ trình vận chuyển chất thải xây dựng từ công trình đến bãi xử lý quy định, nghiệm thu khối lượng tại bãi xử lý quy định của Thành phố. 3.5. Cơ chế hoạt động 3.5.1. Nhiệm vụ quản lý chất thải Chất thải xây dựng của Thành phố phải được quản lý tại cả 3 khâu “nguồn phát sinh – vận chuyển (trung chuyển) – xử lý tại bãi’’ 3.5.2. Trách nhiệm quản lý: a) Sở giao thông công chính Là cơ quan chuyên môn được UBND Thành phố giao nhiệm vụ thống nhất quản lý chất thải xây dựng trên địa bàn Thành phố gồm các nhiệm vụ cụ thể sau: - Phối hợp với UBND các Quận, Sở Quy hoạch kiến trúc, đơn vị được Thành phố giao nhiệm vụ quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng các trạm trung chuyển chất thải xây dựng trong các quận nội thành. - Quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng kỹ thuật các trạm trung chuyển chất thải xây dựng trong các Quận nội thành. - Phối hợp với UBND các Quận, Sở Tài chính xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá thu gom – trung chuyển chất thải xây dựng từ các công trình xây mới sửa chữa cải tạo nhà ở, sửa chữa hè đường cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Quận đến trạm trung chuyển. - Chủ trì phối hợp với các Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất, UBND các Quận, huyện và doanh nghiệp lập dự án đầu tư các bãi xử lý chất thải xây dựng của Thành phố. Nghiệm thu xác nhận khối lượng chất thải xây dựng vận chuyển về bãi làm cơ sở cho các chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán chi phí xử lý chất thải xây dựng và là cơ sở kiểm tra xử lý các vi phạm về quản lý chất thải xây dựng của lực lượng thanh tra xây dựng, thanh tra Giao thông công chính Thành phố, quận. - Chỉ đạo lực lượng chuyên môn, chuyên ngành xử lý các vi phạm vệ sinh môi trường trong xây dựng, khắc phục giải quyết các tồn tại về ô nhiễm môi trường. b) Sở xây dựng: - Chỉ đạo lực lượng thanh tra xây dựng Thành phố kiểm tra xử lý các vi phạm vệ sinh môi trường trong lĩnh vực xây dựng theo quy định hiện hành. - Chỉ đạo chuyên môn các chủ đầu tư công tác thanh quyết toán các chi phí thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải xây dựng theo khối lượng thực hiện thực trên và cơ sở kết quả thực hiện các thoả thuận môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố. - Cấp giấy phép xây dựng khi các chủ công trình có đủ hợp đồng thu gom - vân chuyển - xử lý chất thải xây dựng và hợp đồng vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng với đơn vị được Thành phố giao nhiệm vụ. c) Sở tài nguyên môi trường và nhà đất: - Chỉ cấp thoả thuận môi trường khi đủ các điều kiện đánh giá tác động môi trường theo quy định chung và phần công việc thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải xây dựng do đơn vị được UBND Thành phố giao nhiệm vụ đảm nhận. - Tham gia cùng Sở Giao thông công chính, Sở Quy hoạch kiến trúc, UBND các Quận, Huyện xây dựng quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng các trạm trung chuyển, các bãi xử lý phế thải xây dựng. d) Sở quy hoạch kiến trúc: - Giới thiệu các vị trí thích hợp để quy hoạch làm trạm trung chuyển, bãi xử lý chất thải xây dựng của Thành phố đáp ứng được các yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài, tốc độ phát triển của Thành phố. e) Sở tài chính: - Phối hợp cùng Sở Giao thông công chính tính toán đơn giá thu gom – trung chuyển - vận chuyển - xử lý chất thải xây dựng để trình UBND Thành phố ban hành thực hiện. f) Sở kế hoạch - đầu tư: - Chỉ phê duyệt dự án đầu tư khi có báo cáo tác động môi trường đủ điều kiện và nhiệm vụ thu gom – vận chuyển – xử lý chất thải xây dựng do đơn vị vệ sinh môi trường được Thành phố giao nhiệm vụ đảm nhận. - Thẩm định các dự án xây dựng trạm trung chuyển, các bãi xử lý chất thải xây dựng đảm báo điều kiện xử lý hết lượng chất thải xây dựng phát sinh. g) UBND các quận, huyện: - Chỉ cấp giấy phép xây dựng cho các chủ công trình khi có đủ hợp đồng thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải xây dựng và hợp đồng vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng với đơn vị được Thành phố giao nhiệm vụ. - Phối hợp với các Sở Giao thông công chính, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất, Sở Tài chính bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng các trạm trung chuyển, các bãi xử lý chất thải xây dựng (nếu có điều kiện) - Chỉ đạo đơn vị vệ sinh môi trường khắc phục các vi phạm về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường do các công trình xây dựng vi phạm gây ra bằng nguồn kinh phí của chủ đầu tư. h) UBND các phường: - UBND Phường chỉ cấp thoả thuận môi trường cho các dự án khi đảm bảo các điều kiện về môi trường theo quy định và việc thu gom – vận chuyển – xử lý chất thải xây dựng do đơn vị vệ sinh môi trường được Thành phố giao nhiệm vụ đảm nhận. - Chỉ cấp giấy phép xây dựng cho các chủ công trình khi có đủ hợp đồng thu gom – vận chuyển – xử lý chất thải xây dựng và hợp đồng vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng với đơn vị được Thành phố giao nhiệm vụ. - Tăng cường xử lý các vi phạm và chỉ đạo khắc phục các vi phạm vệ sinh môi trường của các chủ công trình trên địa bàn. - Thông qua các phương án đảm bảo vệ sinh môi trường đối với các công trình xây dựng lớn trước khi chấp nhận cho chủ công trình khởi công. i) Đơn vị vệ sinh môi trường được Thành phố giao nhiệm vụ: - Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom - trung chuyển - xử lý chất thải xây dựng - Đảm bảo đủ năng lực thực hiện dự án trong cả 3 khâu công việc (thu gom - vận chuyển - xử lý). - Chịu trách nghiệm quản lý to

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33406.doc
Tài liệu liên quan