Khóa luận Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO

Mục lục

Lời mở đầu 1

Chương I. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và khái quát về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ 4

I. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4

1. Khái niệm 4

2. Đặc điểm 4

3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

3.1. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 5

3.2. Doanh nghiệp liên doanh 5

3.3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng 6

3.4. Đầu tư phát triển kinh doanh 6

3.5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư 7

3.6. Đầu tư thực hiện việc mua lại và sáp nhập doanh nghiệp 7

4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài 7

4.1. Đối với các nước tiếp nhận vốn FDI 7

4.2. Đối với các nước xuất khẩu FDI 8

II. Khái quát về FDI của Mỹ 9

1. Vài nét về nền kinh tế Mỹ 9

2. Thực trạng FDI của Mỹ 12

2.1. Quy mô vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ 12

2.2. Chính sách và cơ cấu đầu tư ra nước ngoài của Mỹ 15

2.2.1. Chính sách thị trường và cơ cấu đầu tư của Mỹ theo khu vực 15

2.2.2. Chính sách lĩnh vực và cơ cấu đầu tư của Mỹ theo lĩnh vực 17

2.2.3. Chính sách đầu tư của Mỹ vào khu vực Châu á - Thái Bình Dương 19

 

Chương II. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam 24

I. Khái quát về hoạt động FDI của Mỹ vào Việt Nam 24

1. Vài nét về lịch sử quan hệ Việt-Mỹ 24

2. Tiến trình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam 27

II. Thực trạng đầu tư trực tiếp của mỹ vào việt nam 28

1. FDI của Mỹ vào Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO (1988-2006) 28

1.1. Quy mô đầu tư 29

1.2. Cơ cấu đầu tư 37

1.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế 37

1.2.2. Cơ cấu đầu tư theo địa phương 40

1.2.3. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư 42

2. FDI của Mỹ vào Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO

(năm 2007) 44

2.1. Quy mô đầu tư 44

2.2. Cơ cấu đầu tư 45

2.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế 45

2.2.2. Cơ cấu đầu tư theo địa phương 47

2.2.3. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư 48

3. Đánh giá chung 50

3.1. Những kết quả đạt được 50

3.2. Những hạn chế cần khắc phục 52

Chương III. Triển vọng và những giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam 56

I. Sự kiện việt nam Gia nhập WTO và Triển vọng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam 56

1. Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam 56

 

2. Những cơ hội và thách thức sau khi Việt Nam gia nhập WTO đối với việc thu hút FDI 59

2.1. Cơ hội 59

2.2. Thách thức 62

3. Triển vọng FDI của Mỹ vào Việt Nam trong thời gian tới 63

3.1. Quan điểm của Việt Nam đối với thu hút FDI từ Mỹ: 64

3.2. Quan điểm của Mỹ đối với đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 65

3.3. Những lĩnh vực đầu tư trực tiếp tại Việt Nam mà Mỹ đang hướng tới 66

II. Một số Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam 69

1. Các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư 69

1.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý 71

1.2. Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính 72

1.3. Xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng 74

1.4. Tháo gỡ các rào cản trong quy hoạch và triển khai thực hiện dự án 75

1.5. Bảo vệ sở hữu trí tuệ 76

2. Các giải pháp xúc tiến đầu tư 77

2.1. Thành lập cơ quan nhà nước về xúc tiến đầu tư tại Mỹ 77

2.2. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư 78

2.3. Lựa chọn hình thức và phương pháp xúc tiến đầu tư thích hợp, có hiệu quả 79

2.4. Tăng cường các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ Việt kiều Mỹ đầu tư về nước 80

Kết luận 82

Danh mục tài liệu tham khảo 83

Danh mục các bảng biểu 86

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu đầu tư theo địa phương của Việt Nam. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng dàn trải trên nhiều tỉnh, có cả các tỉnh mà từ trước đến nay nguồn vốn FDI không cao như Hưng Yên, Thái Bình, Đắc Lắc,…Song vốn đầu tư của Hoa Kỳ chỉ tập trung chủ yếu ở một số địa bàn thuận lợi nhất. Đây cũng là tình hình chung thực tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Riêng TP. Hồ Chí Minh chiếm 29% tổng vốn đầu tư trực tiếp và chiếm 40% tổng số dự án mà Hoa Kỳ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Chỉ hai địa bàn thu hút nhiều vốn đầu tư nhất là TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai đã chiếm gần nửa (46%) tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có số dự án chiếm tỉ trọng cao nhất, nhưng ở Hà Nội nhìn chung là những dự án có quy mô nhỏ. Tuy số dự án đầu tư vào Hải Phòng không chiếm số lượng lớn, song đây là một nơi có sức mạnh tiềm tàng, hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi, đặc biệt cảng Hải Phòng còn là đầu mối giao thông quan trọng giao lưu trong và ngoài nước. Do đó, nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ nhằm phát huy lợi thế để tăng nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ vào Hải Phòng từ năm 2005 đến năm 2020. Bảng 2.5: Vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ theo các địa phương trọng điểm (1988-6/2006) (Các dự án còn hiệu lực tính đến 30/06/2006) STT Tỉnh, thành Kể cả qua nước thứ 3 Không kể qua nước thứ 3 Số lượng dự án VĐK (triệu USD) VTH (triệu USD) Số lượng dự án VĐK (triệu USD) VTH (triệu USD) Dầu khí* 11 285 1.636 8 168 247 TP. Hồ Chí Minh 131 1.626 670 113 454 78 Bình Dương 45 338 228 40 173 68 Đồng Nai 31 380 198 26 265 110 Hải Dương 2 103 148 2 103 148 Hà Nội 35 237 123 28 135 55 Hà Tây 5 75 73 4 26 22 Vũng Tàu 10 415 73 7 333 16 Lâm Đồng 3 44 53 2 4 1 Hải Phòng 9 40 28 5 10 2 Cả nước 347 4.042 3.281 289 1.994 777 (Nguồn: ‘‘Báo cáo đầu tư Hoa Kỳ 2006’’, Bộ Kế hoạch và đầu tư) Nhìn vào số liệu thống kê ở bảng 2.5 ta thấy đầu tư của Hoa Kỳ chủ yếu tập trung vào các tỉnh phía Nam – nơi có môi trường đầu tư thông thoáng, cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh doanh tốt hơn các tỉnh thành khác trong cả nước. Cả số dự án và tổng vốn đầu tư đều chiếm 2/3 so với tổng số dự án và tổng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Nếu so với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh phía Nam thì đầu tư của Mỹ vẫn dàn trải hơn (khoảng 66% so với gần 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các tỉnh phía Nam). Qua việc xem xét, đánh giá tình hình FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam theo địa phương ta thấy vấn đề còn tồn tại lớn nhất là mất cân đối về cơ cấu đầu tư theo vùng miền. Nhiệm vụ đặt ra là cần phải thực hiện công tác quy hoạch và các chính sách hợp lý để điều chỉnh cơ cấu FDI nói chung và cơ cấu FDI của Mỹ nói riêng theo đúng hướng chiến lược phát huy triệt để thế mạnh từng vùng phục vụ công cuộc phát triển đất nước. 1.2.3. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư Bảng 2.6 : Đầu tư của Mỹ theo hình thức đầu tư (1988-6/2006) (Các dự án còn hiệu lực tính đến 30/06/2006) STT Hình thức Kể cả qua nước thứ 3 Không kể qua nước thứ 3 Số dự án VĐK (triệu USD) VTH (triệu USD) Số dự án VĐK (triệu USD) VTH (triệu USD) 1 100% vốn nước ngoài 262 2.863 957 224 1.369 257 2 Liên doanh 64 844 644 47 414 229 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 20 300 1.639 17 176 250 4 Công ty cổ phần 1 35 41 1 35 41 Tổng số 347 4.042 3.281 289 1.994 777 (Nguồn: ‘‘Báo cáo đầu tư Hoa Kỳ 2006’’, Bộ Kế hoạch và đầu tư) Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong giai đoạn này có 3 hình thức: 100% vốn nước ngoài; Liên doanh; Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Thực tế trong những năm qua, khi tham gia liên doanh, phía Việt Nam tỏ ra yếu cả về vốn đóng góp lẫn năng lực quản lý của cán bộ. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài muốn độc lập hơn khi họ ngày hiểu biết nhiều hơn về pháp luật, chính sách, cách thức hoạt động kinh doanh ở môi trường kinh doanh Việt Nam. Do vậy, trong vài năm gần đây, hình thức 100% vốn nước ngoài đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó đặc biệt là các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Qua bảng 2.6 ta thấy nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 thì hình thức 100% vốn nước ngoài có 262 dự án với tổng vốn đăng ký trên 2,8 tỷ USD, chiếm 71% tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Tiếp theo là hình thức liên doanh với 64 dự án có tổng vốn đăng ký là 844 triệu USD, chiếm 21%. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 20 dự án với tổng vốn đăng ký 300 triệu USD, chiếm 7,4%. Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm đa số chứng tỏ sự tự tin của chủ đầu tư vào môi trường đầu tư Việt Nam, chứng tỏ tiềm lực của các nhà đầu tư và hình thức này có thể mang lại lợi nhuận cao hơn hình thức liên doanh. Điều này cũng chứng tỏ khả năng góp vốn của các tổ chức kinh tế Việt Nam có hạn. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý chặt chẽ, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài có thể đưa lại những hậu quả xấu như: Phía nước ngoài có thể thao túng một số lĩnh vực mà nhà nước Việt Nam khó có khả năng kiểm soát và làm cho Việt Nam phải lệ thuộc vào phía nước ngoài; các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị đè bẹp do không đủ khả năng cạnh tranh; và do được tự chủ trong điều hành doanh nghiệp, phía nước ngoài có thể không đảm bảo các quy định về lao động, bảo vệ môi trường…Do đó, tăng cường quản lý một cách phù hợp là yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra, hình thức đầu tư BOT vẫn chưa được các nhà đầu tư Hoa Kỳ quan tâm. Qua nghiên cứu các hình thức đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam ta thấy: các hình thức đầu tư nước ngoài hiện nay chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư của nước ngoài nói chung và đầu tư của Hoa Kỳ nói riêng. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng, bổ sung thêm các hình thức đầu tư mới để tăng cường thu hút đầu tư. 2. FDI của Mỹ vào Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007) 2.1. Quy mô đầu tư Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, trong 9 tháng đầu năm 2007, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam 41 dự án mới với tổng vốn đầu tư là 224,7 triệu USD, bằng 44,7% vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2006. Lý do là trong 9 tháng đầu năm 2006 Hoa Kỳ có một số dự án đầu tư rất lớn tại Việt Nam như Công ty TNHH Winvest Investment (Việt Nam) đầu tư 300 triệu USD tại Bà Rịa-Vũng Tàu để xây dựng khu du lịch, nghỉ mát; Công ty liên doanh Du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores Hoàng Đạt để xây dựng khu du lịch và giải trí quốc tế tại Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư 86 triệu USD. Theo nguồn số liệu chưa chính thức của Bộ kế hoạch và đầu tư thì trong 9 tháng đầu năm 2007, con số đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam không kể qua nước thứ 3 vào khoảng 200 triệu USD, chiếm hơn 2% tổng vốn đầu trực tiếp từ các quốc gia đổ vào Việt Nam (9,6 tỉ USD) với 36 dự án đầu tư, chiếm 3,4% tổng số dự án FDI vào Việt Nam (1045 dự án). Đây là một con số còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của Mỹ. Tuy nhiên điều này chưa thể dẫn đến kết luận rằng triển vọng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam là hạn chế, bởi lẽ đây là giai đoạn Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các cam kết về hội nhập WTO, mở cửa khu vực dịch vụ và nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là những lĩnh vực được coi là thế mạnh đầu tư của Mỹ như tài chính-tiền tệ, ngân hàng, công nghệ cao, viễn thông… 2.2. Cơ cấu đầu tư 2.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế Bảng 2.7: Đầu tư của Mỹ theo ngành 9 tháng đầu năm 2007 STT Ngành Số dự án TVĐT (triệu USD) VTH (triệu USD) I Công nghiệp 11 120 50 CN nhẹ 4 25 5 CN nặng 7 80 40 CN thực phẩm 1 4 1 Xây dựng 1 11 4 II Nông-lâm-ngư nghiệp 1 6,5 6,5 Thủy sản 1 6,5 6,5 III Dịch vụ 24 73,5 30 Dịch vụ 19 21 15 GTVT-Bưu điện 2 8,5 6 Khách sạn-du lịch 4 40 17 Văn hóa-Y tế-Giáo dục 2 4 2 Tổng số 36 200 86,5 (Nguồn: “Báo cáo đầu tư Hoa Kỳ 9/2007”, Bộ kế hoạch và đầu tư) Đầu tư của Hoa Kỳ (không tính đầu tư qua nước thứ 3) trong 9 tháng đầu năm 2007 tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trong đó công nghiệp có 11 dự án và tổng vốn đầu tư là 120 triệu USD (chiếm 30,6% về số dự án và 60% về vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam). Riêng công nghiệp nặng thu hút nhiều dự án nhất trong lĩnh vực này, chiếm 35% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ với 24 dự án và tổng vốn đầu tư là 73,5 tỷ USD (chiếm 66,7% về số dự án và 36,8% tổng vốn đăng ký). Số còn lại đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Có thể kể tên một vài dự án tiêu biểu trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ như: Dự án nhà máy nhiệt điện Mông Dương (Quảng Ninh), công suất 1200 MW do Tập đoàn AES liên doanh với Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam với vốn đầu tư cam kết lên tới 1,5 tỉ USD. Đầu tháng 5/2007, Công ty TNHH Jabil Việt Nam - đơn vị thành viên trong mạng lưới sản xuất toàn cầu của Tập đoàn Jabil Circuit đã nhận được giấy phép đầu tư thuộc lĩnh vực vi điện tử, công nghệ thông tin-viễn thông vào Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh với tổng vốn 100 triệu USD. Tập đoàn máy tính IBM với dự án xây dựng trung tâm dịch vụ toàn cầu trong khuôn viên của Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Dự án khu phức hợp giải trí cao cấp, nghỉ dưỡng và casino tại Bãi Vòng (Kiên Giang) rộng 1800 ha của Tập đoàn Limited Investment Zone, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 2 tỉ USD. Dự án phát triển du lịch và khách sạn cao cấp của Tập đoàn KOR diện tích 39 ha tại Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng với vốn đầu tư dự kiến khoảng 200 triệu USD (8/2007). Dự án đầu tư khu du lịch kết hợp vui chơi giải trí 550 triệu USD của Tập đoàn Platinum Dragon Empire (PDE) tại Vũng Tàu. Tháng 10 vừa qua, Tập đoàn Winvest Investment cho biết đã quyết định tăng vốn đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch-giải trí đa năng tại Cửa Lấp (Vũng Tàu) từ 300 triệu USD ban đầu (năm 2006) lên 4 tỷ USD. Ngoài ra còn một số dự án đáng chú ý sau đang được hoàn tất thủ tục để được cấp phép đầu tư: Dự án nhà máy thép hợp kim công suất khoảng 100.000 tấn/ năm ở Hải Phòng Dự án sân golf quy mô 500 ha tại xã Thuận Quý (Hàm Thuận Nam-Bình Thuận) sẽ được công ty TNHH Thương mại Dịch vụ kinh doanh địa ốc Việt R.E.M.A.X liên doanh với công ty Omnis Ventures LCC, vốn đầu tư dự kiến 85 triệu USD Tập đoàn Disconted đăng ký dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng và lốp xe ôtô xuất khẩu với 70 ha ở Ninh Thuận. 2.2.2. Cơ cấu đầu tư theo địa phương Bảng 2.8: Đầu tư của Mỹ theo địa phương 9 tháng đầu năm 2007 STT Địa phương Số dự án TVĐT (triệu USD) VTH (triệu USD) 1 Bà Rịa – Vũng Tàu 2 164 65 2 Hà Nội 6 14,1 8 3 TP. Hồ chí Minh 19 11,6 7 4 Quảng Ninh 1 3,5 3,5 5 Bình Dương 4 3 0 6 Kiên Giang 1 2,2 2,9 7 Hải Phòng 1 0,6 0 8 Thừa Thiên – Huế 1 0,5 0,1 9 Ninh Thuận 1 0,5 0 Tổng số 36 200 86,5 (Nguồn: “Báo cáo đầu tư Hoa Kỳ 9/2007”, Bộ kế hoạch và đầu tư) Trong 9 tháng đầu năm 2007, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã có mặt tại 9/65 địa phương của cả nước, nhưng các địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi vẫn là những địa phương thu hút nhiều dự án nhất (TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Bình Dương, Quảng Ninh). Bà Rịa-Vũng Tàu chiếm lượng vốn đầu tư lớn nhất với 82%; Hà Nội đứng thứ 2 với 7%, TP. Hồ Chí Minh đứng đầu về số dự án (19 dự án, chiếm 52,8% số dự án) nhưng chỉ đứng thứ 3 về vốn đầu tư , chiếm 5,8%, còn lại là các địa phương khác. Có thể thấy số dự án đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh tuy nhiều nhưng quy mô dự án không lớn. Tuy nhiên, số liệu này chưa phản ánh đầy đủ lượng vốn đầu tư đổ vào TP vì đây chỉ là những con số ban đầu, chưa phải lượng vốn đầu tư chính thức mà các nhà đầu tư cam kết sẽ rót vào dự án. Như vậy trong năm qua, cơ cấu FDI của Hoa Kỳ theo địa phương vẫn chưa có nhiều thay đổi. Có thể thấy khu vực phía Nam vẫn là cực thu hút đầu tư vô cùng lớn. Đó là nơi có cơ sở hạ tầng phát triển và cơ chế thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng hơn. Trong giai đoạn tới, chúng ta cần phải thực hiện tốt công tác quy hoạch và các chính sách hợp lý để điều chỉnh sự mất cân đối về cơ cấu đầu tư theo vùng, miền. 2.2.3. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư Bảng 2.9: Đầu tư của Mỹ theo hình thức đầu tư 9 tháng đầu năm 2007 STT Hình thức đầu tư Số dự án TVĐT (triệu USD) VTH (triệu USD) 1 100% vốn nước ngoài 29 143.5 81 2 Liên doanh 2 5 0,5 3 Hợp đồng HTKD 1 1,5 0 4 Công ty cổ phần 4 50 5 Tổng số 36 200 86,5 (Nguồn: ‘‘Báo cáo đầu tư Hoa Kỳ 9/2007’’, Bộ kế hoạch và đầu tư) Cũng giống như những năm trước, các nhà đầu tư Hoa Kỳ (không tính đầu tư qua nước thứ 3) lựa chọn nhiều nhất hình thức 100% vốn nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, chiếm 80,6% về số dự án và 71,8% về vốn đăng ký. Hình thức liên doanh chiếm 14% về số dự án và 22,3% về vốn đăng ký. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng chỉ có 1 dự án với 1,5 triệu USD vốn đầu tư. Ngoài ra, Hoa Kỳ đã có thêm 4 dự án hoạt động theo hình thức công ty cổ phần (cho đến thời điểm tháng 6/2006 mới chỉ có 1 công ty cổ phần có vốn đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ). Việc các nhà đầu tư Hoa Kỳ vẫn ưa chuộng hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài cũng khẳng định hình thức này đem lại nhiều lợi nhuận hơn, và chứng tỏ tiềm lực tài chính của các tổ chức kinh tế Việt Nam còn hạn chế, chưa đủ sức góp vốn vào những dự án quy mô lớn. Bên cạnh việc gia tăng các dự án công ty cổ phần, cần đa dạng hóa hình thức đầu tư theo Luật đầu tư 2005 để tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần tăng cường quản lý đối với các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế như khiến Việt Nam bị lệ thuộc chặt chẽ vào phía nước ngoài… Song song với các dự án đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ thì đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua nước thứ 3 cũng là một con số không nhỏ. Tính đến thời điểm này, mặc dù chưa thể thống kê một cách đầy đủ và chính xác nhưng đã có khoảng 5 dự án của các công ty con của Hoa Kỳ ở các quốc gia khác đầu tư vào Việt Nam, với lượng vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD. Dự đoán con số này sẽ còn lớn hơn rất nhiều khi mà có rất nhiều dự án đang chuẩn bị hoàn tất thủ tục để được cấp phép, đồng thời vào đầu tháng 11 sẽ có đoàn đại biểu gồm hơn hai chục lãnh đão các công ty, tập đoàn của Mỹ sẽ đến thăm và khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam để chuẩn bị cho việc thành lập những dự án đầu tư quan trọng. 3. Đánh giá chung 3.1. Những kết quả đạt được * Tuy chưa tương xứng với tiềm năng nhưng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đã góp phần tích cực trong việc bổ sung nguồn vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Có thể nhận định chung là giá trị vốn đầu tư của Mỹ trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là rất nhỏ so với tiềm năng đầu tư của quốc gia này Tuy nhiên, lượng vốn này cũng là đáng kể đối với Việt Nam, hiện Mỹ là nước đầu tư lớn thứ 7 trong tổng số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 1988-2007, phần lớn các dự án của Mỹ hoạt động tốt. Đây là nguồn vốn đóng góp tích cực trong việc giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế, là nguồn bổ sung quan trọng cho tình trạng thâm hút cán cân vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của nước ta. * Các dự án đầu tư của Mỹ đã có nhiều đóng góp quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Xét về tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực chính của nền kinh tế, đầu tư của Mỹ được phân bổ theo hướng ưu tiên các lĩnh vực công nghệ và dịch vụ. Cụ thể các dự án đầu tư của Mỹ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tin học và dịch vụ tin học, công nghiệp chế biến dầu khí...) Lĩnh vực dịch vụ (bao gồm xây dựng văn phòng, căn hộ cho thuê, văn hóa, y tế, giáo dục, tài chính, ngân hàng...) đứng thứ hai, trong đó đáng chú ý là các dự án chi nhánh ngân hàng nước ngoài với lượng vốn đầu tư khá lớn như City Bank (hiện đã có trụ sở tại Hà Nội – 20 triệu USD (1994) và TP. Hồ Chí Minh-chi nhánh phụ, 1997), FENB – 15 triệu USD (TP. Hồ Chí Minh, 2004), JP Morgan CHASE Bank – 15 triệu USD (TP. Hồ Chí Minh, 1999), Manhatan Bank, Công ty kiểm toán quốc tế Arthur Andersen Việt Nam (1 triệu USD), Công ty cho thuê máy xây dựng V.Trac (17 triệu USD), Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí Barker Hughes (10 triệu USD). Ngoài ra cũng có nhiều dự án lắp ráp máy tính, sản xuất, thiết kế phần mềm tin học như công ty TNHH Next Level Crown (8 triệu USD), Công ty dịch vụ tin học IBM Việt Nam (1,7 triệu USD),... mở ra những khả năng mới trong hợp tác phát triển công nghệ thông tin và phần mềm Việt Nam. Lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ, tập trung vào lĩnh vực phân bón, sản xuất thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm. Đáng chú ý là các dự án sản xuất thức ăn gia súc Cargill (76,2 triệu USD), Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi (14,9 triệu USD), Công ty Dor Shing Việt Nam sản xuất sữa đậu nành (12 triệu USD), Công ty duyên hải Bạc Liêu chế biến thủy sản (4,1 triệu USD),... * Đầu tư của Mỹ đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ của nền kinh tế. Thông qua việc tiếp nhận đầu tư của Mỹ, ta tiếp thu được công nghệ và kỹ thuật hiện đại vì Mỹ là nước nằm trong số các quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển nhất thế giới nên Mỹ là một trong số rất ít các nước có điều kiện thuận lợi để phát triển nền khoa học, kỹ thuật, công nghệ của mình. Hiện nay Mỹ đứng đầu thế giới trên rất nhiều lĩnh vực như điện tử tin học, công nghệ bán dẫn, công nghệ khai khoáng, cơ khí, chế biến, giao thông vận tải, thông tin liên lạc... Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày nay đã tạo ra một sân chơi công bằng, bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư. Để có thể cạnh tranh được với các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác, các nhà đầu tư Mỹ cần phải tận dụng những thế mạnh công nghệ của mình đem áp dụng vào thực tiễn kinh doanh mới hy vọng có thể chiếm được ưu thế so với các nhà đầu tư đó. Đây chính là một cơ hội cho nước ta trong việc tiếp nhận, học hỏi và nắm bắt những thành tựu khoa học-kỹ thuật đó. Thực tế trong thời gian qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Mỹ đã mang lại những mô hình quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại trong nhiều ngành kinh tế; thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao hơn chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. * Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Mỹ đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực. Đến nay, khu vực có vốn đầu tư của Mỹ đã thu hút hàng vài chục ngàn lao động trực tiếp và lao động gián tiếp khác như xây dựng, cung ứng dịch vụ,... Một số lượng đáng kể người lao động đã được đào tạo, nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng công nghệ tiên tiến, rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp, một số công ty Mỹ thu hút được nhiều lao động như Coca-Cola với 1.378 lao động trực tiếp và khoảng 16.000 việc làm được gián tiếp tạo ra trong các ngành liên quan.(12) 3.2. Những hạn chế cần khắc phục Mặc dù đầu tư của Mỹ đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng trong quá trình hoạt động vẫn bộc lộ một số những hạn chế cần phải khắc phục. Những hạn chế này mang đặc trưng của đầu tư Mỹ nhưng một phần chịu tác động của những tồn tại chung trong môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam. * Thứ nhất, nhiều dự án đầu tư của Mỹ triển khai còn chậm, hiệu quả chưa cao. Mặc dù khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực có mức độ tăng trưởng khá nhưng vẫn có rất nhiều các công ty Mỹ hoạt động kém hiệu quả do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Ví dụ như công ty TNHH Vector Vietnam, thua lỗ kéo dài trong nhiều năm, phải thu hẹp sản xuất từ 100 xuống 10 lao động. Hiện nay công ty đã bán lại nhà máy tại Nam Định do không có khả năng chi trả lương cho công nhân. Hoặc công ty Procter & Gamble hiện có 2 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 103 triệu USD. Tới tháng 7/1997 công ty đã thông báo một khoản lỗ lên tới 36 triệu USD. Tuy vậy nhờ những nỗ lực của Ban lãnh đạo công ty nên hiện nay công ty đã dần giảm được lỗ. Một công ty khác cũng làm ăn thua lỗ là công ty Nước giải khát quốc tế IBC. Hiện nay bên Việt Nam chỉ giữ 3,4% vốn pháp định. Tổng vốn đầu tư của dự án là 110 triệu USD. Tuy vậy dự án hiện vẫn đang lỗ lớn. Hay Công ty kiểm toán quốc tế Arthur Andersen Việt Nam (1 triệu USD) đã phải tuyên bố chính thức ngừng hoạt động tại Việt Nam và bị KPMG mua lại sau những rắc rối xung quanh vụ kiểm toán cho tập đoàn năng lượng đã phá sản Enron. Việc một số công ty làm ăn thua lỗ và kém hiệu quả đã có những tác động tiêu cực đến bức tranh đầu tư nước ngoài của nước ta, làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư cũng như những quyết định đầu tư của họ. Một số dự án đầu tư của Mỹ triển khai còn chậm chưa kịp với tiến độ trong giấy phép đầu tư. Đây cũng là một hạn chế mà nhiều dự án đầu tư của Mỹ tại Việt Nam đang gặp phải. Nhiều dự án mặc dù đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng triển khai còn quá chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dự án Cao ốc quốc tế Hồ Tây được cấp phép năm 1994, có 3 đối tác nước ngoài là ENERGO PROJEKT (Malaysia), Dematteis (Mỹ) và Dragon Age (Mỹ). Dự án đã xong phần móng công trình, đã đấu thầu xong phần thân công trình nhưng không triển khai được do các bên mâu thuẫn. ENERGO PROJEKT muốn rút khỏi dự án, nhưng các bên còn lại chưa thỏa thuận được tỷ lệ góp vốn và giá đất mới. * Thứ hai, một số công ty Mỹ có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền. Điển hình phải kể đến tập đoàn nước giải khát Coca Cola với 3 dự án tại Việt Nam. Cả 3 dự án khi cấp phép đều là liên doanh nay đã chuyển thành 100% vốn nước ngoài. Coca Cola đã tìm cách thôn tính thị trường Việt Nam bằng cái được coi là thủ đoạn tự gây cho mình những thiệt hại lớn (do chi phí quảng cáo và các chi phí tiếp thị khá cao). Ngoài ra, Coca Cola còn sử dụng biện pháp bán phá giá, bản sản phẩm thấp hơn so với chi phí sản xuất để đánh bật các đối thủ cạnh tranh khác ra khỏi thị trường. Có thời điểm Coca Cola bán ra một két sản phẩm nước ngọt của mình với giá 21.000 đồng, nhưng khi đã chiếm được một thị phần đáng kể, Coca Cola lại tự động tăng giá lên gấp 1,7 lần ở mức 36.000 đồng. Việc cạnh tranh không lành mạnh và có những thủ đoạn làm ăn không minh bạch đã gây tác động xấu tới sản xuất trong nước, gây rối loạn thị trường và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. * Thứ ba, cơ cấu vốn đầu tư của Mỹ còn bất hợp lý, hiệu quả kinh tế của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa cao. Đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi và những ngành dự kiến có thể thu lợi nhuận nhanh, chưa có nhiều dự án nuôi trồng và chế biến thủy sản, cơ khí chế tạo, nông, lâm, ngư nghiệp... Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư của Mỹ có mức tăng trưởng khá. Tuy nhiên, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là hàng gia công dệt may, giày da, lắp ráp điện tử giá trị gia tăng thấp, khả năng cạnh tranh trên thế giới còn nhiều hạn chế. Trong khu vực có vốn đầu tư của Mỹ đã có sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại ở một số ngành công nghiệp mũi nhọn và công nghệ sử dụng nhiều lao động nhưng cá biệt vẫn còn một số thiết bị lạc hậu đưa vào Việt Nam. Trong các hình thức đầu tư, ta dành nhiều ưu tiên cho hình thức liên doanh, nhưng chính các doanh nghiệp liên doanh giữa Mỹ và Việt Nam lại có tỷ lệ lỗ vốn, giải thể nhiều nhất, mâu thuẫn giữa các bên liên doanh còn khá phổ biến. Bên Việt Nam trong các liên doanh với các công ty Mỹ hầu hết là các doanh nghiệp Nhà nước, số doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trong một số liên doanh, việc sử dụng đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn, nhất là đất trồng lúa, chưa tính kỹ đến hậu quả về mặt xã hội và tạo việc làm ổn định cho nông dân mất đất canh tác. * Thứ tư, đã xuất hiện hiện tượng một số công ty Mỹ rút vốn, không tăng vốn đầu tư hoặc nếu tăng vốn hay đầu tư mới thì chỉ đầu tư ít tại Việt Nam, khiến tỷ lệ dự án bị giải thể của các doanh nghiệp Mỹ khá cao. Tính đến ngày 19 tháng 11 năm 2002 đã có 35 dự án giải thể với tổng vốn đầu tư đăng ký 654.177.460USD (chiếm 18,27% số dự án và 37,78% vốn đăng ký).(13)Tình hình này một phần do môi trường và chính sách đầu tư của Việt Nam còn chưa ổn định, phức tạp, nhiều rủi ro, chậm thu lợi nhuận. Các công ty Mỹ bỏ đi không chỉ ảnh hưởng bất lợi cho Việt Nam trong việc huy động vốn, kỹ thuật, tạo việc làm cho người lao động, xuất-nhập khẩu mà còn gây tác động tâm lý không thuận đối với các công ty nước ngoài khác đến kinh doanh tại Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã gia nhập WTO được gần một năm nhưng chúng ta vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi và trong lộ trình mở cửa một số lĩnh vực quan trọng, nhiều cam kết liên quan đến WTO vẫn chưa thực sự được triển khai. Vì vậy mà tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng chưa có sự biến đổi rõ rệt, đặc biệt là việc thu hút đầu tư trực tiếp từ Mỹ, một nhà đầu tư khá khó tính. Từ thực trạng nêu trên, từ việc đánh giá những thành công và hạn chế cần khắc phục, tôi xin được đi sâu nghiên cứu những triển vọng và kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trong thời gian tới. Chương III Triển vọng và những giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam I. Sự kiện việt nam Gia nhập WTO và Triển vọng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam 1. Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.doc
Tài liệu liên quan