Khóa luận Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG I. Ý NGHĨA CỦA KHU CÔNG NGHIỆP–KHU CHẾ XUẤT TRONG VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 3

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐỘNG CƠ FDI . 3

1. Khái niệm FDI . 3

2. Động cơ FDI . 7

II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP – KHU CHẾ XUẤT . 10

1. Khái niệm khu công nghiệp . 10

2. Khái niệm khu chế xuất . . 12

3. Đặc trưng của khu công nghiệp - khu chế xuất . 15

4. Sự ra đời và phát triển khu công nghiệp – khu chếxuất . 16

III. VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP-KHU CHẾ XUẤT TRONG VIỆC THU HÚT FDI . 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO KCN, KCX TẠI VIỆT NAM . 23

I. QUY CHẾ VÀ CƠ CHẾ TẠO ĐIỀU KIỆN THU HÚT FDI VÀO KCN, KCX TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA . 23

1. Quá trình hình thành và hoàn thiện chính sách phát triển KCN, KCX tại Việt Nam . 23

2. Một số chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các dự án FDI vào KCN, KCX . 26

2.1 Những ưu đãi về tài chính . 27

2.2 Ưu đãi về thủ tục hành chính và cơ chế quản lý . 29

2.3 Một số ưu đãi khác . 30

II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO KCN, KCX TRONG THỜI GIAN QUA . 31

1. Khái quát chung về tình hình phát triển KCN, KCX tại Việt Nam . 31

 1.1. Tình hình xây dựng và phân bố KCN, KCX . . 31

 1.2. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật trong hàng rào . 33

 1.3. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật ngoài hàng rào . 34

 1.4. Tình hình cho thuê đất trong các KCN, KCX . 35

2. Tình hình thu hút FDI vào các KCN, KCX . 36

2.1 Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI . 37

 2.1.1. Tình hình chung . 37

 2.1.2. Cơ cấu đầu tư FDI vào KCX, KCX theo địa bàn . 41

 2.1.3.Cơ cấu đầu tư FDI vào KCN, KCX theo ngành . 46

 2.1.4. Cơ cấu đầu tư FDI vào KCN, KCX theo khu vực . 48

2.2 Kết quả đạt được . 49

 2.2.1. Giá trị sản lượng . 50

 2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu . 51

 2.2.3. Thu hút tạo lao động, tạo việc làm . 53

 2.2.4. Chuyển giao công nghệ và bảo vệ môi trường . 54

2.3. Những tồn tại khó khăn . 55

 2.3.1. Vấn đề công tác qui hoạch tổng thể KCN, KCX . 56

 2.3.2. Vấn đề công tác tổ chức quản lí KCN, KCX . 57

 2.3.3. Vấn đề cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào . 59

 2.3.4. Vấn đề cơ chế cho thuê đất . . 60

 2.3.5. Vấn đề công tác vận động xúc tiến đầu tư . 62

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN, KCX TRONG THỜI GIAN TỚI . 65

I. PHƯƠNG HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN, KCX TRONG THỜI GIAN TỚI 65

1. Mục tiêu thu hút FDI trong giai đoạn 2001-2005 . 65

2. Phương hướng thu hút FDI vào các KCN, KCX trong thời gian tới . 66

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN, KCX TRONG THỜI GIAN TỚI . 70

1. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư và dự án ưu tiên đầu tư vào KCN, KCX. 70

2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về FDI nói chung và sửa đổi Qui chế KCN,KCX, KCNC nói riêng . 71

3. Cải tiến công tác quản lý Nhà nước đối với KCN, KCX . 74

4. Đẩy mạnh hoạt động vận động xúc tiến FDI vào KCN, KCX . 78

5. Cải thiện cơ sở hạ tầng KCN, KCX . 80

6. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý KCN, KCX . 84

KẾT LUẬN. 87

Tài liệu tham khảo

Phụ lục 1

Phụ lục 2

Phụ lục 3

Phụ lục 4

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Cùng với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra sâu rộng trên thế giới, hoạt động đầu tư nước ngoài cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Đến nay, hầu hết các nước đều đã mở cửa nền kinh tế để đón nhận nguồn vốn này, đặc biệt là các nước đang phát triển thì sự có mặt của nguồn vốn đầu tư nước ngoài được xem như là một trong những biện pháp cứu cánh để phát triển kinh tế đất nước. Khi xem xét sự vận động của nguồn vốn này, ta nhận thấy chúng không những chịu ảnh hưởng của qui luật cung cầu nghĩa là chảy từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu’’ vốn mà còn phụ thuộc rất lớn vào một thứ “dầu bôi trơn” - đó chính là môi trường đầu tư ở nước tiếp nhận đầu tư. Nhận thức được điều trên, các nước không ngừng cải thiện môi trường đầu tư nước mình nhằm cạnh tranh với các nước khác nhằm “dẫn” luồng vốn này vào nước mình. Vì thế, một trong những công cụ thực hiện mục tiêu trên ra đời - đó là mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN,KCX)- được áp dụng ở nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương trong đó nhiều nước đã gặt hái được thành công từ mô hình này. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài quĩ đạo chung này. Ngay sau khi mở cửa nền kinh tế thì vào năm 1987, Chính phủ ban hành luật Đầu tư nước ngoài ra đời nhằm điều chỉnh, khuyến khích hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là tiền đề cho sự ra đời của mô hình trên. Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, cũng như học hỏi và phát huy kinh nghiệm của các nước đi trước, năm 1991 Chính phủ ban hành Quy chế KCX, từ đó chúng ta bắt đầu triển khai mô hình khu chế xuất và sau đó là khu công nghiệp với mục đích biến những khu này trở thành công cụ hữu hiệu thu hút luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư với những chính sách ưu đãi về cơ sở hạ tầng, về tài chính và cơ chế chính sách . Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về lợi ích của KCN, KCX nhưng thực tế trong thời gian qua, KCN- KCX ở Việt Nam đã luôn theo sát mục tiêu thành lập, đóng góp một phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, vào gia tăng giá trị sản lượng công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu, đồng thời tạo ra thêm một lượng lớn việc làm cho người lao động. Tính đến hết năm 2001, đã hình thành một hệ thống gồm 68 KCN, KCX trên phạm vi cả nước thu hút được 908 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng kí là 8720 triệu USD, chiếm hơn 40% tổng số vốn đăng kí vào cả nước. Đây thật sự là một kết quả đáng mừng, khẳng định hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển mô hình này. Quãng thời gian hơn 10 năm (1991-2002) chưa phải là dài đối với sự phát triển của một mạng lưới các khu KCN, KCX nhưng cũng đủ để chúng ta nhìn lại, xem xét, đánh giá những thành công, những kết quả đạt được cũng như những những hạn chế, khó khăn đang gặp phải. Vì thế cần có một bản nghiên cứu về vai trò, ý nghĩa của mô hình này trong việc thu hút nguồn vốn FDI, phân tích, đánh giá thực trạng thu hút nguồn vốn FDI vào KCN, KCX ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình trên và thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN - KCX trong thời gian tới. Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài khoá luận này. Khoá luận này được chia làm 3 chương: Chương 1: ý nghĩa của khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2:Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX ở Việt Nam trong thời gian qua Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX ở Việt Nam trong thời gian tới . Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Phạm Thị Mai Khanh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản làm nền tảng để em hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cô chú ở Vụ Quản lý khu công nghiệp – khu chế xuất: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Trung tâm thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu, tìm tài liệu cho khoá luận . Do đề tài đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu và khả năng phân tích cao, nên khoá luận khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của thầy cô và bạn bè để có thể nhận thức vấn đề một cách tốt hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docloi mo dau lan 2.doc
  • docchuong 1.doc
  • docch­uong 2+3.doc
  • docketluan.doc
  • docmuc luc moi.doc
  • docnxet ksqn.doc
  • docphu luc 1.doc
  • docPhu luc 3.doc
  • docphu luc 4.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan