Khóa luận Thực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn

Trẻ mồ côi hiện đang được nuôi dưỡng trong các gia đình ở các xã phường của thành phố Quy Nhơn. Trong số 35 người chăm sóc được khảo sát thì có đến 25 người chăm sóc là nữ, chiếm 71.4% và chỉ có 10 người chăm sóc là nam, chiếm 28.6%. Tuy nhiên lại không thể kết luận: người chăm sóc trẻ mồ côi chủ yếu là nữ. Anh Hưng - cán bộ phường Quang Trung nói: “Theo danh sách người chăm sóc trẻ mồ côi tại phường cũng chủ yếu là nữ nhưng chưa thể kết luận là người chăm sóc trẻ mồ côi đa số là nữ. Bởi vì, ví dụ như ông bà cùng nuôi cháu, cô dì chú bác cùng nuôi cháu nhưng khi đứng tên trong danh sách nuôi trẻ thì chỉ có bà, dì hoặc cô đứng tên. Mặt khác, khi đi khảo sát, chúng ta chỉ gặp người chăm sóc là nữ, nam đi làm hoặc ngại không trả lời nên thống kê đa số là người chăm sóc là nữ là điều đương nhiên. Tuy nhiên, tôi công nhận rằng giới nữ vẫn là người chăm sóc trẻ mồ côi nhiều hơn cả”.

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc mẹ thì sự thiệt thòi của trẻ là gần như nhau, trẻ vẫn không có được tình yêu thương trọn vẹn của cha mẹ. Ảnh 2. Năm chị em trẻ mồ côi Phạm Thị Minh Hương, phường Thị Nại 2.2.1.4 Độ tuổi trẻ mồ côi Độ tuổi của trẻ mồ côi có sự chênh lệch theo giới tính, số lượng trẻ mồ côi dưới 6 tuổi là ít nhất, chỉ có 6 trẻ, chiếm 14.6%; có 15 trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi, chiếm 36,6% và có đến 20 trẻ ở độ tuổi từ 12 đến dưới 16 tuổi, chiếm 48.8% trong tổng số 41 trẻ được khảo sát. [Bảng 6.2, Phụ lục IV] Biểu đồ 3. Độ tuổi trẻ mồ côi phân theo giới tính Trong số 6 trẻ mồ côi dưới 6 tuổi thì đã có 4 trẻ mồ côi là nữ, chiếm 19% tổng số trẻ mồ côi là nữ. Ngược lại, 15 trẻ mồ côi ở độ tuổi 6 đến 11 thì lại có tới 11 trẻ mồ côi là nam, chiếm 55% tổng số trẻ mồ côi là nam. Trẻ mồ côi là nữ ở độ tuổi 12 đến dưới 16 tuổi cũng chiếm đa số trong tổng số trẻ mồ côi là nữ - 62% và gần gấp đôi số lượng trẻ mồ côi là nam có cùng độ tuổi. Với tỷ lệ trẻ mồ côi dưới 6 tuổi thấp sẽ giảm bớt khó khăn cho người chăm sóc vì trẻ càng nhỏ việc chăm sóc càng khó khăn. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ mồ côi ở độ tuổi 12 đến dưới 16 tuổi cao, chiếm đến một nữa tổng số trẻ mồ côi được khảo sát, điều này sẽ là áp lực cho người chăm sóc vì đây là độ tuổi dậy thì. Độ tuổi này, trẻ có rất nhiều biến đổi về thể chất và tâm lý nên rất cần đến sự quan tâm và hướng dẫn của cha mẹ. Cha mẹ sẽ là những người chia sẽ và giúp trẻ thích ứng với những thay đổi của cơ thể, hướng dẫn trẻ cách tự chăm sóc và bảo vệ bản thân. Trẻ mồ côi cũng đang ở tuổi dậy thì nhưng các em lại thiếu đi sự quan tâm và hướng dẫn của cha mẹ. Các em e ngại và dấu diếm sự thay đổi của cơ thể với những người chăm sóc và nếu người chăm sóc không thực sự quan tâm đến trẻ thì trẻ dễ rơi vào trạng thái tâm lý trầm cảm hoặc có những hành động sai lầm. 2.2.2. Công tác chăm sóc trẻ em mồ côi 2.2.2.1. Giới tính người chăm sóc Biểu đồ 4. Giới tính người chăm sóc Trẻ mồ côi hiện đang được nuôi dưỡng trong các gia đình ở các xã phường của thành phố Quy Nhơn. Trong số 35 người chăm sóc được khảo sát thì có đến 25 người chăm sóc là nữ, chiếm 71.4% và chỉ có 10 người chăm sóc là nam, chiếm 28.6%. Tuy nhiên lại không thể kết luận: người chăm sóc trẻ mồ côi chủ yếu là nữ. Anh Hưng - cán bộ phường Quang Trung nói: “Theo danh sách người chăm sóc trẻ mồ côi tại phường cũng chủ yếu là nữ nhưng chưa thể kết luận là người chăm sóc trẻ mồ côi đa số là nữ. Bởi vì, ví dụ như ông bà cùng nuôi cháu, cô dì chú bác cùng nuôi cháu nhưng khi đứng tên trong danh sách nuôi trẻ thì chỉ có bà, dì hoặc cô đứng tên. Mặt khác, khi đi khảo sát, chúng ta chỉ gặp người chăm sóc là nữ, nam đi làm hoặc ngại không trả lời nên thống kê đa số là người chăm sóc là nữ là điều đương nhiên. Tuy nhiên, tôi công nhận rằng giới nữ vẫn là người chăm sóc trẻ mồ côi nhiều hơn cả”. 2.2.2.2. Độ tuổi người chăm sóc Hầu hết người chăm sóc đều đang ở độ tuổi từ 30 đến trên 50 tuổi, cụ thể: 14 người chăm sóc ở độ tuổi từ 30 đến 50, chiếm 40% và 18 người chăm sóc ở độ tuổi trên 50, chiếm 51.4%; chỉ có 3 người chăm sóc dưới 30 tuổi, chiếm gần 9%. [Bảng 3, Phụ lục IV] Biểu đồ 5. Độ tuổi người chăm sóc phân theo giới tính Trong số 3 người chăm sóc dưới 30 tuổi thì có 2 người chăm sóc là nam, chiếm 20% tổng số nam là người chăm sóc. Người chăm sóc là nữ lại chiếm đa số ở độ tuổi từ 30 đến 50 với 9 người, chiếm 36% và độ tuổi trên 50 là 15 người, chiếm 60% trong tổng số người chăm sóc là nữ. Người chăm sóc là nam tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 30 đến 50 với 5 người, chiếm 50% tổng số nam là người chăm sóc. Với mối quan hệ này, người chăm sóc là nam giới dưới 30 tuổi có đủ sức khỏe, khả năng lao động và thu nhập để chăm sóc trẻ. Ngược lại, người chăm sóc chủ yếu là nữ lại ở độ tuổi khá cao, sức khỏe không tốt, khả năng lao động kém trong khi việc nuôi dưỡng trẻ lại không đơn giản, điều này sẽ gây khó khăn cho người chăm sóc trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 2.2.2.3. Trình độ người chăm sóc Biểu đồ 6. Trình độ học vấn của người chăm sóc Biểu đồ cho thấy: Đa số người chăm sóc có trình độ thấp, chủ yếu là trình độ tiểu học và trung học cơ sở. Trong đó, hơn một nữa người chăm sóc trình độ tiểu học -19 người, chiếm 54.3%, gần một phần ba người chăm sóc khác có trình độ trung học cơ sở - 11 người, chiếm 31.4%. Trong số 35 người chăm sóc thì có đến 2 người mù chữ, chiếm 5.7%, bằng với số người chăm sóc có trình độ trung học phổ thông, chỉ có một người duy nhất trình độ trung cấp, chiếm gần 3% và không có ai trình độ cao đẳng – đại học hay trên đại học. Như vậy, với tỷ lệ mù chữ gần 6% so với các trình độ trung học phổ thông, trung cấp và cao đẳng – đại học thì tỷ lệ này là khá cao. Theo tương quan giữa trình độ và giới tính của người chăm sóc thì 2 người mù chữ đều là nữ, chiếm 8% tổng số nữ và 100% trong tổng số người chăm sóc mù chữ. Người chăm sóc là nữ có trình độ tiểu học là chủ yếu, chiếm 64% tổng số nữ là người chăm sóc. Ngược lại, người chăm sóc là nam giới lại có trình độ chủ yếu là trung học cơ sở, chiếm 60% tổng số nam giới là người chăm sóc. Trình độ học vấn cao nhất là trình độ trung cấp và thuộc về một người duy nhất là nữ. [Bảng 4, phụ lục V] Biểu đồ 7. Trình độ học vấn của người chăm sóc phân theo độ tuổi Người chăm sóc ở độ tuổi dưới 30 có trình độ trung học cơ sở và trung học phổ thông. Người chăm sóc ở độ tuổi trên 50 có trình độ thấp, đa số là trình độ tiểu học, chiếm 72.2%; trình độ trung học cơ sở rất ít, chỉ 16.7% và có 2 người mù chữ. Người chăm sóc ở độ tuổi trên 50 nói rằng: “Không có điều kiện học tập, trước đây quá khổ ăn cũng còn thiếu nói gì đến học hành, cố gắng lắm cũng chỉ học hết lớp 2, lớp 3, nam giới cũng vậy, nhà nào có điều kiện hơn thì nam giới học tới lớp 6, lớp 7”. Trong khi đó, người chăm sóc ở độ tuổi từ 30 đến 50 lại có sự phân chia nhiều trình độ khác nhau nhưng đa số vẫn là trình độ tiểu học và trung học cơ sở, cùng 42.9%; có một người duy nhất trong tổng số 35 người chăm sóc có trình độ trung cấp cũng ở độ tuổi này, chiếm 7.1%. Trình độ học vấn thấp sẽ kéo theo đó hàng loạt vấn đề khó khăn cho người chăm sóc như việc làm, thu nhập, kiến thức chăm sóc trẻ… và đáng lưu ý là hiện trạng tuổi cao, trình độ thấp lại rơi chủ yếu vào người chăm sóc là nữ, đó sẽ là một thách thức cho người chăm sóc trong quá trình chăm sóc trẻ. 2.2.2.4. Nghề nghiệp và thu nhập của người chăm sóc Trong số 35 người chăm sóc chỉ có một người làm công nhân với tỷ lệ 2.9%, cùng tỷ lệ này cũng có một người làm cán bộ viên chức; có 20% người chăm sóc làm nghề buôn bán và có tới 74.2% người chăm sóc làm các nghề khác nhau trong xã hội. [Bảng 8, Phụ lục IV] Bảng 2. Nghề nghiệp của người chăm sóc phân theo giới tính Giới tính Nghề nghiệp Nam Nữ Tổng SL TL% SL TL% Công nhân 1 10 0 0 1 Cán bộ viên chức 0 0 1 4 1 Buôn bán 3 30 4 16 7 Nghề khác 6 60 20 80 26 Tổng 10 100 25 100 35 Đa số người chăm sóc làm các nghề khác nhau trong xã hội như: xe ôm, đi biển, giúp việc, làm thuê, giữ xe đạp, làm rẫy, cắt tóc…. Trong số đó, người chăm sóc là nữ chiếm 80% tổng số người chăm sóc là nữ và người chăm sóc là nam chiếm 60% trong tổng số người chăm sóc là nam. Một người chăm sóc duy nhất làm công nhân là nam giới, hiện đang sống tại phường Hải Cảng và là công nhân cảng Quy Nhơn. Một người làm cán bộ viên chức là nữ, hiện đang sống tại phường Nhơn Phú và làm cán bộ y tế tại phường. Người đi làm thuê nói rằng: “Trình độ không có, cũng chẳng biết nghề ngỗng gì, xin việc thì không ai nhận, sức khỏe không có thì làm sao làm việc nặng được nên ở nhà ai thuê gì làm nấy”. Còn người làm nghề buôn bán thì nói: “Buôn bán cho nó có việc, hơn nữa cũng có đồng ra đồng vào chứ biết làm gì bây giờ” và nhiều người chăm sóc khác cũng đang rất khổ sở với công việc không ổn định của mình. Trình độ thấp, công việc không ổn định đồng nghĩa với thu nhập của người chăm sóc cũng thấp và không ổn định. Bảng biểu tương quan giữa công việc và thu nhập của người chăm sóc đã thể hiện phần nào hệ quả đó: Biểu đồ 8. Thu nhập của người chăm sóc phân theo nghề nghiệp Một người chăm sóc làm nghề công nhân và một người chăm sóc làm cán bộ phường có thu nhập từ 1 đến 2 triệu. Hầu hết người chăm sóc làm nghề buôn bán lại có thu nhập khá thấp từ 500 đến dưới 1 triệu, chiếm 83.3%. Người chăm sóc làm nghề khác có 3 mức thu nhập chính: dưới 500 nghìn là 23.1%, từ 500 đến dưới 1 triệu là 38.5%, từ 1 đến 2 triệu cũng là 38.5% và không có người chăm sóc nào có thu nhập trên 2 triệu. Một người chăm sóc làm nghề giữ xe đạp nói: “Cha nó mất sớm để lại 3 đứa con, cô bệnh tật phải vay tiền để mổ mà mổ nhiều lần vẫn không khỏi bệnh, bây giờ đi lại rất khó khăn, ngoài người thân giúp đỡ chút ít thì không có ai hỗ trợ. Hai đứa con đầu học dỡ dang rồi đi làm mà công việc không ổn định, thu nhập thấp, còn mỗi một đứa đi học mà khổ lắm con à. Cô ra đây ngồi giữ xe đạp cho họ sinh kiếm ngày vài chục để phụ cho các con”. Một người làm nghề bán hàng ăn vặt nói: “Bán bánh đúc như cô chỉ bán sáng và chiều cho những người xung quanh đây ăn chơi thôi, ngày bán khoảng vài chục chén chỉ được khoảng 20 nghìn thôi mà không bán thì biết làm gì để sống”. Trong số 23.1% người chăm sóc có thu nhập dưới 500 nghìn thì chủ yếu là phụ nữ ở độ tuổi trên 50, làm nghề nông là chính và ở 33.3% người làm nghề buôn bán có thu nhập từ 1 đến 2 triệu lại chủ yếu là nghề cắt tóc. Người chăm sóc là nữ có mức thu nhập từ dưới 500 nghìn đến dưới 2 triệu, trong mức thu nhập này có 44% người chăm sóc thu nhập từ 500 nghìn đến dưới 1 triệu/tháng. Người chăm sóc là nam có mức thu nhập từ 500 nghìn đến 2 triệu thì có tới 60% người có mức thu nhập từ 1 đến 2 triệu/tháng [Bảng 7, Phụ lục V]. Như vậy, thu nhập của người chăm sóc là nam giới cao hơn thu nhập của người chăm sóc là nữ giới nhưng nhìn chung thu nhập của người chăm sóc là thấp, không ổn định và với công việc, mức thu nhập này người chăm sóc và trẻ mồ côi đang sống trong tình cảnh hết sức khó khăn. 2.2.3. Trẻ mồ côi được nuôi dưỡng tại cộng đồng 2.2.3.1. Số trẻ mồ côi trong gia đình Dù đời sống có khó khăn, tuổi tác khá cao nhưng những người chăm sóc này vẫn đang là nơi nương tựa cho những đứa trẻ mồ côi bất hạnh tại thành phố Quy Nhơn. Bảng 3: Số trẻ mồ côi đang được nuôi dưỡng trong một gia đình Số lượng Tỉ lệ % 1 trẻ 30 85.7 2 trẻ 4 11.4 3 trẻ 1 2.9 Trên 3 trẻ 0 0 Tổng 35 100 Theo kết quả khảo sát 41 trẻ mồ côi đang được nuôi dưỡng trong 35 hộ dân tại 11 phường của thành phố Quy Nhơn thì có 30 gia đình đang nuôi dưỡng 1 trẻ mồ côi, chiếm 85.7%; có 4 gia đình nuôi dưỡng 2 trẻ mồ côi, chiếm 11.4% và chỉ có 1 gia đình đang nuôi dưỡng 3 trẻ mồ côi, chiếm 2.9%. Cô Hồng - Cán bộ phường Lê Hồng Phong cho biết: “Những đứa trẻ này mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nếu chỉ mồ côi cha hoặc mẹ thì người kia cũng bỏ trẻ đi khi nó còn nhỏ, người không bỏ con thì bệnh tật không đủ khả năng nuôi dưỡng”. Còn theo thông tin thu thập được, trong số 4 gia đình nuôi 2 trẻ mồ côi thì có 2 trường hợp là trẻ sinh đôi, một căp song sinh là nữ tại phường Ngô Mây và một cặp song sinh nam nữ tại phường Nhơn Phú. Một gia đình nuôi 3 trẻ mồ côi là 3 chị em gái mồ côi cả cha mẹ hiện đang sống cùng bà tại phường Quang Trung. Như vậy, số trẻ mồ côi trong một gia đình đa số là một trẻ, điều này sẽ thuận lợi cho người chăm sóc chăm sóc trẻ tốt hơn so với người chăm sóc nuôi dưỡng 2 hay 3 trẻ. Người chăm sóc sẽ có điều kiện chăm sóc trẻ tốt hơn về vật chất và thời gian quan tâm trẻ nhiều hơn. Ảnh 3. Trẻ mồ côi Nguyễn Trí Hiếu và bà nội ở phường Quang Trung 2.2.3.2. Quan hệ giữa trẻ mồ côi và người chăm sóc Trẻ mồ côi có nhiều hiện trạng mồ côi và người chăm sóc trẻ mồ côi cũng có nhiều quan hệ khác nhau với trẻ như: Ông bà, cha, mẹ, anh chị, cô dì chú bác, cha mẹ nuôi. Hiện tại, trong số 41 trẻ mồ côi có đến 15 trẻ đang sống với ông bà, chiếm 42.8%; có 10 trẻ sống với cô dì chú bác, chiếm 28.6%; 4 trẻ mồ côi ở với cha mẹ nuôi, chiếm 11.4%; 8.6% là trẻ đang được chăm sóc bởi mẹ và anh chị của mình; không có trẻ mồ côi nào ở với cha. [Bảng 7, Phụ lục IV] Biểu đồ 9. Mối quan hệ phân theo hiện trạng mồ côi Trẻ mồ côi cả cha và mẹ chiếm đa số trong tổng số trẻ được khảo sát nhưng chỉ có 4 trẻ đang được nuôi dưỡng bởi cha mẹ nuôi, chiếm 19%; 47. 6% trẻ lại đang sống với ông bà của mình; có 2 trường hợp trẻ ở với anh chị, chiếm 9.5% và 23. 8% trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ còn lại ở với cô dì, chú bác, chiếm 19%. Trẻ chỉ mồ côi cha hoặc mẹ có 14 trẻ nhưng cũng chỉ có trẻ mồ côi sống với mẹ, chiếm 33.3% chứ không có trẻ mồ côi sống với cha. Trẻ mồ côi mẹ thì sống với cô dì, chú bác là chủ yếu, chiếm 60%. Ngược lại, trẻ mồ côi cha lại sống với ông bà là chủ yếu, chiếm 44.4%. Theo kết quả trên, 90% trẻ mồ côi đang sống với người thân của mình. Trong đó, ông bà là người đã có tuổi, khả năng lao động kém, thu nhập thấp nhưng lại chủ yếu là người nuôi trẻ. Người chăm sóc Nguyễn Thị Trí - bà ngoại của trẻ mồ côi Nguyễn Thủy Tiên nói: “Con cái thì cha mẹ phải nuôi nhưng cha mẹ nó mất sớm, giờ nó chỉ có một mình. Nó còn ông bà thì về ở với ông bà, khi nào ông bà chết cô chú nó thương thì mang về nuôi, không thì có nhà hảo tâm nào nhận nuôi, có như vậy ông bà có chết cũng yên tâm được”. Sau ông bà là cô dì chú bác vẫn đang trực tiếp nuôi dưỡng trẻ, điều này chứng minh phần nào cho câu nói dân gian “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”. Cô dì chú bác cũng có những khó khăn, đôi khi có những khúc mắc với trẻ trong cuộc sống nhưng trẻ sẽ được an ủi và thoải mái hơn khi sống với người thân của mình. Ngoài cha mẹ thì một người chăm sóc quan trọng nữa đối với trẻ mồ côi chính là những người anh, người chị của mình. Một người chăm sóc là anh trai của trẻ mồ côi Lê Hoàng Thanh Duyên nói: “Là anh trai lớn, đi làm cũng có tiền thì phải nuôi em chứ không thể để em cho người khác nuôi, dù họ có điều kiện, có yêu thương em mình tới đâu thì cũng không bằng anh em chăm sóc nhau, khó khăn nhưng rất thoải mái”. Mặc dù được sống với người thân là niềm an ủi đối với trẻ nhưng những đứa trẻ này đang sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, khi mà hơn 88% người chăm sóc đều trả lời rằng thu nhập mà họ có được không đủ để trang trải cuộc sống và chăm sóc trẻ. [Bảng 10, Phụ lục IV] 2.2.4. Thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi theo các tiêu chí 2.2.4.1. chăm sóc vật chất Nhu cầu vật chất là một nhu cầu cơ bản của trẻ em, trẻ cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng, có không gian sống an toàn để học tập và sinh hoạt thoải mái với điều kiện vệ sinh nước sạch để có thể phát triển thể chất và tâm lý bình thường. 2.2.4.1.1. Về dinh dưỡng Bảng 4. Dinh dưỡng cho trẻ Số lượng Tỉ lệ % Đầy đủ 4 11.4 Không đầy đủ 31 88.6 Tổng 35 100 Trong 35 người chăm sóc thì có tới 31 người trả lời rằng họ không thể cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, chiếm tới 88.6% và chỉ có 4 người, chiếm 11.4% trả lời rằng cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Điều này không khó hiểu khi đa số họ không có đủ thu nhập để trang trải cuộc sống. Qua quan sát trong quá trình khảo sát, hầu hết trẻ mồ côi đang được nuôi dưỡng trong các gia đình đều có thể trạng thấp còi hơn so với độ tuổi và những trẻ bình thường cùng trang lứa. Những người chăm sóc được phỏng vấn cũng nói rằng họ có thể cho trẻ ăn đủ bữa trong ngày nhưng thức ăn thì chỉ là rau củ, thịt cá hay các thức ăn khác vẫn có nhưng không thường xuyên. Câu nói được nhiều người chăm sóc trả lời khi hỏi về dinh dưỡng cho trẻ là “Có gì ăn nấy, chứ biết đâu mà dinh dưỡng, chỉ mong có ăn là mừng rồi”. Có thể nói người chăm sóc đã không hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ, mà dù có biết thì việc cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng cũng trở thành một gánh nặng cho họ và gánh nặng này thật khó thực hiện với điều kiện kinh tế hiện tại. Phỏng vấn sâu trẻ mồ côi, các em trả lời rất hồn nhiên về những bưa cơm, thức ăn, nước uống trong ngày. Trẻ mồ côi Phạm Thanh Bích Hân nói: “Ngày nào em cũng ăn đủ ba bữa, bữa ăn thì lúc có cá, lúc chỉ có rau, có bữa cũng chỉ ăn mỗi nước mắm nhưng dì và em vẫn chịu được”. Trẻ mồ côi Lê Hoàng Thanh Duyên nói: “Anh trai cho em ăn no, chị dâu nấu đồ ăn ngon lắm, không có cá thịt chị vẫn nấu ăn rất ngon. Em chưa bao giờ phải nhịn đói cả”. Mặc dù gương mặt hồn nhiên của các em không hề tỏ ra buồn bã khi không được ăn no, ăn ngon và ăn đủ các loại thức ăn, thức uống như các bạn khác nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng việc trẻ không được cung cấp đủ dưỡng chất tối thiểu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển thể chất và trí tuệ, sự ảnh hưởng này không chỉ thể hiện ngay thể trạng hiện tại của trẻ mà nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ sau này. 2.2.4.1.2. Về nhà ở Biểu đồ 10. Không gian nhà ở của trẻ và người chăm sóc Qua khảo sát, trước đây một số nhà ở của người chăm sóc là nhà tạm (chủ yếu là những nhà ở trên các đồi núi) nhưng hiện nay 100% nhà ở của người chăm sóc và trẻ mồ côi đều là nhà kiên cố. Vấn đề chúng ta cần quan tâm ở đây là không gian nhà ở có đủ thoải mái cho trẻ và người chăm sóc sống hay không?, trẻ có nơi học tập và sinh hoạt cá nhân không? Khi được hỏi về không gian nhà ở, có 17 người chăm sóc trả lời rằng căn nhà của mình là rộng rãi, chiếm 48.5%; 15 người khác lại trả lời rằng căn nhà họ đang ở là chật chội, chiếm 42.9%; có 3 người ở trong căn nhà mà họ cho rằng rất rộng rãi, chiếm 8.6% và không có ai phải ở trong căn nhà quá chật chội. Những căn nhà rất rộng rãi chủ yếu ở Phường Nhơn Phú, trong một khung cảnh đồng quê và người chăm sóc cho biết đó là căn nhà trước đây cả gia đình họ đã sống nhưng nay chỉ còn người chăm sóc và trẻ sống nên rất rộng rãi. Quan sát không gian căn nhà của người chăm sóc, hầu như không có căn nhà nào có một không gian riêng cho trẻ học tập và sinh hoạt cá nhân dù đó là căn nhà rộng hay hẹp. Điều này càng được khẳng định khi người chăm sóc trả lời phỏng vấn sâu: người chăm sóc có không gian nhà rộng nói: “Nhà rộng thế này nó học đâu chẳng được, sinh hoạt cá nhân cũng đâu ai cấm cản gì đâu”; người chăm sóc có không gian nhà chật chội nói: “Nhà chật thế này là sao mà để bàn học được nên cứ chổ nào học được là nó ngồi học, còn sinh hoạt thì chung với các anh chị của nó”. Ảnh 4. Không gian nhà ở của người chăm sóc và trẻ mồ côi Nguyễn Huy Phát Tài ở phường Ngô Mây Từ kết quả khảo sát thực tế về nhà ở của người chăm sóc và trẻ, chúng ta có thể nhận định là: Đa số nhà của người chăm sóc đều ở trong các con hẻm nhỏ, diện tích nhà ở không lớn, ngoài chiếc ti vi thì họ thiếu rất nhiều vật dụng sinh hoạt như bàn ghế tiếp khách, bếp ga, nồi cơm điện đến các vật dụng nhỏ khác như chén bát, nồi niêu…đặc biệt là thiếu đi một không gian học tập và sinh hoạt cho trẻ.. Tuy nhiên, dù ở nhà rộng rãi hay chật chội thì đó vẫn là nơi ăn ngủ, che nắng, che mưa của người chăm sóc và trẻ mồ côi. Họ vẫn mỉm cười và nói lạc quan “ăn thì nhiều chứ ở bao nhiêu”. Chúng ta không thể trách họ về điều kiện sống hiện tại vì không ai muốn sống như vậy nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận một thực tế là trẻ mồ côi đang sống trong điều kiện nhà ở chật chội, thiếu không gian ăn ở, học tập và các vật dụng sinh hoạt. Sự chật chội, nóng và độ ẩm cao sẽ làm cho người chăm sóc và trẻ mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, thậm chí có thể mắc một số bệnh do điều kiện ăn ở chật chội, thiếu thốn và ô nhiễm gây ra. 2.2.4.1.3. Về vệ sinh, nước sạch Bảng 5. Nguồn nước đang sử dụng Nguồn nước Số lượng Tỉ lệ % Nước giếng 11 31.4 Nước mưa 0 0 Nước máy 27 77.1 Nước sông, hồ 0 0 Nguồn nước khác 0 0 Tổng 35 100 Theo bảng số liệu: Có 2 nguồn nước chính mà người chăm sóc và trẻ mồ côi đang sử dụng đó là nước máy và nước giếng, 77.1% người chăm sóc sử dụng nước máy và 31.4% người chăm sóc sử dụng nước giếng. Như vậy, trong 35 người chăm sóc có 3 người sử dụng cùng lúc 2 nguồn nước là nước máy và nước giếng để sinh hoạt. Những người sử dụng 2 nguồn nước này cho biết: họ phải sử dụng 2 nguồn nước để giảm chi phí tiền nước, nước máy chỉ để nấu ăn còn lại sử dụng nước giếng để sinh hoạt hằng ngày. Những người sử dụng chỉ sử dụng nước giếng chủ yếu là ở phường Quang Trung và phường Nhơn Phú. Người chăm sóc Nguyễn Thị Mai - phường Nhơn Phú nói: “Chỉ có ở ngoài đường lớn mới có nước máy, trong này không có đâu, mà như vậy cũng tốt chứ tiền đâu mà trả tiền nước”. Ngược lại, người chăm sóc Triệu Thị Trí chỉ sử dụng nguồn nước máy nói: “Ở đây chỉ có nước máy thôi không có nguồn nước nào khác, nhiều lúc cũng muốn có nước giếng xài cho đỡ tiền nước máy nhưng cũng không có, tiền nước máy cao quá trả không nổi”. Nguồn nước sạch có ý rất quan trọng cho sức khỏe của người dân, đặc biệt là đối với trẻ em vì trẻ có sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh lây lan qua nguồn nước như tiêu chảy, bệnh đường ruột… Sử dụng nước sạch không chỉ giúp người chăm sóc và trẻ phòng ngừa một số bệnh phát sinh từ nguồn nước mà còn đảm bảo sức khỏe lâu dài. Người đang sử dụng nước sạch lại không thật sự thấy được ý nghĩa của việc sử dụng nước sạch đối với sức khỏe của mình mà họ chỉ thấy khó khăn trong việc chi trả thuê bao nước sạch. Còn người không được sử dụng nước sạch vì một số khó khăn trong việc cung cấp nước sạch cũng không tỏ ra cần thiết phải sử dụng nước sạch cho sinh hoạt. Mặc dù nguồn nước giếng là nguồn nước đã được sử dụng phổ biến từ xưa đến nay nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu được rằng trong nguồn nước đó ngoài những chất phèn, cát còn có những chất có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người, chưa nói đến việc ô nhiễm môi trường hiện nay đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước giếng. Việc trẻ em nói chung và trẻ em mồ côi thành phố Quy Nhơn nói chung không được tiếp cận nguồn nước sạch là một vấn đề quan trọng liên quan đến quyền và sức khỏe của trẻ. Bảng 6. Tỷ lệ nhà người chăm sóc có nhà vệ sinh Số lượng Tỉ lệ % Có 34 97.1 không 1 2.9 Tổng 35 100 Mọi người dân đều phải sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đang là một mục tiêu quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Đã có nhiều chương trình hỗ trợ và xây dựng nhà vệ sinh cho người dân, đặc biệt là người dân nông thôn. Song song với các chương trình hỗ trợ là các biện pháp tuyên truyền phổ biến về tác hại của việc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường sống, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh và lây lan các bệnh nguy hiểm cho con người. Nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ giúp cho người sử dụng cảm thấy thoải mái, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và còn giữ được vệ sinh chung cho bản thân và mọi người trong cộng đồng xã hội. Hiện nay, ở thành phố hầu như tất cả mọi gia đình đều có nhà vệ sinh tự hoại và thành phố Quy Nhơn cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, hiện trạng này còn rất nhiều vấn đề bất cập liên quan đến thói quen của người dân, kinh phí xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và sử dụng nhà vệ sinh một cách hợp lý. Qua bảng số liệu thì trong số 35 người chăm sóc, có đến 34 người trả lời là có nhà vệ sinh, đạt 97.1%; chỉ có 1 người trả lời là không có nhà vệ sinh, chiếm 2.9%. Người chăm sóc này nói: “Nhà ở trên núi nên khi vệ sinh thì ra gò, nhà ai cũng vậy mà”. Qua trao đổi với người chăm sóc, chúng tôi biết được đa số người chăm sóc biết về tác hại của việc vệ sinh bừa bãi ra môi trường nhưng họ vẫn làm vì: “Ở đó người ta cũng như mình, rồi có ai bị sao đâu, trẻ con người lớn cũng thế thôi”. Không có nhà vệ sinh là một chuyện nhưng những người có nhà vệ sinh cũng cần bàn đến hình thức nhà vệ sinh đó như thế nào để xét là nhà vệ sinh đó có hợp vệ sinh hay không. Bảng 7. Loại hình nhà vệ sinh Loại hình Số lượng Tỉ lệ % Nhà vệ sinh tự đào 2 5.9 Nhà vệ sinh tự hoại 32 94.1 Tổng 34 100 Kết quả khảo sát cho thấy: có 34 người chăm sóc nói là có nhà vệ sinh nhưng chỉ có 32 người có nhà vệ sinh tự hoại, chiếm 94.1% và có 2 người, chiếm 5.9% đang sử dụng nhà vệ sinh tự đào. Người sử dụng nhà vệ sinh tự hoại nói: “Ở thành phố thì phải có nhà vệ sinh tự hoại dù nhà mình có rộng rãi hay chật chôi, chứ biết đi vệ sinh ở đâu”. Người chăm sóc sử dụng nhà vệ sinh tự đào lại nói: “Ở đây rộng rãi, người ta hay đi ra gò hay bở ruộng, nhà mình có con gái, nó ngại nên đào nhà vệ sinh sau vườn, đi rồi lấy tro bếp đổ lên”. Thực chất những người đang sử dụng nhà vệ sinh tự đào rất muốn xây nhà vệ sinh tự hoại nhưng chi phí cho việc xây dựng một nhà vệ sinh như thế thật không dễ dàng đối với họ. Nhà vệ sinh là như thế nhưng sử dụng hợp vệ sinh là một vấn đề quan trọng, phỏng vấn sâu một số trẻ mồ côi thì tất cả trẻ sử dụng nhà vệ sinh tự hoại đều nói biết cách sử dụng vì nó rất đơn giản “Chỉ cần dội nước là xong”. Còn hầu hết các trẻ đều nói không rữa tay sau khi đi vệ sinh và không được người chăm sóc hướng dẫn vệ sinh tay sau khi đi vệ sinh. Biết cách đi vệ sinh sạch là tốt nhưng người chăm sóc cần hiểu rằng, mọi nhà vệ sinh, kể cả nhà vệ sinh tự hoại cho là đã hợp vệ sinh vẫn có những vi khuẩn gây bệnh ẩn nấp, nếu chúng ta không dọn rửa nhà vệ sinh thường xuyên và hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh thân thể trong và sau khi đi vệ sinh thì vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập và gây bệnh. Có thể nói, vệ sinh nước sạch là một điều quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, cơ thể non yếu cùng với nhận thức hạn chế, hành động không được hướng dẫn đã làm cho trẻ trở thành đối tượng dễ mắc các căn bệnh liên q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn.doc
Tài liệu liên quan