Khóa luận Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 11

1.1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển chở bằng đường biển. 11

1.1.1. Vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. 11

1.1.2.Nội dung của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. 12

1.1.2.1. Một số khái niệm và nguyên tắc áp dụng trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển 12

1.1.2.2. Rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển 18

1.1.2.3.Tổn thất bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển 20

1.2. Bồi thường tổn thất hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. 22

1.2.1.Khái niệm, vai trò và nguyên tắc trong bồi thường tổn thất 22

1.2.1.1. Khái niệm, vai trò bồi thường tổn thất 22

1.2.1.2. Nguyên tắc trong bồi thường tổn thất 23

1.2.2. Giải quyết khiếu nại 24

1.2.2.1. Giám định tổn thất 24

1.2.2.2. Giải quyết bồi thường 27

1.2.3.Cách tính toán bồi thường tổn thất 28

1.2.3.1. Tổn thất bộ phận 28

1.2.3.2. Tổn thất toàn bộ 30

1.2.3.3. Các chi phí được bảo hiểm bồi thường 30

1.2.4. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá thực trạng của khâu giám định và bồi thường 30

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 32

1.2.5.1. Yếu tố khách quan 32

1.2.5.2. Yếu tố chủ quan 33

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PTI GIAI ĐOẠN 2007-2010 34

2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PTI và tình hình kinh doanh bảo hiểm của PTI 34

2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của PTI 34

2.1.2. Các nghiệp vụ bảo hiểm đang triển khai tại PTI 38

2.1.3. Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam 41

2.1.4. Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai doạn 2007-2010 41

2.2. Công tác giám định bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 44

2.2.1. Công tác giám định bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 44

2.2.1.1. Quy trình giám định tổn thất của PTI 44

2.2.1.2. Kết quả giám định của PTI gia đoạn 2007-2010 48

2.2.2.Công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 49

2.2.2.1.Quy trình thực hiện bồi thường tổn thất hàng hóa của công ty 49

2.2.2.2. Kết quả bồi thường của công ty PTI 55

2.2.3. Đánh giá chung 58

2.2.3.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân 58

2.2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân 60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN

TỐT HƠN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PTI GIAI ĐOẠN TỚI 63

3.1 Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI trong năm 2011 63

3.1.1.Chiến lược phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty bảo hiểm PTI giai đoạn tới 63

3.1.2. Những vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả công tác bồi thường hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển tại Công ty PTI. 64

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu hiệu quả công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn tới 66

3.2.1. Đối với công tác khai thác khách hàng 66

3.2.2. Đối với công tác phòng ngừa và hạn chế tổn thất 67

3.2.3. Đối với công tác giám định tổn thất 68

3.2.4. Đối với công tác bồi thường 70

3.3.Một số khuyến nghị 73

3.3.1. Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 73

3.3.2. Đối với Cơ quan Nhà nước và các ban ngành có liên quan 74

KẾT LUẬN 78

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3490 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị doanh nghiệp và các hoạt động hỗ trợ kinh doanh. - Khối Đầu tư: Khối Đầu tư gồm có Ban đầu tư, hệ thống các công ty con, công ty liên kết. Ban Đầu tư: Ban Đầu tư có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, quỹ, đầu tư tài chính, quản lý cổ đông, quản lý việc đầu tư tại các công ty con và công ty liên kết. 2.1.2. Các nghiệp vụ bảo hiểm đang triển khai tại PTI ● Kinh doanh bảo hiểm gốc: Hiện nay, PTI thực hiện cung cấp cho khách hàng bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hơn 100 sản bảo hiểm thuộc 4 nhóm sản phẩm chính: Bảo hiểm tài sản kỹ thuật (bảo hiểm tài sản và trách nhiệm, bảo hiểm kỹ thuật), Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm hàng hải (bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu thủy và P&I) và Bảo hiểm con người. - Bảo hiểm Tài sản kỹ thuật: Kể từ khi thành lập đến nay, nhóm nghiệp vụ tài sản kỹ thuật luôn là nghiệp vụ bảo hiểm thế mạnh, cơ bản, trọng tâm và được Ban lãnh đạo PTI tập trung phát triển xuyên suốt quá trình 12 năm hoạt động. Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của PTI bao gồm các nhóm sản phẩm chính là bảo hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trách nhiệm chung. Trong đó, PTI luôn dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam về nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử (năm 2009 chiếm 93,60% thị phần nghiệp vụ). - Bảo hiểm Xe cơ giới: Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới được PTI triển khai ngay từ khi mới thành lập với 2 nhóm nghiệp vụ chính là bảo hiểm ôtô và bảo hiểm môtô - xe máy. Doanh thu bình quân của nghiệp vụ thường chiếm 37,5% tổng doanh thu của Tổng Công ty. - Bảo hiểm Hàng hải: Về cơ cấu sản phẩm nghiệp vụ, nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải gồm có nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hóa và nghiệp vụ bảo hiểm Tàu thủy. Nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hóa được PTI triển khai từ khi mới thành lập, gồm 3 loại hình: bảo hiểm Hàng nhập khẩu, bảo hiểm Hàng xuất khẩu, bảo hiểm Hàng vận chuyển nội địa. Trong đó doanh thu tập trung chủ yếu là bảo hiểm Hàng vận chuyển nội địa. - Bảo hiểm Con người: Bảo hiểm Con người là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống của PTI với xuất phát điểm gồm 4 sản phẩm nhưng đến nay đã phát triển thành 20 sản phẩm với đầy đủ các loại hình bảo hiểm. Các sản phẩm của PTI hiện nay được chia thành 05 nhóm chính là Bảo hiểm tai nạn, ốm đau, Bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm sức khoẻ, Bảo hiểm học sinh, Bảo hiểm du lịch. Với một số nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai như bảo hiểm vệ tinh, bảo hiểm tàu, bảo hiểm hàng không... PTI đã kí được các hợp đồng bảo hiểm với các đối tác như VNPT (bảo hiểm phóng vệ tinh Vinasat 1 năm 2008, hợp đồng bảo hiểm vận hành vệ tinh Vinasat 1 trên quỹ đạo bắt đầu từ năm 2009), Công ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam, Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinashin, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Đông (bảo hiểm thân tàu và P&I), Công ty Cổ phần Hàng không Mekong (bảo hiểm hàng không).... Để duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường, PTI tiếp tục nghiên cứu, phát triển các gói sản phẩm mới, đặc biệt thúc đẩy các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người như: Phúc/Phước Lưu Hành dành cho người sử dụng xe mô tô, Phúc Học Đường dành cho học sinh các cấp và sinh viên, Phúc Vạn Dặm dành cho xe ô tô. Bên cạnh đó, với sự chuyên nghiệp của mình, PTI còn thiết kế gói sản phẩm riêng biệt như: Bảo hiểm Phúc An Sinh dành cho CBNV Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, VNP care cho khách hàng của Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone, Mobifone real care cho khách hàng của Công ty thông tin di động VMS.... ● Kinh doanh tái bảo hiểm Nhằm mục đích chia sẻ rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính cho Công ty cũng như khách hàng, PTI luôn coi trọng công tác tái bảo hiểm. Để đảm bảo an toàn tài chính của Tổng công ty, khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, PTI có quan hệ hợp tác lâu dài, tốt đẹp và đã ký kết những hợp đồng tái bảo hiểm cố định với các công ty, tập đoàn tái bảo hiểm có uy tín trên thị trường quốc tế như: Swiss Re, Munich Re, CCR, Mitsui Sumitomo, Tokio Marine, Hannover Re, Vinare… và các công ty môi giới hàng đầu như: Marsh, Aon, Willis, Arthur J. Gallagher… Nhờ vậy, PTI có khả năng nhận và thu xếp tái bảo hiểm ra thị trường quốc tế các dịch vụ bảo hiểm có giá trị tới hàng trăm triệu USD, đặc biệt là các dự án xây dựng quy mô lớn như: thuỷ điện, xi măng, cầu, đường… ● Công tác giám định bồi thường Xác định rõ quyền lợi của khách hàng luôn đi liền với sự phát triển của Tổng công ty, PTI rất chú trọng công tác chăm sóc và bồi thường cho khách hàng. Khi có sự cố, công tác giám định bồi thường được thực hiện theo tiêu chí kịp thời, chính xác và hợp pháp. PTI có sự hợp tác với các công ty giám định độc lập, uy tín trong và ngoài nước như Cunningham Linshey, McLauren… để giải quyết những vụ tổn thất lớn, phức tạp. Tỷ lệ bồi thường trung bình hàng năm của PTI dưới 40% trên doanh thu bảo hiểm. Đây là chỉ số tốt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và quốc tế, thể hiện tính chuyên nghiệp trong khai thác bảo hiểm, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của PTI Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu HĐKD bảo hiểm gốc 292.266 443.664 455.026 529.713 2 Doanh thu HĐ nhận tái bảo hiểm 27.229 36.903 38.049 49.340 3 Doanh thu HĐ nhượng tái bảo hiểm 28.964 34.818 27.874 34.792 4 Tổng 348.459 515.385 520.949 613.845 (Nguồn: BCKT hợp nhất năm 2009, năm 2010 của PTI) Từ bảng số liệu trên cho thấy doanh thu của PTI tăng dần theo các năm, tổng doanh thu hàng năm tăng trưởng bình quân từ 20-25%. Nếu như trong năm 2007 tổng doanh thu bảo hiểm của PTI là 348.459 triệu đồng thì đến năm 2008 tổng doanh thu tăng lên 515.385 triệu đồng, năm 2009 tổng doanh thu bảo hiểm là 520.949 triệu đồng, năm 2010 tổng doanh thu của PTI là 613.845 triệu đồng. Dự phòng phí của PTI ngày càng tăng nhằm đảm bảo chi trả cho người tham gia bảo hiểm, nếu như năm 2008 mức dự phòng phí của PTI là 16.724 triệu đồng thì đến năm 2010 mức dự phòng phí đã tăng lên 96.048 triệu đồng. Những điều đó cho thấy việc kinh doanh của PTI ngày càng phát triển, đặc biệt doanh thu từ các hợp đồng kinh doanh bảo hiểm cũng ngày càng tăng điều đó cho thấy uy tín của doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm ngày càng nâng lên và được nhiều người cũng như nhiều doanh nghiệp lựa chọn để mua sản phẩm bảo hiểm của PTI. 2.1.3. Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam Do Đảng và Nhà nước ta đã mở cửa nền kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh. Năm 2010, xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2009. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên với thói quen nhập CIF và xuất FOB đã tồn tại nhiều năm trong các đơn vị xuất khẩu Việt Nam nên thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chưa thực sự được khai thác hiệu quả. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu được bảo hiểm mới chỉ chiếm khoảng 35-40% kim ngạch hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu khiêm tốn hơn khoảng 5-7%. 2.1.4. Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai doạn 2007-2010 Toàn bộ hệ thống PTI trong cả nước trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển đều áp dụng bộ nguyên tắc chung về bảo hiểm hàng hóa của ICC 1982 (điều kiện bảo hiểm A, B, C). Một số hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp bảo hiểm PTI đã nhận là chương trình bảo hiểm hàng thiêt bị điện tử xuất nhập khẩu của công ty FPT với giá trị bảo hiểm là 1,4 tỷ đồng; bảo hiểm hàng máy móc thiết bị xuất nhập khẩu của công ty công nghệ Quốc phòng với giá trị bảo hiểm là 1,31 tỷ đồng; bảo hiểm nguyên liệu nhập khẩu cho Tân Hiệp Phát với giá trị bảo hiểm là 2,9 tỷ đồng. PTI đã đưa ra bảng phân loại nhóm hàng và mức rủi ro của từng nhóm hàng. Bảng 2: Bảng phân loại nhóm hàng và mức rủi ro của từng nhóm hàng Nhóm hàng Nhóm rủi ro Nhóm hàng nông sản thực phẩm, hóa chất, thức ăn gia súc, sắt thép, kính, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh, gốm và các sản phẩm làm từ gốm sứ Cao Ngành hàng thực phẩm chế biến, giấy và các sản phẩm từ giấy, da và các sản phẩm từ da, gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ Trung bình Ngành hàng kim loại, kháng sản, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, đồ nhựa gia dụng và các nhóm hàng khác Thấp Nhờ có bảng phân loại nhóm hàng và mức độ rủi ro trên mà công ty có thể đưa ra mức phí phù hợp với từng hợp đồng bảo hiểm và biện pháp phòng tránh rủi ro hiệu quả nhất đối với từng chuyến hàng mà công ty nhận bảo hiểm. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển đang dần phát triển chiếm tỷ trọng lớn trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa nói chung của PTI, tốc độ tăng trưởng bình quân của nghiệp vụ này gần 20% chiếm khoảng 5,04 tổng doanh thu bảo hiểm gốc. Cơ cấu doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa của PTI chiếm bình quan khoảng 3,35% thi phần bảo hiểm hàng hóa toàn thị trường. Bảng 3: Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại PTI giai đoạn 2007- 2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 1 Số lượng đơn BH đã cấp Đơn 850 750 954 1600 2 Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn số lượng đơn bảo hiểm đã cấp % - - 13,30 27,20 67,72 3 Doanh thu Tỷ đồng 25 27 21 28 4 Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn của doanh thu % - 8,00 -22,22 33,33 5 Doanh thu bình quân Tỷđồng/ đơn 0,029 0,036 0,022 0,018 (Nguồn: Phòng bảo hiểm hàng hải PTI) Qua bảng trên cho thấy số đơn bảo hiểm đã cấp tăng dần theo các năm, tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 2008 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp nói chung và đối với hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng của PTI, số đơn bảo hiểm cấp năm 2008 giảm so với năm 2007 là 11,77 % tương đương với giảm 100 đơn bảo hiểm. Nhưng cùng với sự phục hồi dần của nền kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam cũng phát triển trở lại nhưng vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng. Từ năm 2009 hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty bảo hiểm PTI đã tăng lên đáng kể. Đến năm 2009, số lượng đơn bảo hiểm đã cấp là 954 đơn tăng 27,2% so với năm 2008, đến năm 2010 số đơn bảo hiểm đã cấp là 1600 đơn tăng 67,7% so với năm 2009. Tuy số đơn bảo hiểm từ năm 2009 đã tăng nhưng lượng doanh thu mà công ty PTI nhận được tăng không nhiều tương ứng với lượng đơn bảo hiểm đã được cấp, doanh thu đạt được trong năm 2009 là 21 tỷ đồng giảm 22,22% so với doanh thu của năm 2008, năm 2007 doanh thu là 25 tỷ đồng với số hợp đồng bảo hiểm là 850 thì đến năm 2010 số hợp đồng bảo hiểm được cấp là 1600 (tăng 88,29% so với năm 2007) nhưng doanh thu năm 2010 lại chỉ đạt được 28 tỷ đồng (tăng 12% so với năm 2007), so với các năm trước đó thì năm 2010 có số doanh thu bình quân thấp nhất là 0,018 tỷ đồng/đơn. Năm 2008 tuy có số đơn bảo hiểm được cấp ít nhất nhưng lại là năm có doanh thu bình quân cao nhất trong 4 năm là 0,036 tỷ đồng/đơn. Có thể nhận thấy, đến năm 2010, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI đã thu hút được nhiều khách hàng hơn nhưng giá trị bảo hiểm còn thấp, dẫn đến doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm này chưa được như mong muốn của doanh nghiệp. 2.2. Công tác giám định bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 2.2.1. Công tác giám định bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 2.2.1.1. Quy trình giám định tổn thất của PTI Giám định hàng hoá nói chung và hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng là một khâu được PTI quy định chặt chẽ theo một trình tự nhất định nhằm tiến hành đánh giá, giám định tổn thất xảy ra một cách chính xác, hiệu quả và tiết kiệm, bảo đảm quyền lợi của cả hai bên: bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Trước hết, khi có tổn thất xảy ra, PTI sẽ xem xét tổn thất đó thuộc trách nhiệm bảo hiểm của mình hay không và nếu có thì mức độ tổn thất là bao nhiêu? Nguyên tắc chung của Công ty khi tiến hành giám định lại: - Bảo đảm kịp thời, đầy đủ, trung thực và khách quan, bảo đảm phục vụ tốt nhất cho việc bồi thường của Công ty. - PTI có thể trực tiếp giám định hoặc có thể nhờ chi nhánh ở các khu vực khác giám định hộ hoặc chỉ định đại lý của mình ở trong và ngoài nước. - Trừ những trường hợp đặc biệt, nhiệm vụ chính của giám định hàng hoá là giám định và thực hiện bồi thường tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm tại PTI. Xuất phát từ nguyên nhân này mà công tác giám định của PTI được tiến hành theo quy trình dưới đây: Sơ đồ 2: Quy trình giám định tổn thất hàng hóa của PTI Trách nhiệm Tiến trình Nhận yêu cầu giám định Báo cáo lãnh đạo nếu có tổn thất lớn, báo TBH ĐVKT, ĐVGĐ Xử lí thông tin ban đầu Thuê giám định ngoài ĐVKT, GĐV Tiến hành giám định ĐVKT/TGĐ/ NĐUQ, GĐV Lập biên bản giám định GĐV Thỏa thuận và theo dõi khắc phục hậu quả GĐV, NYC, ĐVKT Cấp báo cáo giám định, thu phí giám định ĐVGĐ, ĐVKT/ NĐUQ/TGĐ Lưu trữ hồ sơ ĐVGĐ, ĐVKT Bước 1: Nhận yêu cầu giám định/thông tin tổn thất từ người được bảo hiểm (NĐBH)/khách hàng - Khi nhận được thông tin tổn thất từ người được bảo hiểm/khách hàng, đơn vị khai thác (ĐVKT) cần gửi ngay cho đơn vị giám định (ĐVGĐ) Giấy đề nghị thu xếp giám định hàng hóa, báo ngay cho cấp trên nếu tổn thất lớn và phức tạp và vào sổ thống kê giám định tổn thất hàng hóa. - Nếu vụ việc phát sinh vào ngoài giờ làm việc/các ngày nghỉ/ngày lễ thì chấp nhận yêu cầu giám định qua điện thoại nhưng đơn vị khai thác cần có văn bản yêu cầu chính thức tới đơn vị giám định vào ngày làm việc tiếp theo. Bước 2: Xử lý thông tin ban đầu Ở giai đoạn này PTI sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ tổn thất, hướng dẫn khách hàng xử lý ban đầu, tập hợp hồ sơ tài liệu có liên quan đến tổn thất và xem xét phân cấp. Trong vòng 3 ngày tổn thất xảy ra phải lập tức thông bảo cho PTI, một số trường hợp khó khăn thì thời hạn thông báo nhiều nhất là 14 ngày . Nếu cần phải chỉ định đơn vị giám định độc lập trong nước thì chỉ định các công ty giám định độc lập có tên trong danh sách đã được công ty phê duyệt; nếu chỉ định đơn vị giám định ở nước ngoài thì chỉ định các công ty có tên trong danh bạ đại lý của Lloyd’s. Bước 3: Tiến hành giám định - Công tác chuẩn bị: Trên cơ sở các thông tin tổn thất được cung cấp, giám định viên phải tự chuẩn bị đầy đủ những vấn đề liên quan đến tổn thất như kiến thức về rủi ro hoặc tổn thất, các dụng cụ cần thiết… - Khi tiến hành giám định, giám định viên cần kiểm tra tính chính xác, phù hợp về mặt giấy tờ của đối tượng bảo hiểm; ghi nhận chính xác thời gian, địa điểm, diễn biến, mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra tổn thất; liên lạc với đơn vị cấp trên để thông báo tình hình và xin ý kiến chỉ đạo về các bước xử lý tiếp theo; - Xác định tình trạng tổn thất: giám định viên phải tiến hành kiểm tra từ bên ngoài kiện hàng, container rồi mới kiểm tra bên trong container, kiện hàng để phát hiện tổn thất va nguyên nhân tổn thất một cách cẩn thận. - Xác định mức độ tổn thất giám định viên phải: + Nếu có điều kiện cần xác định mức độ tổn thất cho hàng hóa theo từng nguyên nhân khác nhau để xác định tổn thất chung và tổn thất riêng hoặc người chịu trách nhiệm hợp lý; hợp đồng xác định các chi phí sửa chữa, cứu chữa, chỉnh lý hàng hợp lý để đưa vào biên bản (nếu có); + Khi tổn thất lớn hoặc dạng đặc biệt cần lấy mẫu và phân tích theo chỉ tiêu kỹ thuật của hàng nguyên chất (có thể thuê cơ quan chuyên môn); đối với các lô hàng lớn bị tổn thất nặng không có khả năng giám định toàn bộ lô hàng thì có thể giám định mẫu một bộ phận lô hàng (tối thiểu 10%); + Nếu thiếu số lượng: nêu rõ kích cỡ, thứ loại hàng thiếu hụt hư hỏng so với phiếu đóng gói, xem xét khả năng đóng gói thiếu hoặc nhầm từ kiện hàng này sang kiện hàng khác… + Nếu thiếu trọng lượng: xem xét khả năng dò chảy, vương vãi không thu hồi lại được, hao hụt tự nhiên, độ ẩm, tạp chất, chú ý kiểm tra cả bao bì và cân sử dụng để tính đúng trọng lượng hàng thiếu hụt; + Hàng bị hư hỏng: xác định số lượng, trọng lượng, từng loại hàng hỏng theo từng mức độ, xét khả năng sử dụng của từng loại theo từng mức độ hư hỏng để xác định mức độ tổn thất hợp lý; với mặt hàng là máy móc thiết bị cần xem xét tới ảnh hường của độ bền và công suất. + Xác định nguyên nhân gây ra tổn thất: nguyên nhân phải được nêu rõ ràng, chính xác, phù hợp với tổn thất thực tế và nêu chính xác thời gian, địa điểm xảy ra tổn thất. Do đó, giám định viên phải xác định nguyên nhân và là người chịu trách nhiệm về tổn thất đó. Giám định viên cần căn cứ trên các cơ sở sau để xác định nguyên nhân gây tổn thất: tính chất và đặc điểm bao bì, hàng hóa; đặc điểm và tình trạng phương tiện; hành trình; dạng tổn thất; tình trạng bốc dỡ, lưu kho, chuyển tải; tình hình giao nhận của các bên liên quan; chụp ảnh hiện trường và các tài liệu liên quan khác. Bước 4: Lập biên bản giám định hiện trường Kết thúc quá trình giám định tại hiện trường, giám định viên lập Biên bản giám định hiện trường, Biên bản giám định có chữ kí của đại diện bên tham gia giám định. Bước 5: Thỏa thuận và theo dõi khắc phục hậu quả - Nếu không thống nhất giá trị thiệt hại cần tiến hành bán đấu giá tổn thất để xác định mức độ giảm giá trị thương mại hàng tổn thất được xác định. - Giám định viên đề xuất các biện pháp bảo quản và đề phòng hạn chế tổn thất, sửa chữa, khắc phục, thay thế hoặc cứu vớt hàng hóa bị tổn thất. Bước 6: Báo cáo giám định hàng tổn thất và cấp báo cáo giám định, thu phí giám định. - Đơn vị giám định cấp Báo cáo giám định cho người yêu cầu theo số lượng yêu cầu (cấp bằng cả tiếng nước ngoài nếu có yêu cầu). Nếu không có yêu cầu cụ thể thì cấp 02 bản gốc tiếng Việt, trong đó 01 bản cấp cho người yêu cầu, 01 bản lưu tại đơn vị giám định. - Phí giám định: Đơn vị khai thác có trách nhiệm thu đòi phí giám định từ người được bảo hiểm/khách hàng; PTI báo nợ đơn vị yêu cầu nếu PTI yêu cầu giám định. Trường hợp thuê Công ty giám định độc lập tiến hành giám định: Người được phân công phải theo dõi tiến độ và đánh giá việc thực hiện giám định của công ty giám định thuê ngoài căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ và mẫn cán của giám định viên, thời gian hoàn thành…Nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, người được phân công cần báo cáo Trưởng đơn vị giám định để có phương hướng xử lý. Bước 7: Lưu trữ hồ sơ Sau khi thực hiện xong việc giám định, một bộ hồ sơ giám định được lập bap gồm: Giấy yêu cầu giám định, Các chứng từ liên quan đến lô hàng, thông báo tổn thất và các công văn trao đổi giữa các bên liên quan. Báo cáo giấm định của PTI hoặc của công ty giám định thuê ngoài. Bộ hồ sơ này phải được đánh trang theo thứ tự tài liệu và phải được lưu trữ trong vòng 10 năm tại đơn vị giám định và các phòng liên quan. 2.2.1.2. Kết quả giám định của PTI gia đoạn 2007-2010 Khi có sự cố, công tác giám định bồi thường được thực hiện theo tiêu chí kịp thời, chính xác và hợp pháp. Tùy theo tình hình của từng vụ tổn thất thuộc trách nhiệm của mình mà PTI sẽ lựa chọn tự giám định hoặc thuê giám định ngoài. PTI có sự hợp tác với các công ty giám định độc lập, uy tín trong nước (Công ty giám định Phương Bắc, Công ty giám định Kim An,…) và ngoài nước như Cunningham Linshey, McLauren… để giải quyết những vụ tổn thất lớn, phức tạp. Bảng 4: Kết quả giám định tổn thất hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu Triệu đồng 25.000 27.000 21.000 28.000 2 Chi giám định tự làm Triệu đồng 99 108 102 186 3 Chi giám định thuê ngoài Triệu đồng 395 404 313 409 5 Tổng chi giám định Triệu đồng 494 512 415 595 6 Tỷ lệ chi phí giám định trên tổng doanh thu (5:1) % 1,97 1,89 1,98 2,13 7 Tỷ lệ chi giám định tự làm (2:5) % 20,04 21,09 24,58 31,26 8 Tỷ lệ chi giám định thuê ngoài (3:5) % 79,96 78,91 75,42 68,74 (Nguồn: Phòng bảo hiểm hàng hải PTI) Từ bảng số liệu trên cho thấy, chi phí giành cho giám định của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biểm so với doanh thu từ nghiệp vụ này ngày càng tăng lên và cao nhất vào năm 2010 là 2,13%. Chi giám định tự làm với mức tỷ lệ so với tổng chi giám định ngày càng tăng (năm 2007 là 20,04%; năm 2008 là 21,09%; năm 2009 là 24,58%; năm 2010 là 31,26%), điều này có được là nhờ năng lực của các giám định viên tại công ty ngày càng tăng tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu của thực tế vì tỷ lệ thuê giám định ngoài của Công ty còn chiếm tỷ tệ cao hơn hẳn (năm 2007 là 79,96%, năm 2008 là 78,91%, năm 2009 là 75,42%, năm 2010 là 68,74%). 2.2.2.Công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 2.2.2.1.Quy trình thực hiện bồi thường tổn thất hàng hóa của công ty Trên tinh thần nguyên tắc tăng cường quyền hạn và ý thức trách nhiệm của công ty khu vực cũng như nhằm phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, PTI đã quy định phân cấp bồi thường cho các chi nhánh. Trong trường hợp có những hồ sơ vượt phân cấp, Công ty phải thu nhập đầy đủ hồ sơ bồi thường theo quy định khẩn trương làm báo cáo có ý kiến của đơn vị gửi về Tổng công ty để xem xét bồi thường. Công tác bồi thường hàng hóa của công ty được chuẩn hóa thành “Quy trình bồi thường bảo hiểm hàng hóa” áp dụng trong toàn hệ thống của PTI. Quy trình bồi thường được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Quy trình bồi thường tổn thất tại PTI Trách nhiệm Tiến trình Tiếp nhận hồ sơ bồi thường Bồi thường viên Bổ sung Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ (BTV) BTV Tính toán bồi thường BTV BTV/NĐPC/Trưởng Trình duyệt bồi thường ĐVBT, GDĐV, TGĐ/ NĐUQ/Các phòng liên quan Tái bảo hiểm Xác nhận/thông báo bồi thường/ thanh toán tiền bồi thường BTV/ĐVBT/Phòng kế toán Đòi người thứ 3, xử lý tài sản hư hỏng(nếu có) BTV/ ĐVBT/Phòng Tài sản/Các phòng liên quan Lưu trữ hồ sơ bồi thường BTV Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại từ khách hàng Bồi thường viên/người được phân công tiếp nhận hồ sơ và vào Sổ thống kê bồi thường hàng hóa, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giải quyết trên cơ sở sắp hết hạn khiếu nại người thứ ba, tổn thất lớn phức tạp, thiếu các chứng từ cần yêu cầu bổ sung. Bước 2: Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ - Bồi thường viên/người được phân công + Căn cứ vào loại hình tham gia bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ đính kèm hồ sơ. Nếu chưa có đủ chứng từ theo yêu cầu, hướng dẫn khách hàng bổ sung cho đầy đủ. + Đề nghị Phòng kế toán xác định tình trạng nộp phí bảo hiểm của đơn bảo hiểm, đồng thời liên hệ với các đơn vị khai thác để thu thập các căn bản thỏa thuận giữa PTI với khách hàng về việc nộp phí. - Trường hợp hồ sơ bồi thường do trên phân cấp: + Đơn vị kiểm tra hồ sơ, tính toán bồi thường và làm tờ trình gửi công ty đề xuất số tiền bồi thường; + Nếu Tổng giám đốc/người được ủy quyền Công ty đồng ý duyệt bồi thường, công ty sẽ có công văn gửi đơn vị thông báo cho khách hàng; nếu có vướng mắc công ty sẽ yêu cầu đơn vị làm việc tiếp với khách hàng để hoàn thiện hồ sơ. - Trường hợp đồng bảo hiểm: Nếu PTI không phải là người bảo hiểm chính thì không phải thực hiện các bước trên, Công ty căn cứ vào tỷ lệ đồng bảo hiểm để tính toán số tiền bồi thường, Nếu PTI là người bảo hiểm chính thì thực hiện các bước trên. Bước 3: Tính toán bồi thường + Nếu giá trị của từng đơn vị hàng bằng nhau: STBT = Tổng STBT x Lượng hàng bị tổn thất Tổng lượng hàng được bảo hiểm + Nếu giá trị của từng đơn vị hàng khác nhau: STBT = Tổng STBT x Trị giá hoá đơn của lương hàng tổn thất Tổng giá trị hoá đơn - Đối với tổn thất chất lượng (rò rỉ, đổ vỡ, hư hỏng…) có ba cách tình toán số tiền bồi thường: + Giảm giá trị thương mại: Bồi thường viên tính số tiền khiếu nại bằng cách nhân số tiền bồi thường của hàng hóa bị tổn thất với tỉ lệ phần trăm giảm giá trị thương mại. + Tổn thất trừ phần cứu vớt: STBT = STBT của hàng hoá bị tổn thất - Số tiền bán hàng tổn thất cứu vớt được + Thỏa thuận bồi thường tổn thất riêng: áp dụng trong các trường hợp khách hàng không chấp nhận tỷ lệ giảm giá trị thương mại. STBT = STBT x S.M.V – D.M.V S.M.V Trong đó: S.M.V (Sound Maket Value)- Giá trị hàng tốt D.M.V (Damage Market Value) – Giá trị hàng tổn thất trên thị trường tại nơi đến. + Sửa chữa máy móc thiết bị: nếu không có giá chi tiết phụ tùng thì bồi thường theo giá sửa chữa hoặc chi tiết tương tự của hợp đồng khác. - Đối với tổn thất về chi phí: ngoài tổn thất hàng do các rủi ro được bảo hiểm gây nên, PTI cũng bồi thường cho các chi phí như Chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất (chi phí đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-20.doc
Tài liệu liên quan