Khóa luận Thực trạng pháp luật về chào bán cổ phần ra công chúng ở V iệt Nam

Về bản chất, công ty nhà nước cổphần hóa cũnglà công ty cổ phần,có vốn điều

lệ chiathànhnhiềuphầnbằng nhau. Tuynhiên,côngty nhànước cổ phần hóađược

xếp vào nhómriêng và tư cách chàobán cổ phần ra công chúng khác với côngty cổ

phần thành lập theo Luật doanh nghiệp vì những lí do cơ bản sau:

Thứ nhất, công ty nhà nước cổ phần hóa được thành lập theo Luật doanh nghiệp

nhà nước và đến trước khi thực hiện cổ phần hóa vẫn hoạt động theo Luật doanh

nghiệp nhà nước trừ những nội dung do Luật doanh nghiệp 2005 điều chỉnh (Điều

166 Luật doanhnghiệp2005).

pdf56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2481 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng pháp luật về chào bán cổ phần ra công chúng ở V iệt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÚNG Theo pháp luật hiện hành, ở Việt Nam chỉ có hai chủ thể được chào bán cổ phần ra công chúng là công ty cổ phần và công ty nhà nước cổ phần hóa. 2.1.1 Công ty cổ phần Huy động vốn bằng phương thức phát hành cổ phiếu là một quyền năng cơ bản, đặc thù của công ty cổ phần, được quy định tại Khoản 3 Điều 77 Luật doanh nghiệp 2005. Căn cứ vào tư cách chủ thể chào bán cổ phần ra công chúng, công ty cổ phần có những loại sau: - Công ty cổ phần được thành lập mới theo Luật doanh nghiệp 2005 thực hiện chào bán cổ phần ra công chúng để tạo lập vốn điều lệ: Theo Luật doanh nghiệp 2005, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán. Đây là sự trở lại tiến bộ của quy định tại Luật doanh nghiệp 1990 mà Luật doanh nghiệp 1999 đã bỏ qua. Số cổ phần được quyền bán còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có hiệu lực. Như vậy công ty cổ phần chỉ có tư cách chào chào bán cổ phần ra công chúng sau khi các cổ đông sáng lập nắm giữ ít nhất 20% cổ phần phổ thông được quyền chào bán. - Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phần ra công chúng: Công ty đại chúng là công ty cổ phần đã thực hiện chào bán cổ phần ra công chúng hoặc có cổ phiếu niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc có từ một trăm cổ đông trở lên (không kể cổ đông là nhà đầu tư chuyên nghiệp) với vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng trở lên. Công ty đại chúng có đặc điểm là đã thực hiện chào 22 bán cổ phần ra công chúng hoặc chưa chào bán cổ phần nhưng quy mô và số lượng cổ đông lớn. - Công ty cổ phần tiền thân là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Pháp luật hiện hành chỉ quy định hai trường hợp chào bán cổ phần ra công chúng của công ty cổ phần do doanh nghiệp nước ngoài chuyển đổi thành bao gồm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phần ra công chúng và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đã chuyển đổi thành công ty cổ phần. Có thể thấy rằng tuy pháp luật về đầu tư cho phép nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư trực tiếp vào Việt Nam được phép thành lập mọi loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2005 (Khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư 2005) trong đó có hình thức công ty cổ phần nhưng pháp luật về chứng khoán đã hạn chế không cho nhà đầu tư nước ngoài có quyền thực hiện hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng để thành lập mới công ty cổ phần tại Việt Nam. Có thể nói đây là quy định rất hay, cần thiết để bảo vệ môi trường đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài sau khi thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam phải thể hiện được khả năng kinh doanh của mình mới có thể chào bán cổ phần ra công chúng. 2.1.2 Công ty nhà nước cổ phần hóa Về bản chất, công ty nhà nước cổ phần hóa cũng là công ty cổ phần, có vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau. Tuy nhiên, công ty nhà nước cổ phần hóa được xếp vào nhóm riêng và tư cách chào bán cổ phần ra công chúng khác với công ty cổ phần thành lập theo Luật doanh nghiệp vì những lí do cơ bản sau: Thứ nhất, công ty nhà nước cổ phần hóa được thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước và đến trước khi thực hiện cổ phần hóa vẫn hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước trừ những nội dung do Luật doanh nghiệp 2005 điều chỉnh (Điều 166 Luật doanh nghiệp 2005). 23 Thứ hai, công ty nhà nước cổ phần hóa thực hiện hoạt động cổ phần hóa và chào bán cổ phần ra công chúng theo chủ trương của Nhà nước. Luật doanh nghiệp 2005 quy định các doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003 phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Mục đích của sự chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần khác với mục đích chuyển đổi của công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần. Đó là để thực hiện mục tiêu thu hẹp tối đa diện nhà nước độc quyền, xóa bỏ doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả tăng gánh nặng cho ngân sách, tạo điều kiện cho người lao động trong công ty tự mình chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp. Thứ ba, công ty nhà nước thực hiện cổ phần hóa chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán 2006 và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP là nghị định của Chính phủ quy định riêng về công ty nhà nước cổ phần hóa. Do đó, hoạt động cổ phần hóa của công ty nhà nước cổ phần hóa cũng chịu sự điều chỉnh của hai văn bản Luật nói trên. Như vậy, công ty nhà nước cổ phần hóa tuy là công ty cổ phần song có tư cách chủ thể khác hẳn với các công ty cổ phần được thành lập theo Luật doanh nghiệp. 2.2 ĐIỀU KIỆN VỀ CHÀO BÁN CỔ PHẦN RA CÔNG CHÚNG 2.2.1 Điều kiện về chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng Đối với từng loại doanh nghiệp, điều kiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng là khác nhau: • Công ty cổ phần: Công ty cổ phần muốn chào bán cổ phần ra công chúng phải thỏa mãn những điều kiện sau: Thứ nhất, vốn điều lệ đã góp đạt mười tỷ đồng trở lên tính theo giá trị sổ sách kế toán (Điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật chứng khoán 2006). Trước đây, khi Nghi định 48/NĐ-CP ban hành cũng đã quy định doanh nghiệp cổ phần muốn chào bán cổ 24 phiếu lần đầu ra công chúng phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu mười tỷ đồng (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 48/1998/NĐ-CP) Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện nền kinh tế Việt Nam lúc đó con số mười tỷ đồng không khả thi. Chính vì vậy trong thời gian dài từ năm 1998 đến năm 2003 rất ít doanh nghiệp Việt Nam thực hiện huy động vốn bằng phương thức chào bán cổ phần ra công chúng. Đến năm 2003, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị định 48/1998/NĐ-CP giảm mức vốn điều lệ đã góp xuống còn năm tỷ đồng (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 144/2003/NĐ-CP). Đây lại là một quy định nữa không phù hợp của luật thực định vì điều kiện kinh tế toàn xã hội của Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2003 đã có sự thay đổi rõ rệt, mức vốn mười tỷ đồng vào năm 1998 là quá lớn, cản trở sự phát triển của hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng nhưng tại năm 2003 nó đã phù hợp với quy mô của đa số các doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy, Luật chứng khoán 2006 đã quay trở về mức mười tỷ đồng đối với vốn điều lệ đã đã góp. Thứ hai, công ty phải có năng lực kinh doanh, cụ thể là: “Hoạt động của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán” ( Điểm b khoản 1 Điều 12 Luật chứng khoán 2006). Điều kiện này đã loại trừ những công ty làm ăn thua lỗ, đảm bảo chất lượng của cổ phiếu được chào bán ra công chúng. Thứ ba, có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, có quyền quyết định những hoạt động quan trọng của công ty. Chào bán cổ phần nói chung và chào bán cổ phần ra công chúng là hoạt động ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của công ty và lợi ích của toàn bộ cổ đông trong công ty. Vì vậy, phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được phải do Đại hội đồng thông qua mới có giá trị pháp lý. • Công ty nhà nước cổ phần hóa: 25 Điều kiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của các công ty nhà nước cổ phần hóa không có những quy định cụ thể như đối với công ty cổ phần thành lập theo Luật doanh nghiệp. Nguyên nhân là công ty nhà nước cổ phần hóa thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước cho đến khi được cổ phần hóa. Việc cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn tuân theo quy định của Chính phủ mà cụ thể là theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP đối với doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ vốn góp chi phối, còn đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì thực hiện theo quy định đặc biệt của Chính phủ. Việc thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa nằm trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cấp có thẩm quyền là cơ quan ra quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp nhà nước nắm giữ phần vốn góp chi phối là cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp nhà nước nắm 100% vốn là Chính phủ. 2.2.2 Điều kiện về chào bán thêm cổ phần ra công chúng Công ty đại chúng muốn chào bán thêm cổ phần ra công chúng phải đạt đủ những điều kiện sau: - Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động của công ty cổ phần trong đó có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán ra công chúng. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là có những cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã thông qua những phương án phát hành gây rất nhiều tranh cãi, bởi phương án phát hành cổ phiếu được thông qua thể hiện sự bất bình đẳng trong cách đối xử với những cổ đông nhỏ. Tiêu biểu là quyết định của Đại hội cổ đông của công ty cổ phần xăng dầu Vitaco thông qua phương án chào bán thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ: ưu ái cho Tổng công ty xăng dầu Việt Nam - cổ đông chiếm 51% vốn - 26 được mua CP mới với giá thấp hơn 2,5 lần so với các cổ đông khác và quyết định của Đại hội cổ đông của công ty cổ phần bê tông Xuân Mai cho phép các cổ đông hiện hữu được mua cổ phần mới với giá bằng nhau nhưng tỷ lệ mua là 1:1 đối với cổ đông sáng lập còn các cổ đông khác là tỷ lệ 2:1[19]. Do tỷ lệ cổ đông lớn và cổ đông sáng lập chiếm trên 51% tỷ lệ cổ phiếu có quyền biểu quyết nên những phương án phát hành vô lý và bất bình đẳng trên vẫn được thông qua. - Đối với tổ chức phát hành là tổ chức tín dụng, việc chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Đặc thù của ngành tài chính ngân hàng là rủi ro cao, chính vì vậy mà các tổ chức tín dụng muốn chào bán cổ phần ra công chúng ngoài việc thỏa mãn những điều kiện thông thường như đối với các công ty cổ phần thành lập theo Luật doanh nghiệp còn cần thiết phải có sự chấp thuận của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tại Việt Nam hiện nay có quá nhiều ngân hàng đang hoạt động và số ngân hàng xin cấp phép thành lập cũng ngày một nhiều thêm. Đã có ý kiến cho rằng “ Lợi nhuận của một số ngân hàng tăng vọt không phải từ nghiệp vụ truyền thống tiền tệ mà từ kinh doanh chứng khoán”[17]. Với sức hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng hiện nay, việc chào bán thêm cổ phần ra công chúng để tăng vốn của các ngân hàng là không khó nhưng nếu để các ngân hàng tăng vốn ồ ạt mà không đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn thu được, không phù hợp với kế hoạch mở rộng kinh doanh, năng lực quản trị và khả năng quản lý của các ngân hàng thì sẽ rất nguy hiểm không chỉ với những cổ đông của ngân hàng mà với toàn bộ nền kinh tế. - Ngoài ra, tổ chức phát hành phải thỏa mãn những điều kiện về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh như đối với chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Công ty cổ phần đại chúng muốn phát hành thêm cổ phần ra công chúng trước hết phải đảm bảo các điều kiện về tình hình tài chính lành mạnh và hiệu quả như đối với chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Nếu công ty cổ phần đã có cổ phần được lưu hành rộng rãi trên thị trường mà không có kết quả kinh doanh tốt, tình 27 hình tài chính minh bạch thì rõ ràng là cổ phiếu của công ty đó không đảm bảo chất lượng, pháp luật không thể cho phép công ty phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng nữa. 2.2.3 Điều kiện về chào bán cổ phần ra nước ngoài Tổ chức phát hành muốn thực hiện chào bán cổ phiếu ra nước ngoài phải đáp ứng một số điều kiện sau: + Không thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm bên nước ngoài tham gia và phải đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay pháp luật không cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia vào một số ngành nghề có thể gây phương hại đến an ninh quóc phòng và lợi ích công cộng. Nếu công ty cổ phần là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thám tử điều tra thì không được phép bán cổ phần ra nước ngoài. Ngoài ra một số ngành nghề lĩnh vực kinh doanh nhất định pháp luật chỉ cho phép bên nước ngoài được nắm tối đa một tỷ lệ vốn nhất định thì tổ chức phát hành cũng chỉ được phép chào bán cổ phiếu ra nước ngoài trong phạm vi tỷ lệ cổ phần đó. + Có quyết định thông qua việc chào bán cổ phần ra nước ngoài và phương án sử dụng vốn thu được của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông. + Đáp ứng các điều kiện chào bán theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức phát hành đăng ký chào bán: điều kiện này hoàn toàn tùy thuộc vào nước mà tổ chức phát hành dự định chào bán cổ phiếu. Ví dụ, muốn niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) thì một trong những điều kiện là về cơ cấu cổ đông: đối với doanh nghiệp có tổng trị giá dưới ba trăm triệu đô la Singapore phải có 25% cổ phần bán ra công chúng và số lượng cổ đông tối thiểu là một nghìn [17]. Hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ cho phép mỗi công ty được niêm yết ở một sàn chứng khoán nước ngoài. Tổ chức phát hành chứng khoán phải gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các tài liệu chứng minh công ty đủ điều kiện chào bán cổ 28 phiếu ra nước ngoài và bản sao hồ sơ đăng ký chào bán với cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức phát hành đăng ký chào bán tối thiểu mười ngày trước khi công ty gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra nước ngoài. Trong thời hạn mười ngày, sau khi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra nước ngoài có hiệu lực, tổ chức phát hành gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản sao hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán đã được chấp thuận ở nước ngoài và phải công bố ra công chúng các thông tin về đợt chào bán. 2.3 THỦ TỤC CHÀO BÁN CỔ PHẦN RA CÔNG CHÚNG 2.3.1 Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần ra công chúng • Bản cáo bạch Bản cáo bạch được lập theo mẫu do Bộ tài chính quy định, nội dung của bản cáo bạch tuân theo quy định tại điều 15 Luật chứng khoán 2006. - Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và cơ cấu cổ đông (nếu có). Những thông tin này giúp cho nhà đầu tư có được cái nhìn tổng quát về tình hình của tổ chức phát hành, từ đó tự mình đưa ra đánh giá về năng lực hoạt động của công ty. . - Thông tin về đợt chào bán cổ phần ra công chúng gồm điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau năm chào bán cổ phiếu, phương án phát hành và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán. Đây là những thông tin về lợi nhuận doanh nghiệp sẽ mang lại nhằm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư đối với tổ chức phát hành và cổ phiếu được chào bán. - Báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất của tổ chức phát hành đảm bảo điều kiện về chế độ kế toán và kiểm toán của Nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề là hiện nay các bản cáo bạch chưa thực sự phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những triển vọng phát triển được nhấn mạnh 29 trong khi những khó khăn tồn tại chỉ được nhắc đến một cách chung chung. Nhà đầu tư khi đọc bản cáo bạch chỉ thấy nhắc nhiều đến tiềm năng phát triển của công ty phát hành cổ phiếu mà không được báo cáo đầy đủ về những rủi ro thực tế công ty có thể phải đương đầu. Phần dự kiến kế hoạch lợi nhuận được nhấn mạnh và phóng đại hơn thực tế, còn phần rủi ro ngành nghề chỉ được nhắc đến chung chung. Không phải mọi bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng đều mang thông tin thiếu chính xác nhưng thực tế là ngày càng có nhiều bản cáo bạch chất lượng kém. Thông tin thiên lệch trong bản cáo bạch không giúp nhà đầu tư nắm được chính xác tình hình của doanh nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này nằm ở chất lượng của kiểm toán. Đơn vị kiểm toán có trách nhiệm kiểm tra bản cáo bạch của tổ chức phát hành trước khi đưa trình Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay chỉ có 11 đơn vị kiểm toán được phép hoạt động với nhân lực luôn thiếu so với nhu cầu kiểm toán của thị trường[18]. Đối với các công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, thông thường bản cáo bạch là do đơn vị tư vấn niêm yết (là các công ty chứng khoán) làm ra. Nhưng chất lượng tư vấn của các công ty chứng khoán thực hiện nhiệm vụ tư vấn niêm yết không đảm bảo, dẫn đến tình trạng làm bản cáo bạch theo hướng dẫn của tổ chức phát hành. Chất lượng kiểm toán thấp không phát hiện được lỗi trong bản cáo bạch khiến bản cáo bạch sau khi được kiểm toán vẫn không phản ánh đúng tình hình của doanh nghiệp không chỉ dẫn đến sự đánh giá sai của nhà đầu tư đối với triển vọng phát triển của công ty mà còn có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán. Nếu để một công ty có chất lượng không tốt lên sàn giao dịch tập trung, công ty đó phá sản sẽ dẫn đến hiệu ứng dây chuyền cho toàn bộ thị trường chứng khoán. Bản cáo bạch phải có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan đến hoạt động chào bán theo quy định tại Điểm d Khoản 1.2 Điều 1 Mục II Thông tư 17/2004/TT- BTC của Bộ tài chính hướng dẫn Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công 30 chúng: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành và người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính (nếu có). Trường hợp ký thay phải có giấy uỷ quyền. Quy định vày thể hiện tính chặt chẽ của pháp luật về trách nhiệm của những người có liên quan đến hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng. Khi ký tên vào bản cáo bạch, những cá nhân trên đã đảm bảo cho những thông tin đưa ra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về phần nội dung liên quan đến chữ ký của họ. • Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là công cụ được sử dụng để công bố hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là nguồn thông tin rất quan trọng cho biết sức mạnh của tổ chức phát hành. Báo cáo tài chính là một bộ phận của bản cáo bạch. Báo cáo tài chính được quy định tại điều 16 Luật chứng khoán 2006: Báo cao tài chính gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản của tổ chức phát hành, cung cấp các số liệu thông tin để phân tích đánh giá chi tiết về tình hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua thuyết minh báo cáo tài chính, nhà đầu tư biết được chế độ kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp. Như vậy, báo báo tài chính là nguồn thông tin chính thức duy nhất nhà đầu tư có được để phân tích tình hình hoạt động của tổ chức phát hành. Tính trung thực có ý nghĩa đặc biệt qua trọng đối với một báo cáo tài chính, do đó báo cáo tài chính của chào bán cổ phần ra công chúng phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. 31 Hiện nay, hầu hết các chuẩn mực kế toán của Việt Nam chưa theo kịp chuẩn mực kế toán quốc tế. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong đó có các công ty cổ phần chào bán ra công chúng chưa thực sự là công cụ giúp nhà đầu tư nắm rõ tình hình doanh nghiệp. Trường hợp tổ chức phát hành là công ty mẹ thì báo cáo tài chính là báo cáo hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán. Ví dụ công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT là một công ty mẹ với sáu công ty chi nhánh do đó khi lập báo cáo tài chính phải là báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán. Hồ sơ đăng ký chào bán ra công chúng nếu nộp trước ngày 1 tháng 3 của năm thì báo cáo tài chính gồm báo cáo của năm trước đó (có thể chưa có kiểm toán) và báo cáo tài chính của hai năm trước liền kề (bắt buộc có kiểm toán) . Để đảm bảo cho báo cáo tài chính sát với tình hình hoạt động của tổ chức phát hành, Luật chứng khoán quy định: nếu ngày kết thúc kỳ kế toán của của báo cáo tài chính gần nhất cách thời điểm gửi hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng hợp lệ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quá 90 ngày thì tổ chức phát hành phải lập báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc đến quý gần nhất. Ngoài ra, đối với báo cáo tài chính của hồ sơ chào bán cổ phiếu ra nước ngoài, nếu không được lập theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam thì tổ chức phát hành phải có văn bản giải trình các điểm khác biệt trong báo cáo tài chính (Điều 4 Mục I Thông tư 17/2007/TT-BTC). 2.3.2 Phân phối cổ phần ra công chúng Giai đoạn phân phối cổ phiếu là giai đoạn tổ chức phát hành chuyển giao quyền sở hữu cổ phiếu đến tay nhà đầu tư, từ giai đoạn này trở đi, nhà đầu tư chính thức trở thành cổ đông của công ty. Phân phối cổ phiếu được quy định tại điều 21 Luật chứng khoán 2006. Việc phân phối cổ phiếu chỉ được thực hiện sau khi tổ chức phát hành bảo đảm người mua cổ phiếu tiếp cận Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu 32 ra công chúng được công bố tại các địa điểm ghi trong Bản thông báo phát hành. Hiện nay, nhà đầu có thể tiếp cận bản cáo bạch qua công ty chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán, hoặc tìm kiếm trên mạng internet. Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức đại lý phải phân phối chứng khoán công bằng, công khai và bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng khoán cho nhà đầu tư tối thiểu là hai mươi ngày; thời hạn này phải được ghi trong Bản thông báo phát hành. Thực tế hiện nay, không phải tổ chức phát hành nào cũng thực hiện đúng yêu cầu phân phối công bằng công khai cho tất cả các nhà đầu tư, đặc biệt với chào bán thêm cổ phần ra công chúng. Công ty Cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SAM) khi phân phối cổ phiếu bổ sung đợt 2 vào ngày 28 tháng 3 năm 2006 đã không thực hiện công bố thông tin công khai minh bạch cho các nhà đầu tư. Hết thời hạn đóng tiền đăng ký mua cổ phần không nhà đầu tư nào biết để nộp sau đó công ty bán cho cán bộ công nhân viên. Trường hợp này Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định phân phối lại. Công ty vận tải xăng dầu Vipco khi đưa ra phương án tăng vốn điều lệ bằng phát hành thêm cổ phiếu đã phân phối cổ phiếu không công bằng cho các cổ đông khác nhau của công ty, trong đó cổ đông chiến lược là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam được mua cổ phiếu với giá chỉ 15000VND/cổ phiếu với tỷ lệ 1:1 trong khi các cổ đông khác của công ty phải mua với giá 40000VND/cổ phiếu với tỷ lệ 50:21. Phương án tăng vốn điều lệ này đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua[17]. Tổ chức phát hành có nghĩa vụ phân phối số cổ phiếu được phép chào bán theo tỷ lệ mà từng nhà đầu tư đăng ký mua. Trường hợp số lượng cổ phiếu đăng ký mua vượt quá số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải phân phối hết số cổ phiếu được phép phát hành cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ đăng ký mua của từng nhà đầu tư. Tổ chức phát hành phải hoàn thành việc phân phối cổ phiếu trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng có hiệu 33 lực. Trong trường hợp tổ chức phát hành không thể hoàn thành việc phân phối cổ phiếu ra công chúng trong thời hạn 90 ngày, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn việc phân phối cổ phiếu nhưng tối đa không quá ba mươi ngày. Thực tế chưa có tổ chức phát hành nào phải xin phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gia hạn phân phối cổ phiếu, điều này chứng tỏ thời hạn 90 ngày là đủ cho hoạt động phân phối cổ phiếu của tổ chức phát hành. Trường hợp đăng ký chào bán cổ phiếu cho nhiều đợt thì khoảng cách giữa đợt chào bán sau với đợt chào bán trước không quá mười hai tháng. Tổ chức phát hành lập báo cáo kết quả đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng theo mẫu do Bộ tài chính ban hành. Báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm thông tin về cổ phiếu chào bán, tổ chức phát hành, đại lý phân phối cổ phiếu, kết quả chào bán cổ phiếu gồm: đối tượng mua cổ phiếu, số cổ phiếu chào bán, giá mua cổ phiếu, tỷ lệ phân phối, số cổ phiếu còn lại...; tổng hợp toàn bộ kết quả đợt chào bán cổ phiếu: tổng số cổ phiếu đã chào bán, số tiền thu được, tổng chi phí và cơ cấu vốn của tổ chức phát hành sau đợt chào bán. Tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt chào bán cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, kèm theo bản xác nhận của ngân hàng nơi mở tài khoản phong toả về số tiền thu được trong đợt chào bán. Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức đại lý phải chuyển giao cổ phiếu hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phiếu cho người mua trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7364079toanvan.pdf