Khóa luận Thực trạng sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý

Mục Lục

PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1. Lịch sử phát triển trắc nghiệm tâm lý 4

1.2. Sử dụng các trắc nghiệm trên thế giới. 4

1.3. Sử dụng trắc nghiệm tâm lý ở Việt Nam. 5

1.4. Các khái niệm có liên quan 6

1.4.1. Khái niệm về trắc nghiệm tâm lý 6

CHƯƠNG 2 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24

2.1. Tổ chức nghiên cứu 24

2.2. Đánh giá về thực trạng sử dụng trắc nghiệm 24

2.3. Đánh giá về đội ngũ cán bộ thực hiện trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý 33

PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39

I. KẾT LUẬN 39

II. KIẾN NGHỊ 41

PHẦN IV – PHỤ LỤC 42

1. Đánh giá tình hình sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý hiện nay 42

2. Các loại trắc nghiệm đang được sử dụng tại các cơ sở 42

3. Đánh giá về đội ngũ thực hiện trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý 43

4. Đánh giá mức độ phù hợp của các trắc nghiệm nước ngoài đang được sử dụng ở các cơ sở thăm khám tâm lý 45

5. Đánh giá về việc sử dụng các trắc nghiệm ở các cơ sở tâm lý khác 45

6. Đánh giá về mức độ chuẩn hoá, thích nghi các trắc nghiệm 46

7. Đánh giá về việc sử dụng những trắc nghiệm được thích nghi từ quá lâu 47

PGS.TS. NSP 48

8. Đánh giá về quy trình xử lý trắc nghiệm 48

9. Đánh giá về những ưu, nhược điểm của những trắc nghiệm được sử dụng nhiều nhất 49

10. Mục đích của việc sử dụng trắc nghiệm 49

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4599 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên nhận thấy mối liên hệ giữa sản phẩm tưởng tượng với kiểu nhân cách. Trắc nghiệm Rorchach gồm tất cả 10 vết mực. Mỗi vết mực đều có hai phần đối xứng theo trục thẳng đứng ở chính giữa. Mỗi tấm có một sắc thái riêng biệt. Ba tấm cuối cùng là tấm VIII, IX, X có nhiều màu sắc khác nhau. Những tấm khác phần lớn là những vết mực đen loang lổ (màu đen - trắng). Tấm số II và III có những vết đỏ (đen - đỏ). Những vết đỏ này không có mục đích kích thích trực tiếp những câu trả lời về màu sắc như trong 3 tấm cuối cùng. Sự có mặt của chúng chỉ muốn tạo nên khó khăn cho hoàn cảnh thực nghiệm, đặc biệt ở những người nhạy cảm hay có cơ cấu tinh thần suy yếu, momg manh. Trong một số trường hợp, trước những vết mực này bệnh nhân có thái độ sửng sốt, tê liệt, thâm tím. Những phản ứng như chối từ, tránh né cũng thường xảy ra ở những người có nhân cách nghi kị, sợ sệt người khác{7, 9, 12}. - Phương pháp liên tưởng bằng lời. Trắc nghiệm này gồm 100 từ được chọn lọc với tư cách là những kích thích, trong đó có 20 từ trung tính và 10 từ phải được liên tưởng với một trong 8 thuộc tính của hội chứng xa lánh. Sau mỗi từ được chiếu trên màn ảnh, trong vòng 20 giây nghiệm thể phải ghi lại một chuỗi những liên tưởng diễn ra trong đầu. Các từ được phân tích và xếp vào 9 phạm trù có thể có; tất cả 9 phạm trù này đều được quy thành 3 loại : xa lánh, không có sự xa lánh và số lượng chung các câu trả lời về sự xa lánh chia cho số lượng các từ về mỗi phạm trù trong 8 phạm trù trên (trừ các từ pha trộn), ta sẽ được mức độ cuối cùng của sự xa lánh{7, 8}. - Trắc nghiệm điền thế câu. Trắc nghiệm gồm 100 câu, trong đó có 20 câu trung tính và 10 câu có quan hệ với hội chứng xa lánh. Trong đó 50 câu được phát biểu từ ngôi thứ nhất còn 50 câu từ ngôi thứ ba. Các câu trả lời sẽ được chia làm 9 phạm trù. Cuối cùng mỗi chủ thể sẽ nhận được mức độ về hội chứng xa lánh cả trong những câu từ ngôi thứ nhất và thứ ba lẫn trong tổng số chung{7, 8}. 1.4.3.3. Các trắc nghiệm khảo sát cảm xúc. - Thang trầm cảm Hamilton. Thang trầm cảm Hamilton dùng để đánh giá, cho điểm khi phỏng vấn người bệnh, nên thang này còn được gọi là "Sự phỏng vấn có cấu trúc" hoặc "Thang lượng giá". Trên cơ sở phỏng vấn người bệnh, tiến hành đánh giá tình trạng trầm cảm của họ. Thang Hamilton gồm có 77 câu thể hiện 21 mục nhằm đo 5 yếu tố, đó là: Lo âu; Sút cân; Những thay đổi trong ngày và đêm; Rối loạn nhận thức; Chậm chạp; Rối loạn giấc ngủ. Nghiệm viên đặt những câu hỏi cho bệnh nhân nhưng không đặt những câu hỏi trực tiếp nhằm đánh giá bệnh nhân theo hướng đánh giá bệnh lý trầm cảm mà đưa ra những gợi ý để người bệnh tự trình bày những vấn đề của mình. Chỉ hỏi sâu theo hướng bệnh lý nếu thấy có những dấu hiệu bệnh lý{3, 7, 8}. - Thang trầm cảm Beck. Thang trầm cảm Beck được sử dụng nhằm đánh giá cảm xúc nói chung và mức độ trầm cảm nói riêng thông qua sự tự đánh giá của người bệnh. Thang đo này gồm 13 mục được ký hiệu theo thứ tự bảng chữ cái từ A đến M. Có 54 câu khẳng định phản ánh tình trạng hiện tại của bệnh nhân. Người bệnh lần lượt đọc từng mục và đánh dấu vào câu phù hợp với tình trạng hiện tại của mình nhất. Bệnh nhân cũng có thể đánh dấu vào các câu khác trong mục nếu như câu đó cũng phù hợp với bản thân người bệnh. Mức độ trầm cảm sẽ được đánh giá trên tổng số điểm mà bệnh nhân có được qua từng mục{3, 7, 8}. - Thang lo âu Spielberger. Sử dụng thang lo âu Spielberger nhằm đánh giá những nét nhân cách lo âu của người bệnh. Thang này gồm 2 phần trong đó có 40 câu khẳng định mô tả trạng thái tâm lý hiện tại và những điều mà người bệnh thường xuyên cảm thấy. Bệnh nhân lần lượt đọc từng câu và lựa chọn các mức độ phù hợp với mình. Người bệnh không cần phải suy nghĩ rằng mình trả lời đúng hay sai mà trả lời theo ý đầu tiên xuất hiện trong đầu. Các mức độ lo âu được xác định bởi thang đo này là: Lo âu mức độ thấp; Lo âu mức độ vừa; Lo âu mức độ cao và Lo âu có xu hướng bệnh lý{2, 6, 7}. 1.4.3.4. Thang đo mức độ phát triển và hành vi của trẻ - Trắc nghiệm Denver Test Denver là cụng trỡnh nghiờn cứu của cỏc tỏc giả: William K.Pranken Burg, Josian B.Dodds và Alma W.Fandal thuộc trường đại học của Trung tõm Y học Denver Colorado (Hoa Kỳ). Ở nước ta đó sử dụng nú từ năm 1977 trong chẩn đoỏn sự phỏt triển tõm lý vận động ở trẻ em tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Và hiện nay rất nhiều đơn vị khỏc tiếp tục triển khai nghiờn cứu, như khoa tâm thần Viện nhi trung ương, trung tâm nghiên cứu trẻ em N- T, ... Nội dung của test Denver gồm 105 tiết mục, sắp xếp theo trỡnh tự trẻ em cú thể thực hiện được trong khoảng tuổi từ khi ra đời đến 6 tuổi. Cỏc tiết mục đú được phõn chia trờn phiếu kiểm tra theo 4 khu vực: 1 - Vận động thụ sơ; 2 - Ngụn ngữ; 3 - Vận động tinh tế - thớch ứng; 4 - Cỏ nhõn - xó hội. Cỏc tiết mục trờn đều được trỡnh bày sẵn trờn một biểu đồ dựng làm phiếu kiểm tra. Căn cứ vào biểu đồ này, người giỏm sỏt cú thể so sỏnh nhanh chúng kết quả do đứa trẻ thực hiện cỏc mục qua cuộc kiểm tra với kết quả đó được tiờu chuẩn húa trờn cỏc trẻ khỏc cựng lứa tuổi. Test này phụ thuộc vào cỏch nhận định của người giỏm sỏt xem trẻ cú thể thực hiện được một số tiết mục nhất định hay khụng và phụ thuộc vào bỏo cỏo của cha/mẹ hoặc người chăm súc trẻ [1] - Trắc nghiệm đánh giá cảm xúc hành vi CBCL Trắc nghiệm đánh giá cảm xúc hành vi CBCL (Child Behaviour Check List) : Do Achenbach T.M Nội dung trắc nghiệm gồm 2 phần: Phần đầu để đánh giá khả năng học tập, sở trường, các hoạt động đoàn thể, quan hệ bạn bè, bệnh tật, những mong muốn và vướng mắc của trẻ. Phần thứ hai liệt kê 112 hành vi, cảm xúc thường gặp ở trẻ em từ 4 đến 18 tuổi Khi tiến hành, người ghi hoặc bản thân trẻ chỉ ghi những cảm xúc hiện tại hoặc trong 6 tháng gần đây. Sau khi hoàn thành sẽ tính tổng số điểm chung và điểm cho từng hội chứng, sau đó so sánh với thang điểm chuẩn để đánh giá rối loạn và các mức độ rối loạn. Bộ câu hỏi này được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. ở việt nam công cụ này đã được dịch và thích nghi hoá từ năm 1997 bằng nghiên cứu trên mẫu 1500 trẻ ở cộng đồng. Từ đó đến nay khoa Tâm bệnh – viện Nhi quốc gia đã sử dụng như một công cụ chính để sàng lọc các rối nhiễu tâm lý ở trẻ [1]. 1.4.4. Một số cơ sở thăm khám tâm lý. Cơ cở thăm khám tâm lý là nơi tiến hành các biện pháp tâm lý chuyên biệt nhằm tìm hiểu căn nguyên tâm lý, hoàn cảnh phát sinh những rối nhiễu tâm lý. Các bác sĩ tâm thần, các nhà tâm lý có thể đưa ra những kết luận bổ sung cho kết quả chẩn đoán bệnh lý cho người bệnh, xem những rối loạn cơ thể của người bệnh có phải từ nguyên nhân tâm lý hay không. Những kết quả thăm khám tâm lý có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân. Hiện nay ở Hà Nội có một số cơ sở thăm khám tâm lý thường sử dụng các trắc nghiệm tâm lý như: Viện quân y 103, Viện nhi trung ương, Viện sức khoẻ tâm thần trung ương, … - Viện quân y 103. Tại khoa A6 viện quân y 103, trắc nghiệm chỉ được sử dụng như một bài tập thực nghiệm. Có nhiều trắc nghiệm được sử dụng tại đây như: trắc nghiệm trí tuệ Raven, các trắc nghiệm phóng chiếu TAT, Rorschach, thang trí nhớ Wechsler, các phương pháp khảo sát tư duy, ... Trong đó phương pháp được sử dụng nhiều nhất là Pictogram, một trong những phương pháp khảo sát tư duy và các trắc nghiệm phóng chiếu. Pictogram là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất tại đây bởi đó không đơn thuần chỉ là phương pháp khảo sát tư duy, phương pháp này còn có thể dùng để đo cảm xúc, kiểm tra trí nhớ gián tiếp của bệnh nhân. Ngoài ra, các trắc nghiệm phóng chiếu cũng là những trắc nghiệm được ưa dùng tại cơ sở này, đó là "Trắc nghiệm tổng giác TAT" và phương pháp "Vết mực đen Rorschach". Những trắc nghiệm này chỉ mang tính chất thích nghi nhưng cũng không hoàn toàn. Những từ khoá được dịch ra tiếng Việt nhưng những bức tranh thì lại không phải là người Việt Nam. Bệnh nhân vẫn thực hiện phóng chiếu trên những bức tranh là người nước ngoài. Các bác sĩ tâm thần ở đây giải thíc rằng, việc sử dụng các tranh vẽ không phải là người châu Á không hề ảnh hưởng đến hiệu quả của trắc nghiệm vì đối tượng có thể kể một câu chuyện của người khác. Điều đáng quan tâm ở đây là cốt chuyện mà đối tượng xây dựng. Đối tượng sử dụng trắc nghiệm là quân nhân trong quân đội và phần nhỏ dân thường có những rối loạn tâm thần, những rối loạn thực thể do nguyên nhân tâm lý. Mục đích chính của việc sử dụng trắc nghiệm tại viện 103 là chẩn đoán và giám định bệnh toàn quân. - Viện nhi trung ương. Tại khoa tâm thần bệnh viện nhi trung ương các trắc nghiệm được sử dụng khá thường xuyên nhằm mục đích đánh giá, chẩn đoán và bổ sung vào kết luận bệnh án. Người tiến hành làm trắc nghiệm là cử nhân tâm lý của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các trắc nghiệm được sử dụng nhiều tại đây là các thang đo cảm xúc như: thang trầm cảm Beck, thang lo âu Jung, ... trắc nghiệm đo biểu hiện hành vi của trẻ dưới 8 tuổi CBCL. Những trắc nghiệm này chưa được chuẩn hóa mà mới chỉ được thích nghi hóa, vừa làm vừa hoàn thiện. Đối tượng sử dụng trắc nghiệm tâm lý ở khoa tâm thần nhi là các em nhỏ tuổi từ 2 đến 18 có những rối loạn tâm lý và những rối loạn dạng cơ thể có nguyên nhân tâm lý. Tại khoa tâm thần bệnh viện nhi, các test này được sử dụng thường xuyên và các nhà tâm lý ở viện nhi đánh giá cao về mức độ phù hợp của các trắc nghiệm này đối với các bệnh nhân ở đây. Sử dụng trắc nghiệm để có kết quả bổ sung, hỗ trợ cho thăm khám lâm sàng; Đánh giá kết quả trị liệu. - Viện sức khỏe tâm thần trung ương (Bệnh viện Bạch Mai). Viện sức khoẻ tâm thần trung ương thường sử dụng trắc nghiệm Raven, Wechsler để đo trí tuệ; Thang trầm cảm Beck, thang lo âu Jung để khảo sát cảm xúc; Dùng MMPI để đánh giá nhân cách. Đội ngũ sử dụng test ở đây đều là những cử nhân tâm lý của trường Đại học Sư phạm và trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Theo họ cho biết, các trắc nghiệm hiện đang sử dụng tại đây đều đã được chuẩn hóa và mang lại kết quả đáng kể cho công tác chẩn đoán và trị liệu tâm lý tại cơ sở. Họ cũng đánh giá cao về mức độ phù hợp của các trắc nghiệm được sử dụng ở đây. Đối tượng sử dụng trắc nghiệm là những người có rối loạn tâm thần, những người có rối loạn lo âu, những người có rối loạn dạng cơ thể. Mục đích sử dụng trắc nghiệm là trợ giúp chẩn đoán và đánh giá quá trình tiến triển bệnh. CHƯƠNG 2 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Tiến trình thực hiện đề tài + Từ tháng 3/2006 đến giữa tháng 5/2006: - Lựa chọn đề tài khóa luận, thu thập tài liệu, xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài. - Xây dựng mẫu phỏng vấn sâu: cho những người sử dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý. + Từ giữa tháng 5/2006 đến cuối tháng 5/2006: xử lý kết quả nghiên cứu và viết báo cáo trên cơ sở kết quả nghiên cứu. 2.1.2. Lựa chọn khách thể nghiên cứu: Lựa chọn khách thể là các cán bộ sử dụng trắc nghiệm tại các bệnh viện, trung tâm có sử dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý và sinh viên khoa Tâm lý học học Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. 2.1.3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Phương pháp phỏng vấn sâu Lập bảng phỏng vấn sâu cho những người sử dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý tại các bệnh viện, trung tâm, và sinh viên Khoa Tâm lý Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Nội dung phỏng vấn sâu: + Đánh giá về hiện trạng sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý. + Đánh giá về việc thích nghi, chuẩn hoá các trắc nghiệm nước ngoài vào Việt Nam. + Đánh giá về việc sử dụng các trắc nghiệm đã thích nghi từ lâu. + Đánh giá về đội ngũ sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý. + Đánh giá về việc đào tạo đội ngũ sử dụng trắc nghiệm hiện nay. 2.2. Đánh giá về thực trạng sử dụng trắc nghiệm Việc sử dụng trắc nghiệm khá phổ biến và được ứng dụng đầu tiên trong ngành tâm thần học. Nhưng chỉ có 25% số người được hỏi có thể nói khoảng thời gian trắc nghiệm được bắt đầu sử dụng ở Việt Nam, đó là vào những năm 60 của thế kỷ XX, và đến năm 1965 thì các trắc nghiệm được đưa vào giảng dạy. Qua các phỏng vấn và trò chuyện với các cơ sở thăm khám tâm lý chúng tôi biết rằng có nhiều cách để một trắc nghiệm nước ngoài có mặt ở Việt Nam. Cách du nhập tự nhiên nhất là qua con đường du học của các sinh viên chuyên ngành tâm lý, y học đã và đang học tập ở nước ngoài. Họ chính là những người tạo điều kiện cho việc du nhập các trắc nghiệm vào trong nước. Nguồn thứ hai của của cuộc hành trình trắc nghiệm đó là việc các cán bộ và sinh viên trong nước có điều kiện học tập và làm việc với các giáo sư, chuyên gia nước ngoài về lĩnh vực tâm lý học, họ có điều kiện tiếp xúc với các trắc nghiệm đang được phổ biến trên thế giới cũng là một cơ hội cho trắc nghiệm nước ngoài du nhập vào ở Việt Nam mà trong đó Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn là một địa chỉ như thế. Các sinh viên khoa tâm lý học chuyên ngành lâm sàng được tiếp cận, theo học các khoá đào tạo của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Họ không chỉ giới thiệu các trắc nghiệm đang được ưa dùng trên thế giới mà còn dạy cả cách xử lý trắc nghiệm. Đó là một điều kiện tốt phát triển đội ngũ sử dụng trắc nghiệm và góp phần làm cho trắc nghiệm được ứng dụng nhiều hơn, mang lại hiệu quả tốt hơn trong lĩnh vực thăm khám tâm lý ở Việt nam. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng nắm rõ các kiến thức này vì các chuyên gia giảng dạy bằng tiến Pháp, khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ, hiểu sâu các vấn đề mà họ trình bày. Đó cũng là một hạn chế lớn đối với chúng ta. Một cơ hội khác cho trắc nghiệm nước ngoài có mặt ở Việt Nam là việc các bác sĩ, các nhà tâm lý học Việt Nam tham gia làm các đề tài, dự án hợp tác với nước ngoài trong các lĩnh vực có điều tra, phỏng vấn phải sử dụng trắc nghiệm. Đây cũng là nguồn giúp mở rộng việc sử dụng trắc nghiệm ở Việt Nam cho những nghiên cứu tiếp theo. Việc áp dụng các trắc nghiệm vào thăm khám tâm lý phải do nhà tâm lý lâm sàng, bác sĩ tâm thần, nhà tham vấn tâm lý thực hiện. Ở nước ngoài, nguyên tắc này được tuân thủ nghiêm ngặt. Chỉ có nhà thực hành tâm lý lâm sàng mới được mua các trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong thăm khám. Một giáo sư tam lý học nhưng không phải là người hoạt động trong linnhx vực lâm sàng thì cũng không được sử dụng trắc nghiệm. Thực tế ở Việt Nam lại hoàn toàn khác.Đã có không ít sinh viên theo học tâm lý đã sử dụng trắc nghiệm trong quá trình thực hành của mình khi còn chưa tốt nghiệp. Như thế là không đảm bảo tính quy chuẩn, độ tin cậy của trắc nghiệm. Để phản ánh thực trạng sử dụng trắc nghiệm ở các cơ sở thăm khám tâm lý chúng tôi có tiến hành phỏng vấn lâm sàng với các cán bộ đang làm việc tại các cơ sở thăm khám tâm lý ở Hà Nội. Những ý kiến của họ chủ yếu tập trung vào đánh giá thực trạng sử dụng trắc nghiệm và trình độ của đội ngũ sử dụng trắc nghiệm ở các cơ sở thăm khám tâm lý. Sau đây sẽ là những đánh giá của họ về thực trạng này. Hiện nay, tại các cơ sở thăm khám tâm lý, các trắc nghiệm được dùng phổ biến nhất, đó là: - 100% các cơ sở sử dụng các thang đo trầm cảm Beck, Hamington và thang lo âu Jung: Viện sức khoẻ tâm thần quốc gia, Viện quân y 103, Khoa tâm thần nhi bệnh viện Nhi trung ương. Những người sử dụng trắc nghiệm ở đây là những người được đào tạo chuyên ngành tâm lý, họ được đào tạo ở Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - 100% các cơ sở sử dụng trắc nghiệm trí tuệ Weschler: Viện sức khoẻ tâm thần quốc gia, Viện quân y 103, Khoa tâm thần bệnh viện Nhi trung ương. - 67% các cơ sở sử dụng trắc nghiệm Raven: Viện quân y 103, Khoa tâm thần nhi bệnh viện Nhi trung ương. - 33% các cơ sở sử dụng các trắc nghiệm khác là: + Thang đánh giá hành vi của trẻ từ 4 đến 18 tuổi: khoa tâm thần nhi bệnh viện Nhi trung ương ; + Thang đánh giá sự phát triển tâm vận động Denver I: khoa tâm thần nhi bệnh viện Nhi trung ương ; + Trắc nghiệm khảo sát nhân cách TAT, Rorschach: Viện quân y 103 ; + Trắc nghiệm khảo sát nhân cách MMPI: Viện sức khoẻ tâm thần quốc gia ; + Trắc nghiệm khảo sát tư duy Pictogram: Viện quân y 103. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các trắc nghiệm nước ngoài đang được sử dụng với mục đích thăm khám tâm lý. Các trắc nghiệm ấy có ở Việt Nam từ khi nào thì ít người nắm rõ, thậm chí những người đang sử dụng trắc nghiệm như một công cụ đắc lực cho công việc chẩn đoán, thăm khám của mình cũng không trả lời được chính xác câu hỏi này. Mỗi cơ sở có những mục đích sử dụng trắc nghiệm của mình. Nhưng giữa các cơ sở đó đều có một điểm chung là dùng các trắc nghiệm như một công cụ đánh giá mức độ thuyên giảm của bệnh sau một thời gian trị liệu. Còn có các mục đích riêng khác của mỗi nơi như: Khoa tâm thần bệnh viện Nhi trung ương dùng kết quả trắc nghiệm cho việc bổ sung, hỗ trợ cho thăm khám lâm sàng. Khoa tâm thần A6 viện quân y 103 dùng trắc nghiệm như những bài tập thực nghiệm để chẩn đoán và giám định bệnh toàn quân. Viện sức khoẻ tâm thần quốc gia dùng trắc nghiệm để trợ giúp đánh giá lâm sàng. Những cán bộ sử dụng trắc nghiệm đánh giá cao về hiệu quả của trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý. Tuy nhiên, 75% số cán bộ này cho rằng việc sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở hiện nay mang tính chất cục bộ. Giữa các cơ sở không có sự trao đổi về các trắc nghiệm nước ngoài được thích nghi và đưa vào sử dụng cũng như không có sự thống nhất về thời điểm thích nghi trắc nghiệm. “Thực tế, việc sử dụng trắc nghiệm của chúng ta còn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán và giữa các cơ sở không có sự liên thông trong việc cập nhật, trao đổi các trắc nghiệm. Bởi thế, việc thích nghi, thích ứng các trắc nghiệm còn mang tính chất cục bộ, rải rác trong khuôn khổ, phạm vi các cơ sở mà thôi” (PGS.TS. NSP). Những trắc nghiệm các cơ sở hiện có không nhiều. Việc sử dụng trắc nghiệm mang tính chất ồ ạt không mang lại hiệu quả trong thăm khám. TS. NKQ nhận xét rằng: “Hiện nay ở nước ta có mốt dùng trắc nghiệm. Cơ sở nào cũng lấy trắc nghiệm làm công cụ để đánh giá bệnh nhân. Trong khi đó, việc lựa chọn trắc nghiệm lại không dựa trên tình trạng bệnh lý và nhu cầu của bệnh nhân”. Vì chúng ta không có nhiều trắc nghiệm nên việc sử dụng trắc nghiệm mang tính chất là có cái gì dùng cái đó. Đôi khi không cần biết nó có mang lại hiệu quả hay không, có trắc nghiệm sử dụng là tốt rồi. Việc áp dụng trắc nghiệm một cách bừa bãi như vậy thì việc sử dụng trắc nghiệm sẽ không mang lại kết quả gì trong thăm khám tâm lý. Đôi khi chúng ta lại quá lạm dụng trắc nghiệm trong thăm khám. Đó là bởi những người sử dụng trắc nghiệm là những người quá sùng bái các trắc nghiệm và hiệu quả của nó. Trong khi đó việc thích nghi, chuẩn hoá các trắc nghiệm chúng ta lại không làm một cách khoa học. TS. NKQ còn cho biết thêm rằng: “Việc sử dụng trắc nghiệm hiện nay còn quá nhiều điều bất cập. Người sử dụng trắc nghiệm không quan tâm đến hiện trạng của bệnh nhân. Khi được yêu cầu sử dụng trắc nghiệm để có kết quả bổ sung trong thăm khám, họ chỉ lựa chọn những trắc nghiệm đơn giản, dễ làm và không tốn nhiều thời gian để họ hướng dẫn cũng như thời gian để bệnh nhân hoàn thành trắc nghiệm”. Rõ ràng là bản thân người sử dụng trắc nghiệm không có trách nhiệm cao đối với bệnh nhân và công việc của mình. Trắc nghiệm được sử dụng như vậy sẽ không mang lại kết quả gì, thậm chỉ sẽ có ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán và quá trình trị liệu của bệnh nhân. Các trắc nghiệm được sử dụng hiện nay phần lớn không nhằm đúng mục đích là nghiên cứu tâm lý. Có khi trắc nghiệm được tiến hành trên số lượng lớn bệnh nhân. Trong khi đó, những trắc nghiệm mà chúng ta có chủ yếu là các trắc nghiệm cá nhân, ngoài việc hướng dẫn bệnh nhân làm trắc nghiệm thì việc quan sát các biểu hiện hành vi, cảm xúc của bệnh nhân là một trong những yếu tố không thể thiếu để đưa ra những nhận định chính xác về tình trạng của bệnh nhân. “Cách làm này đúng là “điếc không sợ súng” của một số người sử dụng trắc nghiệm tâm lý hiện nay” (TS. NKQ). Các trắc nghiệm được sử dụng còn mang tính chất áp đặt, chỉ phân tích được số liệu định lượng giống như điều tra xã hội mà thôi. Trong khi đó, nghiên cứu tâm lý thì việc làm trên cá nhân là quan trọng. Thực tế là việc sử dụng trắc nghiệm của chúng ta mới đang ở giai đoạn sơ khai ban đầu. 2.2.1. Đánh giá về mức độ phù hợp của những trắc nghiệm nước ngoài đang được sử dụng tại các cơ sở thăm khám Tuy còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng trắc nghiệm nhưng 100% ý kiến đồng ý rằng các trắc nghiệm đang được sử dụng tại cơ sở mình, qua thích nghi là phù hợp với người Việt Nam và mang lại những kết quả trong việc đánh giá kết quả trị liệu cũng như bổ sung kết quả thăm khám lâm sàng. Họ đều nhận thấy trong những trắc nghiệm mà cơ sở sử dụng có những ưu điểm cần được phát huy và những nhược điểm cần hạn chế. Trắc nghiệm được sử dụng như một công cụ khách quan bên cạnh những đánh giá chủ quan của thăm khám lâm sàng. Dùng trắc nghiệm để lượng giá, để kiểm nghiệm và bổ sung về mặt chẩn đoán. Bên cạnh đó, trắc nghiệm còn có tác dụng đánh giá kết quả trị liệu, mức độ thuyên giảm của bệnh từ khi sử dụng các liệu pháp trị liệu. Một trắc nghiệm được coi là có tính ứng dụng cao nhưng cũng không tránh khỏi có những nhược điểm bởi đó là những trắc nghiệm nước ngoài được thích nghi ở Việt Nam. Quá trình thích nghi lại không đảm bảo tính khoa học nên những bất cập, hạn chế trong một trắc nghiệm là điều không tránh khỏi. Sự khác nhau về lối sống, văn hoá giữa người phương Tây và người phương Đông chính là điểm mấu chốt cần tháo gỡ trong việc thích nghi các trắc nghiệm vào Việt Nam. Có những câu hỏi trong trắc nghiệm đòi hỏi sự bộc bạch bản thân, nhưng với bản tính kín đáo, không cởi mở không cho phép người Việt Nam trả lời những câu hỏi mang tính chất riêng tư về cuộc sống mình. Do vậy trắc nghiệm không thể khai thác hết các khía cạnh tâm lý của đối tượng. Hơn nữa, chúng ta không có những trắc nghiệm dành cho người Việt Nam, phải vay mượn những trắc nghiệm của nước ngoài vào thăm khám nên việc thích nghi cho phù hợp với người Việt Nam là điều cần thiết. Bởi vậy những trắc nghiệm đó đều được đánh giá là phù hợp với đối tượng bệnh nhân của chúng ta. Quá trình thích nghi các trắc nghiệm một cách đồng bộ, thống nhất giữa các cơ sở sẽ tạo điều kiện cho trắc nghiệm phát huy những ưu điểm của mình trong thăm khám tâm lý. Việc cập nhật những trắc nghiệm mới và thích nghi chúng kịp thời sẽ tạo điều kiện cho trắc nghiệm có tính ứng dụng cao hơn. Thực tế có nơi trước đây có sử dụng trắc nghiệm, nhưng đến nay họ không sử dụng nữa, ở Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em N – T (giai đoạn 1997 - 2001) là một ví dụ. Họ không sử dụng trắc nghiệm nữa bởi những cán bộ ở đây nhận thấy những điều không phù hợp giữa các trắc nghiệm của nước ngoài đối với đối tượng bệnh nhân là người Việt Nam. Anh ĐC cho biết lý do của việc ngừng sử dụng trắc nghiệm tại cơ sở như sau: “Những trắc nghiệm mà chúng ta đang sử dụng đều là những trắc nghiệm nước ngoài, không phù hợp với văn hoá và tư duy của người Việt Nam, chúng tôi nhận thấy đó là điều không phù hợp của các trắc nghiệm. Chúng tôi có sử dụng nhưng không thấy hiệu quả nên hiện tại không dùng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý nữa”. Mỗi nơi thích nghi một khác nên việc nhận thấy trắc nghiệm có phù hợp với đối tượng bệnh nhân hay không phụ thuộc vào những cán bộ sử dụng trắc nghiệm của từng cơ sở. 2.2.2. Vấn đề chuẩn hoá, thích nghi các trắc nghiệm nước ngoài Trong khi chúng ta chưa thể xây dựng cho mình một trắc nghiệm mang “thương hiệu Việt Nam”, dù chỉ ở mức chuẩn hoá các trắc nghiệm nước ngoài. Quá trình thăm khám tâm lý phải sử dụng hầu hết là các trắc nghiệm nước ngoài đã và đang được thích nghi, tuy nhiên các cơ sở lại không cùng hợp tác trong quá trình thích ứng các trắc nghiệm. Các trắc nghiệm nước ngoài được sử dụng do nhiều nguồn khác nhau, như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, do vậy không ai trả lời chính xác được các trắc nghiệm đó bắt đầu được sử dụng ở đâu và từ khi nào. Đó quả thực là một nghịch lý, khi mà người sử dụng không nắm rõ được những thông tin về nguồn gốc của trắc nghiệm mà mình đang sử dụng. Cũng vì tính chất nhỏ lẻ, manh nha của việc sử dụng trắc nghiệm nên chúng ta khó có thể nói đến việc chuẩn hoá một trắc nghiệm nước ngoài trên diện rộng, chúng ta mới chỉ thích nghi được những trắc nghiệm ấy mà thôi. Nhưng việc làm này cũng còn chưa đầy đủ. Chúng ta thích nghi chỉ ở mức câu chữ trong trắc nghiệm, mới chỉ chuyển từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà chưa thể làm cho trắc nghiệm ấy mang những nét Việt Nam. Trắc nghiệm TAT mà chúng ta đang sử dụng là một ví dụ. Các cơ sở vẫn sử dụng bộ tranh với hình vẽ là người nước ngoài và bệnh nhân phóng chiếu cảm xúc, nhân cách của mình qua đó. Như thế là việc làm trắc nghiệm không đảm bảo tính quy chuẩn của một trắc nghiệm. Khi nói đến vấn đề chuẩn hóa một trắc nghiệm thì 75% số người được hỏi trả lời rằng việc làm này là quá khó trong điều kiện nước ta hiện nay. Chúng ta không có điều kiện về kinh tế cũng như nguồn nhân lực để làm việc này. “Nhà nước không có kinh phí đầu tư, không có một bộ phận nào chịu trách nhiệm thích nghi, chuẩn hoá trắc nghiệm một cách đồng bộ trên diện rộng” (TS. NKQ). Một trắc nghiệm được thế giới sử d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (3).doc