Khóa luận Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty du lịch Hà nội (Công ty mẹ) Tổng Công ty Du lịch Hà nội

 

MỤC LỤC

 

LỜI CÁM ƠN

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ của đề tài

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

4. Những đề xuất của khóa luận

5. Kết cấu của khóa luận

CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH

1.1. Khái quát chung về du lịch

1.1.1. Định nghĩa về du lịch

1.1.2. Các khái niệm về khách du lịch

1.1.3. Nhu cầu du lịch

1.1.4. Sản phẩm du lịch

1.2. Thị trường du lịch

1.2.1. Khái niệm thị trường du lịch

1.2.2. Chức năng của thị trường du lịch

1.2.3. Đặc điểm của thị trường du lịch

1.2.4. Các tiêu chí phân loại thị trường du lịch

1.2.5. Quan hệ cung cầu trên thị trường du lịch

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác du lịch quốc tế

1.3.1. Nhóm nhân tố chung

1.3.2. Nhóm nhân tố đặc trưng

1.4. Lợi ích và tác hại du lịch (Benefits and costs of tuorism)

1.5. Kết luận chương I

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty du lịch Hà nội (Công ty mẹ) Tổng Công ty Du lịch Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm. Hoạt động của công ty thu được kết quả cao cung nhờ vào sự thành công của một số lĩnh vực kinh doanh khác như: kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn đây là những dịch vụ then chốt đem lại doanh thu cao của công ty. Và ngoài ra do công ty đã xác định đúng chiến lược đẩy mạnh kinh doanh lữ hành nhằm khai thác thế mạnh và củng cố uy tín của công ty, đưa khách về các khách sạn trực thuộc công ty phối hợp trong việc phụ vụ khách du lịch giữa trung tâm du lịch lữ hành, các khách sạn, nhà hàng, đội xe...nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hạ giá thành và tối đa hoá lợi nhuận trong công ty. Đồng thời, công ty sắp xếp thay đổi lại cơ chế hoạt động, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, từng bước loại trừ các khâu kinh doanh lỗ và kém hiệu quả. Cong ty ngày càng mở rộng chiến lược quảng bá mở rộng khai thác thị trường trong và ngoài nước, công ty đã đạt được những thành công ban đầu. Ngoài ra công ty còn đảy mạnh tổng hợp trung như hướng dẫn từng đơn vị trực thuộc xây dựng bộ phạn quảng cáo, tiếp thị chủ động, linh hoạt hơn trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, tạo uy tín trong việc thu hút khách. Tuy nhiên năm 2002 cũng là năm có nhiều những biến động lớn trong cơ chế thị trường trong và ngoài nước, nhưng công ty đã có những biện pháp và chiến lược kịp thời để khắc phục tình trạng chung trên toàn thế giới nói chung và trong nứơc nói riêng để vượt chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh. Để đạt được những doanh thu chỉ tiêu hiện nay là nhờ vào sự cố gắng của toàn bộ ban giám đốc đã đẩy mạnh xúc tiến chiến lược của năm, để khắc phục những tình trạng của năm. Ban Giám Đốc công ty Du Lịch Hà Nội đã tìm ra hướng đi cần thiết cho doanh nghiệp, đầu tư cho việc kinh doanh lữ hành, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có của công ty, cho thuê địa điểm và chuyển hướng kinh doanh ăn uống không hiệu quả. -Năm 2002: Được đánh giá là một năm đạt được nhiều thành công mới của công ty. Tổng doanh thu năm là 87 tỷ, tăng 20% so với kế hoạch năm. So với năm 2001 mức tăng tuyệt đối là 11.6 tỷ. Do số lượng khách quốc tế tăng cao là nhân tố kích thích công suất sử dụng cũng tăng lên, đạt 75% trong cả năm. Những kết quả thu được đã khẳng định những nỗ lực, cố gắng của toàn công ty nhằm thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm đề ra. Công ty tiếp tục tiến hành một số hoạt động đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật như: đầu tư xây dựng lại khách sạn Hoàn Kiếm thành khách sạn 4 sao, cung cấp thêm trang thiết bị cho hệ thống phòng khách ở khách sạn Dân Chủ. -Năm 2003: Là năm thứ 3 ngành Du Lịch thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX “Phát triển Du Lịch thực sự thành một nghành kinh tế mũi nhọn" [5], Chính Phủ tiếp tục có những chính sách khuyến khích ngành Du Lịch phát triển. Năm 2003 là năm diễn ra sự kiện lớn của năm đó là SEAGAMES 22 tạo cơ hội và những điều kiện hiếm có cho ngành Du Lịch phát triển. Thông qua SEAGAMES 22 tạo cơ hội cho ngành Du Lịch Việt Nam quảng bá về đất nước con người Việt đã đạt được những thành quả vượt mức đề ra. Đóng góp cho thành quả đó không thể không kể đến những đóng góp của công ty Du Lịch Hà Nội. Bên cạnh những thuận lợi của năm 2003 cũng có những biến động khó khăn như: tình hình thế giới có những biến động phức tạp, lại chịu tác động của chiến tranh Irắc, đặc biệt là ngành Du Lịch chịu ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp SARS xuất hiện tại một số nước và lây vào Việt Nam đã ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến hoạt động Du Lịch, trong đó có công ty du lịch Hà Nội. Đứng trước khó khăn và thách thức, đặc biệt là sự cố bất ngờ (SARS) tập thể cán bộ công nhân viên công ty Du Lịch Hà Nội đã đoàn kết, tập trung chí tuệ, nhanh chóng chuyển từ thế bị động sang thế chủ động khắc phục hậu quả, chuyển hướng kinh doanh, đảm bảo việc làm và đã phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao. Để khắc phục được những hậu qủa trên toàn thể Ban Giám Đốc và cán bộ công nhân viên đã đoàn kết hợp lực phấn đấu hoàn thành được kế hoạch chỉ tiêu đạt là 87 tỷ 500 triệu đồng, đạt 103% kế hoạch năm. -Năm 2004: So với năm 2003 có nhiều diễn biến phức tạp thì bước sang năm 2004 ngành Du Lịch Việt Nam nói chung và ngành Du Lịch Hà Nội nói riêng có những điều kiện thuận lợi khả quan hơn. Năm 2004 là năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005 và là năm kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ Đô, liên hoan du lịch Huế, đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao A- Âu lần thứ V (ASEM 5). Năm 2004 cũng là năm công ty Du Lịch Hà Nội thành lập Tổng công ty và là một trong 4 tổng công ty được Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội thành lập trong 6 tháng cuối năm 2004 với mục tiêu xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực. Bên cạnh những thuận lợi đó công ty Du Lịch Hà Nội cũng gặp phải những khó khăn chung của cả nước là do dịch bệnh (SARS) năm 2003 ảnh hưởng đến những tháng đầu năm 2004. Giá cả nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng và dịch cúm gia cầm tăng trên địa bàn hoạt động du lịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh khách sạn- du lịch và triển khai các dự án đầu tư của công ty. Đứng trước những khó khăn thách thức đó, Ban lãnh đạo công ty không ngừng đưa ra những chiến lược chính sách để biến những khó khăn thành thuận lợi và công ty Du Lịch Hà Nội thường xuyên nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Tổng Cục Du Lịch, Uỷ Ban Nhân Dân thành phố, Sở Du Lịch, Uỷ Ban Khối Du Lịch Hà Nội và các ban ngành. Ngoài sự quan tâm đó còn phải kể đến sự đoàn kết phấn đấu của ban lãnh đạo, và cán bộ công nhân viên của công ty đã khắc phục những khó khăn và đạt được chỉ tiêu vượt mức so với năm. Có thể nói năm 2004 là năm công ty Du lịch Hà Nội có những hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, tổng doanh thu và doanh thu các nghiệp vụ kinh doanh hoàn thành vượt cao so với kế hoạch được giao và tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2003. Tổng doanh thu năm 2004 đạt được 133 tỷ 700 triệu đồng, đạt 14/7% kế hoạch năm tăng 39% so với cùng kỳ năm 2003. Nộp ngân sách thực hiện 7 tỷ 200 triệu đồng, đạt 138% kế hoạch năm. Để đánh giá đầy đủ và toàn diện, ta đi sâu vào phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu ngân sách và kết quả kinh doanh của công ty Du lịch Hà Nội qua từng loại hình dịch vụ. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Du lịch Hà Nội năm 2002 Năm 2002, Đảng và nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhằm đưa Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Trong năm 2002 ngành ngành du lịch có những thuận lợi. Việt Nam được công nhận là nước an toàn, an ninh tốt trong khu vực là điều kiện thu hút khách du lịch quốc tế ngày càng tăng. Mặc dù có những điều kiện, có cơ hội thuận lợi, nhưng đồng thời cũng là năm thách thức đối với các doanh nghiệp du lịch, khách sạn trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có công ty Du lich Hà Nội. Công ty Du lịch Hà Nội là doanh nghiệp chuyên kinh doanh khách sạn, lữ hành và các dich vụ khác. Trong thực tế công ty luôn cố gắng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, và từng bước sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh kinh doanh lữ hành, tìm mọi biện pháp tận dụng tiềm năng hiện có về cơ sở vạt chất kĩ thuật. Sau khi trải qua một thời gian khó khăn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, công ty đã cố gắng quyết tâm nỗ lực cao nhất, để đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh cho bản thân doanh nghiệp. Những nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên và sự giúp đỡ quan tâm của cấp trên đã tạo ra sự xoay chuyển tình hình trong toàn doanh nghiệp. Nhờ vậy những năm gần đây, công ty luôn hoàn thành tốt những chỉ tiêu về doanh thu và nộp ngân sách nhà nước A. Kết quả kinh doanh : Bảng 2 : Kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty Du lich Hà Nội năm 2002 Chỉ tiêu Doanh thu (Tỷ đồng) Tỷ trọng trong tổng doanh thu ( %) So với kế hoạch năm (%) Kinh doanh lữ hành 47, 685 55 119 Kinh doanh phòng ngủ - cho thuê văn phòng 20, 765 24 119 Kinh doanh dịch vụ ăn uống 6, 819 8 129 Kinh doanh hàng hoá 1, 670 2 144 Kinh doanh vận chuyển 1, 993 2 83 Dịch vụ Sauna-Massage 3, 520 4 130 Kinh doanh dịch vụ xây láp 1, 948 2 122 Tổng doanh thu : đạt 87 tỷ đồng, vượt 21% so với kế hoạch năm Nộp ngân sách : đạt 5 tỷ 200 triệu đồng, vượt 14% so với kế hoạch năm Về khách : - Khách lưu trú : Tổng số 35.190 lượt khách tăng 17% so với năm 2001, với 79.479 lượt khách tăng 19% so với năm 2001. Trong đó khách quốc tế : 27.704 lượt khách, tăng 19% so với năm 2001 với 64.275 ngày khách, tăng 20% so với năm 2001. - Khách lữ hành : Tổng số 18.200 khách, với 88.600 ngày khách trong đó : + Khách Inbound : 13000 khách vượt 160% so với kế hoạch năm, với 61000 ngày khách, vượt 408% so với kế hoạch năm. + Khách Outbound : 2700 khách, vượt 8% so với kế hoạch năm, với 18.500 ngày khách, vượt 23% so với kế hoạch năm. + Khách nội địa : 2500 khách, đạt 71% kế hoạch năm, với 9100 ngày khách, vượt 14% so với kế hoạch năm. Phân tích các hoạt động kinh doanh chính . a/ Kinh doanh lữ hành : Doanh thu chịu thúê đạt 47, 685 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55% trong tổng doanh thu, đạt 119% kế hoạch năm, tăng 19% so với năm 2001. Như vậy nhìn vào bảng kết qủa hoạt động kinh doanh năm 2002 ta thấy hoạt động kinh doanh lữ hành luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu. Để đạt được những thành quả đó ngay từ đầu năm, công ty đã xác định nhiệm vụ tập trung phát triển kinh doanh lữ hành về một đầu mối, chỉ đạo mức giá và xây dựng tour du lịch thống nhất, ưu tiên đưa khách về cho các đơn vị trong công ty , công ty tiếp thị quảng cáo, khảo sát các tuyến điểm du lịch , tổ chức tour đảm bảo chất lượng, đặc biệt nắm được thời cơ các nước Asean để khai thác các du khách trong nước đi du lịch nước ngoài đạt hiệu quả cao. Để đạt được hiệu quả kinh doanh lữ hành với thành quả như trên công ty du lịch Hà Nội không ngừng tập trung khai thác và phát triển các hình thức thu hút khách. Công ty đã thực hiện thu hút khách hiệu quả trong những năm gần đây, nhờ chủ động tiến hành các chiến lược kinh doanh phù hợp theo sự phát triển của thị trường. Công ty du lịch luôn mở rộng thị trường kinh doanh nhằm khai thác tối đa hoá nguồn khách. Công ty thực hiện giới thiệu và bán các tour du lịch , xúc tiến quảng bá giới thiệu sản phẩm vf hình ảnh của công ty. Nhờ vào sự đoàn kết của toàn thể chi nhánh của công ty đã thu được những kết quả khả quan về hoạt động kinh doanh lĩnh vực lữ hành. Như vậy năm 2002 tỷ trọng trong tổng doanh thu là 55% đạt 119% so với kế hoạch năm. b/ kinh doanh khách sạn- nhà hàng *Kinh doanh phòng ngủ: Doanh thu đạt 20 tỷ 765 triệu đồng, đạt 119% kế hoạch năm tăng 11% so với năm 2001. Với con số trên ta có thể đánh giá rằng kinh doanh phòng ngủ ngày càng tăng trưởng có thể nói đây cũng là một loại hình kinh doanh tiềm năng góp phần tăng doanh thu của công ty. Công suất sử dụng phòng khách sạn bình quân đạt 75%. Với công suất như trên tạo nên một nguồn doanh thu lớn cho công ty để đạt được công suất sử dụng phòng như trên là do năm 2002 làm tốt công tác tiếp thị và nâng cao chất lượng phục vụ, nên năm 2002 lượng khách lưu trú tăng, côgn suất sử dụng phòng, doanh thu đạt cao và có hiệu quả. *Kinh doanh ăn uống : Doanh thu đạt được 6 tỷ 819 triệu đồng đạt 129% kế hoạch năm tăng 12% so với năm 2001 và chiếm tỷ trọng 8% trong tổng doanh thu. Hà Nội nổi tiếng với nhiều món ăn truyền thống, có thể phục vụ nhu cầu ẩm thực củ du khách với nhiều loại nhà hàng, với các món ăn trong và ngoài nước phù hợp với từng du khách được sắp xếp, thiết kế bài bản. Trong những năm gần đây dể cạnh tranh với thị trường và để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của du khách. Các khách sạn trực thuộc công ty đã có những biện pháp để đẩy mạnh kinh doanh , như tiếp thị, nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hoá sản phẩm, phục vụ các món ăn tự chọn, tổ chức tiệc lưu động. Với chiến lược chuyển hướng kinh doanh như trên, các khách sạn trực thuộc công ty đã đạt được những hiệu quả tốt về doanh thu. c/ Kinh doanh cho thuê văn phòng Tăng 11% so với năm 2001, các đơn vị trong công ty đã tích cực tìm kiếm đối tác và mở rộng thêm diện tích cho thuê văn phòng. Nhưng đặc biệt trong cơ chế thị trường luôn biến động về giá cả thuê văn phòng nhưng công ty luôn có những chiến lược biện pháp nên vẫn giữ vững được gía thành và lượng công suất sử dụng phòng ngày càng tăng do nhu cầu hiện nay. d/ Kinh doanh hành hoá: Doanh thu đạt 1 tỷ 670 triệu đồng tăng 25% so với năm 2001 chiếm tỷ trọng 2% trong tổng doanh thu. Các đơn vị đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh kinh doanh hành hoá. Đặc biệt trong 6 tháng cuối năm 2002, trung tâm thương mại và dịch vụ du lịch đã bước đầu triển khai công tác xuất nhập khẩu hàng hoá đạt doanh thu cao. Tuy nhiên do cơ chế thị trường hiện nay cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, mặt khác hàng hoá kinh doanh của công ty chưa phong phú. Nên nghiệp vụ này hiệu quả chưa cao. Để khắc phục tình trạng kinh doanh dịch vụ hàng hoá trên công ty triển khai chiến lược thay đổi cơ cấu kinh doanh mới tăng chủng loại hàng hoá, đa dạng phong phú, đảm bảo về chất lượng để thu hút nguồn khách. e/ Kinh doanh vận chuyển : Doanh thu 1 tỷ 993 triệu đồng tăng 4% so với năm 2001 chiếm tỷ trọng 2% trong tổng doanh thu đạt 83% so với kế hoạch năm. Kinh doanh vận chuyển ngày càng khó khăn, giá thuê xe giảm trong khi các phí cầu, phà, bến đỗ… đang xu thế tăng. Đoàn xe trực thuộc công ty đã có nhiều cố gắng giao khoán cho lái xe để thúc đẩy tinh thần đội ngũ thi đua phấn đấu đạt chỉ tiêu kết quả mà công ty giao khoán, đã góp phần động lực cho đội ngũ lái xe phấn đấu. Tuy nhiên, công tác quản lý và tiếp thị còn hạn chế, nên kinh doanh vận chuyển trong năm chưa hiệu quả. Doanh thu đạt tỷ trọng vẫn còn thấp f/ Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí: Doanh thu đạt 3 tỷ 520 triệu đồng, đạt 130% kế hoạch năm, tăng 57% so với năm 2001 và chiếm tỷ trọng 4% trong tổng doanh thu. Trong đó được kể đến là dịch vụ Sauna- Massage xu hướng phát triển loại hình dịch vụ này trong tương lai ngày càng phát triển mạnh, trong xu thế chung các khách sạn Hoà Bình, Dân Chủ đã tận dụng hết diện tích để tăng phòng Massge, hoàn thành việc cải tạo sửa chữa, đưa vào hoạt động một số phòng Sauna- Massage mới, luôn giữ được uy tín và chất lượng phục vụ. g/ Kinh doanh dịch vụ xây lắp: Doanh thu đạt 1 tỷ 948 triệu đồng bằng 122% so với kế hoạch năm tăng 93%. Ngày nay, xu hướng dịch vụ kinh doanh loại hình này ngày càng phát triển chiếm tỷ trọng không nhỏ trong hoạt động chung của toàn công ty . Các đơn vị liên doanh. *Khách sạn Bông Sen: là một trong những khách sạn trực thuộc của công ty hàng năm đóng góp một lượng doanh thu khá lớn cho công ty . *Cửa hàng 30A Lý Thường Kiệt *Liên doanh khách sạn Osfitel: năm 2002 khách sạn đã tăng doanh thu chiếm một tỷ trọng lớn trong công ty thu hút được lượng khách sử dụng phòng, do công ty có uy tín về chất lượng phục vụ. *Liên doanh Đoàn Kết- Hồ Ray. *Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại quốc tế và dịch vụ siêu thị Bourbon- Thăng Long. Như vậy qua bảng số liệu trên, và qua cách phân tích của từng loại hình kinh doanh, năm 2002 là năm có thể nói thu được lợi nhuận kinh doanh góp phần vào doanh thu của công ty. Đặc biệt trong kinh doanh lữ hành thu hút được lượng khách lớn trong và ngoài nước do công ty có uy tín cả về chất lượng và quá trình phục vụ. 2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội năm 2003: Năm 2003 là năm được Đảng và nhà nước ta quan tâm đến hoạt động du lịch đồng thời cũng là năm thứ 3 ngành du lịch thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX với phương châm “ phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Chính phủ tiếp tục có những chính sách nhằm khuyến khích ngành du lịch phát triển. Gắn liền với quá trình đó UBND tp Hà Nội và các tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động, các liên hoan du lịch nhằm thu hút du khách và cả nước đã tổ chức thành công Seagames 22, uy tín của Việt Nam được nâng cao trong khu vực quốc tế. Đồng thời, công ty du lịch Hà Nội thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Tổng cục du lịch và các ban ngành trực thuộc. Mặt khác bước vào nặm 2003 tình hình trên thế giới có nhiều biến động phức tạp chiến tranh Irác xảy ra tiếp đó là dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp ( SARS). Đứng trước tình hình khó khăn chung công ty du lịch Hà Nội luôn cố gắng đoàn kết thay đổi các hoạt động kinh doanh, để phát huy những kết qủa đã đạt được trong năm 2002, Đảng uỷ, Ban giám đốc công ty đã tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch kinh doanh. Năm 2003, động viên toàn thể cán bộ công nhân viên khắc phục khó khăn, hưởng ứng thi đua, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… phấn đấu thực hiện kế hoạch kinh doanh, đảm bảo đời sống và việc làm cho người lao động. Kết qủa cụ thể sau: A/ Kết quả kinh doanh toàn công ty : Bảng 3: kết quả hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội năm 2003 Chỉ tiêu Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng trong Tổng doanh thu (%) So với kế hoạch năm (%) kinh doanh lữ hành 43.500 47 102 kinh doanh phòng ngủ- cho thuê văn phòng 21 23 102 kinh doanh dịch vụ ăn uống 10 11 154 kinh doanh hàng hoá 2.200 2 88 kinh doanh vận chuyển 1.950 2 98 kinh doanh dịch vụ Sauna-Massage 4.300 5 134 kinh doanh dịch vụ xây lắp 4.200 5 105 Xuất khẩu lao động và tư vấn du học 3.100 3 141 Tổng doanh thu : đạt 87 tỷ 500 triệu đồng, đạt 103% kế hoạch năm Nộp ngân sách : đạt 5 tỷ 800 triệu đồng, đạt 105% kế hoạch năm Về khách : Khách lưu trú : Công ty đã phục vụ 27.470 lượt khách, bằng 78%so với năm 2002, với 65.101 ngày khách, bằng 82% so với năm 2002. Trong đó khách quốc tế 21.880 lượt khách, bằng 79% so với năm 2002, với 52.189 ngày khách, bằng 81% so với năm 2002. Khách lữ hành : Công ty đã đón và phục vụ 19.768 khách, với 82.944 ngày khách. Trong đó : + Khách Inbound : 10.642 khách với 19.884 ngày khách, bằng 81% so với năm 2002. + Khách Outbound : 3.515 khách, với 19.884 ngày khách, tăng 27% so với năm 2002. + Khách nội địa : 5.611 khách với 23.201 ngày khách, tăng 27% so với năm 2002. B/ Phân tích các nghiệp vụ kinh doanh chính . a/ kinh doanh lữ hành : Doanh thu đạt 43 tỷ 500 triệu đồng, đạt 102% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 47% trong tổng doanh thu. Ngay từ đầu năm công ty đã chỉ đạo triển khai những biện pháp cụ thể thực hiện chủ trương tập trung củng cố và phát triển kinh doanh lữ hành, bao gồm cả Inbound và Outbound và nội địa. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo thu hút khách hàng bằng nhiều hình thức và nhiều kênh khác nhau : quảng cáo trên đài, báo, vô tuyến truyền hình, phát tờ rơi, qua các Đại Sứ Quán, các cơ quan đại diện thương mại của nước ta tại nước ngoài, tham gia các hội chợ, liên quan du lịch trong và ngoài nước để quảng cáo về công ty, chào bán các sản phẩm, mở rộng thị trường khách một cách linh hoạt. Tuy nhiên năm 2003 là năm do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) lượng khách du lịch giảm đáng kể, công suất sử dụng buồng giảm đáng kể đặcbiệt là vào tháng 5/2003 chỉ đạt 29%. Đại dịch đã gây bao khó khăn cho kinh doanh của công ty. Đứng trước tình thế khó khăn đó Đảng uỷ và Ban Giám Đốc công ty đã triển khai nhiều kế hoạch cụ thể để lấy lại tinh thần cho toàn ngành nói riêng và của cả nước nói chung. Nhờ vào Đảng uỷ và Ban Giám Đốc công ty đã làm tốt tư tưởng, chỉ đạo các đơn vị phát huy tính năng động sáng tạo của cán bộ công nhân chuyển hướng, mở thêm các dịch vụ kinh doanh và tập trung vào thị trường khách nội địa như tổ chưc chương trình du lịch “Đất nước muôn màu”( báo cáo tổng kết 2003) và các bữa ăn tự chọn công sở và gia đình những bữa tiệc lưu động… Tranh thủ khoảng thời gian khách trở lại chưa nhiều, công ty đã nâng cấp cơ sở vật chất hiện có, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên. Khi Việt Nam đã khống chế được dịch SARS và ngành du lịch có dấu hiệu phục hồi, công ty đã tham gia các hội chợ , liên hoan du lịch và tổ chức các đoàn Famour đi khảo sát thực tế để giải toả tâm lý lo sợ về SARS, để thu hút khách du lịch quốc tế. Mặc dù năm 2003 do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch , nhưng với sự phấn đấu nỗ lực của toàn công ty đã khắc phục được phần nào để đạt được chỉ tiêu kế hoạch năm đề ra. Với lượng khách quốc tế bị giảm sút công ty du lịch đã tập trung khai thác nguồn khách nội địa thu được kết quả khả quan, làm được điều đó là do trung tâm du lịch đã chuyển hướng kịp thời, tập trung vào thị trường khách nội địa, do vậy khách du lịch nội địa tăng rất nhiều so với cùng kỳ. Doanh thu lữ hành vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của công ty . b/ Kinh doanh phòng ngủ- cho thuê văn phòng: Doanh thu đạt 21 tỷ đồng, đat 102% kế hoạch năm, bằng 96%so với năm 2002 và chiếm tỷ trọng 23% trong tổng doanh thu. Mặc dù Việt Nam đã khống chế được dịch SARS và ngành du lịch có dấu hiệu phục hồi, lượng khách lưu trú và công suất sử dụng phòng có tăng so với cùng kỳ năm, nếu chỉ tính riêng doanh thu phòng ngủ thỉ không đạt kế hoạch đề ra. Khắc phục tình trạng trên ban giám đốc công ty đã triển khai công tác tiếp thị quảng cáo tại các khách sạn trực thuộc của công ty : khách sạn Hoà Bình, Bông Sen, Trung tâm du lịch, trung tâm thương mại và dịch vụ du lịch đã được củng cố và tăng cường, dịch vụ cho thuê văn phòng luôn giữ được khách, cho thuê được hết diện tích nên thu được kết quả đã nêu trên. Do làm tốt công tác tiếp thị quảng cáo, thu hút khách, do vậy công suất sử dụng phòng quý IV/2003 đạt trên 90%, công suất sử dụng phòng khách sạn bình quân cả năm đạt 66% và đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao. c/ Kinh doanh dịch vụ ăn uống: Doanh thu đạt 10 tỷ đồng, đạt 154% kế hoạch năm, tăng 26% so với năm 2002 và chiếm tỷ trọng 11% trong tổng doanh thu. Do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn đạt kết qủa kinh doanh hiệu quả, vượt mức chỉ tiêu năm đề ra. Do công ty đã chuyển hưỡng chiến lược kinh doanh lấy mục tiêu hàng đầu là chất lượng và uy tín hàng đầu, phục vụ khách hiệu quả, đa dạng về chủng loại, phong phú về sản phẩm. Cùng hoà mình trong xu thế về dịch bệnh SARS các khách sạn trực thuộc công ty đã có những biện pháp hỗ trợ cùng ban giám đốc công ty để đẩy mạnh kinh doanh ăn uống như: phục vụ các món ăn tự chọn, tổ chức tiệc lưu động, đám cưới, đặc biệt là đã phục vụ tốt Seagames 22. Do vậy doanh thu vượt hơn nhiều so với kế hoạch được giao. d/ Kinh doanh vẩn chuyển: Doanh thu đat 1 tỷ 950 triệu đồng, đạt 98% kế hoạch năm, bằng 98% so với năm 2002 và chiếm tỷ trọng2%trong tổng doanh thu. Tình hình kinh doanh vận chuyển vẫn gặp nhiều khó khăn, thu hồi công nợ vẫn chưa hoàn thành, kinh doanh vận chuyển hiện gặp khó khăn, cần tìm các biện pháp tích cực hơn nữa để tiếp thị, quản lý và tăng công suất sử dụng xe. Do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS cho nên lượng khách thấp doanh thu chưa cao, chỉ tập trung vào thị trường nội địa. Để khắc phục tình trạng trên, đoàn xe du lịch trực thuộc công ty đã có những biện pháp tích cực trong giao khoán cho lái xe, thu hồi công nợ và đổi mới công tác quản lý. Đồng thời, công ty cũng đổi mới phương tiện cho đoàn xe, do vậy kinh doanh vận chuyển có tiến bộ. e/ Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí: Chủ yếu là các dịch vụ và Massage doanh thu đạt 4 tỷ 300 triệu đồng, đạt 134%kế hoạch năm, tăng 22% so với năm 2002 và chiếm tỷ trọng 5% trong tổng doanh thu. Để đạt được những hiệu quả trên công ty đã tập trung chỉ đạo mở rộng các dịch vụ vui chơi giải trí để tăng doanh thu. Đây là nghiệp vụ kinh doanh có hiệu quả, nhưng từ khi tăng giá điện các đơn vị đã chuyển sang sử dụng nồi hơi trong kinh doanh Massage để tăng hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của khách. Có thể nói rằng kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí là loại hình kinh doanh luôn giữ được mức doanh thu cao theo hàng năm do nhu cầu của khách ngày càng cao.Để tận dụng nhu cầu đó các khách sạn Hoà Bình, Dân Chủ đã tận dụng hết diện tích thêm phòng Massage, hoàn thành việc cải tạo sửa chữa, đưa vào hoạt động một số phòng Sauna_Massage mới, luôn giữ được uy tín và chất lượng phục vụ khách. f/Kinh doanh hang hoá: Doanh thu đạt 2 tỷ 200 triệu đồng, đạt 88% kế hoạch năm, bằng 81% so với năm 2002 và chiếm tỷ trọng 2% trong tổng doanh thu. Hiện nay kinh doanh hàng hoá ngày càng gặp khó khăn, do nhiều tác động bên ngoài, như thị trừơng kinh doanh về lĩnh vực này ngày càng nhiều, thuế VAT tăng. Trong khi đó nghiệp vụ kinh doanh này ngày càng bị thu hẹp, chỉ mang tính tận dụng cơ sở vật chất và đa dạng sản phẩm của các đơn vị. Các đơn vị đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh kinh doanh hàng hoá. Tuy nhiên, trung tâm thương mại và dịch vụ du lịch đang triển khai một số hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá doanh thu chưa đạt kế hoạch được giao. g/ Kinh doanh dịch vụ xây lắp: Doanh thu đạt 4 tỷ 200 triệu đồng, đạt 105% kế hoạch năm , tăng 117% so với cùng kỳ. Năm 2003, xí nghiệp xây dựng-dịch vụ du lịch đã có nhiều cố gắng khai thác thị trường, do vậy doanh thu tăng nhiều so với năm 2002. h/ Xuất khẩu lao động và tư vấn du học: Loại hình kinh doanh này là thị trường mới khai thác trong những năm gần đây. loại hình này thu hút được lượng khách tiềm năng. Do năm 2003, do bị ảnh hưởng của dịch SARS, thị trườn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL29.DOC
Tài liệu liên quan