Khóa luận Thực trạng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thái Bình Dương

MỤC LỤC

TRANG

Lời mở đầu trang 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN trang 3

1.1.Các vấn đề liên quan tới khách sạn trang 3

1.1.1.Khái niệm về khách sạn trang 3

1.1.2.Chức năng và phân loại khách sạn trang 3

1.1.3.Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn trang 5

1.1.4. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động chức năng trang 5

1.2.Các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh lưu trú

của khách sạn trang 7

1.2.1. Bộ phận buồng phòng trang 7

1.2.1.1. Khái niệm và phân loại buồng phòng trang 7

1.2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của buồng phòng trang 8

1.2.1.3. Cơ cấu tổ chức của bộ phận buồng trang10

1.2.2. Lễ tân trang 10

1.2.2.1. Khái niệm lễ tân trang 10

1.2.2.2. Vai trò và nhiệm vụ của bộ phận lễ tân trang 10

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lưu trú

của khách sạn trang 11

1.3.1. Cơ sở vật chất – kỹ thuật trang 11

1.3.2. Tổ chức lao động trong khách sạn trang 12

1.3.3. Đội ngũ nhân viên phục vụ trang 12

1.3.4. Vệ sinh trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA KHÁCH SẠN THÁI BÌNH DƯƠNG trang 16

2.1. Giới thiệu về khách sạn Thái Bình Dương trang 16

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển trang 16

2.1.2. Môi trường và lĩnh vực kinh doanh trang 16

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động chức năng trang 19

 

2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn trang 21

2.1.5. Thực trạng kinh doanh của khách sạn qua 3 năm 2007 đến 2009 trang 23

2.2. Thực trạng kinh doanh lưu trú của khách sạn 3 năm 2007 đến 2009 trang 26

2.2.1. Tình hình và kết quả kinh doanh của khách sạn qua 3 năm

từ 2007 đến 2009 trang 26

2.2.2. Quy trình phục vụ khách lưu trú tai khách sạn. trang 28

2.2.3. Đội ngũ nhân viên lao động. trang 30

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN trang 33

3.1. Vài nét về tình hình kinh doanh khách sạn hiện nay trang 33

3.1.1. Đối thủ cạnh tranh trang 33

3.1.2. Nguồn lực của khách sạn trang 33

3.2. Giải pháp đẩy mạnh trang 34

3.2.1. Phương hướng trang 34

3.2.2. Giải pháp trang 34

3.2.2.1. Hoàn thiện cơ vật chất kỹ thuật trang 34

3.2.2.2. Đào tạo đội ngũ lao động trang 35

3.2.2.3. Vấn đề về tổ chức và quản lý trang 37

Kết luận và kiến nghị trang 39

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ cho du khách. Đây là nhóm lao động rất đông đảo trong việc kinh doanh nhà hàng – khách sạn, thuộc nhiều bộ phận khác nhau và đòi hỏi phải tinh thông nghiệp vụ. Để đánh giá đặc điểm của đội ngũ nhân viên này phải thông qua việc đánh giá đặc điểm lao động của từng bộ phận như: bộ phận nhà hàng, bộ phận buồng, bộ phận lễ tân, …. 1.3.4. Vệ sinh 1.3.4.1. Đặc điểm Vệ sinh là một công việc quan trọng trong mọi khách sạn nhằm cung cấp cho mọi khách nghỉ ngơi tại khách sạn có được sự phục vụ có chất lượng cao. Mọi công việc trong khách sạn đều có một phần công việc vệ sinh trong đó, từ nhân viên tiếp tân cho đến bếp trưởng. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đảm bảo khu vực làm việc của mình sạch sẽ và gọn gàng. Một số công việc như ở bộ phận buồng phải có trách nhiệm lớn hơn đối với việc vệ sinh ở các khu vực khác trong khách sạn; phòng khách, các khu vực công cộng và sau hậu trường cũng như vậy. Vì thế việc hiểu được sạch sẽ nghĩa là biết cách tiến hành công việc vệ sinh có hiệu quả là quan trọng.  1.3.4.2. Lý do phải tiến hành vệ sinh Làm vệ sinh là một chức năng cần thiết do nó sẽ làm sạch môi trường mà tại đó khách nghỉ lại hoặc đến thăm, ví dụ là buồng, nhà hàng,v.v…Sự sạch sẽ của một khu vực thường được tạo nên cảm tưởng cho khách hàng về khách sạn, bởi vậy việc hiểu được tại sao việc vệ sinh lại cần thiết và quan trọng. Việc vệ sinh thật cần thiết do những lý do sau: - Phô trương hình thức, làm nổi bật hình ảnh của khách sạn đối với khách hàng - Duy trì được tình trạng đồ đạc, trang thiết bị và đồ vải vóc trong các buồng bằng cách tẩy sạch các vết bẩn. - Đảm bảo và duy trì được công tác vệ sinh ở cấp độ cao nhằm giảm được nguy cơ mầm bệnh và bệnh tật. Để có thể ngăn ngừa sự nhiễm bẩn bạn cần luôn có những dụng cụ vệ sinh, các chất tẩy rửa thích hợp thông dụng, cũng như nắm được cách thức sử dụng chúng. Bên cạnh cần phải luôn cẩn thận nhằm tránh đánh đổ các chất tẩy rửa. Nếu các chất tẩy rửa bị đổ ra ngoài gây nguy hiểm thì cần phải tiến hành vệ sinh ngay càng nhanh càng tốt.  1.3.4.3. Chu kỳ vệ sinh Các hình thức vệ sinh khác nhau cần được tiến hành với các chu kỳ khác nhau, các hình thức phụ thuộc vào: - Loại nhiễm bẩn - Số lượng bị nhiểm bẩn - Mức độ bận rộn của khu vực cần được lau dọn - Mức độ sạch sẽ của lần lượt vệ sinh gần đây nhất như thế nào - Các trường hợp đặc biệt: ví dụ khách quan trọng đến thăm hay thời tiết - Các trang thiết bị có sẵn - Nhân viên phục vụ sẳn sàng - Khả năng của nhân viên - Khu vực cần lau dọn - Tuổi của vật dụng cần được lau dọn - Hình dáng của vật dụng cần được lau dọn - Chi phí của việc lau dọn, ví dụ: ngân sách cho dịch vụ này - Thay đổi lịch làm việc do quyết định của người quản lý Những nhu cầu vệ sinh phổ biến nhất là: - Kiểm tra, vệ sinh (số lần theo yêu cầu): Gạt tàn, mặt bàn, khu vệ sinh chung - Đặc biệt phòng chờ sau khi tiến hành sửa chữa - Khu vực cần làm sạch sẽ quyết định đến chu kỳ lau dọn. Ví dụ các khu vệ sinh công cộng cần được kiểm tra sạch sẽ nhiều lần nhưng chỉ thật sự vệ sinh trong trường hợp bẩn. Có nhiều phương pháp vệ sinh khác nhau. Do vậy việc bạn lựa chọn được cho mình những phương pháp phù hợp với những công việc cụ thể là rất quan trọng. Các loại rác thông thường nhất có thể được lau dọn bằng cách: - Rửa: bằng nước và bằng chất tẩy rửa - Cọ sát: sử dụng hóa chất máy chà sàn làm sạch hoặc đánh bóng mặt phẳng - Hút: sử dụng máy hút bụi hoặc máy thu lượm rác ẩm - Áp lực: sử dụng áp lực mạnh của nước Phương pháp lựa chọn phụ thuộc vào số lượng vết bẩn và bề mặt cần được làm sạch. Vì nếu không bề mặt có thể bị ảnh hưởng. Sử dụng đúng kỹ thuật là một vấn đề quan trọng, có nghĩa là sẽ ít có phương pháp nào hữu hiệu hơn để tẩy những vết bẩn khó tẩy trên bề mặt khi tiến hành việc cọ rửa bồn tắm bằng phương pháp cọ xát. Không bao giờ sử dụng nước bẩn để lau chùi. Nước bẩn là nguồn nước gây bệnh và có thể dễ dàng nhân rộng mầm bệnh và bệnh tật ra khắp khách sạn. Nước sạch là một chất tẩy trên bề mặt tuy nhiên nó cần được sử dụng thêm với một chất tẩy rửa nữa vì lý do”sức căng mặt ngoài” nó khiến cho nước không thể nào làm ẩm bề mặt một cách thích hợp. Khi thêm vào một chất tẩy rửa nữa sẽ cho phép người làm vệ sinh có thể tẩy sạch bẩn thông qua việc làm giảm “sức căng”này. Phải lựa chọn một phương pháp vệ sinh phù hợp cho công việc mà mình phải tiến hành TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Giới thiệu các cơ sở lý luận về khách sạn,khái niệm khách sạn, các chức năng của khách sạn, phân loại khách sạn, ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn, cơ cấu tổ chức của khách sạn và các bộ phận chức năng. Giới thiệu về bộ phận kinh doanh lưu trú của khách sạn là buồng phòng, lễ tân bao gồm khái niệm, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và các yếu tố ảnh hưởng khác đến kinh doanh lưu trú khách sạn như cơ sở vật chất – kỹ thuật, tổ chức lao động, đội ngũ nhân viên phục vụ và yếu tố vệ sinh. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ CỦA KHÁCH SẠN THÁI BÌNH DƯƠNG 2.1. Giới thiệu về khách sạn Thái Bình Dương 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Khách sạn Thái Bình Dương (Pacific Hotel) là một trong những khách sạn lâu đời nhất ở Đà Nẵng. Sau nhiều năm hoạt động với nhiều sự cải tạo và nâng cấp, khách sạn đã có một vị thế trong ngành du lịch tại địa phương. Là một khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, khách sạn Thái Bình Dương tọa lạc tại ngay trung tâm thương mại thành phố Đà Nẵng. Với 58 phòng bao gồm nhiều loại phòng khác nhau, được trang bị tiện nghi hiện đại và đẹp mắt, khách sạn Thái Bình Dương có thể cung cấp cho du khách một nơi lưu trú có chất lượng cao nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi đến với Đà Nẵng. Cũng như các khách sạn khác, khách sạn Thái Bình Dương còn tổ chức kinh doanh các dịch vụ ăn uống , hội thảo, hội nghị với quy mô vừa và nhỏ hợp với nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, khách sạn Thái Bình Dương còn cung cấp các dịch vụ cho thuê xe, vận chuyển để phục vụ nhu cầu đi lại của du khách. Trong thời gian qua, khách sạn đã có những thay đổi về mặt nhân sự, nhất là quyền sở hữu nên khách sạn đã tiến hành khai trương lại sau mỗi lần chuyển đổi. Gần đây nhất là vào ngày 03/07/2007, khách sạn đã tổ chức khai trương một lần nữa để quảng bá cho khách sạn, cũng như là khẳng định sự thay đổi về quyền sở hữu khách sạn. Đồng thời cũng là thông báo cho một quy trình phục vụ lưu trú mới có chất lượng cao hơn cho du khách. Tên khách sạn: Khách sạn Thái Bình Dương. Tên giao dịch quốc tế: Pacific Hotel. Đại chỉ: 92_Phan Châu Trinh_Quận Hải Châu_TP Đà Nẵng. 01_Hoàng Diệu_Quận Hải Châu_TP Đà Nẵng. Điện thoại: (+84) 511.3868777 – 3.868999. Fax: (+) 511. 3868555. 2.1.2. Môi trường và lĩnh vực kinh doanh của khách sạn Thái Bình Dương 2.1.2.1. Môi trường kinh doanh a/ Môi trường kinh tế Cùng với sự đổi mới phát triển của đất nước, Đà Nẵng đang trên đà phát triển và trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của miền Trung. Cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Nẵng hiện nay đang được nâng cấp và trong tương lai sẽ trở thành thành phố trọng điểm lớn nhất của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đặc biệt Đà Nẵng đang có những chính sách đầu tư và hổ trợ cho du lịch trong vùng phát triển. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác khách của khách sạn Thái Bình Dương. Bên cạnh đó khi nền kinh tế phát triển thu nhập của người dân cao hơn thì nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng về cả mặt lượng lẫn mặt chất dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức của khách khi lựa chọn sản phẩm dịch vụ hay một mức chi tiêu cho mình. Trước tình hình trên khách sạn Thái Bình Dương sẽ không ngừng nâng cao về chất lượng phục vụ sao cho phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của du khách. b/ Môi trường chính trị Môi trường chính trị có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng. Một quốc gia có tình hình chính trị tốt thì quốc gia đó có nhiều cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư và khách du lịch đến tham quan. Nền kinh tế Đà Nẵng những năm vừa qua phát triển rất nhanh, bên cạnh đó tình hình chính trị ổn định. Đồng thời với việc xây dựng hành lang pháp lý, nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh du lịch như xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, tổ chức công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ và tôn tạo các di tích thắng cảnh,… điều này đã thu hút một lượng khách du lịch trong nước cũng như khách quốc tế đến với Đà Nẵng, đây cũng là cơ hội trong việc khai thác khách của khách sạn Thái Bình Dương. c/ Môi trường văn hóa xã hội Yếu tố văn hóa xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch bởi lẽ khách du lịch nước ngoài mục đích tham quam giải trí và đi công vụ, còn đi tìm hiểu về văn hóa dân tộc của người dân ở đó. Hòa cùng nên văn hóa Việt Nam, nền văn hóa Đà Nẵng có những sắc thái độc đáo riêng biệt. Ngoài những lễ hội truyền thống của người dân Đà Nẵng thì ở đây còn có các món ẩm thực dân gian đậm đà bản sắc dân tộc. Mặc dù trong những năm gần đây Đà Nẵng đã có những bước chuyển rất lớn. Những vấn đề xã hội của người dân thành phố dần ổn định và đi vào trật tự, tệ nạn xã hội cũng giảm. Những yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Đà Nẵng nói chung và khách sạn Thái Bình Dương nói riêng ngày càng phát triển. 2.1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh Hoạt động kinh doanh chính: Kinh doanh về hoạt động lưu trú: Nhằm cung cấp cho khách những dịch vụ đã được chuẩn bị sẵn tiện nghi. Kinh doanh về hoạt động ăn uống: Nhằm sản xuất bán và trao đổi những món ăn thức uống,… Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung: Cung cấp những dịch vụ khác nhau nhằm thõa mãn nhu cầu đa dạng của khách trong những ngày họ lưu trú tại khách sạn như dịch vụ giải trí, dịch vụ bán hàng lưu niệm, dịch vụ tổ chức hội nghị, các bữa tiệc cưới hỏi,… Bên cạnh đó, khách sạn Thái Bình Dương còn cung cấp các dịch vụ khác như: -Dịch vụ đón/ tiễn khách tại sân bay -Dịch vụ giặt là -Dịch vụ nước uống tại tiền sảnh -Dịch vụ Tour du lịch -Dịch vụ văn thư (photocopy, fax, in ấn…) -Phục vụ ăn uống tại phòng -Thu đổi ngoại tệ -Cho thuê xe hơi, xe máy, xe đạp -Dịch vụ xông hơi massage -Cho thuê phòng hội nghị từ 10 đến 100 khách -Quầy bán hàng lưu niệm -Đặt và xác nhận chỗ vé máy bay -Dịch vụ đánh giày miễn phí -Dịch vụ hướng dẫn viên du lịch bằng Tiếng Việt, Anh, Hoa, Pháp,.. -Báo hằng ngày tại tiền sảnh -Truy cập internet miễn phí tại tiền sảnh -Hệ thống wifi ở tất cả các phòng trong khách sạn… -Thanh toán bằng các loại thẻ Credict card, Visa, Master, American Express.. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động chức năng 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của khách sạn Thái Bình Dương được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Các bộ phận trong khách sạn đều được quản lý dưới sự chỉ đạo của giám đốc. Các bộ phận chức năng chỉ tham mưu cho ban lãnh đạo, các bộ phận sản xuất trực tiếp và quyền quyết định phụ thuộc vào giám đốc khách sạn. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn Thái Bình Dương Giám đốc Phó Giám Đốc Bộ phận kinh doanh Bộ phận lễ tân Bộ phận nhà hàng Bộ phận buồng phòng Bộ phận kế toán Bộ phận bảo vệ, kĩ thuật Nguồn: Khách sạn Thái Bình Dương 2.13.2. Các hoạt động chức năng của từng bộ phận - Giám đốc: Là người tổ chức, quản lý và điều hành khách sạn. Theo dõi việc thực hiện các mệnh lệnh của các cán bộ công nhân viên cấp dưới. Đồng thời, quan hệ với những khách hàng tiềm năng, quan hệ với chính quyền địa phương, liên hệ với các doanh nghiệp, các đơn vị khác để tìm kiếm khách hàng và kí kết hợp đồng kinh doanh. - Phó giám đốc: Chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc, hỗ trợ giám đốc trong việc kinh doanh của khách sạn, trợ giúp các bộ phận trong khách sạn khi cần thiết. Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của các bộ phận trong khách sạn, báo cáo cho giám đốc toàn bộ hoạt động của tất cả cán bộ nhân viên và thay mặt giám đốc truyền tải nội dung, phương hướng hoạt động. - Bộ phận kinh doanh: Bộ phận này thực hiện việc bán phòng và bán các dịch vụ của khách sạn bằng cách tư vấn, cung cấp thông tin cho khách hàng về sản phẩm dịch vụ của khách sạn. Ngoài ra, họ còn thiết kế các tour du lịch và thực hiện các chương trình marketing cho khách sạn. Trong khách sạn Thái Bình Dương, bộ phận kinh doanh được gộp chung với bộ phận lễ tân. Tuy nhiên, vẫn có sự phân công công việc giữa hai bộ phận với nhau. - Bộ phận lễ tân: Giao dịch đón tiếp, bố trí nơi ở cho khách, thông báo đến các bộ phận liên quan cùng phối hợp. Lập các hóa đơn thanh toán và thu tiền khách nộp lại về phòng kế toán, làm cầu nối giữa các dịch vụ khác ở trong và ngoài khách sạn. Thực hiện nhiệm vụ liên lạc thông tin, trả lời điện thoại, giải quyết các vấn đề vướng mắc khi khách cần, hướng dẫn và thông báo các bộ phận cần thiết để khách liên hệ. Phối hợp với các bộ phận bảo vệ, kỹ thuật để duy trì hoạt động ổn định của bộ phận tiền sảnh. - Bộ phận buồng phòng: Đây là bộ phận sản xuất địch vụ mang tính bản chất của khách sạn. Nó tạo ra các dịch vụ và phục vụ khách trong thời gian lưu trú. Chịu trách nhiệm trước giám đốc khách sạn về chất lượng phục vụ xử lý các tình huống khách yêu cầu phục vụ, tổ chức làm vệ sinh phòng ở của khách hàng ngày và phạm vi công cộng trực thuộc buồng. Thực hiện các công việc liên quan tới giặt ủi, nước uống, “minibar” ngay trong phòng khách ở, phối hợp với tổ kỹ thuật, bảo vệ và các bộ phận khác làm tốt công tác chăm sóc giấc ngủ, nghỉ ngơi an toàn, an ninh trật tự cho khách. Lập các bill, giặt là để lễ tân kịp thời thu tiền khách, có trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị nội thất bên trong phòng ở, nếu có hư hỏng gì phải báo cho lễ tân hoặc bộ phận liên quan giải quyết kịp thời kiểm tra phòng trước khi khách rời khỏi khách sạn. - Bộ phận bảo vệ: Là bộ phận quan trọng và nặng nề nhất về mặt trách nhiệm an ninh, an toàn cho khách và toàn thể cán bộ công nhân viên. Phải đảm bảo thời gian 24/24 có mặt tại vị trí trực, phải là người quan sát giỏi, có chuyên môn nghiệp vụ về an toàn để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho khách, tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho du khách khi ở khách sạn. - Bộ phận kỹ thuật: Quan tâm chăm sóc tất cả các hệ thống máy móc trang thiết bị nội, ngoại thất của khách sạn. Thực hiện sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng các trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn kịp thời và an toàn. Ngoài ra, bộ phận kỹ thuật còn tham gia đóng góp ý kiến trong việc lắp đặt các trang thiết bị tại khách sạn, kiểm tra các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật của các trang thiết bị chuyên dùng trong khách sạn. 2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Nằm ở vị trí trung tâm thành phố, khách sạn Thái Bình Dương được thiết kế với lối kiến trúc đơn giản gồm 9 tầng và 58 phòng, đạt chỉ tiêu xếp hạng 3 sao. Đầu tiên khi bước chân vào khách sạn, du khách sẽ được đón tiếp tại quầy lễ tân được bố trí ở tầng trệt của tòa nhà. Ngoài ra, tầng trệt còn có các phòng: phòng giám đốc, phòng kế toán. Nhà hàng, phòng hội nghị của khách sạn được thiết kế tại tầng 9 với sự thoáng mát, tiện nghi, có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đà Nẵng thơ mộng. Bên cạnh đó, các dịch vụ bổ sung như massage và sauna nằm tại tầng 8 của khách sạn. Những tầng còn lại chủ yếu phục vụ cho dịch vụ lưu trú của khách sạn với các loại phòng khác nhau. - Bộ phận tiền sảnh: Với diện tích khá rộng tạo cảm giác dễ chịu cho khách khi đến và đi, đây là nơi giao dịch chính của khách sạn. Tại quầy lễ tân có những trang thiết bị cần thiết để liên lạc với khách hàng như điện thoại, máy vi tính, máy fax và máy in. Phía trước quầy còn có ghế salon dành cho khách, quạt nước, máy điều hòa, tivi và hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại. - Bộ phận lưu trú: Khách sạn bao gồm 58 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao và trang thiết bị hiện đại, nội thất đẹp sang trọng, chắc chắn sẽ mang đến cho Quý khách một cảm giác thoải mái trong suốt thời gian lưu trú tại Thái Bình Dương. Có 4 loại phòng khác nhau: Suite, Deluxe, Superior và Standard nhằm tạo thuận lợi cho Quý khách có nhiều sự lựa chọn thích hợp. Bảng 2.1: Bảng số lượng các loại phòng tại khách sạn. ĐVT: Phòng Loại phòng Số lượng SUITE 8 DELUXE 12 STANDAR 30 SUPERIOR 8 Nguồn: Khách sạn Thái Bình Dương Khi đến với khách sạn, du khách sẽ cảm nhận được sự ấm cúng như đang ở chính trong ngôi nhà của mình. Là nhờ cách trang trí phối hợp hài hòa từ màu sắc ánh sáng đến các trang thiết bị trong phòng. Bảng 2.2 : Bảng tình trạng trang thiết bị buồng phòng Trang thiết bị trong phòng Tình trạng Tốt Hỏng Máy lạnh P Hệ thống thông gió P Tivi truyền hình cáp P Điện thoại đường dài trực tiếp quốc tế P Tủ lạnh mini P Máy sấy tóc P Bình nước nóng P Hệ thống báo cháy chữa cháy tự động P Nguồn: Khách sạn Thái Bình Dương Bộ phận nhà hàng: Có sức chứa khoảng 80 khách cùng với đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình, thực đơn phong phú, phù hợp với nhu cầu của du khách. Bao gồm đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi như điều hòa, tủ lạnh, quạt,… Nhà hàng Pacific mở cửa đón khách thời gian từ 6:30 am đến 8:00 pm hàng ngày, phục vụ các món ăn Âu, Á, và đặc sản Việt Nam. Nhận đặt tiệc liên hoan, sinh nhật, họp mặt với sức chứa Bảng 2.3: Bảng số lượng trang thiết bị tại nhà hàng. ĐVT: Cái Trang thiết bị Số lượng Bàn 60 Ghế 120 Máy điều hòa 2 Tủ lạnh 2 Quạt trần 15 Nguồn: Khách sạn Thái Bình Dương Đến với nhà hàng Pacific, quý khách có thể vừa thưởng thức những món ăn ngon vừa có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đà Nẵng. Đây là một nơi mà khi du khách đến với Thái Bình Dương không thể bỏ qua 2.1.5. Thực trạng kinh doanh của khách sạn qua 3 năm từ 2007 đến 2009 2.1.5.1. Tình hình kinh doanh của khách sạn Thái Bình Dương qua 3 năm Qua 3 năm hoạt động từ 2007 đến 2009, khách sạn Thái Bình Dương đã đạt được doanh thu như sau: Bảng 2.4: Bảng tình hình doanh thu của khách sạn qua 3 năm. ĐVT: 1000 đồng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng giảm (%) 2008/2007 2009/2008 Số Tiền Tỉ Trọng (%) Số Tiền Tỉ Trọng (%) Doanh thu 5.279.821 7.849.844 10.799.733 2.569.023 148,68 2.949.889 137,58 Chi phí 3.828.104 5.977.404 9.297.827 2.149.300 156,14 3.300.423 155,55 Lợi nhuận 1.451.717 1.872.440 1.501.906 420.723 128,98 -370.534 80,21 LN/DT (%) 27,496 23,853 13,907 LN/CP (%) 37,923 31,325 16,153 Nguồn: Khách sạn Thái Bình Dương Nhận xét: Theo bảng trên, cho ta thấy rằng doanh thu và chi phí qua các năm đều tăng lên rõ rệt. Doanh thu của năm 2007 là 5.278.821 nghìn đồng, qua năm 2008 tăng lên 7.849.844 nghìn đồng, tức tăng lên 48.68%, tương ứng tăng 2.569.023 nghìn đồng. Doanh thu năm 2009 tăng lên 10.799.733 nghìn đồng tăng hơn so với năm 2008 là 2.149.300 nghìn đồng, tức tăng lên 37.58%, nhưng có giảm chút ít so với năm 2007. Doanh thu của khách sạn tăng trong thời kỳ này là do khách sạn đã sửa chửa nâng cấp lại cơ sở hạ tầng, phòng ngủ. Trang bị thêm các trang thiết bị để phục vụ tốt nhu cầu của khách. Cùng với việc khai thác triệt để doanh thu nhà hàng, mở rộng cung ứng thêm một số loại sản phẩm ở dịch vụ bổ sung, do đó làm tăng doanh thu chung của khách sạn. Cũng chính vì đầu tư mạnh vào nâng cấp sửa chửa đã làm cho chi phí của khách sạn luôn ở mức cao. Chi phí của năm 2007 là 3.828.104 nghìn đồng, qua năm 2008 chi phí tăng lên 5.977.404 nghìn đồng, tương ứng tăng 2.149.300 nghìn đồng. Chi phí của năm 2009 cũng tăng cao, tăng lên 9.297.827 nghìn đồng, tăng cao hơn năm 2008 là 3.300.423 nghìn đồng. Làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng giảm giữa các năm, năm 2008 so với năm 2007 là 56,14% cao hơn so với năm 2009 với 2008 là 55,55%. Điều này đã làm ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận của khách sạn, vào năm 2007 lợi nhuận của khách sạn là 1.451.717 nghìn đồng, vào năm 2008 lợi nhuận là 1.872.440 nghìn đồng, tăng lên 420.723 nghìn đồng, tương ứng tăng 28,98%. Nhưng vào năm 2009 lợi nhuận của khách sạn có sự sụt giảm mạnh, thấp hơn so với năm 2009, chỉ được 1.501.906 nghìn đồng, giảm 370.534 nghìn đồng, tương ứng giảm 80,21%. Qua trên ta thấy, việc thu hút khách đến với khách sạn năm 209 chưa đạt hiệu quả cao, khách sạn càng thực hiện các công tác marketing tốt hơn. Và cũng qua bảng số liệu trên, từ tỷ suất lợi nhuận trên chi phí và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, cho ta thấy hiệu quả kinh doanh của khách sạn khá cao. Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì có 0,31 đồng lợi nhuận, một đồng doanh thu thì có 0,23 đồng chi phí dùng để tu sửa khách sạn. 2.1.5.2. Tình hình khai thác khách của khách sạn Thái Bình Dương Bảng 2.5: Bảng tình hình khai thác khách của khách sạn. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ phát triển (%) 2008/2007 2009/2008 Số Lượt Tỉ Trọng Số Lượt Tỉ Trọng Số lượt khách Khách nội địa Khách quốc tế LK LK LK 15.596 14.822 774 18.543 17.402 1.141 16.083 15.498 585 2.947 2.580 367 118,89 117,74 147,41 -2.460 -1.904 -556 86,73 89,05 51,27 Số ngày khách Khách nội địa Khách quốc tế NK NK NK 30.870 29.170 1.695 36.622 34.978 1.441 42.113 40.194 1.914 5.572 5.808 -254 118,63 120,58 85,01 5.491 5.216 473 114,99 114,91 132,82 Nguồn: Khách sạn Thái Bình Dương Nhận xét: Nhìn bảng ta thấy, số lượt khách mà khách sạn Thái Bình Dương khai thác vào năm 2007 là 15.596 lượt khách, năm 2008 tăng lên là 18.543 lượt, nhưng vào năm 2009 có sư giảm sút xuống còn 16.083 lượt. Tỉ trọng của năm 2008 so với năm 2007 là 18,89% cao hơn tỉ trọng của năm 2009 so với năm 2008 là 86,73%. Và số lượt khách đến với khách sạn chủ yếu là khách nội địa, chiếm hơn 80% tổng lượt khách. Năm 2007 số lượt khách nội địa có 15.596 lượt, trong khi đó khách quốc tế chỉ có 774 lượt. Ở năm 2008 số lượt khách cũng không có sự thay đổi, số lượt khách quốc tế đến với khách sạn vẫn không cao, chỉ có 1.141 lượt. Vào năm 2009 thì số lượt khách quốc tế giảm mạnh, chỉ còn 585 lượt, giảm gần một nữa so với năm 2008. Điều này cho thấy, khách sạn Thái Bình Dương đã chưa khai thác tốt lượng khách quốc tế tới với khách sạn mình. Khách sạn cần tăng cường việc quảng bá hình ảnh bằng các phương tiện thông tin đại chúng nhiều hơn để khai thác tốt nguồn khách quốc tế, mang lại lợi nhuận cho khách sạn. Bên cạnh đó, số ngày khách lưu trú tại khách sạn cũng tăng lên đáng kể, tăng đều ở các năm. Năm 2007 là 30.870 ngày khách, đến năm 2008 tăng thêm 5.572 ngày khách, tỉ trọng so với năm 2007 chiếm 18,63%. Và ở năm 2009 cũng tăng lên, tăng thêm 5.491 ngày khách, tỉ trọng so với năm 2008 chiếm 14,99%. Theo như số lượt khách đến khách sạn thì số ngày khách tại khách sạn chiếm tỉ lệ cao là của nguồn khách nội địa. Ở năm 2007 khách nội địa lưu trú tại khách sạn với 29.170 ngày khách, qua năm 2008 thì tăng lên 34.978 ngày. Không dừng lại ở đó, vào năm 2009 số ngày khách vẫn tiếp tục tăng lên đáng kể, tăng thêm 5.216 ngày khách đạt đến 40.194 ngày khách trong năm. Và số ngày khách quốc tế lưu trú tại khách sạn vào năm 2007 là 11.695 ngày, dến năm 2008 lại giảm xuống còn 1.441 ngày khách, dù số lượt khách quốc tế đến với khách sạn năm này cao hơn năm 2007. Làm cho tỉ trọng của năm 2008 so với năm 2007 chỉ có 85,01%. Trong khi đó ở năm 2009 số lượt khách quốc tế đến với khách sạn còn ít và giảm mạnh, nhưng số ngày khách quốc tế lưu lại khách sạn lại tăng lên, tăng thêm 473 ngày tỉ trọng so với năm 2008 cũng tăng lên, tăng đến 32,82%. Điều này cho thấy chất lượng phục vụ khách của khách sạn đã đạt được những hiệu quả nhất định. 2.2. Thực trạng kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thái Bình Dương qua 3 năm từ 2007 đến 2009 2.2.1. Kết quả kinh doanh lưu trú của khách sạn Thái Bình Dương qua 3 năm Bảng 2.6 : Bảng doanh thu theo từng bộ phận của khách sạn. ĐVT: 1000 đồng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng giảm 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Doanh thu lưu trú 1.843.182 36,8 2.386.420 30,4 3.392.211 31,41 543.238 129,47 1.005.791 142,14 Doanh thu ăn uống 2.125.500 40,26 3.733.175 47,56 4.607.968 42,67 1.607.675 175,64 874.793 123,43 Doanh thu bổ sung 1.121.139 22,94 1.730.289 22,04 2.799.554 25,92 609.150 154,33 1..069.265 161,79 Tổng doanh thu 5.279.821 100 7.849.844 100 10.799.733 100 2.569.923 148,67 2.949.889 137,57 Nguồn: Khách sạn Thái Bình Dương Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy, doanh thu của khách sạn tăng đều qua các năm từ 2007 đến 2009. Riêng tỉ trọng của doanh thu lưu trú có sự chênh lệch với các doanh thu khác. Vào năm 2007 tỉ trọng của doanh thu lưu trú chiếm 36,8%, trong khi đó doanh thu từ ăn uống lên tới 40,26%, tỉ trọng của doanh thu từ các dịch vụ bổ sung là 22,94% trong tổng doanh thu. Ở năm 2008 doanh thu lưu trú có sự giảm sút xuống còn 30,4%, ngược lại doanh thu từ ăn uống lại tăng lên 47,56%. Một khách sạn với hoạt động kinh doanh lưu trú là nhiệm vụ chủ yếu mà tỷ trọng doanh thu lại thấp hơn, chưa tương xứng với vai trò là dịch vụ cơ bản chính trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Điều này cho thấy, công suất sử dụng buồng phòng chưa được khai thác một cách triệt để. Đến năm 2009, thì doanh thu từ lưu trú của khách sạn có tăng lên, tăng lên 1.005.791 nghìn đồng, tương ứng tăng 42,14%. Doanh thu từ ăn uống lại có xu hướng giảm xuống, giảm đi 874.793 nghìn đồng, tức giảm 23,43%. Đối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn thái bình dương.DOC
Tài liệu liên quan