Khóa luận Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Khái niệm và vai trò của tài trợ XNK 3

1.1.1. Khái niệm tài trợ XNK 3

1.1.2.Vai trò của tài trợ XNK 5

1.1.2.1. Đối với nền kinh tế 5

1.1.2.2. Đối với NHTM 6

1.1.2.3. Đối với Doanh nghiệp 7

1.1.3. Vai trò của NHTM trong hoạt động tài trợ XNK 7

1.2. Tài trợ XNK theo phương thức tín dụng chứng từ 8

1.2.1. Các hình thức tài trợ XNK theo phương thức thanh toán 8

1.2.2. Các hình thức tài trợ XNK theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của NHTM 11

1.2.2.1. Những vấn đề cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 11

1.2.2.2. Các hình thức tài trợ XNK theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 14

1.3. Các nhân tố tác động đến hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 27

1.3.1. Nhân tố về phía khách hàng 27

1.3.2. Nhân tố ngân hàng 28

1.3.3. Nhân tố mặt hàng 29

1.3.4. Nhân tố thị trường 30

1.3.5. Nhân tố tỷ giá hối đoái 30

1.3.6. Nhân tố cơ chế chính sách của nhà nước 31

1.3.7. Các nhân tố bất khả kháng 31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XNK THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NHCTHK 32

2.1. Giới thiệu chung về NHCTHK 32

2.1.1. Sự hình thành và phát triển 32

2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHCTHK 33

2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHCTHK 37

2.2.1. Thực trạng hoạt động tài trợ XNK 37

2.2.1.1. Bảo lãnh phát hành L/C 37

2.2.1.2. Ký hậu vận đơn, bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng 41

2.2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ XK 42

2.3. Một số đánh giá về hoạt động tài trợ XNK theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh NHCTHK 45

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XNK THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHCTHK 52

3.1. Định hướng chung 52

3.1.1. Định hướng của nhà nước về hoạt động XNK 52

3.1.2. Định hướng phát triển nghiệp vụ tài trợ XNK của NHCTHK 52

3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động tài trợ XNK theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh NHCTHK 54

3.2.1. Giải pháp về đa dạng hoá các hoạt động tài trợ XNK 55

3.2.2. Giải pháp về đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ NH 55

3.2.3. Giải pháp về hiện đại hoá công nghệ NH 57

3.2.4. Giải pháp về chiến lược khách hàng 57

3.2.5. Nâng cấp cải tạo hệ thống thông tin NH 62

3.2.6. Tăng cường công tác Marketing NH trong hoạt động tài trợ XNK 63

3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát 65

3.2.8. Đẩy mạnh nghiệp vụ hỗ trợ cho hoạt động tài trợ XNK 65

3.2.9. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các NH trong nước và quốc tế 66

3.3. Kiến nghị 66

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 66

3.3.2. Kiến nghị với NHNN 68

3.3.3. Kiến nghị với NHCTVN 68

KẾT LUẬN 70

 

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XK của DN sẽ diễn ra thuận lợi hơn nếu NH có vị thế tốt và ngược lại. Khi NH tham gia vào thanh toán và thực hiện tài trợ cho DN, mọi thành phần của NH cùng tác động mạnh mẽ đến sự thành công hay thất bại của thương vụ. Đó là lý do vì sao các nhà XNK luôn muốn chọn cho mình NH có uy tín, có năng lực kinh doanh để được hỗ trợ khi tham gia vào thị trường quốc tế. 1.3.3. Nhân tố mặt hàng Tính chất mặt hàng cũng tác động đến kết quả kinh doanh XNK . Đối với những mặt hàng lâu bền, ít chịu tác động của môi trường bên ngoài thì rủi ro về hàng hoá sẽ được hạn chế hơn, tính chắc chắn của thương vụ sẽ lớn hơn so với những mặt hàng chất lượng dễ bị giảm sút. Ngoài ra , khi kinh doanh các mặt hàng quý hiếm, doanh nghiệp dễ vấp phải trở ngại trong khâu thu mua, gom hàng, gây khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Những hàng hoá mang tính thiết yếu, nhu cầu thị trường cao và ổn định cũng đảm bảo thành công trong kinh doanh hơn so với những hàng hoá mà sức tiêu thụ không ổn định. 1.3.4. Nhân tố thị trường Điểm khởi đầu của quá trình XNK là DN cần xác định thị trường đầu vào và thị trường đầu ra cho sản phẩm. Trên thị trường đầu vào, DN quan tâm đến vấn đề giá cả, chất lượng và khối lượng hàng hoá cung ứng. Nếu các yếu tố đó phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh của DN thì quá trình xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn. Sau khi gom đủ hàng hoặc sản xuất xong theo hợp đồng, DN xuất khẩu thực hiện việc giao hàng. Lúc này các nhân tố trên thị trường tiêu thụ có tác động đến quyết định của người NK là hàng hoá đó có phù hợp với giá cả và sức mua trên thị trường tiêu thụ hay không. Việc thanh toán nhanh hay chậm , tài trợ xuất khẩu đem lại hay không đem lại lợi ích cho NH và DN phần nào phụ thuộc vào sự phân tích và đánh giá, cũng như năng lực và trình độ đạo đức, khả năng tài chính của người NK. 1.3.5. Nhân tố tỷ giá hối đoái Do bản chất của hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia, nên việc thanh toán phải được diễn ra trên thị trường ngoại hối và chịu tác động của tỷ giá hối đoái. Vì không lường trước được tốc độ trượt giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ mạnh nên khi nhập hàng về, tỷ giá bị trượt mạnh , đối với những mặt hàng giá bán cạnh tranh không tăng được thì người NK sẽ không muốn nhận hàng về do sợ lỗ. Ngược lại, nếu đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ mạnh và giá trị của hợp đồng được thanh toán bằng ngoại tệ thì người XK sẽ bị lỗ. Trong trường hợp tỷ giá được quy định rõ trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của người XK và người NK thì sẽ gây ra rủi ro cho NH. Như vậy, nhân tố tỷ giá trên thị trường ngoại hối cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN và NH, tác động gián tiếp đến hiệu quả hoạt động tài trợ XNK. 1.3.6. Nhân tố cơ chế chính sách của Nhà nước Hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế nói chung, cũng như các DN xuất khẩu nói riêng chịu ảnh hưởng sâu sắc của những cơ chế chính sách do nhà nước ban hành. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về khung pháp lý, chính sách tiền tệ , chính sách tài khoá sẽ ảnh hưởng tới thủ tục yêu cầu tài trợ, quy trình thực hiện tài trợ của NH, tác động tới lãi suất và giá cả hàng hoá. Đối với mỗi DN, trong từng trường hợp cụ thể thì những biến động này có thể đóng vai trò tích cực, nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả tài trợ hoặc ngược lại. Sẽ gây khó khăn cho DN thực hiện thương vụ của mình. 1.3.7. Các nhân tố bất khả kháng Những nhân tố bất khả kháng bao gồm các sự kiện về thiên tai, nổi loạn, bạo động, chiến tranh, đảo chính, đình công, bế xưởng, đóng của hoạt động của các NH do khủng hoảng kinh tế…đều gây thiệt hại cho người XK và NK, làm chậm quá trình thanh toán và giảm thấp hoạt động tài trợ của NH. Nếu ngày xuất trình chứng từ hoặc ngày hết hạn hiệu lực của L/C rơi vào ngày các sự kiện trên xảy ra, UCP cho phép NH mở được miễn trách nhiệm thanh toán khi người XK đã giao hàng và NH đã chiết khấu bộ chứng từ, nghĩa là rủi ro thuộc về người XK và NH chiết khấu. Chương 2 Thực trạng hoạt động tài trợ xnk theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm 2.1.1. Sự hình thành và phát triển Cùng với sự chuyển mình đổi mới của đất nước trên tất cả các ngành và các mặt hoạt động kinh tế, chính trị , xã hội…Kể từ sau nghị quyết Đại Hội VI – 1986, hệ thống NH với vai trò làm động lực cho sự phát triển cũng được đổi mới. Điều này được đánh dấu bởi nghị định 53/HĐBT, nay là thủ tướng chính phủ về việc chuyển hoạt động NH sang hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống NH hai cấp. Trên tinh thần của nghị định này, NH Công thương Việt Nam - NHCTVN (VIETINCOMBANK) được thành lập theo quyết định số 402/ct ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ). NH Công thương Hoàn Kiếm (NHCTHK) là một chi nhánh của NHCTVN, có trụ sở chính đặt tại 37 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước tháng 3/1988, NHCTHK, với tên gọi là NH kinh tế khu vực quận Hoàn Kiếm, thuộc về NHCT thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ chính là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời vừa bảo đảm nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn của quận Hoàn Kiếm. Kể từ khi chỉ thị số 218/CT ban hành ngày 13/07/1987 của HĐBT, thực hiện điều lệ của NHCTVN, ngày 26/03/1988, NHCTHK chính thức tách ra khỏi NHCT Thành Phố Hà Nội để trở thành NHCTHK như hiện nay. Nằm trong quận Hoàn Kiếm, NHCTHK đã tự tạo cho mình được rất nhiều lợi thế. Quận Hoàn Kiếm đã từ lâu được coi là một trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị – xã hội lớn nhất và lâu đời nhất thủ đô. Nơi đây có một vị trí địa lý thuận lợi với nhiều di tích văn hoá lịch sử của dân tộc, và nhiều cơ quan cao cấp của Chính Phủ. Quận Hoàn Kiếm cũng là nơi có một số lượng lớn dân cư sinh sống (18 vạn dân chia thành 18 phường). Hơn nữa nó cũng thu hút được rất nhiều các DN, các văn phòng đại diện, các công ty trong và ngoài nước đến đây hoạt động. Tất cả những yếu tố đó làm phát sinh nhu cầu về vốn và các dịch vụ NH lớn, do đó đã cung cấp cho chi nhánh một thị truờng đông đảo tạo điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh và dịch vụ NH. 2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHCTHK Nền kinh tế nước ta trong năm 2003 tiếp tục tăng trưởng mạnh và đã thu được những kết quả khả quan. Với sự ổn định về chính trị và sự thành công trong đối ngoại, nước ta đã trở thành địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN đã có những thay đổi lớn theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là lãi suất và tỷ giá đã tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động NH. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,4% cao nhất trong khu vực Đông Nam á. Sản xuất công nghiệp tăng 16% cao nhất trong ba năm trở lại đây, sản xuất nông - lâm - thuỷ sản tăng 4,9%, dịch vụ tăng 6,6%, xuất khẩu đạt 19.8tỷ USD tăng 19% so với năm 2002. Tổng vốn đầu tư tăng 35,6% cao nhất từ trước tới nay. Đây là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM, trên thị trường vốn lãi suất huy động liên tục tăng, tính đến cuối năm mức lãi suất huy động bình quân đã lên tới 2%. Tuy nhiên, chi nhánh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Hoạt động của nền kinh tế còn kém hiệu quả và một số khách quan không thuận lợi cho hoạt động NH như: sảm phẩm cạnh tranh thấp, giá cả các mặt hàng xuất khẩu chiến lược như nông sản, dầu thô, cà phê… liên tục giảm. Vượt qua mọi khó khăn, chi nhánh đã bám sát sự chỉ đạo của NHCTVN, NHNN thành phố Hà Nội, cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự hợp tác giúp đỡ của bạn hàng, nỗ lực phấn đấu vươn lên phát triển kinh doanh và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau: Hoạt động huy động vốn: Với đặc trưng của hoạt động NH đó là: “đi vay để cho vay”, vì vậy hoạt động huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi NH. Trong năm 2003, công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các NHTM trên địa bàn cả về lãi suất huy động vốn và các hình thức khuyếch trương khuyến mại nhưng chi nhánh vẫn đảm bảo nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu vay của mọi thành phần kinh tế. NH đã chủ động trong việc lập thêm các quỹ tiết kiệm tại các khu vực có tiềm năng cụ thể như : điểm giao dịch tại Khu công nghiệp Sài Đồng B, quỹ tiết kiệm số 2 tại 22 Lê Thái Tổ. Bảng 1: nguồn vốn huy động qua các năm Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 Tiền gửi DN 1088584 1463168 1712098 Tiền gửi tiết kiệm 620345 727695 774205 Tiền vay 2500172 2500272 2500392 Tổng cộng 4209101 4691135 4986695 (Nguồn: trích báo cáo hoạt động của NHCTHK năm 2002, 2003) Qua bảng 1 ta thấy rằng, lượng vốn mà NH đã huy động qua các năm đều tăng. Tính đến ngày 31/12/2003, tổng nguồn vốn huy động đạt 4.986.695 tỷ đồng tăng 315.560 tỷ đồng (tương đương 6%) so với năm 2002. Trong đó: Nguồn vốn huy động bằng VND đạt 4.723.629 tỷ đồng chiếm 95%, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi thành VND là 263.066 tỷ đồng chiếm 5% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn tiền gửi dân cư đạt 774.205 tỷ đồng chiếm 15,5%. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 4.212.490 tỷ đồng chiếm 84,5% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn đạt 63.313 tỷ đồng tương đương 13%. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn đạt 4.353.525 tỷ đồng chiếm 87% tổng nguồn vốn huy động. Trong năm 2003 NH đã thu hút thêm nhiều khách hàng mới, cụ thể NH đã mở thêm hơn 250 tài khoản mới cho khách hàng và thưc hiện 32.860 món chuyển tiền với số tiền đạt được là 12 tỷ đồng, phục vụ được yêu cầu phát triển kinh doanh chính xác, an toàn tạo lòng tin cho khách hàng. Hoạt động tín dụng: Tiếp tục quán triệt phương châm “ phát triển an toàn, hiệu quả”, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của NHCTVN về việc kiềm chế tăng trưởng tín dụng nóng, dư nợ tín dụng được chủ động tăng trưởng một cách hợp lý đi đôi với việc cải thiện nâng cao chất lượng, thực hiện việc kiểm soát, sàng lọc, lựa chọn khách hàng làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tín nhiệm với NH. NH thực hiện rút dần nợ, chấm dứt quan hệ với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh thua lỗ, có nợ quá hạn cao, vốn chủ sở hữu thấp và các khoản vay có độ an toàn thấp. Đồng thời chuyển hướng đầu tư vào đối tượng là các DN vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng nhằm giảm thiểu rủi ro từ đó đảm bảo việc thu hồi vốn cũng như đảm bảo thu nhập cho NH. NH cũng thực hiện cho vay thêm đối với những dự án mới có tính khả thi cao như dự án của công ty TNHH Việt Nhật, công ty thép Việt Tiến, công ty Cửu Long… Tính đến ngày 31/12/12003 tổng dư nợ đầu tư và cho vay đạt 822 tỷ đồng tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Dư nợ ngắn hạn là 287,7 tỷ đồng chiếm 35%, dư nợ trung và dài hạn đạt 534,3 tỷ đồng chiếm 65% tổng dư nợ. Dư nợ với DN nhà nước đạt 567,18 tỷ đồng đạt 69%, dư nợ với DN ngoài quốc doanh đạt 254,82 tỷ đồng chiếm 31% tổng dư nợ. Công tác thu hồi nợ đọng tiếp tục được chú trọng nhằm làm lành mạnh hoá dư nợ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Có những khoản nợ khó đòi nhưng nhờ có các biện pháp xử lý nợ kiên quyết và khéo léo mà trong năm 2003 chi nhánh đã xử lý dứt điểm 16 khoản nợ tồn đọng, thu hồi 3,403 tỷ đồng, trong đó xử lý bán tài sản thu được 2,243 tỷ đồng. Điều này đã góp phần làm tăng thu nhập cho NH. Hoạt động dịch vụ Nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ càng phải được chú trọng. Sản phẩm của NH thực chất là các dịch vụ, vì vậy việc mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ vừa là biện pháp hữu hiệu để quảng cáo cho NH, thu hút khách hàng cũng như đảm bảo được thu nhập cho NH. Trong năm 2003 thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt hơn 3,5 tỷ đồng chiếm 21% thu nhập hoạch toán nội bộ. Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại Trong năm 2003 doanh số thanh toán XNK đạt 66,2 triệu USD trong đó thanh toán hàng NK là 54,8 triệu USD và thanh toán XK là 11,4 triệu USD. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 80 triệu USD, trong năm doanh số thanh toán thẻ, séc du lịch, chuyển trả kiều hối lên đến 1,6 triệu USD. Doanh số thanh toán đạt 2.428 tỷ đồng tăng 27% so với năm 2002. Trong năm đã mở thêm hơn 250 tài khoản mới, thực hiện 32.860 món chuyển tiền và thanh toán điện tử với số tiền lên tới 12 tỷ dồng Hoạt động tiền tệ kho quỹ Công tác ngân quỹ đảm bảo việc thu chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác hiệu quả. Nhân viên kiểm ngân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trung thực, liêm khiết và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong năm bộ phận kiểm ngân đã phát hiện và thu giữ hơn 16 triệu đồng tiền giả, trả lại 113 món tiền thừa cho khách hàng với số tiền là 207 triệu đồng và 1200 USD. Việc làm này đã làm cho khách hàng rất yên tâm , hà lòng và chi nhánh đã trở thành “điểm tin cậy” cho các DN. Kết quả hoạt động tài chính: năm 2003 lợi nhuận hạch toán nội bộ của chi nhánh đạt 16.4 tỷ đồng vượt kế hoạch mà NHCTVN đã giao cho là 15,4 tỷ đồng. Nếu không trích dự phòng rủi ro 31 tỷ đồng thì lợi nhuận hạch toán của chi nhánh sẽ đạt 47,4 tỷ đồng , tăng 12% so với năm trước. Nhìn chung, NHCTHK đã và đang trên con đường hoàn thiện các lại hình kinh doanh, vượt qua những khó khăn còn tồn tại phấn đấu để trở thành một NH điểm cho các NH khác học tập và phấn đấu. 2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHCTHK 2.2.1 Thực trạng hoạt động tài trợ NK 2.2.1.1. Bảo lãnh phát hành L/C Phát hành L/C là một hình thức NHCTHK tài trợ cho nhà NK, theo đó NH cam kết trả tiền cho nhà XK thay cho khách hàng của mình nếu người XK xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản, điều kiện quy định trong L/C. Có hai loại L/C : L/C trả ngay và L/C trả chậm. NH coi việc mở 2 loại L/C trên cho khách hàng là hình thức bảo lãnh NH. NH chỉ thực hiện bảo lãnh nếu như người NK không thực hiện được trách nhiệm của anh ta, có nghĩa là trách nhiệm của NH là trách nhiệm thứ hai. Vì được coi là bảo lãnh NH, nên khi nhà NK muốn mở L/C tại NHCTHK phải chứng minh được nguồn vốn thanh toán L/C: vốn tự có, vốn vay NH, vốn cấp phát, vốn ODA… Theo đó, NH tính toán hạn mức bảo lãnh mở L/C thường xuyên hay từng lần và đề xuất mức ký quỹ đối với khách hàng. Phòng kinh doanh của NHCTHK có trách nhiệm giải trình về tư cách pháp nhân của khách hàng, thẩm định năng lực tài chính, tính khả thi của phương án NK và khả năng đảm bảo thanh toán L/C khi đến hạn, đề xuất với ban lãnh đạo xem xét phê duyệt. Mức ký quỹ do giám đốc NHCTHK quyết định từ 0% đến 100% theo quy chế chung và tuỳ thuộc vào các yếu tố sau: Uy tín của khách hàng (khách hàng lớn, khách hàng truyền thống có tình hình tài chính tốt…) Chính sách khách hàng của NHCTHK trong từng thời kỳ. Độ an toàn của mặt hàng nhập khẩu. Đối với khách hàng mở L/C bằng vốn tự có: Về nguyên tắc khách hàng đảm bảo ký quỹ 100% trị giá L/C. Tuỳ theo độ tín nhiệm, khả năng thanh toán của từng khách hàng, Giám đốc NHCTHK quyết định tỷ lệ kỹ quỹ, tối thiểu bằng 20% trị giá L/C. Giám đốc NHCTHK được quyết định mức ký quỹ nhỏ hơn hoặc không ký quỹ trong trường hợp khách hàng có độ tín nhiệm cao, có tiền gửi đối ứng, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thanh toán …theo quy định trong chính sách khách hàng của NH. Đối với khách hàng mở L/C bằng vốn vay NHCTHK Mức kỹ quỹ tối thiểu là 5% Trường hợp mở L/C bằng vay vốn vay ngắn hạn thường xuyên, khách hàng có độ tín nhiệm cao, có thể được miễn, giảm ký quỹ theo quyết định của Giám đốc. Trường hợp mở L/C bằng vốn vay trung dài hạn theo kế hoạch Nhà nước có giá trị lớn hơn 1 triệu USD (hoặc tương đương đối với mở L/C bằng loại ngoại tệ khác) thì mức ký quỹ có thể thấp hơn quyết định của Giám đốc. Trường hợp đặc biệt có thể được miễn giảm ký quỹ theo quyết định của Giám đốc NHCTHK. Đối với khách hàng mở L/C bằng nguồn vốn Ngân sách, vốn của Cục đầu tư phát triển: Mức ký quỹ tối thiểu là 5% Nếu khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán thì phải chuyển tiền đặt cọc vào tài khoản tại NHCTHK theo quy định Mở L/C bằng các nguồn vốn khác đã đảm bảo khả năng thanh toán tức là khách hàng đã có hợp đồng bảo lãnh của các NH quốc doanh, hợp đồng tín dụng của các NH có quan hệ tín nhiệm với NHCTHK thì áp dụng mức ký quỹ tối thiểu là 5%. Khách hàng mở L/C bằng vốn hỗn hợp (vốn tự có, vốn vay) mức ký quỹ tối thiểu bằng vốn tự có. Trường hợp mở L/C bằng nguồn vốn ODA, vốn tài trợ uỷ thác thì không phải ký quỹ. Về nguyên tắc, tài khoản ký quỹ không được trả lãi theo thông lệ. Tuy nhiên tuỳ theo chính sách ưu đãi khách hàng trong từng thời kỳ, NHCTHK sẽ thực hiện trả lãi cho tài khoản ký quỹ của khách hàng theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Bảng 2: Tình hình bảo lãnh phát hành L/C tại chi nhánh NHCTHK Đơn vị: 1000 USD Bảo lãnh mở L/C Năm 2001 Năm2002 Năm 2003 Số món Trị giá Số món Trị giá Số món Trị giá L/C thanh toán 266 11000 391 28000 394 38000 L/C xin mở 202 10000 295 21000 394 52000 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động KD ĐN 2001-2003) Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy, quy mô hoạt động bảo lãnh phát hành L/C có xu hướng tăng lên theo các năm. Năm 2001, số món thanh toán là 266 với tổng trị giá là 11 triệu USD, sang đến năm 2002, số món thanh toán đã tăng lên 391 món, tổng trị giá là 28 triệu USD. Như vậy là tổng trị giá thanh toán đã tăng lên một cách đột phá: 17 triệu USD tương đương mức tăng 155% so với 2001. Năm 2003, số món xin mở L/C là 394 món tương đương với trị giá 38 triệu USD, so với năm 2002 số món xin mở là 391 , trị giá là 28 triệu USD, số lượng món xin mở tăng lên không đáng kể, tuy nhiên trị giá xin mở tăng lên 10 triệu USD (tăng 35,7%% so với 2002). Sở dĩ có sự tăng lên vượt bậc của trị giá thanh toán qua các năm vừa qua là do tính ưu việt của phương thức thanh toán L/C so với các phương thức khác, đáp ứng được những đòi hỏi về nhu cầu thanh toán của khách hàng. Bảng 3: Hoạt động TTQT của NHCTHK qua các năm 2001-2003 Đơn vị: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số món Trị giá Số món Trị giá Số món Trị giá L/C NK 266 11000 391 28000 394 38000 L/C XK 73 8300 66 14000 89 55000 Nhờ thu NK 34000 30000 22000 Nhờ thu XK 2300 2100 1500 Chuyển tiền 529 18300 441 46000 429 51000 Doanh số thanh toán quốc tế 73900 120100 167500 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh phòng tài trợ thương mại) Như vậy tín dụng chứng từ dần dần chiếm vị thế trong tổng số thanh toán XNK hàng năm của chi nhánh, năm 2001 chiếm 26%, đến năm 2002 tăng lên 35% năm 2003 vừa qua tỷ lệ này đã tăng lên mức 55,5% chiếm hơn một nửa doanh số thanh toán quốc tế. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung hiện nay. Một hình thức bảo lãnh phát hành L/C khác nữa đó là việc phát hành L/C trả chậm, hình thức bảo lãnh này phải tuân thủ những quy định nhất định: việc mở L/C nhập hàng trả chậm được thực hiện theo quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam, quy chế hoạt động thanh toán quốc tế của NH CTVN về mở L/C, đúng thông lệ quốc tế, phù hợp với chính sách XNK hàng năm của Chính phủ, các quy định hiện hành của nhà nước và của các bộ ngành có liên quan đến vay, trả nợ nước ngoài. L/C trả chậm là những L/C có thời hạn trả dưới một năm và trên một năm. Việc xét mở L/C trả chậm có nghĩa là NHCTHK cam kết bảo lãnh cho khách hàng vay nợ nước ngoài , mà theo đó trong trường hợp người NK đến kỳ hạn thanh toán không trả được nợ thì NH phải trả thay, vì vậy phải được xem xét như đối với điều kiện của một khoản cho vay. Thường thì các khách hàng phải đáp ứng được các điều kiện sau : Khách hàng là DN được phép kinh doanh XNK trực tiếp có đầy đủ tư cách pháp nhân , thành lập và hoạt động theo luật DN Việt Nam và khách hàng không có chức năng XNK trực tiếp nhưng thực hiện nhập thiết bị qua các đơn vị uỷ thác. DN có tình hình tài chính lành mạnh, đang hoạt động bình thường, kinh doanh có lãi và phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng trả nợ nước ngoài khi đến hạn thanh toán L/C. Ngoài ra khách hàng cần làm rõ các nguồn vốn đảm bảo thanh toán L/C : thực hiện ký quỹ bằng USD hoặc VND, có hợp đồng tín dụng ký với Nh cam kết phát triển tiền vay thanh toán L/C khi đến hạn, có tiền gửi đối ứng của Tổng công ty, của một NH khác…Những quy định chặt chẽ này đã giảm đáng kể nhu cầu mở L/C trả chậm từ phía khách hàng do họ phải đáp ứng những đòi hỏi cao hơn về điều kiện xin mở L/C cũng như mức ký quỹ. Bảo lãnh mở L/C trả chậm cho khách hàng NK nguyên vật liệu gia công hàng XK, nhiên liệu, nguyên liệu vật tư sản xuất như: phân bón , xăng dầu, xi măng sắt thép … Nhu cầu NK trả chậm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, dự án trung dài hạn. Tuy nhiên thực tế NHCTHK chưa thực hiện L/C trả chậm trên một năm. Bảng 4: Tổng hợp tình hình mở L/C trả chậm Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng doanh số phát hành L/C L/C trả chậm Doanh số Tỷ trọng Tỷ lệ tăng giảm so với năm trước 2001 174312 69129 39,65% 2002 175246 75537 43,1% +3,45% 2003 180321 109000 60,4% +17,3% (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh phòng tài trợ thương mại) Qua bảng trên ta thấy doanh số bảo lãnh mở L/C trả chậm đã có những thay đổi lớn, năm 2001 tỷ trọng mới chỉ chiếm 39,65%, năm 2002 tỷ trọng tăng lên mức 43,1% tăng so với năm 2001 là 3,45%, sang đến năm 2003 tỷ trọng đã chiếm tới 60,4% tổng doanh số phát hành L/C, tăng mạnh so với năm 2002 là 17,3%. Có được sự tăng mạnh như vậy chứng tỏ các DN làm ăn ngày càng hiệu quả, tham gia vào các dự án XNK lớn, đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi cao của NH, từ đó cũng tạo điều kiện cho NH mở rộng quy mô bảo lãnh cho vay tài trợ hoạt động NK, đem lại lợi nhuận , nguồn thu cho NH, chứng tỏ sự nỗ lực hợp tác của cả hai phía NH và DN. 2.2.1.2. Ký hậu vận đơn, bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng Ký hậu vận đơn, bảo lãnh nhận hàng NHCTHK chỉ kí hậu vận đơn hoặc bảo lãnh nhận hàng (trường hợp chưa có vận đơn gốc) cho khách hàng đi nhận hàng khi khách hàng có đầy đủ số dư trên tài khoản ký quỹ để thanh toán L/C đó, bất kể bằng vốn tự có hay vốn vay NH, hoàn tất các thủ tục nhận nợ vay với NHCTHK đối với L/C trả ngay, hoặc chấp nhận đối với L/C trả chậm. Bộ chứng từ giao hàng theo L/C hoàn toàn phù hợp với điều khoản, điều kiện của L/C… Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Để tránh rủi ro về việc bên bán không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng, chẳng hạn như không giao hàng, giao hàng thiếu hoặc giao hàng kém chất lượng , không đáp ứng những quy định về quy cách, phẩm chất đã thoả thuận trong hợp đồng…, người mua yêu cầu người bán phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Thực chất, người bán bị ràng buộc về tài chính để đảm bảo cho việc tuân thủ các thoả thuận trong hợp đồng. Nếu vi phạm, nhà XK phải chịu phạt. 2.2.2 Thực trạng hoạt động tài trợ XK Tài trợ vốn cho DN XK Các hoạt động tài trợ vốn cho DN XK thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ bao gồm: Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến sản xuất hàng XK theo quy định của L/C. Tín dụng ứng tiền trước khi bộ chứng từ được thanh toán. Tín dụng ngắn, trung, dài hạn trực tiếp cho DN XK thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. NH dành cho DN các ưu đãi sau: Xác định hạn mức tín dụng cho DN tương ứng L/C hoặc hợp đồng hàng XK. Lãi suất cho vay là lãi suất ngắn hạn áp dụng đối với DN tại thời điểm DN xin vay vốn. Trường hợp DN cam kết bán USD cho NHCTHK thì được vay USD tương ứng và số ngoại tệ sẽ bán cho NH. Hoạt động cho vay tài trợ XNK phụ thuộc vào quyết định của phòng kinh doanh mà không liên quan đến phòng Tài trợ thương mại. Bảng 5: So sánh doanh số tài trợ vốn XK với doanh số cho vay tương ứng của NHCTHK qua các năm 2001-2003 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng % so với 01 Trị giá Tỷ trọng % so với 02 Cho vay NH 348648 355764 102% 375476 105% TTrợ vốn NH cho XK 195773 56% 199768 56% 102% 202189 54% 101% Cho vay trung và DH 95364 99962 105% 99273 99% TTrợ vốn T&D Hcho XK 74356 77% 75537 76% 101% 76345 77% 101% Cho vay đồng TT 188245 192453 102% 204100 106% TTrợ vốn đồng tài trợ cho XK 0 0 0 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh phòng khách hàng số 1,2,3) Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ vốn tài trợ XK bằng cách cho vay ngắn hạn so với tổng cho vay ngắn hạn chiếm 54%-56%, chiếm hơn một nửa cho vay ngắn hạn, tỷ lệ này tương đối cao, chứng tỏ hình thức cho vay tài trợ XK là hình thức cho vay chiếm ưu thế cao, mang lại hiệu quả lớn trong hoạt động kinh doanh của NH. Tỷ lệ vốn trung dài hạn tài trợ cho XK trong tổng vốn cho vay trung dài hạn còn chiếm tỷ lệ rất cao 76% - 77%, điều này càng chứng tỏ vai trò của hoạt động tài trợ XNK trong hoạt động cho vay của NH, tỷ lệ vốn trung dài hạn tài trợ XK cao hơn tỷ lệ vốn ngắn hạn tài trợ XK là do khách hàng truyền thống của NH là các khách hàng lớn, thường có nhu cầu vay vốn dài hạn cho các dự án lâu dài, nguồn lợi nhuận thu được từ các khoản tài trợ này là tương đối ổn định. Tình hình cho vay đồng tài trợ để tài trợ XK thì ở NH còn chưa áp dụng hình thức cho vay này, tiến tới trong tương lai nếu nhu cầu khách hàng có và NH tìm được đối tác đồng tài trợ thì NH sẽ sớm đưa vào sử dụng. Tình hình tài trợ vốn XK theo phương thức thanh toán L/C được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36193.doc
Tài liệu liên quan