Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Chương I: VỊ TRÍ, VAI TRÒ NHÓM HÀNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TRONG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 4

Vị trí, vai trò của xuất khẩu 4

Ngoại thương và lợi ích của Ngoại thương 4

Khái niệm xuất khẩu 7

Vai trò của xuất khẩu 8

Vị trí, vai trò của nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày trong xuất khẩu của Việt Nam 12

Vai trò của nhóm hàng trong xuất khẩu 12

Các quan điểm phát triển nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày 14

2.1 Quan điểm sản xuất hàng xuất khẩu 15

2.2. Quan điểm về hiệu quả kinh tế 15

2.3. Quan điểm về hiệu quả xã hội 16

2.4. Quan điểm về bảo vệ môi trường sinh thái 16

2.5. Quan điểm về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài 16

2.6. Quan điểm về mở rộng thị trường 17

2.7. Quan điểm sử dụng tổng hợp và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạn tầng kinh tế đã có 17

2.8. Quan điểm phát triển sản xuất phải kết hợp với định canh, định cư, phân bố lại dân cư và lao động, xây dựng các vùng kinh tế mới 18

 

Chương II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY 19

Tổng quan về tình hình xuất khẩu nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày 19

Quy mô và tốc độ tăng trưởng 19

Cơ cấu mặt hàng 21

Cơ cấu thị trường 22

Hình thức xuất khẩu 23

Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng cây công nghiệp dài ngày chủ yếu 24

Cây cà phê 24

1.1 Tổng quan tình hình cà phê thế giới 24

1.1.1 Tình hình sản xuất 24

1.1.2 Tình hình xuất khẩu 25

1.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam. 26

1.2.1 Tình hình sản xuất 26

1.2.2 Tình hình xuất khẩu 29

Cây cao su 32

2.1 Tổng quan tình hình cao su thế giới 32

2.1.1 Tình hình sản xuất 32

2.1.2 Tình hình xuất khẩu 34

2.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam. 34

2.2.1 Tình hình sản xuất 35

2.2.2 Tình hình xuất khẩu 37

Cây điều 41

3.1 Tổng quan tình hình cà phê thế giới 41

3.1.1 Tình hình sản xuất 41

3.1.2 Tình hình xuất khẩu 42

3.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam 43

3.2.1 Tình hình sản xuất 43

3.2.2 Tình hình xuất khẩu 47

Đánh giá về tình hình xuất khẩu nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày giai đoạn 1990-2000. 50

Về cơ chế, chính sách của Nhà nước 50

1.1 Đối với sản xuất 50

1.2 Đối với công nghiệp chế biến 51

1.3 Đối với tiêu thụ 51

Chính sách của doanh nghiệp 52

Một số tồn tại, khó khăn và những vấn đề mới cần được giải quyết 53

3.1 Về sản xuất 53

3.3 Về chế biến 54

3.4 Về tiêu thụ 55

3.5 Cơ chế chính sách và tổ chức 56

 

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY 58

I. Triển vọng của nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày 58

1. Những căn cứ định hướng 58

1.1 Căn cứ vào tiềm năng sản xuất trong nước 58

1.2 Căn cứ vào thị trường thế giới 59

1.3 Căn cứ vào hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội 59

2. Định hướng sản xuất và xuất khẩu nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày 60

2.1 Định hướng sản xuất và xuất khẩu của cả nhóm hàng 60

2.2 Định hướng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu 62

2.2.1. Định hướng sản xuất và xuất khẩu cà phê 62

2.2.2. Định hướng sản xuất và xuất khẩu cao su 63

2.2.3. Định hướng sản xuất và xuất khẩu điều 64

II. Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày 64

1. Nhóm các biện pháp vĩ mô 64

1.1. Nhóm biện pháp hỗ trợ về mặt hàng 64

1.2. Nhóm biện pháp hỗ trợ về tài chính-tín dụng 68

1.3. Nhóm biện pháp hỗ trợ về thị trường 71

1.4. Nhóm biện pháp hoàn thiện cơ chế quản lý, ổn định môi trường pháp lý 72

2. Nhóm các biện pháp vi mô 73

2.1. Nhóm biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm 73

2.2. Nhóm biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp 75

2.3. Nhóm biện pháp về thị trường 76

2.3.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường hợp tác quốc tế 76

2.3.2 Xử lý thông tin về thị trường thế giới 76

2.3.3 Cải tiến phương thức bán hàng và đẩy mạnh công tác tiếp thị 77

2.3.4 Tham gia vào các thị trường giao dịch lớn trên thế giới 77

2.4. Đào tạo cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu 78

Kết luận 79

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm sóc cao su dài, các yếu tố trong giá thành như sức lao động, trình độ phát triển về kỹ thuật của trang thiết bị, sự thay đổi tình hình kinh tế chính trị xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố cấu thành của giá thành, vì vậy, tiêu thức này được thay thế bằng kết quả tính hiệu quả kinh tế của Bộ NN và PTNT. Cụ thể như sau: Chu kỳ sinh trưởng của cây cao su là 35-40 năm (chỉ tính trong khoảng thời kỳ thu hoạch ổn định). Tổng vốn đầu tư cả đầu tư nông nghiệp (chỉ tính trong thời kỳ kiến thiết cơ bản) và đầu tư công nghiệp là 3.000 USD/ha. Tổng thu trong cả chu kỳ là 30.000 USD/ha (trong đó lãi ròng là 11.000 USD/ha). Lãi dòng là 11.000 USD/ha cho cả chu kỳ, là 270-275 USD/ha/năm. Đóng góp cho ngân sách Nhà nước 20.000 USD. 2.2.2 Tình hình xuất khẩu: Sản lượng cao su xuất khẩu qua các năm hầu hết là tăng lên. Năm 1994, sản lượng xuất khẩu cao su đạt mức hơn 135,5 ngàn tấn và đạt kim ngạch xuất khẩu trên 135 triệu USD. Tốc độ tăng trung bình của sản lượng cao su xuất khẩu qua các năm trong giai đoạn này là gần 25%, một tốc độ phát triển khá tốt nhưng nếu xem xét cụ thể từng năm thì sự tăng trưởng này là không đều. Năm 1996, sản lượng xuất khẩu tăng 40,6% so với năm 1995, nhưng năm 1997 chỉ tăng 1,5%, và năm 1998 thậm chí còn bị giảm đi 3%. Điều đó có thể do mặt hàng cao su là mặt hàng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan dẫn đến sự tăng trưởng không đều. Năm 1998, sản lượng giảm là do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tại các thị trường tiêu thụ chính yếu đi. Xuất khẩu cao su năm 1998 (bao gồm cả cao su Campuchia tạm nhập tái xuất) chỉ đạt 191 ngàn tấn. Hơn nữa, giá trung bình trong năm chỉ đạt 706,8 USD/tấn, giảm đi 27,1% so với giá năm 1997, nên kim ngạch chỉ đạt 135 triệu USD, giảm gần 30%. Bảng 12: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su. Năm Khối lượng xuất khẩu (tấn) Giá XK trung bình (USD/tấn) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tăng trưởng (%) Lượng Giá Trị giá 1991 62.947 794,0 50 1992 81.927 659,0 54 30,2 - 17,0 8,0 1993 96.667 765,5 74 18 16,2 37,0 1994 135.532 981,3 135 40,2 28,2 79,7 1995 138.015 1.311,5 188 1,8 33,7 36,1 1996 194.000 1.314,4 255 40,6 0,2 35,6 1997 197.000 969,5 191 1,5 - 26,2 - 25,1 1998 191.000 706,8 135 - 3,0 - 27,1 - 29,3 1999 200.000 554,0 120 4,7 15,1 - 11,1 2000(*) 220.000 570,0 125,4 10 2,9 4,5 Nguồn: Thời báo kinh tế, tháng 1/2000. Báo cáo của Tổng cục thống kê. (*): Số liệu dự báo. Trong 3 năm trở lại đây, việc xuất khẩu cao su của Việt Nam có nhiều biến động. Sản lượng xuất khẩu tăng giảm thất thường. Mức tăng trưởng không đáng kể , đặc biệt năm 1998 còn bị giảm về sản lượng do ảnh hưởng của thời tiết và cuộc khủng hoảng khu vực. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì năm 1998 xuất khẩu được 191 ngàn tấn, giảm 3% sản lượng so với năm 1997. Năm 1999 xuất khẩu được 200 ngàn tấn, trị giá 120 triệu USD, tăng 4,7% về sản lượng nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm đi 15 triệu USD, tức là giảm 11,1% so với năm 1998. Kim ngạch xuất khẩu: Giá cả trên thị trường thế giới biến động khá mạnh, điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu cao su. Tốc độ tăng trưởng bình quân về kim ngạch giai đoạn 1991-1999 là 17,5% nhưng tăng không đều trong các năm. Năm 1994, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 133 triệu tấn, tăng 79,7% so với năm 1993, và năm 1996 kim ngạch đạt cao nhất là 255 triệu USD tăng 36,5%, trong khi năm 1998 lại giảm tới 29,3% so với năm 1997. Nguyên nhân chính là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ gây ra sự mất giá của đồng bản tệ của các quốc gia sản xuất chính đã đẩy giá cao su xuống thấp, gây thiệt hại cho tất cả các nước sản xuất và xuất khẩu cao su, trong đó có nước ta. Sang năm 1999, hoạt động xuất khẩu mặt hàng này đã có dấu hiệu phục hồi. Sản lượng xuất khẩu tăng 4,7%. Quý I năm 2000, xuất khẩu cao su đã đạt hơn 68 ngàn tấn, thu 43 triệu USD. Giá xuất khẩu: giá xuất khẩu thời kỳ 1991-2000 biến động khá phức tạp. Mặc dù tình hình kinh tế trong khu vực đã ổn định và dần phục hồi nhưng thị trường cao su vẫn chưa ổn định. Tổ chức Cao su thiên nhiên quốc tế (INRO) đã bắt đầu bán nguồn cao su dự trữ và các nhà kinh doanh cao su hoạt động cầm chừng làm cho giá cả luôn biến động, lên xuống thất thường. Cao su Việt Nam cũng ở trong tình trạng chung. Trong thời kỳ 1991-1999, giá xuất khẩu cao nhất là 1.401 USD/tấn; thấp nhất là 640 USD/tấn. Bình quân cho cả thời kỳ là 554 USD/tấn. Năm 1997: 969,5 USD/tấn. Năm 1998: 706,8 USD/tấn. Năm 1999 chịu ảnh hưởng mạnh nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế, tiền tệ, giá xuất khẩu giảm xuống thấp nhất là 554 USD/tấn. Bảng 13: giá xuất khẩu bình quân tháng trong năm 1999. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giá XK USD/tấn 594 605 594 586 575 569 546 518 507 479 513 106 Nguồn: Thời báo kinh tế, tháng 2/2000. Giá xuất khẩu cao su của chúng ta bao giờ cũng thấp hơn giá xuất khẩu thế giới từ 5-10%, chủ yếu là do chất lượng sản phẩm của chúng ta còn chưa thật sự được tin tưởng. Yếu tố tác động đến chủ yếu là chi phí lao động trong quá trình chăm sóc, thu hoạch và chi phí cho chế biến, nhưng chi phí cho chế biến mủ cao su do tính chất riêng có của ngành này tương đối ổn định. Do vậy, có thể tăng cường đầu tư thiết bị cho chăm sóc thu hoạch để giảm chi phí sức lao động và nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Về thị trường xuất khẩu: Từ năm 1990 trở về trước, thị trường tiêu thụ chính của Việt Nam là Liên Xô (60%), Singapore (20%) và Đông Âu (10%). Trong những năm gần đây, thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu mất dần, nếu không nói là mất hẳn (chỉ còn hơn 1% năm 1995). Tỷ trọng của thị trường Singapore cũng giảm đi. Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su số 2 thế giới và cũng là nước ưa chuộng cao su tấm xông khói, đã nổi lên trở thành thị trường tiêu chụ chính của cao su Việt Nam (năm 1997 chiếm tới 70%). Dự kiến năm 2000 Trung Quốc sẽ nhập khẩu 429.000 tấn cao su so với 290.000 tấn dự đoán trước đó và mỗi năm sẽ tăng 15% cho đến năm 2004 để đảm bảo sản xuất trong nước. Hiện nay, thị trường xuất khẩu cao su chủ yếu của Việt Nam là Châu á với tỷ trọng xuất khẩu chiếm gần 90%. Cao su của ta cũng được bán cho các khách hàng Mỹ và EU (chiếm tỷ trọng khoảng 10%). Sự phụ thuộc mạnh vào thị trường Trung Quốc (chủ yếu là do Trung Quốc ưa chuộng cao su tấm xông khói và sẵn sàng chấp nhận chất lượng vừa phải) đã gây rất nhiều khó khăn cho ngành cao su Việt Nam. Cụ thể, cao su được xuất sang Trung Quốc chủ yếu theo hình thức biên mậu để các doanh nghiệp Trung Quốc tiện trốn thuế. Nếu suôn sẻ thì mua và thanh toán đàng hoàng, nếu không thì “xù” luôn khiến khá nhiều doanh nghiệp của ta hoặc bị đọng hàng tại khu vực biên giới, hoặc bị mất trắng. Từ khi Trung Quốc mở chiến dịch chống buôn lậu qua biên giới, lượng cao su nhập khẩu đã giảm hẳn, gây khó khăn cho cả Việt Nam và Thái Lan, trong đó Việt Nam gặp khó khăn nhiều hơn. Do Trung Quốc áp dụng chính sách Quota đối với việc nhập khẩu cao su nên trong những tháng cuối năm 1999, các doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân tập trung bán mủ cao su nguyên liệu cho Trung Quốc so không cần có Quota, thuế nhập khẩu thấp, giá bán lại cao, hiệu quả hơn giá bán cao su thành phẩm (giá xuất khẩu cao su nguyên liệu từ 320-380 USD/tấn, giá xuất khẩu cao su thành phẩm từ 520-560 USD/tấn). Từ tháng 9 năm 1999, Việt Nam đã chỉ định 19 đầu mối xuất khẩu cao su sang các nước láng giềng trong đó có cả Trung Quốc, góp phần ổn định được giá cả, lượng hàng tồn kho tại các cửa khẩu cũng giảm, ít có hiện tượng tranh mua, tranh bán hoặc ép giá. Bắt đầu từ trung tuần tháng 10/1999 trở lại đây, giá cao su có nhích lên khả quan hơn nhưng vẫn còn thất thường, hy vọng rằng chúng ta có thể nâng cao thêm giá trị xuất khẩu. Như vậy thị trường Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính nhưng hiện vai trò đang có xu hướng giảm dần. Các thị trường truyền thống lại bắt đầu khôi phục lại như Singapore, Nga. Khái quát tình hình xuất khẩu cao su của nước ta hiện đang có chiều hướng thuận lợi. Về cơ chế chính sách phát triển của Nhà nước: Các loại thuế nội địa đánh vào sản phẩm gồm: Bảng 14: Các loại thuế nội địa. STT Các loại thuế Đã phân bổ cho các loại hình tiêu thụ Nội tiêu Xuất khẩu 1 Thuế giá trị gia tăng 10,0% 0% 2 Thuế vốn cố định và thuế vốn lưu động 2,4% 2,4% 3 Thuế thu nhập doanh nghiệp 25,0% 25,0% 4 Thuế sử dụng đất tính theo thóc qui tiền 500 kg/ha 500 kg/ha * Nguồn: Báo cáo Tình hình xuất khẩu cao su năm 199. Vụ XNK, Bộ thương mại. Ngoài ra còn có thuế sử dụng đất nông nghiệp tuỳ theo từng loại đất. Thuế nhập khẩu mặt hàng cao su từ 30-50%, chủ yếu là các loại săm lốp, lộ trình cắt giảm thuế vào năm 2003. Nhà nước không áp dụng các biện pháp phi thuế cho hàng cao su xuất khẩu. So sánh khả năng cạnh tranh với hàng ngoại (trong môi trường có hàng rào bảo hộ và không có bảo hộ), Lợi thế cạnh tranh của mặt hàng này có thể được xem ở một số mặt sau: Thổ nhưỡng tốt, năng xuất mủ cao hơn năng xuất của các nước trong khu vực (trừ Thái Lan). Mặt hàng giá sinh hoạt trong nước còn thấp, do vậy chi phí lao động chiếm trong giá thành chiếm tỷ lệ thấp. Diện tích trồng cao su phần lớn ở những vùng khí hậu tương đối an toàn (ít bị bão, lũ). 3. Cây điều 3.1 Tổng quan tình hình điều trên thế giới 3.1.1 Tình hình sản xuất: Với các nước đang phát triển, cây điều là cây có giá trị kinh tế nhờ những ưu thế về tính đa dạng của sản phẩm. Nhân điều là thực phẩm dinh dưỡng cao, chiếm phần lớn giá trị trong các sản phẩm được chế biến từ hạt điều. Bên cạnh đó còn có các phụ phẩm như: dầu vỏ hạt điều dùng sản xuất sơn chống thấm, vecni, vật liệu cách điện, ...; gỗ điều làm đồ mộc gia dụng, ván nhân tạo, ...; quả điều có thể được sử dụng làm đồ uống,... Hiện có trên 50 nước thuộc vùng nhiệt đới trồng điều với tổng sản lượng gần 1 triệu tấn hạt thô mỗi năm (Bảng 1). Các nước có sản lượng điều lớn và xuất khẩu chủ yếu trên thế giới hiện nay là ấn Độ, Brazil, Việt Nam, Tanzania, Indonexia, Moozambic, Nigieria, Kenia. Do giá nhân điều tăng nhanh, các nước thuộc Châu Phi, ấn Độ đang tập trung đầu tư trồng mới, nên dự kiến sản lượng điều thế giới còn tiếp tục tăng lên trong những năm tới. 3.1.2 Tình hình xuất khẩu: Phần lớn những nước sản xuất chủ yếu điều thô trên thế giới là những nước xuất khẩu điều lớn. Sản lượng xuất khẩu điều ngày càng tăng, với những nước xuất khẩu chính là ấn Độ (khoảng 48% tổng sản lượng xuất khẩu thế giới), Brazil (khoảng 20%) và Việt Nam (gần 20%). Bảng 15: Nhập khẩu nhân điều ở những nước tiêu thụ chính. Đơn vị: tấn. Nước 1995 1996 1997 1998 1999 2000 (*) Toàn thế giới 128.301 139.255 147.647 152.293 162.908 180.000 Mỹ 52.663 59.036 61.236 65.335 69.642 75.500 Canada 4.150 4.536 4.990 5.120 5.530 6.500 Hà Lan 8.550 12.406 14.288 13.354 14.820 15.000 Đức 9.616 10.818 12.474 12.532 12.847 13.000 Anh 5.126 6.373 6.577 6.775 6.943 7.500 Pháp 2.880 3.924 4.990 5.106 5.832 7.000 Tây Âu 4.173 2.994 3.856 4.231 4.560 5.000 Trung Quốc 14.991 12.497 12.474 12.450 13.102 15.000 Nhật Bản 6.192 6.418 6.577 6.664 7.473 8.500 Nước Châu á khác 5.602 5.239 4.763 5.021 5.539 6.500 Austraylia 5.534 5.148 5.443 5.523 6.236 7.000 Trung Đông 3.901 4.491 4.536 4.632 4.711 6.000 Các nước khác 4.922 5.375 5.443 5.550 5.573 6.500 Nguồn: Nghiên cứu tình hình thị trường của FAO, TradeYearbook,1995,1999. (*): Số liệu dự đoán. Thị trường tiêu thụ nhân điều trên thế giới phát triển thuận lợi với mức tăng nhập khẩu hàng năm từ 5à7%. Các nước nhập khẩu nhân điều với số lượng lớn thường là các nước công nghiệp phát triển, trong đó Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất (chiếm 50% sản lượng xuất khẩu điều thế giới). Hiện nay, tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu đạt 150.000 tấn. Năm 2000, dự báo khả năng nhập khẩu nhân điều sẽ đạt khoảng 180.000 tấn. 3.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu điều của Việt Nam. 3.2.1 Tình hình sản xuất: Cây điều hiện đang là một trong những cây công nghiệp hiện có diện tích lớn của nước ta. Chế biến sản phẩm từ hạt điều để xuất khẩu cũng có vị trí quan trọng về doanh thu ngoại tệ trong mặt hà0ng nông sản xuất khẩu (đứng thứ tư sau lúa, cao su và cà phê) và thực sự trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật đang tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, ngành hàng này đang có những khó khăn do cả phía khách quan và chủ quan tác động đến sự ổn định và phát triển cần được Nhà nước và các Bộ, ngành quan tâm giải quyết. Cây điều là một loại cây có khả năng chịu hạn cao và lại có thể trồng ở những vùng đất xấu, không phù hợp trồng trọt các loại cây khác. trước năm 1980, cây điều được trồng để phủ xanh đất trống (trồng rừng) chủ yếu để giữ đất, làm củi là chính. Sau đó, do có xuất khẩu hạt điều thô và nhất là khi có nhiều nhà máy chế biến xuất khẩu nhân điều hoạt động (từ năm 1990 trở đi) thì cây điều trở thành cây công nghiệp được quan tâm đầu tư, chăm sóc của các hộ nông dân, các đơn vị chuyên ngành của một số tỉnh cũng đã quan tâm đến công tác khuyến nông trồng điều. Bởi vậy, cùng với việc tăng diện tích thì năng suất và sản lượng, chất lượng điều bước đầu cũng đã có những chuyển biến tích cực. Về diện tích: mặc dù phát triển tự phát và trong thời gian chưa dài, ngành sản xuất điều ở nước ta đã đạt được diện tích và sản lượng đáng kể. Đầu những năm 80, Việt Nam mới có diện tích điều chưa đáng kể, mãi đến năm 1998 diện tích cây điều Việt Nam mới tăng lên tới khoảng 250.000 ha, trong đó 220.000 ha cho thu hoạch, phân bố ở các vùng như sau: - Đông Nam Bộ : 149.000 ha - Duyên hải Nam Trung Bộ : 61.000 ha - Tây Nguyên : 27.000 ha - Đồng bằng sông Cửu Long : 13.000 ha Như vậy, diện tích trồng điều chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, chiếm gần 60% tổng diện tích trồng điều toàn quốc, gồm các tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà rịa Vũng Tàu, Bình Thuận. Diện tích còn lại ở các tỉnh Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Với sự hỗ trợ của Nhà nước và đầu tư của nhân dân, sản xuất điều phát triển rất nhanh. Năm 1998, diện tích trồng điều đã là 250.000 ha, tăng gấp 8 lần so với năm 1980. trong vòng 4 năm từ 1993-1997, diện tích điều cả nước tăng 125.000 ha, tỷ lệ tăng diện tích lên tới 12,8%/năm. Bảng 16: Diện tích trồng điều ở các vùng qua các thời kỳ. Đơn vị: ha. Vùng 1990 1992 1994 1995 1997 2000(*) Toàn quốc 104.500 78.972 172.542 188.825 250.000 232.500 D.H Nam Trung Bộ 40.000 2.051 18.763 22.473 61.000 56.500 Tây Nguyên 3.000 544 20.569 28.462 27.000 23.000 Đông Nam Bộ 55.500 76.378 133.210 137.414 149.000 139.500 Đ.B sông Cửu Long 6.000 476 13.000 13.500 Nguồn: Báo thông tin thị trường, tháng 3/2000. Niên giám thống kê thương mại 1999,2000. (*): Số liệu dự báo. Ngoài Đông Nam Bộ là vùng trồng điều truyền thống, gần đây điều được phát triển mạnh ở các tỉnh Duyên hải miền Trung, vừa phát huy hiệu quả kinh tế, vừa tận dụng được vùng đất xấu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, đến năm 1998, do giá điều giảm và hiệu quả sản xuất điều không cao như cà phê nên nhiều hộ gia đình đã chặt điều để trồng cà phê, dẫn đến sự sụt giảm không những về diện tích trồng điều mà cả sản lượng và năng suất trồng. Sản lượng điều tăng đáng kể: từ 28.000 tấn (1990) đến 140.000 tấn (1997) đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hạt điều lớn thứ 3 thế giới, sau ấn Độ và Braxin. Giải quyết công ăn việc làm cho gần 300.000 lao động nông nghiệp, tạo thu nhập cho người nghèo. Với năng xuất bình quân 0,5 tấn/ha, thu nhập của người trồng điều đạt khoảng 6à7 triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, năm 98, 99, do nhiều người chặt điều trồng cà phê nên sản lượng điều thô đã giảm đi đáng kể. Năm 1999, sản lượng điều thô chỉ bằng 50% so với năm 1997. Bảng 17: Sản lượng điều và kim ngạch xuất khẩu qua các năm. Đơn vị: tấn. Năm Sản lượng SX trong nước Năng suất (tạ/ha) Nhập hạt thô Xuất hạt thô Xuất nhân Kim ngạch (triệu USD) 1981 1.530 1987 1.449 1988 468 300 33,6 1989 12.000 11.000 261 1990 28.000 5,11 27.000 286 14,2 1991 31.000 5,82 30.000 360 23,3 1992 47.000 5,95 40.000 1.400 28,5 1993 60.000 4,90 30.000 6.000 49,1 1994 90.000 5,22 50.000 9.526 70,5 1995 100.000 5,30 18.257 88,8 1996 110.000 5,43 23.791 75,5 1997 140.000 5,6 33.000 133,3 1998 100.000 4 10.000 26.000 117,0 1999 70.000 3,92 20.000 16.000 108,5 2000(*) 100.000 5,2 25.000 20.000 120 Nguồn: Báo cáo Tình hình xuất khẩu Điều, giai đoạn 1990-2000. Vụ XNK, Bộ Thương Mạ.i (*): Số liệu dự báo. Về năng suất trồng điều: Cây điều hiện được trồng chủ yếu từ hạt điều thương phẩm, thiếu chăm sóc, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, song nhờ trồng trên đất khá tốt và thời tiết thuận lợi nên đã đạt năng suất bình quân 7-8 tạ/ha ở những năm đầu thu hoạch. Hiện nay năng xuất trung bình chỉ đạt 4-5 tạ/ha/năm do nhiều nguyên nhân như sự thoái hoá giống, thoái hoá đất, chưa được đầu tư chăm sóc một cách thích đáng, thời tiết không thuận lợi,.... Những năm gần đây, một số tỉnh như Đồng Nai trồng điều từ giống vô tính (lai ghép) và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật, thâm canh, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh nên năng suất có lúc đạt tới 1,5-2,5 tấn/ha. Đây là một bước tiến mới và cần được áp dụng rộng rãi cho các vùng trồng điều khác. Về chế biến: Công nghiệp chế biến để lấy nhân hạt điều xuất khẩu đã hình thành phát triển rất nhanh. Từ năm 1990 có 19 nhà máy chế biến với năng lực sản xuất 17.000 tấn/năm và giải quyết công ăn việc làm cho gần 3.000 lao động. Cả nước hiện có trên 60 cơ sở chế biến tách nhân điều với tổng công suất đạt tới 220.000 tấn hạt thô/năm đảm bảo bóc tách hết sản lượng điều thô trong nước. Nếu tiến hành sản xuất hai ca thì tổng công xuất chế biến có thể đạt từ 250-300 nghìn tấn/năm. Công nghiệp chế biến đảm bảo chế biến hết lượng điều thô, lựa chọn được công nghệ và thiết bị chế biến phù hợp. Chất lượng nhân điều được thị trường thế giới chấp nhận với sản lượng mỗi năm một tăng. Bảng 18: Số lượng các cơ sở chế biến điều qua các năm. Năm Số cơ sở chế biến Tổng công suất (tấn/năm) 1988 3 1.000 1989 7 13.000 1990 19 17.000 1994 30 75.000 1995 40 100.000 1996 52 120.000-150.000 1998 60 200.000-300.000 2000 60 200.000-300.000 Nguồn: Báo cáo Tình hình hạt điều tại Hội nghị Cây điều Việt Nam. Hiệp hội cây điều Việt Nam. Cơ khí trong nước đã tự thiết kế và chế tạo được toàn bộ dây chuyền thiết bị với công nghệ chao dầu đang được áp dụng phổ biến trên thế giới. Mô hình chế biến là kết hợp cơ giới và thủ công nên vốn đầu tư thấp, hiệu suất thu hồi vốn và chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ, tạo ra ưu thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Có thể nói, ngành điều không gặp khó khăn trong vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng nhân điều Việt Nam về cơ bản là cao hơn chất lượng điều của Indonexia và ấn Độ. Mặc dù thiết bị của chúng ta là tự tạo, giá chỉ bằng 1/10 giá thiết bị của Nhật nhưng nhìn chung nếu chỉ để xuất khẩu nhân thì công nghệ của chúng ta hoàn toàn có khẳ năng làm ra những sản phẩm đủ tiêu chuần xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới, ngay cả những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU. Hiện nay, mùa thu hoạch điều đã đến. Sản lượng năm nay dự kiến khá hơn năm ngoái khoảng 100.000 tấn điều thô. Tuy nhiên, sản lượng này vẫn chưa đủ cho nhu cầu của các cơ sở chế biến trong nước nên còn phải nhập thêm khoảng 30-40 ngàn tấn điều thô. 3.2.2 Tình hình xuất khẩu: Bảng 20: Tình hình XNK điều của Việt Nam giai đoạn 1990-2000. Năm Nhập hạt thô Xuất hạt thô Xuất nhân Giá XK bình quân (USD/tấn) KN (triệu USD) Tốc độ tăng Giá trị % 1990 27.000 286 14,2 1991 30.000 360 23,3 9,1 64,8 1992 40.000 1.400 28,5 6,2 26,7 1993 30.000 6.000 49,1 20,6 72,3 1994 50.000 9.526 4.500 70,5 26 53,1 1995 18.257 4.520 88,8 15 20,0 1996 23.791 4.600 75,6 20 22,2 1997 33.000 4.186 133,3 23 20,9 1998 10.000 26.000 4.633 117,0 - 16 -12,0 1999 20.000 16.000 5.921 108,5 - 8 - 6,8 2000(*) 28.000 20.000 5.750 120 11,5 10,6 Nguồn: FAO, Trade Yearbook, Niên giám thống kê thương mại 2000. (*): Số liệu dự đoán. Trước năm 1996, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu điều thô, nhưng sau do chính sách hạn chế xuất khẩu điều thô để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước nên việc xuất khẩu điều thô dần mất đi, thay thế bằng việc xuất khẩu điều đã qua chế biến. Thậm chí từ năm 1998 trở lại đây, chúng ta còn phải nhập khẩu điều thô từ thị trường thế giới về để chế biến. Điều đó nói lên tiềm năng phát triển của ngành điều Việt Nam trong công nghệ chế biến, tăng hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng khá ổn định trong giai đoạn 1990-1997. Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 14 triệu USD thì đến năm 1996 kim ngạch đã đạt tới 133 triệu USD, gấp 9,5 lần so với năm 1990. Tốc độ tăng trung bình mỗi năm trong giai đoạn này là 135,7%. Đây là một tốc độ tăng rất lớn, chứng tỏ sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành điều Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tăng không đều trong các năm. Những năm đầu của thập kỷ, kim ngạch tăng chậm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ lệ tăng. Điều này là do quy mô sản xuất ở thời kỳ này là không lớn dẫn đến sản lượng xuất khẩu không cao. Từ năm 1994, quy mô sản xuất được mở rộng cùng với sự đầu tư đúng mức của người sản xuất và sự hộ trợ từ phía Chính phủ nên sản lượng tăng nhanh dẫn tới tất yếu là sản lượng xuất khẩu cũng tăng rất nhanh. Bởi vậy, kim ngạch xuất khẩu thời kỳ này tăng khá mạnh. Năm 1999, mặc dầu gặp nhiều bất lợi về thời tiết, sản lượng điều giảm, song bù lại có một lượng điều thô nhập khẩu và giá nhân điều trên thế giới tăng nên kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt được trên 100 triệu USD. Do nhiều nguyên nhân dẫn tới việc chặt phá vườn điều để trồng cà phê làm cho sản lượng xuất khẩu giảm sút trong những năm gần đây. Từ năm 1998 đến nay sản lượng điều giảm liên tục, kéo theo sự sút giảm sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu. Năm 1998, sản lượng điều tụt xuống còn 100.000 tấn, giảm 33,3% so với sản lượng năm 1997. Sản lượng xuất khẩu cũng giảm xuống còn 26.000 tấn, giảm 21,2% so với năm 1997 và kim ngạch giảm xuống còn 117 triệu USD, giảm đi 12% so với năm 1997. Nguyên nhân chủ yếu là do những bất lợi về thời tiết và cuộc khủng hoảng tài chính Châu á trầm trọng và kéo dài gây những thiệt hại lớn cho ngành điều Việt Nam. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận các nguyên nhân từ phía người sản xuất. Với sự đầu tư không đúng mực, còn chưa chú ý tới việc cải tạo vườn điều nên chỉ sau một thời gian ngắn khai thác, rất nhiều vườn điều đã bị thoái hoá, cho năng suất không cao dẫn đến sự thụt giảm về sản lượng. Đây là một vấn đề cần giải quyết để có thể phát triển bền vững ngành điều Việt Nam. Về thị trường: Phát triển sản xuất và chế biến điều đã tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn với thị trường khá ổn định. Năm 1997, giá trị kim ngạch xuất khẩu của điều đạt gần 140 triệu USD, bằng 30% giá trị kim ngạch của cà phê; 76% giá trị kim ngạch của cao su. Phần lớn nhân điều của Việt Nam được dành cho xuất khẩu (90%), hiện đã có mặt ở phần lớn các nước tiêu thụ lớn trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, úc, Anh, Canada, Nhật Bản, Hà Lan, .... Thị trường ngày càng được mở rộng theo hướng tăng thị phần ở các nước công nghiệp phát triển. Bảng 21: Xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2000 Tên nước Mã 1999 2000 Mức tăng trưởng Lượng Trị giá Tỷ trọng về lượng Lượng Trị giá Tỷ trọng về lượng Trung Quốc ASI 4201 24416 70.9 4231 18538 40.9 0.7 Mỹ M1 755 4251 12.7 2109 12175 20.4 179.3 Oxtraylia U 442 2607 7.5 1279 7708 12.4 189.4 Anh EU 84 452 1.4 652 3505 6.3 676.2 Hà Lan EU 45 278 0.8 565 3256 5.5 1155.6 Hồng Kông ASI 49 232 0.8 340 1678 3.3 593.9 Đức EU 0.0 331 1811 3.2 New Canada M1 159 920 2.7 230 1151 2.2 44.7 Nhật Bản ASI 80 555 1.3 203 1264 2.0 153.8 Đài Loan ASI 15 70 0.3 89 456 0.9 493.3 Mexico M1 0.0 64 379 0.6 New Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu nhân điều 6 tháng đầu năm 2000. Vụ XNK, Bộ Thương Mại. Thị trường tiêu thụ nhân điều chính của chúng ta hiện nay vẫn là Trung Quốc. Tuy nhiên, tỷ trọng qua các năm có xu thế giảm dần. Hiện nay đã xuất hiện hiện tượng một vài doanh nghiệp vì những lợi ích trước mắt đã bán phá giá thị trương khiến những đơn vị bán với khối lượng lớn gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, theo ý kiến của Hiệp hội hạt điều Việt Nam nên chỉ định một số doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc để đảm bảo giá bán có hiệu quả, đồng thời tập trung nhu cầu nhập khẩu điều thô để phục vụ sản xuất trong nước. Bên cạnh thị trường Trung Quốc, một thành tích lớn của ngành điều Việt Nam là đã thâm nhập, mở rộng và chiếm lĩnh một số thị trường trước đây là thị trường của ấn Độ như EU, Mỹ hay Canada,.... Giá xuất khẩu nhân điều trong 4 năm qua vẫn tương đối ổn định vì nhu cầu thế giới không có nhiều biến động lớn. Giá FOB bình quân năm 1996 đạt 4.500 USD/tấn, năm 1997 là 4.186 USD/tấn, tuy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11810.DOC
Tài liệu liên quan