Khóa luận Thực trạng và và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

I. Tổng quan về các định chế tài chính

1. Khái niệm

2. Chức năng và vai trò của các ĐCTC

3. Hệ thống các định chế tài chính

II. Các định chế tài chính tham gia trên TTCK

1. Một số vấn đề cơ bản về TTCK

2. Các định chế tài chính tham gia trên TTCK

III. Vai trò của các định chế tài chính trên TTCK

1. Cầu nối giữa người cho vay và người sử dụng vốn

2. Giảm thiểu rủi ro do đa dạng hoá danh mục đầu tư

3. Giảm thiểu chi phí xử lý thông tin và chi phí hợp đồng

4. Cung cấp một cơ chế thanh toán

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

I. Sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam

1. Bối cảnh kinh tế- xã hội và môi trường pháp lý

2. Sự hình thành và phát triển

II. Hệ thống các định chế tài chính trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh

2. Các định chế tài chính tham gia trên TTCK Việt Nam

III. Thực trạng vai trò của các định chế tài chính trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1. Cầu nối giữa người cho vay và người cần vốn

2. Giảm chi phí giao dịch

3. Giảm thiểu rủi ro do đa dạng hóa danh mục đầu tư

4. Tạo cơ chế thanh toán

IV. Đánh giá chung

1. Kết quả đạt được

2. Những hạn chế và nguyên nhân

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

I. Định hướng nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên TTCK Việt Nam

1. Định hướng phát triển của TTCK Việt Nam đến năm 2010

2. Định hướng nâng cao vai trò của các ĐCTC trên TTCK Việt Nam

II. Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên TTCK Việt nam trong giai đoạn hiện nay

1. Giải pháp chung

2. Giải pháp cụ thể

2.1. Tăng năng lực tài chính của các ĐCTC

2.2. Củng cố các nghiệp vụ chính, đồng thời phát triển các nghiệp vụ mới trên thị trường

2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động của các ĐCTC

2.4. Mở rộng phạm vi hoạt động dựa vào quan điểm đa dạng hóa các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán

2.5. Hội nhập hơn nữa với thị trường chứng khoán khu vực và thế giới

3. Một số kiến nghị

KẾT LUẬN

 

 

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng qua tại kỳ họp thứ 8, khóa XI ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, thay thế cho Luật công ty đã được ban hành trước đó. Luật doanh nghiệp quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Luật điều tiết việc phát hành, kinh doanh chứng khoán của các công ty cổ phần. Theo Luật doanh nghiệp mới, các ĐCTC có thể tham gia góp vốn, chuyển nhượng vốn cổ phần, đại lý. So với Luật công ty đã ban hành, thì Luật doanh nghiệp cho phép các công ty TNHH được phép phát hành trái phiếu, cho phép thành lập loại hình doanh nghiệp mới là công ty TNHH một thành viên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhà nước và các ĐCTC thành lập công ty con để hoạt động trong một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chứng khoán. Tóm lại, trong thời gian vừa qua, các cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK đã có những bước tiến quan trọng trong việc soạn thảo, phê chuẩn và ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến chứng khoán và TTCK. Đặc biệt là sự ra đời của Luật chứng khoán - văn bản pháp lý cao nhất về chứng khoán và TTCK, sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp. Các văn bản pháp lý này đã bước đầu thiết lập khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh chứng khoán trên TTCK Việt Nam. Các định chế tài chính tham gia trên TTCK Việt Nam Thị trường tài chính Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển vượt bậc, được xếp vào là một trong những thị trường tài chính có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Đặc biệt, từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thị trường tài chính Việt Nam nhanh chóng trở thành nơi hấp dẫn đầu tư của các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính để huy động trong dân chúng của Việt Nam còn rất lớn vì hiện tại Việt Nam mới chỉ có khoảng 8% dân số có tài khoản tại ngân hàng trên tổng số trên 84 triệu người. Việt Nam, với quan điểm thiết lập hệ thống ĐCTC theo hướng đa dạng hóa, đa năng hóa, đã hình thành hệ thống ĐCTC đa dạng, gồm hai khối sau: Các ngân hàng Là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình NHTM hàng gồm: Ngân hàng thương mại Ngân hàng đầu tư và phát triển Ngân hàng chính sách Ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng và các loại hình ngân hàng khác. Các tổ chức phi ngân hàng Là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không được làm dịch vụ thanh toán. Loại hình này gồm các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, các công ty bảo hiểm, CTCK. 2.1. Các ngân hàng thương mại Trong hệ thống các ĐCTC Việt Nam hiện nay, NHTM đóng vai trò quan trọng nhất đối với thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, làm nghiệp vụ chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam trước đây là hệ thống ngân hàng một cấp, vừa làm nhiệm vụ của Ngân hàng trung ương, vừa thực hiện chức năng của Ngân hàng kinh doanh tiền tệ. Hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống ngân hàng nước ta thực sự được đổi mới căn bản và toàn diện khi Pháp lệnh ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành. Hệ thống ngân hàng Việt Nam được phân chia làm hai cấp, trong đó NHTM thực sự trở thành tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng. Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống NHTM, Quốc hội đã thông qua Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997, có hiệu lực ngày 01/10/1998 để tạo điều kiện cải cách mạnh mẽ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bảng 2: Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay STT Các ngân hàng Việt Nam Số lượng 1 Ngân hàng thương mại quốc doanh 5 2 Ngân hàng chính sách 1 3 Ngân hàng phát triển 1 4 Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị 31 5 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn 4 6 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 37 7 Ngân hàng liên doanh 5 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Ngành ngân hàng Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, mức đóng góp tăng từ 25% GDP trong năm 2000 lên 63% hiện nay. Ngành ngân hàng là một ngành có tiềm năng phát triển cao trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và của người tiêu dùng ngày càng cao. Hiện nay các NHTM có bốn khó khăn lớn cần phải vượt qua, đó là: các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng (Luật ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng), năng lực tài chính, công nghệ ngân hàng và khó khăn cuối cùng là nhân lực. Ví dụ, năm 2005, hai luật (Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng) đã được sửa đổi, bổ sung nhưng trên thực tế, vẫn chưa theo kịp với tiến trình hội nhập. Hai luật này được xây dựng từ năm 1997, năm mà khủng hoảng tài chính diễn ra tại Châu Á, nhiều NHTM cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Những quy định lúc đó phù hợp với các luật khác như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp nhưng hiện các luật đó đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, cởi mở và thông thoáng hơn rất nhiều. 2.2. Các ĐCTC phi ngân hàng 2.2.1. Công ty chứng khoán Luật chứng khoán được ban và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã thay thế cho các văn bản pháp lý trước đó nhằm điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của các CTCK. Năm 1999 chỉ có duy nhất 1 CTCK được thành lập là CTCK Bảo việt. Sang năm 2000, khi TTGDCK Thành phố Hồ chí Minh chính thức đi vào hoạt động, đã có thêm 6 CTCK được thành lập, gồm CTCK Ngân hàng đầu tư và phát triển, CTCK Ngân hàng công thương, CTCK Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, CTCK Ngân hàng Á châu, CTCK thăng Long, CTCK Sài Gòn. Triển vọng phát triển nhanh của TTCK đã tạo điều kiện cho hàng loạt các CTCK ra đời trong vài năm gần đây. Năm 2006 chứng kiến sự ra đời của 39 CTCK. Và tính đến ngày 10/10/2007, TTCK có 59 CTCK đang hoạt động, trong đó có 58 CTCK đã trở thành thành viên chính thức của SGDTP HCM và TTCK HN (CTCK VNS mới chỉ đăng ký làm thành viên tại TTCK Hà Nội). Hiện nay còn có khoảng 80 hồ sơ đang chờ được cấp phép thành lập CTCK (Phụ lục 1). Trong số 59 CTCK đang hoạt động, có 8 CTCK được tổ chức theo mô hình công ty TNHH, 51 công ty còn lại được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần. Trong đó, CTCK Sài Gòn và CTCK Bảo Việt đã niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK Hà Nội vào tháng 12/2006. Trong số các CTCK đã được thành lập, đáng chú ý nhất là nhóm các CTCK trực thuộc ngân hàng. Khối các công ty này thường có thế mạnh về năng lực vốn, kỹ thuật, công nghệ, mạng lưới chi nhánh, nhân lực và mối quan hệ mật thiết với khách hàng có được từ ngân hàng mẹ. 2.2.2 Quỹ đầu tư Quỹ đầu tư là một trung gian tài chính khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam, bắt đầu xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX. Khi TTCK Việt Nam phát triển một cách đều đặn, chỉ số chứng khoán không có nhiều biến động thì xu hướng là các nhà đầu tư sẽ tự tiến hành đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, khi TTCK bắt đầu lên xuống thất thường và gây những thiệt hại đáng kể do không có chiến lược đầu tư hợp lý cũng như không có đủ nguồn lực để tìm kiếm và phân tích thông tin đã khiến cho các nhà đầu tư phải tìm cách đầu tư khác để giảm thiểu rủi ro. Và điều này đã tạo cơ hội cho sự ra đời và phát triển của các quỹ đầu tư trên TTCK trong thời gian vừa qua và trong thời gian tới. Hiện nay, theo thống kê của Viet Nam Investment Review, số các quỹ đầu tư đang tiến hành hoạt động tại Việt Nam vào khoảng 46 quỹ với tổng số vốn hơn 6.277 tỷ USD, trong đó có 10 quỹ đầu tư trong nước và 36 quỹ đầu tư nước ngoài. Công ty quản lý quỹ lớn nhất là Dragon Capital với số vốn lên tới 1,91 tỷ USD, quản lý 3 quỹ đầu tư. Tiếp theo là Vina Capital và Indochina Capital với số vốn lần lượt là 1.015 tỷ USD và 0,57 tỷ USD (Phụ lục 2). Hoạt động của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ được điều chỉnh theo Quyết định 35/2007/QĐ-BTC ban hành ngày 15/05/2007 của Bộ tài chính về việc tổ chức và quản lý các quỹ đầu tư tại Việt Nam. Các quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam chủ yếu là quỹ đóng, có thời gian hoạt động từ 5 đến 10 năm, với mục tiêu xây dựng danh mục tăng trưởng ở cả ba khía cạnh: tăng trưởng lợi nhuận, tăng trưởng giá trị tài sản và tăng trưởng về vốn. Ngoài ra, các quỹ đầu tư trong nước hầu hết là quỹ thành viên, ngoại trừ VFMVF1, VFMVFII và PRUBF1. Thành viên của các quỹ này là các ngân hàng, các CTCK hoặc tổng công ty có tiềm lực tài chính. Ví dụ, thành viên của Quỹ đầu tư chứng khoán Bảo việt bao gồm tổng công ty Bảo việt Việt Nam, Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, Bảo hiểm Việt Nam, tổng công ty cổ phần Bảo Minh, công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng, công ty cổ phần liên doanh bảo bảo hiểm quốc tế. 2.2.3. Công ty bảo hiểm Nền kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục phát triển, tốc độ tăng GDP cao, thu nhập của người dân được cải hiện, đặc biệt là tầng lớp trung lưu giàu có ngày một tăng là cơ hội để phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam. Thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây đã thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của các công ty bảo hiểm trong nước và ngoài nước. Bảng 3: Tốc độ tăng GDP, thu nhập của người dân và doanh thu bảo hiểm Năm GDP Thu nhập/đầu người (USD/năm) Tổng doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ (tỷ đồng) Tổng doanh thu bảo hiểm nhân thọ (tỷ đồng) 2004 7.7% 400 4.790 7.710 2005 8,4% 619 5.678 8.130 2006 8,2% 720 6.360 8.500 6 tháng đầu năm 2007 7,78% 4.036 702(4.426) (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Tính đến tháng 12/2006, thị trường bảo hiểm có 22 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 7 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Một số doanh nghiệp lớn trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có thể kể đến như: Bảo việt Việt Nam, Prudential, Dai – Ichi (vừa mua lại Bảo minh CMG), Manulife… Việc thu hút các tổ chức bảo hiểm tham gia vào TTCK có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thị trường. Doanh thu từ phí bảo hiểm hàng năm của các doanh nghiệp bảo hiểm là rất cao và đây chính là nguồn đầu tư của các công ty này. Với tính chất là các tổ chức tiết kiệm, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể lượng hóa được nhu cầu thanh toán cho các hợp đồng bảo hiểm nên có thể sử dụng một phần vốn để đầu tư kinh doanh chứng khoán như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ và cổ phiếu. Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát triển và mang tính cạnh tranh cao sẽ hứa hẹn một khả năng lớn của các tổ chức bảo hiểm trên TTCK. 2.2.4. Công ty tài chính Hiện nay có 9 công ty tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Việc tổ chức và hoạt động của các công ty tài chính được điều chỉnh theo Luật các tổ chức tín dụng. Theo đó, công ty tài chính được xem là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, được thực hiện một số hoạt động của ngân hàng như nội dung kinh doanh thường xuyên, không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không được làm dịch vụ thanh toán. Do đó, sự ra đời của các công ty tài chính sẽ là một thách thức lớn đối với hoạt động của các NHTM. Bảng 4: Danh sách các công ty tài chính tại Việt Nam hiện nay STT Tên công ty Vốn điều lệ (tỷ đồng) 1 Công ty tài chính bưu điện 500 2 Công ty tài chính cao su 500 3 Công ty tài chính dầu khí 3.000 4 Công ty tài chính dệt may 70 5 Công ty tài chính Handico 50 6 Công ty tài chính than - khoáng sản 300 7 Công ty tài chính prudential Việt Nam 120 8 Công ty tài chính Tàu thủy 1.023 9 Côngty tài chính Việt - SG 320 (Nguồn: UBCKNN) Hầu hết các công ty tài chính hiện nay, trừ công ty tài chính Prudential và công ty tài chính Việt - SG, đều là thành viên góp vốn của các tổng công ty hoặc tập đoàn Việt Nam, như tổng công ty dầu khí, than- khoáng sản, dệt may, tàu thủy, cao su, bưu điện, tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội và hoạt động với phương trâm vì sự phát triển vững mạnh của các tổng công ty, tập đoàn này. Trong đó, công ty tài chính của tập đoàn dầu khí và tập đoàn công nghiệp tàu thủy có số vốn điều lệ lớn nhất tương ứng là 3.000 tỷ và 1.023 tỷ đồng. Hoạt động mạnh nhất trên TTCK là công ty tài chính dầu khí thuộc tập đoàn dầu khí Việt Nam, được cổ phần hóa và tiến hành đấu giá cổ phần tại TTGDCK Hà Nội vào ngày 19/10/2007 Nhìn chung, các công ty tài chính có quy mô vốn nhỏ và do đều là các công ty trực thuộc doanh nghiệp Nhà nước nên kinh nghiệm hoạt động, đối tượng khách hàng còn hạn chế. Trong khi chưa có đủ năng lực cạnh tranh về vốn, nhân lực, công nghệ như ngân hàng thì các công ty tài chính chỉ tập trung vào những dịch vụ truyền thống, đơn giản, an toàn trên thị trường tài chính. Vì thế, các tổ chức và dân cư vẫn chỉ nghĩ tới các NHTM trong các giao dịch tài chính, điều này lại càng khiến cho các công ty tài chính khó khăn trong huy động vốn, mở rộng tín dụng và phát triển các dịch vụ tài chính khác. Tuy nhiên, với tính chất là một tổ chức hoạt động như một ngân hàng, trừ hoạt động nhận tiền gửi dưới một năm và hoạt động thanh toán, việc thu hút được lực lượng các công ty tài chính vào TTCK có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển thị tài chính nói chung và TTCK nói riêng. 2.2.5. Công ty kiểm toán Tính đến tháng 12/2006, trên thị trường Việt Nam có 120 công ty kiểm toán được cấp giấy phép hành nghề kiểm toán, với 4 công ty kiểm toán nước ngoài và 116 công ty kiểm toán trong nước. Sự bùng nổ của TTCK Việt Nam trong thời gian qua với làn sóng lên sàn của các công ty cổ phần, thành lập mới các CTCK và các quỹ đầu tư đã tạo ra một nhu cầu rất lớn cho ngành kiểm toán Việt Nam. Kiểm toán cho các công ty niêm yết đặc biệt có tính chất quan trọng vì chứng nhận kiểm toán là một trong những căn cứ để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư, đồng thời là một nguồn thông tin cho các cơ quan quản lý thị trường. Theo Quyết định 76/2004/QĐ-BTC, điều kiện lựa chọn công ty kiểm toán để kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, quỹ đầu tư và các tổ chức kinh doanh chứng khoán là công ty kiểm toán phải có vốn điều lệ hoặc vốn chủ sở hữu từ 2 tỷ đồng trở lên (doanh nghiệp kiểm toán trong nước) hoặc có vốn điều lệ tối thiểu là 300.000 USD (doanh nghiệp kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài); có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện; đã thành lập và hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu 5 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tham gia kiểm toán trong lĩnh vực này; có số lượng khách hàng kiểm toán hàng năm tối thiểu là 30 đơn vị. Tính đến tháng 7/2007, cả nước có 11 công ty kiểm toán được phép kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán theo quyết định số 726/QĐ-UBCK ban hành ngày 30/11/2006 (do cuối tháng 3/2007, công ty TNHH dịch vụ kiểm toán và tư vấn kế toán BHP đã mất quyền này do không đủ số lượng kiểm toán viên theo yêu cầu). Trong đó, 7 công ty kiểm toán trong nước và 4 công ty kiểm toán nước ngoài (với việc công ty kiểm toán Việt Nam -VACO chính thức trở thành thành viên của Deloite khu vực Đông Nam Châu Á). Bảng 5: Danh sách các công ty kiểm toán được phép kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, quỹ đầu tư và các công ty kinh doanh chứng khoán tính đến tháng 7/2007 STT Tên công ty kiểm toán 1 Công ty kiểm toán DTL 2 Công ty kiểm toán và kế toán AAC 3 Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán AFC 4 Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC 5 Công ty PriceWaterHouseCooper Vietnam 6 Công ty trách nhiệm hữu hạn KPMC 7 Công ty kiểm toán và tư vấn A&C 8 Công ty kiểm toán Việt Nam - VACO 9 Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam (VAE.,LTD) 10 Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 11 Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC (Nguồn:http//www.kiemtoan.com.vn) III. Thực trạng vai trò của các định chế tài chính trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Theo xu thế phát triển của các thị trường trên thế giới, các ĐCTC trở thành một trung gian không thể thiếu trên TTCK Việt Nam. Vai trò quan trọng này được thể hiện thông qua các hoạt động trên thị trường. Do vậy, phân tích hoạt động của các ĐCTC trên TTCK trong giai đoạn hiện nay là một bước cần thiết để hiểu rõ thực trạng vai trò của các tổ chức này trên thị trường. 1. Cầu nối giữa người cho vay và người cần vốn 1.1. Phát hành chứng khoán Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, các ĐCTC coi TTCK là một kênh huy động vốn rất hiệu quả. Thông qua TTCK, các ĐCTC Việt Nam đã huy động được hàng nghìn tỷ đồng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh, trong đó có các hoạt động trên TTCK, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn vốn từ những người có vốn tạm thời nhàn rỗi tới những người tạm thời thiếu vốn. Về loại chứng khoán Tính tới thời điểm hiện nay, các ĐCTC Việt Nam đã phát hành một lượng lớn các cổ phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ quỹ đầu tư. Trong đó, các chứng khoán của các NHTM đang thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư vì tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng rất cao của ngành này trong thời gian gần đây. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ, đến năm 2008 mức vốn pháp định tối thiểu của một NHTM phải đạt mức 1.000 tỷ đồng và đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Chính vì vậy, các NHTM luôn tìm cách huy động vốn từ các cổ đông, một mặt đáp ứng được yêu cầu trên, mặt khác để tăng năng lực tài chính cho các hoạt động của mình, chuẩn bị cho cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài theo cam kết gia nhập WTO của nước ta. Ngoài phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, các NHTM còn gia tăng vốn (cấp 2) bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu này khi đến hạn sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Bảng 6:Hoạt động phát hành chứng khoán của một số NHTM trong năm 2006 (Đơn vị: tỷ đồng) STT Tên ngân hàng Trái phiếu Cổ phiếu 1 Ngân hàng đầu tư và phát triển 3.250 - 2 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1.373 - 3 Ngân hàng Sài Gòn Thường tín - 2.080 4 Ngân hàng Á Châu - 1.100 5 Chứng khoán chính phủ 55.817 - 6 Toàn thị trường 66.337 23.758 (Nguồn:Báo cáo thường niên của các NHTM và UBCKNN) Ngoài các NHTM, các CTCK cũng đang gấp rút tiến hành việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường. Theo Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 05/02/2007, hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán, các CTCK muốn tiến hành đầy đủ 4 hoạt động kinh doanh chủ yếu là môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn chứng khoán, thì phải có vốn pháp định tối thiểu là 300 tỷ đồng. Nếu CTCK đã được cấp phép hoạt động kinh doanh mà không đáp ứng đủ điều kiện về vốn pháp định thì phải làm thủ tục tăng vốn trong thời gian 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Như nghiên cứu trên, hầu hết các CTCK trừ 7 CTCK là công ty con của các ngân hàng, đều có vốn điều lệ ở mức thấp, chủ yếu dưới 100 tỷ đồng. Chính vì vậy, các CTCK muốn đáp ứng được các quy định theo pháp luật thì bắt buộc phải tăng vốn điều lệ. Trong số các CTCK tiến hành tăng vốn điều lệ trong thời gian vừa qua, đáng chú ý nhất là CTCK Sài Gòn (SSI). Được thành lập năm 2000 với vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng, SSI đã tiến hành 4 lần tăng vốn điều lệ vào các năm 2001 (tăng lên 20 tỷ đồng), năm 2005 (tăng lên 52 tỷ đồng), năm 2006 (tăng lên 500 tỷ đồng), tháng 10/2007 (tăng lên 800 tỷ đồng). Về phương thức niêm yết Các chứng khoán do các ĐCTC phát hành được niêm yết trên SGDCK TP Hồ Chí Minh, TTGDCK Hà Nội, thị trường OTC, và thị trường chứng khoán nước ngoài. Trên TTGDCK HN Có 7 ĐCTC niêm yết chứng khoán với tổng giá trị niêm yết (theo mệnh giá) là 4.083.106,52 triệu đồng. Bao gồm các chứng khoán: cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu, CTCK Bảo Việt, CTCK Sài Gòn, Tổng công ty bảo hiểm dầu khí, Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia; trái phiếu của Ngân hàng phát triển. Trên SGDCK TP HCM Có 5 ĐCTC niêm yết chứng khoán với tổng giá trị (tính theo mệnh giá) là 3.566.310,655 triệu đồng. Bao gồm: cổ phiếu NHTM CP Sài Gòn; trái phiếu Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển; chứng chỉ quỹ VF1 của Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam, chứng chỉ quỹ PRUBF1 của Công ty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Prudentail Việt Nam. Thị trường OTC Có 74 mã chứng khoán của các ĐCTC trên thị trường phi tập trung OTC, trong đó, có 34 mã cổ phiếu, 1 quyền mua cổ phiếu và 4 mã trái phiếu của các NHTM CP, 24 cổ phiếu và một quyền mua cổ phiếu của các CTCK, 2 chứng chỉ quỹ đầu tư, 7 cổ phiếu và 1 trái phiếu của công ty tài chính. Thị trường chứng khoán nước ngoài Trong số các quỹ đầu tư đã phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư, chỉ có VFMVFI, VFMVFII, PRUBFI được niêm yết tại SGDCK Hồ Chí Minh, số còn lại được niêm yết tại các TTGDCK hoặc SGDCK nước ngoài. Ví dụ, VEIL niêm yết tại thị trường chứng khoán Dublin (Ireland), VF niêm yết tại SDGCK –Ireland… Hoạt động huy động vốn của các ĐCTC trong thời gian qua đáng chú ý là sự có mặt của các cổ đông nước ngoài. Theo quy định tại Nghị định 69/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 20/04/2007, tổng mức sở hữu của cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước ngoài và những người có liên quan tới nhà đầu tư nước ngoài đó) không vượt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM Việt Nam (hủy bỏ hoàn toàn tỷ lệ sở hữu hạn chế đối với trái phiếu); tỷ lệ này đối với các doanh nghiệp cổ phần là 49%. Một số đối tác nước ngoài như: HSBC (20% vốn điều lệ của Techcombank), Paris national bank (10% vốn điều lệ của Ngân hàng phương Đông), Citygroup (cổ đông của EAB) … Khi có sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài, các ĐCTC không những trở thành một cầu nối giữ nguồn vốn nước ngoài rất dồi dào với nền kinh tế nước ta mà còn có thể tận dụng những ưu thế về kinh nghiệm, trình độ quản lý, công nghệ,... của các đối tác nước ngoài để nâng cao năng lực của chính các tổ chức này. Việc thúc đẩy các ĐCTC huy động vốn trên TTCK là một giải pháp quan trọng trong chiến lược tăng vốn chủ sở hữu, tăng vốn hoạt động cho các tổ chức này, đồng thời cũng tạo ra một khối lượng hàng hóa có chất lượng cao cho TTCK, thu hút được nguồn vốn dồi dào từ nhiều nguồn khác nhau. 1.2. Kinh doanh chứng khoán Hoạt động kinh doanh chứng khoán được thực hiện bởi các NHTM và quỹ đầu tư, thực hiện vai trò cung vốn cho các đối tượng có nhu cầu về vốn, như chính phủ, các công ty... Đồng thời, đây cũng là một hoạt động tiềm năng nhằm tăng lợi nhuận cho các ĐCTC này. Cùng với nền kinh tế trong quá tình hội nhập, TTCK phát triển sôi động và chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh là những cơ hội tiềm năng để phát triển hoạt động đầu tư. Bên cạnh tăng nhanh vốn điều lệ để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động kinh doanh, các NHTM đã và đang thực hiện chính sách đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm dự trữ thanh khoản thứ cấp, phân tán rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Với tiềm lực tài chính mạnh và khả năng sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, các NHTM là nhà đầu tư quan trọng trên thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương. Theo thống kê, tại TTGDCK Hà Nội, năm 2006 có 13 ngân hàng tham gia vào đầu thầu trái phiếu. Ngoài ra, các NHTM còn đầu tư vào trái phiếu của các tổ chức tín dụng, cổ phần của các công ty con, công ty liên doanh, liên kết. Từ năm 2005 trở lại đây, danh mục đầu tư của các NHTM còn có một phần là cổ phiếu các công ty chưa và đã niêm yết và có tốc độ tăng trưởng khá cao trong các năm 2005 - 2006. Bảng 7: Hoạt động kinh doanh chứng khoán của một số NHTM (Đơn vị:tỷ đồng) Ngân hàng Vốn chủ sở hữu Chứng khoán kinh doanh Đầu tư vào chứng khoán nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết Đầu tư vào các đơn vị khác 2005 2006 2005 2006 2005 2006 2005 2006 2005 2006 Ngân hàng A Châu 948 1.100 30,218 640,195 4.228 4.823 11,713 130,964 125,003 312,949 Ngân hàng Sacombank 1.710 2.429 96,602 263,631 1.514 1.873 9,387 110,604 325,211 669,973 Ngân hàng Ngoại Thương 8.416 11.127 95,971 568,6 4.085 4.583 382,121 487,717 260,820 476,970 (Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng) 2. Giảm chi phí giao dịch Với lợi thế kinh tế theo quy mô, khi phát hành thành công hàng nghìn tỷ đồng chứng khoán và thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán trên thị trường, các ĐCTC không những là một cầu nối quan trọng giữa người cần vốn và người thiếu vốn, mà còn giảm được chi phí giao dịch cho việc luân chuyển vốn trên thị trường. Ngoài 2 hoạt động này, các ĐCTC còn có thể giúp thị trường giảm phí giao dịch thông qua các hoạt động khác, như môi giới, tư vấn; kiểm toán; ĐMTN; đại lý và bảo lãnh phát hành. 2.1. Tư vấn, môi giới chứng khoán 2.1.1. Hoạt động môi giới. 59 CTCK đang hoạt động trên thị trường hiện nay đều được cấp phép thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán. Trên TTCK hiện nay tồn tại hai loại môi giới là môi giới tự do và môi giới chính thức của CTCK. Theo Luật chứng khoán, hoạt động môi giới chứng khoán là hoạt động đặc trưng của các CTCK và thực tế đây là một trong những hoạt động chủ yếu, hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán trê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (11).doc
Tài liệu liên quan