Khóa luận Thực trạng Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

 Tại VN, việc tăng vốn điều lệ cho các NHTMNN _bộ phận chiếm ưu thế nhất hiện nay trên thị trường tài chính ngân hàng ở nước ta _ suốt thời gian qua đã luôn dựa chủ yếu vào sự cấp bổ sung vốn từ phía Nhà nước. Chính phủ đã phải sử dụng một số công cụ đặc biệt để giải cứu bài toán tình thế về vốn điều lệ như phát hành trái phiếu Chính phủ đặc biệt, tài trợ từ nguồn vay nợ nước ngoài. Song, một mặt, những biện pháp này chưa phải là tối ưu_ ví dụ công cụ trái phiếu chỉ có ýý nghĩa tăng vốn thực sự trong trung hạn (sau 5 năm), chứ chưa làm tăng được sức mạnh tài sản thực tế của các NHTMNN hiện tại; Mặt khác, với nhu cầu vốn tự có của các NHTMNN trong tương lai là vô cùng lớn để có thể duy trì tỷ lệ an toàn vốn cũng như đủ sức cạnh tranh với các tổ chức do nước ngoài đầu tư, Nhà nước sẽ khó mà duy trì được sự “tài trợ” này. Do đó, có thể nói, việc các NHTMNN trông chờ vào việc bơm vốn từ NHTW là không khả thi, mà cần có những giải pháp thiết thực và chủ động hơn. Cổ phần hóa (CPH) chính là một câu trả lời.

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5153 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong thời gian vừa qua đều tương đối khả quan, điển hình như Liên doanh ngân hàng VID Public Bank hay Indovina. Với các chủ đầu tư là các ngân hàng lớn của Việt Nam và phía đối tác có uy tín của nước ngoài (Ngân hàng Công Thương Việt Nam cùng Ngân hàng của Đài Loan thành lập Indovina Bank; Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam liên doanh với Ngân hàng Ngoại thương Nga thành lập ngân hàng liên doanh Việt – Nga, và cùng một ngân hàng lớn thứ hai của Malaysia thành lập VID Public Bank; ShinhanVina Bank là kết quả hợp tác giữa Vietcombank với Tập đoàn tài chính Shinhan của Hàn Quốc; và VinaSiam Bank là liên doanh giữa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với Ngân hàng Thương mại Thái (SCB) và Tập đoàn Charoen Pokphand của Thái Lan), có thể tin rằng quy mô vốn chủ và hệ số đảm bảo an toàn của các ngân hàng liên doanh này không ở mức quá thấp hoặc quá chênh lệch so với trạng thái của các bên góp vốn liên doanh. 2. Đánh giá thực trạng VCSH và hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam 2.1. Những thành tựu Trong khoảng nửa thập kỷ vừa qua, chỉ sau một thời gian ngắn hội nhập kinh tế tích cực và sâu rộng hơn, thị trường NH của Việt Nam đã có những biến đổi rất rõ nét và tích cực về quy mô VCSH, được tạo dựng chủ yếu trên cơ sở tăng cường nguồn vốn điều lệ. Những nỗ lực lớn nhất được thực hiện ở bộ phận NHTMNN với những đợt cấp bổ sung vốn liên tục từ phía Nhà nước (như đã trình bày ở trên): Tất cả 5 NHTMNN đã được cấp bổ sung vốn điều lệ trong 4 lần, nâng tổng số vốn tự có của các NHTMNN tính đến tháng 6/2005 lên 18.415 tỷ đồng (tương đương 1,1 tỷ USD), gấp 3 lần cuối năm 2000 [15]. Từ đó đến nay, vốn điều lệ cũng như VCSH của các NHTMNN vẫn tiếp tục tăng tương đối nhanh. Tuy nhiên, kết quả tích cực nhất về việc cải thiện trạng thái vốn đặc biệt dễ nhận thấy nhất ở các NHTMCP. Vào thời điểm 2-3 năm trước, hầu hết các NHTMCP vẫn chỉ có số vốn điều lệ phổ biến ở mức 500 tỷ VNĐ, nhưng hiện nay, “câu lạc bộ NHTMCP có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng” đã lớn mạnh rất nhanh chóng (12 trong 35 NHTMCP hiện đã vượt ngưỡng này). Những động thái tăng vốn này đã góp phần mở rộng đáng kể quy mô NH, ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả những mặt khác trong hoạt động của các TCTD: tăng số lượng chi nhánh, dịch vụ, quy mô các khoản tín dụng, v.v… Những NHTMCP lớn đang tiến dần đến mức vốn điều lệ của NHTMNN, ví dụ như trường hợp của Ngân hàng Sài Gòn thương tín với số vốn điều lệ vào tháng 10/2007 đã đạt 4.449 tỷ đồng, tương đương với mức vốn điều lệ của Vietcombank và Incombank. Không chỉ tăng về quy mô VCSH, các NHTM Việt Nam còn không ngừng quan tâm đến nhiệm vụ cải thiện hệ số an toàn vốn CAR (cả loại 1 và loại 2) _ đặc biệt là các NHTMCP. Điều này chứng tỏ các NH hiện nay có khả năng duy trì hoạt động một cách ổn định, lành mạnh, và chống đỡ tốt hơn đối với những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Đến nay, nhiều NHTMCP đã duy trì được mức hệ số an toàn rất cao, thậm chí là khi so sánh với nước ngoài, giúp đạt gần hơn tới thành tích của các NHTM lớn nhất thế giới và khu vực. Biểu đồ 5: Hệ số CAR của các NHTMCP lớn của Việt Nam so với một số nước trên thế giới (2006) Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng trên Bên cạnh đó, luật pháp liên quan tới lĩnh vực này cũng đang được hoàn thiện hơn, trong tương lai sẽ góp phần nâng cao tiềm lực tài chính cho các NHTM của Việt Nam. Cụ thể là trong thời gian tới, cùng với Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN (ban hành ngày 7/6/2007) về Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động của NHTMCP, và nghị định 141/2006/NĐ-CP (ban hành ngày 22/11/2006) về Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng Việt Nam, quy mô vốn cũng như việc thành lập các NHTM _ trong đó có NHTMCP và NHTM Liên doanh _ đều đã được thắt chặt hơn. Những yêu cầu tương đối cao này đảm bảo tính an toàn cũng như khả năng cạnh tranh cho các NH, tránh tình trạng các NHTM (đặc biệt là NHTMCP) ồ ạt đua nhau thành lập không tính đến khả năng tồn tại trong tương lai hay sự yếu thế so với các NH có quy mô lớn. Đến nay, hầu như các NHTMNN đều đã đáp ứng được mức vốn pháp định yêu cầu (vẫn còn NH Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long với số vốn đìêu lệ chưa tới 800 tỷ VNĐ) ; Các NHTMCP chưa đạt định mức sẽ có thời hạn đến năm 2008 để tăng vốn pháp định lên tiêu chuẩn đặt ra là 1.000 tỷ đồng: Bảng 7: Mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng (Ban hành kèm theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ) STT Loại hình tổ chức tín dụng Mức vốn pháp định áp dụng đến năm 2008 2010 I Ngân hàng 1 Ngân hàng thương mại a Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng b Ngân hàng thương mại cổ phần 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng c Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng d Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng đ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD 2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 3 Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 5 Ngân hàng hợp tác 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 6 Quỹ tín dụng nhân dân a Quỹ tín dụng nhân dân TW 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng b Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng 0,1 tỷ đồng II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 1 Công ty tài chính 300 tỷ đồng 500 tỷ đồng 2 Công ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng 150 tỷ đồng Tương tự, Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam), Mục II _ Điều 4 yêu cầu: 1. Tổ chức tín dụng, trừ chinh nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro. 2. Tại thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành, ngân hàng thương mại nhà nước có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn mức quy định tại Khoản 1 điều này thì trong thời hạn tối đa là 3 năm phải tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng mức quy định. Mức tăng tỷ lệ hàng năm tối thiểu bằng một phần ba (1/3) số tỷ lệ còn thiếu.” Như vậy là đến năm 2008, tất cả các tổ chức tín dụng đều phải đảm bảo đáp ứng mức tối thiểu về hệ số an toàn vốn là 8%. 2.2. Những hạn chế Tuy đã đạt được những sự tiến bộ đáng kể trong nỗ lực cải thiện tiềm lực tài chính bằng cách nâng cao các mức vốn chủ cũng như hệ số an toàn vốn, nhưng những thành tích đó của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn rất nhỏ bé nếu đem so sánh với những gì mà các định chế tài chính nước ngoài đã tạo lập được. Trong khi các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới đang bứt phá để không ngừng tăng cao hơn nữa nguồn vốn chủ nhằm chạy đua tiềm lực tài chính, thì các NHTM Việt Nam mới chỉ bắt đầu thoát khỏi tình trạng quá thấp kém, chưa nói đến việc trở thành những tổ chức mạnh. Điều này đặc biệt rõ rệt đối với bộ phận NHTMCP nông thôn và các NH Liên doanh, khi mà mức vốn điều lệ _ thành phần chủ yếu làm nên VCSH _ chỉ đạt phổ biến khoảng 500 tỷ đồng (các NHTMCP nông thôn) và khoảng 300 tỷ đồng (các NHTM Liên doanh). 17 273 Từ các số liệu đã trình bày, có thể tổng kết thấy quy mô vốn chủ của hệ thống NHTM Việt Nam là rất khiêm tốn: mức vốn điều lệ trung bình của một NHTMNN chỉ là khoảng 4.000 tỷ đồng (tương đương với 247 triệu USD), mức trung bình của một NHTMCP đô thị là 963 tỷ đồng (tức là gần 60 triệu USD), một NHTMCP nông thôn thì chỉ là 426 tỷ đồng (xấp xỉ 26,35 triệu USD), và trung bình của một NHTM Liên doanh là gần 273 tỷ đồng (tức 17 triệu USD); Tổng số vốn điều lệ của tất cả các NHTMCP đô thị là gần 29.850 tỷ đồng (tương đương 1,85 tỷ USD) Các số liệu tổng hợp từ “Hệ thống các tổ chức tín dụng” và quy đổi theo Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 19/9/2007 www.sbv.gov.vn , cũng như tổng cộng số vốn điều lệ của tất cả các NHTMNN lại cũng chỉ bằng mức vốn của một NH cỡ trung bình của các nước lân cận. Nếu so sánh với những NHTM khổng lồ nhất thế giới thì các ngân hàng của Việt Nam không thể bì kịp: Bảng 8: 25 ngân hàng hàng đầu thế giới năm 2007 xét về quy mô vốn cơ sở STT Ngân hàng Quốc tịch Vốn cơ sở (triệu USD) 1. Bank of America Corp Hoa Kỳ 91.065 2. Citigroup Hoa Kỳ 90.899 3. HSBC Holdings Anh 87.842 4. Crédit Agricole Group Pháp 84.937 5. JP Morgan Chase & Co Hoa Kỳ 81.055 6. Mitsubishi UFJ Financial Group Nhật Bản 68.464 7. ICBC Trung Quốc 59.166 8. Royal Bank of Scotland Anh 58.973 9. Bank of China Trung Quốc 52.518 10. Santander Central Hispano Tây Ban Nha 46.805 11. BNP Paribas Pháp 45.305 12. Barclays Bank Anh 45.161 13. HBOS Anh 44.030 14. China Construction Bank Corporation Trung Quốc 42.286 15. Mizuho Financial Group Nhật Bản 41.934 16. Wachovia Corporation Hoa Kỳ 39.428 17. UniCredit Italia 38.700 18. Wells Fargo & Co Hoa Kỳ 36.808 19. Robobank Group Hà Lan 34.757 20. ING Bank Hà Lan 33.958 21. UBS Thụy Sỹ 33.212 22. Sumitomo Mitsui Financial Group Nhật Bản 33.177 23. Deutsche Bank Đức 32.264 24. ABN AMRO Bank Hà Lan 31.239 25. Crédit Mutuel Pháp 29.792 Nguồn: The Banker _ “Top 25 World Banks 2007 by Tier 1 Capital” [37] Tình hình cũng không khả quan hơn khi so sánh các NHTM của Việt Nam với một số NH tiêu biểu của các nước cùng khu vực Đông Nam Á: Bảng 9: 10 ngân hàng hàng đầu Đông Nam Á năm 2006 STT Ngân hàng Quốc tịch VCSH (triệu USD) 31/12/2006 CAR (%) (31/12/2006) Loại 1 Loại 2 1. DBS Singapore 12.200 10,2 14,5 2. United Overseas Bank Singapore 10.949 11 16,3 3. OCBC Singapore 8.160 13,1 15,8 4. Maybank Malaysia 4.352 9 11,9 5. Bangkok Bank Thái Lan 4.096 12,3 15,1 6. Public Bank Malaysia 2.543 11 14 7. Krung Thai Bank Thái Lan 2.558 10,88 14,03 8. Bank Mandiri Indonesia 2.926 --- 25,3 9. RHB Bank Malaysia 1.397 8,6 11,5 10. Kasikorn Bank Thái Lan 2.475 10,45 14,74 Các NH được đánh giá theo 11 tiêu chí: 1) quy mô tài sản có; 2) tình hình cải thiện các khoản tiền gửi; 3) tình hình cải thiện các khoản nợ; 4) chỉ số rủi ro; 5) CAR; 6) lợi nhuận; 7)ROA; 8) chi phí/thu nhập; 9)thu nhập khác ngoài các khoản cho vay ; 10) dự phòng; và 11) tỷ lệ nợ xấu NPL. Nguồn danh sách 10 NH hàng đầu Đông Nam Á: Bangkok Bank’s Annual Report 2006, trang 3. Nguồn số liệu: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên trên website của 10 NH trong danh sách trên. ‏ý Nước láng giềng Trung Quốc _ quốc gia có hệ thống ngân hàng tương đồng với Việt Nam ở rất nhiều điểm _ thời gian gần đây cũng đã chứng kiến sự cải thiện hết sức đáng kể về mức VCSH. Trung Quốc cũng từng có hệ thống NHTMNN với 4 NH tương tự như hệ thống NHTMNN của Việt Nam; Từ cuối năm 2006, 3 trong số 4 NH đó đã được cổ phần hóa (cũng là nguồn gốc của bước ngoặt gia tăng vốn này), và đều đã lọt vào danh sách 25 NH hàng đầu thế giới xét về quy mô vốn cơ sở nói trên (Bank of China, ICBC, China Construction Bank Corporation); NHTMNN còn lại là Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc (Agricultural Bank of China cũng có số VCSH là 10.773 tỷ USD [43xix] ). Không chỉ mở rộng quy mô VCSH, các NH này còn đảm bảo rất tốt hệ số an toàn: Bảng 10: CAR của 3 NHTMNN lớn nhất của Trung Quốc Ngân hàng CAR (%) (31/12/2006) Loại 1 Loại 2 Bank of China (BOC) 11,44 13,59 Chinese Construction Bank (CCB) 9,92 12,11 Industrial and Commercial Bank of China (ICBC) 12,23 14,05 Mức trung bình của 3 ngân hàng 11,2 13,25 Nguồn: Tổng kết từ báo cáo thường niên năm 2006 trên website của 3 ngân hàng trên. Có thể thấy hệ số CAR của các NHTM lớn nhất của Trung Quốc rất đáng nể. Nhưng không chỉ các NHTM do Nhà nước nắm sở hữu đa số mới có các chỉ số tài chính cao như vậy _ bộ phận NH còn lại trong nền kinh tế (bao gồm các NHTM đô thị, thành phố,v.v..) cũng có mức vốn tương đối cao, và mức CAR trung bình của các NH đô thị Trung Quốc hiện nay cũng đã đạt 8,5% [25]. Ngay cả các NHTM trung bình của những nước vốn được coi là có trình độ phát triển ngang tầm (thậm chí thấp hơn) so với Việt Nam cũng vẫn có quy mô VCSH và hệ số CAR cao hơn hẳn các NHTM của ta: Bảng 11: VCSH của một số ngân hàng khác trong khu vực Ngân hàng Quốc tịch VCSH (triệu USD) 31/12/2006 CAR (%) (31/12/2006) Loại 1 Loại 2 Bank BNI Indonesia 1.346 X 19,04 Bank of the Philippine Islands Philippine 1.319 X 15,94 Siam City Bank Thái Lan 1.033 11,63 12,483 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên trên các website của các ngân hàng trên. Nếu lấy các số liệu nêu trên để so sánh một số NHTMNN hoạt động hiệu quả và có số VCSH lớn của Việt Nam với các NHTM nước ngoài thì tương quan cũng hết sức chênh lệch: Biểu đồ 6: Tương quan VCSH của Vietcombank và một số NH khu vực (31/12/2006) Biểu đồ 7: Tương quan hệ số CAR của BIDV và một số NH khu vực (31/12/2006) Phải thừa nhận rằng, cũng như mọi đơn vị kinh doanh khác, không phải VCSH càng lớn càng tốt, vì một mức vay nợ thích hợp cũng có những tác dụng riêng của nó: đóng vai trò lá chắn thuế, tận dụng được các nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động, tránh giảm quyền lực của cổ đông, v.v…Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần trước, VCSH đóng một vai trò hết sức quan trọng, qu‏ýyết định trực tiếp đến mọi khả năng hoạt động, phát triển, chống đỡ rủi ro, tạo uy tín với khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh, v.v… Vì vậy, việc VCSH của các NHTM Việt Nam thấp như vậy tất yếu tác động tiêu cực tới tiềm năng lớn mạnh của các NH. Về hệ số an toàn vốn, vẫn còn trường hợp hệ số CAR thậm chí chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu _ chủ yếu tại các NHTMNN lớn như tại Agribank, BIDV. Trong khi đó, có thể nói tất cả những NH từ cấp trung bình của các nước trong khu vực và trên thế giới hiện nay đều đã vượt cao hơn mức an toàn vốn tối thiểu 8% mà Uỷ ban Basel đề xuất. Đối với một NHTM, đảm bảo quy mô VCSH đủ lớn để khắc phục thiệt hại khi xảy ra rủi ro và ngăn ngừa nguy cơ phá sản là cực kỳ quan trọng vì nó có chức năng hàng đầu là “tấm đệm hấp thụ tổn thất”. Bên cạnh đó, hệ số CAR được Uỷ ban Basel xây dựng là một hệ số có tính khoa học rất cao và được thừa nhận, áp dụng rộng rãi. Do đó, việc một số NHTMNN còn chưa đáp ứng được yêu cầu an toàn vốn tối thiểu CAR là một nguy cơ lớn đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế, bởi đây là những trung gian tài chính lớn nhất trong mạng lưới các NHTM và có ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ, đặc biệt là trong tình hình kinh tế – xã hội nhiều biến động và rủi ro như hiện nay. Một vấn đề nữa là hiện nay, các định chế tài chính trên thế giới đã bắt đầu chuyển sang áp dụng Hiệp ước Basel II, với những đòi hỏi cao hơn nhưng cũng ưu việt hơn nhiều, nhằm đảm bảo sự lành mạnh của ngân hàng không tách rời những yếu tố khách quan và chủ quan bao bọc sự tồn tại và hoạt động của ngân hàng. Sự lành mạnh của Ngân hàng Trụ cột 3 Trụ cột 2 Trụ cột 1 Quy luật Yêu cầu vốn Quá trình thị trường tối thiểu giám sát Basel II đã khẳng định một cách hoàn chỉnh vai trò của yếu tố VCSH đối với sự ổn định của NHTM. Và một trong số 4 nguyên tắc của trụ cột Giám sát khuyến cáo các NH nên nắm giữ một mức vốn cao hơn mức yêu cầu tối thiểu. Trên thực tế, hiện nay một số nước đã đặt ra những đòi hỏi cao hơn về hệ số an toàn vốn, ví dụ Thái Lan yêu cầu 8,2%, hoặc trong những tình hình nhất định các nhà quản l‏ýý vẫn yêu cầu các ngân hàng duy trì mức an toàn lớn hơn nữa (ví dụ Hàn Quốc trong thời kỳ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 được yêu cầu đáp ứng mức CAR 10-13%). Như vậy, việc một số NHTM lớn nhất của Việt Nam vẫn chưa thực hiện thành công nội dung của Basel I đồng nghĩa với việc khó mà tính tới việc triển khai áp dụng văn bản Basel II , vì tuy khoa học và thực chất hơn, nhưng Basel II phức tạp hơn nhiều và đòi hỏi nhiều sự đầu tư cũng như theo dõi và giám sát hơn. Có thể thấy trong thời gian trước mắt, hệ thống NHTM của Việt Nam còn phải phấn đấu rất nhiều để nâng cao tiềm lực tài chính của mình. 3. Nguyên nhân của thực trạng VCSH và hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam 3.1. Nguyên nhân của những tiến bộ Thứ nhất, phải kể tới các đợt bổ sung vốn của Nhà nước dành cho các NHTMNN. (như đã đề cập ở phần thực trạng VCSH). Trước thực trạng tài chính yếu kém của các NHTMNN và thách thức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ký: Quyết định 149/2001/QĐ-TTg (ban hành 5/10/2001) phê duyệt “Đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM” và Qu‏ýyết định 92/2002/QĐ-TTg (ban hành 29/1/2002) phê duyệt “Phương án tài chính để tái cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và NHTMNN giai đoạn 2001-2003” [15]. Nội dung chủ yếu của hai quyết định này là đưa ra các giải pháp xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng của các NHTMNN (khóa sổ tại thời điểm 31/12/2000), đồng thời hỗ trợ nguồn vốn để cấp bổ sung vốn điều lệ và xử lý nợ tồn đọng của các tổ chức này. Nhờ những đợt cấp vốn trong một thời gian tương đối dài và liên tục như vậy, các NHTMNN của Việt Nam tăng mức vốn điều lệ của mình ở thời điểm năm 2005 lên gấp 3 lần so với thời kỳ đầu năm 2000. Bên cạnh đó, việc xử lý được các khoản nợ xấu là một trong những nhân tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp nhất đến kết quả cải thiện được hệ số an toàn vốn của các NHTMNN. Đối với bộ phận các NHTMCP, các nhà quản trị ngân hàng cũng hết sức quan tâm đến việc duy trì một tỉ lệ nợ xấu thấp (nhiều NHTMCP lớn hiện đều có mức nợ xấu dưới 1% Tổng dư nợ). Thứ hai, đó là việc mở cửa tăng cường hợp tác và kêu gọi nguồn lực đầu tư của nước ngoài. Điều này thực sự rõ nét ở bộ phận các NHTMCP. Không giống như các NHTMNN có sự trợ giúp to lớn từ phía Nhà nước với nguồn cung là ngân sách hoặc các công cụ tài chính hữu hiệu của chính phủ, các NHTMCP phải tự đi tìm nguồn lực. Phương pháp đang dần trở nên phổ biến và chứng tỏ hiệu quả nhất là tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài. Nhờ cách làm này, một số NHTMCP đã có thể tăng VCSH lên một cách hết sức đáng kể _ bằng cách tăng vốn điều lệ _ và trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn. Chỉ cần một hoặc hai nhà đầu tư nước ngoài rót vốn là lập tức trạng thái vốn chủ của các ngân hàng đã khác hắn. Ví dụ vốn điều lệ của Ngân hàng ngoài quốc doanh (VPBank) là 750 tỷ VNĐ, tương đương 46 triệu USD, nhưng chỉ một mình tập đoàn ngân hàng OCBC (Singapore) đã chi ngay 15,7 triệu USD để mua cổ phần của NH này. Gần đây nhất: Tuần đầu tháng 8/2007, một sự kiện được coi là “chấn động” trong cộng đồng NH Việt Nam khi Eximbank chọn được đối tác chiến lược là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC)_ một trong số ít Tập đoàn NH lớn nhất của Nhật Bản và thế giới. Chỉ một giao dịch bán 15% vốn cổ phần cho đối tác này đã đem lại cho Eximbank số tiền 225 triệu USD. Đồng thời, trong thời điểm này Eximbank cũng đang hoàn tất thoả thuận bán 10% vốn điều lệ cho 2 Quỹ đầu tư nước ngoài. Thông qua các giao dịch đó, vốn điều lệ của Eximbank tăng từ 2.800 tỷ đồng lên 3.733 tỷ đồng ngay trong năm 2007. Thặng dư vốn sau khi bán cổ phần cho đối tác nước ngoài là khoảng 5.600 tỷ đồng, cộng với khoản thặng dư vốn bán cho 17 đối tác trong nước là các tập đoàn kinh doanh có uy tín khoảng 3.500 tỷ đồng, tổng cộng là trên 9.000 tỷ đồng và VCSH tăng lên trên 13.000 tỷ đồng, trở thành NHTM cổ phần có số VCSH lớn nhất và vốn điều lệ lớn thứ hai ở Việt Nam [36]. Tập đoàn ngân hàng Australia và New Zealand là ANZ cũng đầu tư 27 triệu USD mua 10% cổ phần của NH Sài Gòn Thương tín, v.v…Đến nay, đã có gần 10 NH và tập đoàn tài chính nước ngoài, đầu tư gần 1 tỷ USD mua cổ phần, trở thành đối tác chiến lược của 7 NHTMCP của Việt Nam [35]. Đây chính là con đường đã giúp các NHTMCP lớn nhất trong hệ thống ngân hàng có những bước nhảy vọt trong khâu tăng VCSH chỉ trong một vài năm ngắn ngủi vừa qua. Thứ ba, việc Nhà nước liên tục ban hành nhiều điều luật mới liên quan tới yếu tố VCSH trong thời gian vừa qua đã buộc các ngân hàng phải nỗ lực tăng VCSH: Nghị định 141/2006/NĐ-NHCP (ban hành vào 22/11/2006) về Vốn pháp định của tổ chức tín dụng; Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN (16/6/2005) về Việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại; Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (22/4/2005) về Phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử l‏ýý rủi ro tín dụng, sửa đổi bổ sung bởi quyết định số 18/2007/QĐ -NHNN (25/4/2007); Quyết định 457/2005/QĐ - NHNN ban hành ngày 19/4/2005 về Các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xem Chương III_ Phần I _3.2.3 . Đồng thời, những yêu cầu về vốn điều lệ và hệ số an toàn vố tối thiểu với lộ trình hoàn thành là năm 2008 là động lực thúc đẩy các NHTM phải gấp rút triển khai thực hiện, nhằm đảm bảo đáp ứng những quy định đó đúng thời hạn. Thứ tư, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh, đi kèm với điều đó là sự gia tăng về nhu cầu vốn dành cho phát triển kinh tế. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, đời sống con người được nâng cao, phát sinh những thói quen tiêu dùng dịch vụ ngân hàng mới, đòi hỏi các trung gian tài chính phải tăng cường tiềm lực để cải thiện khả năng hoạt động cũng như thu hút khách hàng. Cuối cùng, việc Việt Nam từng bước hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, ký kết nhiều hiệp định song và đa phương, gia nhập các định chế tài chính lớn nhất…đồng nghĩa với việc một môi trường kinh doanh mới đang mở ra. Và các NHTM trong nước đều hiểu rõ ràng rằng những thay đổi này sẽ mang theo một sức ép cạnh tranh rất lớn. Các ngân hàng hiểu rõ mình cần phải chủ động cải thiện tiềm lực tài chính, bằng không sẽ khó có thể tồn tại trong một thị trường tài chính rất tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức trong tương lai gần. Theo các chuyên gia kinh tế – tài chính, 5 năm thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ là giai đoạn chứng kiến sự cải thiện ấn tượng của các NHTMCP. Nếu như những năm đầu các NH chấp nhận các biện pháp khắt khe để củng cố và sắp xếp thì những năm gần đây đã chủ động tăng cường năng lực để kinh doanh hiệu quả hơn. 3.2. Nguyên nhân của những tồn tại Trước hết, không thể phủ nhận thực tế rằng các NHTM Việt Nam có điểm xuất phát rất thấp. Các NHTMQD (nay là NHTMNN) được tách ra từ các bộ phận có chức năng tương ứng của NHTW; các NHTMCP thì được thành lập với những số vốn ban đầu rất ít ỏi. Chính vì điểm xuất phát thấp, cộng với thực tế là trong thời gian đầu các TCTD này mới hình thành, nền kinh tế chưa đủ điều kiện cung cấp những cơ hội cải thiện tiềm lực tài chính; do đó các ngân hàng đã phải mất một quãng thời gian rất dài và chật vật để có thể tăng nguồn vốn chủ của mình. Lấy điển hình như trường hợp NHTMCP nông thôn Đại Á (Đại Á Ngân hàng) được thành lập và khai trương hoạt động từ ngày 30/07/1993 tại Đồng Nai với mức vốn điều lệ ban đầu chỉ có 1 tỷ đồng _ thực sự là một con số quá nhỏ. Sau đó, NH này phải trải qua một quá trình tăng vốn điều lệ rất chậm chạp và mức tăng không cao: Năm 2001 sáp nhập Quỹ tín dụng Quang Vinh vào Đại Á Ngân hàng, tăng vốn điều lệ lên 8 tỷ VNĐ; Năm 2002 tăng vốn điều lệ 16 tỷ VNĐ; Năm 2003 tăng vốn điều lệ 25 tỷ VNĐ; Năm 2004, tăng vốn điều lệ lên 42 tỷ đồng. Phải đến ngày 31/12/2006, NH mới thực hiện được một bước ngoặt tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng. Hiện nay, NH cũng đã định hướng cuối năm 2007 sẽ chuyển sang Ngân hàng Thương mại cổ phần đô thị, với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng [43v]. Ngay cả ngân hàng được thành lập gần đây nhất là NH Việt – Nga, dù ra đời trong bối cảnh các tổ chức tài chính đều đã ‏ýnhận thức được việc cần gấp rút tăng cao nguồn vốn chủ, cũng chỉ có mức vốn điều lệ hơn 100 tỷ đồng. Thứ hai, sự hạn chế trong hình thức huy động nguồn lực tăng vốn của các NHTM Việt Nam khiến cho quá trình này chưa đạt hiệu quả cao. Các NHTMNN vẫn chỉ dựa chủ yếu vào sự hỗ trợ của Nhà nước, trong khi ngân sách là có hạn mà số vốn cần cấp bổ sung lại quá lớn. Các NHTMCP cũng mới dừng lại ở việc huy động thêm vốn điều lệ từ các cổ đông sáng lập _ vốn chỉ là một con số ít ỏi _ chứ chưa tận dụng được nguồn vốn từ công chúng hoặc từ nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, mới chỉ có một số ngân hàng tiến hành kêu gọi đầu tư từ các cổ đông chiến lược nước ngoài, và chỉ mới có vài ba ngân hàng tham gia thị trường chứng khoán một cách chính thức (niêm yết trên sàn chứng khoán). Thứ ba, nội dung và kết quả hoạt động của nhiều ngân hàng là một nguyên nhân khiến cho tình trạng vốn và hệ số an toàn của các trung gian tài chính này rơi vào tình trạng thấp kém. Những NHTMNN với phần lớn khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động rất không hiệu quả cộng thêm tính ỷ lại ở sự giúp đỡ của Nhà nước, hay những hộ nông dân với khả năng làm kinh tế chưa cao và tài sản đảm bảo hầu như không có, là chủ của các khoản nợ xấu tại ngân hàng. Ví dụ tại NH Đầu tư và phát triển Việt Nam năm 2006, tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo lên tới 30% và cho vay khu vực quốc doanh chiếm tới 43,2% [1iii]; Tại NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, cho vay doanh nghiệp Nhà nước cũng chiếm tới 11,1% và cho vay hộ gia đình và cá nhân (trong đó đối tượng khách hàng chủ yếu chính là các hộ nông dân ít có khả năng trả đủ và đúng hạn các khoản vay nợ) là 56,9% [1ii]. Nợ xấu khiến cho độ rủi ro cao hơn (tức là hệ số an toàn giảm đi), và nguy cơ phải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVNH014.doc
Tài liệu liên quan