Khóa luận Thuế quan Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA

Lời nói đầu

 

CHƯƠNG I SỰ HÌNH THÀNH KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN AFTA.1

 

1.1. Khái quát chung về hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

 

.1

 

1.1.1. Sự ra đời của

 

ASEAN.1

 

1.1.2. Chức năng và nguyên tắc hoạt động của

 

ASEAN.4

 

1.1.3. Cơ cấu tổ chức hợp tác kinh tế của ASEAN

 

.5

 

1.1.4. Kế hoạch và triển vọng phát triển hợp tác

 

ASEAN.8

 

1.2. Toàn cầu hoá và sự ra đời của AFTA

 

.9

 

1.2.1. Khái quát về toàn cầu hóa.9

1.2.2. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đến liên kết

 

ASEAN.11

 

1.2.2.1. Cơ hội của toàn cầu hoá đối với liên kết

 

ASEAN.11

 

1.2.2.2. Thách thức của toàn cầu hoá đối với liên kết

 

ASEAN.12

 

 

 

 

5

 

1.2.3. Sự ra đời Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA.14

1.2.3.1. Sự ra đời của

 

AFTA.14

 

1.2.3.2. Mục tiêu của

 

AFTA.17

 

CHƯƠNG II NHỮNG KHÓ KHĂN THUẬN LỢI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CẮT GIẢM THUẾ QUAN HỘI NHẬP AFTA.21

1.3. Các nội dung cơ bản của CEPT / AFTA.21

1.3.1. Nội dung loại bỏ các hàng rào phi thuế

 

quan.21

 

1.3.2. Nội dung loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (Non Tariff Barriers - NTBs) và các hạn chế định lượng (Quantitative Restriction -

QR).25

 

1.4. Cam kết về thuế của Việt Nam tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

.25

 

1.4.1. Tiến trình thực hiện AFTA của các nước

 

ASEAN.25

 

1.4.2. Tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam cho đến nay.26

1.4.3. Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể giai đoạn 2001-2006 để thực hiện

AFTA

của Việt Nam

.28

 

 

 

6

 

1.4.4. Cải cách về thuế quan của Việt

 

Nam.30

 

1.4.5. Việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 -

 

2003.3

 

3

 

1.5. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA.3

5

 

1.5.1. Những thuận lợi.39

1.5.2. Những khó khăn.47

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CAM KẾT CẮT GẢM THUẾ QUAN TẠI VIỆT NAM.52

1.6. Một số quan điểm và định hướng của Việt Nam trong hợp tác và hội nhập với

ASEAN

 

.52

 

1.6.1. Triển vọng hợp tác kinh tế - thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.52

1.6.2. Những quan điểm và nguyên tắc cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế

 

của Việt

 

Nam.55

 

 

 

 

 

7

 

1.6.3. Những định hướng lớn cho việc thực hiện có hiệu quả các kết kinh tế - thương mại với ASEAN.

.56

 

1.6.4. Những vấn đề cần quan tâm trong quá trình thực hiện cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ CEPT/AFTA.

.58

 

1.7. Một số giải kiến nghị thúc đẩy thực hiện hiệu quả cam kết cắt giảm thuế quan trong khuông khổ CEPT/AFTA.60

1.7.1. Về phía nhà nước.61

1.7.1.1. Gải pháp về đào tạo cán bộ và nâng cao năng lực doanh nghiệp.62

1.7.1.1.1. Đào tạo cán bộ.63

Nâng cao năng lực của doanh nghiệp.64

 

1.7.1.2. Một số giải pháp về Chính sách và thị

 

trường.67

 

Về chính sách thương mại.67

 

Về chính sách tài chính.68

 

1.7.2. Về phía doanh nghiệp.70

1.7.2.1. Những việc cỏc doanh nghiệp cần làm trong tiến trỡnh thực hiện.70

1.7.2.2. Một số giải phỏp cho quỏ trỡnh tổ chức thực hiện.72

1.7.2.3. Một số giải phỏp cho quỏ trỡnh tổ chức thực

 

hiện.74

 

8

 

Kết luận

 

Phụ Lục

 

Tài Liệu tham khảo

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thuế quan Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuế đánh vào hàng nhập khẩu Thuế nhập khẩu hiện hành đã được tách riêng thành thuế nhập khẩu và các loại thuế gián thu. Vấn đề này liên quan trước tiên đến thuế tiêu thụ . đặc biệt. Trước kia Việt Nam chỉ áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu một loại thuế duy nhất là thuế nhập khẩu với mức thuế suất tương đối cao so với các nước khác nhất là đối với các hàng tiêu dùng, đồ cao cấp. Về thực chất trong thuế nhập khẩu này đã bao hàm cả thuế tiêu thụ đặc biệt. Do đó khi Việt Nam tiến hành cắt giảm thuế nhập khẩu thì điều cần thiết phải xem xét và thực hiện là tách loại thuế này ra. Với cải cải cách thuế này, hàng nhập khẩu hiện nay thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi nhập khẩu. Thuế tiêu thụ đặc biệt thường đánh vào những mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng, bảo vệ môi trường và bảo đảm tính “công bằng”. Tuy là những mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng nhưng nhu cầu tiêu đùng lại ít thay đổi. Khi hệ số thay đổi đối với hàng hóa này thấp thì việc tằng mức thuế suất sẽ thúc đẩy không nhiều tới sự giảm tiêu dùng các sản phẩm chịu thuế. Do đó, các lý thuyết kinh tế thường cho rằng đánh thuế vào các mặt hàng có sự biến đổi về cầu và cung không lớn thì chỉ gây ra những tổn thất rất nhỏ đối với nền kinh tế. Lý thuyết nay cho thấy việc đưa thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu là hợp lý và có thể là một nguồn tăng thu ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo hộ đích đáng hàng sản xuất trong nước. Sửa đổi thuế Tiêu thụ đặc biệt Áp đụng thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô nội địa ngang bằng ôtô nhập khẩu, phù hợp với yêu cầu của chế độ đãi ngộ quốc gia đối với hàng hoá nhập khẩu được ký kết giữa các nước tham gia AFTA. Tuy nhiên vẫn có sự phân biệt thuế 42 suất đánh vào thuốc lá nhập khẩu và thuốc lá được sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước. Sửa đổi thứ hai của luật thuế TTĐB chủ yếu để hạn chế tiêu dùng các loại hàng hoá, dịch vụ cao cấp ở Việt Nam. Đó là việc mở rộng phạm vi các .mặt hàng và dịch vụ chịu thuế TTĐB. Ngoài thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng nhập khẩu còn. phải chịu các loại thuế gián thu sau: - Thuế giá trị gia tăng: đánh vào hàng nhập khẩu trên giá CIF cộng với thuế nhập khẩu Mặt hàng đã chịu thuế' tiêu thụ đặc biệt khi nhập khẩu không Phải chịu thuế giá trị gia tăng. - Thu bổ sung quỹ binh ổn vật giá : áp dụng đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu có giá trị lợi nhuận siêu ngạch .cao để lập quỹ bình ổn vật giá. Quỹ này được dùng để trợ giá cho các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng xuất khẩu. Với cải cách này chúng ta đã có thể giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết thực hiện CEPT mà không phải chịu những thay đổi đáng kể về khoản thu ngân sách cũng như mức độ bảo hộ đối với các ngành sản xuất trong nước. Giảm số lượng mức thuế xuất nhập khẩu Một nhược điểm của biểu thuế xuất nhập khẩu hiện nay là có quá nhiều mức thuế suất dàn trải quá rộng đã được khắc phục phần nào. Trong biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi ban hành .theo Nghị Định 1803/1998/ QĐ BTC ngày 11/12/1998, Việt Nam sử dụng 18 mức thuế vào năm 1997), từ 0% đến 100%, gồm 6174 mặt hàng chịu thuế. Với mặt hàng trước đây chịu thuế suất cao hơn 60%; những mặt hàng này có thuế suất cạo chủ yếu do gộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì vậy, sau khi tiến hành tách 43 thuế suất hiện hành thành thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt, chúng ta đã giảm bớt được số lượng các mức thuế cao. Thực hiện quy luật làm tròn chúng ta đang tiến hành làm tròn lên hoặc xuống các mức thuế suất trên cơ sở xem xét kim ngạch xuất nhập khẩu. Với các mặt hàng xuất khẩu hiện nay chúng ta chỉ côn 13 mức thuế suất khác nhau, từ 0% đến 45%. Với các mặt hàng nhập khẩu, hiện nay còn 18 mức thuế suất. Nhiều nhất là mức 0% với 1966 mặt hàng chiếm 32% tồng số mặt hàng chịu thuế Không còn mặt hàng nào có thuế suất ở mức 1, 2,3 ,4% :do đã làm tròn xuống 0% hoặc lên 5%. Đây chủ yếu là các nguyên liệu cần thiết cho sản xuất, thiết bị máy móc mà ta chưa sản xuất được, hoặc sản xuất quá ít chưa đáp ứng nhu cầu của sản xuất. ở mức từ 6-10% chỉ còn mức 10% với 508 mặt hàng (11% tổng số mặt hàng chịu thuế). Từ mức 11% đến 20% còn hai mức cơ bản là 15% ( 67 mặt hàng chiếm 1% tổng số các mặt hàng chịu thuê) và 20% (545 mặt hàng chiếm 9% tổng số các mặt hàng chịu thuế). Có 2.8 mặt hàng chịu thuế suất 100%. Các mức thuế suất 30, 40, 50, 60% làm tròn cho các mức thuế suất trên hoặc dưới mức đó. Có thể nói, chúng ta hiện nay chủ yếu áp dụng các 'mức thuế suất 0% với 1966 mặt hàng, 5% với 667 mặt hàng 10% với 508 mặt hàng, 20% với 545 mặt hàng , 30% với 658 mặt hàng , 40% với 626 mặt hàng , 50% . với 508 mặt hàng . trong tổng số 6174 mặt hàng chịu thuế. 1.11.5. Việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2003. Việc thực hiện các cam kết về thuế quan và phi thuế quan trong ASEAN của Việt Nam là nội dung quan trọng nhất của Hiệp định CEPT. Quá trình này của Việt nam 44 được bắt đầu từ ngày 1/1/1996 và kết thúc vào ngày 1/1/2006 với thuế suất cuối cùng từ 0 - 5%, ngoại trừ một số mặt hàng thuộc diện không có nghĩa vụ giảm thuế (GEL) và các mặt hàng thuộc loại nông sản chưa chế biến (SEL). Để chứng tỏ sự tôn trọng các điều khoản của hiệp định CEPT về cắt giảm thuế quan và bãi bỏ hàng rào phi thuế quan, hàng năm Việt Nam sẽ công bố danh mục các mặt hàng cắt giảm thuế và báo cáo với Hội đồng AFTA và các nước thành viên khác tiến độ thực hiện. So sánh với lộ trình giảm thuế tổng thể của Bộ tài chính đưa ra năm 2001, cho đến nay, Việt Nam đã đạt được những kết quả thực hiện cắt giảm thuế quan và phi thuế quan như sau: - Tại Nghị định 91/CP ngày 18/12/1995 của Chính phủ Việt Nam công bố 875 mặt hàng được đưa vào danh mục cắt giảm theo CEPT. - Năm 1997, theo Nghị định 82/CP ngày 13/12/1996 của Chính phủ, Việt Nam đã đưa 1.496 mặt hàng vào thực hiện CEPT, trong đó có 621 mặt hàng mới, bổ sung cho danh mục của năm 1996. - Năm 1998, theo Nghị định số 15/1998/NĐ-CP ngày 12/3/1998 của Chính phủ, Việt Nam đã công bố Danh mục thực hiện CEPT gồm 1.633 mặt hàng, trong đó có 1.496 mặt hàng đã được đưa vào năm 1997 và 137 mặt hàng mới. - Năm 1999, danh mục CEPT của Việt Nam được ban hành kèm theo Nghị định số 14/1999/NĐ-CP ngày 23/3/1999 của Chính phủ gồm 3.582 mặt hàng, tăng 1.949 mặt hàng so với Danh mục CEPT năm 1998. Số mặt hàng tăng lên này bao gồm cả các mặt hàng được chuyển vào từ Danh mục loại trừ tạm thời theo cam kết của Việt Nam bắt đầu từ năm 1999 và cả những mặt hàng tăng lên do việc chi tiếy hóa nhiều mặt hàng trang biểu thuế nhập khẩu. 45 - Năm 2000, Việt Nam đưa thêm vào 640 dòng thuế nữa vào danh mục CEPT nâng tổng số các mặt hàng được đưa vào danh mục cắt giảm ngay (IL) lên tới 4.230 mặt hàng (so với 4.827 mặt hàng đã đăng ký với hội đồng AFTA), trong đó có 2.960 mặt hàng có thuế suất 0 - 5% trên tổng số hơn 6.400 mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu. Như vậy, đa số các mặt hàng trong danh mục này là các mặt hàng đã có thế suất dưới 20%, một số ít có thuế suất trên 20% nhưng phần lớn đầu là những mặt hàng hoặc không có nhiều trong thương mại Việt Nam hoặc là các mặt hàng đã có thuế suất dưới 20%, một số ít có thuế suất trên 20% nhưng phần lớn đều là những mặt hàng hoặc không có nhiều trong thương mại Việt Nam hạc là các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu, đưa vào để được hưởng ưu đãi giảm thểu của các nước ASEAN khác khi ta xuất khẩu sang họ. Các mặt hàng hiện nay cần bảo hộ như sắt thép, phân bón, giấy, kính xây dựng, ô tô, xe máy, đường... vẫn còn để trong Danh mục loại trừ tam thời (TEL), Danh mục nhạy cảm (SEL) hoặc Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL). - Năm nay, 2003 Bộ Tài chớnh vừa hoàn thành việc chuyển đổi biểu thuế xuất, nhập khẩu hiện hành sang biểu thuế quan chung của ASEAN, theo lộ trỡnh Chương trỡnh thuế quan ưu đói cú hiệu lực chung (CEPT). Theo danh mục chuyển đổi, biểu thuế quan xuất, nhập khẩu hàng hóa hiện hành có 6.495 dũng thuế khi chuyển sang danh mục thuế quan khu vực ASEAN sẽ được nâng lên 10.689 dũng thuế. Trong đó, danh mục cắt giảm ngay (IL) sẽ nâng từ 5.559 lên 8.807 dũng thuế; danh mục loại trừ tạm thời (TEL) từ 755 lờn 1.376 dũng thuế; danh mục nụng sản nhạy cảm (SL) từ 52 lờn 91 dũng thuế và danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) từ 139 lờn 415 dũng thuế. Như vây, tính đến nay Việt Nam đó cắt giảm được thuế suất của 5.500 mặt hàng, chiếm gần 85% tổng số nhóm mặt hàng trong biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành. Theo lộ trỡnh, năm nay Việt Nam sẽ đưa thêm 760 mặt hàng vào danh mục cắt 46 giảm thuế với mức thuế suất hạ từ 40-50% xuống cũn 15% đến 20% và tiếp tục giảm xuống cũn 0-5% vào năm 2006, hạn cuối cùng để Việt Nam hoàn thành chương trỡnh cắt giảm thuế quan. 1.12. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CẮT GIẢM THUẾ QUAN HỘI NHẬP AFTA Không ít người dân quan tâm đến AFTA đều nóng lòng chờ đợi thời điểm bước sang năm 2003. Khi đó hàng hóa sẽ rẻ, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, dịch vụ đa dạng, tốt hơn. Họ đã lùi lại những kế hoạch mua sắm. Cứ theo tính toán của một số chuyên gia kinh tế cao cấp thì sau năm 2003 người tiêu dùng sẽ mua được nhiều mặt hàng với giá thấp hơn có khi đến 30%. Các sản phẩm của các nước ASEAN có giá rẻ hơn sẽ vào giành sân với các sản phẩm trong nước như giấy, xi măng, sắt thép, kính các loại, vải... và cả cà phê, nhân hạt điều dạng chế biến. Ngành công nghiệp giấy sẽ điêu đứng, bởi hiện đang được bảo hộ với mức thuế nhập khẩu cao đến 40 - 50%. Một điều có thể khẳng định khi Việt Nam đưa 775 mặt hàng cuối cùng trong danh mục loại trừ tạm thời sang diện cắt giảm, thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ có biến động. Sự biến động đến đâu tùy thuộc vào từng mặt hàng cũng như vai trò của các DN. Với việc gia nhập AFTA, người tiêu dùng bình dân sẽ có điều kiện tiếp cận với những sản phẩm mà trước nay họ chỉ dám nhìn từ xa Trong khi người dân đang hy vọng vào một thị trường mà ở đó mình thực sự là "thượng đế", được sử dụng những sản phẩm xứng với đồng tiền bỏ ra thì nỗi lo lại đặt lên vai các cơ quan Nhà nước. Trước hết "túi tiền" quốc gia sẽ bị tác động do cắt giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng. Các DN trong nước cũng không thể đóng nhiều thuế hơn khi mà doanh số bán hàng bị sụt giảm do phải cạnh tranh. Theo lộ 47 trình cắt giảm thì trong năm 2003 nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như tivi, máy tính, quạt điện, nước uống không ga... thuế suất thuế nhập khẩu sẽ giảm từ 40%, thậm chí có mặt hàng 100% sẽ chỉ còn 20% trở xuống. Năm 2006 tất cả các dòng thuế sẽ chỉ còn 0 - 5% trong đó ít nhất 60% dòng thuế sẽ chỉ còn 0%. Theo tính toán của Tổng cục Thuế, ngân sách sẽ giảm thu mỗi năm khoảng 1.000 tỷ đồng do thực hiện AFTA. Không chỉ thu ngân sách, một số ngành mà Nhà nước nắm độc quyền sẽ chịu sức ép mạnh như điện, bưu chính viễn thông, phân phối xăng dầu... đất đai cũng phải được chuyển động theo hướng thị trường hóa. Vai trò giữ nhịp đảm bảo tốt nhất lợi ích quốc gia sẽ được thể hiện như thế nào? Hệ thống pháp luật cũng phải được hoàn chỉnh phù hợp với luật chơi thế giới... Tóm lại là một loạt các công việc vừa lớn vừa phức tạp. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có năng lực cạnh tranh rất thấp. Vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh đang ngày càng tụt giảm. Nếu năm 1998 còn đứng vị thứ 43, thì năm 1999 xuống thứ 48 và năm 2000 là 53 và năm 2002 là thứ 65. Một trong những nguyên nhân khiến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn thấp là "nhận thức và hiểu biết về sự cần thiết của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn hạn chế. Đa số doanh nghiệp chưa biết các luật lệ cạnh tranh quốc tế, yếu về tiếp cận thị trường, công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến năng suất và chất lượng còn thấp... Lâu nay nói đến AFTA, các chuyên gia thường đưa ra một công thức: Hội nhập = Đầu tư công nghệ + Nâng cao trình độ quản lý + Hạ giá thành sản phẩm + Xây dựng thương hiệu. Vậy nhưng đầu tư, đổi mới công nghệ như thế nào? Vấn đề là không phải đầu tư, đổi mới tất cả các ngành mà chúng ta có. Theo các chuyên gia kinh tế thì chúng ta nên tính ngược lại bài toán hội nhập. Các DN làm ăn kém hiệu quả phải dũng cảm nhìn vào thực tế. Xác định đến năm 2006, không thể tồn tại được thì ngay từ bây giờ nên thu hẹp sản xuất, ngừng đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, xử lý lao động dôi dư, giải quyết công nợ để đến lúc đó việc phá sản được dễ dàng. Điều này 48 đồng nghĩa với việc các DN phải chuẩn bị cho mình "cái chết được báo trước". Kiên quyết không đầu tư vào những lĩnh vực kém sức cạnh tranh, tập trung cho ngành hàng chiếm ưu thế, cắt bỏ "ung nhọt". Một trong những cái "mất" của Việt Nam khi hội nhập không chỉ là sự ra đi của một số ngành hàng kém tính cạnh tranh. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN của Việt Nam, sản phẩm thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70% tổng hàng hóa XK, các hàng hóa sản phẩm công nghiệp Việt Nam như cơ khí, đồ điện, điện tử... xuất sang thị trường này còn quá yếu. Trong khi đó Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia lại có tiềm năng XK rất lớn các sản phẩm công nghiệp. Một lợi thế đang thuộc về các nước trong khu vực nữa là tâm sinh lý sính hàng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam. Dẫu là hàng hóa của các quốc gia trong khu vực nhưng đều mang tên tuổi của các "đại gia" hàng đầu thế giới. Là lực lượng đóng vai trò tiên phong trong hội nhập, các DN Việt Nam đã chuẩn bị được những gì? Thoát thai từ nền kinh tế bao cấp, trưởng thành lên một cách chắp vá, không ít DN hiện nay vẫn còn manh mún, thiếu tính tổ chức và tinh thần cộng đồng. Một vấn đề nữa mà Phó Thủ tướng Vũ Khoan rất nhiều lần trăn trở đó là thông tin. Ông nói: "Việc đầu tiên mà DN phải làm để nắm bắt nhu cầu thị trường đó là chú ý đến thông tin. Rất tiếc không phải tất cả các DN đều quan tâm đến lĩnh vực thông tin vì họ còn phải bươn chải với những công việc trước mắt. Làm thông tin không tốt sẽ không nắm vững được nhu cầu thị trường và sản xuất ra thì không tiêu thụ được". Trong hội nghị triển khai Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế thế giới tổ chức hồi giữa năm, một vài con số được dẫn ra làm rầu lòng bất cứ ai quan tâm đến tiến trình hội nhập của đất nước. Trong 3 năm gần đây NSNN đầu tư cho DN gần 8.000 tỷ đồng, trong đó có 1.464 tỷ đồng là bù lỗ... Ngoài ra từ năm 1996 49 đến nay Nhà nước còn miễn giảm 2.288 tỷ đồng cho DN. Tuy nhiên theo một chuyên gia có uy tín của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì việc bao cấp này không mang lại hiệu quả. Các chuyên gia cũng cho rằng chỉ có khoảng 21% số xí nghiệp quốc doanh hiện nay là có thể tồn tại khi chúng ta vào AFTA. Tâm lý ỷ lại trông đợi vào Nhà nước bảo hộ vẫn còn ở không ít DN. Trước thềm AFTA, có một số DN còn nộp đơn xin được lùi thời hạn đưa vào thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung. Liệu các DN này có biết khi Việt Nam lùi thời hạn đưa một mặt hàng nào đó đến năm 2005 thì không những phải đàm phán trong ASEAN sao cho các nước thành viên trong Hiệp hội nhất trí mà còn phải thỏa thuận được mức đền bù tương đương mức độ thiệt hại do Việt Nam lùi cắt giảm thuế từ 2003 – 2006. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các DN đều thụ động. Nhiều DN đã đến với AFTA từ sớm, nay đã rất tự tin. Kinh nghiệm của số ít DN vững vàng đón chờ hội nhập là họ không ngại thử thách. Có DN sẵn sàng chấp nhận lỗ trong một thời gian dành vốn đầu tư công nghệ và xây dựng thương hiệu để rồi đứng vững trên đôi chân của mình. Sẽ là vội vàng và phiến diện khi đưa ra một nhìn nhận thiếu tích cực về kinh tế Việt Nam sau AFTA. Chúng ta đã nhận thấy những lợi ích lâu dài khi tham gia vào khu vực thị trường có đến 450 triệu dân. Vào sân chơi chung, Việt Nam có thể sử dụng nguyên vật liệu của các nước ASEAN khác để làm hàng xuất khẩu đi châu Âu, Mỹ... mà vẫn được tính vào thành tích nội địa hóa của Việt Nam để được hưởng thuế quan ưu đãi. Việc hình thành khu vực tự do thương mại là điều kiện để các nước phân công lại lao động và thu hút đầu tư trực tiếp từ bên ngoài. Việt Nam sẽ giảm được thất nghiệp do các nước có trình độ cao hơn nhường dần các ngành CN cần nhiều lao động đòi hỏi kỹ thuật cao. Mối lo hàng lậu của DN cũng phần nào 50 được gỡ bỏ. Nhìn nhận từ khía cạnh văn hóa dân tộc, AFTA chính là liều thuốc kích thích tinh thần doanh nhân Việt Nam. 1.12.1. Những thuận lợi Thuận lợi về đường lối chính sách và các thành tựu kinh tế trong nước. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhất quán đường lối phát triển kinh tế đối ngoại, đặc biệt xem “Hội nhập kinh tế quốc tế và một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và tham gia trong khuổn khổ ASEAN, APEC, tích cực chuẩn bị gia nhập WTO”1. Chủ trương này đã được Chính phủ triển khai bằng các văn bản pháp quy hướng dẫn các Ban ngành, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp thực hiện, như nghị định 91 CP ngày 18/12/1995 về việc thực hiện chương trình thuế quan ưu đãi (CEPT), công bố hàng năm các danh mục giảm thuế... Đây là những thuận lợi cơ bản về mặt thể chế chính sách, tạo điều kiện cho việc thực hiện các cam kết kinh tế - thương mại trong khuôn khổ ASEAN. Thực tế của gần 10 năm tham gia ASEAN (từ năm 1995) cho thấy rằng, Việt Nam đã thu được những thành tựu kinh tế đáng khích lệ. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng gấp đôi, tốc độ tăng bình quân hàng năm 7% với tổng GDP năm 2000 đạt 30,6 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đạt tỷ lệ 27,9% GDP, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 13,5%, nông nghiệp tăng bình quân 4,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 10 năm qua (1990 - 2000) đạt khoảng 67,3% tỷ USD tăng gấp 6 lần, nhanh gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Riêng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 14,308 tỷ USD (nhập siêu năm 2000 giảm xuống còn 892 triệu USD) trong đó xuất khẩu sang ASEAN là 2,6 tỷ USD, . Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khoảng gần 20 tỷ 1 Trích bài phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Di Niên tại buổi họp báo về chính sách đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, Đại hội Đảng IX Đảng Cộng Sản Việt Nam. 51 USD, chiếm 1/4 tổng đầu tư toàn xã hội với hệ số ICOR (hệ số giữa tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP so với tốc độ tăng trưởng GDP) là 4,2 lần tính đến tháng 12 năm 2000. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không ngừng tăng qua các năm, chỉ tính riêng 5 năm 1996 - 2000 nguồn vốn ODA được đưa vào thực hiện trên 6 tỷ USD. Đây là những thuận lợi cơ bản về mặt tư tưởng, tạo ra tâm lý tin cậy, khích lệ của doanh nghiệp, các cơ quan quản lý và điều hành Nhà nước, cũng như cộng đồng quốc tế và phương hướng đúng đắn mà Việt nam đã thực hiện trong những năm qua trong khuôn khổ ASEAN. Thuận lợi về môi trường đầu tư nước ngoài về mở rộng thị trường và phát triển công nghệ. Hiện nay hợp tác, liên kết kinh tế - thương mại trong ASEAN là xu thế tất yếu của khu vực hóa , toàn cầu hóa kinh tế, phù hợp với lợi ích của nhân dân Việt Nam. Thông qua quá trình này, Việt Nam có điều kiện để thu hút được nhiều vốn đầu tu từ những nước trong cũng như ngoài khối ASEAN và APEC, có điều kiện để tiếp thu công nghệ và đào tạo kỹ thuật, tận dụng ưu thế về lào động rẻ và hàm lượng chất xám cao để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các nước trong khu vực, mở rộng thị trường và dần dần xóa bỏ độc quyền kinh tế. Được hưởng ưu đãi kinh tế - thương mại dành cho các nước đang phát triển, tạo dựng môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Quá trình tham gia trong ASEAN và sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng thị trường, tranh thủ những ưu đãi về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác được áp dụng trong nội bộ của mỗi tổ chức, tận dụng được kết quả của nhiều năm hợp tác và đàm phán, nhất là các lĩnh vực giảm thuế nhanh đối với những mặt hàng đòi hỏi nhiều nhân công mà Việt Nam có ưu thế, được hưởng các miễn trừ, ân hạn trong việc thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam thuộc diện này. Do vậy chúng ta có thể tận dụng 52 cơ hội này để củng cố và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt củng cố lại hệ thống quản lý Nhà nước và năng lực của các doanh nghiệp . Thuận lợi này của chúng ta trong ASEAN là được gia hạn đến năm 2006 (thay vì năm 2003 như 6 nước khác) mới phải thực hiện AFTA và năm 2020 mới phải thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan, phi thuế quan và thuận lợi hóa thương mại đầu tư (so với các nước phát triển thì thời hạn chót đến năm 2010 phải thực hiện xong các nghĩa vụ tương tự). Tham gia AFTA, Việt Nam có điều kiện để mở rộng thị trường ưu đãi của AFTA. Hiện nay, khoảng 30% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là từ các nước thành viên của ASEAN. Các mặt hàng được chúng ta ưu tiên nhập về là máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp mà Việt Nam chưa tự đáp ứng được hay chi phí quá cao. Tham gia vào AFTA, các mặt hàng này sẽ được giảm thuế nhập khẩu tới mức 0 - 5%. Như vậy, diện các mặt hàng nhập khẩu được mở rộng nhanh chóng. Hơn nữa, do cơ cấu danh mục hàng hoá tham gia CEPT bao gồm cả hàng nông sản thô và nông sản chế biến nên nếu Việt Nam tăng cường sản xuất hàng nông sản thì sự cắt giảm về thuế sẽ trở thành yếu tố kích thích cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất các loại mặt hàng này để xuất khẩu sang ASEAN và các nước ngoài khu vực, từ đó phát huy được lợi thế so sánh tuyệt đối của Việt Nam trong việc sản xuất các loại hàng hoá này với các nước khác. Mặt khác ASEAN còn là cầu nối để Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới, ít bị phụ thuộc hơn vào một số thị trường lớn, khó tính như Nhật Bản, Tây Âu. Thuận lợi trong công cuộc cải cách hành chính và đổi mới cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Để hòa nhập đầy đủ, hiệu quả vào ASEAN, trong những năm qua Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, đặc biệt là các thủ tục thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước thành viên trong hai khối này, như các thủ tục về hải quan, giải quyết tranh chấp, về đi lại cho các thương gia mang quốc tịch các nước thành viên... Hơn nữa, chúng ta đang tích cực 53 chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển một nền kinh tế mở, công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, tham gia AFTA, Việt Nam có cơ hội để phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp tạo nên cơ cấu kinh tế thích hợp, đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường khu vực và trên thế giới. Đây là một bước chuẩn bị tích cực, thuận lợi, tạo đà cho chúng ta tự do hóa toàn diện các quan hệ kinh tế - thương mại theo đúng lịch trình mà Việt Nam đã cam kết trong khuôn khổ ASEAN. Bảng 2 sẽ cho chúng ta thấy xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong 5 năm qua theo mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu. Bảng 2: Tình hình tăng trưởng theo hướng đổi mới cơ cấu kinh tế của Việt Nam Đơn vị tính: % Cơ cấu kinh tế 1996 1997 1998 1999 2000 1. Tốc độ tăng trưởng GDP (%) - Nông, lâm nghiệp - thủy sản - Công nghiệp - Dịch vụ 2. Cơ cấu GDP (%) - Nông lâm nghiệp - thủy sản - Công nghiệp - Dịch vụ 9,3 4,4 14,5 8,8 100,00 27,8 29,7 42,5 8,2 4,3 12,6 7,1 100,00 25,8 32,1 42,2 5,8 3,5 8,3 5,1 100,00 25,8 32,5 41,7 4,8 5,2 7,7 2,3 100,00 25,4 34,5 40,1 6,7 4,9 15,69 6,0 100,00 24,2 36,9 38,9 Hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu được đối xử công bằng hơn dựa trên các cải cách về thuế, tăng dần mức độ cạnh tranh giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, mà cuối cùng người tiêu dùng là người 54 được hưởng lợi. Qua đó kích thích tiêu dùng, tăng sức mua, việc tăng năng lực sản xuất, mở rộng qui mô của doanh nghiệp và cuối cùng là một nền kinh tế phát triển hơn. Một trong những cải cách về thuế quan trọng đó là cải cách Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt với lần sửa đổi bổ xung lần thứ ba vào ngày 20/5/1998. Trước năm 1995, chỉ có 4 mặt hàng chịu thuế . TTĐB là thuốc lá, bia, rượu và pháo. Sở dĩ Luật thuế TTĐB sửa đổi năm 1995 đưa thêm hai mặt hàng xe có động cơ và xăng các loại vào Danh mục chịu thuế TTĐB 1à do thuế nhập khẩu của các mặt hàng này giảm xuống. Các mặt hàng chịu thuế TTĐB năm 1995: - Thuốc lá (với thuế suất trải rộng từ 32% đến 70%). - Rượu (thuế suất từ 15% đến 90%) - Bia (thuế suất từ 75% đến 90%). - Xe có động cơ nhập khẩu từ nước ngoài (thuế suất từ 30% đến 10%0 - xăng các loại (thuế suất từ 15% đến 30%). Giá tính thuế TTĐB đối với hàng sản xuất trong nước là giá bán tại nơi sản xuất chưa có thuế TTĐB. Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế là giá CIF cộng thêm thuế nhập khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu và tái xuất khẩu được miễn thuế TTĐB. Những mặt hàng nhập khẩu có đủ tiêu chuẩn miễn thuế nhập khẩu cũng sẽ được miễn thuế TTĐB. Trong một số trường hợp, thuế suất thuế TTĐB có sự ưu đãi đối với hàng có nguyên liệu sản xuất ở trong nước, do vậy hình thành một phương thức bảo hộ các hàng hoá có linh kiện sản xuất trong nước. Ví dụ như thuốc lá. 55 Khi Việt Nam tham gia thực hiện AFTA, cam kết với các quốc gia ASEAN giành cho nhau chế độ đãi ngộ quốc gia đối với các hàng hoá nhập khẩu nghĩa là không phân biệt đối xử giữa hàng nội địa với hàng nhập khẩu thì việc đánh thuế suất TTĐB khác nhau đối với mặt hàng thuốc lá, ôtô nhập khẩu và thuốc lá, ôtô sản xuất trong nước là chưa hợp lý cần sửa đổi. Do đó tháng 5/1998 Quốc hội thông qua luật thuế TTĐB mới, được thực hiện từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8378.doc
Tài liệu liên quan