Khóa luận Tiềm năng thị trường cho vay du học đối với học sinh trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu

MỤC LỤC

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1 Cơ sở chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1

1.2.1 Mục tiêu 1

1.2.2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2

1.3. Ý nghĩa đề tài 2

1.4 Nội dung của khoá luận 2

 

Chương 2

HIỆN TRẠNG SẢN PHẨM CHO VAY DU HỌC

TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

2.1 Giới thiệu sản phẩm cho vay du học 3

2.2 Thực trạng của sản phẩm cho vay du học tại thành phố Long Xuyên 5

2.3 Tóm tắt 5

 

Chương 3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1 Nghiên cứu khả thi của sản phẩm 6

3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng 11

3.3 Mô hình nghiên cứu 12

3.4 Tóm tắt 13

 

Chương 4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp nghiên cứu 14

4.2 Những dữ liệu cần thiết cho đề tài 14

4.2.1 Dữ liệu thứ cấp 14

4.2.2 Dữ liệu sơ cấp 14

4.3 Tổng hợp số liệu và viết báo cáo 15

4.4 Thiết kế nghiên cứu 15

4.4.1 Nghiên cứu sơ bộ 15

4.4.2 Nghiên cứu chính thức 15

4.5 Trình tự thực hiện các công đoạn 16

4.6 Bảng câu hỏi 16

4.7 Mẫu 17

4.7.1 Chọn mẫu 17

4.7.2 Giới thiệu sơ lược về trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu 17

4.8 Thống kê mẫu 18

 

Chương 5

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1 Báo cáo kết quả điều tra 19

5.1.1 Kết quả điều tra bảng câu hỏi sàng lọc đối tượng phỏng vấn 19

5.1.2 Báo cáo kết quả điều tra cuộc phỏng vấn trực tiếp học sinh 26

5.1.3 Báo cáo cuộc điều tra phỏng vấn phụ huynh 32

5.1.4 Ước lượng mức cầu 36

5.2 Tóm tắt 38

 

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 Kết luận 39

6.1.1 Tổng quát 39

6.1.2 Kết quả chính của nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

6.2 Kiến nghị 40

6.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu 42

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tiềm năng thị trường cho vay du học đối với học sinh trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chung không biết là nơi học không phù hợp với yêu cầu chất lượng hay học phí của học sinh. Nên lý do này cần được xem xét lại khi phỏng vấn trực tiếp học sinh. Trong quá trình học Anh Văn, các em học sinh cũng gặp phải khó khăn như phương pháp dạy của giáo hiện không sinh động, không thu hút được sự quan tâm, hứng thú trong học tập của học sinh; cách phát âm của giáo viên không chuẩn gây khó khăn cho việc tiếp thu của học sinh; không được thực hành tiếng Anh thường xuyên…Trong 150 mẫu thì tỷ lệ học sinh đưa ra khó khăn trong việc học tiếng Anh là không thực hành thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất 56%. Việc không thực hành thường xuyên do nguyên nhân đến từ bản thân học sinh hay giáo viên giảng dạy không tạo điều kiện cho học sinh, nhưng theo cách nhìn nhận vấn đề của học sinh thì lý do trên chủ yếu do giáo viên giảng dạy. Điều này cần được xem xét lại. Biểu đồ 5.9: Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 5.000.000 đ trở lên Theo đánh giá chủ quan từ phía học sinh thì thu nhập của hộ gia đình được tổng hợp như biểu đồ trên. Số mẫu có thu nhập từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng khá cao chiếm 73%, từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng chiếm 18%, từ 20 triệu đồng trở lên chiếm khá thấp 9%. Đây cũng là một điều kiện ưu tiên khi lựa chọn phụ huynh học sinh để phỏng vấn. Tuy nhiên, số liệu trên chỉ mang tính tham khảo vì độ chính xác không cao. Học sinh khó có thể biết được chính xác thu nhập của gia đình, tiền chi tiêu của các em phụ thuộc vào ba mẹ hoặc anh chị; nên thông tin cần phải tham khảo lại với gia đình. Điều đó sẽ được kiểm tra lại khi tiến hành phỏng vấn phụ huynh học sinh. Tóm lại, qua kết quả điều tra bảng phỏng vấn sàng lọc, thành phần mẫu được tham gia phỏng vấn có tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. Quốc gia được chọn du học nhiều nhất là Mỹ. Đây là quốc gia theo nhận xét của học sinh thì có chất lượng giáo dục tốt. Tuy nhiên yêu cầu về đầu vào và phỏng vấn xin visa tương đối khó hơn so với những quốc gia khác, và một điều khá quan trọng là học phí tại Mỹ so với một số quốc gia khác thì cao hơn nhiều. Điểm trung bình học tập và học Anh Văn yêu cầu phải từ 6.5 trở lên. Vì thực tế một số gia đình có điều kiện về tài chính cho học sinh du học tự túc, nhưng khi học sinh qua bên nước đó du học thì không tốt nghiệp ra trường được. Có nhiều lý do đưa đến tình trạng trên, nhưng một lý do khá quan trọng là do bản thân học sinh không đủ năng lực để tiếp thu kiến thức tại trường mình đang học. Mặt khác, mục tiêu của đề tài là tìm kiếm nhu cầu vay du học. Do đó, yếu tố đầu tiên được cân nhắc khi chọn đối tượng phỏng vấn là năng lực học tập của học sinh. Nếu học sinh có năng lực học tập giỏi mà lại có mong muốn du học thì sẽ làm giảm rủi ro khi cho cho vay du học. Ngoài ra, một tiêu chí được đưa ra khi chọn mẫu phỏng vấn là thu nhập của gia đình, mặc dù tiêu chí này có một số hạn chế nhất định. Kết quả khảo sát cũng cho thấy học sinh cũng rất quan tâm việc học Anh Văn. Vì bản thân học sinh cũng ý thức được tầm quan trọng của Anh Văn trong quá trình học tập và cho nghề nghiệp tương lai. Lúc này, một vấn đề nổi bật được nêu ra trong qúa trình học là học sinh không thực hành tiếng Anh thường xuyên nên kỹ năng nghe nói rất yếu. Việc học ngoại ngữ là để giao tiếp, chứ không phải chỉ để đọc và viết tài liệu nước ngoài. Vì vậy cần xem xét lại vấn đề cách học ngoại ngữ. 5.1.2 Báo cáo kết quả điều tra cuộc phỏng vấn trực tiếp học sinh Tổng hợp thông tin cơ bản Biểu đồ 5.10: Tỷ lệ nam và nữ trong 150 mẫu Trong cuộc điều tra thứ hai, tổng số mẫu là 100 với số lượng nam gấp đôi nữ, trong đó nữ chiếm 67%, nam chiếm 33%. Trong quá trình phỏng vấn, nữ khi được hỏi trả lời tích cực hơn nam và cũng có đặt những câu hỏi mở rộng vấn đề; còn nam khá ngại ngần khi bộc lộ những dự định cho tương lai của mình. Tỷ lệ khối 10 và khối 11 được phỏng vấn lần lượt là 47% và 41%. Khối 10 khá thoải mái và lạc quan khi bày tỏ ý kiến của mình, còn khối 11 và lớp 12 Chuyên Anh thì cẩn thận và cung cấp thông tin cụ thể hơn. Do số người trong gia đình của học sinh lý tưởng là 04 người nên tỷ lệ chiếm khá cao trên 50%. Cá biệt có phỏng vấn 04 học sinh có số người trong gia đình là 06 người, vì những gia đình đồng ý cho con đi du học, có điều kiện kinh tế tương đối ổn định và cho phỏng vấn trực tiếp. Biểu đồ 5.11: Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 5.000.000 đ trở lên Tỷ lệ gia đình có thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng đến dưới 10 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 61%. Điều này được lý giải từ 02 nguyên nhân: Tỷ lệ mẫu thu thập được có mức thu nhập như trên đã chiếm 73% trong đợt điều tra ban đầu. Do mặt bằng thu nhập ở tại Thành phố Long Xuyên thì đây là mức phổ biến, có thể chấp nhận được. Kế đến là gia đình có thu nhập từ 10 triệu đồng/tháng đến dưới 20 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 27%, trên 20 triệu đồng/tháng chiếm 12%. Học sinh của những gia đình này có mong muốn du học tại những quốc gia Mỹ, Úc, Anh chiếm đa số. Nguồn tìm hiểu thông tin du học Biểu đồ 5.12: Tỷ lệ nguồn thông tin học sinh chọn để tham khảo thông tin du học Hiện nay với tốc độ phát triển của Internet thì tốc độ truyền tải và phổ biến thông tin được nhanh chóng và tiện lợi. Học sinh là thế hệ trẻ, năng động, thích tìm tòi khám phá nên tỷ lệ học sinh tìm hiểu thông tin du học trên Internet chiếm 73%. Đối với nguồn thông tin này thì 52% học sinh đều cho rằng dễ tìm, tuy nhiên mức độ tin cậy thấp và chỉ có 12% cho rằng thông tin trên Internet là hữu ích. Bên cạnh đó thì nguồn thông tin từ sách, báo cũng được học sinh tham khảo khá nhiều chiếm 45%. Tương tự như Internet, học sinh cho rằng nguồn thông tin du học trên sách báo thì dễ dàng tìm kiếm, nhưng độ tin cậy thấp. Thông tin du học từ những cuộc hội thảo du học và công ty tư vấn được học sinh đánh giá cao và cho rằng đáng tin cậy và hữu ích. Nhưng số lượng học sinh tham khảo thông tin từ nguồn này không nhiều và thông tin cập nhật từ nguồn này không thường xuyên. Kế đến là nguồn thông tin từ thầy cô, bạn bè; những người đã hoặc đang du học. Học sinh tham khảo từ nguồn thông tin này không nhiều nhưng mức độ tin cậy (theo đánh giá chủ quan từ phía người được phỏng vấn) rất cao. Vì vậy nếu có thể đưa thông tin đến những người này thì hiệu quả thông tin tiếp cận đến học sinh rất cao. Thời gian cập nhật thông tin Đa số học sinh được phỏng vấn đều cập nhật thông tin du học trong thời gian gần đây dưới 03 tháng, chiếm 49%. Điều đó thể hiện mối quan tâm của học sinh về vấn đề du học rất nhiều. Phần lớn khi học sinh cập nhật thông tin du học thì chủ yếu là kinh nghiệm từ những bài viết trên mạng của những chuyên gia tư vấn du học hoặc những du học sinh. Thông tin thu thập rất chung, không cụ thể và không được xác minh lại, nói chung đó chỉ là thông tin một chiều nên độ tin cậy thấp. Học sinh cũng nhận ra điều này khi cập nhật thông tin cho bản thân. Học bổng Học sinh là đối tượng có thu nhập phụ thuộc vào cha mẹ, nên đối với vấn đề du học, đa số học sinh đều có mong muốn nhận được học bổng một phần hay toàn phần. Nên thông tin về học bổng được các em rất quan tâm, nhưng đối với việc tiến hành xin học bổng thực sự thì chỉ có một số ít học sinh bắt tay vào làm, cụ thể là chỉ có 28% học sinh được phỏng vấn là đã từng làm đơn xin học bổng. Khi hỏi về khó khăn trong quá trình xin học bổng thì có 02 lý do nổi bật được nêu ra: Ngoại ngữ của các em vẫn còn yếu ở kỹ năng sử dụng từ và văn phong có kết cấu chưa chặt chẽ, thuyết phục. Kỹ năng nghe, nói vẫn còn rất yếu và không tự tin vào bản thân. Nhìn chung, có 28% đã từng làm đơn xin học bổng, nhưng tỷ lệ được phỏng vấn trực tiếp chỉ có 03 học sinh và không có học sinh nào được nhận học bổng. Theo nhận định của học sinh thì khả năng nhận được học bổng thấp dưới 50% chiếm đa số. Vì thế, một thói quen của học sinh khi tìm hiểu về trường học thì yếu tố đầu tiên được xem xét là học phí và chi phí sinh hoạt. Nhưng khi được hỏi về mức học phí và chi phí sinh hoạt thì được trả lời rất không chính xác và có đến 80% là không biết. Còn những con số học phí đưa ra sau khi kiểm tra đối chiếu lại thì tỷ lệ sai sót khá lớn. Trong 100 mẫu được phỏng vấn thì có 96% là gia đình ủng hộ việc du học của học sinh. Còn lại 4% không ủng hộ vì lý do chủ yếu là không đủ tiền trang trải cho con du học. Điều này cũng được thể hiện khi được hỏi về khả năng chi trả học phí của gia đình thì có trên 70% là không có khả năng, và 63% đều đồng tình với ý kiến vay để giảm bớt gánh nặng hiện tại. Yếu tố ảnh hưởng tới mong muốn du học Chi phí du học, khả năng tài chính Hầu hết học sinh đều rất quan tâm đến yếu tố này. Theo tổng hợp học phí du học từ một số trường ở những quốc gia mà tỷ lệ học sinh muốn du học nhiều thì số tiền dao động từ 4000 USD đến 33.000 USD, chưa tính đến chi phí sinh hoạt hàng năm cho du học sinh. Nếu đem so sánh với thu nhập bình quân của người dân Việt Nam khoảng dưới 1000 USD/năm thì con số trên quả là không nhỏ. Yếu tố này có tác động rất là mạnh mẽ đến việc đi du học của học sinh, vì theo mẫu điều tra được có 79% bị ảnh hưởng bởi yếu tố chi phí và mức độ ảnh hưởng mạnh. Chi phí tác động theo xu hướng nghịch chiều với mong muốn du học. Nếu chi phí cao (tuỳ theo điều kiện tài chính của mỗi người) thì nhu cầu du học tại trường đó có xu hướng giảm đi, học sinh lúc này hạ thấp tiêu chuẩn chọn trường của mình xuống để có thể tìm được nơi có mức chi phí phù hợp hơn. Nhưng chiều ngược lại của vấn đề thì không phải lúc nào cũng đúng, đó là số lượng học sinh chọn du học ở những nơi có chi phí thấp tăng. Vì theo một số em cho rằng ‘‘Tiền nào của đó’’, một nơi có chi phí du học thấp, thoạt nhìn có thể hấp dẫn thật nhưng khi xem xét lạ yếu tố chất lượng đi kèm thì cần phải cân nhắc lại. Đó có phải là kết quả mà du học sinh mong muốn có được khi đầu tư thời gian và tiền bạc cho tương lai sau này. Mặc dù học sinh có năng lực học tập và mong muốn du học nhưng yếu tố quyết định nhất vẫn là gia đình có khả năng chi trả học phí và sinh hoạt phí cho các em hay không? Đây vẫn là khó khăn lớn đối với ước mơ du học của một số em học sinh. Một điều khá là không hợp lý là đối với một số em này khi được hỏi với điều kiện kinh tế gia đình như vậy thì các em mong muốn du học ở quốc gia nào, các em vẫn là lời là du học ở những nước có chi phí khá đắt như Mỹ, Anh, Pháp, nhưng sau khi trả lời xong thì các em lại than rằng gia đình không có khả năng. Đây là một vấn đề mà các công ty tư vấn du học hết sức lưu ý đối với khách hàng của mình là phải ‘‘Lựa cơm gắp mắm’’. Nếu cứ đòi hỏi cao, mà không nhìn lại hoàn cảnh thực tế thì khoảng cách giữa ước mơ và khả năng ước mơ trở thành hiện thực là rất xa vời. Các em cần phải nhìn lại khả năng của gia đình có thể đáp ứng với trường mà mình muốn học xem có sự cân bằng, phù hợp không, từ đó có sự điều chỉnh mong muốn một cách hợp lý, tăng khả năng du học của bản thân. Cơ hội nghề nghiệp Do gia đình đã bỏ nhiều tiền bạc và bản thân học sinh phải đầu tư rất nhiều công sức, nên các em đều kỳ vọng có được việc làm với thu nhập cao sau khi tốt nghiệp. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố này cũng rất mạnh đối với quyết định du học của học sinh. Khi được hỏi sâu hơn về vấn đề này đa số các em đều mong muốn có được việc làm ngay sau tốt nghiệp. Nơi được các em lựa chọn làm việc nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể hơn là những công ty nước ngoài hoặc hợp tác, liên doanh với Việt Nam ; bên cạnh đó cũng có một số em muốn được ở lại quốc gia mình du học vì cho rằng sẽ kiếm được thu nhập cao để có thể bù đắp nhanh chóng phần nào chi phí đã bỏ ra ban đầu. Các em vẽ ra một tương lai nghề nghiệp khá tươi sáng sau khi du học nên đây là một động lực thúc đẩy nhu cầu, mong muốn du học của học sinh. Môi trường học tập ở nước ngoài Khi những công ty tư vấn du học giới thiệu về những trường mà họ có liên hệ thì những điều kiện về ký túc xá, thư viện, bếp ăn, sinh hoạt ngoại khoá, dịch vụ cho du học sinh... đều là những vấn đề hấp dẫn đối với học sinh. Vì so sánh với môi trường học tập hiện tại với môi trường học tập ở nước ngoài thì quả là có sự khác biệt lớn. Theo các em thì nếu được học tập ở môi trường nước ngoài thì các em có thể tự do bày tỏ ý kiến, tham gia những hoạt động ngoại khoá phong phú, bổ ích. Đây là một lợi thế của các trường nước ngoài và cũng là yếu tố tác động tương đối mạnh đến việc du học của học sinh. Ảnh hưởng của người đã hoặc đang du học, của bạn bè Sự ảnh hưởng của những du học sinh đang học tập hoặc đã học tập có tác động tương đối mạnh đến học sinh. Những người này có thể là hình mẫu lý tưởng để học sinh noi theo, do họ có kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề du học nên những lời khuyên từ họ được học sinh đánh giá cao. Còn yếu tố ảnh hưởng của bạn bè được đề cập đến là do hiện nay phương tiện thông tin hiện đại, học sinh sử dụng Internet như là công cụ để giao lưu kết bạn với bên ngoài. Những người bạn của họ có thể ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam, cũng có thể tại quốc gia mà họ muốn du học...nên học sinh phần nào cũng chịu tác động từ những người bạn. Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng từ bạn bè hay những du học sinh có tác động không rõ ràng và nhiều khi lại làm suy giảm nhu cầu du học của học sinh. Vì bên cạnh những người cho những lời khuyên hữu ích thì cũng có những lời khuyên tiêu cực. Học sinh có thể bị ảnh hưởng từ sự bất mãn hoặc bài xích của những người này về vấn đề du học vì lý do cá nhân nào đó. Cho nên, yếu tố này mặc dù có ảnh hưởng nhưng rất khó khăn cho việc phân tích tác động đến học sinh. Năng lực ngoại ngữ Đây là một trong những yêu cầu đầu vào của các trường nước ngoài. Mặc dù học sinh nào có mong muốn du học đều ý thức được vấn đề này, nhưng do điều kiện khách quan và chủ quan mà việc học ngoại ngữ là một thế mạnh hoặc mặt yếu đối với học sinh. Đối với những học sinh có trình độ ngoại ngữ khá tốt thì ngoại ngữ sẽ mang đến cho các em cơ hội tiếp cận những nguồn thông tin đa dạng, phong phú ở bên ngoài và mang lại sự tự tin trong việc giao tiếp, học tập ở nước ngoài. Vì vậy ngoại ngữ có tác động tích cực đối với quyết định du học của học sinh. Nhưng khi ngoại ngữ là một mặt yếu của học sinh thì nó sẽ làm giảm mong muốn du học của các em, do không tự tin vào bản thân. Khi học chương trình ở nước ngoài, ngoại ngữ phải tốt thì các em mới có thể lĩnh hội được kiến thức từ giảng viên và có khả năng nghiên cứu vấn đề. Khâu ngoại ngữ yếu sẽ gây tâm lý mặc cảm không dám giao tiếp, không bày tỏ ý kiến, giới hạn mối quan hệ...những vấn đề này sẽ làm cho học sinh bị hỏng kiến thức, không thể tốt nghiệp ra trường. Những nỗi lo sợ là yếu tố kìm hãm mong muốn du học của học sinh. Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mong muốn du học của học sinh. Có yếu tố tác động cùng chiều, có yếu tố ngược chiều, để đo lường sự tác động của những yếu tố này là khá khó khăn vì chúng là những biến định tính. Nhưng để có thể triển khai sản phẩm vay du học thì bản thân học sinh phải có mong muốn du học, nên khi muốn tác động đến học sinh phải chú ý đến những yếu tố này. Thông tin về vay du học Thông tin về tỷ lệ học sinh biết ngân hàng nào có cho vay du học là rất thấp chỉ 8%, và ngân hàng được biết đến nhiều là Ngân hàng Á Châu. Thông tin học sinh biết được về sản phẩm cho vay du học không rõ ràng và chính xác. Mặc dù đối với bảng câu hỏi, nếu học sinh trả lời là gia đình có khả năng chi trả học phí thì tạm dừng phỏng vấn, nhưng do trong quá trình phỏng vấn một số học sinh không có nhu cầu vay lại biết đến vay du học nên thuận tiện hỏi thêm thông tin đối với đối tượng này để tìm hiểu học sinh biết những gì và mức độ chính xác của thông tin như thế nào. Đa số học sinh đều biết người vay phải có thu nhập ốn định, tài sản đảm bảo để trả nợ cho ngân hàng, nhưng cụ thể là mức thu nhập và tài sản đảm bảo là gì, bao nhiêu thì lại không biết, tỷ lệ chính xác của thông tin thấp. Các em hiểu rằng mức vay tối đa là 100% trên tổng chi phí nhưng không biết để có thể vay toàn bộ thì cần những điều kiện như thế nào. Việc cho vay toàn bộ hay một phần thực ra phải tùy theo điều kiện cho vay của từng ngân hàng cho nên có thể các em hiểu chỉ một phần của vấn đề. Về thời hạn vay, phương thức trả tiền vay, loại tiền vay, điều kiện giải ngân, lãi suất, một số em do được nhân viên tín dụng tư vấn nên mức độ chính xác cao. Kênh thông tin giúp học sinh biết đến sản phẩm vay du học nhiều nhất là người thân, bạn bè, tuy nhiên độ chính xác của thông tin thấp. Kế đến là công ty tư vấn giới thiệu, chỉ có một học sinh là biết đến sản phẩm qua webssite ngân hàng, thông tin thu được qua nguồn này khá chính xác, mức độ tin cậy cao. Ưu nhược điểm của sản phẩm cho vay du học Vay du học có ưu điểm là mức cho vay có thể lên đến 100% học phí và chi phí sinh hoạt, thời hạn vay linh hoạt từ 03 năm đến 10 năm (tùy theo từng ngân hàng), phương thức trả tiền vay linh hoạt phù hợp với điều kiện trả nợ và quy định của ngân hàng, nên học sinh và gia đình có thể chủ động đối với nhu cầu và thời gian của mình. Hiện tại, theo nội dung của sản phẩm thì có thể vay bằng VND hoặc USD, nhưng ngân hàng khuyến khích vay bằng VND. Nhược điểm của sản phẩm theo đánh giá của học sinh thì chủ yếu đề cập đến lãi suất. Các em cho rằng lãi suất cao, nhưng khi được hỏi dựa vào cơ sở nào để đánh giá thì các em lại không trả lời được, chỉ cảm thấy cao do dựa trên lãi suất mà tính tiền lãi phải trả. Chứ không dựa trên lãi suất giữa các ngân hàng về sản phẩm này hay so sánh với những sản phẩm cho vay phục vụ cho mục đích tiêu dùng dài hạn khác. Điều này cũng phù hợp với khả năng nắm bắt thông tin của các em. Vì các em không có cơ hội tiếp xúc với những sản phẩm của ngân nên thông tin rất mù mờ, dựa theo đánh giá chủ quan của cá nhân. Sản phẩm có thể triển khai tại TP. Long Xuyên Theo nhận định của học sinh thì hiện tại nhu cầu du học không nhiều do những nguyên nhân như tiếp cận với thông tin du học không thường xuyên và tính phổ biến không rộng rãi, thu nhập bình quân của người dân chưa cao nên khả năng chi trả cho du học thấp, học sinh không có lòng tin vào dịch vụ của ngân hàng và công ty tư vấn. Điển hình là có một số học sinh có mong muốn du học nhưng khi đi lại muốn lên thành phố làm thủ tục vì cho rằng trên thành phố chuyên nghiệp hơn. Đứng dưới góc độ ngân hàng thì những hồ sơ vay du học tại địa phương cũng gửi lên Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết. Tóm lại theo các em thì vẫn chưa tới thời điểm để có thể triển khai rộng rãi vay du học tại Thành phố Long Xuyên. Đề nghị và kỳ vọng Đề nghị cải tiến sản phẩm : Học sinh không có đề nghị cải tiến cải tiến sản phẩm. Kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm Biểu đồ 5.13 : Tỷ lệ khách hàng muốn vay du học Qua nghiên cứu thì kết quả thu được như trên, số học sinh muốn vay du học thấp chiếm 18%. Trong trường hợp này bỏ qua tác động của các yếu tố ảnh hưởng mong muốn du học, do các yếu tố này ảnh hưởng gián tiếp đến nhu cầu vay du học. Học sinh có thể bị tác động bởi các yếu tố ảnh hưởng đến mong muốn du học mà tăng hoặc giảm nhu cầu du học. Nhưng ảnh hưởng của những yếu tố này đến nhu cầu vay du học là không rõ ràng. Cụ thể năng lực ngoại ngữ của các em không giỏi làm giảm nhu cầu du học nhưng không nhất thiết làm tăng nhu cầu vay. Do đó, để đơn giản trong việc ước lượng học sinh có nhu cầu vay, không tính đến tác động của những yếu tố này. Theo mẫu điều tra phỏng vấn 100 học sinh, đây là những học sinh hội đủ điều kiện về năng lực học tập, điều kiện về kinh tế khá tốt và mong muốn du học. Nên đều là những đối tượng có tiềm năng vay. Số học sinh muốn vay = 18%*100 = 18 học sinh. Đây là con số tham khảo vì thực tế phần lớn vay du học đều do người thân học sinh đứng ra vay, còn trong trường hợp nghiên cứu này nếu học sinh đồng ý vay thì chỉ có thể đứng trên góc độ con cái để thuyết phục cha mẹ vay cho mình du học. Mong muốn du học của học sinh có thể tác động đến quyết định vay du học của phụ huynh, và theo kết quả nghiên cứu thì học sinh muốn du học có nhiều lý do để thuyết phục phụ huynh nên đầu tư cho việc du du học của họ. Đây là yếu tố tác động cùng chiều đối với nhu cầu vay du học của phụ huynh học sinh. 5.1.3 Báo cáo cuộc điều tra phỏng vấn phụ huynh Tổng hợp thông tin cơ bản Trong đợt điều tra này, tỷ lệ phụ huynh được phỏng vấn là mẹ của học sinh là 33 người, chiếm 66% trong tổng số 50 mẫu. Đối tượng này dễ tiếp cận vì họ rất quan tâm đến vấn đề học hành của con cái và cũng dễ dàng chấp nhận khi được đề nghị phỏng vấn. Còn 34% còn lại là cha của học sinh. Nghề nghiệp của các bậc phụ huynh chủ yếu là nhân viên công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân, chiếm 56% trong tổng số mẫu. Số còn lại làm việc cho công ty nhà nước (chiếm 30%) hoặc làm chủ doanh nghiệp (chiếm 14%). Nguồn tìm hiểu thông tin du học Đối với phụ huynh thì nguồn thông tin mà họ lựa chọn nhiều nhất là từ những người đã du học hay đang du học và thầy cô học sinh, bạn bè. Nhận định của họ đối với thông tin được cung cấp từ những người trên là mức độ tin cậy rất cao. Điều này cũng phản ánh phần nào được mối quan hệ xã hội của phụ huynh. Phụ huynh là những người có một địa vị nhất định trong xã hội nên mối quan hệ của họ rộng, họ dễ dàng tìm kiếm thông tin từ những người quen biết. Tuy nhiên, mức độ chính xác của thông tin thì cần xác nhận lại. Vì khi được hỏi sâu về những thông tin mà phụ huynh thu thập được, khi kiểm tra lại với thông tin từ công ty tư vấn du học thì mức độ sai sót là cao. Do những người đã hoặc đang du học có kinh nghiệm đối với trường hoặc lĩnh vực mà họ chọn nhưng đối với những ngành hoặc trường khác thì thông tin, kinh nghiệm tư vấn không thể nào rõ ràng và chính xác như công ty tư vấn được. Còn đối với thầy cô học sinh, bạn bè thì những người này thu thập thông tin từ nhiều nguồn, thông tin qua nhiều người thì sẽ có sự sai lệch, đó là chưa đề cập đến khả năng nguồn thông tin ban đầu có thể không chính xác. Nguồn thông tin tiếp theo được một số bậc phụ huynh chọn lựa là từ hội thảo du học, công ty tư vấn. Nhận định đối với nguồn thông tin này hữu ích, tin cậy. Những bậc phụ huynh này đã có một sự sáng suốt khi tiếp nhận thông tin. Vì họ có sự so sánh, đối chiếu giữa nguồn thông tin từ những người quen, những người đã hoặc đang du học với thông tin từ những tổ chức, công ty tư vấn du học. Họ không tin hoàn toàn vào nguồn thông tin nào khi chưa có sự kiểm chứng. Đây là một kinh nghiệm cho những người tham khảo thông tin du học vì nếu thông tin đến từ một chiều thì khả năng sai sót là cao. Đối với học sinh thì nguồn thông tin được chọn để tham khảo có tính chất đòi hỏi sự khám phá, còn phụ huynh thì ngược lại. Họ không có nhiều thời gian nên nguồn thông tin từ Internet, sách báo không hấp dẫn họ lắm. Họ muốn có được thông tin một cách nhanh gọn, chính xác. Đây là một kinh nghiệm khi muốn đưa thông tin tiếp cận với đối tượng này. Thời gian cập nhật thông tin Vì học sinh được phỏng vấn đang học cấp III sắp thi đại học nên các bậc phụ huynh rất quan tâm đến tương lai của các em, luôn muốn có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện gia đình và năng lực của học sinh. Theo kết quả điều tra, thời gian tham khảo thông tin phần lớn đều dưới 12 tháng. Trong quá trình cập nhật, tìm hiểu họ dễ dàng chấp nhận những nguồn thông tin mới, xem đây như là những thông tin tham khảo để có sự lựa chọn sáng suốt. Đây là lý do giúp cho việc phỏng vấn họ được sắp xếp không quá khó khăn. Yếu tố ảnh hưởng quyết định cho học sinh du học Chi phí du học, khả năng tài chính Cha mẹ học sinh ngoài chi phí học tập của con cái họ còn phải chi trả rất nhiều thứ khác như chi phí sinh hoạt, vui chơi giải trí của gia đình, hùn hạp làm ăn, kinh doanh...Nên chi phí học tập của con cái được cân nhắc kỹ lưỡng, chi phí bỏ ra phải giúp con họ đạt được những thành tựu nào đó thì mới sẵn lòng chi ra. Do đó, nếu chi phí học tập của học sinh quá lớn không cân bằng với thu nhập và chi tiêu hiện tại, thì việc cho con cái được hưởng thụ một nền giáo dục ở nước ngoài sẽ được xem xét lại một cách cẩn thận. Khả năng du học của học sinh bị suy giảm theo chiều tăng của chi phí mà gia đình phải gánh vác. Theo thống kê từ 50 mẫu, thu nhập bình quân của hộ gia đình từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng chiếm đa số (trên 50%), nhưng chỉ có 6 mẫu là có khả năng chi trả chiếm tỷ lệ 12%. Vì mỗi gia đình có số thành viên khác nhau, mức độ chi tiêu cho cuộc sống cũng khác nhau, mặt khác các phụ huynh có tiền nhưng chúng nằm dưới dạng tài sản nên muốn huy động một lượng tiền lớn trong một thời gian ngắn cho con du học cũng là điều khó khăn. Cơ hội nghề nghiệp Nếu học sinh mong muốn có một tương lai với nghề nghiệp ổn định thì phụ huynh học sinh càng mong muốn điều đó hơn học sinh gấp nhiều lần. So sánh giữa chi phí học tập trong nước thì thấy rằng chi phí thấp hơn học tại nước ngoài, nhưng cần xem xét lại chất lượng đào tạo tại mỗi nơi, khả năng thích ứng với công việc thực tiễn của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, nếu việc học tại nước ngoài có thể cho học sinh một tương lai sáng lạng hơn thì những bậc phụ huynh cũng sẵn sàng cắt giảm bớt những khoản chi tiêu khác để vun đắp cho tương lai của con mình. Cơ hội nghề nghiệp càng chắc chắn thì càng tăng khả năng phụ huynh cho học sinh du học. Môi trường học tập ở nước ngoài, ảnh hưởng của người đã hoặc đang du học, của bạn bè Môi trường học tập lành mạnh, năng động là một yếu tố tác động cùng chiều với q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKL-Huynh Thi Thuy Tien-DH5TC-Tiem nang thi truong cho vay du hoc doi voi hoc sinh truong THPT Chuyen Thoai Ngoc Hau.doc
Tài liệu liên quan