Khóa luận Tiềm năng văn hoá Mường với việc phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Kết cấu bài viết

Chương 1: VỀ NGƯỜI MƯỜNG Ở HOÀ BÌNH

1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số và phân bố dân cư

1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

1.1.2. Địa bàn dân cư và phân bố dân cư

1.2. Khái quát về người Mường ở Hoà Bình

1.2.1. Quá trình lịch sử

1.2.2. Đặc tính kinh tế

1.2.3. Đặc điểm văn hoá - xã hội

Chương 2: TIỀM NĂNG VĂN HOÁ NGƯỜI MƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HOÀ BÌNH

2.1. Tiềm năng Văn hoá

2.1.1. Cảnh quan Văn hoá

2.1.2. Văn hoá vật thể

2.1.3. Văn hoá phi vật thể

2.2. Giá trị của tiềm năng văn hoá Mường trong phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình

Chương 3: TRIỂN VỌNG DU LỊCH VĂN HOÁ MƯỜNG Ở HOÀ BÌNH

3.1. Thực trạng khai thác các giá trị văn hoá Mường phục vụ hoạt động du lịch

3.1.1. Những giá trị văn hoá Mường đang được khai thác

3.1.2. Các sản phẩm du lịch

3.1.3. Các loại hình dịch vụ du lịch

3.2. Thực trạng bảo vệ các giá trị văn hoá Mường trong hoạt động du lịch

3.3. Thực trạng về cơ sở vật chất và những điều kiện khác

3.3.1. Mạng lưới và phương tiện giao thông

3.3.2. Hệ thống cung cấp điện, nước

3.3.3. Hệ thống thông tin liên lạc

3.3.4. Cơ sở lưu trú, ăn uống

3.3.5. Phương tiện vận chuyển khách

3.3.6. Cơ sở vui chơi giải trí, thể thao phục vụ cho du lịch

3.3.7. Lao động trong ngành du lịch

3.4. Những giải pháp tạo hướng phát triển du lịch văn hoá Mường ở Hoà Bình

3.4.1. Giải pháp bảo vệ và khai thác các giá trị văn hoá Mường phục vụ du lịch

3.4.2. Giải pháp về quy hoạch và đầu tư

3.4.3. Giải pháp về cơ sở vật chất, đội ngũ lao động phục vụ Du lịch

3.4.4. Giải pháp về vấn đề tuyên truyền và quảng cáo

3.4.5. Du lịch với sự tham gia của cộng đồng

KẾT LUẬN

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tiềm năng văn hoá Mường với việc phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đứng ra tổ chức. Từ quy mô nhỏ hẹp, có thể tiến lên thành hội của cả một vùng, hội của cả một nước. Gọi là lễ hội vì thông thường có lễ thì có hội. Có thể có trường hợp có lễ mà không có hội nhưng ngay cả trong những trường hợp ấy thì tinh thần của hội vẫn cứ bộc lộ âm thầm hay rõ nét. Đối với cư dân Mường ở Hoà Bình cũng không nằm ngoài quy luật ấy họ thường tổ chức rất nhiều lễ hội trong năm. Các lễ hội của người Mường thường diễn ra vào các dịp bắt đầu vụ thu hoạch, sau khi thu hoạch hay vào thời điểm giao thời chuyển mùa như, năm mới, chuyển mùa hoặc có hạn hay bệnh tật.. của cư dân trong làng bản. Lễ hội của người Mường ở Hoà Bình rất phong phú với lễ hội xuống đồng (khuống mùa), hội xéc bùa, lễ hội cầu mùa, lễ hội cầu mưa, lễ hội rửa lá lúa, lễ cơm mới ngoài ra còn rất nhiều các lễ hội khác nữa: - Lễ hội du tre - Lễ hội đình Cổi - Lễ hội đình Vai - Hội Chùa Kè - Lễ hội Chùa Hang - Lễ hội đền Bờ... Và còn rất nhiều các lễ hội khác nữa. Mặc dù cư dân Mường ở Hoà Bình có rất nhiều lễ hội truyền thống song do phạm vi đề tài nên tôi không thể giới thiệu hết được các đối tượng đó mà chỉ lựa trọn một số lễ hội cổ truyền tiêu biểu nhất song điều quan trọng hơn cả là ở chỗ lễ hội này có thể được đưa vào để phục vụ khách du lịch trong các tour du lịch. Có nghĩa là nó có tính khả thi cao với ngành du lịch của Tỉnh. * Lễ hội Cồng Chiêng Trong vô số các lệ hội cổ truyền của người Mường có lẽ lễ hội Cồng Chiêng là lễ hội tiêu biểu nó mang sắc thái văn hoá truyền thống Mường hơn cả. Lễ hội Cồng Chiêng của người Mường diễn ra trong thời gian từ khoảng 15 tháng giêng đến 15 tháng hai thậm trí kéo dài đến hết tháng 3 - (Tiết khai hạ). Tên gọi là lễ hội cồng chiêng với ý nghĩa là lễ hội cầu mùa, cầu mưa. Thực chất đây là dịp sinh hoạt văn hoá cồng chiêng diễn ra giữa các địa phương. Thời gian diễn ra lễ hội kéo dài từ 1 đến 5 ngày, thời gian diễn ra lễ hội dài hay ngắn nó phụ thuộc rất nhiều vào quy mô tổ chức lễ hội. Lễ hội cồng chiêng diễn ra ở khắp nơi song tổ chức thường xuyên có quy mô lớn tiêu biểu hơn cả là ở Mường Bi thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình. Địa điểm diễn ra lễ hội thường là khu đất rộng bằng phẳng được bao bọc xung quanh là núi cao không phải ngẫu nhiên mà cư dân Mường lại chọn địa điểm này. Đất bằng phẳng để các hoạt động diễn ra một cách dễ dàng hơn, còn các vách núi xung quanh được ví như một nhà hát tự nhiên tạo nên sự cộng hưởng âm thanh vang vọng tiếng cồng chiêng lên trời để thần linh nghe thấy sự cầu xin, ước nguyện của cư dân Mường. Thực chất, đây là dịp sinh hoạt văn hoá văn nghệ cồng chiêng của cư dân Mường. Sau khi mọi thủ tục đã hoàn tất thầy Mo làm lễ cúng tế trên một cái chiếu ở giữa sân để trình báo cầu xin thần linh sau đó lễ hội bắt đầu. Lúc đầu là các bài cồng biểu diễn chung cho khán giả cùng thưởng thức đó là các bài cồng chiêng tiêu biểu chung nhất của cư dân Mường. Sau đó đến các bài cồng biểu diễn dự thi của từng bản Mường. Cứ như thế lễ hội diễn ra trong không khí vui vẻ, hoành tráng, đoàn kết. Quy mô của lễ hội diễn ra tại bản Mường, tại xã hay thậm trí ở huyện, do vậy thời gian diễn ra lễ hội cũng dài ngắn khác nhau. Số lượng nghệ sĩ biểu diễn cũng dao động từ 15 - 20 người lên đến hàng trăm người. Lễ hội này đặc sắc nhất tiêu biểu nhất của văn hoá cổ truyền Mường bởi người Mường từ khi sinh ra đến khi mất đi mọi hoạt động đều gắn liền với tiếng cồng chiêng. Đến với lễ hội cồng chiêng du khách không thể không ngỡ ngàng, thích thú trước sự hoành tráng sôi động của nó. Những âm thanh giai điệu nhịp nhàng trầm bổng hoà quyện cùng âm thanh của núi rừng được phát ra từ hàng trục hàng trăm chiếc cồng đưa du khách thực sự hoà mình vào núi rừng, sự ấm cúng nồng hậu tràn đầy tình cảm của văn hoá Mường. Đây là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng tiêu biểu nhất, đẹp nhất thể hiện sự tinh tế, tình đoàn kết và trình độ về âm nhạc của cư dân Mường ở Hoà Bình. Đây là lễ hội tiêu biểu rất ấn tượng và hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Hiện nay có một số tour du lịch thiết kế chương trình đã đưa loại hình này vào phục vụ cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên, đâu phải thời gian nào cũng có lễ hội diễn ra. Thứ nữa do ngày càng tiếp cận với thế giới hiện đại nên văn hoá cồng chiêng với các điệu múa, giai điệu truyền thống bị mai một, quên lãng đi rất nhiều. Do vậy cần phải có sự điều chỉnh khuyến khích các địa phương thường xuyên tổ chức lễ hội nhằm giữ gìn truyền thống, đồng thời đầu tư khôi phục lại các giai điệu, các bài biểu diễn đã mất. Có như vậy các hoạt động du lịch xuất phát từ hình thức sinh hoạt văn hoá này mới hoạt động có hiệu quả đồng thời để lại ấn tượng về một nét đẹp trong văn hoá cổ truyền của dân tộc Mường ở Hoà Bình. * Hội sắc bùa (Xéc bùa). Giống như lễ hội cồng chiêng hội Xéc bùa là loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc của người Mường. Đây là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của người Mường. Thời điểm diễn ra hội là vào dịp đầu năm mới. Sắc bùa bao giờ cũng có phường do những người biết hát, biết đánh cồng và biết đối để lập thành một phường. Phường bùa bao giờ cũng có một ông chủ phường chỉ huy, chủ phường phải là người hát giỏi, đánh cồng và ứng phó tốt. Trong phường bùa không phân biệt giới tính tuổi tác. Từ sau ngày mùng 2 tết phường bùa tiến hành đi sắc Bùa cho các gia đình trong bản, ngoài ra những ngày sau đó họ có thể đi sắc bùa cho các làng bên. Trang phục của họ phải đẹp. Nam áo dài khăn chít đầu. Nữ mặc áo khoác màu vàng, màu hồng, đội nón đeo vòng. Đoàn sắc bùa đi theo thứ tự cụ thể ngoài trùm phường là đến chiêng boong beng, rồi đến chiêng đủm, tiếp theo là đến chiêng khô, cuối cùng là đến chiêng dàm(1) Góp phần tìm hiểu tỉnh Hoà Bình. Bùi Văn Kín - UBND tỉnh Hoà Bình, 1972, tr 39. . Đoàn sắc bùa đi đến đâu rộn ràng tiếng chiêng đến đó. Thực chất đây là hình thức chúc tụng nhau vào dịp đầu năm. Họ đến chúc cho gia chủ sang năm mới khoẻ mạnh, làm ăn ruộng nương được mùa, chăn nuôi gặp dịp... Nói chung là cầu chúc những điều may mắn hạnh phúc đến cho chủ nhà. Chủ nhà sẽ hát đốilại hoặc đem quà biếu cho đoàn sắc bùa. Đây là một nét rất đẹp trong sinh hoạt của cư dân Mường cũng giống như người Kinh đi chúc tết nhau vào dịp đầu năm. Tuy nhiên, điều đặc sắc và đặc biệt khiến du khách phải ngạc nhiên ấn tượng đó là: mọi công đoạn, mọi sự việc xảy ra mọi điều muốn chúc muốn nói đều diễn ra bằng lời hát, tất cả có tiết tấu nhịp điệu của tiếng cồng chiêng. Từ đi đường, mở cổng kêu vào, chúc gia chủ, cảm ơn, chào gia chủ đều bằng lời hát thứ tự. Điều này thể hiện một trình độ ứng xử cao và linh hoạt của phường bùa. Loại hình lễ hội này rất phù hợp và gây được ấn tượng với du khách nước ngoài bởi có sự khác biệt về dịp lễ tết cổ truyền. Sắc bùa một loại hình sinh hoạt văn hoá cổ truyền cần được đưa vào trong hoạt động du lịch của tỉnh Hoà Bình. * Ngoài ra còn có lễ hội Cầu mưa là một lễ hội cũng khá quan trọng đối với cư dân Mường. Bởi họ là chủ nhân của nền canh tác lúa nước và nương rẫy. Vào những năm hạn hán kéo dài, hay mưa đến muộn khi dân Mường đợi nước về để làm ruộng. Để cầu mưa dân làng tổ chức lễ hội. Theo tín ngưỡng dân gian cư dân Mường tục thờ con ma khú (thuồng luồng) đây là con vật lấy nước về cho bản Mường làm lúa, sinh hoạt. Lễ vật chính là con gà trắng luộc chín, hương và các sản vật khác. Người dân chọn địa điểm tổ chức hội ở một mó nước. Sau khi cúng xong dân bản kéo đến mó nước lấy đá ném xuống mó nước. Theo quan niệm của họ con ma khú ngủ quên nên không đi lấy nước cho bản Mường nên họ cho nó ăn ném đá gọi nó dậy cùng tiếng hò reo, thậm trí cả bắn súng nữa. 3. Văn học nghệ thuật dân gian. * Văn học dân gian. Các dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất Hoà Bình đều có một kho tàng văn học nghệ thuật dân gian phong phú. Những giá trị đó được chắt lọc, sáng tạo nên từ cuộc sống bao đời nay. Những giá trị quý báu đó được lưu truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này đến thế hệ kia chủ yếu bằng phương pháp truyền miệng, rất ít được ghi chép bằng văn bản. Sau này được các nhà sưu tầm, nghiên cứu tập hợp, công bố cho tất cả mọi người. Người Mường nổi tiếng với những áng mo đồ sộ tuyệt vời của mình. - Thần thoại Mường nổi bật và bao quát nhất là trong mo Mường một hệ thống các tác phẩm “Tang ca, tiễn người chết, song lại chứa đựng cả một kho tàng trí tuệ kiến thức cũng như tư tưởng của người Mường, nói như Từ Chi đây là một “thiên tình sử bi thảm nhất của văn học truyền khẩu Mường. Nó thuyết phục, giải thích, hướng dẫn hồn người chết, thậm trí cả giải trí nữa. Thái độ nương nhẹ đó đối xử với ma như với người còn sống, sự săn sóc chu đáo của người sống đối với người chết, tất cả biểu hiện tâm lý ấy vượt lên các hình thức méo mó của pháp luật, hé cho ta thoáng thấy một khía cạnh sâu kín của tâm hồn Mường, mối cộng cảm gắn bó với nhau một thành viên của cộng đồng thể hiện tình cảm thiết tha giữa người với người và bên trên cái chết duyên nợ khăng khít giữa các thế hệ nối tiếp nhau trên mặt đất. Bên cạnh tính chất nhân văn ấy mo Mường còn phản ánh một hệ thống thần thoại Mường hết sức phong phú. Đó là truyện kể về nguồn gốc thoại vũ trụ Mường trong “Đẻ đất đẻ nước” là cái nhìn là nhân sinh quan về vũ trụ, về sự ra đời của con người và trái đất. ở người Mường, kho tàng truyện cổ khá phong phú được bà con kể cho nhau nghe, đời này truyền lại cho đời kia ở khắp nơi. Mỗi vùng một vẻ, người ta có những truyện liên quan đến từng địa điểm cụ thể, nhân vật hay hiện tượng tự nhiên riêng của địa phương. Cũng có những chuyện mà người Mường vùng Mường đều biết tuy vậy có chuyện dài kết cấu chặt chẽ, có những chuyện lại ngắn chỉ kể về một sự tích nào đó mà thôi. Qua chuyện cổ thể hiện khát vọng mong muốn của con người về cuộc sống no đủ tươi đẹp, về tình yêu đôi lứa hạnh phúc, mong muốn mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, mong muốn con đàn cháu đồng... Nhìn chung nó thể hiện cái khát vọng mãnh liệt về cuộc sống của con người. Truyện cổ Mường mang tính nhân văn cao cả và sâu sắc. Sử thi Mường nổi tiếng với áng mo: Sử thi “Đẻ đất đẻ nước”. “Đẻ đất đẻ nước” là một tác phẩm đồ sộ dài hàng vạn câu. Nội dung của nó phản ánh toàn bộ tư duy cổ của người Mường về sự sinh thành vũ trụ, ra con người và vạn vật xung quanh. Bộ sử thi này chứa đựng cả một kho tri thức về văn hoá truyền thống của người Mường trong quá khứ. Theo những công bố mới nhất của các tác giả Trương Sỹ Hùng, Bùi Thiện vào năm 1995 thì “Đẻ đất đẻ nước” dài 61 roóng, mỗi roóng là một chuyện kể về một vấn đề nào đó. Tất cả các roóng ấy được kể trong 12 đêm thậm trí còn dài thêm mới hết. Sử thi Đẻ đất đẻ nước được kể khi người Mường làm ma cho người chết nhằm giải thích và dẫn dắt hồn người chết, an ủi vỗ về họ yên tâm về thế giới bên kia, đừng gây chuyện gì cho những người sống. Vì vậy, các nhà nghiên cứu còn gọi Đẻ đất đẻ nước là tang ca của người Mường. Tang ca này được một ông thầy mo trình bày. Công trình nghiên cứu gần đây nhất về tác phẩm “Đẻ đất đẻ nước” vậy Toyota tài trợ được lấy tên chung hơn là Mo Mường ngoài phần nghiên cứu các tác giả còn chia Mo Mường thành 9 phần từ khởi đầu đến kết thúc với độ dài hơn 400 trang. Có thể nói sử thi Mường là một tác phẩm đồ sộ nhất và văn học dân gian Mường. Không những vậy, nó còn là một kho kiến thức về nhiều vấn đề văn hoá xã hội khác của người Mường ở Hoà Bình. Không phải ngẫu nhiên mà áng sử thi này lại được trình bày ở đám tang. Những lời kể không chỉ là sự vỗ về an ủi chia ly và người chết, mà điều quan trọng hơn đây là dịp người sống cùng tụ họp lại, ôn lại lịch sử của cha ông mình, cho các lớp trẻ biết mình sinh ra từ đâu, nguồn gốc ra sao và phải làm gì để tiếp tục những cái mà người đi trước đã làm. Rõ ràng, đám tang trở thành một cuộc sinh hoạt cộng đồng trước cái chết của một đồng loại, thành viên của cộng đồng. Đây là dịp cả cộng đồng cùng thắt chặt lại bên nhau để vươn lên tồn tại và phát triển trước những thử thách đang đợi họ. Sử thi Mường như một sợi dây vô hình nhưng hết sức bền chặt và mạnh mẽ xâu chuỗi, gắn kết từng thành viên lại với nhau trong một cộng đồng. Vòng quay ấy cứ vận động liên tục làm cho cộng đồng ngày một vững chắc hơn. Cần phải nói thêm một điều là ngoài áng sử thi được kể dưới hình thức mo, còn nhiều bài mo khác có giá trị như những truyện dài ở cả người Mường và các dân tộc khác ở Hoà Bình. Những bài mo đó có thể là những bài cúng, hay kể truyện, độ dài của nó có thể lên tới hàng trăm câu hoặc vài chục câu. Như vậy nó có giá trị những truyện thơ. Mặt khác chủ đề của những bài mo đó cũng khác nhau như mo Thành Hoàng, mo cúng Đức Thánh Tản, mo khuống mùa... Ngoài ra người Mường ở Hoà Bình còn là chủ nhân của những sáng tác dân gian với hệ thống ca dao, tục ngữ, truyện thơ, hát sắc bùa, hát bộ mẹng, hát thường rang, hát ví, hát đồng dao rất nổi tiếng phong phú và đa dạng nó thể hiện cách tư duy, sự lãng mạn trong tâm hồn, trình độ nhận thức cũng như sự ngây thơ trong sáng trong suy nghĩ của người Mường cổ. * Nghệ thuật dân gian 1. Nghệ thuật cồng chiêng. Cồng chiêng của người Mường là một nhạc cụ truyền thống đặc sắc. Nhạc cụ này gắn bó với tất cả mọi người Mường từ khi lọt lòng mẹ đến khi qua đời. Nó là một cái gì đó không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi con người Mường. Cồng được đánh trong các dịp lễ tết, trong đám cưới, đám ma. Cồng được dùng cho các phường sắc bùa đi chúc tụng các gia đình trong dịp năm mới. Cồng được dùng cho các đoàn đi săn. Những dịp như vậy, khắp núi rừng vang tiếng cồng trầm bổng. Vào những ngày lễ hội, tiếng cồng vang lên vội vã những cuộc vui hội của mọi người. Rồi những khi mừng nhà mới tiếng cồng cũng được đánh lên vui nhộn mừng gia chủ. Có thể nói, tiếng cồng có mặt ở khắp mọi nơi, mọi thời khắc đáng ghi nhớ của cuộc đời người Mường. Vì vậy, xưa kia nhà nào cũng phải cố sắm cho mình một vài chiếc cồng. Những nhà khá giả được tính bằng những bộ cồng chiêng mà họ có nhiều hay ít nó như những vật báu tượng trưng cho sự giàu có sang trọng của mỗi gia đình người Mường. Cồng chiêng Mường vốn là những chiếc chiêng gần gũi trong sinh hoạt của họ, do tiếng chiêng đánh lên nghe âm vang: côồng côồng... người các dân tộc khác nghe vậy quen gọi là chiếc cồng. Vì vậy gọi tên cồng hay chiêng đều có nghĩa như nhau. Do giá trị của chiêng rất lớn cả về mặt tinh thần và vật chất nên trước đây thì người Mường đánh giá bằng trâu to, bò lớn để đổi được một chiếc. Tuy vậy những giá trị cụ thể cũng chỉ là tương đối để đánh giá từng cái riêng biệt, câu nói chung cồng chiêng của người Mường vẫn là tài sản vô giá. Để phân biệt chiêng theo loại hình và chất liệu của nó, người Mường chia thành hai loại chiêng hơ và chiêng nay. “Chiêng hơ là Chiêng cổ xưa cái núm chiêng sáng hồng và bóng lên. Mặt chiêng thường nổi mụn li ti, sờ vào thấy ráp ráp. Cũng có nơi gọi là chiêng chô cá. Chiêng hơ thường được thấy nhiều cỡ từ loại chiêng Mốt tới chiêng Sáu. Còn chiêng nay thì được làm từ đồng đỏ như chiêng than có những nốt tựa như búa ghè. Xét về toàn diện thì chiêng nay kém giá trị hơn chiêng hơ rất nhiều. Xét về mặt âm thanh thì độ vang của chiêng nay không được ngân và âm cũng không đẹp bằng chiêng hô. Đó là nhìn về mặt loại hình và chất liệu của chiêng để thấy được chất lượng của nó. Còn dựa trên sự phối âm để tổ chức một dàn nhạc chiêng thì trải qua quá trình phát triển và ổn định, một dàn chiêng Mường đầy đủ phải là một dàn có đủ 12 chiếc mới là một bộ hoàn chỉnh. Số lượng 12 chiếc chiêng cồng chọn bộ đó được chia thành ba nhóm. - 4 chiêng dàm - 4 chiêng bòng - 4 chiêng Tlé Ngoài ý nghĩa về âm nhạc dàn chiêng cồng đủ bộ 12 chiếc này còn mang một ý nghĩa khác nữa. “Người ta cho rằng với con số 12 ấy là biểu tượng cho 12 tháng cả 1 năm. Tính theo vòng quay của mặt trăng. Một năm là sự giao thoa của 4 mùa thời tiết để bắt đầu từ con số 1. Sự giao thoa của từng chiếc chiêng là sự âm hưởng của 12 tháng. Vì vậy người Mường lấy 12 chiếc trong một dàn là ở chỗ ấy”. Một bộ chiêng lý tưởng là 12 chiếc, những nếu không đủ vẫn có thể là một bộ song ít nhất bộ ấy phải có từ 4 - 5 chiếc trở lên. Trong ba nhóm chiêng đã kể trên thì: - Chiêng Dàm - có vùng gọi là chiêng Khầm (hoặc cồng dàm, cồng khầm) là loại có kích thước lớn, âm của nó phát ra thuộc âm khu trầm trong dàn. - Chiêng Bòng - còn được gọi là chiêng đục bòng hoặc chiêng boòng beng chiêng boòng beeng, gồm những chiêng cồng có kích thước vừa phải, trung bình âm của nó phát ra thuộc âm khu giữa trong dàn. - Chiêng Tlé- còn được gọi là chiêng chót, chiêng bóng, chiêng poóng, chiêng đại, chiêng lắp, chiêng lóng - là những chiêng có kích thước nhỏ nhất. Phát ra những âm thuộc khu giữa trong dàn. Ngoài ra, người Mường còn có tên gọi cho 12 chiếc chiêng trong dàn theo thứ tự chiêng Mốt, chiêng Hai cho đến chiêng Mười Hai với loại phân loại âm chiêng Mốt là cao nhất, chiêng Mười Hai là trầm nhất. Khi đánh dàn thì thường có những tiếng chiêng mở đầu gọi là chiêng dóng với ý nghĩa dóng lên để lên tiếng trước, hướng dẫn dàn cũng như sự chú ý của người nghe. Bộ này gọi là bộ dóng với các chiêng từ chiêng Ba đến chiêng Bảy. Cồng được người Mường cầm trên tay (xách bằng dây) mà đánh. Cồng được đánh bằng dùi làm bằng gỗ ổi, gỗ sến hay gỗ dây vòng (cây quả nhấm), đầu dùi được bọc bằng da, bằng vải. Da bọc dùi thường được chọn từ da của bộ phận sinh dục các loại trâu, nai, hoẵng, bò... Dây cồng được bện bằng dây sợi gai hoặc bằng cây dó cho êm và không bị mất tiếng. Chiêng cồng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của người Mường nó theo suốt cuộc đời họ từ khi sinh ra đến khi trở về cõi vĩnh hằng, nó có mặt trong cuộc vui lẫn khi có chuyện buồn để chia sẻ cùng họ. Vì vậy nó là loại hình âm nhạc quan trọng nhất. Ngoài ra người Mường còn nổi tiếng với các loại hình nhạc cụ khác như trống, sáo và một số khác như: coke, kèn gỗ, ống sáo, boòng beng, trống đồng, tiếng gỗ, đàn máng (đàn bầu)... Những bài dân ca được trình bày, có loại kèn theo các nhạc cụ để làm tăng thêm cái hay, cái đẹp cho bài hát, cũng có loại dân ca không dùng âm nhạc thì lại thể hiện bằng làn điệu, bằng nhịp và giọng hát của người trình bày và bằng nội dung trữ tình lãng mạn của lời hát tạo nên đời sống âm nhạc phong phú cho người Mường trong quá khứ cũng như trong hiện tại. 2. Nghệ thuật múa Trong sân khấu truyền thống của người Mường phải kể đến các sinh hoạt diễn xướng của họ trong các sinh hoạt nghi lễ, lễ hội và đời thường. Sự phong phú của các nghi lễ, lễ hội chắc chắn kèm theo nhiều loại múa dân gian sinh động. Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật múa của tín ngưỡng làm mối trong nghi lễ này nhạc và múa đóng một vai trò rất quan trọng như việc lên đồng của người Kinh. Âm nhạc và múa giúp cho người làm mối thăng hoa, nhập hồn để chữa bệnh cho người ốm. Người làm Mối phải nhập vào mỗi vai diễn phù hợp với tính cách mà mình nhập vào. Do vậy phải thể hiện được điệu bộ dáng đi, giọng nói và các động tác của nhân vật mà họ nhập vào. Vì vậy khi thăng hoa nhập hồn họ thực sự như là một nghệ nhân điêu luyện. Những động tác vũ điệu mà các ông mo làm cúng như múa kiếm đuổi trừ tà ma, dẫn đưa vỗ về hồn người chết đều là những hành động diễn xướng phong phú sau đó được khai thác trong đời sống văn hoá nghệ thuật của người Mường. Múa trống đồng: một hình thức đánh biểu diễn trống đồng được cách điệu như là đánh trống. Ngoài ra còn nhiều hình thức múa khác nữa: Múa cờ, múa quạt ma, múa mặt nạ. Nhìn chung, so với những loại hình nghệ thuật khác như ca nhạc thì múa của người Mường thường phải là loại hình đặc sắc. Đa số các điệu múa phục vụ lễ nghi nên động tác còn đơn giản, nghệ thuật chưa cao. Trang phục cũng như các điệu múa còn chưa được đặc sắc, phong phú. Số lượng các loại múa chưa nhiều. Ngoài ra còn có các loại hình khác cũng rất nổi tiếng đó là nghệ thuật trang phục, nghệ thuật tạo hình và nghề thủ công truyền thống. 2.2. Giá trị của tiềm năng văn hoá Mường trong phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nhu cầu của con người cũng ngày càng nâng cao. Điều kiện sống khá hơn đồng thời áp lực, sức ép của nền kinh tế thị trường với máy móc khoa học công nghệ, cạnh tranh... làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi du lịch để thư giãn lấy lại sự cân bằng tâm sinh lý. Nhiều loại hình du lịch ra đời: du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm đặc biệt du lịch văn hoá đang được mọi người quan tâm khám phá. Con người muốn tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, xã hội, đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của các nước, các dân tộc thậm trí các nhóm người sống tại một khu vực lãnh thổ nào đó. ở Việt Nam, du lịch văn hoá đang đưa mọi người đến với những di tích, những thắng cảnh giúp con người thẩm nhận được nét tinh tuý, đa dạng, đặc sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ nhỏ nhắn hình chữ S. Với những điều kiện vốn có văn hoá Mường thực sự đã trở thành tài nguyên văn hoá độc đáo bởi lẽ du khách tới đây sẽ được cảm nhận một không gian văn hoá thực sự hấp dẫn. Du khách sẽ được đắm mình trong cảnh vật núi non xen kẽ sông suối, màu xanh rợp của cây cối sự mát mẻ êm dịu của những con suối ngày đêm róc rách sẽ làm cho con người thấy thanh thản nhẹ nhàng. Thăm bản Mường, thả bộ trên những con đường khúc khuỷu ngoằn nghèo theo thế đất, thế rừng tự nhiên đến những ngôi nhà sàn mang kiến trúc cổ truyền với công năng xác định rõ ràng hoặc mang ý nghĩa tín ngưỡng nhất định du khách sẽ hiểu phần nào cuộc sống và quan niệm, cách thức sống rất phù hợp điều kiện tự nhiên vốn có của người Mường. Được tiếp xúc với dân bản, du khách sẽ hiểu hơn về nếp suy nghĩ giản đơn nhân hậu cách sống nhiệt tình và truyền thống gia tộc tôn ti trật tự được xác lập trong bản Mường. Tối đến, ngồi bên bếp lửa uống rượu cần nghe tiếng hát của các cô gái Mường xinh đẹp, thưởng thức những áng mo do Bố mo trình bày trong tiếng trầm bổng vang vọng của tiếng cồng chiêng thực sự là ấn tượng khó quên của khách du lịch. Ngoài ra du khách có thể mua làm quà những món đồ lưu niệm xinh xắn bằng thổ cẩm hay những mảng thổ cẩm lớn do bàn tay khéo léo của các bà các chị dệt lên. Tới Hoà Bình du khách còn được chiêm ngưỡng hệ thống di tích danh lam thắng cảnh đẹp: thuỷ điện Hoà Bình - công trình thế kỷ đã thu hút rất nhiều lượt khách thăm quan; suối nước khoáng Kim Bôi - nguồn nước quan trọng cho sức khoẻ mà thiên nhiên ban tặng Hoà Bình, thăm các hang động nổi tiếng là nơi sinh sống cất chứa những di chỉ của “nền văn hoá Hoà Bình” mà chủ nhân của nó không ai khác chính là cư dân Mường như hang Tùng, hang Hào. Với địa thế của tỉnh Hoà Bình, những tiềm năng tự nhiên và nhân tạo đã có, thực sự rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch đặc biệt các loại hình du lịch dựa vào nguồn tài nguyên này: Du lịch làng bản dân tộc: Từ điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, đời sống kinh tế đã hình thành nên những yếu tố văn hoá của dân tộc Mường trong đó giá trị văn hoá vật chất như: nếp nhà sàn mang đậm nét văn hoá dân tộc sống ở thung lũng hay sườn đồi, trang phục các cô gái Mường hoa văn thổ cẩm sắc nét, hay ẩm thực với các món ăn đặc trưng như cơm lam, rượu cần, cá chua, ngách lưỡi, loọng, pẻng năng... Hoặc những giá trị về văn hoá tinh thần như tín ngưỡng, tôn giáo, văn học nghệ thuật dân gian, lễ hội cũng thật là đa dạng và phong phú mà tôi đã nêu ở phần trước. Tất cả những yếu tố về văn hoá cần và đủ đó là thế mạnh cho loại hình du lịch thăm bản Mường. Du lịch bản Mường không mang tính mùa vụ, với điều kiện vốn có tăng cường thêm vốn dân tộc sẽ có thể thu hút được đồng đảo du khách. Du lịch lễ hội Lễ hội của người Mường ở Hoà Bình phong phú, ẩn chứa trong đó bao điều bí ẩn ở cả hai phần lễ và hội. Chính những điều này đã tạo ra sự hấp dẫn với du khách. Một số lễ hội diễn ra hàng năm như: Lễ hội cồng chiêng, lễ hội sắc bùa, lễ hội cơm mới, lễ hội chùa Hang... Tuy bị hạn chế bởi tính mùa vụ nhưng du lịch lễ hội vẫn thu hút du khách vì họ có thể tham gia, hoà mình vào các hoạt động đồng thời giải toả vấn đề tâm linh, cầu nguyện cho bản thân và gia đình. Du lịch nghỉ dưỡng. Tỉnh Hoà Bình nói chung đặc biệt một số nơi dân tộc Mường sinh sống có cảnh quan thiên nhiên, hệ thống sông suối thác nước đa dạng, đẹp là nơi dừng chân nghỉ dưỡng giúp du khách cảm nhận sự thanh khiết của thiên nhiên, tạm quên đi những lo toan thường nhật. Ngoài ra nếu đầu tư xây dựng chúng ta còn có thể khai thác rất nhiều các loại hình khác như: du lịch chữa bệnh, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm... Những gì mà thiên nhiên cùng quá trình vận động tự nhiên của cộng đồng xã hội người Mường mang lại cho chúng ta thật sự quý giá, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của mọi người. Thực tế đã chứng minh, thời gian gần đây số lượng khách du lịch đến với tỉnh Hoà Bình tìm hiểu văn hoá Mường tăng nhanh nhất là lượng khách quốc tế. ảnh hưởng của văn hoá Mường với sự phát triển của tỉnh Hoà Bình rất lớn. Để khai thác hiệu quả, hợp lý nguồn tiềm năng này cần có sự bảo tồn và phát huy đảm bảo việc khai thác lâu dài theo chiều sâu. Các yếu tố tài nguyên du lịch của cảnh quan văn hoá Mường Giá trị du lịch Khung cảnh đồng ruộng, rừng cây, sông suối bao quanh thung lũng Mang dấu ấn con người nhưng không bị phá vỡ tính tự nhiên, vừa phục vụ cho du lịch văn hoá vừa du lịch sinh thái Khung cảnh đồng ruộng, thôn bản vừa phản ánh loại hình kinh tế, sinh thái, nhân văn, hình thái c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL (172).DOC
Tài liệu liên quan