Khóa luận Tìm hiểu công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

 

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Phạm vi nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Cấu trúc đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 4

1.1 Những vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ 4

1.1.3 Sự cần thiết của hệ thống kiểm soát nội bộ 5

1.1.4 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ 6

1.1.4.1 Môi trường kiểm soát 7

1.1.4.2 Đánh giá rủi ro 8

1.1.4.3 Hoạt động kiểm soát 9

1.1.4.4 Thông tin và truyền thông 11

1.1.4.5 Hệ thống giám sát 13

1.1.5 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB 14

1.2 Những vấn đề cơ bản về kiểm soát qui trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 15

1.2.1 Những vấn đề chung về cho vay khách hàng doanh nghiệp 15

1.2.1.1 Các khái niệm 15

1.2.1.2 Nguyên tắc cho vay 16

1.2.1.3 Quy trình cho vay 16

1.2.1.3.1 Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng 16

1.2.1.3.2 Phân tích tín dụng 17

1.2.1.3.3 Quyết định và ký hợp đồng tín dụng 18

1.2.1.3.4 Giải ngân 19

1.2.1.3.5 Giám sát tín dụng 19

1.2.1.3.6 Thanh lý hợp đồng tín dụng 19

1.2.2 Kiểm soát qui trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 20

1.2.2.1 Khái niệm về kiểm soát hoạt động cho vay 20

1.2.2.2 Sự cần thiết và mục đích của kiểm soát hoạt động cho vay 21

1.2.2.3 Quy trình kiểm soát cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 22

1.2.2.3.1 Kiểm soát trước khi cho vay 22

1.2.2.3.2 Kiểm soát trong khi cho vay 23

1.2.2.3.3 Kiểm soát sau khi cho vay 23

1.2.3 Các yếu tố đánh giá chất lượng công tác kiểm soát hoạt động cho vay 24

1.2.3.1 Khả năng nhận biết, đánh giá, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 24

1.2.3.2 Mức độ thường xuyên, liên tục của hoạt động kiểm soát 28

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát hoạt động cho vay 28

1.2.4.1 Những yếu tố từ phía khách hàng 28

1.2.4.2 Những yếu tố từ phía ngân hàng 29

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 32

2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Huế 32

2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển 32

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Thừa Thiên Huế 33

2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động 33

2.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 34

2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 34

2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 35

2.1.5 Môi trường hoạt động kinh doanh 37

2.1.6 Tình hình lao động 37

2.1.7 Tình hình hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm 2008, 2009, 2010 39

2.1.7.1 Hoạt động huy động vốn 39

2.1.7.2 Hoạt động tín dụng 40

2.1.7.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn 45

2.1.7.4 Khái quát kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2008, 2009, 2010 48

2.2 Thực trạng kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Huế 50

2.2.1 Quy trình chung cho vay khách hàng doanh nghiệp 50

2.2.2 Thực hiện việc kiểm soát quy trình cho vay 50

2.2.2.1 Kiểm soát trước cho vay 50

2.2.2.1.1 Một số quy định của BIDV Thừa Thiên Huế trong quá trình kiểm soát trước cho vay 50

2.2.2.1.2 Các công việc kiểm soát nội bộ chủ yếu trước cho vay 55

2.2.2.1.3 Ví dụ minh họa 60

2.2.2.2 Kiểm soát trong cho vay 62

2.2.2.2.1. Một số quy định của BIDV Thừa Thiên Huế trong quá trình kiểm soát trong cho vay 63

2.2.2.2.2. Các công việc kiểm soát nội bộ chủ yếu trong cho vay 63

2.2.2.2.3. Ví dụ minh họa 65

2.2.2.3. Kiểm soát sau cho vay 65

2.2.2.3.1. Một số quy định của BIDV Thừa Thiên Huế trong quá trình kiểm soát sau cho vay 65

2.2.2.3.2. Các công việc kiểm soát nội bộ chủ yếu sau cho vay 72

2.2.2.3.3. Ví dụ minh họa 75

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 76

3.1 Đánh giá hoạt động cho vay tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển chi nhánh Thừa Thiên Huế 76

3.1.1 Những kết quả đạt được 76

3.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân 77

3.1.2.1 Tồn tại 77

3.1.2.2 Nguyên nhân 78

3.2 Định hướng của Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thừa Thiên Huế. .96

3.2.1 Định hướng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thừa Thiên Huế năm 2011. 96

3.2.2 Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới 97

3.2.2.1 Thuận lợi 81

3.2.2.2 Khó khăn 82

3.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát cho vay tại BIDV Thừa Thiên Huế 83

3.3.1 Phát triển công nghệ quản lý rủi ro 83

3.3.2 Thẩm định tốt trước khi cho vay 83

3.3.3 Đảm bảo công tác kiểm soát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với tất cả các khoản vay của khách hàng 84

3.3.4 Đào tạo nguồn nhân lực tại BIDV Thừa Thiên Huế 85

3.3.5 Phương pháp kiểm soát rủi ro 86

3.3.6 Đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu an toàn lao động 87

3.3.7 Việc kiểm soát cần thực hiện trong suốt quá trình cho vay 87

3.2.8 Tăng cường kiểm tra, giám sát vốn vay và xử lý nợ xấu 88

 

PHẦN III 89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89

3.1. Kết luận 89

3.2. Kiến nghị 90

3.2.1. Đối với Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước 90

3.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 90

3.2.3. Đối với Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam 91

3.2.4. Đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Thừa Thiên Huế 92

3.2.5. Đối với những đề tài nghiên cứu tiếp theo 92

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4524 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương trình phần mềm, đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt trong mọi tình huống, phục vụ yêu cầu kinh doanh của Chi nhánh và toàn hệ thống. Quản lý hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát thông tin, đảm bảo an ninh mạng, an toàn dữ liệu của Chi nhánh. Phòng giao dịch An Cựu: thực hiện giao dịch với khách hàng bao gồm mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối…cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá (do phòng An Cựu phát hành). Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bảo lãnh chuyển Hội Sở Chi nhánh thực hiện. Điểm giao dịch Thành Nội: mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm, chuyển tiền nhanh trong nước, chi trả kiều hối, chiết khấu giấy tờ có giá…(Điểm giao dịch Thành Nội phát hành). 2.1.5. Môi trường hoạt động kinh doanh Nhận định môi trường bên ngoài: Thời cơ: Trải qua 17 năm hình thành và phát triển (từ năm 1993 đến năm 2010), BIDV Thừa Thiên Huế đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu đối với khách hàng sở tại đồng thời là cơ hội để chi nhánh triển khai các họat động kinh doanh và mở rộng phạm vi hoạt động. Bên cạnh đó, nhiều dự án kinh tế trọng điểm, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đang và sẽ được triển khai trên địa bàn là cơ hội tốt để chi nhánh đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Thách thức: Trên địa bàn hiện có hơn 20 tổ chức tín dụng đang hoạt động. Mỗi tổ chức tín dụng đều có thế mạnh riêng trong hoạt động ngân hàng nên môi trường cạnh tranh tương đối cao.Thị phần hoạt động của BIDV Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2010 như sau: Thị phần huy động vốn: 7,9% Thị phần tín dụng: 5,3% Thị phần dịch vụ: 11% Nhận định môi trường bên trong: Thuận lợi: Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên đoàn kết, đồng lòng cùng gắng sức nâng quy mô chi nhánh ngày một lớn hơn. Số lượng cán bộ trẻ chiếm tỷ trọng cao, nhạy bén và năng động trong việc tiếp thu những ứng dụng mới vào hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Khó khăn: Số lượng cán bộ trẻ nhiều nên còn thiếu kinh nghiệm công tác do đó trong quá trình tác nghiệp dễ dẫn đến sai sót. 2.1.6. Tình hình lao động Bảng 2.1.6 Tình hình lao động tại BIDV Thừa Thiên Huế từ 2008 - 2010 (ĐVT : Người) Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 SL % SL % SL % +/- % +/- % TỔNG SỐ 82 100 89 100 94 100 7 8,5 5 5,6 Trình độ học vấn Trên đại học 5 6,1 5 5,6 5 5,3 0 0 0 0 Đại học 73 89 78 87,7 84 89,4 5 6,8 6 7,7 Cao đẳng , trung cấp 4 4,9 6 6,7 5 5,3 2 50 -1 -16,7 Giới tính Nam 34 41,5 37 41,6 39 37,6 3 8,8 2 5,4 Nữ 48 58,5 52 58,4 55 62,4 4 8,3 3 5,8 ( Nguồn: Phòng kế hoạch – Tổng hợp chi nhánh NH ĐT&PT Thừa Thiên Huế) Tổng số lao động của BIDV Huế tăng qua các năm. Cụ thể số lao động năm 2009 tăng 7 người so với năm 2008 tương ứng với 8,5%; năm 2010 tăng 5 người so với 2009, tương ứng 5,6%. Điều này chứng tỏ trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng phát triển mạng lưới hoạt động. Đến năm 2010, toàn Chi nhánh đã có 94 lao động. Trong đó chủ yếu là lao động nữ, chiếm đa số trong tổng số lao động của Chi nhánh. Cụ thể năm 2008 số lượng nhân viên nữ là 48 người chiếm 58,5% tổng số lao động, năm 2009 là 52 người, chiếm 58,4%, năm 2010 là 55 người chiếm 62,4%. Số lao động nữ nhiều hơn số lao động nam do đặc thù công việc ngành ngân hàng cần nhiều giao dịch viên, mà phái nữ thường có nhiều thuận lợi hơn khi tiếp xúc làm việc với khách hàng. Ngân hàng là một môi trường làm việc đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Do vậy, lao động tại Chi nhánh có trình độ Đại học và trên Đại học luôn chiếm đại đa số (>93% trong tổng số lao động). Trong năm 2009 và 2010, Chi nhánh chủ yếu tuyển dụng người có trình độ Đại học, để nâng cao năng lực, chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. 2.1.7. Tình hình hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm 2008, 2009, 2010 2.1.7.1. Hoạt động huy động vốn Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 Số tiền Tốc độ tăng giảm (%) Số tiền Tốc độ tăng giảm (%) Tổng vốn huy động 656.653 922.233 991.434 265.580 40,4 69.201 7,5 I. Phân loại theo đối tượng 1. TG của TCKT, dân cư 490.781 752.538 971.197 261.757 53,3 218.659 29,1 2. TG của các TCTD 4.647 3.936 20.093 -711 -15,3 16.157 410,5 3. Phát hành giấy tờ có giá 161.225 165.759 144 4.534 2,8 -165.615 -99,9 II. Phân loại theo kỳ hạn 1. TG không kỳ hạn 136.038 165.993 170.441 29.955 22 4.448 2,7 2. TG/ GTCG ngắn hạn 405.396 569.919 601.665 164.523 40,6 31.746 5,6 3. TG/GTCG trung, dài hạn 115.219 186.321 219.328 71.102 61,7 33.007 17,7 Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng hoạt động huy động vốn chiếm vị trí then chốt và là cơ sở cho các hoạt động khác được tiến hành có hiệu quả cao. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nguồn vốn, BIDV nói chung và Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thừa Thiên Huế nói riêng luôn coi huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Bảng 2.1.7.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế (ĐVT: triệu đồng) Nhìn vào bảng 2.1.7.1 ta thấy: tổng vốn huy động tăng qua các năm nhưng không đồng đều. Năm 2009 tổng vốn huy động tăng 265.580 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 40,4%. Trong đó, tiền gửi của TCKT và dân cư tăng 261.757 triệu đồng, tiền gửi của TCTD giảm 711 triệu đồng, phát hành giấy tờ có giá tăng 4.534 triệu đồng. Năm 2010 tổng vốn huy động tăng 69.201 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 7,5%. Trong đó, tiền gửi của TCKT, dân cư tăng 218.659 triệu đồng, tiền gửi của các TCTD tăng 16.157 triệu đồng, tuy nhiên phát hành giấy tờ có giá lại giảm 165.615 triệu đồng. Việc tăng giảm không đồng đều trong cơ cấu huy động vốn xuất phát chủ yếu từ những biến động liên tục của nền kinh tế trong nước như: tình trạng thiếu thanh khoản, sản xuất đình trệ, vàng và ngoại tệ sốt giá…điều này làm cho các NHTM luôn trong tư thế chạy đua lãi suất khốc liệt gây áp lực không nhỏ trong quá trình huy động vốn của BIDV Huế Có thể thấy qua 3 năm, nguồn gửi tiết kiệm của TCKT và dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là nguồn vốn ổn định để chi nhánh chủ động đầu tư cho vay. Tuy nhiên khách hàng gửi tiền tại BIDV Huế hầu hết với kỳ hạn ngắn, điều này tiểm ẩn nguy cơ rủi ro về mặt kỳ hạn đặc biệt trong thời điểm thị trường vàng, bất động sản chưa ổn định thì người gửi tiền luôn sẵn sàng phá vỡ kỳ hạn để đầu tư vào lĩnh vực hấp dẫn khác thay vì gửi tiết kiệm. 2.1.7.2. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Trong những năm qua luôn ý thức được tầm quan trọng của tín dụng nên hoạt động với phương châm: vượt khó, tranh thủ thời cơ, giữ vững nhịp độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã không ngừng phát huy tính chủ động sáng tạo của tập thể, cá nhân và có những giải pháp tích cực nhằm mở rộng tín dụng. a) Cơ cấu dư nợ Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế trên cơ sở nguồn vốn huy động được, Ngân hàng ĐT&PT Thừa Thiên Huế sử dụng vốn dưới nhiều hình thức như: cho vay, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối. Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và thường xuyên nhất. Hoạt động này đã đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Bảng 2.1.7.2 (a) Cơ cấu dư nợ tín dụng của BIDV Thừa Thiên Huế (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 Số tiền Tốc độ tăng giảm (%) Số tiền Tốc độ tăng giảm (%) Tổng dư nợ 584.496 958.713 1.031.306 374.217 64 72.593 7,6 1. Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế a. Doanh nghiệp NN 112.272 238.987 245.863 126.715 112,9 133.591 55,9 b. Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh 429.415 640.455 650.099 211.040 49,1 9.644 1,5 c. Tư nhân, cá thể 42.809 79.271 135.344 36.462 85,2 56.073 70,7 2. Dư nợ tín dụng theo thời hạn vay a. Dư nợ ngắn hạn 142.507 234.527 379.558 92.020 64,6 145.031 61,8 b. Dư nợ trung và dài hạn 441.989 724.186 651.784 282.197 63,8 -72.438 -10 3. Dư nợ tín dụng phân theo tài sản đảm bảo a. Có TS đảm bảo 522.500 821.165 849.368 298.665 57,2 28.203 3,4 b. Không có TSĐB 61.600 137.548 181.938 75.948 123,3 44.390 32,3 (Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thừa Thiên Huế) Xét về quy mô tín dụng: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng qua 3 năm, cụ thể: năm 2009 tăng 347.217 triệu đồng, tương ứng tăng 64% so với năm 2008; năm 2010 tăng 72.593 triệu đồng, tương ứng tăng 7,6% so với năm 2009. Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu năm 2008 – 2009, hoạt động tín dụng của Chi nhánh nói riêng và BIDV nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Hoạt động cho vay khởi sắc sau gói kích cầu hỗ trợ lãi suất nhưng cuối năm do áp lực đảm bảo tính thanh khoản các ngân hàng phải đối mặt với chính sách thắt chặt tín dụng. Trước tình hình đó, Chi nhánh đã ban hành nhiều chính sách cũng như các sản phẩm tín dụng tiện ích nhằm thu hút khách hàng, khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn. Nhờ sự linh hoạt trong chính sách tín dụng, năm 2009 Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan: Dư nợ tín dụng của doanh nghiệp nhà nước tăng 126.715 triệu đồng, tương ứng 112,9% so với năm 2008; dư nợ tín dụng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 211.040 triệu đồng, tương ứng 49,1%, dư nợ tín dụng của tư nhân cá thể tăng 85,2% . Tuy nhiên đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh có xu hướng chậm lại (Dư nợ tín dụng của doanh nghiệp nhà nước tăng 55,9% so với năm 2009; dư nợ tín dụng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 1,5%, dư nợ tín dụng của tư nhân cá thể tăng 70,7%), nguyên nhân là do diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ cùng với quy định thắt chặt tỷ lệ cấp tín dụng ( hệ số Q) của NHNN đòi hỏi Chi nhánh phải có sự sàng lọc khách hàng trong cho vay. Cơ cấu dư nợ cho vay qua 3 năm tập trung phần lớn ở khoản mục trung – dài hạn (năm 2008 chiếm 75,6% tổng dư nợ, năm 2009 chiếm 75,5%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 63,2%). Điều này chứng tỏ trong những năm qua, Chi nhánh luôn tập trung phát triển và duy trì tốt mối quan hệ với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn. Một trong những yếu tố giảm tổn thất cho Ngân hàng khi có rủi ro xảy ra là duy trì tỷ lệ tài sản đảm bảo hợp lý. Do đó trong những năm qua, Chi nhánh luôn tập trung cho vay với những khoản vay có tài sản đảm bảo, cụ thể: các khoản vay có TSĐB năm 2009 tăng 298.665 triệu đồng tương ứng 57,2% so với năm 2008, năm 2010 tăng 28.203 triệu đồng tương ứng 3,4% so với năm 2009. b) Tình hình phân loại nợ và trích lập dự phòng Bảng 2.1.7.2 (b) Tình hình phân loại nợ tại BIDV Huế (2008 – 2010) (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % Tổng dư nợ 584.496 958.713 1.031.306 374.217 64 72.593 7,6 1.Dư nợ nhóm 1 545.798 907.742 989.801 361.944 66,3 82.059 9 2.Dư nợ nhóm 2 37.978 50.971 40.820 12.993 34,2 -10.151 -19,9 3. Dư nợ xấu 720 0 685 -720 -100 685 - Dư nợ nhóm 3 720 0 685 -720 -100 685 - Dư nợ nhóm 4 Dư nợ nhóm 5 Nợ quá hạn 45 217 3.428 172 382,2 3211 1.479,7 Tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ 0,008 0,023 0,332 (Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thừa Thiên Huế) Tỷ lệ nợ quá hạn tăng dần qua 3 năm ( năm 2009 tăng 0,015 % so với năm 2008, năm 2010 tăng 0,309% so với năm 2009). Dư nợ quá hạn chủ yếu do các khách hàng vay tiêu dùng tại Chi nhánh chưa cân đối được nguồn trả nợ đồng thời khi toàn hệ thống BIDV tiến hành phân loại nợ theo Quy định số 493/2005/QĐ – NHNN dẫn đến việc các khách hàng có từ 2 khoản nợ trở lên tại Chi nhánh, trong đó có một khoản nợ bị quá hạn thì toàn bộ dư nợ đều phân loại vào nhóm nợ quá hạn. Những khách hàng này chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực như kinh doanh chứng khoán, bất động sản, xây dựng…Trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với những vấn đề khó khăn về lạm phát, thị trường bất động sản đóng băng, việc các NHTM đồng loạt tăng lãi suất tất yếu làm cho khách hàng khó khăn trong quá trình huy động vốn cho sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng. Nhìn chung thực trạng nợ xấu “Nợ xấu”: Là nợ các nhóm 3, 4, 5. qua 3 năm của Chi nhánh đang ở mức dưới ngưỡng an toàn là 5% trên tổng dư nợ Hoàng Văn Hoa, Tôn Thị Nga (2009), Tạp chí khoa học và công nghệ số 4 (33), Đại học Đà Nẵng. , mặc dầu vậy nợ xấu là luôn vấn đề được các Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Có thể thấy năm 2009 là một năm thành công của BIDV Huế trong công tác xử lý và thu hồi nợ xấu (nợ nhóm 3 giảm 720 triệu đồng, tương ứng 100% so với năm 2008). Sang năm 2010, dư nợ xấu tăng 685 triệu đồng so với năm 2009, nguyên nhân chủ yếu do: Tiến độ thanh toán vốn ngân sách của các công trình còn chậm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ xấu của một số khách hàng Việc bán cổ phần vốn của Nhà nước trong khách sạn Thuận Hóa bị chậm làm ảnh hưởng đến quá trình thu hồi nợ xấu của Chi nhánh. Việc bán nợ hoặc cùng góp vốn liên doanh bằng tài sản thu hồi được là rất khó khăn. Các tài sản thu hồi được đã qua sử dụng có tính thanh khoản thấp nên việc thu hồi tài sản sau xử lý khá phức tạp. Bảng 2.1.7.2(c): Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và thu hồi nợ ngoại bảng (2008 – 2010) (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng 0 0 0 Thu nợ ngoại bảng 219 1.000 110 Dự phòng phải trích Dự phòng chung 4.384 7.190 7.735 2. Dự phòng cụ thể 957 1.664 1.427 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn khoản vay.Hiện nay việc trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh được thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Trong những năm qua, BIDV Việt Nam nói chung và chi nhánh BIDV Huế nói riêng luôn chủ động nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phản ánh đúng nhất thực trạng tín dụng, tiến dần đến chuẩn mực quốc tế. Năm 2009, BIDV đã nghiên cứu xây dựng tỷ lệ chiết khấu tài sản đảm bảo để xác định số dự phòng rủi ro phải trích và việc áp dụng quy định này đã mang lại kết quả khá chính xác trong việc đánh giá toàn diện về tài sản đảm bảo, từ đó xác định mức dự phòng cụ thể phải trích phù hợp Đối với công tác thu hồi nợ ngoại bảng: năm 2008 thu hồi được 219 triệu đồng chủ yếu từ Công ty du lịch Cố Đô Huế; năm 2009 thu hồi được 1000 triệu đồng và năm 2010 là 110 triệu đồng từ bán TSĐB là dây chuyền may bao bì và nhà xưởng của Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Thái Hòa. Đạt được những kết quả trên là nhờ việc sử dụng các biện pháp đồng bộ để đẩy nhanh tiến độ thu nợ như: Bán nợ của công ty cổ phần xây dựng số 7 cho công ty mua bán nợ của Bộ tài chính – DATC; ban hành quy chế miễn giảm lãi nhằm khuyến khích khách hàng trả nợ tồn đọng, giúp khách hàng giảm bớt khó khăn về tài chính, khôi phục sản xuất kinh doanh; tích cực làm việc với Tòa án để thu hồi nợ quá hạn của công ty bao bì Thái Hòa… 2.1.7.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn Về phần tài sản Năm 2008, cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân là 584.496 triệu đồng, chiếm 82,83% tổng tài sản. Năm 2009 là 958.713 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 91,98%. Năm 2010, con số này tăng lên 1.031.306 triệu đồng và chiếm 89,33% tổng Tài sản. Sở dĩ có hiện tượng giảm về tỉ lệ cơ cấu trong 2 năm 2009 – 2010 là do trong 2 năm này tốc độ tăng của tổng Tài sản Ngân hàng lớn hơn tốc độ tăng của khoản mục cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân. Mặc dù vậy, khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của BIDV Huế. Điều này chứng tỏ đây là hoạt động chủ yếu của Chi nhánh và đem lại nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh nhất. Có thể nhận thấy khoản mục tài sản có năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 (từ 13.647 triệu đồng lên 48.360 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 254,36%). Khoản mục này chủ yếu là nguồn vốn điều chuyển nội bộ, các khoản phải thu, các khoản lãi, phí phải thu. Năm 2010, để tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi, BIDV Huế đã gửi tiền vào Hội sở chính nhằm đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, tìm kiếm thêm lợi nhuận đồng thời phân tán rủi ro cho chi nhánh. Một điểm đáng lưu ý là năm 2008, tài sản cố định của Chi nhánh chiếm 0,88% tổng giá trị tài sản. nhưng đến năm 2009 và 2010, do yêu cầu tập trung tài sản có giá trị lớn về Hội sở chính để theo dõi nên Chi nhánh không thực hiện hạch toán đối với khoản mục tài sản cố định nữa. Về phần nguồn vốn Hoạt động trên nguyên tắc “Đi vay để cho vay” nên huy động vốn là mảng không thể thiếu trong hoạt động của các ngân hàng. Nó luôn chiếm tỷ trọng lớn chiếm trên 70% tổng nguồn vốn của BIDV Huế qua ba năm. Trong cơ cấu Nguồn vốn, khoản mục tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2008, tiền gửi của khách hàng 490.781 triệu đồng chiếm 71,07% tổng nguồn vốn. Năm 2009, con số này tăng lên là 752.538 triệu đồng chiếm 71,84%. Đến năm 2010 là 971.198 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 84,79%. Tài sản nợ khác là khoản mục có tốc độ tăng trưởng đáng được lưu ý nhất qua 3 năm: năm 2009 tăng 87.591 triệu đồng (388%), đến năm 2010 tăng 17.928 triệu đồng, tương ứng 15,84%. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản lãi, phí phải trả của chi nhánh tăng cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Bảng 2.1.7.3 : Tình hình tài sản và nguồn vốn của BIDV TTHuế năm 2008 - 2010 (ĐVT: triệu đồng) CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % I. TÀI SẢN 1. Tiền mặt 13.891 1,97 16.680 0,16 14.784 1,28 2.789 20,1 -1.896 -11,37 2. Tiền gửi tại TCTD 51 0,01 83 0,01 0.470 0,04 32 62,75 -36 -43,37 3. Cho vay TCKT, CN 584.496 82,83 958.713 91,98 1.031.306 89,33 374.217 64,02 72.593 7,57 4. Cho vay UTĐT 76.659 10,86 68.141 6,54 59.624 5,16 -8.518 -11,11 -8.517 -12,50 5. Tài sản có khác 24.316 3,45 13.647 1,31 48.360 4,19 -10.669 -43,88 34.713 254,36 6. Tài sản cố định 6.213 0,88 - - - - - - - - II. NGUỒN VỐN 1. Tiền gửi vay của TCTD 4.647 0,67 3.936 0,38 20.093 1,75 - 711 - 15,30 16.157 410,49 2. Tiền gửi của khách hàng 490.781 71,07 752.538 71,84 971.198 84,79 261.757 53,33 218.660 29,06 3. Phát hành giấy tờ có giá 161.225 23,35 165.751 15,82 144 0,01 4.534 2,81 -165.615 -99,91 4. Các khoản nợ khác 22.575 3,27 113.166 10,8 131.094 11,45 87.591 388 17.928 15,84 6. Vốn và các quỹ 11.301 1,64 12.132 1,16 22.887 2 831 7,35 10.755 88,65 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thừa Thiên Huế 2.1.7.4. Khái quát kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2008, 2009, 2010 Có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của Chi nhánh đang trên đà tăng trưởng. Lợi nhuận không ngừng tăng lên qua các năm, cụ thể: Trong năm 2009, lợi nhuận trước thuế là 11.634 triệu đồng, tăng 3,2% so với năm 2008. Đến năm 2010, lợi nhuận trước thuế là 22.068 triệu đồng, tăng 89,7% so với năm 2009. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận là thu nhập lãi ròng từ hoạt động tín dụng, huy động vốn và điều chuyển vốn nội bộ . Trong cơ cấu thu nhập năm 2009, mặc dù vẫn là nguồn thu chủ yếu nhưng tỷ trọng của khoản thu từ hoạt động tín dụng và huy động vốn đã có sự giảm sút so với năm 2008 (Năm 2009 thu nhập lãi thuần của Chi nhánh giảm 5.690 triệu đồng, tương ứng 21,4% so với năm 2008). Sự sụt giảm này chịu ảnh hưởng từ những biện pháp điều hành Chính sách tiền tệ của NHNN chuyển dần từ nới lỏng sang thắt chặt vào những tháng cuối năm 2009. Thay vào đó, BIDV Huế đã chú trọng hơn đến các hoạt động dịch vụ, nhờ vậy đã có được nguồn thu đáng kể đóng góp vào kết quả hoạt động. ( năm 2009 lãi ròng từ hoạt động dịch vụ tăng 1.413 triệu đồng, tương ứng 37,2% so với năm 2008). Năm 2010 khi tình hình kinh tế đã đi vào ổn định, có thể thấy một sự thay đổi đáng kể trong lợi nhuận của Chi nhánh (tăng 10.434 triệu đồng so với năm 2009), điều này chủ yếu xuất phát từ tăng thu hoạt động tín dụng, huy động vốn và điều chuyển vốn nội bộ ( năm 2010 thu nhập lãi thuần từ các hoạt động này tăng 16.334 triệu đồng, tương ứng 78,1% so với năm 2009). Bên cạnh việc sử dụng vốn một cách hiệu quả thì việc giảm thiểu chi phí cũng là mục tiêu mà ngân hàng luôn phấn đấu. Song song với việc mở rông quy mô thì tăng chi phí hoạt động là điều không tránh khỏi. Năm 2009 chi phí hoạt động tăng 3.946 triệu đồng, tương ứng 35,1% so với năm 2008; năm 2010 chi phí hoạt động tăng 6.378 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 42% so với năm 2009. Xét trong mối tương quan với tốc độ tăng thu nhập, ta thấy năm 2009 và năm 2010, tốc độ tăng chi phí hoạt động chậm hơn so với tốc độ tăng thu nhập do đó chi nhánh vẫn đảm bảo tốt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận. Có thể nói những thành công trong ba năm qua của BIDV Huế xuất phát từ các chương trình tập trung đầu tư cho nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, kiểm soát tốt rủi ro, đầu tư vào công nghệ, mở rộng kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, điều đó đã giúp Chi nhánh không ngừng gia tăng lợi nhuận và có được những bước đi vững chắc hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bảng 2.1.7.4 : Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Huế năm 2008 - 2010 (ĐVT: triệu đồng) CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 +/- % +/- % 1. Thu nhập lãi thuần 26.593 20.903 37.237 -5.690 -21,4 16.334 78,1 2. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 3.803 5.216 6.724 1.413 37,2 1.508 28,9 3. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KD ngoại hối 715 536 425 -179 -25 -111 -20,7 4. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 176 151 150 -25 -14,2 -1 -0,7 5. Chi phí hoạt động 11.227 15.173 21.551 3.946 35,1 6.378 42 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí DPRRTD 20.060 11.634 22.985 -8.426 -42 11.351 97,6 7. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 8.791 - 917 -8.791 -100 917 100 LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 11.269 11.634 22.068 365 3,2 10.434 89,7 (Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thừa Thiên Huế) 2.2. Thực trạng kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Huế 2.2.1. Quy trình chung cho vay khách hàng doanh nghiệp Quy trình chung cho vay khách hàng doanh nghiệp được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống BIDV theo Quy định số 3999/QĐ-QLTD1 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Trong đó quy định việc cấp tín dụng tại BIDV được chia thành 02 trường hợp: Cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro và Cấp tín dụng không qua thẩm định rủi ro. Trường hợp cấp tín dụng bắt buộc phải qua thẩm định rủi ro: Khách hàng chưa được xếp hạng hoặc có thời gian quan hệ tín dụng với Ngân hàng dưới 01 năm. Khách hàng có nhu cầu tín dụng vượt thẩm quyền Phòng Giao dịch. Lưu đồ các bước công việc thực hiện ( Tham chiếu Phụ lục 02) 2.2. Thực hiện việc kiểm soát quy trình cho vay 2.2.2.1. Kiểm soát trước cho vay 2.2.2.1.1. Một số quy định của BIDV Thừa Thiên Huế trong quá trình kiểm soát trước cho vay a) Thẩm định tình hình tài chính khách hàng Sơ lược về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV Ban hành kèm theo quyết định số 8598/QĐ-BNC ngày 20/10/2006 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Khách hàng là doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV, sau khi xác định ngành nghề quy mô, BIDV sẽ thực hiện chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính để xếp hạng khách hàng Điểm của khách hàng = Điểm các chỉ tiêu tài chính x Trọng số phần tài chính + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính x Trọng số phần phi tài chính Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được BIDV xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo nhóm (Phụ lục 03) Chính sách khách hàng Khách hàng được BIDV xem xét cấp tín dụng khi đáp ứng tỷ lệ TSBĐ trên số tiền vay tại Hợp đồng tín dụng (gọi tắt là tỷ lệ TSĐB) với một tỷ lệ nhất định tùy theo mức xếp hạng của khách hàng Tỷ lệ TSĐB = BIDV áp dụng chính sách khách hàng Chương II, Quy định về chính sách khách hàng đối với khách hàng DN (Ban hành kèm Quyết định số 0685/QĐ-QLTD1 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam theo từng mức xếp hạng như sau: Bảng 2.2.2.1.1 Quy định chính sách khách hàng theo từng mức xếp hạng Nhóm khách hàng Mức xếp hạng Chính sách tín dụng Chính sách về tài sản đảm bảo Cho vay đầu tư dự án Cho vay vốn lưu động 1 AAA Đáp ứng tối đa 85% tổng mức đầu tư của dự án và vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào dự án tối thiểu 15% tổng mức đầu tư Áp dụng phương thức cấp tín dụng theo hạn mức Tỷ lệ tài sản đảm bảo tối thiểu 20% 2 AA Đáp ứng tối đa 85% tổng mức đầu tư của dự án và vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào dự án tối thiểu 15% tổng mức đầu tư Áp dụng phương thức cấp tín dụng theo hạn mức Tỷ lệ tài sản đảm bảo tối thiểu 30% 3 A Đáp ứng tối đa 83% tổng mức đầu tư của dự án và vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào dự án tối thiểu 17% tổng mức đầu tư Áp dụng phương thức cấp tín dụng theo hạn mức Tỷ lệ tài sản đảm bảo tối thiểu 50% 4 BBB Đáp ứng tối đa 80% tổng mức đầu tư của dự án và vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư Áp dụng phương thức cấp tín dụng theo hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế.doc
Tài liệu liên quan