Khóa luận Tìm hiểu hoạt động biên tập - Xuất bản sách Chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội

LỜI CẢM ƠN 1

MỞ ĐẦU 2

I. Lý do chọn đề tài 2

II. Tình hình nghiên cứu đề tài 5

III. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 5

IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài 6

V. Đối tượng và giới hạn đề tài 6

VI. Kết cấu của đề tài 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI 7

I. LÝ THUYÊT CHUNG 7

1. Chuyên đề và Sách chuyên đề 7

2. Phóng sự và Phóng sự xã hội 11

3. Sách chuyên đề phóng sự xã hội 15

II. TÌNH HÌNH XUẤT BẢN LOẠI SÁCH CHUYÊN ĐỀ DẠNG TẠP CHÍ VÀ SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 17

1. Thực trạng hoạt động xuất bản sách chuyên đề dạng tạp chí và sách chuyên đề phóng sự xã hội trong thời gian gần đây 17

2. Các yếu tố dẫn đến việc sách chuyên đề phóng sự xã hội trở thành xu hướng để các nhà xuất bản và đơn vị liên kết chạy theo xuất bản hàng loạt 22

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI 26

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG-XÃ HỘI VÀ LOẠI SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI CỦA NHÀ XUẤT BẢN 26

1. Vài nét về Nhà xuất bản Lao động – Xã hội 26

2. Khái quát về các tập sách chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản 27

II. HOẠT ĐỘNG BIÊN TẬP SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG-XÃ HỘI 29

1. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI 30

2. CÔNG TÁC CỘNG TÁC VIÊN 33

3. CÔNG TÁC BIÊN TẬP 35

3.1. BIÊN TẬP NỘI DUNG 35

3.2. BIÊN TẬP HÌNH THỨC 54

4. CÔNG TÁC PHÁT HÀNH 56

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VỀ SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘI VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LOẠI SÁCH NÀY 58

I. NHẬN XÉT VỀ SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘI 58

1. Ưu điểm 58

Thứ tư, về ngôn ngữ, hình ảnh, trang bìa: 63

Tiểu kết: 68

II. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI NÓI CHUNG 69

1. Vấn đề quản lý nhà nước: 69

2. Vấn đề biên tập - xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội ở các nhà xuất bản: 71

KẾT LUẬN 76

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu hoạt động biên tập - Xuất bản sách Chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, có vấn đề gì cần chỉnh sửa hay không và quyết định trong bản thảo bài nào được phép sử dụng, bài nào phải cắt bỏ để cuối cùng sàng lọc ra những bản thảo tốt nhất. Đây là công đoạn rất quan trọng và đòi hỏi sự cẩn trọng, nghiêm túc của biên tập viên và nhà xuất bản trong quá trình thẩm định. Sở dĩ phải khẳng định như vậy vì phóng sự xã hội trên báo chí vốn rất đa dạng, phản ánh từ những sự việc nổi bật, gây xôn xao dư luận đến những vấn đề nhạy cảm, tế nhị và trước khi được đăng tải thì không phải thông qua sự thẩm định, kiểm duyệt của Cục Báo chí cũng như của Bộ Văn hoá Thông tin. Khi một bài báo có sai sót, có vấn đề thì có thể cải chính một cách khá dễ dàng. Bởi thế trong lĩnh vực báo chí vẫn tồn tại những tờ báo mang tính chất “lá cải”. Còn trong hoạt động xuất bản một cuốn sách ra đời đòi hỏi nội dung phải được đánh giá, kiểm duyệt một cách chặt chẽ. Như vậy ở đây, sự chọn lọc từ hai phía: Công ty Hà Thế và Nhà xuất bản sẽ giúp cho các tập sách không vi phạm Luật Xuất bản và đáp ứng nhanh chóng, nhiều nhất nhu cầu độc giả. Tuy vậy, công tác kế hoạch đề tài của loại sách này cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Do tính chất của ấn phẩm là giải trí, mục đích câu khách, đáp ứng tính tò mò, hiếu kỳ của độc giả nhằm thu nhiều lợi nhuận nên tiêu chí chọn bài nhiều khi bị hạ thấp, công việc tổ chức bản thảo bị chi phối bởi mục đích. Điều đó vô hình chung làm cho kế hoạch đề tài bị thương mại hoá. 2. CÔNG TÁC CỘNG TÁC VIÊN Cộng tác viên trong lĩnh vực xuất bản là khái niệm chỉ những người có quan hệ cộng tác với nhà xuất bản để làm ra sách, tuyên truyền và phát huy tác dụng của sách. Ở đây, Công ty Hà Thế là đơn vị tổ chức bài vở và chịu trách nhiệm đảm bảo quyền tác giả. Vì vậy, công tác cộng tác viên hoàn toàn do Công ty Hà Thế đảm nhận. Đối với sách chuyên đề phóng sự xã hội, đội ngũ cộng tác viên chủ yếu là tác giả. Họ là đội ngũ phóng viên của các tờ báo. Chẳng hạn như Đào Thanh Tuy, một cây bút chuyên viết phóng sự xã hội của báo Gia đình và xã hội. Năm 2005, anh đã cho in bốn tập sách phóng sự xã hội: Giang hồ đất Cảng I, Giang hồ đất Cảng II, Cuộc chơi và giá phải trả, Giao thừa trong chốn đại lao (in chung) thu hút nhiều bạn đọc, phản ánh sinh động những vấn đề bức xúc của cuộc sống với đủ mọi loại nhân vật như: dân đao búa bặm trợn, những ả gái điếm bệ rạc, những con nghiện dặt dẹo, những mảnh đời thường mà vô cùng cảm động...Hay Trương Vĩnh Anh Duy, tốt nghiệp khoa Ngữ văn – Báo chí trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp. Hồ Chí Minh với nhiều bài viết và ảnh đã được đăng trên các báo trung ương và địa phương. Anh cũng từng đoạt giải thưởng của Bộ Văn hoá Thông tin về phóng sự xã hội ở cuộc thi “Tuyên truyền phòng, chống mại dâm trên báo in năm 2005”. Trong khâu tổ chức bản thảo Công ty Hà Thế thực hiện công việc tập hợp bài rất nhanh chóng. Trung bình mỗi cuốn sách từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra được hoàn thành trong thời gian từ một đến hai tuần. Chẳng hạn chỉ trong quý II, Công ty Hà Thế liên kết với nhà xuất bản cho ra 10 ấn phẩm, trong quý III là 7 ấn phẩm. Điều đó cho thấy, thời gian làm sách ngắn, số lượng bài tập hợp lại đa dạng, từ nhiều nguồn, của nhiều tác giả nên công tác liên hệ cộng tác viên rất khó khăn. Phương thức chính mà Công ty thực hiện trong việc liên hệ quyền tác giả là gọi điện thoại. Tuy nhiên cách này cũng không thuận lợi bởi không phải phóng viên nào Công ty cũng biết địa chỉ và có thể liên hệ. Do vậy Công ty còn sử dụng biện pháp đưa tin trên ấn phẩm. Thông tin là: “Thư từ, bài vở, mọi ý kiến xin liên hệ: Công ty truyền thông Hà Thế 87 Láng Hạ-Hà Nội (ĐT – FAX 04.5147435)” hoặc “Trong quá trình thực hiện tập sách, chúng tôi chưa liên hệ được hết với tác giả. Để đảm bảo quyền tác giả, các tác giả có bài viết được đăng tải có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại số điện thoại 04.5147435. Kính mong nhận được sự giúp đỡ và hợp tác của các tác giả và bạn đọc” được in tại mặt sau của trang tít sách hoặc trang cuối sách. Đây là một cách làm không thoả đáng bởi nếu tác giả nào tự liên hệ mới nhận được nhuận bút, còn không thì thôi. Do công tác cộng tác viên chưa được thực hiện đúng quy trình chặt chẽ nên bản quyền trở thành vấn đề bị Công ty Hà Thế vi phạm, gây bức xúc đối với đội ngũ cộng tác viên tác giả - những phóng viên có bài đăng tải trong sách chuyên đề phóng sự xã hội. Trường hợp của phóng viên Đặng Huyền - một tác giả có nhiều bài viết về vấn đề xã hội nóng bỏng được độc giả lưu tâm là một ví dụ điển hình của tình trạng này. Tập phóng sự có nhan đề Sòng bạc cuộc đời đã đăng nguyên văn từng câu từng chữ bài Hậu quả từ những thanh thiếu niên “dạt vòm” với nội dung phản ánh đầy đủ cuộc sống phạm tội của những thanh thiếu niên “dạt vòm” thông qua từng trường hợp cụ thể. Phóng viên này khi phát hiện bài báo của mình có mặt trong tập phóng sự đã gửi thắc mắc về tác quyền, Công ty Hà Thế trả lời: Khai thác trên mạng, mà mạng là của chung, không ai cấm khai thác những gì trên đó. Cuối cùng, Công ty Hà Thế trả nhuận bút 160.000 đồng và như vậy, tác giả nào liên hệ với Công ty Hà Thế thì Công ty trả tiền. Không chỉ riêng nhà báo Đặng Huyền, mà nhiều tác giả khác như: Công Minh, Tùng Duy, Phùng Nguyên, Tú Anh...ở báo Tiền Phong, Công an nhân dân...cũng bị Công ty lấy bài như vậy. Các nhà báo này đều phẫn nộ bởi để có được một bài báo là công sức nhọc nhằn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của họ trong việc tìm kiếm thông tin, xây dựng ý tưởng, cụ thể hoá ý tưởng ấy. Vậy mà khi đăng bài, phía dưới mỗi bài lại khi thì đề tên tác giả, khi thì không, hoặc chỉ ghi một cách đơn giản “Theo CAND”, “Theo TP”, “VN.Net”...Như vậy một thực trạng phổ biến đó là quyền tác giả chưa được coi trọng. Công ty Hà Thế với nhận thức: Báo mạng là của chung, khai thác trên mạng không ai cấm và không phải tính đến tác quyền nên họ đã khai thác triệt để thông tin, bài viết trên mạng. Điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ cộng tác viên. Một khía cạnh khác cũng gây bức xúc đối với đội ngũ cộng tác viên tác giả, đó là việc Công ty Hà Thế gọt sửa bài theo ý muốn, in hình minh hoạ và giật tít rẻ tiền nhằm đáp ứng nhu cầu giật gân, gây “sốc” của một bộ phận độc giả, không cần biết ý kiến của tác giả như thế nào. Nhà báo Công Hùng, người chuyên viết mảng phóng sự của báo Tiền phong đưa ra tập phóng sự có tên rất câu khách Lọ lem trôi dạt, Đường dây bán trinh Gái non, bất bình nói: “Nhìn cuốn sách được gọi là tập phóng sự này làm sao chúng tôi dám nhận với ai đó là trong ấy cũng có bài của phóng viên báo Tiền phong”. Đây là một vấn đề đòi hỏi những người làm sách phải có thái độ tôn trọng tác giả và tác quyền. 3. CÔNG TÁC BIÊN TẬP 3.1. BIÊN TẬP NỘI DUNG a. Tiếp nhận và lưu giữ bản thảo Bản thảo sau khi được Công ty Hà Thế tổ chức theo từng tập khá hoàn chỉnh sẽ được gửi sang Nhà xuất bản. Việc tiếp nhận bản thảo là công việc có tính nghiệp vụ biên tập xuất bản. Tại Nhà xuất bản, biên tập viên tiếp nhận bản thảo và tiến hành một tổ hợp các công việc như: Đánh giá sơ bộ bản thảo: Biên tập viên xem xét từng trang và toàn bộ bản thảo, đánh giá xem bản thảo có rõ ràng, trình bày dễ đọc hay không – Nó là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho công việc biên tập sau này. Biên tập viên còn phải kiểm tra xem bản thảo có đủ số trang, nội dung có đầy đủ hay không. Bản thảo sách chuyên đề phóng sự xã hội sử dụng nhiều ảnh minh hoạ nên việc tiếp nhận bản thảo phải cẩn thận, phải ghi số lượng bài và ảnh một cách rõ ràng. b. Đọc biên tập và viết giám định bản thảo Sau khi tiếp nhận bản thảo một cách nhanh chóng và cẩn thận, biên tập viên tiếp tục chuyển sang công tác đọc biên tập bản thảo. Đọc biên tập mang tính chất đặc trưng của công việc biên tập – xuất bản bởi biên tập viên không chỉ hướng mục đích của mình vào việc đọc bản thảo để nắm bắt thông tin mà còn tập trung vào tìm kiếm, phát hiện những thiếu sót, những ”hạt sạn” làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của ấn phẩm, dự đoán được tác động của ấn phẩm tới người đọc sẽ là tích cực hay tiêu cực. Trước hết, việc đánh giá bản thảo là xem xét đề tài có đi đúng lập trường, quan điểm của Đảng – Nhà nước, có góp phần phản ánh và giải quyết những vấn đề của đời sống xã hội hay không. Đặc trưng của loại sách chuyên đề phóng sự xã hội này là ở chỗ nó chủ yếu phản ánh những mặt trái của xã hội như: lối sống buông thả, trác táng của một bộ phận “đại gia” và “thiếu gia” mà phần lớn là quan chức nhà nước và con của quan chức nhà nước; nạn mại dâm với các cô gái làng chơi trá hình quán bar, vũ nữ; thói đua đòi ăn chơi của một bộ phận học sinh, sinh viên, thanh niên hoặc các vụ án giật gân...Do Công ty Hà Thế với tâm lý là làm sách câu khách đã tập hợp nhiều bài báo mà tính chất giật gân, kì dị càng cao càng giá trị, sưu tập những hình ảnh minh hoạ quá mát mẻ, gợi cảm và trái với truyền thống dân tộc...Đứng trước hiện tượng đó, biên tập viên đã nêu ý kiến góp ý với Công ty Hà Thế để có phương pháp thay thế phù hợp. Lúc này biên tập viên vừa có thái độ tôn trọng phía đơn vị liên kết nhưng không vì thế mà ủng hộ cách làm của họ. Phía Công ty Hà Thế vì vậy cũng hợp tác và đưa bài, ảnh thay thế hợp lý. Đánh giá bản thảo còn phải xác định được tính khoa hoc của tác phẩm. Khi đọc biên tập, biên tập viên đã huy động tất cả những tri thức cần thiết cho việc tiếp nhận thông tin của tác phẩm đem lại, đồng thời tự đặt ra những câu hỏi thích hợp để kiểm tra sự đúng đắn của tác phẩm, tinh nhanh phát hiện ra những vấn đề còn mơ hồ, đáng “nghi ngờ”, cần xem xét, tra cứu lại. Ví dụ, trong các bản thảo có một loạt bài báo về vụ án PMU18. Thời điểm biên tập viên đọc biên tập bản thảo này cũng là thời điểm sự kiện PMU18 đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và nó mang tính chất nhạy cảm vì liên quan đến nhiều quan chức cao cấp của Nhà nước. Do đó những thông tin mà bản thảo phản ánh khi được tập hợp vào sách cần phải được kiểm chứng nó có xác thực, tin cậy và hợp pháp hay không. Sức ép của vụ án này rất lớn bởi Bộ Văn hoá Thông tin có công văn quy định về những thông tin được nêu trên báo chí - xuất bản, Bộ Công an cũng có chỉ thị sẽ có tuyên bố chính thức về vụ việc, rồi người nhà của Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng đến nhà xuất bản và Công ty Hà Thế gây áp lực...Trước tình hình đó, biên tập viên phải nắm vững những quy định cụ thể của Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Công an vừa kiên định lập trường trước sức ép của một số đối tượng bởi bản thảo không vi phạm quy định của pháp luật và Luật Xuất bản. Hay một số bản thảo đề cập đến những hiện tượng mê tín, dị đoan, kì bí, lạ lùng...thì biên tập viên đã phải chú ý giữa khía cạnh tâm linh và khoa học, từ đó cân nhắc khi chọn bài và đọc duyệt nghiêm túc để tránh sa vào quan điểm mơ hồ, lệch lạc, tiêu cực. Ngoài ra, biên tập viên còn đánh giá bản thảo về mặt ngôn ngữ một cách khái quát từ nhiều phía: cú pháp - ngữ nghĩa, logic - ngữ nghĩa, ngữ điệu - ngữ nghĩa. Trong quá trình đọc, biên tập viên đồng thời tiến hành ghi chú bên lề những nhận xét đánh giá, những điều chưa rõ ràng của bản thảo, những điều cần xem xét, nghiên cứu, kiểm tra lại. Sự ghi chú này diễn ra trong suốt quá trình đọc và nó là cơ sở để biên tập viên có nhận xét kết luận về bản thảo. Như vậy, sau khi đọc xong một lượt bản thảo gắn với ghi chú bên lề, biên tập viên đã hình thành được khâu “mở nút” của quá trình biên tập. Khi ấy, với sự nhạy cảm của mình, biên tập viên đã định hình trong đầu được rằng tác phẩm sẽ mang lại điều gì cho bạn đọc, chất lượng tác phẩm ở mức nào. Khi kết thúc khâu đọc bản thảo thì biên tập viên có thể đánh giá bản thảo một cách chính xác và khách quan, khái quát nhất, từ đó đưa ra cách xử lý bản thảo. Bản giám định thể hiện rõ bản lĩnh, chính kiến và mức độ thẩm thấu tác phẩm của biên tập viên, để từ đó biên tập viên trao đổi với trưởng ban và tổng biên tập về hướng xử lý bản thảo. Bản thảo sách chuyên đề phóng sự xã hội là sự tập hợp nhiều bài báo của nhiều tác giả nhưng lại theo một chủ đề nhất định, do vậy biên tập viên viết bản giám định chỉ tóm tắt, đánh giá bản thảo một cách tổng hợp. Chẳng hạn, với tập bản thảo Dân chơi rỗng ruột, biên tập viên giám định bản thảo theo mẫu sau: PHIẾU BIÊN TẬP Tên bản thảo: Dân chơi rỗng ruột Tác giả: nhiều tác giả Thể loại: sách chuyên đề phóng sự xã hội Khổ sách: 13 x 19 cm Số trang: 128 Tên biên tập viên: Trần Kiều Trang Giao bản thảo ngày: 18/3/2006 Ý kiến của biên tập viên (Về nội dung và hình thức thể hiện): - Về nội dung: Bản thảo tập hợp 18 bài viết của nhiều tác giả, bao gồm các mảng đề tài khác nhau như: kiểu sống làm vợ tạm những kẻ nhiều tiền lắm của, dân chơi “hàng mượn”, thói đua đòi ăn chơi của học sinh, sinh viên, thanh niên, bi kịch của một bộ phận thanh niên nghèo khi xây dựng gia đình, truyện vụ án...qua đó những mặt trái tiêu cực của xã hội được phơi bày một cách sâu sắc và rõ nét. Nó như tiếng chuông cảnh tỉnh, là điều cần thiết và sẽ đáp ứng được nhu cầu phong phú của độc giả. - Về hình thức: Bản thảo còn nhiều lỗi chính tả và lỗi diiễn đạt. Bản thảo cũng sử dụng quá nhiều hình minh hoạ không cần thiết, lạc lõng với nội dung và một số ảnh quá sex. Kính chuyển Ban và Ban Giám đốc ký Hay với bản thảo Nhan sắc phố, biên tập viên viết phiếu biên tập như sau: PHIẾU BIÊN TẬP Tên bản thảo: Nhan sắc phố Tác giả: nhiều tác giả Thể loại: sách chuyên đề phóng sự xã hội Khổ sách: 13 x 19 cm Số trang: 128 Tên biên tập viên: Trần Kiều Trang Giao bản thảo ngày: 08/07/2006 Ý kiến của biên tập viên (Về nội dung và hình thức thể hiện): - Về nội dung: Tập bản thảo gồm 21 bài với nhiều thể loại khác nhau, phản ánh những vấn đề tiêu cực trong xã hội đang được dư luận quan tâm như: hậu trường cuộc thi hoa hậu, phá đường dây bán dâm cao cấp...Đặc biệt, đây còn là tập phóng sự ca ngợi cái tốt, cái đẹp, cái cảm động lòng người, đó là một loạt các bài ghi chép về những người bị nhiễm HIV nhưng vẫn dũng cảm đương đầu với cái chết, xoá bỏ mặc cảm, nỗi sợ bị kỳ thị, tích cực tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. Có một số bài không phù hợp đã thay thế. - Về hình thức: Tuy vậy, bản thảo còn nhiều lỗi về văn phong, chính tả. Cần cắt bỏ một số hình ảnh gây phản cảm. Đây là sách bán, đã được Giám đốc cho ý kiến về chủ đề sách. Kính chuyển Ban và Ban Giám đốc duyệt. Như vậy, sau khi hoàn thành giám định bản thảo, công việc tiếp theo của biên tập viên là biên tập, sữa chữa, hoàn thiện bản thảo. c. Biên tập và sửa chữa bản thảo Theo Biêlinxki: “Biên tập là quá trình sáng tạo duy nhất bao trùm mọi mặt của công tác viết bản thảo. Quá trình đó bao gồm việc đánh giá đề tài, kiểm tra, sửa chữa cách diễn tả trên quan điểm chính trị, thực tế kiểm tra và sửa chữa văn chương“. Với các tập bản thảo sách chuyên đề phóng sự, biên tập viên phải biên tập bao trùm mọi mặt, nói như Biêlinxki, đó đúng là một “quá trình sáng tạo“. Biên tập viên sửa chữa bản thảo ở nhiều mức độ khác nhau, từ mức độ sửa chữa đơn giản về lỗi chính tả, chữ viết hoa, viết tắt...đến mức độ sửa chữa trung bình như bỏ bớt ngữ, câu, thay thế từ cho thích hợp...hay mức độ sửa chữa lớn về kết cấu, bố cục, về cách diễn đạt trên quan điểm chính trị, thậm chí trường hợp bài không đạt yêu cầu, nội dung có vấn đề thì biên tập viên có thể cắt bỏ hoàn toàn. Trong quá trình biên tập, biên tập viên phải có những phát hiện chính xác, suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi sửa, cân nhắc cẩn trọng theo nguyên tắc càng ít sửa càng tốt, không sửa thì tốt hơn...Mục đích cuối cùng của biên tập viên là hạn chế mặt thiếu sót của tác phẩm, ngăn chặn không cho những tác phẩm xấu lọt ra ngoài xã hội, đồng thời góp phần nâng cao, hoàn thiện chất lượng của tác phẩm. Biên tập chủ đề, tư tưởng của bản thảo: Các bản thảo đều nằm trong một kế hoạch đề tài chung là kế hoạch xuất bản một bộ sách (sêri sách) về phóng sự xã hội, gọi là sách chuyên đề phóng sự xã hội. Trong quá trình biên tập từng bản thảo, biên tập viên phải chú ý sắp xếp các bài viết và ảnh minh hoạ hướng vào một chủ đề cụ thể để thu hút sự chú ý của độc giả, tránh sự trùng lặp giữa các cuốn sách. Đây là một công việc tương đối khó khăn vì số lượng bản thảo nhiều, quy trình biên tập bản thảo lại diễn ra liên tục. Chẳng hạn với bản thảo Lọ lem trôi dạt, đây là tập phóng sự phản ánh hiện trạng phụ nữ, trẻ em gái bị đưa đẩy vào con đường buôn bán tình dục vì nhiều nguyên do khác nhau như: muốn lấy chồng nước ngoài, muốn thay đổi môi trường sống hoặc bị lừa bằng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt...Số phận mỗi người mỗi khác nhưng cuối cùng đều không tránh khỏi những cay cực, bất hạnh. Số lượng bài viết về mảng này khá nhiều, biên tập viên có trách nhiệm chọn lọc những bài tiêu biểu, chất lượng nhất và có tác dụng cảnh tỉnh đối với độc giả. Cùng lúc với việc biên tập bản thảo này, biên tập viên còn tiếp nhận bản thảo Nhan sắc phố, nhận thấy mảng đề tài về tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ vị thành niên trong bản thảo khá lạc lõng, xa rời chủ đề Nhan sắc phố nên biên tập viên mạnh dạn trao đổi ý kiến với phía Công ty Hà Thế nên cắt và chuyển phần nội dung này vào bản thảo Lọ lem trôi dạt cho phù hợp chủ đề. Như vậy, với chùm đề tài này, cuốn sách thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh những cô gái đừng nên nhẹ dạ cả tin nghe lời rủ rê, lừa phỉnh ngọt ngào để rơi vào cạm bẫy của bọn buôn người. Ngoài ra, theo sát thông tin sự kiện, bản thảo Lọ lem trôi dạt còn tập hợp một số bài báo đưa tin về vụ án PMU18 và các vị lãnh đạo Bộ liên quan. Mảng đề tài này không sát với chủ đề cuốn sách song để đáp ứng nhu cầu của độc giả, biên tập viên vẫn giữ lại những bài mới nhất. Đây cũng là việc thông tin một cách xâu chuỗi theo quá trình bởi trong hầu hết các tập sách chuyên đề phóng sự xã hội, vụ việc về PMU18 và những sự việc liên quan đều được phản ánh một cách kịp thời. Hay với bản thảo Gió bụi hồng quần, biên tập viên cũng rất cẩn trọng trong quá trình xem xét nội dung tư tưởng. Sau khi cuốn Chân dài và bóng đêm được phát hành, Công ty Hà Thế nhận thấy sự đồng tình hưởng ứng của độc giả đối với loạt bài phóng sự điều tra phản ánh về những “chân dài“ đang khoác áo ca sỹ, diễn viên, người mẫu...nên đã tiếp tục đăng tải những vụ việc liên quan, tiếp tục lên tiếng để “vạch mặt chỉ tên“ những người có lối sống sa đoạ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự nghề nghiệp của giới nghệ sỹ. Tuy nhiên trong bản thảo này, do lạm dụng thông tin, Công ty Hà Thế đã đề cập vấn đề sex quá nhiều với những đoạn mô tả trần trụi, chi tiết, minh hoạ quá sâu...Một số bài thậm chí còn mô tả sinh động các vật dụng nhạy cảm một cách dung tục, câu khách, giật gân. Điều này rõ ràng không phù hợp với thuần phong mĩ tục của Việt Nam, gây ảnh hưởng đến môi trường văn hoá – xã hội. Do đó để đảm bảo đúng tinh thần của Luật Xuất bản, điều 10 về “Những hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản“, trong đó có cấm truyền bá lối sống dâm ô, đồi truỵ, biên tập viên đã kiên quyết cắt bỏ những đoạn mô tả trên để tránh tình trạng phản tác dụng khi vô tình quảng cáo cho các loại thuốc kích dục cũng như tránh kích thích tính tò mò của một bộ phận độc giả. Trong quá trình biên tập biên tập viên còn phải nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin, hiểu biết toàn diện về các đường lối, chính sách của Đảng, về mọi lĩnh vực văn hoá, xã hội...Có như vậy, biên tập viên mới có thể chủ động xử lý bản thảo, nhất là khi bản thảo có những vấn đề cần xem xét. Chẳng hạn tập bản thảo Tình yêu thời @, bài Ưu điểm của đàn ông là dám bị sa ngã là sự phát biểu quan điểm, cách nghĩ của một số văn nghệ sỹ (Phan Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh, Trang Hạ, Đỗ Hoàng Diệu) về đàn ông và tình yêu. Trong bài phát biểu của mình, Đỗ Hoàng Diệu quan niệm: “Trang viết là trang viết mà đời là đời. Nếu tôi mà lẫn lộn đàn ông của hai thế giới ấy thì không biêt tôi là ai!“ và tác giả đã dẫn chứng về tình yêu, về quan niệm tình dục trong tác phẩm Bóng đè của mình. Biên tập viên nhận thấy Bóng đè là một tác phẩm có vấn đề đã bị Bộ Văn hoá Thông tin quyết định thu hồi, cấm tái bản nên đã cắt bỏ phần ví dụ. Sự cắt bỏ này không ảnh hưởng nhiều đến toàn bộ nội dung bài viết mà lại đảm bảo cho bài viết được sự sáng rõ về nội dung tư tưởng. Hay bản thảo Tôi đi bán tôi với Ngàn lẻ một chuyện về Nguyễn Việt Tiến - Kẻ bán linh hồn cho quỷ, biên tập viên phải chú ý trong quá trình biên tập và đặc biệt là phải xác định rõ nguồn bản thảo, nguồn tư liệu. Nguyễn Việt Tiến nguyên là Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, liên quan đến nhiều vụ án tiêu cực, tham nhũng mà hành vi cũng như tình tiết của vụ án lại nguy hiểm vào loại bậc nhất từ trước đến nay trong nền kinh tế - xã hội nước ta. Dư luận xã hội rất quan tâm đến vấn đề này, do vậy các bài báo liên tục cho ra các phóng sự điều tra và sách chuyên đề phóng sự xã hội từ đó “ăn theo“ là việc dễ hiểu. Tuy nhiên đứng ở vị trí biên tập viên, người biên tập phải xác định nguồn tài liệu để đánh giá bản thảo có chính xác, chân thực hay không, tránh tình trạng “tái bản“ lại bài của các tờ báo có tính chất đưa tin “lá cải“, đưa tin sai sự thật nhằm mục đích kiếm lời. Một khi biên tập viên không làm chủ được thông tin thì có thể sẽ tạo nên những xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật, vu khống, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Một chủ đề nữa mà biên tập viên cũng phải đặc biệt chú ý khi biên tập, đó là các bài viết về lĩnh vực tâm linh, thần bí. Tập bản thảo Sen độc giết người với dòng chữ nhấn mạnh “Phóng sự xã hội - Kỳ án và những chuyện bí ẩn“ bao gồm nhiều câu chuyện kì lạ, bí ẩn cổ xưa không phù hợp với thể loại phóng sự xã hội. Do vậy biên tập viên đã cân nhắc khi chọn bài, chú ý giữa khía cạnh tâm linh và khoa học, tránh sa vào truyền bá tư tưởng mê tín dị đoan. Với những câu chuyện kì dị, quái gở, không có căn cứ khoa học thì biên tập viên cắt bỏ, chỉ giữ lại một số truyện ngắn đặc sắc như: Kiếp hổ (Phương Quý), Người rắn (Thái Bá Tân), Câu chuyện nhiều kỳ: Hành trình phương Đông hay bài ghi chép của phóng viên Phùng Nguyên về Chuyện của những người được “cải tử hoàn sinh“. Như vậy việc nắm vững định hướng tư tưởng của Đảng – Nhà nước, quy định của Luật Xuất bản...là điều quan trọng đối với mỗi biên tập viên. Xuất bản vốn là hoạt động truyền bá tư tưởng nhằm xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp cho nhân dân, do vậy mỗi xuất bản phẩm phải luôn hướng con người tới các giá trị Chân - Thiện – Mĩ. Tâm lý của Công ty Hà Thế là đáp ứng nhu cầu thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả nên biên tập viên trong quá trình biên tập phải luôn tỉnh táo để không vượt quá giới hạn, không vi phạm Luật Xuất bản. Biên tập ngôn ngữ: Biên tập viên không chỉ thẩm định giá trị nội dung, hồn cốt của tác phẩm mà còn phải chú ý đến cách diễn đạt như thế nào để đạt được hiệu quả tiếp nhận cho bạn đọc và tăng giá trị nghệ thuật cho tác phẩm. Trong quá trình biên tập, biên tập viên phải biết kiềm chế cái chủ quan, không được áp đặt cảm tính, tư biện...Những can thiệp thiếu cơ sở khoa học là điều tối kị. Do vậy, biên tập viên tuân thủ nguyên tắc: sai đâu sửa đấy, chữa đúng trọng tâm, đúng đối tượng và trung thành với tác giả về nội dung, tư tưởng, ý đồ. Khi biên tập, biên tập viên cẩn trọng với thao tác sửa chữa trong từng đoạn, từng câu, từng từ, thậm chí từng dấu câu. -- Thứ nhất, ở cấp độ đoạn: Tác giả thường mắc một số dạng lỗi như: Lỗi thiếu sự chuyển tiếp: “Tại khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh có hơn 20 vũ trường, quán bar (thường núp bóng bưới tên gọi là nhạc trẻ, câu lạc bộ). Từ lâu người ta đã tự phân định lịch “tiếp khách“ khá rõ: đến 0h và từ 0h-3h sáng“ (Dân chơi rỗng ruột). Ở đây tác giả đã đột ngột chuyển từ phạm vi rộng (vũ trường, quán bar) sang phạm vi hẹp (lịch “tiếp khách“) mà không có sự chuyển tiếp, liên hệ làm cho câu sau lạc lõng so với câu trước. Biên tập viên sửa lại bằng cách tạo “nhịp cầu nối“ giữa chúng, thành : “Tại khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh có hơn 20 vũ trường, quán bar (thường núp bóng bưới tên gọi là nhạc trẻ, câu lạc bộ). Trong giới kinh doanh sàn nhảy đó, từ lâu người ta đã tự phân định lịch “tiếp khách“ khá rõ: đến 0h và từ 0h-3h sáng“. Ở một đoạn văn khác trong tập 2 Xứ Hàn – Muôn dặm đường dài, tác giả phạm lỗi lạc chủ đề: “Giờ hãy để tôi nói đôi chút về Ulsan, một thành phố công nghiệp lớn ở phía nam của Hàn. Tôi ghé Ulsan mục đích chính chỉ là thăm H., thằng bạn lâu ngày không gặp đang học tại University of Ulsan. H. là giảng viên trẻ đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh. Hai thằng gặp nhau lần đầu tiên tại phòng chờ máy bay ở Tân Sơn Nhất vào một đêm khuya. Những chuyến bay đi Hàn đều giữa khuya, hầu hết các duty free shop cũng đóng cửa nghỉ cả càng làm tăng thêm vẻ quạnh quẽ. Trong cái tĩnh lặng và hơi lạnh của phòng chờ, khi những xúc động sau cuộc chia tay với những người thân trong gia đình hãy còn tươi mới(..).H. được các nhân viên hướng dẫn cách giải quyết vấn đề, và tôi cũng xán lại an ủi cậu ta. Thế là quen“. Câu đầu tiên của đoạn văn là câu chủ đề, cho biết đoạn văn sẽ nói tới Ulsan, một thành phố của nước Hàn. Thế nhưng những câu tiếp theo của cả đoạn lại nói về cuộc gặp gỡ làm quen của tác giả với người bạn tên là H. Như vậy các câu sau không tập trung vào cùng một chủ đề mà chuyển sang một đề tài khác. Biên tập viên đã biên tập lại câu chủ đề cho phù hợp với nội dung những câu sau bằng cách bỏ cụm từ “Giờ hãy để tôi nói đôi chút về“ và t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0148.doc
Tài liệu liên quan