Khóa luận Tìm hiểu một số phương pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ tại các gia đình ở Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

5. Giả thuyết khoa học 3

6. Phạm vi nghiên cứu 4

7. Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 7

1.2. Một số khái niệm liên quan 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN 34

2.1. Tổ chức nghiên cứu 34

2.2. Kết quả nghiên cứu 39

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 59

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu một số phương pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ tại các gia đình ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau nhưng không khít, giống như khi ta bị hoa mắt, nhìn 1 vật mà thành 2, 3 vật nên nhiều lúc trẻ đưa tay ra túm mà không trúng vào vật. Ví dụ như đi cầu thang trẻ không nhìn xuống bậc thang vì 3 bậc trẻ thấy thành 6 bậc, bước toàn hụt, không biết bước vào bậc nào nên trẻ không nhìn nữa mà dò bằng chân. Rất nhiều trẻ tự kỷ 3- 4tuổi đi cầu thang còn rất kém, thường bước 2 chân 1 bậc. Có trẻ tự kỷ 9 tháng đứng vững nhưng 22 tháng mới đi vững. Trước khi đi được, để di chuyển trẻ chỉ có một cách duy nhất là bò vì ở khoảng cách đó với đất nó mới nhìn rõ đường. Nếu có người dắt, thậm chí đặt một ngón tay vào người trẻ thì trẻ bước lên phía trước khá bình thường song bỏ tay ra thì trẻ dừng lại ngay. ở đây không phải yếu tố tâm lý thiếu bàn tay người khác, trẻ thiếu tự tin mà chỉ vì trẻ không nhìn rõ. Những trẻ chức năng thị giác của não kém thường cần rất nhiều kích thích thị giác. Chúng thường tự kích thích bằng cách xoay tròn, lắc lư, đung đưa các vật vì vật tĩnh chỉ có 1 hình ảnh trong khi hình động có tới 24 hình/1giây kích thích thị giác nhiều hơn. Do đó rất nhiều trẻ tự kỷ có tật xoay tròn các vật, thích nhìn những vật quay tròng như cánh quạt... + Vị giác: Mất vị giác: những trẻ này thích ăn những thức ăn kích thích mạnh như hành, tỏi, ớt... để tìm cảm giác vị giác nhưng chỉ cảm nhận được rất ít nên chúng ăn rất nhiều những thứ này. Dù bị cấm ăn, gia đình phải giấu những thứ này đi trẻ vẫn tìm bằng được để ăn. Nhiều khi trẻ ăn bất cứ thứ gì trẻ thấy, dù bẩn, để tìm cảm giác vị giác. Ngược lại có những trẻ tự kỷ vị giác quá nhạy cảm thì lại không ăn được gì hoặc chỉ ăn một, hai món mà không chịu dùng món khác. Thường khi cho những trẻ này ăn rất khó khăn, mỗi bữa ăn đều phải vật lộn để bón cho trẻ. + Xúc giác: Một số trẻ tự kỷ xúc giác quá nhạy cảm, chúng thường đi nhón chân, đi bằng các đầu ngón chân, thậm chí có trẻ không bao giờ đi, đặt xuống đất là chạy vì khi chạy thì sự tiếp xúc giữa chân và mặt đất sẽ ít đi. Một số khác thì ngược lại, chúng không có hoặc có rất ít cảm giác xúc giác. Tay trẻ lúc nào cũng như đeo găng tay cao su dày, vướng víu, không cầm chắc được vật gì ( tay không liệt vì vẫn giơ lên được). Để tìm cảm giác xúc giác những trẻ này hay vẵy tay, cào lên tường, đập tay xuống sàn nhà, co cứng các ngón tay lại rồi nhìn chằm chằm vào bàn tay... + Khứu giác: Trẻ có thể thở khó hay thường xuyên bị những bệnh về hô hấp như xổ mũi, ngạt mũi. Một số trẻ nhạy cảm với những mùi thơm của nước xả quần áo, nước lau nhà. Những mùi này khiến trẻ khó chịu. Một số trẻ lại thích ngửi đồ vật hoặc tay người khác để tìm kiếm mùi mà trẻ thích. + Rối loạn tiêu hoá: Trẻ thường xuyên bị táo hoặc kiết. Một phần do trẻ ăn uống thiếu chất (đối với những trẻ kén ăn) nhưng cơ bản là do không hấp thụ được một số chất. Có thể cho trẻ uống thêm một số Vitamin song không cải thiện được tình trạng bao nhiêu. Với tất cả những khó khăn mà trẻ tự kỷ phải đối mặt hàng ngày hàng giờ như đã nêu trên thì thế giới này quả là “khinh khủng” với nó. Vì thế mà với những gì nó đã biết rồi thì nó thấy an toàn và không muốn thay đổi bất cứ cái gì nó đã biết, nó sợ cái mới sẽ nguy hiểm đối với nó. Khi cầm một vật gì mà nó yêu thích thì sẽ cầm mãi, một vật bất ly thân, bất kể lúc nào, dù nó ở đâu, làm gì thì không ai có thể lấy vật nó khỏi tay nó được. 1.2.3.4. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi của trẻ tự kỷ ¨ Dinh dưỡng: Có giả thuyết cho rằng với một số trẻ, bệnh tự kỷ sinh ra do ăn thức ăn có chất gluten (có trong bột mì) và casein trong sữa. Đây là hai protêin lớn mà khi vào ruột, chúng được cắt ra những phần nhỏ hơn gọi là peptides. Bệnh tự kỷ sinh ra do việc tiêu hoá không hoàn toàn các peptides này. Chúng được hấp thu qua màng ruột vào máu đi lên não, có tác dụng giống như thuốc phiện đối với tế bào thần kinh trong não, gây ra những hành vi thường gặp trong bệnh tự kỷ. Tuy chưa có nghiên cứu khoa học nào xác nhận giả thuyết trên là đúng song những cha mẹ thử cho con ăn theo lối dinh dưỡng không có gluten, kiêng sữa cùng những sản phẩm từ sữa thì tính tình trẻ trở nên dễ chịu hơn, bớt cáu kỉnh và những hành vi xấu, tiến bộ rõ rệt sau 1 tháng thử nghiệm. Tại sao sữa không tốt cho trẻ bại não nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng? Có thể hiểu một cách nôm na rằng mẹ của loài nào chỉ tiết ra sữa để nuôi con của loài đó. Trong sữa bò, sữa dê...có những thành phần không phù hợp với cơ thể con người. Những thành phần đó sau khi được hấp thụ vào cơ thể còn đọng lại ở não mà những trẻ này không tự loại bỏ được. Tuy nhiên không phải trẻ tự kỷ nào cũng "dị ứng" với những thứ trên. Có thể áp dụng chế độ thử kiêng bằng cách đưa ra khỏi thực đơn của trẻ tất cả những thứ có thể làm trẻ khó chịu trong khoảng từ 4 - 10 tuần. Theo dõi phản ứng của trẻ. Sau đó đưa trở lại ăn từng món một và theo dõ phản ứng của trẻ. Loại bỏ vĩnh viễn bất cứ món ăn nào làm cho phản ứng của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra trẻ tự kỷ thường bị thiếu canxi do cơ thể không hấp thu được canxi trong thức ăn, biểu hiện ra là răng bị đen, hay nghiến răng, gồng người, xước măng dô cả 10 đầu ngón tay, thậm chí nếu thiếu nhiều còn dễ bị gãy xương và một số hậu quả xấu khác. ¨ Nhiệt độ: ở những trung tâm chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ, vào những ngày trời mát, những trẻ ở đây đều trở nên dễ bảo và hiền hơn, không quậy phá. Cơ thể hoạt động cần oxy, nếu nhiệt độ môi trường tăng thêm 1˚C thì cơ thể cần thêm 7% oxy[5] 1.2.4. Khái niệm phương pháp can thiệp ¨. Khái niệm phương pháp trong triết học. [3] Trong triết học, phương pháp được hiểu là cách thức, con đường thực hiện một hành động nào đó để đạt một mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn. Trong mối quan hệ với nội dung, Hêghen (nhà triết học Đức) định nghĩa phương pháp là sự vận động nội tại của nội dung. Nội dung nào thì phương pháp đó. Không thể lắp ghép tuỳ tiện nội dung này với phương pháp khác. Triết học nhấn mạnh rằng cùng một vấn đề khi được tiếp cận bằng những phương pháp khác nhau sẽ đem lại kết quả khác nhau cả về chất lượng và hiệu quả. Đây cũng chính là điều tôi muốn làm sáng tỏ trong nghiên cứu này. ¨ Khái niệm phương pháp can thiệp Từ định nghĩa về phương pháp theo quan điểm triết học ở trên, ta có thể hiểu phương pháp can thiệp là cách thức, con đường thực hiện những hành động nào đó tác động đến một đối tượng nhằm mục đích làm thay đổi đối tượng đó. Cụ thể trong nghiên cứu này là cách thức thực hiện những hành động cụ thể tác động lên hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ nhằm thay đổi chúng theo hướng tích cực. Cần lưu ý cùng một phương pháp can thiệp có thể phù hợp với trẻ này song lại không phù hợp với trẻ khác. ¨ Những khái niệm khác Khái niệm hành vi được sử dụng trong đề tài chỉ giới hạn ở hành vi ứng xử của trẻ trong một số tình huống nhất định. Hành vi ứng xử là cách trẻ hoạt động để đối phó với những tác động từ bên ngoài vào cơ thể. Theo Piaget, sự phát triển nhận thức của trẻ em bao gồm sự thu thập các cấu trúc nhận thức, các nguyên tắc để hiểu và làm việc với thế giới bên ngoài để tư duy và giải quyết vấn đề. Cơ sở nhận thức nằm ở hành động [1, 176-177]. Khái niệm nhận thức được sử dụng trong đề tài nhằm để chỉ những thứ trẻ biết và những việc trẻ làm được. Không thể phân chia rõ ràng cái nào hoàn toàn thuộc về nhận thức, cái nào hoàn toàn thuộc về hành vi mà sự phân chia chỉ là tương đối. VD: Khi ta yêu cầu trẻ “chỉ con cá”, hành động chỉ của trẻ là hành vi của cơ thể song quá trình tư duy được khái niệm con cá thuộc về nhận thức. Trong nghiên cứu này, ngay cả hành động chỉ cũng được tính điểm trong phần đánh giá nhận thức là do trẻ phải phân biệt được yêu cầu “chỉ, cầm, đưa” để làm theo lệnh. Khái niệm trị liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chỉ có nghĩa là một sự tác động, can thiệp đến trẻ tự kỷ nhằm cải thiện tình trạng của trẻ, không hẳn là trị liệu tâm lý. Kỹ thuật viên, chuyên viên, người trị liệu, người can thiệp có thể chỉ những đối tượng khác nhau song trong nghiên cứu này được dùng như nhau để chỉ những người có tác động đến trẻ tự kỷ trong quá trình can thiệp. 1.2.5. Một số phương pháp can thiệp được sử dụng tại các gia đình ở Hà Nội Ở đây tôi chỉ trình bày 2 phương pháp mà khách thể (4 gia đình) trong nghiên cứu này đang sử dụng. Phương pháp can thiệp “cũ”: Là một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Gia đình mời hoặc gia sư, hoặc chuyên gia phục hồi chức năng của viện nhi, hoặc giáo viên giáo dục đặc biệt, hoặc nhà tâm lý học...đến trị liệu cho trẻ tại nhà. Êkíp can thiệp cho trẻ có thể là một người hoặc một vài người hoặc tất cả trong số đó. KTV tự tìm hiểu, tổng kết từ các tài liệu, chương trình tập huấn và hoạt động thực tiễn để đề ra phương pháp dạy đối với từng trẻ. Phương pháp can thiệp “mới” [5]: kết hợp của phương pháp ABA, chương trình phục hồi trẻ bại não - Glenn Doman, chương trình cách dạy ngôn ngữ ứng xử cho trẻ tự kỷ và chậm phát triển tâm thần- Vincent Carbon, chương trình Từng bước nhỏ một của Đại học Marquarie, Sydney và kinh nghiêm bản thân Lê Thị Phương Nga đã xây dựng Chương trình "Bé yêu - Bé giỏi" Mục tiêu chung của những phương pháp này đều nhằm cải thiện hành vi và phát triển nhận thức của trẻ, trẻ nghe lời. Tuy nhiên với những bài tập và tình huống cụ thể thì mỗi phương pháp lại có những mục tiêu riêng. Về nền tảng giáo dục đều theo lý thuyết chủ nghĩa hành vi. Song việc áp dụng những lý thuyết đó vào thực tiễn, cách thức, kết quả trẻ tiếp thu được lại rất khác nhau. Bảng 1: So sánh phương pháp “mới” và phương pháp “cũ” STT Nội dung Phương pháp “cũ” Phương pháp “mới” [5] 1 Vài nét chính - Thời gian: Trẻ được can thiệp bởi các KTV 4 giờ/ngày. Thời gian còn lại do sự chăm sóc và giáo dục của gia đình. - Trình độ của KTV: trình độ đại học, các ngành tâm lý học, giáo dục đặc biệt, mầm non được đào tạo qua một số lớp tập huấn hoặc tự tham khảo tài liệu. - Nội dung học: học trên bàn (các kỹ năng, chơi đồ chơi, nhận biết, sử dụng đồ vật, ...) - Phòng học: tuỳ điều kiện gia đình trẻ song lúc trẻ học phải có không gian riêng không ai làm phiền. - Giáo cụ, đồ chơi: tuỳ theo lứa tuổi của trẻ, một phần do gia đình chuẩn bị, một phần do KTV tự trang bị - Thời gian: Cả ngày trẻ không bao giờ rảnh rỗi, được can thiệp bởi các KTV 4 giờ/ngày, thời gian còn lại gia đình can thiệp. - Trình độ của KTV: Trình độ hết lớp 12 trở lên, được học 40 giờ lý thuyết và quan sát, dự giờ những buổi của KTV nhiều kinh nghiệm hơn - Nội dung học: các bài tập phục hồi chức năng, các ký năng, học trên bàn (nhiều nội dung vận động não) - Phòng học: phòng riêng, không bố trí những gì làm trẻ lơ là mất tập trung, phòng phải đủ sáng, đủ lạnh - Giáo cụ đồ chơi: rõ ràng đơn giản về màu sắc, đa dạng về chủng loại. Hoàn toàn do gia đình chuẩn bị. 2 2.1.Cách đối xử với trẻ: 2.2. Cách dạy trẻ · Cách xử lý hành vi xấu Nghiêm khắc với trẻ, làm cái gì đó cho trẻ sợ như lừ mắt, quát, hoặc roi vọt... · Cách củng cố hành vi tốt Khen và thưởng nhưng không phải lúc nào cũng khen ngay, thưởng ngay. Nhiều khi yêu cầu trẻ làm lại một lần nữa ngay lúc đó rồi mới thưởng. · Cách dạy bài mới: số lượng bài mới giới thiệu ít, dựa trên khả năng của trẻ, trẻ học nhanh thì giới thiệu thêm bài mới, trẻ học chậm thì ôn đi ôn lại bài cũ, bài mới ít. · Cách kiểm tra bài cũ Thường xuyên kiểm tra, ôn đi ôn lại một số lượng kiến thức trong nhiều ngày · Cách xử lý hành vi xấu: Bất cứ khi nào và ở đâu, không nhân nhượng, xử lý triệt để. · Cách củng cố hành vi tốt. Lời khen rồi đến phần thưởng, ngay sau khi trẻ có hành vi tốt từ 0-2giây, sau có thể chỉ khen không thưởng. Cho trẻ cơ hội tiếp tục thể hiện hành vi tốt nhưng không bắt lặp lại ngay lúc đó. · Cách dạy bài mới: thường xuyên giới thiệu cái mới hàng ngày với số lượng lớn. Luôn bắt đầu từ những thứ trẻ thích, trẻ làm được · Cách kiểm tra bài cũ Không kiểm tra mà tạo điều kiện cho trẻ cơ hội thể hiện cái trẻ biết - Bài học phải được trộn lẫn và tráo đổi liên tục, không đơn điệu, không lặp lại trong 1 tua dạy (trừ khi xen vào giữa những cái khác). - Dừng lại trước khi trẻ muốn dừng 3 Nguyên tắc chung - KTV nói chậm, ngắn gọn, to, rõ để trẻ hiểu - KTV nói là làm, không xoá lệnh: nghĩa là cô ra lệnh trẻ phải làm kể cả phải đe doạ, dùng roi... - Cô luôn đúng: chỉ cho trẻ thấy cái sai của trẻ, làm theo cô mới đúng KTV nói nhanh để giữ sự tập trung chú ý của trẻ, nói to, dứt khoát, không lên bổng xuống trầm. - Giảm thời gian chết, không có khoảng trống về thời gian, các câu hỏi và hoạt động liên tiếp cho đến lúc rời khỏi bàn - KTV nói là làm, không xoá lệnh: nghĩa là cô ra lệnh trẻ phải làm. Nếu không biết thì giúp toàn phần, nếu trẻ biết mà không chịu làm thì cầm tay trẻ làm nhưng nắm tay thật chặt (trẻ sẽ rất khó chịu và lần sau sẽ tự làm) - Trẻ luôn đúng: không bao giờ để trẻ sai, thất bại - Đối xử với trẻ công bằng, tôn trọng 4 Phản ứng của trẻ Trẻ sợ các KTV, nhiều lúc chán nhưng vẫn phải làm theo, nảy sinh tâm lý tiêu cực và hành vi xấu. Vâng lời một cách ép buộc. Trẻ vui vẻ, thích học trên bàn, rất quí các KTV. Vâng lời một cách tự nguyện. Thỉnh thoảng có hành vi xấu khi làm các bài tập phục hội chức năng Ngoài ra, tại các gia đình theo phương pháp “mới” còn có luật và chính sách: Luật: mọi cái ghi trong luật đều phải làm. Luật cho trẻ biết mình chờ đợi gì ở trẻ, trẻ được làm gì và không được làm gì. Luật phải công khai, rõ ràng, ở nơi dễ thấy, dễ biết. Luật phải đủ tính răn đe. Hình phạt đối với hành vi xấu giống như liều thuốc trụ sinh. Nếu luật không đủ tính răn đe, hình phạt không đủ, trẻ sẽ nhờn, không sợ. Nếu luật đủ tính răn đe, hành vi xấu sẽ mất. Luật phải khả thi. Chính sách: nên làm, làm thì được thưởng, không làm thì thiệt thòi. Khi trẻ biết chính sách hợp lý, trẻ sẽ ngoan hơn, giỏi hơn. VD: Làm một bài trong hai mươi phút được thưởng 1/4 cái bánh, nếu trẻ làm xong một phút rưỡi thì cho trẻ cả cái bánh, ba phút mới xong thì cô ăn bánh luôn. Chính sách phải rõ ràng, công khai, phải đủ tính khích lệ, phải khả thi ( khi yêu cầu trẻ làm bài trong 2 phút phải biết chắc trẻ làm, nếu trẻ biết là trẻ không thể làm xong trong hai phút, trẻ sẽ bỏ đi luôn). Tuỳ từng thời điểm phục hồi để điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Trách nhiệm: trẻ tự chịu trách nhiệm về bản thân. Trẻ rất muốn cống hiến cho người khác. Cái gì trẻ biết làm thì hãy để trẻ làm, dù trẻ làm dở thì cũng đừng cản trẻ. Trẻ cần cha mẹ trang bị những kỹ năng để trẻ đạp lên được trông gai chứ không phải để cha mẹ che chở suốt đời. Nếu cha mẹ che chở mà không trang bị, đến lúc không còn người che chở, trẻ sẽ không chống đỡ được với cuộc sống. Nếu trẻ cảm thấy mình là người thừa, vô dụng thì càng thu mình. Vì vậy, cần phải tạo điều kiện để trẻ cảm thấy trẻ là người có ích, là người quan trọng. VD: cho trẻ làm việc nho nhỏ : nhặt rác, rót nước, dọn cơm... Cho trẻ thấy trẻ được bình đẳng với người khác, quan trọng với người khác. Thêm nữa, chủ trương của phương pháp mới coi nguyên nhân của bệnh tự kỷ là do não của trẻ bị tổn thương. Mỗi chức năng có thể được điều khiển bởi một phần của não nhưng tất cả các chức năng của chúng ta phối hợp với nhau một cách hài hoà vì não là một khối thống nhất. Tuy các chức năng hoạt động tương đối đọc lập nhưng khi một chức năng bị tổn thương thì hoạt động của các chức năng khác cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Não không tái sinh tế bào, nếu tế bào não chết đi sẽ không có tế bào mới thay thế. Tuy nhiên trẻ có thể học để thay thế chức năng. Khi một phần não nào đó bị tổn thương dẫn đến việc mất chức năng cơ thể (mất một phần hoặc toàn phần) thì phần não “láng giềng” – tương ứng – có thể học cách tiếp nhận thông tin và chỉ đạo cơ thể phục hòi được chức năng đã mất nếu được kích thích và huấn luyện đúng cách. Một quan niệm nữa của phương pháp “mới” cũng còn xa lạ với nhiều người. Đó là não là một “dụng cụ chứa đặc biệt”. Khi bỏ vào đó càng nhiều thì sức chứa của nó càng tăng lên. Trẻ học được nhiều hay ít, giỏi hay không nằm ở chỗ phương pháp dạy chứ không phải khả năng tiếp nhận thông tin của não[5]. Cũng như các bộ phận khác của cơ thể, não cũng cần vận động để tồn tại nhưng theo cách riêng của nó. Nhiệm vụ của não là xử lý thông tin từ môi trường truyền vào thông qua các giác quan rồi chỉ đạo cơ thể phản ứng để trả lời môi trường bên ngoài. Cách duy nhất để vận động não là tạo thật nhiều cơ hội cho não nhận được các kích thích, các thông tin từ môi trường bên ngoài thông qua 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác. Đó là 5 đường quan trọng dẫn truyền kích thích, thông tin đi tới não. Theo phương pháp “mới” trẻ phải tập các bài tập phục hồi chức năng và chương trình vận động não sau: Phục hồi chức năng: - Phối hợp chéo giữa chân và tay: bò (1,6km/ngày), trườn (1,6km/ngày), chạy, đi bộ (tối thiểu 2km/ngày), bơi, vận động chéo (60phút/ngày) (xem ảnh minh hoạ ở phụ lục 5). Phối hợp chéo có tác dụng tăng sự phối hợp điều khiển của các cơ quan chức năng, tốt cho sự phục hồi của não giữa (thở, nghe, kết hợp cơ quan phát âm), cũng củng cố phần chức năng của vỏ não (xử lý thông tin, sắp xếp tổ chức ngôn từ, vấn đề bên thuận - thuận trái/phải). - Hô hấp, cải thiện tình trạng thiếu oxy: thở mặt nạ và tập đai (ảnh minh họa trong phụ lục 5) - Thị giác: 1- tập bằng đèn 500-1000W trong phòng tối đối với những trẻ thị giác bị tổn thương nặng (biểu hiện mắt lệch nhiều-lác, nhìn kém, mắt đảo liên tục...). Còn lại tập nhìn bảng đen trắng: 1 tấm giấy đen rồi đến 1 tấm giáy trắng, tráo trước mặt trẻ mỗi tấm 1giây, 10 phút làm 1 lần, mỗi lần 5 đen, 5 trắng. Ngoài ra có thể xem đĩa tập mắt. 2- tập bơi lội, chuyền cành, đu xà (phụ). - Thính giác: tập còi hơi, phải bất ngờ, trung bình 20- 40 tiếng còi/1 ngày, để còi phía sau gáy trẻ cách xa 0,5m , mỗi lần một tiếng còi. Ngoài ra còn đập gỗ 40 - 60 lần/ngày, cách tai 20cm. Tập cho đến khi trẻ định vị được âm thanh thì dừng. - Xúc giác: dùng kim châm, dụng cụ massa hoặc móng tay, châm vào da trẻ rồi xoa ngay tại chỗ châm (20 phút/ngày). Ngoài ra còn trườm nóng lạnh: dùng một chai nước nóng để lên điểm nào 1 giây rồi đến một chai nước lạnh (15 phút /ngày). Ví dụ trẻ đi nhón chân thì kích thích từ đầu gối xuống bàn chân, đặc biệt là lòng bàn chân. Yêu cầu đối với các kích thích: Phải đủ mạnh mới đủ sức truyền kích thích lên vùng não “phía trên”, nói một cách hình ảnh là nó đi vòng qua vùng não chết, vùng não bị tổn thương để lên vùng não còn hoạt động. Phải đủ dày mới đủ sức lưu giữ được thông tin trong não. Phải đủ lâu: con đường lên tới vùng trí nhớ khó khăn hơn rất nhiều so với trẻ thường. Do đó phải kiên trì dạy đến khi trẻ thực sự hiểu, thực sự nhớ. Chương trình vận động não - Chương trình học toán: phương pháp học bằng thẻ chấm trước để dạy về giá trị thật, sau đó mới chuyển qua học số viết theo quy ước của xã hội. Thẻ chấm, thẻ số từ 1 đến 100, thẻ dấu +, -, x, ữ . - Chương trình học đọc: phương pháp chụp hình mặt chữ, không đánh vần. Làm thẻ chữ: từ đơn, từ đôi, câu...Tráo trước mặt trẻ mỗi thẻ 1 giây, mỗi lần tối đa 5 thẻ và đọc: VD: bố, mẹ, con, bà, cô. Sau đó đổi thứ tự để lần khác giới thiệu trẻ không thuộc lòng. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Tiến trình thực hiện đề tài - Từ tháng 3/2006 đến đầu tháng 5/2006: + Lựa chọn đề tài khóa luận, thu thập tài liệu, xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài. + Xây dựng bảng đánh giá hành vi và bảng đánh giá nhận thức để đánh giá trẻ + 30/03/2006 đánh giá trẻ buổi đầu nghiên cứu, sàng lọc, chọn khách thể nghiên cứu phù hợp với đề tài. + Xây dựng bảng hỏi phỏng vấn sâu cho cha mẹ và các KTV của trẻ trả lời, liên quan đến vấn đề nghiên cứu. + Quan sát trực tiếp các buổi học của trẻ tại nhà hoặc qua băng video + 18/05/2006 đánh giá trẻ buổi cuối quá trình nghiên cứu - Từ 19/05/2006 đến 30/05/2006: xử lý kết quả nghiên cứu và viết báo cáo trên cơ sở kết quả nghiên cứu. 2.1.2. Lựa chọn khách thể nghiên cứu Tiếp xúc với những trẻ tự kỷ đang được can thiệp tại nhà bởi Nhóm tương trợ phụ huynh, thuộc Trung tâm hỗ trợ và tư vấn tâm lý, Trường ĐHKHXH&NV và những trẻ tự kỷ đang được can thiệp tại nhà bởi chính gia đình và các KTV. Ngoài ra tôi còn nghiên cứu hồ sơ, sổ theo dõi, nhật ký của trẻ từ thời gian trước để thu thập thêm tài liệu và thông tin. Sử dụng bảng đánh giá mức độ tự kỷ ở trẻ em (C.A.R.S ) để sàng lọc, chọn ra những trẻ ở mức độ tự kỷ gần như nhau, tương đương về tuổi, giới và có một số đặc điểm giống nhau về hành vi và các tật chứng. Tất cả các trẻ tôi nghiên cứu đều có kết luận của các bác sĩ tâm thần nhi là trẻ tự kỷ mức độ nặng, tuổi từ 3,5 đến 4 tuổi, giới tính nam, các em đều ở thành phố. Số lượng khách thể: 4 gia đình. STT Các trường hợp Đặc điểm 1 Trường hợp A Phương pháp can thiệp “cũ”, gia đình củng cố các nội dung mà KTV dạy nhưng không được đào tạo để trực tiếp dạy trẻ. 2 Trường hợp A’ Phương pháp can thiệp “cũ”, gia đình không củng cố các nội dung mà KTV dạy, không được đào tạo để trực tiếp dạy trẻ. 3 Trường hợp B Phương pháp can thiệp “mới”, gia đình củng cố các nội dung mà KTV dạy, được đào tạo và trực tiếp dạy trẻ. 4 Trường hợp B’ Phương pháp can thiệp “mới”, gia đình không củng cố các nội dung mà KTV dạy, được đào tạo nhưng không trực tiếp dạy trẻ. 2.1.2. Đánh giá 2.1.2.1. Phương tiện đánh giá 2.1.2.1.1. Test C.A.R.S Test C.A.R.S đánh giá triệu chứng, mức độ tự kỷ trên 15 lĩnh vực: Quan hệ với mọi người Bắt chước Đáp ứng tình cảm Các động tác cơ thể Sử dụng đồ vật Thích nghi với sự thay đổi Phản ứng thị giác Phản ứng thính giác Phản ứng qua vị, khứu, xúc giác và sử dụng những giác quan này Sợ hãi hoặc hồi hộp Giao tiếp bằng lời Giao tiếp không lời Mức độ hoạt động Đáp ứng trí tuệ Ấn tượng chung Mỗi lĩnh vực chia làm 4 mức độ tương ứng với các điểm từ 1 đến 4. Trong mỗi lĩnh vực ta ghi chú ngắn các hành vi quan sát được để đánh giá trẻ chính xác ở mức độ nào. Cũng có thể chỉ ra trẻ với tình trạng nằm giữa 2 mức độ bằng việc cho điểm 1,5; 2,5; 3,5. Sau đó tính tổng số điểm của cả 15 lĩnh vực, kết quả này thể hiện mức độ tự kỷ của trẻ: 15 – 29,5 điểm: Trẻ được nhận định là không tự kỷ 30 – 36,5 điểm: Trẻ được nhận định là tự kỷ ở mức độ nhẹ đến trung bình 37 – 60 điểm : Trẻ được nhận định là tự kỷ ở mức độ nặng 2.1.2.1.2. Xây dựng Bảng đánh giá hành vi và Bảng đánh giá nhận thức của trẻ Căn cứ vào kết quả phỏng vấn sâu bố/mẹ trẻ và kỹ thuật viên, quan sát trẻ, nghiên cứu tài liệu ghi chép quá trình can thiệp của trẻ từ những ngày đầu tiên đến nay . Căn cứ vào chương trình của trẻ, nội dung 4 trẻ đã, đang và sẽ học có điểm gì tương đồng, những điều 4 trẻ cần phải học nhất để phát triển nhận thức và khắc phục hành vi xấu. Căn cứ vào một số lý thuyết về tâm lý học phát triển, chương trình can thiệp hành vi cho trẻ tự kỷ (Catherin maurice - texas - Mỹ) và chương trình mà những trẻ này đang theo. Không thể phân chia rõ ràng cái nào hoàn toàn thuộc về nhận thức, cái nào hoàn toàn thuộc về hành vi mà sự phân chia chỉ là tương đối. Nội dung nào thiên về nhận thức nhiều hơn thì xếp vào bảng đánh giá nhận thức. VD: Khi ta yêu cầu trẻ “chỉ con cá”, hành động chỉ của trẻ là hành vi của cơ thể song quá trình tư duy được khái niệm con cá thuộc về nhận thức. Trong nghiên cứu này, ngay cả hành động chỉ cũng được tính điểm trong phần đánh giá nhận thức là do trẻ phải phân biệt được yêu cầu “chỉ, cầm, đưa” để làm theo lệnh. Trong phần đánh giá hành vi chỉ xét những hành vi liên quan đến ứng xử của trẻ trong một số tình huống. 2.1.2.2. Cách thức đánh giá ¨ Cách thức đánh giá buổi đầu Một là, đánh giá mức độ tự kỷ . Căn cứ vào chẩn đoán ban đầu của các bác sĩ về mức độ tự kỷ của trẻ, kiểm tra lại bằng test C.A.R.S. (Trong nghiên cứu này C.A.R.S chỉ được dùng để kiểm định lại mức độ tự kỷ của trẻ để chọn khách thể nghiên cứu có tình trạng tương đương nhau. Vì vậy chỉ trình bày dưới dạng bảng điểm đánh giá còn phần liệt kê những biểu hiện của trẻ sẽ được làm rõ trong những phần tiếp theo.) Hai là, đánh giá hành vi ứng xử của trẻ ( bảng đánh giá hành vi – phụ lục 1): mỗi hành vi ứng xử tốt được cộng 1 điểm Ba là, đánh giá nhận thức của trẻ (bảng đánh giá nhận thức – phụ lục 2): mỗi nội dung trẻ biết và làm được cộng 1 điểm ¨ Cách thức đánh giá buổi cuối Căn cứ vào sổ theo dõi, băng video hàng ngày của trẻ có ghi lại ngày nào trẻ làm được gì, học như thế nào..., căn cứ vào kết quả phỏng vấn sâu gia đình và các kỹ thuật viên để đánh giá sự tiến bộ của trẻ từ 30/03/2006 đến 18/05/2006 (theo bảng đánh giá hành vi và nhận thức): ¨Về nhận thức: đối với mỗi vật, chữ trẻ biết thêm và mỗi việc trẻ mới làm được thì cộng 1 điểm. Nếu như điểm tại mốc ngày đầu nghiên cứu (30/03) là NT(t) = X điểm thì điểm ngày cuối cùng (18/05) thu được là NT(s) = (X) + ỏ điểm Giá trị ỏ thể hiện sự tiến bộ của trẻ về mặt nhận thức. ¨Về hành vi: với mỗi hành vi tốt được hình thành hay hành vi xấu khắc phục được thì cộng 1 điểm Nếu như điểm tại mốc ngày đầu nghiên cứu (30/03) là HV(t) = Y điểm, thì điểm ngày cuối cùng (18/05/2006) thu được là HV(s) = (Y) + ∆ điểm Giá trị ∆ thể hiện sự tiến bộ của trẻ về mặt hành vi. ¨ Kiểm tra bất kỳ một số nội dung nào để xác thực. 2.1.3. Người đánh giá Mỗi trẻ có một cách thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH20 (6).DOC
Tài liệu liên quan