Khóa luận Tìm hiểu quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học công ty TNHH xây dựng thương mại và sản xuất Nam Thành Ninh Thuận

MỤC LỤC

Lời mở đầu . 1

Chương 1. Giới thiệu chung vềcông ty . 6

1.1 Lịch sửhình thành và phát triển . 6

1.2 Chức năng và nhiệm vụcông ty. 8

1.3 Bốtrí nhân sự. 9

1.4 Bộmáy của công ty . 9

1.5 Tình hình hoạt động và sản xuất của công ty . 11

1.6 Tình hình sản xuất – thịtrường tiêu thụ. 12

1.7 Lợi thếcạnh tranh . 14

1.8 Sản phẩm thịtrường và các yêu cầu . 14

1.9 Phương án tiêu thụsản phẩm . 16

Chương 2. Tổng quan vềdây chuyền sản xuất . 18

2.1 Tổng quan phương pháp xửlý chất thải rắn làm COMPOST . 18

2.1.1 Khái niệm . 18

2.1.2 Mục đích và lợi ích của quá trình COMPOST . 18

2.1.3 Quá trình COMPOST . 19

2.2 Sơ đồbốtrí dây chuyền sản xuất . 20

2.2.1 Rác thải đô thị. 21

2.2.2 Nhà tiếp nhận . 22

2.2.3 Khu phân loại . 23

2.2.4 Hầm ủ. 23

2.2.5 Bãi ủchín . 24

2.2.6 Khu tinh chế. 24

2.2.7 Khu hoàn thiện . 24

2.2.8 Phòng thí nghiệm . 25

Chương 3. Quy trình công nghệsản xuất . 26

3.1 Sơ đồquy trình công nghệsản xuất . 26

3.2 Thiết bịsản xuất . 27

3.3 Thuyết minh quy trình công nghệsản xuất . 28

3.3.1 Đội vệsinh môi trường . 28

3.3.2 Quy trình sản xuất phân xưởng 1 . 28

3.3.3 Quy trình sản xuất phân xưởng 2 . 30

3.3.4 Quy trình sản xuất phân xưởng 3 . 32

3.3.5 Quy trình sản xuất phân xưởng 4 . 33

3.3.6 Quy trình sản xuất phân xưởng 5 . 33

3.4 Nhận xét chung. 35

3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình COMPOST . 36

3.5.1 Nhiệt độ. 36

3.5.2 Nước và độ ẩm . 36

3.5.3 pH . 37

3.5.4 Kích thước nguyên liệu . 37

3.5.5 Nguồn đạm trong nguyên liệu . 38

3.6 Các yêu cầu trong khi ủ. 39

3.6.1 Tiêu chuẩn rác trước khi đưa vào hầm ủ. 39

3.6.2 Đưa vi sinh vật vào rác và tạo ẩm . 40

3.6.3 Các yêu cầu khi ủchín . 40

Chương 4. Các vấn đềgây ô nhiễm môi trường . 41

4.1 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực nhà máy sản xuất . 41

4.1.1 Hiện trạng môi trường không khí . 41

4.1.2 Hiện trạng môi trường nước . 43

4.2 Sựcốhoạt động . 46

4.3 Tiếng ồn . 46

4.4 Chất thải rắn . 47

Chương 5. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường công ty . 48

5.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nhà máy . 48

5.1.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí , tiếng ồn . 48

5.1.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước . 49

5.1.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm mùi . 51

5.1.4 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn . 52

5.1.5 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với các thành phần có tỷtrọng thấp

(nilon , giấy, ) . 53

5.2 Chương trình giám sát môi trường . 53

Chương 6. Hiệu quảkinh tế. 55

6.1 Vốn cố định . 55

6.2 Nguồn vốn . 55

6.3 Xác định doanh thu . 55

6.4 Thiết bịcông nghệ. 56

6.5 Phương tiện vận chuyển . 57

6.6 Khai toán các hạng mục xây dựng . 59

Chương 7. Kết luận . 63

7.1 Kết luận . 63

7.2 Khó khăn . 64

Tài liệu tham khảo . 65

pdf74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4960 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học công ty TNHH xây dựng thương mại và sản xuất Nam Thành Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nên bạc màu. Các sản phẩm được sản xuất ra có dư lượng hóa học cao khó đáp ứng nhu cầu sử dụng ở các nước tiên tiến thuộc tổ chức thương 13  mại thế giới (WTO). Vì vậy, các nhà khoa học, tổ chức khuyến cáo nên dùng phân bón hữu cơ vi sinh. Mặt khác quy mô đầu tư hiện tại vừa và nhỏ, công nghệ thiết bị không đáp ứng khối lượng rác ngày càng tăng, năng suất thấp không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng. Các đơn vị sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh trong nước sử dụng nguồn nguyên liệu chính từ than bùn dẫn tới chất lượng phân không đạt tiêu chuẩn. Giá thành cao, người tiêu dùng không ưu chuộng. ™ Nhu cầu tiêu thụ Công ty TNHH XD – TM & SX Nam Thành Ninh Thuận có bề dày kinh nghiệm về lĩnh vực xử lý rác thải – sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu cho các tình Duyên Hải Miền Trung, Cao Nguyên, Đông Nam Bộ, các tổng công ty, Lâm – Nông Trường trồng rừng. Với sản lượng sản xuất hiện tại chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường nêu trên. ™ Thị trường tiêu thụ Sản phẩm của công ty chú trọng vào các thị trường cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, các dự án trồng rừng, các sản phẩm nông nghiệp sạch. Hiện nay theo dự báo của các đơn vị sản xuất công nghiệp thì nhu cầu phân bón hữu cơ vi sinh cho diện tích trồng mới cao su cà phê trong nước và Lào, Campuchia,… rất lớn. 14  ™ Về giá cả Giá phân hữu cơ vi sinh và giá các loại sản phẩm sản xuất thừ rác thải được nhà nước hổ trợ kinh phí xử lý nên thấp hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất từ các nguyên liệu khác. 1.7 Lợi thế cạnh tranh Đây là dự án mà các sản phẩm được sản xuất từ rác nên có nguồn nguyên liệu dồi dào, số lượng ngày càng tăng đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất ổn định và kịp thời cho nhà máy. Công ty làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác theo loại hình dịch vụ công ích nên được sự đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh. Ngân sách nhà nước hổ trợ kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác nên nguồn nguyên liệu không phải mua. 1.8 Sản phẩm thị trường & các yêu cầu Sản phẩm: Các dòng sản phẩm sản xuất chủ yếu. Xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Sản xuất hạt, phôi nhựa. Sản xuất bao bì,… Tiêu chuẩn đối với sản phẩm: Bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa TC01: 2003/NT. 15  ™ Các yêu cầu cần thiết để đảm bảo các tiêu chuẩn trên Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. Các tiêu chuẩn này được áp dụng và cụ thể hóa từng dây chuyền, bộ phận sản xuất, các phòng nghiệp vụ xuyên suốt trong quá trình sản xuất – kinh doanh của công ty. Đầu tư các thiết bị đo lường chuẩn mực để kiểm soát chất lượng sản phẩm về các tiêu chí: Độ ẩm, NPK,… để đảm bảo tất cả sản phẩm khi suất kho đạt được tiêu chuẩn an toàn bền vững và chất lượng. Áp dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý và sản xuất, khai thác thông tin kịp thời của thị trường về sản phẩm qua các kênh thông tin. Đồng thời tham gia các cuộc hội chợ triển lãm sản phẩm của công ty. Làm cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển thị trường bền vững cả về lượng và chất. Đầu tư mở rộng nâng cấp nhà máy sẽ tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian sản xuất, hao phí lao động, song giảm giá thành sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm nâng cao đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Tạo lợi thế cạnh tranh tốt trên thị trường. Đây là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư vì thỏa mãn được 4 điều kiện: Một là: Số lượng lớn. Hai là: Chất lượng sản phẩm được sản xuất từ công nghệ hiện đại. Ba là: Thời gian giao hàng đúng hạn cho khách hàng. 16  Bốn là: Giá cả hợp lý, nhà phân phối đủ sức cạnh tranh. ™ Các chính sách kinh doanh Sản phẩm của nhà máy mang tính khác biệt (được sản xuất từ rác thải). Chất lượng sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng. Có chiến lược về thị trường và chú trọng công tác marketing, nắm bắt kịp thời việc thay đổi giá cả thị phần cùng loại hoặc tương đương của các doanh nghiệp sản xuất cùng mặt hàng để có chiến lược, giải pháp cạnh tranh hợp lý. Duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ISO 9001-2000 đã được xây dựng và công nhận. 1.9 Phương án tiêu thụ sản phẩm ™ Giới thiệu sản phẩm. Nghiên cứu đặc trưng của từng thị trường và khách hàng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể, đề ra các biện pháp nhằm thưc hiện chiến lược công ty. Quảng cáo sản phẩm trên các công cụ thông tin. Tăng cường quan hệ với các tổ chức xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm với các khách hàng có tiềm năng. Tham gia các hội chợ triển lãm để trực tiếp tìm kiếm khách hàng. ™ Tổ chức mạng lưới tiêu thụ. 17  Thành lập các nhà phân phối, đại lý để tiêu thụ sản phẩm. Văn phòng đại diện trong và ngoài nước. Bán sản phẩm trực tiếp hoặc thông qua các nhà phân phối có khả năng, uy tín. ™ Chiến lược cạnh tranh Trước mắt sản phẩm sản xuất từ rác thải giai đoạn hiện nay chưa nhiều song dự báo trong vài năm tới sẽ có nhiều doanh nghiệp sản xuất với cùng một ngành hàng. Đồng thời nước ta đã gia nhập WTO nên việc cạnh tranh với các doanh nghiệp sẽ diễn ra gay gắt hơn để chiếm lấy thị phần. Điều này sẽ khó khăn hơn cho công ty, vì vậy phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của chính phủ, chính quyền các cấp đối với các dự án mới và tận dụng lợi thế như nguồn năng lực dồi dào tại địa phương quy trình công nghệ hiện đại. 18  CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT 2.1 Tổng quan phương pháp xử lý chất thải rắn làm COMPOST 2.1.1 Khái niệm Quá trình COMPOST là quá trình phân hủy sinh học và ổn định của chất hữu cơ dưới điều kiện thermorphilic. Kết quả của quá trình phân hủy sinh học tạo ra nhiệt, sản phẩm cuối cùng ổn định, không mang mầm bệnh và có ích cho cây trồng. 2.1.2 Mục đích và lợi ích của quá trình COMPOST Ổn định chất thải: Các phản ứng sinh học xảy ra trong quá trình COMPOST sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ dễ thối rữa sang dạng ổn định chủ yếu là các chất vô cơ ít gây ô nhiễm môi trường khí thải ra đất hoặc nước. Làm mất hoạt tính của VSV: Nhiệt của chất thải sinh ra từ quá trình phân hủy sinh học có thể đạt khoảng 600C, đủ để làm mất hoạt tính của vi khuẩn gây bệnh, virus có hại nếu như nhiệt độ này được duy trì ít nhất 3 ngày. Do đó, các sản phẩm của quá trình COMPOST có thể loại bỏ an toàn trên đất sử dụng làm chất bổ sung dinh dưỡng cho đất. Thu hồi dinh dưỡng và cải tạo đất: Các chất dinh dưỡng (N, P, K) có trong chất thải thường ở dạng hữu cơ phức tạp, cây trồng khó hấp thụ. Sau quá trình COMPOST các chất này được chuyển hóa thành các chất vô cơ như NO3- và PO4 thích hợp cho cây trồng. Sử dụng sản phẩm của quá trình chế biến COMPOST 19  bổ sung dinh dưỡng vô cơ tồn tại chủ yếu dưới dạng không tan. Thêm vào đó, lớp đất trồng cũng được cải tiến nên giúp rễ cây phát triển tốt hơn. Làm khô bùn: Phân người, phân động vật và bùn chứa khoảng 80 – 95% nước, do đó chi phí thu gom, vận chuyển và thải bỏ cao. Làm khô bùn trong quá trình ủ COMPOST là phương pháp lợi dụng nhiệt của chất thải sinh ra từ quá trình phân hủy sinh học làm bay hơi nước chứa trong bùn. Tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng: Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh sự tăng khả năng kháng bệnh của cây được trồng đất có bón COMPOST. Cho đến nay, ở Việt Nam COMPOST chưa được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Với hàm lượng dinh dưỡng cao dễ hấp thụ và chủng loại VSV đa dạng, phân hữu cơ không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng kháng bệnh cao. 2.1.3 Quá trình COMPOST Nguyên liệu chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Nguồn rác thải này được công ty trực tiếp thu gom tại thành phố Phan Rang Tháp Chàm và các khu vực lân cận với khối lượng trung bình từ 100 – 150 tấn/ngày. Rác sẽ được vận chuyển tập trung về nhà máy. Tại đây, rác thải sinh hoạt được phân loại, xử lý và chế biến thành COMPOST phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Khối lượng và thành phần nguồn nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất COMPOST của công ty được trình bày trong bảng dưới đây. 20  Nguyên liệu Loại Khối lượng Rác thải sinh hoạt Chưa phân loại 100 – 150 tấn/ngày Men khử mùi NTC khử mùi 90 – 120 lít/1 ngày Men đặc chủng phân hủy hữu cơ NTC Protect 180 – 240 lít/ 1 ngày Men đặc chủng chế biến phân bón NTC KB Tùy theo số lượng sản xuất Bảng 2.1.3: Khối lượng và thành phần nguồn nguyên liệu đầu vào Nguồn: Số liệu từ công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH THUẬN, tháng 5/2011 2.2 Sơ đồ bố trí dây chuyền sản xuất Quy trình hoạt động của công ty hiện có 6 phân xưởng chính và một đội vệ sinh môi trường. Đội vệ sinh môi trường có nhiệm vụ thu gom vận chuyển rác thải đô thị đưa về nhà máy để xử lý. Phân xưởng 1: Có nhiệm vụ tiếp nhận rác thải, phun vi sinh khử mùi, diệt khuẩn, phân loại sơ bộ các loại vô cơ lớn như xà bần, cao su, lốp xe, sắt thép,…Rồi chuyển tới băng chuyền đưa vào máy nghiền có nhiệm vụ xé các túi rác ra và nghiền nát các loại chất hữu cơ hay vô cơ, tách cát, thủy tinh, một số vô cơ khác như vỏ sò, ốc,… và kim loại lọt qua khe nhỏ (lưới) máy nghiền xong đưa qua hệ thống băng chuyền tách gió lấy nilon chuyển qua xưởng 5. Nilon rất 21  nhiều trong rác thải sinh hoạt, phần còn lại (hữu cơ và vô cơ chưa tách được) chuyển qua phân xưởng 2. Phân xưởng 2: Những hữu cơ, vô cơ nhỏ được tách qua hệ thống lồng theo băng chuyền đưa qua hệ thống tách từ, tách thủ công, sàng. Loại bỏ vô cơ, xà bần (vỏ sò, ốc, cát,…) kim loại, thu nilon chuyển qua xưởng 5. 2.2.1 Rác thải đô thị Thành phần chủ yếu là rác thực phẩm (65 – 90%), giấy (0.5 – 25%), nilon ( 1.5 – 17.5% ). Sản lượng 25 tấn/ngày. Hình thức thu gom: Công ty trực tiếp đảm nhận việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của thành phố Phan Rang Tháp Chàm, nên nguồn nguyên liệu sản xuất luôn được cung cấp kịp thời giúp nhà máy hoạt động ổn định. STT Thành phần % Khối lượng 1 Chất hữu cơ 65 – 95 2 Giấy 0.05 – 25 3 Catton 0 – 0.01 4 Vải 0 – 5 5 Nilon 1.5 – 17.5 6 Nhựa cứng 0 – 0.1 7 Da 0 – 0.05 8 Gỗ 0 – 3.5 9 Cao su mềm 0 – 1.5 22  10 Cao su cứng 0 – 0.01 11 Lon, đồ hộp 0 – 0.06 12 Kim loại màu 0 – 0.03 13 Sắt 0 – 0.01 14 Thủy tinh 0 – 1.3 15 Sành, sứ 0 – 1.4 16 Xà bần, tro 0 – 6.1 Bảng 2.2.1: Thành phần các chất có trong rác thải sinh hoạt tại Ninh Thuận Nguồn: Số liệu từ công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH THUẬN, tháng 5/2011 2.2.2 Nhà tiếp nhận Rác được tập kết về xí nghiệp và đưa đến nhà tiếp nhận bằng xe chuyên dụng. Khi đổ hết rác, cán bộ điều hành kiểm tra xác nhận hàng và ghi ngày, giờ, tháng tập kết rác. Rác đưa vào nhà tiếp nhận sẽ được phun chế phẩm vi sinh khử mùi, số lượng khoảng 214 lít/tấn. Thời gian trước 9h hoặc sau 16h, tránh khi có nắng mặt trời, VSV sẽ mất tác dụng. 23  2.2.3 Khu phân loại Các chất hữu cơ có kích thước lớn hơn như cành cây, vỏ xe,… được phân loại riêng bằng thủ công. Các chất vô cơ được đưa ra khu tập kết tránh ùn tắc các loại xe ra vào đổ rác. Loại bỏ chất vô cơ có kích thước lớn. Các loại chai lọ thủy tinh được nhặt xếp vào xe gom. Khi gặp các vật lạ có nguy cơ cháy nổ: Bình xịt, bình gas, các loại acid, thuốc trừ sâu, lựu đạn, kíp nổ,… phải báo cáo ngay cho quản đốc phân xưởng để đưa về nơi qui định và giao cho cơ quan có trách nhiệm. Rác được xe xúc đưa vào băng chuyền để phân loại. Công suất tuyển chọn: 40 tấn/giờ. 2.2.4 Hầm ủ Rác được phân loại vận chuyển để hầm ủ bằng xe xúc. Trước khi đưa vào hầm ủ, rác được trộn với vi sinh khử mùi phân giải cellulose. Xe xúc nạp rác vào hầm ủ là 25 đến 39 ngày. Điều kiện để VSV hoạt động được kiểm soát bằng nhiệt độ, độ ẩm. Nhiệt độ 40 – 700C. Ẩm 45 – 65%. pH = 5 – 8. Hầm có kích thước (rộng x dài x cao) là 4m x 96m x 2m. 24  2.2.5 Bãi ủ chín Thời gian ủ từ 10 đến 15 ngày. Đống ủ thường xuyên theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, pH và độ phân giải. Khi kết thúc quá trình phân hủy, rác được đưa qua khâu tinh chế bằng xe rác. 2.2.6 Khu tinh chế Rác đưa từ bãi ủ chín vào xưởng tinh chế bằng xe xúc, công suất 15 tấn/giờ. Rác được đưa qua 2 trục xoắn tới băng tải vận chuyển đến tầng phân loại. Các chất hữu cơ được phân hủy có kích thước lớn hơn 1.5cm đã lọt qua sàng xuống băng tải tiếp tục được phân loại qua sàng rung và không khí. Mùn hữu cơ được vận chuyển bằng băng tải đến cuối dây chuyền. Kim loại được thu hồi sau khi đã được phân loại bằng tay có băng tải từ tính. Phần hữu cơ có kích thước lớn hơn 1.5cm được chuyển về hầm ủ tiếp tục ủ. Phần có kích thước nhỏ hơn 1.5cm nhưng không phải là mùn hữu cơ được chuyển ra ngoài chôn lấp. 2.2.7 Khu hoàn thiện Sau khi hỗn hợp đã được ổn định sẽ được phối trộn phụ gia sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Thành phần phân hữu cơ vi sinh theo băng chuyền vào phiễu qua hệ thống đóng bao, cân tự động và nhập kho. Căn cứ vào nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng trong khâu đóng bao được phân chia ra chủng loại, kích cở các loại bao như sau: Loại bao 25kg, loại bao 50kg. 25  Mẫu mã các loại bao được tiêu chuẩn hóa. Yêu cầu kỹ thuật trong khâu đóng bao là: Cân đủ trọng lượng của mùn hữu cơ. Cân chính xác tỉ lệ phụ gia. Xác định độ ẩm của mùn chất hữu cơ. 2.2.8 Phòng thí nghiệm Dùng để kiểm soát môi trường trong quá trình xử lý rác, nước rỉ rác. Dùng để phân tích mẫu của bể ủ. Dùng để phân tích chất lượng sản phẩm. Dùng để nhân giống các loại VSV phục vụ cho xử lý rác và chế biến phân hữu cơ vi sinh. 26  CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất 27  3.2 Thiết bị sản xuất Hình 3.2: Tổng hợp các thiết bị sản xuất 28  3.3 Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất Quy trình xử lý dựa trên nguyên tắc phân tách các loại vật liệu trong rác thải thành 4 chủng loại riêng biệt đồng nhất về thành phần: Thành phần hữu cơ, thành phần tái sử dụng, thành phần tái sinh và thành phần chôn lấp. Sau đó xử lý các thành phần chủng loại này theo từng quy trình cụ thể để tạo ra những sản phẩm hữu dụng và bảo đảm an toàn cho môi trường. Quy trình hoạt động của công ty hiên có 5 phân xưởng chính và 1 đội vệ sinh môi trường. 3.3.1 Đội vệ sinh môi trường Có nhiệm vụ thu gom vận chuyển rác thải đô thị đưa về nhà máy xử lý. 3.3.2 Quy trình sản xuất tại phân xưởng 1 Quy trình làm việc tại phân xưởng 1 là công đoạn tách lựa, phân loại các thành phần trong rác thải thành các chủng loại riêng biệt đồng nhất về thành phần, được tính từ nhà tiếp nhận đến công đoạn rác đưa vào hầm ủ. Công suất hoạt động tại phân xưởng từ 170 – 210m3/7 giờ làm việc, sẽ được mô tả theo từng công đoạn như sau: Rác thải sinh hoạt từ các xe thu gom, sau khi xác định trọng lượng cho vào nhà tiếp nhận và phun vi sinh khử mùi. Tại nhà tiếp nhận, rác trước khi được đưa xuống băng chuyền ngang, các công nhân có nhiệm vụ xé các bao, túi đựng rác và tách các vô cơ có kích thước lớn như lốp xe, mùn, mền, chiếu, bao gai,… 29  Từ nhà tiếp nhận, rác theo băng chuyền sẽ được phân loại sơ bộ (thủ công) để tách các vật có kích thước lớn còn soát lại và các bao đựng vỏ sò. Sau đó, rác được đưa vào sàng lồng tách các loại vô cơ có kích thước nhỏ như gạch, đá, cát, thủy tinh,… rác tiếp tục theo băng chuyền vào máy đập, máy xé để xé các túi nilon nhỏ đựng rác. Sau khi rác đi qua máy xé sẽ theo băng chuyền qua hệ thống tách gió thu nilon, tách từ thu sắt, sàng rung tách cát,… Sau giai đoạn tách thủ công, tách gió, tách từ, sàng rung,… rác thải tương đối đồng nhất (thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ 85 – 90%). Rác tiếp tục theo băng chuyền vào máy bâm, bâm nhỏ các thành phần hữu cơ để khi ủ đạt hiệu quả cao. Tất cả các loại hữu cơ sau phân loại và bâm nhỏ sẻ theo băng chuyền được phun vi sinh phân hủy, vi sinh kháng bệnh chuyển vào hầm ủ bằng xe cơ giới. Các vô cơ, vật thể rắn không tái sử dụng được như xà bần, cát, đá,… sẽ được mang đi chôn lấp hợp vệ sinh và đúng nơi quy định. Các vô cơ tái sử dụng được như các loại nhựa, sắt, thủy tinh,… đưa vào kho phế liệu để bán cho các cơ sở tái sản xuất. Các vô cơ tái chế được như nilon, chai lọ nhựa, bao gai thu gom đưa đến phân xưởng 2 sản xuất phôi nhựa, hạt nhựa. 30  Hình 3.3.2: Thiết bị sản xuất phân xưởng 1 3.3.3 Quy trình sản xuất phân xưởng 2 Các loại nhựa, nilon thu được từ khâu tách lựa của các xưởng chuyển đến xưởng 2 tiến hành phân loại PP, PE,… để làm nguyên liệu sản xuất. Tại xưởng 2 31  với các thiết bị đặc chuẩn như: Máy dũ, máy bâm, ly tâm, băng chuyền,… xử lý về kích thước nguyên liệu, loại bỏ tạp chất. Nguyên liệu sau khi làm sạch sử dụng sản xuất hạt nhựa tái sinh và phôi nhựa theo chủng loại bằng các thiết bị như máy ó, máy định dạng hạt. Hạt nhựa PP, PE,… sẽ chuyển qua phân xưởng 3 để dệt bao bì và chỉ may bao. Phôi nhựa được bán làm nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất ống nước. Hình 3.3.3: Thiết bị sản xuất phân xưởng 2 32  3.3.4 Quy trình sản xuất phân xưởng 3 Xưởng 3 tiếp nhận các loại hạt nhựa từ xưởng 2 xử lý và sản xuất bao PP, PE và các loại túi. Tại xưởng 3 với các thiết bị như máy tạo chỉ, máy dệt, máy cán màng, máy cắt, máy in,… Các sản phẩm của xưởng 3 được chuyển đến xưởng 5 sử dụng đóng bao phân bón hữu cơ vi sinh. Hình 3.3.4: Thiết bị sản xuất phân xưởng 3 33  3.3.5 Quy trình sản xuất phân xưởng 4 Hữu cơ sau khi ủ hoại (độ phân hủy > 75%) dùng xe xúc chuyển vào xưởng 4. Hữu cơ theo băng chuyền vào máy đập, máy nghiền (để nghiền nhỏ): Sau khi nghiền hữu cơ theo băng chuyền vào sàng lồng tách các loại vô cơ còn sót lại và chưa phân hủy hoàn toàn. Sau sàng lồng thu được mùn hữu cơ thô. Mùn hữu cơ (mùn thô) tiếp tục theo băng chuyền qua hệ thống tách từ thu sắt, rồi qua hệ thống sàng rung loại bỏ mùn hữu cơ có kích thước vượt quy định. Sau sàng rung thu được mùn hữu cơ (mùn tinh) làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Mùn hữu cơ mịn trước khi chuyển qua xưởng 5 làm nguyên liệu sản xuất phân bón phải được KCS kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng như hàm lượng hữu cơ, độ ẩm, tạp chất, mật độ vi sinh vật,… Nếu tất cả các chỉ tiêu đạt thì mới được chuyển qua xưởng 5: Các loại hữu cơ chưa phân hủy hoàn toàn chuyển đến hầm ủ, các loại vô cơ nếu thuộc loại tái chế thì chuyển đến xưởng 2, loại tái sử dụng chuyển đến kho phế liệu. 3.3.6 Quy trình sản xuất phân xưởng 5 Mùn hữu cơ của xưởng 4 sau khi kiểm tra, hàm lượng chất hữu cơ và hàm lượng các chất dinh dưỡng khác đạt yêu cầu, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón. Cân lượng mùn hữu cơ đúng theo quy định, sau đó đưa vào hệ thống phối trộn, tạo viên: Tùy theo đơn đặt hàng và tùy theo từng loại cây trồng, phòng kỹ thuật tính toán, quyết định công thức phối trộn thêm phụ gia, vi lượng,… để đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng (Khi sản xuất phân bón tất cả phụ gia cũng phải được cân đo đúng qui định). Trong quá trình phối trộn, tạo viên phun bổ sung vi sinh 34  cố định đạm, vi sinh kháng bệnh bằng hệ thống bét phun. Khi kích thước hạt đạt yêu cầu (độ đồng đều của hạt) phân bón theo băng chuyền đến hệ thống sấy , hệ thống làm nguội và sàng phân loại (loại bỏ hạt không đạt kích cở). Phân bón tiếp tục theo băng chuyền đến hệ thống cân, đóng bao tự động tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm trước khi nhập kho phải được KCS kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng (Hàm lượng hữu cơ, hàm lượng NPK, mật độ vi sinh vật có ích,… ), kiểm tra trọng lượng tịnh, độ ẩm, tạp chất, độ đồng đều của hạt, sau đó chuyển đến kho chứa thành phẩm. Sản phẩm nhập kho được xếp theo thứ tự từng lô và thống nhất theo ngày sản xuất đã in trên bao bì. Hàng tháng, quý hoặc trước khi xuất lô hàng tổ KCS lấy mẫu của từng lô hàng để kiểm tra chất lượng hàng hóa, đồng thời gửi mẫu cho Trung tâm đo lường chất lượng 3 tại TP Hồ Chí Minh để kiểm tra định kỳ. Hình 3.3.6: Thiết bị sản xuất phân xưởng 5 35  3.4 Nhận xét chung Trong quá trình sản xuất và xử lý rác nhờ sử dụng biện pháp sinh học, chế phẩm vi sinh khử mùi đặc hiệu NTC được phun vào rác tại nhà tiếp nhận, chế phẩm vi sinh khử mùi + phân hủy phun vào rác sau phân loại trước khi đưa vào hầm ủ và chế phẩm vi sinh khử mùi + phân hủy + kháng bệnh phun bổ sung vào hầm ủ, kết hợp ủ theo phương pháp Bangaloro (hiếu khí + yếm khí) nên tại các khu vực trong xưởng các khí thải như H2S, CO2, NH3, CH4 ,… có nồng độ thấp (cảm quan mùi hôi nhẹ). Công ty trang bị các phương tiện bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân nhất là tại các xưởng có tác nhân gây ô nhiễm cao như xưởng 1, 2 và nơi có các trang thiết bị cơ khí dễ xảy ra tai nạn lao động. Các thiết bị gắn liền với các thiết bị bảo hiểm an toàn, thường xuyên kiểm tra và cấp chứng chỉ vận hành cho công nhân đứng máy. Hằng năm tổ chức học tập và bồi dưỡng kiến thức về an toàn lao động cho công nhân. Tại các xưởng có dòng điện sẽ được nối đất cho người sử dụng điện ở các dụng cụ đóng ngắt, tiếp xúc tốt, đảm bảo che chắn tránh các tia lửa điện hay nhiệt điện phát ra do tiếp xúc kém, đảm bảo có cách điện tốt và an toàn cho công nhân đứng máy. 36  3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình COMPOST 3.5.1 Nhiệt độ Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt tính của VSV trong quá trình COMPOST. Hầu hết các tài liệu cho thấy nên duy trì nhiệt độ 55 – 600C trong luống ủ COMPOST vì ở nhiệt độ này quá trình chế biến COMPOST vẫn có hiệu quả và mầm bệnh bị tiêu diệt. Nhiệt độ tăng trên ngưỡng này sẽ ức chế hoạt động của VSV. Tuy nhiên ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trên, COMPOST không đạt tiêu chuẩn về mầm bệnh. Nhiệt độ trong luống ủ COMPOST có thể điều chỉnh bằng nhiều cách khác nhau như hiệu chỉnh tốc độ thổi khí và độ ẩm cô lập khối với môi trường bên ngoài bằng cách che phủ hợp lý. 3.5.2 Nước và độ ẩm Nước và độ ẩm rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình COMPOST . Nếu quá ẩm sẽ gây thiếu oxy, không khí khó lọt qua đống ủ. Quá khô sẽ ảnh hưởng đến hoạt động VSV vì VSV cần độ ẩm. Độ ẩm tối ưu của phân bắc, bùn, phân động vật thường cao hơn giá trị cần thiết. Đối với hệ thống là COMPOST vận hành liên tục, độ ẩm có thể được khống chế bằng cách tuần hoàn sản phẩm COMPOST như sơ đồ sau. 37  Sơ đồ 3.5.2 : Độ ẩm được khống chế bằng cách tuần hoàn sản phẩm COMPOST 3.5.3 pH VSV cần một khoảng pH tối ưu khoảng 6.5 – 8. Tùy thuôc vào thành phần tính chất của chất thải, pH sẽ thay đổi trong quá trình COMPOST. 3.5.4 Kích thước nguyên liệu Kích thước nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phân hủy. Quá trình phân hủy hiếu khí xảy ra trên bề mặt hạt, hạt có kích thước nhỏ sẽ có tổng diện tích bề mặt lớn nên sẽ tăng sự tiếp xúc với oxy, có thể làm tăng vận tốc phân hủy trong một khoảng độ xốp nhất định, vì hạt quá nhỏ sẽ có độ xốp thấp ức chế vận tốc phân hủy. Hạt có kích thước quá lơn sẽ có độ xốp cao và có thể tạo ra kênh Quá trình COMPOST Cơ chất hữu cơ ướt COMPOST Khí thải Hỗ hợp Sản phẩm Không khí Tuần hoàn 38  thổi khí làm cho sự phân bố khí không đồng đều, không có lợi cho quá trình COMPOST ảnh hưởng đến chất lượng chế biến phân bón. Kích thước hạt tối ưu cho quá trình chế biến trong khoảng đường kính từ 3 – 50mm. Kích thước hạt có thể đạt tối ưu bằng cách cắt, nghiền hoặc sàng vật liệu thô ban đầu. Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nông nghiệp phải được nghiền đến kích thước thích hợp trước khi làm phân. Phân bắc, bùn và phân động vật thường có kích thước hạt mịn, thích hợp cho quá trình phân hủy sinh học. 3.5.5 Nguồn đạm trong nguyên liệu Thông số dinh dưỡng quan trọng nhất là tỉ lệ C/N, nhu cầu N trong nguyên liệu làm COMPOST chiếm khoảng 2 – 4%, C ban đầu hay nói cách khác tỉ lệ C/N khoảng 25/1. Trong thực tế, việc tính toán và hiệu chỉnh chính xác tỉ số C/N tối ưu gặp khó khăn vì những lý do sau: Một phần các chất như Cellulose và Lignin khó phân hủy sinh học, chỉ bị phân hủy sau một thời gian dài. Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho VSV không có sẵn có. Quá trình cố định N có thể xảy ra dưới tác dụng của nhóm vi khuẩn Azotobacter, đặc biệt khi có mặt đủ PO3-4. Phân tích hàm lượng C khó đạt kết quả chính xác. 39  Nếu tỉ lệ C/N của nguyên liệu làm COMPOST cao hơn giá trị tối ưu sẽ hạn chế sự phát triển của VSV do thiếu N. Chúng phải trải qua nhiều chu trình chuyển hóa, oxy hóa phần C dư khi đạt tỉ lệ C/N ban đầu là 20 – 50, thời gian cần thiết là 14 ngày và tỉ lệ C/N = 78 là thời gian cần thiết là 21 ngày. Ở tỉ lệ C/N thấp (như phân bắc và bùn) N sẽ thất thoát dưới dạng NH3, đặc biệt ở điều kiện nhiệt độ cao, có thổi khí. 3.6 Các yêu cầu trong khi ủ 3.6.1 Tiêu chuẩn rác trước khi đưa vào hầm ủ Đầu băng tải máy dập xưởng 1. Tách lựa hoàn toàn thủy tinh, mẻ sành sứ, kim loại, chai lọ có kích thước > 4cm3. Tách lựa hoàn toàn nilon có kích thước > 50cm3. Đầu băng tải rác nhỏ xưởng 2. Tách lựa hoàn toàn thủy tinh, mẻ sành sứ, kim loại, chai lọ có kích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLê Thành Huynh .pdf