Khóa luận Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng hôn ước ở Việt Nam

MỤC LỤC

Mục lục trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÔN ƯỚC –ĐẶC TRƯNG CỦA

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH

1.1. Hôn ước và các chế độ tài sản 3

1.1.1. Khái niệm hôn ước và các chế độ tài sản vợ chồng 3

1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành của hôn ước 4

1.1.3. Đặc điểm của hôn ước 8

1.2. Pháp luật Việt Nam với việc qui định về hôn ước 9

1.2.1. Hôn ước trong pháp luật thời kì Pháp thuộc 10

1.2.2. Hôn ước theo hệ thống pháp luật ở miền nam nước ta trước ngày thống nhất đất nước (1954 -1975)12

1.2.3. Hôn ước trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta từ Cách mạng Tháng tám (1945) đến nay14

1.3. Hôn ước trong pháp luật một số nước trên thế giới 16

1.3.1 Hôn ước theo pháp luật của Cộng hòa Pháp 16

1.3.2 Hôn ước theo pháp luật của Hoa Kì 19

1.3.3 Hôn ước theo pháp luật của Nhật Bản 21

1.3.4 Hôn ước theo pháp luật của Thái Lan 22

Chương 2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC

TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

2.1 Hôn ước phổ biến và là xu hướng của thế giới 25

2.1.1 Hônước trong tư pháp quốc tế 25

2.1.2 Hôn ước được áp dụng tại nhiều quốc gia 27

2.2. Hôn ước phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam hiện đại28

2.2.1. Sự thay đổi về yếu tố cá nhân và chức năng kinh tế trong gia đình 28

2.2.2 Tình trạng chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân để đầu tư kinh doanh riêng.31

2.2.3 Tình trạng li hôn gia tăng kèm theo vấn đề chia tài sản khi li hôn 33

2.2.4 Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài trở nên phổ biến 34

2.2.5 Dư luận xã hội 35

2.2.6 Quan điểm của các nhà nghiên cứu luật 35

2.3 Xu hướng tương thích của pháp luật Việt Nam với hôn ước 36

2.3.1 Qui định về công nhận v à cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài36

2.3.2 Những qui định cho phép vợ chồng được thỏa thuận làm thay đổi về căn cứ xác lập tài sản39

2.4 Một số kiến nghị về việc áp dụng hôn ước tại Việt Nam 47

2.4.1 Hoàn thiện các qui định về các vấn đề về tài sản vợ chồng mà vợ chồng được thỏa thuận và lộ trình áp dụng hôn ước47

2.4.2 Hình thức và nội dung của các quiđịnh kiến nghị áp dụng 50

LỜI KẾT 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục 1

Phụ lục 2

pdf72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng hôn ước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiên những qui định trong hôn ước bởi hình thức lựa chọn được xác định theo hôn ước. 59 Jean Derruppe’, Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt Pháp, tr. 249 60 Số thành viên phê chuẩn công ước này chỉ đếm trên đầu ngón tay, tuy nhiên theo nhận xét chung thì ngay cả khi “không được phê chuẩn nhưng các Công ước này vẫn có ảnh hưởng đến các hệ thống pháp luật của các quốc gia thành viên lẫn các quốc gia chưa phải là thành viên”, xem Đặng Hoàng Oanh, Tổng quan về hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế, webside Bộ tư pháp www.moj.gov.vn ngày 04/04/2008. 61 Điều 12 và Điều 13 Công ước Lahay 1978, 62 Điều 12 Công ước Lahaye 1978 27 2.1.2. Hôn ước được áp dụng tại nhiều quốc gia “Phần lớn pháp luật của các nước trên thế giới thừa nhận quyền tự do thỏa thuận của vợ và chồng về chế độ tài sản, vì vậy, một mặt luật pháp dự liệu một chế độ tài sản của vợ chồng, mặt khác quy định những người kết hôn có quyền lập hôn ước. Chế độ tài sản do pháp luật dự liệu chỉ có hiệu lực áp dụng trong trường hợp vợ chồng không có hôn ước hoặc hôn ước được lập ra nhưng vô hiệu do vi phạm những quy định của luật chung. Chỉ có một số nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, như Liên xô, Bulgari, Hungari, Roumani, Tiệp khắc, Trung quốc, Việt Nam và ngoài ra còn có Arhentina và một số bang của Méhicô duy trì duy nhất một chế độ tài sản pháp định đối với vợ chồng”63. Hôn ước được qui định trong pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể liệt kê theo châu lục các quốc gia qui định về hôn ước như sau. Ở châu Á: ngoài Nhật Bản, Thái Lan như đã giới thiệu, hôn ước được thừa nhận ở phần lớn các quốc gia trước kia là thuộc địa của Anh, Pháp, Mỹ. Thậm chí các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng Kông cũng áp dụng hôn ước như một qui chế pháp lí riêng sau khi được trả về Trung Quốc (luật Trung Quốc chưa có qui định về hôn ước). Ở Châu Âu: ngoài các quốc gia đã kí kết công ước Lahay năm 1978: Pháp, Lucxembua, Hà Lan (đã là thành viên chính thức) Áo và Bồ Đào Nha (cũng đã kí kết tuy nhiên chưa chính thức gia nhập công ước Lahay 1978), hôn ước còn được ghi nhận ở khá nhiều quốc gia châu Âu như: Anh và xứ Wales, Đức, Nauy, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kì, Hi Lạp…tuy nhiên, phải nói rằng, ở châu Âu, hôn ước được qui định tương đối chặt chẽ chứ không quá thoáng như qui định về hôn ước ở Hoa Kì. Châu Phi: Hôn ước được ghi nhận ở Nam Phi. Ở châu Mĩ: hôn ước được ghi nhận khá rộng rãi và tương đối thoáng, hôn ước được ghi nhận ở hầu hết các quốc gia như: Bahamas, Jamaica, Dominica, Brazin, Canada, Venezuela, …Châu Đại Dương: là một châu lục có ít quốc gia song hôn ước đã tồn tại ở đây, hôn ước được thực thi ở Newzealand từ năm 1976 nhưng tại Úc hôn ước chỉ được ghi nhận khi có Luật Gia đình năm 2000. 63 Th.S Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam, bài viết được đăng trên 28 2.2. HÔN ƯỚC PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 2.2.1. Sự thay đổi về yếu tố cá nhân và chức năng kinh tế trong gia đình Từ xưa đến nay, ở khắp nơi trên thế giới, quan niệm về gia đình hầu như luôn có điểm tương đồng. Gia đình, đó là nơi tập hợp những người có cùng chung quan hệ huyết thống và gắn bó với nhau. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, gia đình là một đơn vị cơ sở rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người từ khi sinh ra, trưởng thành cho đến lúc qua đời. Khác với xã hội phương Tây, nơi mà gia đình kiểu mẫu bao giờ cũng chỉ duy nhất tồn tại một thế hệ chung sống với nhau, khi con cái đến tuổi trưởng thành thì việc ra ở riêng, tách khỏi cha, mẹ đã trở thành truyền thống, gia đình Việt Nam theo “chuẩn mực” truyền thống bao giờ cũng là gia đình “tam, tứ đại đồng đường” với nhiều thế hệ cùng tụ họp bên nhau. Đời sống kinh tế theo kiểu cùng làm, cùng hưởng, cùng sinh sống dưới một mái nhà. Hình ảnh gia đình tập trung nhiều thế hệ như thế có thể nói là một dấu ấn riêng, tạo nên bản sắc đặc trưng cho tinh thần cố kết cộng đồng và lối sống trọng tình, trọng nghĩa của người Việt, có nguồn gốc từ truyền thống nông nghiệp trồng lúa nước. Nghề nông trồng lúa theo thời vụ rất cần có sự đoàn kết giúp đỡ nhau nên con người sống rất gắn bó, gia đình nào đông người thì càng tăng thêm sức lao động, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc đồng áng để thu hoạch nhanh chóng64. Lúc đó chức năng kinh tế của gia đình chính là sản xuất, cả gia đình phải đoàn kết hợp sức lại thì mới có thể sản xuất ra của cải vật chất, một mình một cá nhân không bao giờ có thể tự lao động sản xuất trong thời đó. Chính vì không thể không đoàn kết, gắn bó để cả gia đình cùng lao động sản xuất mà yếu tố cá nhân trong gia đình Việt Nam xưa có phần mờ nhạt, lợi ích chung của gia đình luôn được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, thời xưa, khoa học - kĩ thuật chưa phát triển nên nghề nông phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Do đó, kinh nghiệm của những người lớn tuổi rất được xem trọng. Điều này cũng đã góp phần hình thành những quan niệm chuẩn mực trong xã hội bấy giờ - người già, những bậc cao niên bao giờ cũng được cả nể, kính trọng. Trong gia đình, cũng từ đó hình thành mối quan hệ theo kiểu tôn ti, thứ bậc - người sinh ra trước là bậc trên, người sinh ra sau là bậc dưới. Người đứng đầu gia đình là các cụ cao tuổi, có tiếng nói, quyết định mọi việc 64 Lê Thảo, Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, tạp chí cộng sản online ngày 23/2/2009. 29 trong nhà và được con cháu nể trọng. Người lớn tuổi quyết định mọi việc do kinh nghiệm và người nhỏ tuổi phải tuân theo, vì thế mà tính dân chủ hay sự tự do cá nhân vốn là một khái niệm xa lạ trong gia đình Việt Nam xưa. Cùng với sự biến đổi của tình hình kinh tế, xã hội, xã hội Việt Nam nông nghiệp truyền thống thay da đổi thịt qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quan niệm về gia đình và vấn đề sở hữu tài sản trong gia đình, về các mối quan hệ trong gia đình đã có nhiều biến đổi trong đó yếu tố cá nhân được đề cao nhiều hơn65. Ở thời điểm hiện tại, kiểu gia đình “tam, tứ đại đồng đường” hầu như đã trở nên rất hiếm hoi. Phổ biến ở các đô thị bây giờ là gia đình một hoặc hai thế hệ và hầu như xu hướng chung của các cặp vợ chồng là sinh rất ít con. Do đời sống hiện tại phát triển nhanh chóng, mọi người đều bị cuốn hút theo công việc để kiếm thêm thu nhập nên việc sinh ít con cũng là điều dễ hiểu. Một mặt, vừa có thời gian tập trung cho công việc, tìm nguồn thu nhập cao; mặt khác, lại có điều kiện kinh tế để chăm lo cho con cái tốt hơn. Trong một xã hội phát triển, đời sống của con người được cải thiện đáng kể, thu nhập tăng cao đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng sống cho con người, mỗi thành viên trong gia đình vì thế mà cũng có nhiều cơ hội để phát triển toàn diện bản thân. Vấn đề bình đẳng giới cũng được chú trọng và đề cao, người đàn ông - người cha trong gia đình không còn nắm độc quyền kinh tế mà người phụ nữ cũng đã bắt đầu bước ra xã hội để khẳng định vị trí của mình trong sự đóng góp vào nguồn thu nhập của cả gia đình. Nếp sống tôn ti, gia trưởng theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” của gia đình truyền thống dần dần bị xóa bỏ. Thay vào đó là tinh thần dân chủ trong hầu hết các lĩnh vực. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày càng có nhiều cơ hội, điều kiện để tiếp xúc với những tiến bộ của thời đại, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, tiếp nhận những trào lưu, xu hướng văn hóa mới của thế giới… Do đó, trong họ cũng bắt đầu hình thành nếp suy nghĩ độc lập, dân chủ hơn, tự do nói lên ý nghĩ, tình cảm của mình về mọi vấn đề mà họ quan tâm. Những bậc cha mẹ thời hiện đại cũng đã quen thuộc với điều đó, chấp nhận cho con cái một “khoảng trời riêng”… Theo Báo cáo tóm tắt kết quả điều tra gia đình năm 2006 (công bố năm 2008) thì hoạt động sản xuất kinh doanh do gia đình như một đơn vị kinh tế 65 Trịnh Hòa Bình, Sự biến đổi của khuôn mẫu gia đình Việt Nam hiện đại, Tạp chí hoạt động khoa học tháng 6/2006 30 thực hiện có xu hướng giảm, hoạt động kinh tế do cá nhân thực hiện ngoài gia đình có xu hướng tăng lên. Sự thay đổi về kinh tế, xã hội và giao lưu văn hóa đã mang lại cho gia đình một luồng sinh khí mới: thu nhập, mức sống, mức hưởng thụ, trình độ tiêu dùng, đời sống vật chất và tinh thần, sự cập nhật thông tin, sự bình đẳng và dân chủ của hai vợ chồng ngày càng được nâng cao. Cả gia đình nói chung và vợ chồng nói riêng không cùng làm kinh tế như trước nữa, họ theo đuổi những con đường riêng và có những hoạt động kinh tế khác nhau. Vì vậy mà họ có thu nhập riêng, có tài khoản riêng, bên cạnh sự tiêu dùng chung cho gia đình thì việc tiêu dùng riêng cho cá nhân cũng là lẽ rất bình thường, họ không cùng sản xuất và quản lí chung một “nguồn ngân sách” như gia đình truyền thống. Nhưng, bởi vì các yếu tố truyền thống trong gia đình Việt Nam vốn không thể ngày một ngày hai đã bị phủ định hoàn toàn, tư duy “duy tình” chứ không phải “duy lí” vẫn là đặc trưng của văn hóa Việt Nam nên vấn đề tiền bạc nhiều khi lại được coi là một mối đe dọa đến hạnh phúc gia đình66. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì để tránh sự đổ vỡ “không gì quan trọng bằng việc bàn bạc và chia sẻ mục tiêu một cách thẳng thắn. Một số người cứ hay nhạy cảm khi đề cập đến tiền bạc, bởi họ cho rằng đó là vấn đề cá nhân rất riêng tư. Nhưng nên nhớ, một khi quyết định tiến tới hôn nhân nghĩa là đôi bên đồng ý kết hợp hai cuộc đời lại với nhau, dựa trên căn bản của sự thành thật và có niềm tin. Trước khi kết hôn, các cặp đôi nên thảo luận về tình hình tài chính của cả hai. Nên đặt ra những câu hỏi khó để cùng nhau thương lượng và tìm cách giải quyết. Ví dụ như mức sống của chúng ra sẽ như thế nào? Trung bình một tháng nên đóng góp bao nhiêu tiền cho gia đình? Khi nào chúng ta sẽ có con? Ai sẽ là người chăm sóc con cái? Có kế hoạch cho chúng đi học nước ngoài hay không?...”67. Nhiều khi sự rõ ràng về tiền bạc có thể sẽ làm giảm đi sự lãng mạn của tình cảm vợ chồng song lại có thể khiến cho hôn nhân trở nên bền vững hơn, đảm bảo cho hạnh phúc gia đình, Szilagy Vilmos trong cuốn hôn nhân trong tương lai có viết rằng: “dù lạnh lùng đến thế nào tôi vẫn phải mạo muội khẳng định một điều thoạt đầu nghe có vẻ phi lí: Về lâu dài, một cuộc hôn nhân vì tình yêu khép kín chính ra lại chứa đựng những mối hiểm nguy lớn hơn cho sự phát triển nhân cách so với hôn nhân theo giao kèo vốn được thỏa thuận và kí kết bởi 66 Xem: Tiền bạc: mối đe dọa hạnh phúc gia đình, www.netlife.com.vn ngày 9/8/2008 67 Xem: Chi tiêu gia đình – mỗi nhà một kiểu, www.giadinh.net.vn ngày 31/3/2009 31 hai phía mà không có ảo tưởng gì68”. Vậy nên, nhu cầu được chủ động quản lí tiền bạc và tự do hoạch định về tài chính của các cặp vợ chồng có xu hướng tăng mà theo qui định của pháp luật thì những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân đều là tài sản chung69, điều này dễ khiến cho các kế hoạch về tài chính của vợ chồng trở nên không có cơ sở pháp lí và dễ dàng bị vô hiệu. Pháp luật cũng đã có qui định về thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân song qui định này lại thiếu tính chặt chẽ và chưa thể trở thành giải pháp tốt cho việc hoạch định tài chính của vợ chồng. Việc xây dựng những qui định phù hợp để tạo điều kiện cho vợ chồng tự do hoạch định vấn đề tài chính là điều cần thiết hiện nay. 2.2.2. Tình trạng chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân để đầu tư kinh doanh riêng Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu và nó đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. Biểu hiện dễ nhận thấy của nó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA...và nhiều tam giác phát triển khác cũng do toàn cầu hoá đem lại. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO khiến cho kinh tế Việt Nam ngày càng có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Theo thống kê: đầu năm 2004, Việt Nam có 72.012 doanh nghiệp đang hoạt động, tính tới thời điểm ngày 31-12-2005 số doanh nghiệp đang thực tế hoạt động trong cả nước là 113.35270 vậy mà con số này chưa được bằng 2/3 tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (175.297 doanh nghiệp) tính đến thời điểm ngày 18/4/201071. Điều này cho thấy hoạt động đầu tư kinh doanh ngày một phát triển và mở rộng. Theo báo cáo sơ bộ về tình hình tài chính của thị trường chứng khoán năm 2009 của ủy ban chứng khoán nhà nước tính đến tháng 10 năm 2009 số tài khoản đầu tư chứng khoán cá nhân là 763.578 tài khoản72. Như vậy có thể thấy không chỉ là hoạt 68 Szilagy Vilmos, Hôn nhân trong tương lai (người dịch: Lê Thị Nguyệt), NXB Phụ nữ, tr. 215 - 216 69 Xem Khoản 1, Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình (luật số 22/2000/QH10) 70 Theo website Bộ tài chính www.mof.gov.vn ngày 7/12/2006 71 Theo website Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh www.dpi.hochiminhcity.gov.vn 72 Theo chuyên trang thông tin chứng khoán, tài chính, đâu tư www.stocknews.vn ngày 31/12/2009 32 động đầu tư có qui mô (hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp) mà cả hoạt động đầu tư kinh doanh cá nhân cũng rất phổ biến. Hoạt động kinh tế phát triển thì “như một hệ quả đương nhiên, các mối quan hệ xã hội sẽ phức tạp hơn nhiều, trong đó có các mối quan hệ gia đình mà đặc biệt là quan hệ sở hữu tài sản vợ chồng, khi vợ chồng là các chủ thể của hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc là chủ thể liên quan trong các hoạt động sản xuất kinh doanh”73. Như đã phân tích, chức năng kinh tế của gia đình đã chuyển từ sản xuất sang tiêu dùng, vợ chồng có những hoạt động kinh tế khác nhau. Trong thực tế, hoạt động đầu tư kinh doanh thường chỉ thực hiện bởi một người vợ hoặc chồng, điều này dẫn đến logic là chỉ có một người vợ hoặc chồng nắm được và chịu trách nhiệm với hoạt động đầu tư kinh doanh, nhưng các hoạt động kinh tế này lại liên quan đến vấn đề tài sản chung của vợ chồng nên cần thiết phải có một cơ chế để giải quyết vấn đề này. Hệ thống văn bản pháp luật về hôn nhân gia đình hiện nay đã phần nào phân định được tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng và trách nhiệm của vợ chồng đối với tài sản. Tuy nhiên khi vợ chồng đã trở thành những chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vợ, chồng còn bị chi phối bởi hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó việc xác định tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm về tài sản của vợ chồng trong trường hợp này trở nên khó khăn và phức tạp hơn bao giờ hết74. Bởi vậy nhiều cặp vợ chồng đã tìm đến giải pháp chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân75. Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình có qui định: “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lí do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung”. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng được qui định tại Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 8 Nghị định 70 qui định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình. Tuy nhiên qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân còn chưa chặt chẽ, có nhiều điểm không rõ ràng đặc biệt là về hình thức 73 TS. Nguyễn Thị Lan, Một số vấn đề về nguyên tắc xác định tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Bài viết trong Đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phương Lan), Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008, tr. 57 74 TS. Nguyễn Thị Lan, Một số vấn đề về nguyên tắc xác định tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tài liệu đã dẫn, tr. 57 75 Chỉ tính riêng số lượng án phải giải quyết về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân trong cả nước đang có chiều hướng gia tăng: năm 2004 là 159 vụ, năm 2005 là 398 vụ, năm 2006 là 404 vụ, năm 2007 là 452 vụ (tài liệu từ Vụ Thống kê tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao) 33 của thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và hậu quả pháp lí của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Thực tế đó cho thấy, cần có một giải pháp pháp lí cho vấn đề tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.3. Tình trạng li hôn gia tăng kèm theo vấn đề chia tài sản khi li hôn Báo cáo kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006 (công bố năm 2008) số vụ li hôn ngày càng tăng: năm 2000 gần 52.000 vụ, năm 2001 có 54.000 vụ, đến năm 2005 tăng lên 65.929 vụ. Tỉ lệ li hôn ngày một tăng có thể là do quan niệm về vấn đề li hôn không còn nặng nề như trước nữa. Trong hôn nhân người ta thường nói “của chồng công vợ”, tuy nhiên, khi đời sống vợ chồng không còn êm ấm, những tranh chấp tài sản trở thành đề tài nóng hổi trước tòa; lúc vợ chồng thuận hoà, người trong cuộc thường không nghĩ đến chuyện phân chia tài sản vì “của anh cũng như của em” và ngược lại, tuy nhiên, khi chia tay, tranh chấp quyền sở hữu tài sản là một vấn đề nóng bỏng. Việc phân định rạch ròi tài sản thuộc về ai là điều hết sức quan trọng đối với cuộc sống của hai người và cả con cái sau khi li hôn. Thế nhưng, việc phân định này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trên thực tế, đã có những trường hợp người phụ nữ hay đàn ông phải chạy theo những vụ kiện kéo dài vài năm, thậm chí nhiều hơn thế để đòi quyền lợi, phần tài sản chính đáng của mình. Có những vụ li hôn đầy cay đắng và nước mắt trong đó người vợ chỉ nhận được 1/20 khối tài sản đã chung tay tạo dựng76, có những vụ li hôn bạc tỉ đã khiến nhiều người tham dự phiên tòa phải kinh hãi vì mức độ kiệt nghĩa cạn tình77. Tất cả những hoàn cảnh bi đát đó cũng chỉ vì vấn đề chứng minh tài sản chung, tài sản riêng. Theo lời khuyên của các chuyên gia, để tránh những rắc rối về phân chia tài sản sau hôn nhân, tốt nhất cả hai vợ chồng nên ý thức được về việc sở hữu tài sản ngay từ đầu78. Trong thời đại ngày nay, đã xuất hiện nhiều gia đình có tài sản kếch xù và trong nhiều trường hợp khả năng tạo lập tài sản chỉ thuộc về một người. Nếu vợ chồng không có thỏa thuận gì khác và theo đúng qui định của pháp luật thì khối tài sản tạo lập được sẽ phải chia đôi, trong nhiều trường hợp điều này trở nên thiếu công bằng và bất hợp lí. Việc tạo một cơ sở pháp lí để bảo đảm quyền sở hữu của vợ chồng thật sự là cần thiết và là 76 Xem: Quảng Bình: nỗi cay đắng từ vụ li hôn của một gia đình tỉ phú, www.doisongphapluat.com.vn ngày 10/7/2008 77 Xem: kinh hãi những vụ li hôn kiệt nghĩa, cạn tình, báo điện tử dân trí www.dantri.com ngày 22/1/2010 78 Xem: Li hôn: rắc rối chuyện riêng chung, ngày 15/3/2009 34 nhu cầu của thời đại ngày nay; không chỉ đơn thuần là để tránh các tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi li hôn mà, nó còn bảo vệ quyền lợi hợp lí cho người đã bỏ rất nhiều công sức tạo lập nên tài sản. 2.2.4. Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài trở nên phổ biến Trong xu thế hội nhập, kết hôn với người nước ngoài là quyền nhân thân của mỗi người trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, hạnh phúc và hiện đã không còn bị luật pháp cấm đoán. Theo các số liệu thống kê được đưa ra tại Hội thảo “Di cư và hôn nhân ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp” do Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển (thuộc ĐH Khoa học XH & NV Hà Nội) phối hợp với Trung tâm Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương của ĐH Kinh tế & Luật pháp Osaka, Nhật Bản vừa tổ chức, từ 1995-2007 có khoảng 180.000 người Việt Nam kết hôn với người của 60 nước, trong đó phụ nữ chiếm tới 80%79. Do hôn ước tương đối phổ biến ở nước ngoài, vậy nên khả năng một người Việt Nam kết hôn với một người nước ngoài và hai người có lập hôn ước là rất cao. Phù hợp với xu hướng đó, pháp luật Việt Nam cần qui định về hôn ước. Thậm chí, hiện nay, trên lí thuyết, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận hôn ước trong một số trường hợp. Theo người viết, pháp luật Việt Nam thừa nhận hôn ước trong một số trường hợp sau đây. Thứ nhất, trong trường hợp hai công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, kết hôn với nhau80 và lập hôn ước, theo nguyên tắc của tư pháp quốc tế thì luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề kết hôn sẽ là luật của quốc gia nơi thực hiện nghi thức kết hôn; vì thế, mặc dù pháp luật Việt Nam không có qui định về hôn ước song khi đó hôn ước của hai công dân Việt Nam sẽ vẫn có hiệu lực. Thứ hai, Việt Nam mặc dù không có qui định cho phép lập hôn ước nhưng cũng không có qui định nào cấm lập hôn ước. Điều 18 Nghị định 68/2002/NĐ-CP81 về từ chối đăng kí kết hôn ở Việt Nam không có qui định nào về từ chối đăng kí kết hôn trong trường hợp vợ chồng có lập hôn ước; nếu hai bên nam nữ lập hôn ước ở Việt Nam thì chỉ gặp duy nhất một khó khăn để hôn ước có hiệu lực đối với pháp luật nước ngoài: đó là hôn ước không thể được công chứng chứng thực, tuy nhiên nếu công dân Việt Nam kết hôn với công dân Mĩ thì hôn ước này 79 Xem: 180.000 người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, www.giadinh.net.vn ngày 5/2/2010 80 Việc kết hôn này theo nghi thức đăng kí với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, không phải là đăng kí với cơ quan đại diện ngoại giao hay cơ quan lãnh sự của Việt Nam. 81 Nghị định qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về hôn nhân có yếu tố nước ngoài 35 chỉ cần lập bằng văn bản, có chữ kí của hai người để khi li hôn ở tòa án của Mĩ, hôn ước này được coi là đã lập và phát sinh hiệu lực ở Việt Nam. 2.2.5. Dư luận xã hội Nhiều quan điểm cho rằng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, mức sống của người dân được cải thiện và nhận thức được nâng cao thì trong hôn nhân dần dần sẽ xuất hiện bên cạnh bản đăng kí kết hôn những bản hôn ước82. Việc thừa nhận quyền tự do xác lập hôn ước của các bên trước khi kết hôn cũng phù hợp với xu thế chung và suy nghĩ, lựa chọn của các bên đương sự. Theo kết quả của một khảo sát được công bố trong đề tài tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh: có 279 người, chiếm tỉ lệ 62% số người được hỏi trả lời pháp luật nên qui định các bên nam nữ trước khi kết hôn có quyền tự do lập hôn ước, với lí do: việc thừa nhận đó là cần thiết vì phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của đất nước, phù hợp với xu thế hội nhập, đảm bảo quyền tự do, dân chủ và bình đẳng giữa vợ chồng, tạo cơ sỏ pháp lí cho việc xét xử…Bên cạnh đó cũng còn tồn tại suy nghĩ không nên quy định quyền lập hôn ước vì việc lập hôn ước có phần không phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam, dễ gây ra tâm lí mặc cảm, mất đoàn kết hoặc dẫn đến việc coi trọng tài sản mà ảnh hưởng đến tình cảm…(chiếm tỷ lệ 38%)83. Điều đó cho thấy việc ghi nhận quyền lập hôn ước trong pháp luật là yêu cầu và xu hướng khách quan. Dư luận có xu hướng đồng tình và đón nhận sự tồn tại của hôn ước. 2.2.6. Quan điểm của các nhà nghiên cứu luật Trong quá trình xây dựng pháp luật, ý kiến của dư luận nói chung và các nhà nghiên cứu luật nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Có thể nói ý kiến của các nhà nghiên cứu luật đóng vai trò quyết định trong việc soạn thảo văn bản pháp luật; trong luật quốc tế, quan điểm của các luật gia còn được coi là một nguồn bổ trợ pháp luật. Cùng với sự thay đổi của xã hội quan điểm của các nhà nghiên cứu luật cũng dần có những cái nhìn cởi mở hơn với hôn ước. Nếu như trước đây quan điểm phổ biến là hôn ước quá đề cáo tính cá nhân, đề cao cái tôi và việc đề cao lợi ích cá 82 Xem: TS. Hoàng Bá Thịnh, Nhân vụ li hôn 1.000 tỉ, nghĩ về thị trường hôn nhân ở Việt Nam, www.chungta.com ngày 30/3/2007 83 TS. Nguyễn Phương Lan, Tổng thuật đề tài, Bài viết trong Đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phương Lan), Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008, tr. 36 36 nhân sẽ dẫn đến việc xa cách về tình cảm trong gia đình và các quan hệ trong gia đình sẽ bị phá vỡ bởi các yếu tố vật chất84 thì hiện nay do ảnh hưởng của kinh tế thị trường không chỉ dư luận xã hội đã thay đổi mà quan điểm của các nhà lập pháp cũng thay đổi, theo họ: Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, suy cho đến cùng, là một quyền dân sự gắn liền với bản thân vợ chồng. Xuất phát từ sự do, tự nguyện về ý chí, trên cơ sở là một quyền dân sự của cá nhân, hai bên nam nữ trước khi kết hôn hoàn toàn có quyền thỏa thuận về một chế độ tài sản mà theo họ là phù hợp, miễn là sự thỏa thuận đó không trái với thuần phong mĩ tục, với trật tự công cộng và quyền lợi của con cái. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không làm phá vỡ tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân. Khi thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến tài sản trong thời kì hôn nhân, điều tất yếu là các bên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng hôn ước ở Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan