Khóa luận Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam VINARE

Mục Lục

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I: Khái quát chung về tái bảo hiểm 3

I. Khái quát chung về tái bảo hiểm 3

1. Tái bảo hiểm và sự phát triển của tái bảo hiểm 3

1.1 Tái bảo hiểm là gì 3

1.1.1 Sự cần thiết của tái bảo hiểm 3

1.1.2 Phân biệt tái bảo hiểm với đồng bảo hiểm 5

1.2 Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm 6

2. Các hình thức tái bảo hiểm 9

2.1 Tái bảo hiểm tạm thời 10

2.2 Tái bảo hiểm cố định 11

2.3 Tái bảo hiểm lựa chọn- bắt buộc 12

3. Các phương pháp tái bảo hiểm 14

3.1 Tái bảo hiểm theo tỷ lệ 14

3.1.1 Tái bảo hiểm số thành 15

3.1.2 Tái bảo hiểm mức dôi 15

3.1.3 Tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi 15

3.2 Tái bảo hiểm phi tỷ lệ 16

3.2.1 Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường 16

3.2.2 Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường 16

3.2.3 Tái bảo hiểm kết hợp mức dôi - vượt mức bồi thường 17

4. Hợp đồng tái bảo hiểm 17

4.1 Định nghĩa 17

4.2 Những nội dung cơ bản trong hợp đồng tái bảo hiểm 19

4.2.1 Hoa hồng tái bảo hiểm, thủ tục phí 19

4.2.2 Phí tạm giữ 20

II. Bảo hiểm kỹ thuật và tái bảo hiểm kỹ thuật 21

1. Bảo hiểm kỹ thuật 21

1.1 Lịch sử ra đời của bảo hiểm kỹ thuật 21

1.2 Phân loại đơn bảo hiểm kỹ thuật 23

1.2.1 Đơn bảo hiểm không thể tái tục 23

a. Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng 24

b. Đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt 25

c. Đơn bảo hiểm mất lợi nhuận dự tính 26

1.2.2 Đơn bảo hiểm có thể tái tục 27

a. Bảo hiểm mọi rủi ro đối với công trình dân dụng đã hoàn thành 27

b. Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng 28

c. Bảo hiểm nổ nồi hơi và thùng áp suất 29

d. Bảo hiểm đổ vỡ máy móc 30

e. Bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc 32

f. Bảo hiểm mọi rủi ro máy tính 32

g. Bảo hiểm thiết bị điện tử điện áp thấp 35

2. Tái bảo hiểm kỹ thuật 36

2.1 Sự cần thiết của tái bảo hiểm kỹ thuật 36

2.2 Nội dung của tái bảo hiểm kỹ thuật 37

- Điều kiện cho việc nhượng tái bảo hiểm 37

- Năng lực nhận bảo hiểm 38

- Tư vấn giải quyết bồi thường 38

- Rút vốn trong trường hợp huỷ hợp đồng 39

 

Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại

công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 40

I. Vài nét về công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 40

1. Lich sử ra đời của công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 41

2. Nhiệm vụ, vai trò, chức năng và cơ cấu của công ty tái bảo hiểm

Quốc Gia Việt Nam 41

2.1 Vai trò 41

2.2 Chức năng và quyền hạn 43

2.3 Cơ cấu tổ chức 44

3. Tình hình kinh doanh của công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam

từ khi thành lập tới nay 44

3.1 Năng lực nhận tái bảo hiểm 44

3.2 Nhượng tái bảo hiểm 45

3.3 Thu nhận phí và kết quả kinh doanh 46

3.4 Hoạt động đầu tư tài chính 46

II. Thực tiễn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật 47

1. Thời kì trước năm 1994 47

2. Thời kì sau năm 1994 48

III. Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty

tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 50

1. Công tác nhận và nhượng tái bảo hiểm 50

1.1 Tái bảo hiểm theo hình thức hợp đồng 50

1.2 Tái bảo hiểm theo hình thức tự nguyện 59

2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 61

3. Công tác bồi thường 62

4. Kết quả kinh doanh của nghiệp vụ 66

4.1 Tình hình nhận tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare 66

4.2 Tình hình nhượng tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare 72

4.2 Kết quả kinh doanh 80

IV. Một số thuận lợi và khó khăn 84

1. Thuận lợi 84

2. Khó khăn 86

 

Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm

kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 89

I. Phương hướng phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại

công ty trong thời gian tới 89

1. Dự báo nhu cầu bảo hiểm kỹ thuật trên thị trường bảo hiểm

Việt Nam trong thời gian tới 89

2. Phương hướng 90

II. Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật

tại công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 96

1. Về phía nhà nước 96

1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và môi trường kinh doanh

ổn định 96

1.2 Công tác đào tạo nguồn cán bộ bảo hiểm , công tác tuyên truyền

giáo dục cho các tầng lớp nhân dân 97

1.3 Quy định chính sách đầu tư hợp lý, tạo môi trường đầu tư tốt 98

1.4 Nâng cao hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Vinare

về nghiệp vụ bảo hiểm- tái bảo hiểm kỹ thuật 99

2. Về phía công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 100

2.1 Tăng cường tỷ lệ hoa hồng 100

2.2 Tăng cường phạm vị nhận tái từ thị trường quốc tế 101

2.3 Tăng cường nhận tái các nghiệp vụ mới trong bảo hiểm kỹ thuật 102

2.4 Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức lớn trên thế giới 102

2.5 Phát triển hệ thống môi giới 104

2.6 Nâng cấp hệ thống thông tin 105

2.7 Chính sách khách hàng 106

Kết luận 109

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

 

doc145 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4908 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam VINARE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thường: chưa có. - Tổn thất chưa giải quyết: Vinare chưa nhận được thông báo nào về các tổ thất năm 2003 đến thời điểm này. Nhìn chung, từ năm 1997 đến nay, cả ba hợp đồng trên đều có lãi, trừ năm 1999 với tỷ lệ tổn thất gần 21,5 tỷ lệ tổn thất trung bình trong 7 năm từ 1997 khoảng 18%. Hướng tới năm 2004, Vinare duy trì sự hợp tác trên cơ sở hỗ trợ nhận tái bảo hiểm tạm thời như đã thực hiện trong thời gian qua. 7. Đối với Bảo Long, BIDV-QBE, A-AGF, VIA, SVI và IAI. Các công ty trên chiếm tỷ trọng doanh thu phí nghiệp vụ kỹ thuật không lớn nên trong năm 2004 tới ta vẫn duy trì hợp đồng như năm 2003 và tăng cường quan hệ để nhận các dịch vụ trên cơ sở tạm thời. Tuy nhiên, đối với VIA trong thời gian qua tỷ lệ bảo hiểm của một số công trình là khá thấp. Có lẽ tỷ lệ phí đó có nguồn gốc từ thị trường Nhật vì đại đa số các dịch vụ của VIA đều là các công trình/ dự án có vốn đầu tư của Nhật. 8. Nhận từ công ty nước ngoài (KRIC). Trong các năm từ 1998 đến nay Vinare đã tham gia nhận hợp đồng từ công ty nước ngoài. Cụ thể năm 2003, Vinare tham gia 0,6% của hợp đồng 1st Surplus và 2nd Surplus (12 tháng từ 01/04) với mức trách nhiệm tối đa tương ứng của Vinare trong mỗi hợp đồng là 150.000USD. Doanh thu phí của hợp đồng này trong năm 2003 khoảng 32.899 USD (1 quí). Tỷ lệ tổn thất trung bình từ năm 1998 đến nay là 25,55%. Kết quả trên là tương đối tốt. - Với việc nhận các hợp đồng của nước ngoài, để tăng cường khả năng cũng như quan hệ với các thị trường quốc tế, trong năm 2004 Vinare chủ trương cho nhận các dịch vụ tạm thời từ các thị trường lân cận đối với các dịch vụ kỹ thuật như sau: . 50% mức giữ lại của Vinare đối với các dịch vụ tạm thời từ các thị trường: Asean,Trung quốc, Hàn quốc. . Đối với các dịch vụ hợp đồng cố định thì sẽ tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. b. Cách nhượng tái bảo hiểm hợp đồng Treaty. Trước đây nếu có một hợp đồng nào của Vinare nhận được đều tái cho tất cả các công ty mà đã có hợp đồng nhận tái lại của Vinare. Tuy nhiên, cách làm đó tỏ ra không được hợp lý trong điều kiện hiện nay của thị trường Việt Nam và của Vinare vì : . Trong những năm đầu thành lập, các công ty nhà nước đã giúp Vinare rất nhiều trong việc nhận phần tái đi, trong việc đào tạo, ... Bởi vậy cách phân chia như cũ là giới hạn phần trách nhiệm giữ lại là 4 triệu USD, như vậy phần tái ra nước ngoài sẽ còn lại rất ít và có thể là không có, và điều này đã cản trở mối quan hệ hợp tác của Vinare với các công ty nước ngoài. . Nếu Vinare nhận được một hợp đồng thì phải chia cho tất cả các công ty. Vì vậy nên khi nhận được một hợp đồng không lớn lắm (đây là hợp đồng chủ yếu của bảo hiểm kỹ thuật Việt nam) thì các công ty nhận được rất ít. Chính vì thế mà hiện nay công ty đang áp dụng phân chia nhượng tái bằng cách chia công ty nhận dịch vụ nhượng tái trong nước thành 2 nhóm: Nhóm 1: Bao gồm các công ty Bảo Việt, Bảo Long, PTT, QBE. Nhóm 2: Bao gồm các công ty Bảo Minh, PJCO, PVIC, UIC, A- AGF. Nếu như có hợp đồng của nhóm 1 khai thác được thì các thành viên của nhóm 2 đều nhận được phần % của hợp đồng này theo tỷ lệ ký kết trong hợp đồng Treaty (Trừ công ty A - AGF - không ký nhận tái từ Vinare) và ngược lại nếu một hợp đồng của nhóm 2 nhận được thì các thành viên của nhóm 1 đều nhận được (trừ QBE). Những công ty trong cùng một nhóm này có các mối liên hệ với nhau như đóng góp cổ đông hay góp vốn liên doanh nên thông thường các công ty này đồng bảo hiểm hoặc đã tái tạm thời cho nhau. Vì vậy các công ty này không nhận dịch vụ của nhau thông qua Vinare. Bảng 5: Cấu trúc hợp đồng nhượng tái bảo hiểm năm 2003 nghiệp vụ kỹ thuật. 1.3M 3.5M 31.5M 45.5M VINARE :77% SVI : 23% First Surplus Second Surplus Third Surplus Group A Group B BV: 50% PTI: 22,5% BL: 27,5% QBE VIA BH: 32% UIC: 10% PVIC: 30% PJICO: 28% A-AGF Munich Re: 65% Swiss Re: 17% China Re: 8% KRIC: 5% Tokyo: 5% Swiss Re: 70% Munich Re: 20% KRIC: 5% Tokyo: 5% (Nguồn: Annual Report of Egineering & Energy Dept ) 1. Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm cho thị trường trong nước Đây là hợp đồng ưu tiên đối với các công ty bảo hiểm trong nước. Số phí tái cho hợp đồng này chiếm khoảng 50% trong tổng số phí tái của Vinare trong năm nghiệp vụ 2003. Trong các năm qua hợp đồng này đã được các công ty bảo hiểm trong nước đánh giá cao vì tính đa dạng và số đông của các rủi ro. Trên thực tế, có một số công ty đang nhận được số phí tái từ Vinare còn lớn hơn số phí họ tái cho Vinare. Ước phí tái bảo hiểm 2003: 319.000USD. Ước phí tái cho SVI: 196.000USD. Tổng phí tái từ năm 1997 - 2003: 2.700.000USD với tỷ lệ tổn thất trung bình 11,32%. 2. Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm cho thị trường nước ngoài (2nd Surplus) Hợp đồng này được chia cho thị trường quốc tế với Munich Re là leading (65% của 100%). Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm là 35%, hao hồng theo lãi là 27,5% (tính theo năm nghiệp vụ). Ước cả năm 800.000 USD. Tổng phí tái từ năm 1997- 2003: 4.632.432USD; tỷ lệ tổn thất trung bình 22,36%. 3. Hợp đồng 3rd Surplus: Hợp đồng này cũng được thu xếp cho thị trường bảo hiểm quốc tế. Công ty đứng đầu nhận tái bảo hiểm là Swiss Re tham gia với tỷ lệ là 70%, Munich Re 20%, KRIC 5% và TOKYO M&F 5% với hoa hồng tái bảo hiểm là 32,5%. Đây là hợp đồng Vinare thu xếp thêm để bảo vệ cho các dịch vụ có số tiền bảo hiểm cao vượt quá mức trách nhiệm của hợp đồng 2 nd Surplus. Vì vậy phí tái bảo hiểm cho hợp đồng này không lớn, ước năm 2003 chỉ khoảng 55.000 USD. 4. Hợp đồng XL (Excess of Loss) bảo vệ MGL (mức giữ lại) của Vinare. Hợp đồng XL được thu xếp thông qua môi giới Benfield với người đứng đầu nhận tái bảo hiểm là Swiss Re 100%. Chi tiết cụ thể như sau: . 40.000 USD đến 900.000USD cho từng rủi ro (per risk) và cho thảm họa (per event). . Phí đặt cọc tối thiểu: 60.800 USD. . Tỷ lệ phí điều chỉnh: 8% trên GNPI (Gross Net Premium Income). . Số lần tái lập trách nhiệm hợp đồng: 3. Cho đến thời điểm này, chưa có tổn thất nào rơi vào trách nhiệm của hợp đồng này. Lý do là đặc trưng của nghiệp vụ kỹ thuật có MGL rất cao (300.000 USD/dịch vụ cho những rủi ro tốt nhất) song rủi ro tổn thất toàn bộ công trình có xác suất rất nhỏ và hiếm khi xảy ra. Chính vì thế trong năm 2003 mặc dù có nhiều tổn thất phải bồi thường song trách nhiệm cao nhất mà Vinare phải thanh toán là 60.800USD. 1.2. Tái bảo hiểm theo hình thức tự nguyện (Facultative). Tái bảo hiểm theo hình thức tự nguyện là rất linh động trong hoạt động kinh doanh, nó không được thực hiện theo các bước nhất định mà đôi khi nó có thể làm một cách linh hoạt để đạt hiệu quả cao nhất, bởi vậy trong phần này chúng ta không xét riêng qui trình nhận tái và nhượng tái mà sẽ xem xét cả qui trình thực hiện của nghiệp vụ. Đối với những đơn được cấp không phải theo đơn của Munich Re hay Swiss Re đều phải tái theo hình thức Facultative, thông thường những loại đơn này sẽ có những điều kiện, điều khoản riêng biệt. Các công ty bảo hiểm gốc gửi bản đề nghị tái bảo hiểm cho Vinare (Reinsurance place), các yếu tố có thể được xem xét là: * Đối với công ty nhượng. Khi công ty nhận được bản chào tái (hay bản đề nghị tái) thì công ty phải xem xét các khía cạnh như: phải biết rõ khả năng tài chính của công, uy tín của đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty có đảm bảo hay không và từ đó có thể đánh giá chất lượng của dịch vụ được nhượng. Tuy nhiên, đối với Vinare thì nhận tái chủ yếu cho các công ty bảo hiểm trong nước, và chỉ có khoảng 10 công ty có quan hệ tái bảo hiểm cho Vinare nói chung và đối với phòng tái bảo hiểm kỹ thuật dầu khí nói riêng. * Đối với bản thân dịch vụ thì công ty xem xét đến các yếu tố như: . Số tiền bảo hiểm. . Vị trí của công trình (có gần sông, biển hay không, vùng có chịu lũ lụt thường xuyên không). . Đặc trưng của công trình: công trình thuộc lĩnh vực nào (hoá chất hay điện). . Nhà thầu chính và các nhà thầu phụ, các đơn vị thi công nào, có đảm bảo uy tín hay không. . Điều kiện, điều khoản của các đơn bảo hiểm, các quy định loại trừ hoặc mở rộng, tỷ lệ phí áp dụng. . Tỷ lệ hoa hồng đề nghị (nếu là phần tái bảo hiểm tự nguyện). . Mức giữ lại của công ty bảo hiểm gốc. Các nhân viên của phòng tái bảo hiểm kỹ thuật sẽ dựa vào các căn cứ đó để đánh giá rủi ro và đánh giá tổn thất tối đa có thể xảy ra (PML - Possible Maximum Loss) sau đó xem xét đến việc có nhận tái cho công trình này hay không. Trong thời gian khoảng hai ngày Vinare phải nhanh chóng liên lạc với các công ty có quan hệ với Vinare đề nghị nhận tái. Tỉ lệ chào tái như thế nào là tuỳ thuộc vào nhận định của các cán bộ phòng tái về công ty này. Vinare phải gửi cho các công ty bản Facisimile Message trong đó trình bày với công ty đó toàn bộ tài liệu về công trình, sau đó công ty sẽ nhận được một bản confirm của công ty nhận dịch vụ của Vinare để xác nhận về việc có nhận bản Reinsurance place và đối tác sẽ chấp nhận những gì, bao nhiêu. Đối với các công ty trong nước thông thường Vinare gọi điện liên hệ trước với các công ty đó, nếu chấp nhận công ty Vinare sẽ gửi bản chào tái và các thông tin cần thiết để các công ty này xem xét và sau đó Vinare sẽ gửi bản R/I (Reinsurance) Slip chính thức. Khi đã chào tái xong, Vinare sẽ xác nhận chấp nhận dịch vụ, công ty nhượng sẽ phải gửi cho Vinare 2 bản chào tái (R/I Slip) giống nhau. Sau khi kiểm tra bản chào tái, nếu không có gì để thảo luận nữa thì công ty sẽ ký vào bản chào tái và gửi lại cho công ty nhượng một bản. Bản chào tái này có giá trị như hợp đồng tái bảo hiểm. 2. CÔNG TÁC ĐỀ PHÒNG HẠN CHẾ TỔN THẤT. Trong bảo hiểm kỹ thuật, đặc biệt là bảo hiểm CAR và EAR, công tác hạn chế tổn thất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các công trình được bảo hiểm thường là các công trình có giá trị cao và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố đa dạng và phức tạp. Nếu không có biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất tốt thì mức rủi ro xảy ra chắc chắn sẽ rất lớn và hậu quả hết sức nặng nề. Việc đề phòng hạn chế tổn thất không chỉ thuộc trách nhiệm người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm gốc. Người nhận tái cũng cần phải chú trọng công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Hai khía cạnh khiến cho người nhận tái bảo hiểm kỹ thuật phải quan tâm đến công tác đề phòng hạn chế tổn thất là: - Để có biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất hữu hiệu phải đánh giá được những tiềm năng rủi ro có thể xảy ra. Đây là một trong những công việc khó khăn nhất trong bảo hiểm kỹ thuật đòi hỏi phải có những chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm. Và đây là một trong những lý do công ty bảo hiểm gốc cần tới người nhận tái. Người nhận tái trong nhiều trường hợp phải trực tiếp cùng người bảo hiểm đánh giá rủi ro và tư vấn cho người bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất. - Kết quả nghiệp vụ tái bảo hiểm phụ thuộc rất lớn vào kết quả của nghiệp vụ bảo hiểm gốc. Người nhận tái và người bảo hiểm cùng chia sẻ rủi ro. Như vậy việc đề phòng hạn chế tổn thất liên quan trực tiếp đến người nhận tái, đặc biệt là những dịch vụ mà phần tham gia của người nhận tái lớn. Ở Việt Nam, các công ty bảo hiểm hầu hết mới ra đời nên khả năng thực hiện việc đề phòng hạn chế tổn thất cho các công trình còn rất hạn chế, các công ty này mới chỉ dừng lại ở việc khai thác dịch vụ còn công việc đề phòng hạn chế tổn thất chủ yếu do các công ty nhận tái đảm nhận. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật, Vinare đã rất chú trọng tới công tác này. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất được thực hiện dưới các hình thức: . Tư vấn hỗ trợ các công ty bảo hiểm gốc trong việc tăng cường công tác đề phòng hạn chế tổn thất cho các công trình được bảo hiểm. . Đối với dịch vụ mà Vinare tham gia nhận tương đối lớn hoặc các dịch vụ mà công ty là người đứng đầu nhận tái, các cán bộ của công ty phối hợp với các cán bộ nghiệp vụ của công ty bảo hiểm gốc đến tận công trình để khảo sát đánh giá rủi ro, từ đó đề xuất các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất mà người được bảo hiểm và các công ty bảo hiểm gốc phải thực hiện. Chi phí cho những công việc như vậy là do Vinare tài trợ. . Phối hợp với công ty bảo hiểm gốc hoặc người tham gia bảo hiểm tổ chức các cuộc hội thảo về bảo hiểm cho các công trình lớn. Chi phí cho các biện pháp đó chiếm tỷ trọng lớn trong mục khoản chi khác (80-85%). Các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất mà Vinare thực hiện không chỉ góp phần giảm bớt tổn thất mà còn có tác dụng lớn trong việc tuyên truyền cho công ty, nâng cao uy tín của công ty góp phần thắt chặt mối quan hệ với các công ty bảo hiểm gốc. 3. CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG. Bồi thường là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động bảo hiểm nhằm khôi phục lại tình trạng tài chính ban đầu của người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn thất. Bồi thường là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của người bảo hiểm. Trước khi bồi thường thì cần thiết phải thực hiện giám định nhằm bảo đảm việc bồi thường chính xác, thoả đáng. Trong nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare việc bồi thường được thực hiện theo qui định sau: Công ty sẽ bồi thường cho người bảo hiểm theo phần trách nhiệm đã qui định toàn bộ số tiền bồi thường mà công ty nhượng đã trả cho người được bảo hiểm và tất cả các chi phí phát sinh trong giải quyết bồi thường, tất nhiên loại trừ lương và các khoản trả theo lương cho công nhân viên và các chi phí quản lý nội bộ. Công ty có quyền nhận một phần các khoản bồi hoàn và các khoản có thể thu hồi được. Đối với hợp đồng cố định (Treaty). Khoản bồi thường thuộc trách nhiệm của Vinare như quy định trên sẽ được ghi nợ vào bảng thanh toán, đồng thời ghi vào bảng kê bồi thường (Loss Borderaux) và sẽ được thanh toán định kỳ theo quy định trong hợp đồng nhượng thường là theo quý. Trong trường hợp tổn thất vượt quá số tiền qui định trong hợp đồng tái bảo hiểm (Cash- Loss Limit) thường quy định là 50.000USD công ty bảo hiểm gốc có thể yêu cầu Vinare thanh toán ngay mà không cần đợi đến định kỳ. Trong trường hợp đó công ty nhượng phải: - Thông báo ngay cho Vinare khi thiệt hại xảy ra. Sau đó Vinare có thể cùng với công ty bảo hiểm giải quyết khiếu lại. Thông thường Vinare cử một đại diện tham gia vào việc này với chi phí riêng của công ty. - Gửi thông báo tổn thất và biên bản giám định kèm theo nhằm chứng minh cho sự cần thiết phải thanh toán ngay. - Các thông tin, bảng kê phải thanh toán về các rủi ro của công ty bảo hiểm theo như đã thoả thuận phải đến tay Vinare đầy đủ, đúng hạn. Đối với hợp đồng tạm thời (Faculative). - Khi xảy ra tổn thất nhất thiết phải thông báo ngay cho Vinare bằng cách nhanh nhất có thể. Vinare sẽ trực tiếp tham gia giải quyết bồi thường trong các vụ tổn thất lớn nhất. - Tài liệu phải có khi yêu cầu Vinare thanh toán bồi thường là thông báo tổn thất, biên bản giám định. Để đánh giá toàn diện công tác giải quyết bồi thường của Vinare nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật cần xem xét cụ thể tình hình hàng năm. Số liệu thống kê tổn thất của Vinare nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật trong các năm như bảng 6. Bảng 6: Số liệu thống kê tổn thất nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật. Đơn vị: USD Năm Treaty Faculative Tổng tổn thất Nhận bồi thường từ từ công ty khác 1995 81.320,07 47.956,04 129.276,11 108.177,03 1996 308.478,68 325.161,20 633.639,92 523,608,85 1997 331.476,86 572.852,10 904.328,96 843.895,69 1998 668.821,43 82.978,26 751.799,69 46.987,23 1999 425.622,85 360.628,77 786.251,62 489.626,08 2000 257.355,56 512,02 257.867,58 157.844,34 2001 30.439,46 2.400 32.839,46 20.314,48 2002 14.182,03 9.105,56 23.286,59 19.385,63 Tổng 2.117.696,94 1.401.593,95 3.519.289,93 2.209.839,33 (Nguồn: Annual Report of Engineering & Energy Dept) Năm 1995 có ít tổn thất lớn xảy ra nên trách nhiệm bồi thường của Vinare khá thấp. Trong 2 năm 1996-1997 xảy ra nhiều tổn thất lớn trong nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật. Nhất là năm 1997 có 20 tổn thất lớn trong đó có 2 tổn thất trên 300.000USD, 3 tổn thất trên 100.000USD. Vụ tổn thất của nhà máy xi măng Morning Star ở Hòn Chông - Kiên Giang ngày 24/05/1997 có giá trị thiệt hại lên tới 307.002USD. Mưa lớn và bão làm hỏng toàn bộ khung nhà của công ty Fujisu Computer ở Biên hoà - Đồng Nai ngày 09/09/1997 gây thiệt hại trị giá 200.00USD. Trong 2 năm 1998-1999 số lượng tổn thất có giảm so với năm 1997 nhưng không nhiều nên trách nhiệm bồi thường của Vinare trong 2 năm này cũng khá lớn. Từ năm 2000 đến năm 2002 số lượng tổn thất giảm đáng kể. Năm 2002 là năm có ít tổn thất nhất nên việc bồi thường trong năm này không đáng kể. Bước sang năm 2003 là năm có nhiều tổn thất nhất. Tính đến thời điểm hiện nay (15/11/2003) đã có một số tổn thất lớn xảy ra cụ thể như sau: Tổn thất công trình Phú Mỹ 3 - BOT ngày 15/01/2003 ước bồi thường khoảng 6.000 USD. Tổn thất công trình Phú Mỹ 3 - BOT ngày 22/08/2003 ước bồi thường khoảng 260.000 USD. Tổn thất tại công trình Morning Star Cement ngày 04/06/2003 ước bồi thường khoảng 250.000USD. Tổn thất công trình Dung Quất 5B ngày 9/3/2003 ước bồi thường 120.000USD. Tổng số bồi thường trong năm 2003 là 978.808USD. Tuy xảy ra nhiều tổn thất với số lượng lớn, song các công ty nhận tái bảo hiểm vẫn thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng, thanh toán bồi thường cho công ty đầy đủ kịp thời. Tình hình bồi thường của Vinare trong nghiệp vụ này phản ánh đúng kết quả của nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật trên thị trường và việc xử lý có hiệu quả của các cán bộ nghiệp vụ. Việc xác định mức giữ lại của nghiệp vụ được lãnh đạo công ty đánh giá là hợp lý góp phần đáng kể vào việc hạn chế tổn thất thuộc trách nhiệm Vinare. Tuy nhiên Vinare luôn cho rằng việc giải quyết bồi thường đúng, đủ, kịp thời là việc rất quan trọng, là vấn đề cốt yếu nhất để tạo được uy tín đối với khách hàng bảo hiểm. Trong những năm qua trong nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật cũng như trong các nghiệp vụ tái bảo hiểm khác Vinare đã kết hợp tốt với các công ty trong nước để xử lý, giải quyết ngay từ đầu, tham mưu tư vấn cho các công ty gốc phương thức giải quyết, kết hợp tốt nhất các bên liên quan nhà nhận tái và khách hàng bảo hiểm với mục đích giải quyết nhanh nhất nhằm ổn định kinh doanh cho khách hàng tham gia bảo hiểm. Đồng thời được các công ty gốc trong nước và khách hàng bảo hiểm đánh giá cao. 4. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGHIỆP VỤ. Qua hơn 8 năm hoạt động, nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật đã đạt được những kết quả rất đáng kể: 4.1. Tình hình nhận tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare: Nhận tái bảo hiểm cũng như khâu khai thác trong nghiệp vụ bảo hiểm gốc có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm. Đây là khâu đầu tiên của nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare nên nó có vai trò chi phối, quyết định trực tiếp đến khâu tiếp theo của nghiệp vụ và do đó nó ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của nghiệp vụ. Mặt khác hoạt động tái bảo hiểm luôn mang tính chất quốc tế vì dựa vào hoạt động này Vinare có thể thực hiện nhận tái bảo hiểm cho cả công ty bảo hiểm trong nước và quốc tế. Nhưng hiện tại đối với Vinare, do khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm hoạt động còn hạn chế nên bước đầu kinh doanh nhận tái bảo hiểm chủ yếu là từ các doanh nghiệp trong nước. Nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare hiện nay cũng đã và đang nhận dịch vụ từ các công ty bảo hiểm nước ngoài nhưng với khối lượng dịch vụ còn nhỏ và chủ yếu nhận từ các công ty bảo hiểm của các nước trong khu vực và ở châu Á trên cơ sở trao đổi dịch vụ. Như đã nói ở phần trên, Vinare tiến hành hoạt động khi đã có quyết định về tái bảo hiểm bắt buộc- đây là điều kiện rất thuận lợi cho công ty cho việc nhận tái bảo hiểm từ thị trường nội địa nhưng đây chỉ là một phần hoạt động của Vinare, ngoài phần nhận tái bảo hiểm bắt buộc Vinare còn thúc đẩy tiến hành khai thác phần nhận tái bảo hiểm tự nguyện. Là một pháp nhân kinh doanh hạch toán độc lập nên mục tiêu hàng đầu của Vinare khi triển khai các nghiệp vụ nói chung, nghiệp vụ tái bảo hiểm nói riêng đó là phải thu hút tối đa tái bảo hiểm kỹ thuật từ các công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài nhất là trong tương lai khi nhà nước và Bộ tài chính bãi bỏ quy định về tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc. Để có thể nhìn nhận một cách cụ thể hơn về cơ cấu phí nhận tái bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện trong ngiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare chúng ta xem bảng sau: Bảng 7: Cơ cấu doanh thu phí nhận tái bảo hiểm kỹ thuật theo hình thức bắt buộc và tự nguyện ở Vinare 1995-2002 Đơn vị: USD Năm Phí nhận tái bảo hiểm bắt buộc Phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện Tổng phí nhận tái bảo hiểm Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1995 371.151,61 32,9 753.522,06 67,1 1.124.703,67 100 1996 1.062.556,10 47,9 1.151.123,52 52,1 2.213.679,62 100 1997 1.253.592,02 49.8 1.259.637,11 50.2 2.513.229,13 100 1998 901.237,76 53,7 776.675,97 46.3 1.677.913,73 100 1999 945.184,56 52,1 870.706,75 47,9 1.815.891,31 100 2000 1.175.492,36 52,9 1.042.425,15 47,1 2.217.917,51 100 2001 614.514,10 50 614.019,22 50 1.228.533,32 100 2002 660.528,5 50,3 645.437,2 49,7 1.314.965,7 100 Tổng 6.984.457,01 49,5 7.122.576,98 50,5 14.107.033,99 100 (Nguồn: Annual Report of Engineering & Energy Dept) Từ bảng 7 cho thấy phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện có xu hướng giảm dần. Năm 1995 phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện chiếm tỷ trọng 67,1% trong tổng phí nhận tái ứng với số tuyệt đối là 753 nghìn USD trong khi phí bắt buộc chỉ chiếm 32,9% tức là tương đương 371 nghìn USD. Đến năm 1998 thì tỷ trọng phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện chỉ còn 46,3%. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây đã có xu hướng tăng lên một chút. Điều này cũng phù hợp với thực tế. Vào những năm đầu thì hầu hết các công ty đều tái cho Vinare, đến các năm sau thì các công ty bảo hiểm gốc có năng lực tài chính lớn hơn thêm vào đó thì các công ty bảo hiểm đã chủ động tái cho các công ty nước ngoài. Cũng có thể là do chất lượng dịch vụ của Vinare không đáp ứng được yêu cầu nói chung hay do năng lực cạnh tranh của Vinare kém hoặc do các khách hàng tái bảo hiểm của công ty đòi hỏi hoa hồng quá cao. Cũng có thể do sự khó khăn chung của thị trường, do tình trạng hạ phí bảo hiểm gốc của các doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Vì vậy nhằm mục đích đảm bảo an toàn trong kinh doanh tái bảo hiểm, Vinare đã phải thận trọng hơn trong khi nhận tái bảo hiểm tự nguyện từ các công ty bảo hiểm gốc, dù sự thay đổi này là do nguyên nhân gì thì cũng đều ảnh hưởng không tốt đến Vinare. Để có thể thấy rõ hơn kết quả cụ thể của tình hình nhận tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare ta xem bảng số liệu sau: Qua bảng số liệu có thể thấy rằng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm kỹ thuật tương đối ổn định qua các năm. Năm 1995 tổng phí nhận tái bảo hiểm chỉ có 1.124.704 USD nhưng sang đến năm 1996 con số này đã tăng vọt lên 2.213.680 USD tức là tăng 96,82% so với năm 1995. Năm 1997 tổng phí nhận đạt 2.506.372 USD tăng 13,22% so với năm 1996. Giai đoạn 1997-1998 thì tổng phí này đã giảm đi và chỉ đạt 2.096.709 USD tức là giảm 46,34% so với năm 1997 thời điểm đó có sự giảm doanh thu phí nhận tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare có thể là: Một số doanh nghiệp như: Bảo Minh, PJICO, PVIC,…trước năm 1999 đã thu xếp tái bảo hiểm 100% dịch vụ cho Vinare, nhưng từ năm 1999 trở lại đây các doanh nghiệp này chỉ thu xếp tái bảo hiểm 20% dịch vụ bảo hiểm kỹ thuật theo quy định tái bảo hiểm bắt buộc cho Vinare. Riêng trường hợp của Bảo Việt chỉ thực hiện tái bảo hiểm cho Vinare phần trên mức giữ lại nên họ tăng mức giữ lại đã làm giảm lượng phí chuyển nhượng cho Vinare. Năm 1999 có áp dụng thuế Giá trị gia tăng (VAT) vì vậy biểu phí có giảm đi (10%) so với quy định chung. Đồng thời khi đó tình hình cạnh tranh trên thị trường đã có biểu hiện gay gắt giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm dẫn đến doanh thu phí có sự dàn đều giữa các công ty. Năm 2000 phí nhận tái bảo hiểm đã tăng 19,5% so với năm 1999. Năm 2001 phí nhận tăng 15,39% so với năm 2000 và đạt 2.597.029 USD. Có thể nói năm 2001 là năm có phí nhận cao nhất. Có được kết quả như vậy là do sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ, chuyên viên tái bảo hiểm kỹ thuật trong việc khai thác tái bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm kỹ thuật của toàn thị trường tiếp tục tăng. Năm 2002 phí nhận tái bảo hiểm kỹ thuật đã giảm 15.74% so với năm 2001. Điều này có thể là do tác động của luật bảo hiểm Việt Nam quy định chỉ tái bảo hiểm bắt buộc cho Vinare khi có nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài. Hơn nữa do khó khăn chung của thị trường thế giới nên nhiều dịch vụ tạm thời không thể thu xếp tái bảo hiểm được do tỷ lệ phí quá cạnh tranh. Trong cơ cấu doanh thu phí nhận tái bảo hiểm kỹ thuật thì tỷ trọng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng tạm thời thường ở mức thấp trung bình khoảng 28,79%. Năm có tỷ trọng thấp nhất là 1999 chỉ đạt 11,24%. Năm có tỷ trọng cao nhất là năm 1998 đạt 49,11%. Như vậy tỷ trọng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm tạm thời luôn ở mức thấp hơn và không ổn định. Đây là điều đáng mừng vì thực tế tái bảo hiểm tạm thời là rất tốn kém và ít phải tái bảo hiểm tạm thời tức là giúp cho cả doanh nghiệp bảo hiểm gốc và Vinare đều tiết kiệm chi phí và thời gian, nhưng hơn cả là chúng ta đã chủ động trong khai thác. Điều này cũng thể hiện sự thành công của Vinare và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoaluanvan.doc
Tài liệu liên quan