Khóa luận Tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP 3

1. Khái niệm doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp 3

1.1. Khái niệm doanh nghiệp 3

1.2. Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp 9

2. Khái niệm và yêu cầu về tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp 10

2.1. Khái niệm tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp 10

2.2. Sự cần thiết của tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp 12

3. Ý nghĩa của việc thống nhất pháp luật về doanh nghiệp 13

CHƯƠNG II 16

SỰ THỐNG NHẤT CỦA PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP 16

Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN SỰ THỐNG NHẤT ĐÓ 16

1. Sự thống nhất pháp luật về doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam 16

1.1. Sự thống nhất pháp luật về loại hình doanh nghiệp 16

1.2. Thống nhất về quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp 20

1.3. Thống nhất về trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp 23

1.4. Thống nhất về quản trị nội bộ doanh nghiệp 29

1.5. Thống nhất pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp 36

1.6. Thống nhất pháp luật về giải thể doanh nghiệp 38

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện sự thống nhất trong pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam 40

2.1. Kiến nghị nhằm thống nhất về các loại hình doanh nghiệp 41

2.2. Kiến nghị nhằm thống nhất những quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp 44

2.3. Kiến nghị nhằm thống nhất quy định về quản trị doanh nghiệp 46

2.4. Kiến nghị nhằm thống nhất quy định về tổ chức lại doanh nghiệp 47

KẾT LUẬN 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đối với quyền thành lập công ty nhà nước, pháp luật có quy định: Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh là những người có thẩm quyền đề nghị thành lập mới công ty nhà nước (Điều 7 Luật doanh nghiệp nhà nước). Về thẩm quyền quyết định việc thành lập mới công ty nhà nước, Thủ trưởng Chính phủ quyết định thành lập mới đối với công ty nhà nước đặc biệt quan trọng, chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước; Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập mới công ty nhà nước không thuộc trường hợp nêu trên (Điều 9 Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003). Quy định như vậy là vì Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 được ban hành vẫn theo lối tư duy truyền thống, coi các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nên phải được thành lập theo những thủ tục đặc biệt, không giống với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định như vậy sẽ tạo ra cho doanh nghiệp nhà nước quá nhiều cơ quan chủ quản, do đó doanh nghiệp không thể tự chủ và mất đi sự linh hoạt, nên càng không thể phát huy vai trò chủ đạo của mình. Đối với quyền thành lập doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định như sau: Đối với doanh nghiệp liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam đáp ứng điều kiện về chủ thể theo Quy định tại Điều 2 Nghị Định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 và được sửa đổi tại Khoản 2 Điều 1 Nghị Định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 quy định chi tiết một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước, Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật doanh nghiệp; cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ở trong nước đáp ứng những điều kiện do Chính phủ quy định; nhà đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng BOT, BTO và BT. Đối với doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thì đối tượng được quyền thành lập loại doanh nghiệp này chỉ có thể là nhà đầu tư nước ngoài. Việc Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam liệt kê những chủ thể được phép thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như trên không những không hợp lý về mặt kỹ thuật lập pháp mà còn tạo ra sự bất bình đẳng giữa tổ chức, cá nhân trong nước với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, dẫn đến những cơ hội không giống nhau cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong việc gia nhập thị trường. Cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ là một bên liên doanh trong doanh nghiệp liên doanh hay thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mà không có nhiều cơ hội lựa chọn những loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của mình như tổ chức, cá nhân trong nước. Khắc phục những hạn chế nêu trên, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định thống nhất về quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp như sau: tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu không thuộc những trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp theo Khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (Khoản 1 Điều 13). Những cá nhân, tổ chức không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp là: - Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức; - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại những doanh nghiệp khác; - Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; - Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. Có thể nói, cách quy định đối tượng có quyền thành lập theo phương pháp loại trừ như trên là phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có thể tự nhận thức pháp luật để tiến hành thành lập doanh nghiệp một cách đúng pháp luật. Việc hạn chế một số đối tượng thành lập doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của xã hội cũng như lợi ích của bản thân các nhà đầu tư. Một cách tổng quát, quy định như vậy là phù hợp với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực pháp luật về doanh nghiệp. Một điểm tích cực không thể không đề cập đến của việc pháp luật quy định quyền thành lập của tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức, các nhân trong nước cùng một điều luật chính là để tạo cơ hội thuận lợi, dễ dàng và bình đẳng cho hai đối tượng trên khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo chủ trương mở cửa theo lộ trình đã cam kết trong các Hiệp định song phương và đa phương của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn phải chịu một số hạn chế kinh doanh trong một số ngành nghề nhất định theo danh mục Chính phủ ban hành. Hơn nữa, pháp luật còn quy định thêm một số điều kiện so với điều kiện áp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước trong một số ngành nghề, lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, lĩnh vực tác động đến sức khoẻ cộng đồng; văn hoá, thông tin, báo chí, xuất bản, dịch vụ giải trí, kinh doanh bất động sản; khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái; phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo và một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, xét về kỹ thuật lập pháp, trong khi thống nhất về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã có những quy định hợp lý hơn. Đó là việc tránh quy định bằng cách liệt kê những trường hợp cụ thể mà dẫn chiếu tới quy định khác của pháp luật. Theo Điểm e Khoản 1 Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2005, các nhà làm luật đã không liệt kê các trường hợp toà án tước quyền hành nghề mà rút ngắn lại là: “bị toà án cấm hành nghề kinh doanh”. Hay Luật doanh nghiệp năm 2005 không liệt kê những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà dẫn chiếu: “theo quy định của pháp luật về phá sản”. Có thể kết luận rằng, cách quy định này đảm bảo tính khái quát và hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo sự ổn định lâu dài cho pháp luật về doanh nghiệp, tránh trường hợp phải sửa đổi, bổ sung luật doanh nghiệp khi những quy định trong pháp luật liên quan thay đổi. Đây cũng là một biểu hiện của sự thống nhất, tránh những quy phạm pháp luật chồng chéo trong hệ thống pháp luật nói chung. 1.3. Thống nhất về trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp Về mặt lý luận, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thành lập doanh nghiệp được coi là quyền cơ bản của nhà đầu tư song lại có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích toàn xã hội. Vì vậy, trình tự thành lập doanh nghiệp phải được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật. Các quy định về thành lập doanh nghiệp không những phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư mà còn phải đáp ứng nhu cầu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Trên thực tế, thủ tục thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa xác lập tư cách pháp lý cho doanh nghiệp. Cũng giống như quyền thành lập doanh nghiệp, trước đây, thủ tục thành lập doanh nghiệp được quy định khác nhau tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp. Với vai trò là đạo luật áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp thuộc thành phần sở hữu khác nhau, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã đưa ra những quy định nhằm thống nhất về thủ tục đăng ký kinh doanh như sau: Thứ nhất, tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế, nguồn gốc vốn đầu tư, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn trong nước hay có vốn nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp đều tuân theo quy định của Điều 15 Luật doanh nghiệp năm 2005. Đây là một trong những điểm mới cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp, chấm dứt quy trình phức tạp khi thành lập doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Biểu hiện cụ thể của sự phức tạp đó là: Về quy trình thành lập mới công ty nhà nước, đầu tiên người có thẩm quyền đề xuất thành lập phải lập đề án thành lập công ty nhà nước và hồ sơ thành lập mới công ty nhà nước gửi cho người có thẩm quyền. Trước khi ra quyết định thành lập mới công ty nhà nước, người có thẩm quyền phải lập hội đồng thẩm định đề án thành lập mới công ty nhà nước. Hội đồng thẩm định phải xem xét các điều kiện thành lập mới công ty nhà nước theo quy định của Điều 8 Luật doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở kết quả thẩm định, người có quyền thành lập công ty nhà nước ra quyết định thành lập công ty. Sau khi có quyết định thành lập, công ty phải đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty có trụ sở chính. Cuối cùng, khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty mới tiếp nhận vốn từ ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn để hoạt động kinh doanh. Như vậy, với một quy trình phức tạp và có sự tham gia của rất nhiều tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, các nhà làm luật mong muốn đảm bảo chắc chắn an toàn cho nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Song trên thực tế, các doanh nghiệp nhà nước được thành lập với thủ tục rườm rà đó lại không đem lại hiệu quả như mong muốn. Có thể nói, Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 quá chú trọng ở khâu thành lập mà không có những quy định cụ thể và rõ ràng về vấn đề quản lý vốn nhà nước cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty. Điều này không phù hợp với xu hướng cải cách thủ tục hành chính hiện nay cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Do đó, những quy định này được thay thế bằng những quy định hợp lý hơn là một đòi hỏi tất yếu. Về quy trình thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có thể nói đó là quy trình phức tạp hơn nhiều so với quy trình thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước. Trừ một số doanh nghiệp thoả mãn những điều kiện nhất định được áp dụng thủ tục đăng ký cấp giấy phép đầu tư (Điều 17 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 22/06/2000), hầu hết doanh nghiệp có vốn nước ngoài được thành lập thông qua thủ tục thẩm định cấp giấy phép đầu tư. Thủ tục này đòi hỏi các nhà đầu tư mất rất nhiều thời gian và chi phí để xây dựng hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư, nhất là xây dựng giải trình kinh tế kỹ thuật. Với quy định bao gồm nhiều công đoạn như trên, pháp luật về doanh nghiệp đã không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước ngay từ khâu thành lập doanh nghiệp. Trong Luật doanh nghiệp năm 2005, nhà làm luật đã quy định thủ tục đăng ký kinh doanh áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp tương tự như thủ tục quy định trong Luật doanh nghiệp năm 1999. Đó là quy trình, thủ tục thể hiện một bước phát triển so với Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân khi đã bãi bỏ thủ tục xin phép đầu tư thành lập doanh nghiệp gây rất nhiều phiền hà cho nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến các cơ quan có thẩm quyền là phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Trong hồ sơ còn phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ dựa trên những điều kiện pháp luật quy định để xem xét việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Đồng thời, cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ trong khi người thành lập doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký kinh doanh. Người thành lập doanh nghiệp chỉ bị từ chối cấp giấy chứng nhận kinh doanh trong trường hợp người đó không có đủ điều kiện theo luật định. Trong trường hợp đó, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ phải gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho người thành lập doanh nghiệp. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được ghi tên vào sổ đăng ký kinh doanh và kể từ thời điểm đó, doanh nghiệp có tư cách chủ thể kinh doanh và có quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ công bố nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như là một khâu trong quy trình thành lập. Như vậy, một cách tổng quát nhất, việc tiến hành thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng bao gồm những bước cơ bản như trên. Song Luật doanh nghiệp năm 2005 đã rút ngắn thời hạn cơ quan đăng ký kinh doanh phải xem xét hồ sơ để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho nhà đầu tư từ 15 ngày xuống còn 10 ngày làm việc. Sự thay đổi này đã đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, bởi lẽ nếu phải chờ đợi quá lâu, họ sẽ có thể đánh mất cơ hội kinh doanh. Đồng thời, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định rõ ràng và chi tiết hơn về hồ sơ dăng ký kinh doanh cho từng loại hình doanh nghiệp. Một điểm mới nữa của Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo cho nhà đầu tư có thể tiến hành thành lập doanh nghiệp một cách thuận lợi hơn chính là việc pháp luật đã mở rộng hình thức công bố nội dung đăng ký kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp không nhất thiết phải công bố theo hình thức “đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp” mà còn có thể công bố đăng ký kinh doanh bằng cách “đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp” về các nội dung chủ yếu của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Khoản 1 Điều 28 Luật doanh nghiệp năm 2005). Những quy định mới trên đây không những phù hợp với tình hình thực tiễn trong thời đại công nghệ thông tin, làm giảm chi phí trong hoạt động quản lý nhà nước, mà còn khuyến khích đầu tư, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới, thủ tục đăng ký kinh doanh ở Việt Nam vẫn chưa đảm bảo tối đa quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tư. Theo bài viết: “đăng ký kinh doanh ở Việt Nam lâu gấp 25 lần trên thế giới” trên trang web ngày 11/10/2006, các nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp ở úc chỉ mất hai ngày/ 2 thủ tục và lệ phí kinh doanh bằng 1,9% thu nhập hàng năm/ người. Còn ở Canada, nhà đầu tư chỉ mất 3 ngày/ 2 thủ tục với chi phí bằng 0,9% thu nhập hàng năm/ người (Báo cáo toàn cầu về môi trường kinh doanh 2006 của công ty tài chính quốc tế và Ngân hàng thế giới). Như vậy, so với thủ tục đăng ký kinh doanh trên thế giới, quy trình ở Việt Nam vẫn còn mất nhiều thời gian và chi phí của các doanh nghiệp.Với xu hướng ngày càng tạo điều kiện hơn cho các nhà đầu tư, pháp luật Việt Nam cần có những quy định cụ thể để tăng cường hơn nữa sự thống nhất, minh bạch cũng như đơn giản trong thủ tục thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng, càng quy định dễ dàng trong khâu đăng ký kinh doanh thì môi trường đầu tư càng bị ảnh hưởng xấu do sự xuất hiện ngày càng nhiều của các “công ty ma”, công ty được lập ra không để sản xuất kinh doanh mà vẫn kí kết hợp đồng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân khác. Điều này không có cơ sở vì trên thực tế, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hay thường được gọi là phần “hậu kiểm” mà được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt thì nhà nước sẽ có thể kiểm soát được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cũng như làm lành mạnh môi trường kinh doanh. Thứ hai, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã thống nhất trao thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Đây là một thay đổi cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp bởi trước đây, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau. Một loạt các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc cấp tấm giấy thông hành cho doanh nghiệp tham gia vào thương trường, cụ thể là: Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước … Quy định như trên đã dẫn đến sự không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về doanh nghiệp, gây ra khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh. Do đó, việc thống nhất thẩm quyền đăng ký kinh doanh cho một cơ quan sẽ đem lại lợi ích lớn cho toàn xã hội, tiết kiệm tiền của cho nhà nước cũng như cho doanh nghiệp. Thứ ba, cùng với sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 2005, nhà nước đã thống nhất áp dụng những quy định về Giấy phép kinh doanh cho tất cả các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Về mặt lý luận, Giấy phép kinh doanh được hiểu là chứng thư pháp lý do nhà nước đặt ra để giám sát ngành, nghề kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Bởi vậy mà, một chủ thể khi kinh doanh ngành, nghề có điều kiện, cho dù đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vẫn chưa được tiến hành hoạt động cho đến khi có Giấy phép kinh doanh (Khoản 2 Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2005). Về bản chất, Giấy phép kinh doanh (có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác như chứng chỉ hành nghề, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề) là một trong những công cụ quản lý kinh tế của nhà nước. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc quản lý bằng Giấy phép kinh doanh cũng là điều cần thiết. Tuy nhiên, Giấy phép kinh doanh, nhất là những giấy phép không hợp lý có nhiều mặt trái nhất định. Nó cản trở quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư, là điều kiện cho sự xuất hiện và gia tăng tệ nạn tham nhũng. Trong Luật doanh nghiệp năm 2005, pháp luật có quy định: “Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp, sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước”. (Khoản 4 Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2005). Quy định này tạo cơ sở pháp lý trong việc cải cách hệ thống giấy phép kinh doanh. Theo thống kê, Việt Nam đã có khoảng 316 loại giấy phép được bãi bỏ, 44 loại giấy phép khác chuyển thành điều kiện kinh doanh [Tr 4–15]. Cũng theo Luật doanh nghiệp năm 2005, “Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”. Theo đó, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác thi hành luật doanh nghiệp và luật đầu tư để tiến hành rà soát hệ thống giấy phép kinh doanh đang tồn tại, từ đó, kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ cho phù hợp. Tuy nhiên, theo quy định, Tổ công tác và thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư nếu có đề xuất bãi bỏ những loại giấy phép nào lại phải gửi cho Bộ, ngành đã ban hành ra các loại giấy phép đó để phản biện. Đây là một biểu hiện không thống nhất của pháp luật, gây rất nhiều khó khăn khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Tuy Tổ công tác đã đề nghị bãi bỏ 122 giấy phép hiện hành, trong đó bãi bỏ hoàn toàn 40 giấy phép, số còn lại sẽ được bãi bỏ và chuyển sang quản lý bằng hình thức thông báo hoặc đăng ký [Tr 5 – 16], nhưng với một quy trình không thống nhất như trên, hay còn được gọi là “quy trình ngược”, sẽ còn rất nhiều khó khăn trong nỗ lực giảm những loại giấy phép không cần thiết. Do vậy, Việt Nam cần có những quy định thống nhất hơn để đảm bảo tính khả thi của pháp luật trong giai đoạn hiện nay. 1.4. Thống nhất về quản trị nội bộ doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp là những cơ chế, quy định mà thông qua đó, một doanh nghiệp nhất định được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị doanh nghiệp xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên, Ban điều hành, Ban kiểm soát và những người liên quan khác. Đồng thời, quản trị doanh nghiệp cũng lập ra những nguyên tắc và quy trình thủ tục ra quyết định trong công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm những rủi ro không đáng có cho công ty. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp cả về quy mô và số lượng, đặc biệt là sự hình thành các công ty lớn, quản trị doanh nghiệp đang ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà xây dựng pháp luật về doanh nghiệp. Khung quản trị nội bộ theo hệ thống pháp luật về doanh nghiệp trước kia được quy định không thống nhất do bị chi phối bởi tính chất sở hữu và thành phần kinh tế. Theo đó, các doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luật nào thì khung quản trị nội bộ sẽ được quy định trong luật đó. Theo Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, công ty nhà nước tổ chức theo hai mô hình là công ty nhà nước có Hội đồng quản trị và công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị. Đối với công ty nhà nước có Hội đồng quản trị, cơ cấu quản lý gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Cơ cấu này được áp dụng ở các công ty nhà nước có quy mô lớn. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của Hội đồng quản trị cũng như mối quan hệ pháp lý giữa Hội đồng quản trị và giám đốc. Đối với công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị, pháp luật quy định cơ cấu quản lý bao gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Cơ cấu quản lý này vẫn còn rất nhiều bất cập, điển hình là những quy định chưa rõ ràng, đầy đủ trong quyền hưởng lợi từ đầu tư kinh doanh và trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả kinh doanh của công ty. Đồng thời, pháp luật cũng chưa có những quy định về việc thành lập cơ chế giám sát đối với cơ quan thực hiện quyền sở hữu, giám đốc và bộ máy điều hành, chưa có quy định về công khai hoá, minh bạch hoá đối với chủ sở hữu và người quản lý công ty. Trong khi đó, cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được quy định rất khác trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Về cơ cấu quản trị doanh nghiệp liên doanh, pháp luật đã quy định thiên về hướng nhằm mục đích đối trọng giữa bên góp vốn Việt Nam và bên góp vốn nước ngoài. Pháp luật đã ấn định con số đại diện tối thiểu của các bên liên doanh trong Hội đồng quản trị, nếu liên doanh hai bên thì mỗi bên có ít nhất hai thành viên, liên doanh nhiều bên thì mỗi bên có ít nhất một thành viên, liên doanh giữa một bên Việt Nam và nhiều bên nước ngoài hoặc một bên nước ngoài và nhiều bên Việt Nam thì bên Việt Nam hoặc bên nước ngoài đó có tối thiểu hai thành viên trong Hội đồng quản trị (Điều 11 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam). Với quy định như vậy, dù bên liên doanh Việt Nam có ít hay nhiều vốn, Việt Nam vẫn có ít nhất một đại diện trong Hội đồng quản trị. Hơn nữa, cơ chế thông qua quyết định của Hội đồng quản trị còn dựa trên nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên có mặt tại cuộc họp. Nguyên tắc này đương nhiên có lợi cho bên góp vốn thiểu số (thường là bên Việt Nam) và đánh mất đi lợi thế của bên có vốn góp đa số. Ngoài ra, nguyên tắc này còn có thể dẫn đến bế tắc trong việc đưa ra quyết định về hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. Đó là lý do vì sao các nhà đầu tư nước ngoài luôn phản đối việc áp dụng nguyên tắc nhất trí. Do đó, pháp luật đã có những điều chỉnh để nguyên tắc này mềm dẻo hơn như giảm tối đa các nội dung phải thông qua nguyên tắc nhất trí, rút từ yêu cầu nhất trí hoàn toàn xuống còn nhất trí giữa các thành viên có mặt trong cuộc họp. Nhưng những điều chỉnh như vậy vẫn chưa thực sự làm hài lòng các nhà đầu tư. Về cơ cấu quản trị của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, pháp luật có những quy định đơn giản hơn doanh nghiệp liên doanh. Luật đầu tư nước ngoài không quy định mô hình quản lý và những nguyên tắc pháp lý gò bó đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mà để cho các nhà đầu tư toàn quyền quyết định. Yêu cầu duy nhất mà pháp luật đặt ra là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là Tổng giám đốc, trừ trường hợp điều lệ doanh nghiệp có quy định khác (Điều 24 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000). Hệ quả tất yếu của những quy định trên là làm cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau dù được tổ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (84).doc
Tài liệu liên quan