Khóa luận Tình trạng thương mại với Hoa Kỳ một năm sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG I: LỢI ÍCH CỦA VIỆC MỞ RỘNG QUAN HỆ 5

VIỆT NAM- HOA KỲ

I. Tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế 5

1.Những xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới 5

2.Tác dụng của mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế 7

3.Hội nhập là tất yếu để phát triển

II. Lợi ích của việc phát triển thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ 10

1.Giới thiệu chung về Hoa Kỳ 10

2.Lợi ích Việt Nam thu được trong quan hệ với Hoa Kỳ 16

3.Lợi ích của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam 19

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI 23

VIỆT NAM- HOA KỲ

I. Giai đoạn trước khi hiệp định thương mại được kí kết 23

1. Trước khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận 23

2.Sau khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận 25

3. Sau khi bình thường hoá quan hệ hai nước 28

II.Khi hiệp định thương mại được kí kết và chính thức có hiệu lực 36

1.Khái quát hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ 38

2.Đánh giá chung tình hình thực hiện 40

3.Những cơ hội cho cả hai nước 41

4.Những trở ngại phát sinh 46 5.Những nguyên nhân 61

 

CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT 64

NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUAN HỆ

THƯƠNG MẠI VIỆT- MỸ

I. Nhà nước 64

1.Pháp lý 64

2.Vốn 65

3.Thông tin 65

4.Chính sách 65

5.Nhân lực 66

II. Doanh nghiệp 67

1.Sản xuất tốt 68

2.Tiếp cận thị trường 68

3.Chú trọng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh 68

4.Vệ sinh 69

5.Xúc tiến thương mại 69

6.Luật pháp 70

7.Làm quen với các vụ kiện 70

III.Tìm hiểu yếu tố môi trường kinh doanh của Mỹ 71

1.Con người 72

2.Nguyên tắc thương mại 72

3.Luật pháp chi phối 73

IV.Tăng cường đào tạo đội ngũ 76

V.Mở rộng quan hệ làm ăn với các nước khác 76

trong khu vực và trên thế giới

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

LỜI NÓI ĐẦU

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình trạng thương mại với Hoa Kỳ một năm sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Nam văn bản "Những yếu tố bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam". Tháng 7/1996, Việt Nam trao cho Mỹ văn bản "Năm nguyên tắc bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại và đàm phán Hiệp định Thương mại với Mỹ". Tháng 9/1996, bắt đầu quá trình đàm phán hiệp định thương mại song phương với vòng 1 từ 21/9 đến 26/9 và vòng đàm phán 2 từ 9/12 đến 11/12 tại Hà Nội. Trong 3 năm khi mà Hiệp định Thương mại đang trải qua 7 vòng đàm phán tiếp theo thì quan hệ thương mại Việt-Mỹ cũng có một số thay đổi. Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ 1997- 1999 đơn vị: triệu USD Năm 1997 1998 1999 Kim ngạch xuất khẩu ( triệu USD) 372 519,5 601,9 So sánh với năm trước ( %) 120,8 139,7 108,8 ( Nguồn: Số liệu của Bộ thương mại Việt Nam và tính toán của người viết) Qua những số liệu ở bảng 5, ta nhận thấy doanh số xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Mỹ liên tục gia tăng với mức tăng của 1998 là đột biến so với 1997 nhưng lại tăng thấp hơn vào 1999. Bảng 6: Tỉ trọng hoạt động xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam vào Mỹ 1997- 1999 đơn vị: triệu USD Năm Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ ( triệu đô la) Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam ( triệu đôla) Tỉ trọng % 1997 372 8.850 4,2 1998 519,5 9.361 5,5 1999 601,9 11.523 5,22 ( Nguồn: niên giám thống kê, số liệu của Bộ thương mại Việt Nam và tính toán của người viết) Rõ ràng tỉ trọng xuất khẩu năm 1998 có sự khởi sắc lớn so với năm 1997 nhưng lại giảm ít so với 1999. Trong khi Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất toàn cầu thì kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ quả nhỏ bé ( bảng 7) chưa đầy 0,05% so với hàng nhập khẩu vào Mỹ. Bảng 7: Tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 1997- 1999 Năm Trị giá xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ ( triệu USD) Tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ ( triệu USD) Tỉ trọng% 1997 372 1.055.800 0,035 1998 519,5 1.117.500 0,046 1999 601,9 1.244.200 0,048 ( Nguồn: phòng thương mại Mỹ, bộ phận phân tích kinh tế) Chính vì thế mà một tài liệu do quỹ Standley Foundation đã viết: " Việt Nam là một đối tác thương mại tương đối không quan trọng đối với Mỹ" ( Standley Foundation, trang 42). Giai đoạn này cũng đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước khi tổng thống Mỹ tuyên bố bãi bỏ việc áp dụng điều luật tổ chức bổ sung Jackson- Vanik đối với Việt Nam vào ngày 10/ 3/ 1998. Từ đây, hàng năm quyết định này đều được tiếp tục gia hạn. Năm 1999, Việt Nam giành cho Mỹ quy chế tối huệ quốc trong buôn bán, được gia hạn hàng năm. II/ Giai đoạn khi hiệp định thương mại được ký kết: Ngày 13/7/2000, bản hiệp định thương mại đã được ký kết tại Washington giữa bộ trưởng thương mại Việt Nam là ông Vũ Khoan và đại diện thương mại Hoa Kỳ là bà Charlene Barshefsky. Hiệp định này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia sau một quá trình làm việc đầy thiện chí giữa hai chính phủ. Có thể chín vòng đàm phán trong ba năm với rất nhiều cuộc xúc tiến gặp gỡ giữa các quan chức của hai bên để đi đến một kết thúc như vậy là quá dài, nhưng cũng phải thừa nhận rằng Bản hiệp định là yếu tố quan trọng cho thấy Việt Nam chúng ta đã đạt được một thắng lợi trên phương diện mở rộng quan hệ kinh tế thương mại quốc tế. Chính vì thế, sự kiện trên được tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn bầu chọn là một trong mười sự kiện kinh tế nổi bật trong năm 2000. Bước phát triển tiếp theo trong quan hệ hai nước được thể hiện rõ hơn khi lần đầu tiên tổng thống Mỹ Bill Clinton tới thăm Việt Nam từ 19 đến 21/ 11/ 2000. Bảng 8: Kim ngạch buôn bán Việt Nam- Hoa Kỳ 2000 đơn vị: triệu USD Nhóm hàng xuất khẩu sang Việt Nam nhập khẩu từ Việt Nam thực phẩm và động vật sống 37,35 496,68 đồ uống và thuốc lá 0,53 0,52 nguyên liệu thô 30,25 7,03 nhiên liệu khoáng, dầu nhờn 0,18 88,41 dầu mỡ động thực vật 0,17 0,08 hoá chất và các sản phẩm liên quan 71,61 0,17 hàng chế tạo( phân loại theo nguyên liệu) 22,78 15,71 máy móc và thiết bị vận tải 149,43 3,32 các sản phẩm chế tạo khác 48,28 198,42 hàng hoá và giao dịch 7,13 10,77 Tổng 367,72 821,66 ( Nguồn: Kinh doanh Hoa Kỳ 2002- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam) Như là một tiến trình tất yếu, cuối năm 2001, Quốc hội Việt Nam và Mỹ thông qua Hiệp định thương mại Việt- Mỹ và bắt đầu từ 10/12/ 2001, hiệp định chính thức có hiệu lực. Hơn một năm qua, rất nhiều cuộc hội thảo được tổ chức nhằm mục đích phổ biến nội dung hiệp định và vạch ra phương hướng, lộ trình nhằm thực thi hiệp định một cách có hiệu quả. 1. Khái quát về hiệp định thương mại Việt Mỹ: Hiệp định thương mại Việt- Mỹ dài gần 120 trang, gồm 7 chương, 64 điều và kèm theo nhiều phụ lục đề cập đến 4 nội dung chủ yếu: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, quan hệ đầu tư. Như vậy bản hiệp định thương mịa này không chỉ đề cập đến lĩnh vực thương mại hàng hoá. Khái niệm" thương mại" ở đây được đề cập theo nghĩa rộng, hiện đại, theo tiêu chuẩn của WTO và có tính đến đặc thù của phát triển kinh tế Việt Nam. Bản Hiệp định thương mại thực ra là một văn bản luật, các điều khoản là những điều luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại giữa hai quốc gia. Nói rộng hơn nữa, bản Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ sẽ là văn bản "luật" làm cơ sở cho những hiệp định( luật) sau này mỗi khi Việt Nam tiến hành đàm phán thương mại đa phương với từng quốc gia lãnh thổ thành viên WTO cho quá trình Việt Nam gia nhập tổ chức này bởi bản hiệp định đã được cấu thành từ cơ sở pháp lý của tổ chức WTO. Do đó, Việt Nam đã cam kết hai nguyên tắc cơ bản: - đồng ý áp dụng các luật lệ, quy định của WTO làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. - cam kết mở cửa thị trường, cụ thể là thị trường hàng hoá, dịch vụ, hoạt động đầu tư...theo đúng nguyên tắc của WTO. Mở đầu cho bản hiệp định là phần khai đoạn minh thị quyết tâm giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ để đi đến thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế thương mại đôi bên cùng có lơị trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, xác định những nhân tố quan trọng và cần thiết cho việc tăng cường mối quan hệ song phương. Hai chính phủ tin tưởng hiệp định thương mại sẽ là phương tiện phục vụ tốt nhất cho lợi ích chung của các bên. Hoa Kì còn thừa nhận Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạc tập trung sang một nền kinh tế thị truờng để đồng ý chấp nhận những điều kiện ưu đãi mà các nguyên tắc của WTO qui định. Ngoài ra Hoa Kỳ cũng ghi nhận và mong muốn hỗ trợ Việt Nam trong quá trình tiến tới trở thành thành viên của WTO. Như vậy, tinh thần của Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã thể hiện định hướng nòng cốt của tư tưởng toàn cầu hoá thương mại do WTO khuyến khích. Mọi hoạt động thương mại xuyên suốt bản hiệp định dựa trên hai nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại đa phương của nguyên tắc không phân biệt đối xử là qui chế tối huệ quốc và qui chế sự đãi ngộ quốc gia. Qui chế tối huệ quốc( Most Favour Nation: MFN) yêu cầu các bên cam kết " dành ngay lập tức" và vô điều kiện cho hàng hoá...có xuất xứ , hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng hoá có xuất xứ tại, hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bất kì nước thứ ba...".Điều đó có nghĩa là hàng hoá, dịch vụ có xuất xứ hay xuất khẩu từ Hoa Kỳ( hoặc Việt Nam) vào Việt Nam( hoặc Hoa Kỳ) cũng sẽ được hưởng tất cả những ưu đãi mà Việt Nam đã dành cho các nước có quan hệ thưong mại gần gũi nhất của mình. Do đó khái niệm qui chế tối huệ quốc còn được hiểu là nguyên tắc không phân biệt đối xử trên bình diện quốc tế. Qui chế sự đãi ngộ quốc gia lại yêu cầu các bên phải "dành mọi ưu đãi cho hàng hoá dịch vụ... có xuất xứ từ lãnh thổ bên kia không kém sự ưu đãi mà mình đã dành cho hàng hoá, dịch vụ nội địa tương tự... ". Hay nói cách khác, hàng hoá của Hoa Kỳ( hoặc Việt Nam) có xuất xứ hoặc nhập khẩu vào Việt Nam( hoặc Hoa Kỳ) phải đựơc hưởng ưu đãi ngang bằng với hàng hoá sản xuất tại Việt Nam( hoặc Hoa Kỳ).Trên một phương diện khác với qui chế tối huệ quốc, qui chế sự đãi ngộ quốc gia thể hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử trên bình diện lãnh thổ của một nước. Hai khái niệm trên hết sức quan trọng vì chúng được đề cập đến ở hầu hết các chương của Hiệp định. Ngoài ra, các phụ lục được dùng để liệt kê các trường hợp loại trừ, chưa hoặc vĩnh viễn không áp dụng hai loại khái niệm nói trên. 2. Đánh giá chung về tình hình thực hiện Đến tháng 12 năm 2002, Hiệp định thưong mại Việt- Mỹ có hiệu lực tròn 12 tháng. Đây là thời gian chưa dài, nhiều nôị dung mới bắt đầu được khởi động, thậm chí chưa được nhận thức đầy đủ nhưng phải thấy rõ là hiệp định đã phát huy một số tác dụng trong thực tế Đánh giá chính thức quan hệ thưong mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau một năm hiệp định thương mại song phương có hiệu lực là việc làm của hai chính phủ, hai Bộ thưong mại của hai nứoc. Còn công chúng có thể cảm nhận được điều này qua ý kiến của hai vị đại sứ đương nhiệm hai nước. Tại thủ đô Mỹ Washington DC, trong cuộc gặp mặt kỷ niệm một năm thực hiện Hiệp định thương maị Việt - Mỹ, do Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ phối hợp với Hội đồng hương thương mại Hoa Kỳ-Việt Nam tổ chức tối 19/12/2002, với sự tham dự của nhiều quan chức chính phủ và giới kinh doanh Hoa Kỳ, Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến đã cho rằng Hiệp định thương mại song phương đã mở ra cho doanh nghiệp hai nước những cơ hội đầu tư, kinh doanh bình đẳng cùng có lợi, tạo đà quan trọng cho tiến trình phát triển quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ sau bình thường hoá quan hệ. Sau một năm thực thi hiệp địnhh, quan hệ song phưong đã có những bước phát triển đáng kể, với kinh ngạch thưong mại hàng hoá hai chiều tăng mạnh, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã quan tâm và đầu tư vào Việt Nam,số lượng khách du lịch đến từ Hoa Kỳ cũng tăng lên đáng kể. Tại thủ đô Việt Nam Hà Nội, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Raymond F. Burghardt khi nhận định về một năm sau ngày hiệp định thương mại giữa hai nước có hiệu lực, đã cho rằng hiệp định này rõ ràng đã đưa lại lợi ích cho nhân dân và các công ty của hai nứơc với sự tăng mạnh của thương mại hai chiều; và trong khi nền kinh tế toàn cầu đã phải chứng kiến những cú sốc nghiêm trọng trong một năm trở lại đây, sự tăng trưởng thương mại Việt Mỹ là một mảng sáng trong bức tranh mờ tối. Việt Nam đã có những bước tiến tích cực trong việc thực thi hiệp định thương mại song phương để đáp ứng các cam kết. Tuy nhiên cả hai đại sứ cùng đưa ra đánh giá rằng trong quá trình thực thi Hiệp định đã nảy sinh một số vấn đề. Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến đề cập đến các tranh chấp thương mại.Còn đại sứ Burghardt cho rằng Việt Namvẫn chưa đáp ứng được tất cả các nghĩa vụ liên quan đến tính minh bạch, đầu tư và bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ mà đáng ra Việt Nam đã phải đáp ứng khi hiệp định có hiệu lực. Những thay đổi này có tầm quan trọng then chốt không chỉ đối với việc thực hiện thành công hiệp định mà còn với cả nỗ lực của Việt Nam nhằm hội nhập hoàn toàn nền kinh tế của mình vào thị trường toàn cầu. Còn theo đánh giá của trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ thì kết quả quan hệ kinh tế Việt Mỹ trong một năm qua , từ khi hiệp định thương mại có hiệu lực, là tích cực, phần lớn có lợi cho cả hai bên, tạo điều kiện mở ra một triển vọng tốt đẹp hơn cho quan hệ kinh tế giữa hai nước. Đúng là nước ta khi vừa hoàn thiện hệ thống kinh tế của mình, rõ ràng vẫn còn có những khó khăn riêng trong việc đáp ứng các yêu cầu của hiệp định và Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để thúc đẩy phát triển nền kinh tế nói chung lẫn quan hệ kinh tế Việt Mỹ nói riêng. Mặc dù vậy, mảng sáng quan hệ kinh tế Việt Mỹ trong bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm đã tạo niềm tin vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời gian tới. 3. Những cơ hội mà Hiệp định thương mại mang lại: 3.1 Đối với Mỹ: Người tiêu dùng Mỹ đã có thêm những hàng hoá tốt , giá rẻ từ Việt Nam. Đó là những mặt hàng dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp tiêu dùng, đồ gỗ, cao su, các loại thuỷ sản, cà phê, hạt điều, hạt tiêu. Năm 2001, Mỹ đã nhập được từ Việt Nam 1,06 tỷ USD hàng hoá nhưng nhà sản xuất Mỹ đã xuất sang Việt Nam 411 triệu USD. Năm 2002, trong 10 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt khoảng 2.2 tỷ USD, dự kiến cả năm đạt khoảng 2,5 tỷ USD. Mỹ bắt đầu có một thị truờng đầy tiềm năng để xuất khẩu hàng hoá của mình. Năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam tăng khoảng 30%-40% so với năm trước. Mỹ đã kí hợp đồng bán 4 máy bay Boeing cho Việt Nam( tương đương giá trị hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Mỹ trong cả năm 2002) đồng thời đã đẩy mạnh xuất khẩu bông nguyên liệu, phân bón, máy bơm công nghiệp và một số loại máy móc, thiết bị khác. Mỹ cũng đã mở rộng được các quan hệ đầu tư taị Việt Nam. Đến nay, Mỹ có hơn 700 doanh nghiệp có mặt tại Việt Nam: các công ty liên doanh, các công ty 100% vốn( trên 60 công ty) của Mỹ, các chi nhánh công ty, các văn phòng đại diện....và những tổ chức kinh tế này đã bán một số lượng lớn xăng dầu, phân bón, hoá chất, máy móc, thiết bị cung ứng dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán...Theo số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến 20/12/2002, đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Việt Nam tăng trên 30% đạt 138,9 triệu USD, với 32 dự án. Đây là một số liệu đáng khích lệ vì xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vẫn chưa lấy lại được vị thế như trước, giá trị thương mại FDI năm 2002 giảm khoảng 41,1% so với năm trước. 3.2 Đối với Việt Nam: Với cơ sở pháp lý là hiệp định thương mại, mức thuế đánh vào hàng hoá của Việt Nam xuất sang Mỹ đã giảm từ khoảng 40% xuống còn 3-4%.Rõ ràng Việt Nam đã có lợi ích lớn từ việc kí kết hiệp định này vì việc giảm thuế ở trên đã tạo tiền đề cho tăng trưởng xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Mỹ. Theo số liệu của Bộ thương mại Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2002 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã tăng 60% so với 2001, năm 2002 kim ngạch xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ đạt 2.5 tỷ USD( năm 2001 Hoa Kỳ nhập khẩu 1.146 tỷ USD và xuất khẩu khoảng 714 tỷ USD). Các mặt hàng xuất khẩu thuộc thế mạnh của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao.Đó là hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản. Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới trên 70 tỷ USD. Mặc dù vậy, cho đến tháng 9/2001 số lượng hàng dệt may xuất sang thị trường Hoa Kỳ còn rất nhỏ giọt, chỉ chiếm 2,5% tổng lượng xuất khẩu hàng dệt may nước ta và 0,06% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ.Tuy nhiên, sau khi Hiệp định song phương chính thức có hiệu lực thì bức tranh về xuất khẩu các mặt hàng dệt may sang thị trường này đã thay đổi căn bản.Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, nhiều doanh nghiệp đã liên tiếp xuất được những lô hàng có giá trị cao, đặc biệt là sau chuyến thăm của đoàn Hiệp hội dệt may và giày da Hoa Kỳ sang Việt Namvào cuối tháng 1/2002 nhằm khảo sát, đánh giá các sản phẩm và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam: Công ty dệt Thành Công đã xuất khẩu được lô hàng đạt giá trị 140 nghìn USD, Dệt Thắng Lợi xuất khẩu đạt giá trị 110 nghìn USD, Dệt Đông á đạt 100 nghìn USD, may Thắng Lợi đạt 210 nghìn USD...Riêng Tổng công ty dệt may, trong tháng 1/2002 đã đạt giá trị xuất khẩu 4,315 triệu USD.Dự kiến tổng giá trị xuất khẩu của ngành này sang Mỹ sẽ đạt gần 1 tỷ USD( năm 2001 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 47 triệu USD), chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, và tăng khoảng 20 lần so với năm trước.Với sức bật mạnh mẽ, các công ty dệt may Việt Nam đang mở hết tốc lực thúc đẩy xuất khẩu vào Mỹ, trước hết do có lợi thế về khả năng sản xuất cho xuất khẩu và biểu thuế theo Hiệp định thương mại song phương có lợi cho hàng dệt may Việt Nam, tiếp theo, các công ty đang chạy đua để có được một hạn ngạch xuất khẩu vào Mỹ cao hơn khi Mỹ qui định hạn ngạch vào năm 2003 với căn cứ giá trị xuất khẩu của năm trước. Hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu gần 15 tỷ USD giầy dép các loại.Thực hiện Hiệp định, do không bị áp đặt hạn ngạch của Mỹ là trên 10 tỷ USD, yêu cầu về chất lượng và vệ sinh không khắt khe như thị trường EU, giá bán lại cao hơn các thị trường khác. Theo kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của ta sẽ tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng tương đối bền vững qua các năm.Nếu năm 2001 là một năm đầy sóng gió đối với giày da Việt Nam thì hiệp định song phương Việt- Mỹ như một sự" hà hơi tiếp sức". Theo chủ tịch Hiệp hội giày da Việt Nam cho biết:năm 2002,ngành đặt ra mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1,9 tỷ USD.Chỉ riêng tháng 1/2002, toàn ngành đã đạt kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 180 triệu USD-một con số lớn nhất từ trước đến nay. Về mặt hàng thuỷ sản: thị trường Mỹ đang là thị trường thuỷ sản dẫn đầu mức thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.Mỹ đã trở thành thị trường quan trọng chiếm vị trí dẫn đầu với thị phần xuất khẩu tăng nhanh từ 6% năm 1998 lên 27,8% năm 2001. Với nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản hàng năm, ngành thuỷ sản sẽ đa dạng hoá thị trường nhưng thị trường Mỹ vẫn có thị phần quan trọng nhất chiếm tới gần 1/3 toàn bộ thị phần xuất khẩu. Bảng 9: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ đơn vị: triệu USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng Kim ngạch xuất khẩu Tỷ lệ(%) 2000 298,22 168,72 130,2 2001 523,60 225,58 75,6 2002 631,2 107,6 20,5 ( Nguồn: Bộ thuỷ sản và tính toán của người viết) Những con số trên cho thấy giá trị hàng thuỷ sản vẫn tăng đều đặn và tăng đột biến vào năm 2000 và 2001 Một tin vui là trong hội chợ Vietfish 2002 tại thành phố Hồ Chí Minh ,tập đoàn siêu thị lớn của Mỹ là Sysco chấp nhận đặt hàng dài hạn với hai nhà máy của An Giang và Cần Thơ. Đồng thời chào hàng ở Châu Âu, Châu úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Bên cạnh lợi ích về xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, Việt Nam cũng đã nhập khẩu từ Mỹ nhiều hàng hoá quan trọng cho việc đẩy mạnh sản xuất và bảo đảm cuộc sống của nhân dân. Năm 2002, số vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam xấp xỉ 1,6 tỷ USD, đầu tư vào Việt Nam qua nước thứ ba hơn 1,1 tỷ USD, có thêm 22 dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam, tăng 200% so với 2001, đưa Mỹ lên vị trí thứ năm trong số các nước có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài vào Việt Nam. Phía Việt Nam cũng có thêm lực đẩy đầu tư vào thị trường Mỹ như công ty Kinh Đô liên doanh với doanh nghiệp của Mỹ thành lập liên doanh có vốn đầu tư 500 triệu USD. Việc có quan hệ buôn bán với các doanh nghiệp Mỹ đã kích thích tập trung hoá sản xuất qua việc như hình thành các nhóm sản xuất sản phẩm giữa các doanh nghiệp có năng lực sản xuất khá, được đầu tư đồng bộ với doanh nghiệp địa phương, năng lực bị hạn chế; giải quyết tình trạng có doanh nghiệp có năng lực, làm không hết việc, trong khi doanh nghiệp khác lại thừa năng lực do thiếu điều kiện nên thiếu việc làm. Trong ngành dệt may đã xuất hiện doanh nghiệp có doanh thu trên1.000 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp trong ngành chế biến bánh kẹo , hàng thủ công, đồ gỗ gia dụng.... cũng có cơ hội tăng quy mô sản xuất. Không những thế, Việt Nam đã đạt được quan hệ buôn bán với các hãng bán lẻ nổi tiếng của Mỹ, trong lĩnh vực dệt may là các hãng K. MART, UMITRA, EXPRESS, GAP, JC PENNEY, trong chế biến thực phẩm là hệ thống siêu thị CISCO... Mỹ đã mở ra hỗ trợ về tài chính cho hoạt động thương mại như cấp khoản bảo lãnh tín dụng ngắn hạn cho nhập khẩu nông sản trị giá 25 triệu USD. Việc thực thi hiệp định cũng giúp cho các doanh nghiệp của Việt Nam tạo điều kiện chủ động sản xuất trong thời gian dài. Ví dụ các doanh nghiệp dệt may, nhát là các doanh nghiệp thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp đã ký được hợp đồng xuất hàng cho thị trường Mỹ cả năm 2003.... Một tác dụng tích cực nữa của Hiệp định song phương mà không thế không nhắc đến là nó đã góp phần hoàn thiện bước đầu về tổ chức hoạt động kinh doanh, hoàn thiện môi trường luật pháp. Qua một năm thực hiện nội dung bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã được chú ý ở cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp, hoạt động của lực lượng quản lý thị trường kiểm tra chống sao chép lậu phần mềm,kiểu dáng công nghiệp tăng lên; việc đăng ký sở hữu công nghiệp, nhất là thương hiệu năm 2002 tăng khoảng 30% so với 2001 cho thấy tác động và sức ép của thực tiễn buộc doanh nghiệp phải tiếp tục hoàn thiện các hoạt động này. Theo một quan chức của bộ tư pháp, để thi hành hiệp định thương mại này có 24 văn bản pháp quy( 8 luật,3 pháp lệnh, 12 nghị định, 1 quyết định của thủ tướng chính phủ) phải sửa đổi bổ sung hoàn thiện; huỷ bỏ 9 văn bản pháp quy( 3 nghị định, 1 chỉ thị của thủ tướng, 5 quyết định của Bộ ngành); phải ban hành mới 39 văn bản pháp quy(8 luật, 11 pháp lệnh và 20 nghị định). Tuy khó song đây là điều cần thiết đem lại lợi ích lâu dài cho việc thực hiện chủ trương hội nhập. Sự kiện 8 tháng năm 2002 có 34,25% số lô hàng nhập khẩu vào Mỹ bị từ chối do mắc lỗi về ghi nhãn không đúng quy cách, không ghi thông tin về quy trình chế biến với hàng thực phẩm chế biến là lỗi có tỷ trọng lớn nhất so với lỗi khác, có nguyên nhân là trong quy định ghi nhãn hàng hóa của Việt Nam chưa quy định về điều này.Từ đó nhà nước ta có cơ sở để xây dựng luật về cạnh tranh, luật chống bán phá giá, cũng như cơ chế để thực thi các luật này. 4. Những trở ngại trong quan hệ thương mại Việt Mỹ: Một năm thực hiện hiệp định thương mại Việt Mỹ đã mang lại lợi ích rõ ràng cho cả hai bên, quan hệ thương mại hai chiều tăng vọt trong bối cảnh thưong mại thế giới đang chững lại. Tuy nhiên thực tế đã cảnh báo cho chính phủ và các công ty của Việt Nam trước những khó khăn bước đầu mà phía Việt Nam vấp phải trong tiến trình mở rộng quan hệ kinh tế với Mỹ. Trước hết, Việt Nam bắt đầu nhận ra thị trường Mỹ là một thị trường bảo hộ rất cao, Mỹ không sử dụng thuế quan nhưng lại sử dụng hạn ngạch và các biện pháp chống phá giá, các thủ tục luật lệ phức tạp. Tiếp theo ở Mỹ rất có thể vì lợi ích cục bộ mà người ta không tính đến tính tổng thể, hệ thống hợp lý của hiệp định thương mại song phương đã được các cấp chính quyền đại diện lợi ích của nhân dân hai nước thông qua. Nhiều loại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ phải đương đầu với những vụ kiện cáo và luật lệ vô lý. 4.1 "Cuộc chiến thương mại Catfish- thách thức đầu tiên Catfish là tên tiếng Anh cho tất cả các loài cá da trơn( không có vảy) gồm cá trê, cá nheo, cá tra , cá basa, cá lăng, cá bông lau...Vì chúng có râu lên tiếng Anh goị là cá mèo(Catfish: cat: mèo, fish: cá), tên khoa học gọi chung là Siluriformes, đây là tên gọi chung cho khoảng 2.500 đến 3.000 loài cá thuộc họ cá da trơn phân bố trên khắp thế giới. Các loài cá này được xếp theo nhiều họ cá khác nhau, trong đó có họ cá nheo Mỹ( Icatluridae) và họ cá da trơn châu á. Trong khu hệ cá nước ngọt của ta, bộ Siluriformes có 10 họ, 31 giống, 88 loài đứng thứ hai trong số năm bộ quan trọng nhất của cá nước ngọt Việt Nam. Trong số này đáng lưu ý là họ cá lăng Bagridae, họ cá tra Pangasiidae và họ cá nheo Siluridae là những họ cá có giá trị kinh tế cao. Cá tra Pangasius Hypoththalmus và cá basa Pangasius bocourti là hai trong số các loại thuộc họ cá tra Pangasiidae( còn gọi là cá da trơn châu á) phân bố ở các lưu vực chính của sông Cửu Long, đặc biệt là sông Tiền,sông Hậu. Cá tra, cá basa có kích thước cơ thể lớn, là loại ăn tạp nhưng nghiêng về ăn động vật. Cá có thể thành thục sinh dục sau hai năm. Bãi đẻ tự nhiên của cá basa nằm dọc đoạn sông từ Phnompenh đến Kratie( biên giới Campuchia- Lào). Sau khi nở, cá con trôi theo dòng xuống hạ lưu vào Biển Hồ, rồi xuôi về An Giang, Đồng Tháp. Khoảng tháng 9, 10 hàng năm, nhất là vào cuối mùa lũ, bà con sống ở các vùng này thường tập trung vớt cá bột về ương nuôi tiếp trong ao ,đầm hoặc bè. Do cá có khả năng sống trong nơi chật hẹp, có hàm lượng oxy thấp nên có thể nuôi chúng với mật độ cao và cho ăn thêm các loại thức ăn gia công. Nuôi cá tra, cá basa trong bè là một mô hình nuôi cá công nghiệp cho năng suất , sản lượng cao. Người dân ven bờ sông Cửu Long ở vùng Châu Đốc( An Giang), Hồng Ngự( Đồng Tháp) từ lâu nay đã phát triển nuôi cá tra, cá basa trong bè để cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước.Toàn vùng châu thổ sông Cửu Long hiện có hơn 1000 bè và hàng nghìn héc ta ao nuôi cá tra, cá basa ở tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang. Nhằm giải quyết những khó khăn về nguồn giống, năm 1995, Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phát triển công nghiệp( CIRAD) của Pháp đã phối hợp với trường Đại học Cần Thơ và Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công hai loại cá này và đã sản xuất giống phục vụ người nuôi cá trong vùng. Cá da trơn nuôi của Việt Nam dành cho xuất khẩu chủ yếu là cá tra, cá basa đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Riêng Mỹ chiếm 60%, các nước châu Âu như Pháp, Đức, Hà Lan...20%, còn lại là các nước khác ở châu á . Từ trước năm 1997, Mỹ nhập khẩu cá da trơn từ Braxin. Từ 1997 đến nay, cá da trơn Việt Nam dần dần thâm nhập thị trường Mỹ và tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường mới mẻ này, cung cấp phần lớn khối lượng nhập khẩu cá da trơn vào Mỹ với sản phẩm chính là philê đông lạnh có phẩm chất tốt,giá rẻ hơn cá da trơn nội địa của Mỹ.Để tránh nhầm lẫn về tên gọi và nguồn gốc xuất xứ của các sản p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
Tài liệu liên quan