Khóa luận Trang trí nội thất sảnh và cafe của khách sạn Sao Mai

PHẦN I

MỞ ĐẦU

Lời mở đầu

A- Lựa chọn đề tài

1. Định hướng cho đề tài

2. Lý do chọn đề tài

3. Khái quát kho tàng truyện cổ tích

4. Hiểu biết cá nhân về trang trí nội thất

5. Ý nghĩa, tầm quan trọng của ngành mỹ thuật công nghiệp

6. Design là bước đầu thực hiện ý tưởng, ý tưởng thoả mãn 5 tiêu chí: when(khi nào?), who(ai?), where(ở đâu?), what(cái gi?),và how(như thế nào?)

B- Kiến trúc

1. Khái quát về truyện nàng tiên cá trong truyện cổ của Andersen. Ý tưởng - phương pháp luận sáng tác

2. Vài nét về bản sắc dân tộc và ngành mỹ thuật công nghiệp ở Việt Nam

3. Tầm quan trọng của ngành trang trí nội thất

4. Nhận định chung về khách sạn ở nước ta

PHẦN II

 GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH

PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG KIẾN THIẾT SƠ BỘ PHƯƠNG ÁN CHỌN

1. Khái quát chức năng của khách sạn

2. giới thiệu công trình

3. Thuyết minh đồ án

PHẦN III

 PHẦN KINH TẾ

DỰ TOÁN KINH TẾ CHO THIẾT KẾ - TRANG TRÍ NỘI THẤT

SẢNH-CAFE KHÁCH SẠN SAO MAI.

A- Cơ sở tính toán.

B- Bảng tính chi phí

1. Bảng tính chi phí nguyên vật liệu(C2)

2. Bảng tính chi phí nhân công(C3)

3. Bảng tính chi phí khác(C4)

C- Xác định.

D- Tính lợi nhuận

PHẦN IV

KẾT LUẬN

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Trang trí nội thất sảnh và cafe của khách sạn Sao Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá thét lên. Quên cả nguy hiểm, nàng bơi giữa đống đổ nát trên tàu văng xuống, những thứ có thể giết chết nàng. Nàng bơi lên, lặn xuống. Cuối cùng nàng đến được bên hoàng tử. Chàng đã kiệt sức không thể bơi được nữa, tay chân đã cứng đờ, hai mắt nhắm nghiền. Nàng nâng đầu chàng lên mặt nước và cùng chàng phó mặc cho gió cuốn. Đến sáng, cơn bão đi qua, không còn lại dấu vết con tàu đêm qua. Mặt trời đỏ rực trên mặt biển. Hoàng tử như còn sống nhưng người lạnh toát, đôi mắt vẫn nhắm nghiền. Nàng tiên cá hôn lên trán chàng, hôn mãi, lòng thiết tha mong chàng sống lại. Thế rồi nàng nhìn thấy đất liền trước mặt. Những dãy núi trải dài trên biển. Dưới chân núi, gần bờ biển là khu rừng xanh mướt. Một giáo đường, một toà nhà… nổi lên ở đó. Nàng tiên cá không biết chắc là cái gì. Nàng đưa hoàng tử về phía đó, đặt chàng lên bãi cát trắng mịn, rồi nhẹ nhàng nâng đầu chàng lên. Chuông đổ một hồi lâu từ ngôi nhà mái đỏ kia. Nghe thấy vậy nàng tiên cá vội bơi xa bờ, nấp sau một tảng đá nhô lên trên mặt nước. Nàng lấy bọt biển che kín tóc và cổ để khỏi bị ai trông thấy. Nàng đưa mắt ra nơi hoàng tử đang nằm xem sự thể ra sao. Chẳng bao lâu sau, có một cô gái đi tới. Thấy người nằm trên cát, cô tự nhủ: - Ai thế nhỉ? Ai lại nằm ở đây thế này! Lại gần, cô ngạc nhiên, thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang nằm bất động. Cô gọi to: - Chàng ơi! Chàng sao vậy? Chàng hãy tỉnh dậy đi. Không thấy động tĩnh gì, cô sợ quá, chạy quanh lại ngôi nhà đằng xa kia. Sau đó cô đi ra cùng một người đàn ông có tuổi, ăn mặc rất sang trọng. Họ lại gần bên hoàng tử. Chàng đã hồi tỉnh và mỉm cười với người thiếu nữ. Chàng đâu biết chính nàng tiên cá mới là người cứu chàng thoát nạn. Khi mọi người quay lại ngôi nhà kia, nàng tiên cá thất vọng lặn xuống nước, quay về lâu đài của vua cha. Ngày qua ngày, nàng vẫn bơi đến chỗ hoàng tử nằm, nhưng vẫn không thấy chàng đâu. Nàng lại quay về, lòng nặng trĩu một nỗi buồn. Thế rồi nàng cũng biết nơi ở của chàng hoàng tử. Nàng bơi dọc bờ biển để tới nơi đó. Một toà lâu đài nguy nga được xây dựng bên bờ biển. Ngày ngày, nàng tới đây vào mỗi buổi chiều tối. Nàng ngồi đấy để ngắm nhìn chàng hoàng tử, nhìn bóng dáng chàng dưới ánh trăng. Đêm đến, nàng còn nghe thấy những ngư ông ca ngợi hoàng tử. Càng ngày nàng càng cảm thấy yêu mến loài người. Nàng ao ước được sống với họ, hoà nhập vào thế giới của họ. Một hôm, cả sáu nàng tiên cá dạo chơi trong khu vườn trước lâu đài. Nàng út muốn biết nhiều hơn những chuyện trên mặt biển. Nàng hỏi: - Các chị ơi! Nếu loài người không chết đuối thì họ có sống mãi được không? Người chị cả đáp lại: - Có chứ! Bà kể với chị rằng: vòng đời của họ ngắn hơn so với chúng ta. Chúng ta có thể sống tới ba trăm năm nhưng khi chết đi, chúng ta biến thành bọt biển. Chúng ta không có linh hồn. Loài người thì trái lại, họ có linh hồn vĩnh cửu. Linh hồn sống mãi khi thể xác đã biến thành tro bụi. Nàng tiên cá thầm nói: - Ước gì em cũng có linh hồn bất tử ấy! Rồi nàng lại hỏi : - Em phải làm gì để đạt được điều ấy! Người chị cả bảo rằng: - Nếu chúng ta được ai đó yêu thương thì trong lễ cưới, khi đức cha cầm tay ta đặt vào tay người ấy, linh hồn người ấy sẽ nhập vào chúng ta. Lúc đó chúng ta có một phần linh hồn của loài người. Nhưng điều đó không bao giờ xẩy ra. Chị cả đưa mắt nhìn cái đuôi. Nàng tiên cá buồn rầu thất vọng. Nàng nghĩ; - Ta phải lên trên ấy, lên với người mà ta thương mến. Ta sẽ hy sinh tất cả để được gần chàng và có linh hồn bất tử. Lúc này, nàng nghĩ ngay đến mụ phù thuỷ. Nàng đến một vùng nước bầy nhầy, ở đó lúc nhúc những con rắn gớm ghếch. Nàng phải lách qua những hàng rau câu mềm nhũn và quờ quạng trong nước. Nhà mụ ta ở đó. Mụ phù thuỷ đang ngồi cho cóc ăn, xung quanh đó – những con quái vật biển đang há mồm, để lộ những hàm răng sắc nhọn. Nàng tiên cá vội quỳ xuống, chắo tay cầu xin nhưng mụ phù thuỷ đã nói: - Ta biết ngươi muốn gì rồi! Hỡi nàng công chúa xinh đẹp. Ngươi thật là điên rồ. Ngươi sẽ bị đau khổ, nhưng ta sẽ giúp ngươi để thoả mãn niềm mong ước. Mụ nói tiếp: - Muốn được hoàng tử chia sẻ linh hồn, ngươi phải vứt bỏ cái đuôi, thay vào đó là đôi chân của con người. Ta sẽ chế cho ngươi một liều thuốc. Uống xong nó, ngươi sẽ biến thành một người con gái đẹp tuyệt trần. Dáng đi của ngươi sẽ uyển chuyển. Nhưng mỗi bước đi, ngươi sẽ phải chịu cảnh kim châm và ứa máu. Ngừng một lát, mụ nói: - Ngươi phải nhớ là khi đã biến thành người, ngươi sẽ không bao giờ được quay về thuỷ cung, không được gặp lại bà, vua cha và các chị nữa. Nếu ngươi không lấy được hoàng tử, ngươi sẽ không bao giờ có được linh hồn bất tử. Khi hoàng tử đã lấy người khác làm vợ, ngươi sẽ tan thành bọt biển. Ta sẽ cắt máu ta để chế thuốc cho ngươi. Để trả công ta, ngươi phải trao cho ta giọng hát của ngươi. Nàng tiên cá chấp nhận tất cả. Giọng run run: - Được rồi… Mụ phù thuỷ liền cắt lưỡi nàng tiên cá, rồi chế một lọ thuốc và đưa cho nàng. Nàng đau đớn tưởng chừng như ngất đi. Thấy vậy, mụ phù thuỷ cười lên man dợ: - Haha… Thế là hết đời một nàng tiên cá. Nàng quay lại lâu đài của vua cha. ánh sáng đã tắt. Nàng sắp phải lìa xa thuỷ cung. Lòng thắt lại vì đau buồn. Nàng bơi qua làn nước xanh thẳm lên mặt biển. Mặt trời chưa mọc, ánh sáng mờ mờ. Nàng tiên cá uống liều thuốc cay nồng. Toàn thân đau đớn như bị thanh kiếm xuyên qua. Nàng ngất đi. Khi mặt trời toả sáng, nàng tỉnh dậy. Hoàng tử đang đứng trước mặt, đôi mắt đen thăm thẳm nhìn nàng. Nhìn xuống, nàng thấy cái đuôi đã biến mất. Thay vào đó là một đôi chân dài, trắng muốt. Hoàng tử hỏi nàng là ai, làm sao đến được đây. Nàng nhìn hoàng tử với đôi mắt trìu mến nhưng không nói được gì cả. Nàng đã bị câm. Thế rồi, hoàng tử cầm tay dắt nàng tiên cá về lâu đài. Mỗi bước đi là một lần nàng phải chịu đau đớn. Nàng đi bên chàng nhẹ nhàng, nhẹ nhàng. Người ta mặc cho nàng toàn lụa là gấm vóc. Trong hoàng cung, nàng là người xinh đẹp nhất. Khi nàng nhẩy, hai cánh tay giơ cao, trắng ngần. Nàng nhấc gót lên, mũi chân lướt nhẹ trên mặt sàn. Mỗi cử chỉ đều làm tôn vẻ đẹp của nàng lên và đôi mắt nàng làm xúc động tâm hồn mọi người. Mọi người trầm trồ thán phục: - Đẹp quá! Đẹp quá ! Mỗi bước nhẩy, nàng cảm thấy đau đớn như dẫm vào thảm gai, vậy mà nàng vẫn tiếp tục nhẩy, hoàng tử ngây ngất trước những bước nhẩy đó. Hoàng tử muốn lúc nào cũng có nàng bên cạnh. Hoàng tử và nàng tiên cá thường đi dạo chơi trong những cánh rừng thơm ngát, hoa lá xanh tươi rũ xuống vuốt ve vai họ, trên cành cây chim hót líu lo. Khi đã mệt, họ ngồi lại bên nhau, hoàng tử kể cho nàng tiên cà nghe biết bao điều mới lạ. Đêm xuống, khi mọi người đã ngủ yên, nàng tiên cá lại chạnh lòng nhớ về biển cả. Nàng thường ngồi rất lâu để ngắm nhìn ra biển… Mỗi ngày, nàng càng yêu hoàng tử hơn. Nhưng hoàng tử chỉ yêu nàng như một người em gái dễ thương hiền hậu: - Ta yêu em bởi em có một tấm lòng cao cả! Rồi hoàng tử kể cho nàng tiên cá nghe về người mà chàng muốn gặp mặt – người đã cứu chàng thoát chết. Nghe nói vậy nàng tiên cá buồn lắm, nàng nghĩ thầm: - Trời ơi! Chàng không biết chính ta đã cứu chàng thoát chết hay sao? Chàng chẳng hề hay biết nếu chàng không lấy nàng, mà lấy một người khác, thì trái tim nhỏ bé của nàng sẽ tan thành bọt biển. Trong cung, mọi người đang sửa soạn để hoàng tử lên tầu. Chàng sẽ cưới công chúa – cô gái xinh đẹp của ông vua láng giềng. Nàng tiên cá quá đỗi kinh ngạc trước sắc đẹp của công chúa. - Chính em! Chính em đã cứu ta khi ta mê man trên mặt biển. Hoàng tử reo lên – ta đã tìm thấy em rồi. Rồi chàng ôm lấy người vợ chưa cưới và nói với nàng tiên cá: - Hạnh phúc quá! Điều mơ ước tha thiết nhất đời ta đã thành hiện thực – Em hãy chia sẻ niềm hạnh phúc này với ta. Nàng tiên cá nghe vậy mà lòng đau đớn khôn nguôi. Ngày cưới hoàng tử cũng là ngày nàng từ giã cõi trần. Đám cưới của hoàng tử được cử hành. Đêm đó cặp vợ chồng lên tàu trở về hoàng cung. Đêm nay là đêm cuối cùng nàng tiên cá được thở chung không khí với loài người, được nhìn thấy biển xanh, được thấy ánh trăng sáng vằng vặc. Nàng buồn quá dựa vào cột buồm. Bỗng nhiên nàng thấy các chị mình nổi lên. Họ buồn bã như nàng, mái tóc dài của các chi nàng đã bị cắt ngắn. - Các chị đã hiến mái tóc cho mụ phù thuỷ để cứu em. Một người chị nói. Lúc này, người chị cả lên tiếng: - Mụ phù thuỷ đưa chị con dao này. Mụ dặn: “ Trước khi mặt trời mọc, em phải cắm nó vào tim hoàng tử. Khi đó, em sẽ trở lại là nàng tiên cá”. - Mau lên em! Chàng hay em, một trong hai người sẽ chết trước lúc mặt trời mọc. Em hãy giết hoàng tử đi và về với các chị. Nhanh lên đi! Các chị vẫn không ngừng thúc giục: - Em có thấy ánh sáng đang le lói ở chân trời kia không? Trong giây lát nữa thôi, mặt trời sẽ mọc và em sẽ phải chết đấy! Nói xong, các chị thở dài, rồi quay đầu lặn xuống biển. Cầm dao trong tay, nàng tiên cá hoảng sợ: - Mình sẽ phải làm gì đây? Bất chợt, hình ảnh mụ phù thuỷ hiện lên trong đầu nàng. Mắt mụ trợn ngược, những móng vuốt sắc nhọn đưa lên, trông khiếp sợ như đang thúc dục nàng. Tiếng mụ rít lên văng vẳng bên tai nàng: - Nhanh tay lên! Trời sắp sáng rồi đấy. Nàng tiên cá cố quên đi hình ảnh ghê gớm ấy. Nàng bình tĩnh trở lại, rồi nhìn về phía chân trời, nơi bình minh đang lên. Nàng tiên cá đi tới nơi hoàng tử đang ngủ. Nàng cúi xuống hôn lên vầng trán chàng, lòng đau thắt lại, nước mắt trào ra. Tay nàng run lên bần bật, con dao tuột khỏi tay, văng xuống sàn. - Không! Ta không thể giết chàng! Vì yêu chàng, ta sẽ hy sinh bản thân mình. Nàng tiên cá đứng lặng người, đôi mắt nhoà lệ nhìn hoàng tử lần cuối. Rồi nàng bỏ chạy ra khỏi nơi ấy. Chạy đến bên thành tầu, nàng reo mình xuống biển. Nàng cảm thấy thân thể tan ra thành bọt biển. Mặt trời mọc rực sáng trên biển. Những tia nắng ấm áp chiếu trên những đám bọt giá lạnh. Nàng tiên cá cảm thấy mình chưa chết. Xung quanh nàng, hàng trăm sinh vật trong suốt đang bay lượn, ca hát. Nàng từ từ bay lên khỏi đám bọt biển ấy. Nàng tự hỏi: - Ta đang ở đâu thế này? - Nàng đang lên với các thiếu nữ của không trung ở đâu đó một lời đáp vọng tới. Cùng với đám tiên nữ, nàng tiên cá bay về phía những đám mây hồng, bay bổng trên trời. 1.2. ý nghĩa Các nàng tiên cá không có một linh hồn bất tử, nếu không có được tình yêu của con người. Chúng ta cũng vậy – không có một linh hồn bất tử nhưng chúng ta có thể tạo ra linh hồn ấy. Bằng những việc làm nhân từ chúng ta sẽ tạo ra một linh hồn bất tử. Còn nàng tiên cá đáng thương! Nàng đã hy sinh và chịu mất mát quá nhiều cho nên nàng được hoà nhập vào thế giới tiên nữ của không trung. Câu chuyện đã cho chúng ta thấy được sức mạnh của tình yêu con người. Dù có phải mất mát hy sinh nhưng chúng ta hãy vươn tới những tình cảm cao đẹp đó. Hãy trân trọng những phẩm chất cao quý này. 3. ý tưởng, phương pháp luận sáng tác Đưa truyện cổ vào kiến trúc, nội thất là một ý tưởng táo bạo. Không nói đến thời gian hay không gian, câu chuyện đã được xẩy ra bao lâu. Nhưng cũng giống như bao truyện cổ Việt Nam khác. Truyện cổ Nàng Tiên Cá cũng để lại bài học quý báu răn dậy con cháu đạo lý làm người, tình thương yêu giữa con người với con người. Khi bàn về bản sắc dân tộc trong kiến trúc-nội thất, có lẽ từ rất xa xưa con người cũng đã ý thức được tầm quan trọng của kiến trúc-nội thất trong văn chương. Đọc cốt truyện, chúng ta cũng hình dung ra được điều đó: “Ngoài biển khơi xa thăm thẳm kia, nước trong vắt như pha lê. Nơi sâu nhất sừng sững một toà lâu đài tráng lệ của vua Thuỷ tề. Tường bằng san hô, cửa sổ bằng hổ phách trong suốt. Mái lợp toàn bằng sò. Mỗi con sò mang trong mình một viên ngọc trai, chỉ cần một hạt thôi cũng đủ làm vương niệm cho một hoàng hậu”. Chỉ trong trí tưởng tượng thôi nhưng toà lâu đài ấy đã được xây dựng thật nguy nga tráng lệ với một ý tưởng táo bạo. Một kiểu kiến trúc độc đáo với tường bằng san hô và mái lợp bằng sò, cửa sổ lại bằng hổ phách trong suốt. San hô là một loại thực vật cứng và trong cái cứng ấy lại thấy được sự mềm mại khi lấp lánh qua từng lớp nước. Tác giả đã dùng san hô để xây lên những bức tường lâu đài vững chắc. Sò là một trong những loại sinh vật có những đường vân đẹp và lạ mắt, hình dáng úp xuống khiến người ta liên tưởng đến những viên ngói? Hổ phách trong suốt phải chăng là những tấm kính nhiều mầu sắc phủ lên những ô cửa sổ huyền ảo?!?! Bản sắc dân tộc trong thiết kế nội ngoại thất không đơn thuần là một vấn đề học thuật mà còn là vấn đề tư tưởng. Nghệ thuật hình khối Việt Nam khác với nghệ thuật hình khối phương Tây ở chỗ: trong khi Việt Nam đi theo con đường biểu trưng thì truyền thống phương Tây lại đi theo con đường tả thực với sự thống trị trong suốt lịch sử của chủ nghĩa tự nhiên(naturalisme). ở truyền thống phương Tây ngay cả khi vẽ tranh về những đề tài tưởng tượng như thiên thần bay lượn, thiên nga giáng trần…người ta cũng vẽ rất thực. Còn ở truyền thống Việt Nam, ngay cả khi vẽ cái có thực, cái rất đơn giản xung quanh mình, người ta cũng vẽ một cách ước lệ, biểu trưng. Nguyên lý và mục đích của tính biểu trưng trong nghệ thuật hình khối là gợi nhiều hơn tả, hướng sự chú ý của mình xen vào nội dung tư tưởng hơn là hình thức đẹp-xấu, đúng-sai. Biển khơi với lâu đài tráng lệ, với Nàng tiên cá xinh đẹp sẽ được tái hiện lại trong tác phẩm thiết kế nội thất sảnh-cà phê( khách sạn Sao Mai). Thực ra, vốn là một câu chuyện cổ tích với trí tưởng tượng bay bổng nên Nàng tiên cá khác với con người ở chỗ nàng không có chân và cuộc sống sinh hoạt diễn ra ở dưới nước, còn tất cả tâm tư tình cảm đều giống như con người. Nhưng cái mong muốn của người xưa để lại đó là sự hoà đồng, mang tính cộng đồng giữa con người với con người, không phân biệt đó là người hay cá…Bàn về hình tượng nàng tiên cá, chính sự khác biệt giữa một đôi chân và đuôi cá mới là cái độc đáo ấn tượng. Những đường cong tuyệt mỹ của người thiếu nữ, sự mềm mại và uyển chuyển của đuôi cá, cộng lại là một sự kết hợp hài hoà làm tôn thêm vẻ đẹp huyền thoại. Mái tóc vàng óng ả, bờ vai thon kết hợp với khuân mặt xinh đẹp. Đặc biệt là lớp vây cá vàng óng. Mỗi khi nàng tiên cá chuyển mính, từng đợt vây cá ánh lên lấp lánh những tia vàng gợi cảm. Tất cả cộng lại thành một tác phẩm hoàn mỹ. Như vậy thì đâu là sự khác biệt giữa con người và một sinh vật sống? Chúng ta được chiêm ngưỡng một sinh vật có tâm hồn, có suy nghĩ, có sự nhí nhảnh vui tươi của tuổi trẻ, có tấm lòng cao cả nhân hậu… “ Nàng có mái tóc vàng óng, làn da mịn màng như cánh hồng, đôi mắt xanh thẳm như nước biển. Đặc biệt, nàng có một dọng hát rất hay. Tuy vậy, cũng giống như các chị, nàng không có chân mà chỉ có đuôi cá…” Tất cả điều đó đã được tái hiện lại nơi bục biểu diễn của quán Cafe. Với vách ngăn giữa lối đi và bục biểu diễn, tôi muốn thu hút ánh mắt nhìn của các vị khách. Bức tường giả cộng với những thanh sắt dài uốn lượn từ sàn lên trần với hình tượng nàng tiên cá uyển chuyển trong nước và bọt biển. Phun sơn tạo chất liệu nước biển và những quả tròn inox bay lên như bong bóng. Điều đặc biệt là quả tròn inox không để nguyên màu inox mà được phun với mầu vàng óng, bong bóng biển màu váng óng? Một ý tưởng độc đáo làm điểm nhấn nổi bật bên cạnh mầu đen của các bức vách ngăn sắt. Hạt tròn kết hợp song sắt nằm nghiêng sẽ khiến người ta liên tưởng đến những bản nhạc. Giống như một sự giao thoa, Nàng tiên cá uốn mình ca hát trong một bản nhạc êm dịu, lãng mạn và quyến rũ… Bản nhạc còn được tái hiện lại nơi quầy bar chính, chỉ có điều không phải là thanh sắt mà là những thanh inox- một sự khác biệt giữa quầy bar và bục biểu diễn. Những thanh inox khoẻ khoắn chạy dài theo sát bức tườmg rồi chuyển mình quấn quanh cột-là trụ chính của quầy bar một sự chuyển mình mềm mại như những bản nhạc tình… Quầy bar và bục biểu diễn được chia thành hai không gian với sự lên bậc của mặt sàn. Hai chất liệu sàn khác nhau. Một bên là lát đá granite với những đường vân như nước biển, một bên cũng lát đá granite nhưng vân đá mầu trắng khiến các vị khách cảm tưởng lúc thì mình đang thư giãn trên bờ lúc lại thấy mình đang ngồi trên biển, một cảm giác thật thú vị. Hệ thống cột được dựa theo ý tưởng từ những con ốc thân dài, tạo chất liệu mầu rêu. Những cây san hô đủ mầu sắc lấp ló trong những góc nhìn, kết hợp với màu của bàn ghế, ghế sofa với mầu xanh ngọc giả vân sò. Ghế bar với ý tưởng ốc biển. Rồi những bức tường được phun sơn tạo chất liệu nước biển, những bức tranh khổ to về biển và sinh vật biển. Tất cả kết hợp làm tái hiện lại một thuỷ cung trong trí tưởng tượng với ý tưởng Nàng tiên cá. 4. Vài nét về bản sắc dân tộc và ngành Mỹ thuật công nghiệp ở Việt Nam. 4.1. Phương Tây với văn hoá Việt nam Lớp giao lưu với văn hoá phương Tây của Việt Nam hình thành từ khoảng thế kỷ XVI-XVII và bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn văn hoá Đại Nam và giai đoạn văn hoá hiện đại. Giai đoạn văn hoá Đại Nam khởi đầu bằng thời kỳ thâm nhập của Kitô giáo, rồi sau đó là thời kỳ xâm lược của thực dân Pháp và giao lưu với văn hoá Pháp và phương Tây. Giai đoạn văn hoá hiện đại khởi đầu bằng thời kỳ giao lưu văn hoá của các nước khối xã hội chủ nghĩa và hiện nay là thời kỳ hội nhập tương đối toàn diện vào nền văn minh nhân loại. Những người phương Tây đầu tiên đã tới Việt Nam và Đông Nam á vào khoảng đầu công nguyên, họ mang đến những đồ trang sức, bộ pha lê, vũ khí và áo giáp…Đổi lấy các thứ hàng quý hiếm của Đông Nam á mà giới quý tộc phương Tây ưa thích như trầm hương, kỳ nam, vàng, đá quý, yến sào, đồi mồi, ngà voi, sừng tê giác…Những sản phẩm của Đông Nam á mà người phương Tây thời đó đặc biệt cần hơn cả là các loại gia vị (như hồ tiêu) để chế biến và bảo quản thịt. Không phải ngẫu nhiên mà giới nghiên cứu đã gọi đường biển từ Địa Trung Hải đến Việt Nam và Đông Nam á thời đó là đường hồ tiêu(tiếng Pháp: chemin des epices). Đông Nam á không chỉ là đích, mà còn là một trong những chặng dừng chân quan trọng trên con đường biển từ phương Tây đến Trung Hoa. Trong mấy thế kỷ Việt Nam tiếp xúc và giao lưu với phương Tây, bên cạnh Kitô giáo, ảnh hưởng của nền văn hoá phương Tây đã tác động một cách khá sâu rộng vào nhiều lĩnh vực văn hoá vật chất và tinh thần Việt Nam. Tuy tuỳ lúc tuỳ nơi, thái độ người Việt Nam có thể khác nhau – chấp nhận hay chống đối – nhưng rồi cuối cùng bao giờ cũng là sự thâu hoá linh hoạt, tiếp nhận những gì có ích và biến đổi cho phù hợp với tính cách của Việt Nam. Trên bình diện văn hoá tinh thần, ngoài sự thâm nhập của KiTô giáo, còn có những hiện tượng quan trọng khác trong các lĩnh vực văn tự, ngôn ngữ, báo chí, văn học-nghệ thuật, giáo dục-khoa học, tư tưởng đã để lại dấu ấn đáng kể. Trên bình diện văn hoá vật chất, ảnh hưởng đáng kể nhất của văn hoá phương Tây đối với văn hoá Việt Nam là trong các lĩnh vực phát triển đô thị , công nghiệp và giao thông. Đó đều là những thế mạnh của nền văn hoá phương Tây hiện đại mà ngay từ đầu, thực dân Pháp đã triển khai nhằm mục đích rất rõ ràng là khai thác thuộc địa. Ngoài ra trong các lĩnh vực nhà cửa – kiến trúc – trang phục…cũng thấy rõ dấu ấn ảnh hưởng của sự giao lưu này. Trên lĩnh vực phát triển đô thị, từ cuối thế kỷ XIX, đô thị Việt Nam từ mô hình đô thị cổ truyền với chức năng làm trung tâm chính trị là chính đã chuyển dần sang đô thị theo kiểu phương Tây với chức năng kinh tế là chủ đạo (đô thị công thương nghiệp). ở các thành phố lớn như Sài Gòn – Chợ Lớn, Hà Nội, Hải Phòng dần dần hình thành một tầng lớp tư sản dân tộc với các nhà buôn, chủ xưởng và nhà thầu khoán. Một số đã hùn vốn lại thành lập những công ty riêng để cạnh tranh với tư bản Pháp và ngoại kiều. Hàng loạt ngành công nghiệp được hình thành, nhất là những ngành mang tính chất khai thác và chế biến như khai mỏ, đồn điền, chế biến nông-lâm sản…Mạng lưới các đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ…như Nam Định, Hải Dương, Hòn Gai, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hoà, Mỹ Tho…cũng nhanh chóng hình thành và phát triển. Trên lĩnh vực giao thông, hàng chục vạn dân đinh đã được huy động để xây dựng hệ thống đường bộ đến các đồn điền, hầm mỏ, các tỉnh và các vùng xa xôi. Hệ thống đường sắt và các đường hầm xuyên núi, những cây cầu lớn ngày càng được kéo dài… Trong lĩnh vực nhà cửa - kiến trúc, các toà nhà kiểu phương Tây mọc dần lên. Song, điều đáng chú ý là phần lớn các công trình này đều không dập khuân theo lối kiến trúc phương Tây thích hợp cho xứ lạnh. Mà đã biến đổi rất linh hoạt để phù hợp với môi trường khí hậu và thời tiết Việt Nam, do vậy mà dấu ấn Việt Nam hoá đã để lại rất rõ. Chẳng hạn, các toà nhà ở Hà Nội của trường Đại Học Đông Dương (nay thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội), Bộ Ngoại Giao, Viện Viễn Đông Bác Cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử)…đều có một loạt đặc tính chung: toàn bộ toà nhà không làm cao như nhà phương Tây mà chiều cao tối đa chỉ giới hạn ở hai tầng để ngôi nhà hoà mình vào thiên nhiên. Các phòng ốc trong nhà thì không thấp và kín để giữ hơi ấm như nhà phương Tây, mà ngược lại, đều cao ráo và thoáng mát. Cửa sổ được mở nhiều theo lối ở Việt Nam. Các mái hiên, mái che cửa sổ được làm rộng, đưa ra xa để tránh nắng chiếu và mưa hắt. Các kiến trúc sư còn chú ý sử dụng hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát giác…để làm nổi bật tính dân tộc… Trong cái mặc (trang phục), lối mặc kiểu phương Tây (gọi là âu phục) đã sớm chinh phục được giới đàn ông đô thị (công chức, tri thức…). Với phụ nữ thì ảnh hưởng của phương Tây chỉ diễn ra một cách từ từ. Sự kết hợp giữa ảnh hưởng phương Tây với truyền thống Việt Nam đã làm nảy sinh ra bộ áo dài tân thời nổi tiếng của phụ nữ, bộ áo dài mà chỉ sau thời gian ngắn đã trở thành biểu tượng của hình ảnh con người Việt Nam. 4.2. Bản sắc dân tộc trong nội thất-kiến trúc Có rất nhiều ý kiến, cách lý giải khác nhau, thậm chí trái ngược nhau cũng như thống nhất rằng: kiến trúc và nội thất Việt nam có bản sắc dân tộc không? Phải chăng bản sắc dân tộc chỉ có trong các công trình truyền thống? Có phải chỉ cần thể hiện bản sắc dân tộc ở hình thức của công trình? Sắc thái dân tộc và sắc thái địa phương thường có những nội dung tương đồng. Với một dân tộc có một vùng lãnh thổ hoặc một cộng đồng dân tộc có một đất nước, thì bản sắc dân tộc cũng có thể hiểu là bản sắc địa phương của một vùng hoặc một quốc gia. Hầu như trên thế giới, mọi dân tộc ít nhiều đều có bản sắc riêng của mình, giá trị của bản sắc không phụ thuộc vào dân tộc đó lớn hay nhỏ, giầu hay nghèo, hiện đại hay lạc hậu, phát triển hay không phát triển. Nó thể hiện trong tất cả các lĩnh vực đời sống như ý thức về dân tộc, cách tư duy, lối sống, cách dựng nước và giữ nước, cách sáng tạo trong sản xuất khoa học kỹ thuật và văn hoá… Điều đó chứng tỏ bản sắc dân tộc không phải chỉ là các vấn đề của các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật mà là vấn đề của tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Tuy nhiên bản sắc dân tộc thường dùng để mô tả thượng tầng kiến trúc của xã hội mà các phạm trù ý thức hệ tồn tại lâu đời, biểu hiện thông qua các loại hình văn hoá nghệ thuật trong đó có ngành trang trí nội thất. Giữ gìn bản sắc dân tộc trong trang trí nội, ngoại thất hiện đại không có nghĩa là sao chép, bắt chước theo kiểu nhại cổ, hoài cổ mà tính chất bản sắc dân tộc của một công trình trang trí nội thất phải được biểu hiện ở các đặc trưng sau: - Phù hợp với điều kiện thiên nhiên, khí hậu Việt Nam: nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa, có nhiều mưa, bão lớn, nhiều cây xanh, ánh nắng và có bốn mùa. - Phù hợp với con người Việt Nam: kích thước, tâm sinh lý, tâm hồn, tình cảm, đạo lý, truyền thống văn hoá, trình độ hiểu biết, lao động, phong tục, tập quán sinh hoạt. - Phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ khoa học kĩ thuật của Việt Nam. - Phù hợp với các quy luật, nguyên tắc thẩm mỹ nói chung cũng như quan điểm và tâm lý thẩm mỹ dân tộc và truyền thống của người Việt Nam biểu hiện ở hình dáng, kích thước, không gian, bố cục, tỉ lệ, hình thức trang trí (mầu sắc, nghệ thuật tạo hình…). Đó là giản dị, thiết thực, xinh xắn, nhẹ nhàng, gần gũi với con người, với thiên nhiên, không phô trương, kênh kiệu, không “nạt nộ”, áp đảo con người. Như vậy, giá trị bản sắc dân tộc trong trang trí nội ngoại thất được thể hiện không chỉ qua hình thức mà qua cả nội dung( quy mô, cơ cấu sử dụng, bố cục không gian…) mà mối quan hệ với môi trường cảnh quan chung quanh vì chính nội dung và bố cục công trình mới gắn bó trực tiếp với các hoạt động của con người sống và làm việc trong đó. Công trình trang trí nội, ngoại thất thể hiện đồng thời các đặc trưng trên là một công trình có bản sắc dân tộc, hoàn chỉnh, sâu sắc và đương nhiên là công trình có chất lượng cao. Tuy vậy, bản sắc dân tộc trong trang trí nội, ngoại thất luôn biến hoá, thay đổi và phát triển theo không gian và thời gian. Theo không gian, bản sắc nội thất thay đổi theo các địa phương, các vùng với thiên nhiên và đặc điểm khí hậu khác nhau. Theo thời gian, bản sắc dân tộc trong nội thất thay đổi theo các giai đoạn lịch sử với sự biến đổi về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội…thể hiện ở quy mô, cơ cấu sử dụng, sự hoàn thiện kết cấu, vật liệu, chất lượng, môi trường…Theo sự biến đổi của nhu cầu và trình độ văn hoá của con người, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp lên cao, từ thô sơ đến hoàn thiện và theo quá trình thâm nhập từ văn hoá bên ngoài vào. Giá trị của bản sắc dân tộc không hoàn toàn đồng nghĩa với chất lượng sử dụng, chất lượng thẩm mỹ của công trình nội thất. Giá trị bản sắc dân tộc và giá trị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32740.doc