Khóa luận Tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TUYÊN TRUYỀN ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT- MỘT NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG

1.1. Quan niệm, chức năng, nhiệm vụ của việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí

1.1.1. Quan niệm về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trên báo chí

1.1.3. Vai trò của tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây

1.2. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước nói về tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí

1.2.1. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác nói về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt

1.2.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt

1.2.3. Đường lối đổi mới, các văn kiện của Đảng và Nhà nước về công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT TRÊN BÁO HÀ TÂY

2.1. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế

2.1.1. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp

2.1.2. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế công nghiệp

2.1.3. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế khác

2.2. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực chính trị

2.3. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực văn hoá, xã hội

2.3.1. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực văn hoá

2.3.2. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực xã hội

2.4. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực giáo dục- y tế

2.4.1.Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực giáo dục

2.4.2. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực Y tế

2.5. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực an ninh quốc phòng

CHƯƠNG 3: HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT TRÊN BÁO HÀ TÂY

3.1. Một số thể loại thường được sử dụng trên Báo Hà Tây

3.1.1. Thể loại tin

3.1.2. Thể loại bài phản ánh

3.1.3. Thể loại ký chân dung

3.2. Ngôn ngữ thể hiện

3.3. Hệ thống chuyên mục

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếu kỳ của du khách. Ba Vì còn có Đền Thượng thờ vị Thánh Tản Viên Sơn, có Đền thờ Bác Hồ, có khu vực K9 rất linh thiêng khơi gợi tâm linh con người hướng về cội nguồn...”- đây là thế mạnh rất lớn để phát triển ngành kinh tế du lich ở Ba Vì nói riêng và ở tỉnh Hà Tây nói chung. Đây là hướng đi mới của phát triển kinh tế du lịch, nhưng muốn nó thực sự mang lại hiệu quả kinh tế Ba Vì đã giúp các doanh nghiệp có điều kiện pháp lý để mở mang xây dựng các khu vực kinh doanh cho khoa học và khai thác hiệu quả. Trước hết muốn phát triển du lịch, UBND huyện Ba Vì xác định phải cải tạo hệ thống giao thông thuận lợi cho du khách đi lại. Bên cạnh đó, Ba Vì còn chú trọng tới việc nâng cấp và xây dựng nhà nghỉ khang trang cho du khách có nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn, giải trí ... Nhờ vậy, môi trường cũng như cảnh quan các khu du lịch ngày càng khang trang, sạch đẹp đã tạo sự hấp dẫn cho du khách. Bài “Ba Vì: Khai thác tiềm năng phát triển công nghiệp “không khói” của tác giả Hương Dung (số 3526, ngày 5/5/2005) đã phản ánh cách làm mới trong khai thác phát triển kinh tế du lịch đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Thông qua việc tìm hiểu và phân tích một số bài phản ánh về những cách làm mời trong phát triển các ngành kinh tế khác ở Hà Tây trong giai đoạn hiện nay đã phần nào giúp ta thấy được bức tranh toàn cảnh phát triển kinh tế, nó không chỉ bó hẹp trong một ngành nghề nhất định, mà trong từng thời kỳ nó đã có những bước đi thích hợp góp phần thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhờ có sự tuyên truyền kịp thời những điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế của Báo Hà Tây mà những điển hình tiên tiến đó nhanh được nhân rộng và ảnh hưởng cả tới các vùng lân cận. Trong đó, đặc biệt chú ý tới việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực nông nghiệp vì ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu ở Hà Tây. 2.2 Điển hình tiên tiến trên lĩnh vực chính trị. Đời sống chính trị luôn giữ vai trò quyết định, chi phối tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, của mỗi quốc gia, dân tộc. Sự ổn định về chính trị và sự lựa chọn một thể chế chính trị đúng cũng là sự lựa chọn con đường đi lên của đất nước. Ở nước ta việc thực hiện phương châm: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, kiên định với lý tưởng của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng đất nước đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội là một sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt. Để thực hiên sự lựa chọn này, nhân dân Việt Nam đã phải đổ biết bao nhiêu máu và nước mắt để đánh đuổi giặc ngoại xâm và ngày nay là đấu tranh, chống diễn biến hoà bình và âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX lại một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức Đảng: “Nhiệm vụ then chốt là xây dựng chỉnh đốn Đảng và nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế” [5, 51]. Thấm nhuần tư tưởng này, thời gian qua, Báo Hà Tây luôn theo sát và phản ánh trung thực đời sống chính trị trong tỉnh. Cũng qua phản ánh của báo, nhiều gương sáng đảng viên, nhiều tập thể làm tốt công tác xây dựng Đảng, thực hiện tốt Quy chế dân chủ đã được nêu gương và kịp thời phổ biến và nhân rộng. Trong hơn một năm (từ tháng 1/2004 đến tháng 5/2005) Báo Hà Tây đã tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực chính trị 141 bài. Báo Hà Tây với chức năng là: “Cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tây- tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tây”. Nên việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực đời sống chính trị được báo đăng tải thường xuyên, có số lượng bài rất lớn. Năm 2004, với khổ nhỏ (28cm x 42cm) ra hàng ngày 8 trang đã dành riêng trang 4 là trang chính trị. Do đó, việc đưa những nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng thường xuyên, đặc biệt việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt được chú trọng trong đó có chuyên mục “Gương đảng viên” thực hiện rất đều đặn mỗi tuần 3 số. Nhưng bước sang đầu năm 2005, báo chuyển sang khổ lớn (42cm x 57cm) nên nội dung tuyên truyền có phần hạn chế hơn, chuyên mục “Gương đảng viên” xuất hiện với tần số ít hơn. Trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội thì công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được coi là nhiệm vụ then chốt. Trong công cuộc đổi mới đất nước cần có nhiều cán bộ trẻ, đảng viên trẻ, có đức, có tài, với phẩm chất chính trị vững vàng nên việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên là một yêu cầu bức thiết. Trước yêu cầu đó, Báo Hà Tây dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy thường xuyên tổ chức tuyên truyền những điển hình về công tác phát triển đảng, công tác cán bộ ở cơ sở, các ngành… Bài “Đảng bộ Trường ĐH Lâm Nghiệp- điểm sáng về công tác xây dựng Đảng: Làm tốt công tác phát triển đảng viên từ sinh viên” của tác giả Thái Hà (số 3413, 26/1/2005) có đoạn viết “Do nhiều năm thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, được Huyện uỷ Chương Mỹ tin cậy, phân cấp cho Đảng bộ nhà trường được xét, quyết định kết nạp đảng viên”. Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ về tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học đã tạo tiền đề cho Đảng bộ Trường ĐH Lâm Nghiệp làm tốt công tác phát triển Đảng viên từ sinh viên. Những năm trước đây công tác phát triển đảng còn khắt khe, thủ tục kết nạp phải trải qua nhiều khâu, nhưng đến nay khi Chỉ thị 34 của Bộ Chính trị (khoá VIII) và Chỉ thị 14 của Tỉnh uỷ Đảng bộ Trường ĐH Lâm Ngiệp đã chủ động trong mọi khâu của việc phát triển Đảng. Đảng bộ Trường ĐH Lâm Nghiệp đã làm rất tốt từ công tác tạo nguồn như: “Đảng uỷ nhà trường có kế hoạch cho chi bộ, tổ chức Đoàn Thanh niên và Công đoàn tổ chức phong trào hành động” nên đã khích lệ được lòng nhiệt tình của tuổi trẻ, tạo cho họ cơ hội, định hướng nguyện vọng và phấn đấu ngay từ những năm đầu. Qua những phong trào này đã xuất hiện những đoàn viên ưu tú và là nguồn để giới thiệu cho Đảng. Bên cạnh việc tạo nguồn là khâu rất quan trọng trong công tác phát triển đảng trong sinh viên, Đảng bộ trường ĐH Lâm Nghiệp còn có quy trình chặt chẽ, mô hình quản lý đảng viên phù hợp nên kích thích được phong trào sinh viên rèn luyện học tập tốt, chịu khó tìm tòi nghiên cứu khoa học. Để công tác phát triển Đảng từ sinh viên thực sự thu hút được đông đảo sinh viên tham gia, Đảng bộ nhà trường đã đổi mới mô hình tổ chức cơ sở đảng bằng việc thành lập các chi bộ trực thuộc, chuyển công tác theo dõi, phát triển đảng trong sinh viên sang một đầu mối là Chi bộ Phòng Chính trị - Công tác sinh viên. Do đó việc theo dõi, kiểm tra, thẩm tra lý lịch, hồ sơ mất ít thời gian rườm rà. Với việc phân cấp cho Đảng bộ nhà trường được xét, quyết định kết nạp đảng viên nên mỗi năm Đảng bộ nhà trường kết nạp được 40- 50 đảng viên mới, trong đó chủ yếu là sinh viên, chiếm khoảng 15% tổng số đảng viên mới được kết nạp của Đảng bộ huyện. Đây là thành công nổi bật trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ năm 5 gần đây, đào tạo nguồn lực “Vừa hồng vừa chuyên” phục vụ CNH, HĐH đất nước. Những cố gắng của Đảng bộ Trường ĐH Lâm Nghiệp trong việc phát triển đảng có ý nghĩa rất lớn, đưa Trường ĐH Lâm Nghiệp trở thành trường tiêu biểu trong cả nước về công tác xây dựng Đảng. Trong quá trình đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thì các chi bộ đảng có vai trò quan trọng trong việc quán triệt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng vào thực tiễn. Bài “Thôn Yên Lộ: Chi bộ mạnh, phong trào tốt” của tác giả Nguyễn Đăng Tú (số 3507, 18/4/2005), đã nêu rõ vai trò của chi bộ đảng trong công tác lãnh đạo quần chúng nhân dân phát triển kinh tế, văn hoá của xã Yên Lộ (thị xã Hà Đông) có: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,8%/năm, so với năm 2003, tăng 1,8 giá trị. Nông nghiệp đạt 3.524 triệu đồng; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 3,349 triệu đồng; thương nghiệp, dịch vụ đạt 3.431 triệu đồng. Tổng giá trị năm 2004, đạt 10,304 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 4 triệu đồng”. Để có được những kết quả đó là nhờ chi bộ thôn đã xác định được vai trò quan trọng của mình trong việc quán triệt cán bộ, đảng viên, nhân dân đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị nghị quyết của cấp trên. Bên cạnh đó, đảng viên trong chi bộ luôn là người gương mẫu, đi đầu trong mọi nhiệm vụ, có lối sống trung thực, giản dị, gần gũi nhân dân, không tham ô, lãng phí nhờ đó mà nhiều năm chi bộ được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh. Song song với những việc làm trên, chi bộ đảng còn coi trọng công tác phê bình và tự phê bình nên những đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm phải nhìn thẳng vào sự thật, dũng cảm nhận khuyết điểm trước dân, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên có sai phạm đề ra biện pháp sửa chữa, khắc phục nhờ đó mà trong nội bộ có sự đoàn kết gắn bó. Đặc biệt, Chi bộ thôn Yên Lộ thường xuyên thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở nên mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn trong chi bộ, trong tổ chức đảng, mọi đảng viên đều biết và tham gia ý kiến góp phần giải quyết tốt những vấn đề quan trọng trong cuộc sống. Xuất phát từ phong trào chi bộ đoàn kết đã thúc đẩy phát triển kinh tế- văn hoá ở địa phương. Chi bộ đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong thôn vận động tuyên truyền nhân dân thực hiện nếp sống văn minh do đó “Năm 2004, thôn đã có 486 hộ được công nhận gia đình văn hoá, đạt 87% tổng số hộ, lần thứ hai thôn được UBND tỉnh ban tặng danh hiệu làng văn hoá”. Để có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, chi bộ thôn Yên Lộ có vai trò rất quan trọng, nó không những là người lãnh đạo tập thể, mà còn thực hiện tốt chức năng là: “Đầy tớ của nhân dân” trước những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước thì đảng viên luôn là người đi đầu, khởi xướng để nhân dân học tập, noi theo. Chi bộ thôn Yên Lộ là một điển hình tiên tiến để chúng ta học tập, nhân rộng để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Mỗi địa phương, cơ sở khác nhau thì vai trò của tổ chức cơ sở Đảng cũng khác nhau. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay nên kinh tế tỉnh Hà Tây đã có bước tiến quan trọng, đòi hỏi các tổ chức cơ sở Đảng phải nỗ lực hơn nữa trong công tác lãnh đạo đưa nền kinh tế địa phương ngày càng đi lên. Trong phong trào phát triển kinh tể chung của toàn tỉnh, Đảng bộ xã Liệp Tuyết (Quốc Oai) lại đi sâu vào thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tạo đà cho kinh tế- xã hội phát triển. Bài “Liệp Tuyêt: Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở” của Nguyễn Duy Cách (ra ngày 1/4/2004) đã phản ánh cách làm này đạt hiệu quả cao. Nhiệm kỳ 1999- 2004, xã không có đơn thư khiếu nai tố cáo của công dân, đặc biệt không có khiếu kiện đông người, vượt cấp, mọi vướng mắc, đề nghị, kiến nghị của công dân trong xã đều được giải quyết, hoà giải thấu tình đạt lý ngay từ cơ sở. Để có được những kết quả đó, Ban Thường vụ Đảng uỷ xã Liệp Tuyết xác định: “Quyền dân chủ của nhân dân phải luôn luôn được tôn trọng đúng mức”, nên từ những việc nhỏ đến lớn đều được thông báo rộng rãi tới nhân dân nên được nhân dân ủng hộ. Do vậy mà “8 năm liền Liệp Tuyết được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh”- đây là điển hình về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của huyện Quốc Oai. Trong công cuộc, xây dựng và phát triển kinh tế ở nông thôn, các tổ chức Đảng có vai trò rất quan trọng trong việc đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào thực tế cuộc sống. Do đó ở một số địa phương trong tỉnh đã nhờ làm tốt công tác dân vận tốt đã thúc đẩy được quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao như: Bài “Hiệu quả từ công tác dân vận ở Kim An” của Nguyễn Hiếu (ra ngày 2/1/2005) đã nêu lên vai trò của công tác dân vận trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong phong trào tuyên truyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đạt kết quả cao. “Năm 2004, tổng thu nhập toàn xã đạt 9,2 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2003; tổng sản lượng quy thóc đạt 2.200 tấn, bình quân lương thực đạt 630 kg/người/năm. Hay bài “Hiệu quả công tác dân vận ở Đại Đồng” của Thanh Hà (ra ngày 12/5/2004) đã nêu: “Năm 2003 là năm thứ 25 liên tục Đảng bộ xã Đại Đồng (Thạch Thất) đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh, HTX nông nghiệp và HĐND xã được chính phủ tặng Cờ và Bằng khen, cho tới nay xã đã được tặng thưởng 9 Huân chương các loại. Các ngành như Giao thông, Nông nghiệp, Quân sự, Thương binh- Xã hội đều đã được tặng Huân chương lao động hạng nhì”. Kết thúc bài viết tác giả khẳng định: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công ở Đại Đồng là nhờ làm tốt công tác dân vận”. Cùng với việc tuyên truyền những điển hình về công tác xây dựng Đảng, những năm qua Báo Hà Tây còn tập trung tuyên truyền về công tác củng cố và khắc phục cơ sở đảng yếu kém. Thông qua các bài viết về đề tài khắc phục cơ sở Đảng yếu kém, tác giả đã chỉ ra được những nguyên nhân, hạn chế dẫn đến yếu kém của các tổ chức cơ sở Đảng, đồng thời đưa ra những giải pháp gíup cơ sở đảng đó sớm tìm được hướng đi mới. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, đời sống chính trị trên đất Việt Nam đã ghi nhận viết bao trang sử vẻ vang bằng máu và nước mắt. Nối tiếp truyền thống cha anh, những người đảng viên hôm nay, vẫn đang ngày đêm phấn đấu và trèn luyện để ghi tiếp những trang sử vàng mới về thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là thời kỳ đổi mới đất nước. Nếu như trong chiến tranh các đảng viên luôn dũng cảm, kiên cường đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc “Thà hy sinh tất cả”. Thì trong thời bình, những người đảng viên vẫn luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là thế hệ trẻ có ưu thế về trí tuệ, dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn phát huy nội lực góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước. Đối với vùng nông thôn thì phong trào đoàn viên, đảng viên tham gia sản xuất nông nghiệp phát triển rất mạnh, đó là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập. Bài “Tuổi trẻ Thanh Oai tiến quân vào khoa học kỹ thuật”, họ là những người chủ của tương lai, tuy gắn bó với đồng ruộng lam lũ, nhưng họ không chịu lùi bước trước những khó khăn trong thời buổi cơ chế thị trường. Họ phá bỏ những tập quán canh tác xa xưa, thay vào đó là áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao xứng đáng là những thanh niên ưu tú trong công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh, những tập thể điển hình tiên tiến trên lĩnh vực chính trị, còn có không ít những cá nhân đáng được biểu dương khen thưởng như: Anh Dương Xuân Hoà ở Tiền Phong (Thường Tín) là một đảng viên trẻ năng động, say mê nghiên cứu khoa học, là một sinh viên Học viện quân y với niềm đam mê và sự sáng tạo của tuổi trẻ anh đã hai lần được nhận giải thưởng cho các đề tài khoa học nghiên cứu về mô phôi đó là: Giải nhất cấp Học viện và giải nhất VIFOTEC (giải thưởng của Hội liên hiệp KH-KT Việt Nam). Không dừng lại ở đó năm 2004, anh cùng với 4 người bạn bắt tay vào nghiên cứu ảnh hưởng của TNT và tác dụng của chế phẩm A20 Ma Microphyla đến số lượng, chất lượng tinh trùng chuột nhắt trắng. Đề tài khoa học của anh đã vinh dự đạt Huy chương vàng tại buổi lễ trao giải thưởng WIPO- giải thưởng của tổ chức trí tuệ thế giới cho những sinh viên có đề tài nghiên cứu khoa học xuất sắc năm 2003. Là một đảng viên tuổi đời còn rất trẻ nhưng anh đã vinh dự thay mặt cho sinh viên của Học viện Quân y đi dự buổi gặp gỡ “Những bông hoa đẹp học sinh, sinh viên Thủ đô” do Thành Đoàn Hà Nội tổ chức. Anh xứng đáng là một tấm gương tiêu biểu đại diện cho thế hệ trẻ trong thời kỳ đổi mới. Cùng với các điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, những gương mặt điển hình cá nhân và tập thể trong lĩnh vực đời sống chính trị như một âm thanh hoà vào bản đồng ca của những chiến sỹ thi đua thời kỳ đổi mới. Báo chí với chức năng là: Người tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể, trong thời gian qua đã “Làm tốt chức năng tuyên truyền, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến” [5,116] như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định. Những điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong đời sống chính trị được Báo Hà Tây phát hiện và đưa tin tuy chưa nhiều nhưng cũng phần nào cho người đọc thấy được vai trò lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đổi mới. 2.3. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên lĩnh vực văn hoá- xã hội. Qua khảo sát từ năm 2004 đến nay, có 139 bài phản ánh về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt về lĩnh vực này dưới nhiều dạng bài viết và thể loại hấp dẫn. Trong đó có 85 bài phản ánh về lĩnh vực xã hội, 54 bài về lĩnh vực văn hoá. 2.3.1.Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên lĩnh vực văn hoá. Văn hoá là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội, có quan hệ trực tiếp tới từng người, từng gia đình, hàng giờ, hàng ngày và trong suốt thời gian tồn tại của loài người. Do đó, văn hoá là đối tượng quan tâm, nghiên cứu, thông tin và can thiệp tích cực của báo chí nói riêng và các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung. Báo chí không chỉ là tấm gương phản ánh, là phương tiện truyền tải tri thức, mà đã từ lâu được xã hội thừa nhận là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của văn hoá, có khả năng góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí và hoàn thành diện mạo văn hoá của mỗi quốc gia cũng như nhân cách của mỗi công dân. Đất nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” là sự nghiệp xây dựng và sáng tạo to lớn của nhân dân, đồng thời là một quá trình cải biến xã hội sâu sắc, đòi hỏi kế thừa và phát huy khả năng, trí tuệ ở mỗi con người Việt Nam. Bước vào thời kỳ mới, trước sự giao lưu văn hoá, đòi hỏi phải có những con người đủ phẩm chất, năng lực để ghánh vác nhiệm vụ mới của đất nước. Bên cạnh việc kế thừa những giá trị kết tinh từ truyền thống trong lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường, dựng nước và giữ nước, con người Việt Nam, chúng ta còn cần phát huy những phẩm chất sao cho phù hợp với thời đại mới. Hà Tây là vùng đất văn hiến, văn hoá vật thể, phi vật thể phong phú đậm đặc. Để bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống văn hoá của vùng đất này cần phải: “Làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng con người, vào từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người” [1, 443]. Để nhằm tạo ra một lối sống tinh thần cao đẹp, trình độ nhân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn, đưa tỉnh Hà Tây từng bước đi lên giàu mạnh. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, Hà Tây đã có rất nhiều điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực văn hoá và được Trung ương đánh giá rất cao. Trong bối cảnh hiện nay, để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5, trong đó phải kể tới phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá (TDĐKXDĐSVH) ở khu dân cư” của tỉnh Hà Tây đã và đang đi vào cuộc sống, trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, có sức lan toả mạnh mẽ, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng tích cực. Cho đến nay, Hà Tây đã đạt chỉ tiêu đề ra với 70% số gia đình trong tỉnh đạt danh hiệu Gia đình văn hoá, 36,7% số làng trong tỉnh đạt danh hiệu Làng văn hoá. Bên cạnh đó việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống được duy trì và phát triển. Để có được những kết quả trên, Báo Hà Tây đã có những đóng góp rất lớn vào công tác tuyên truyền, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, tạo điều kiện cho văn hoá phát triển sâu rộng. Bên cạnh đó, đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong 2 năm 2004, 2005, Báo Hà Tây đã có những định hướng tuyên truyền cụ thể để Nghị quyết Trương ương 5 đi vào cuộc sống. Bên cạnh việc tuyên truyền đậm, hiệu quả nhiều điển hình đã được báo chí phản ánh kịp thời. Đối với việc tuyên truyền cuộc vận động TDĐKXDĐSVH là một nội dung quan trọng nhất của Nghị quyết Trương ương 5 trong thời điểm hiện nay đã được báo đưa tin và phản ánh kịp thời, góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân. Báo Hà Tây đã kịp thời tuyên truyền một số cơ sở đã thực hiện tốt việc cưới, việc tang theo nếp sống văn hoá mới. Bài “Nét mới trong việc cưới ở Thuỵ Phú” của tác giả Công Dũng (Số 3081- ngày 11/4/2004) viết về việc tổ chức trao giấy chứng nhận ký kết hôn, được tổ chức tại trụ sở UBND xã Thuỵ Phú (Phú Xuyên). Đây là một cách làm mới trong việc thực hiện nếp sống văn hoá mới trong việc cưới, việc tang, tiết kiệm văn minh. Để có được cách làm hay như vậy là nhờ “Có một quá trình tuyên truyền vận động thực hiện trong nhiều năm của chính quyền địa phương những người lãnh đạo xã, xác định phải tạo mọi điều kiện thuận lợi và hướng dẫn tận tình cho các gia đình, vừa giúp bà con tổ chức đám cưới trang trọng tiết kiệm, vừa tạo ra nét văn hoá trong việc cưới ở địa phương”, đó là một nét mới trong cuộc sống, tránh sự xa hoa lãng phí. Hiện nay trong xã hội phát triển, đời sống ngày một nâng cao người ta thường “Phú quý sinh lễ nghĩa”, bày đặt ra những buổi tiệc nhằm thu “lợi nhuận” ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và cũng có không ít những đám cưới, đám tang gây xôn xao dư luận xã hội. Do đó đây là một việc làm rất cần thiết để chúng ta tiến tới “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Thông qua việc phản ánh một buổi trao giấy chứng nhận kết hôn của đôi vợ chồng trẻ đựơc tổ chức ở một nơi đó là trụ sở UBND xã không lấy gì là khang trang cho lắm nhưng hai bên gia đình, mọi người vẫn vui vẻ và nói: “Nếu như việc đó tự nhiên bây giờ không thực hiện được chúng tôi sẽ kiện UBND xã”. Bên cạnh, việc trao giấy chứng nhận tại UBND xã, cũng thông qua buổi lễ nhằm tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Dân sự, Luật Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em…tạo nên buổi không khí vui tươi bổ ích. Giúp cho người dân nhận thức rõ được kết hôn là một sự kiện lớn quan trọng trong cuộc đời con người, được Nhà nược và xã hội coi trọng, được pháp luật bảo hộ. Từ phong trào này đã tránh được những lãng phí không cần thiết mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Đây là một việc làm rất thiết thực trong thời đại ngày nay và cách làm này ở Thuỵ Phú rất đáng để các nơi khác học tập. Trong thực tiễn cuộc sống có vô vàn những nét văn hoá tốt đẹp đáng được biểu dương, nhân rộng. Trong đó, nét đẹp về khôi phục văn hoá truyền thống cũng là một vấn đề quan trọng, vì văn hoá truyền thống là nền tảng để chúng ta phát triển. Mỗi một địa danh, một tên đất, tên làng, câu hò, điệu hát… đều gắn với những nét văn hoá riêng của từng vùng, từng miền, không dễ bị pha trộn. Hà Tây được mệnh danh là vùng đất có nghệ thuật chèo truyền thống từ rất lâu đời, nhưng trong thời đại ngày nay, khi một số loại hình nghệ thuật khác lên ngôi như nhạc trẻ, nhạc rốc… thì nghệ thuật chèo đang bị mai một và dần dần mất đi. Nhưng cái vốn văn hoá truyền thống ấy, lại bắt đầu được khôi phục lại từ vùng đất nổi tiếng Tân Hội (Đan Phượng) vì trước kia hội hát chèo như một “thương hiệu” riêng của vùng. Trong bài “Chèo tàu Tổng Gối và chuyện giữ nghề” của tác giả Nguyên Hoa (số báo tết Âm lịch2005) đã phản ánh việc khôi phục lại điệu hát chèo tàu Tổng Gối, đang là địa chỉ văn hoá, là điểm đến cho nhưng ai yêu thích dân ca. Tuy lần mở hội cuối cùng cách đây gần 85 năm, nhưng qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử nó lại bắt đầu được khôi phục lại bằng Câu lạc bộ hát chèo tàu Tân Hội. Lúc đầu cũng gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự nhiệt tình của các cụ cao tuổi nên những bái hát chính thức của chèo tàu đã dần dần được khôi phục qua trí nhớ của nhưng người hát chèo năm xưa. Nên tuy mới được khôi phục lại nhưng đã có 5 thế hệ ca nhí được học hát. Đến năm 2002, được sự hỗ trợ của Phòng văn hoá huyện Đan Phượng, chèo tàu đã được đưa vào các trường học và trở thành một môn học được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Ngày nay, chèo tàu đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn và là nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Để phát huy những truyền thống văn hoá vật thể và phi vật thể được thiên nhiên trao tặng, Hà Tây đang từng bước khôi phục và phát huy tốt những nét đẹp văn hoá truyền thống của cha ông. Qua mỗi thời đại, sự kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc có sự kế thừa và chọn lọc, nên trong giai đoạn hiện nay, nhất là thời kỳ toàn tỉnh đang đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư”, đã có rất nhiều tập thể, cá nhân, gia đình, cơ quan…được công nhận là gia đình văn hoá, cơ quan văn hoá. Để phát huy sức mạnh truyền thống, nhiều địa phương đã không ngừng xây dựng văn hoá và phát triển kinh tế giàu mạnh xứng đáng với danh hiệu làng văn hoá. Qua bài “Mãn Xoang: Làng cách mạng, Làng văn hoá” của tác giả Phúc Bản (số 3034, ngày 20/2/2004) ta phần nào thấy được bức tranh cuộc sống xưa và nay của một Làng: “Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Mãn Xoang là một làng có truyền thống cách mạng của quê hương khu cháy Anh hùng. Ngày nay trong thới kỳ đổi mới, Mãn Xoang vẫn không ngừng tiếp bước các th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây.DOC
Tài liệu liên quan