Khóa luận Ứng dụng tin học vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp xã

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích, yêu cầu 2

2.1. Mục đích 2

2.2. Yêu cầu 2

PHẦN I:TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất 3

1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất 3

1.1.2. Vị trí, vai trò và tính cấp thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã 3

1.2. Công tác quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước 4

1.2.1. Trên thế giới 4

1.2.2. Công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam 5

1.3. Thực trạng quản lý sử dụng đất đai ở nước ta 6

1.4. Tổng quan về hệ thống thống tin địa lý (GIS) 7

1.4.1. Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý 7

1.4.2. Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý 9

1.5. Tổng quan về hệ thống thông tin đất đai (LIS) 11

1.5.1. Khái niệm 11

1.5.2. Vai trò của Lis 11

1.6. Giới thiệu về phần mềm tin học ứng dụng (Mapinfo) 12

1.6.1. Các yêu cầu về hệ thống của MapInfo Versior 7.5 12

1.6.2. Tổ chức thông tin trong MapInfo 13

1.6.3. Các menu của MapInfo 14

1.6.4. Các chức năng cơ bản của MapInfo 14

1.6.5. Khả năng của MapInfo 14

PHẦN 2:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 16

2.1. Nội dung nghiên cứu 16

2.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội 16

2.1.2. Xây dựng dữ liệu không gian 16

2.1.3. Phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất 17

2.2. Phương pháp nghiên cứu 17

2.2.1. Phương pháp điều tra dữ liệu 17

2.2.2. Phương pháp thống kê 17

2.2.3. Phương pháp minh hoạ trên bản đồ 17

2.2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu 17

2.2.5. Phương pháp dự báo 17

PHẦN 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 18

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 18

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 19

3.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 20

3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất xã Hải Phương 22

3.2.1. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu 23

3.2.2. Điều tra thu thập số liệu 24

3.2.3. Phân lớp và xây dựng CSDL 24

3.2.4. Hoàn thiện bản đồ và các số liệu thuộc tính 29

3.3. Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất 30

3.3.1. Các lớp thông tin trong cơ sở đã xây dựng được phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất 30

3.3.2. Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất 45

3.4. Ứng dụng cơ sở dữ liệu vào xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của xã Hải Phương 51

3.4.1. Quy hoạch đất khu dân cư 51

3.4.2. Quy hoạch đất chuyên dùng 54

3.4.3. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 57

3.5. Đánh giá chung về khả năng ứng dụng của GIS-Mapinfo trong quá trình thực hiện đề tài 59

3.5.1. Ưu điểm 59

3.5.2. Hạn chế 60

PHẦN IV:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

4.1. Kết luận 62

4.1.1. Cơ sở dữ liệu không gian 62

4.1.2. Cơ sở dữ liệu thuộc tính 63

4.2. Kiến nghị 64

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2802 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng tin học vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần mềm mà trong đó các thông tin được tổ chức theo từng bảng (Table), mỗi Table là một tập hợp các File về thông tin đồ họa hoặc phi đồ họa các bản ghi mà hệ thống tạo ra. Cơ cấu tổ chức thông tin của các bảng (Table) chứa các đối tượng địa lý được tổ chức theo các tập tin sau: + Tab: Chứa các thông tin miêu tả cấu trúc dữ liệu. + Dat: Chứa các thông tin nguyên thủy. + Map: Bao gồm các thông tin mô tả sự liên kết các đối tượng địa lý với nhau. + ID: Chứa các thông tin về sự liên kết giữa các đối tượng. + Ind: Chứa cá thông tin về chỉ số đối tượng tập tin này chỉ có khi ta chọn chỉ số Index cho một trường (File) nào đó trong một bảng (Table). 2. Tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng + MapInfo có thể lưu trữ các thông tin bản đồ theo từng đối tượng. + Các lớp đối tượng này là các đối tượng chính trên bản đồ. + Lớp thông tin về điểm. + Lớp thông tin về đường . + Lớp thông tin về vùng. + Lớp thông tin về đối tượng khác. Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy, đã giúp cho phần mềm MapInfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ từ máy tính. Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ: Là một phần mềm của hệ thống thông tin GIS, MapInfo có khả năng liên kết dữ liệu mang tính chất thuộc tính với dữ liệu mang tính chất không gian. Chức năng này đã giúp cho chúng ta có thể quản lý đồng thời và riêng biệt từng loại dữ liệu, trên cơ sở đó giúp chúng ta có thể truy cập tìm kiếm thông tin một cách thuận tiện cả hai loại dữ liệu này. 1.6.3. Các menu của MapInfo Là một phần mềm được xây dựng chạy trên hệ điều hành Windows cho nên các menu của MapInfo cũng được xây dựng rất thuận tiện. - Các menu chọn luôn nổi trên thanh menu đó là: File, Edit, Tool, Oject, Query, Table, Options, Window, Hepl. Mỗi thực đơn thực hiện các chức năng xử lý khác nhau như quản lý, tra cứu thông tin… - Các mục chọn có chức năng bán tự động: Đây là thực đơn chỉ xuất hiện khi ta thực hiện các chức năng của chúng như Map, Layout, Graph, Browse,… - Bên cạnh đó MapInfo còn có hai thanh công cụ trợ giúp rất quan trọng đó là: Thanh Main và thanh Drawing với các chức năng điều khiển màn hình và vẽ đối tượng. 1.6.4. Các chức năng cơ bản của MapInfo Xây dựng cơ sở dữ liệu. Biên tập các đối tượng. Biên tập dữ liệu thuộc tính. Chỉnh lý biến động trên bản đồ. Tra cứu và tìm kiếm thông tin. Xây dựng bản đồ chuyên đề. 1.6.5. Khả năng của MapInfo Khả năng trao đổi của MapInfo cho chúng ta một khả năng thu thập, chuyển đổi dữ liệu khá thuận tiện. - Với dữ liệu mang tính chất không gian MapInfo có thể nhận dữ liệu từ Autocard, Famis, Arc/ Info, Microsation,… thông qua định dạng file chuẩn là .Dxf và ngược lại MapInfo có thể xuất dữ liệu cho các phần mềm khác. - Với dữ liệu mang tính chất thuộc tính MapInfo có khả năng trao đổi thu nhận dữ liệu từ các phần mềm như Excel, Foxpro, Dbase. Khả năng liên kết hai loại dữ liệu thuộc tính và không gian. Đây là mặt mạnh của MapInfo. Khả năng in ấn của MapInfo các khổ giấy từ A4 – A0 khá hoàn thiện. PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội - Điều kiện tự nhiên: xác định vị trí địa lí, địa hình vùng nghiên cứu, xem xét các điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ thuỷ văn cũng như các đặc điểm đất đai, thực vật, cảnh quan và môi trường. - Điều kiện kinh tế - xã hội: nghiên cứu các đặc điểm về dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất của các ngành, sự phân bố và sử dụng đất đai của xã. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong quá trình phát triển của xã. 2.1.2. Xây dựng dữ liệu không gian 1) Cơ sở dữ liệu không gian + Điều tra thu thập dữ liệu không gian Bản đồ hành chính Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Các loại bản đồ khác (Bản đồ địa hình, bản đồ địa chính…) + Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian Xuất bản đồ từ phần mềm MicroStation sang phần mềm Mapinfo. Xây dựng các lớp dữ liệu phù hợp với mục đích phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất. 2) Cơ sở dữ liệu thuộc tính + Điều tra thu thập dữ liệu thuộc tính Các số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội Các số liệu liên quan đến quy hoạch sử dụng đất Các bảng biểu thống kê, kiềm kê đất đai của huyện…. + Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính Dữ liệu thuộc tính được nhập từ bảng thuộc tính Browser hoặc nhập trực tiếp thông qua công cụ Info Tool cho từng lớp thông tin bản đồ. 2.1.3. Phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất + Cung cấp các thông tin phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai tại xã. + Xác định những biến động trong quá trình sử dụng đất. + Tạo các bản đồ chuyên đề phục vụ quy hoạch sử dụng đất. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp điều tra dữ liệu Dùng để thu thập đấy đủ các số liệu, tài liệu, sự kiện, các dữ liệu cần thiết phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất của xã. 2.2.2. Phương pháp thống kê Dùng để liệt kê phân nhóm các đối tượng theo từng chỉ tiêu, phân tích mối tương quan giiữa các đối tượng. 2.2.3. Phương pháp minh hoạ trên bản đồ Dùng để mô tả, minh hoạ cho các thông tin bằng hình ảnh cụ thể. 2.2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu Bằng các chức năng của mapinfo như: Nội suy, đo đếm, chồng xếp bản đồ…tạo ra các số liệu tổng hợp hay chi tiết phục vụ cho việc xây dựng hệ thống. 2.2.5. Phương pháp dự báo Từ những số liệu hiện trạng đã có và dựa vào các yếu tố tác động khác chúng ta dự báo khả năng phát triển của các chỉ tiêu trong tương lai để xây dựng phương án quy hoạch phù hợp. PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý Xã Hải Phương là xã đồng bằng, có tổng diện tích theo ranh giới hành chính 497,21 ha. Vị trí địa lý cụ thể như sau: Phía Bắc giáp thị trấn Yên Định. Phía Nam giáp xã Hải Tân. Phía Đông giáp thị trấn Yên Định, xã Hải Hưng và xã Hải Quang. Phía Tây giáp xã Hải Long. Nằm ở phía Tây Nam của huyện Hải Hậu, cách trung tâm huyện khoảng 2 km cùng với hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh Hải Phương có điều kiện để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2009 diện tích hành chính của xã Hải Phương là 497,21 ha. 2. Địa hình Địa hình xã Hải Phương tương đối bằng phằng, đất đai phì nhiêu tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. 3. Khí hậu Là xã ven biển, chịu ảnh hưởng chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, hàng năm chia bốn mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 – 24oC. Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80 – 85%. Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1700 – 1800 mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân. Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650 – 1700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1100 – 1200 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm. Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2 – 2,3 m/s. Bão: Do nằm trong vùng Vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 trận bão/năm. 4. Thủy văn Hải Phương có hệ thống sông ngòi tương đối dày: xã có sông chính là sông Múc chạy qua phía Đông xã và sông Doanh Châu là nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. + Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của xã rất dồi dào bởi mạng lưới sông ngòi và lượng nước mưa hàng năm, ngoài ra còn có hệ thống ao hồ trong khu dân cư đủ cung cấp nước tưới cho cây trồng, vật nuôi và sinh hoạt của nhân dân. + Nguồn nước ngầm: Mực nước tầng khai thác phổ biến từ 120 – 130 m là có thể lấy được nước ngọt dùng cho sinh hoạt. 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 1. Dân số Dân số tính đến 12/2009, toàn xã có 1967 hộ với 7282 khẩu. Trong đó nam chiếm 49,20%; nữ chiếm 50,80 %. Mật độ 1465 người/km2. 2. Lao động việc làm Lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế xã hội trên địa bàn xã là 3761 người. Trong đó: + Nông nghiệp: 2543 người, chiếm 69,28% tổng lao động. + Công nghiệp – xây dựng: 654 người, chiếm 17,81% tổng lao động. + Thương mại – dịch vụ: 474 người, chiếm 12,91% tổng lao động. Cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên do sản xuất phát triển và do nhận thức bước đầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nên từ năm 2005 đến nay cơ cấu này dần thay đổi. Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế năm 2009 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Nông nghiệp % 60,20 Công nghiệp – xây dựng % 28,14 Dịch vụ - thương mại % 11,66 Tổng % 100,00 3.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 1. Giao thông Đường tỉnh lộ: Xã có 0,76 km đường tỉnh lộ 56 chạy qua với độ rộng trung bình 7 m. Đường trục xã: Tổng chiều dài 9,4 km. nền 6 – 9 m, mặt có đoạn từ 4m, hiện tại mặt đường trải nhựa 100%. Đường giao thông thôn xóm: Tổng chiều dài 53,8 km, nền từ 3- 4 m, mặt 2m, đã được rải bê tông, xỉ và gạch 100%. Đường nội đồng của xã phân bố tương đối đồng đều trên các ô thửa, tuy nhiên chủ yếu là đường đất, mặt đường còn hẹp độ rộng trung bình khoảng 1,5m đến 2m; Do đó đi lại còn gặp nhiều khó khăn khi mùa mưa đến. 2. Thủy lợi Hệ thống thủy lợi của xã nằm trong hệ thống thủy lợi của huyện Hải Hậu. Nguồn nước tưới cho cây trồng chủ yếu được lấy từ hệ thống kênh mương cấp II, cấp III kết hợp với lượng nước mưa hàng năm. 3. Giáo dục Trường trung học gồm 1 trường với diện tích xây dựng 6370 m2, với 17 phòng học cao tầng và 555 học sinh. Trường tiểu học gồm 1 trường với diện tích xây dựng 6370m2, với 28 phòng học và 682 học sinh. Nhà mẫu giáo mầm non được dải đều trên các thôn, xóm trong xã, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của các cháu cả hiện tại cũng như trong tương lai. Hiện tại xã đã được công nhận xóa nạn mù chữ với tỷ lệ 100%. 4. Y tế Hải Phương có 1 trạm y tế với 01 bác sỹ, 2 y tá và 2 y sỹ. Diện tích đất 100 m2, số giường bệnh là 8 giường. Ngoài ra còn có 1 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Các hoạt động y tế hàng năm được triển khai tích cực đồng bộ. Chương trình quốc gia về phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt ở cơ sở. Công tác khám chữa bệnh thông thường, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong xã đã được kịp thời, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm được quan tâm thỏa đáng. 5. Văn hóa thể thao Hoạt động văn hóa thể thao đã có nhiều tiến bộ, trong những năm qua văn hóa làng xã đã được các cấp quan tâm và chú trọng, phòng trào nếp sống văn minh, gia đình văn hóa đã được đông đảo nhân dân thực hiện. * Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai Trong những năm qua nền kinh tế - xã hội của xã Hải Phương đã có những bước phát triển vững chắc, tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh. Đời sống nhân dân được cải thiện nhiều, xong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Cây lúa vẫn là chủ đạo trong ngành sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi đã có bước đổi mới đi sâu vào chất lượng nâng cao hiệu quả, chuyển dần sang hướng chăn nuôi công nghiệp nhưng mới chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình, chưa có trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chưa có, lao động dư thừa nhiều. Các ngành nghề khác như sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, dịch vụ thương mại, cơ khí sửa chữa, mộc, nề… chuyển biến chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao, việc phát triển kinh tế nhiều thành phần còn gặp nhiều khó khăn, chưa có bước đột phá. Là xã có truyền thống thâm canh lúa nước với năng suất cao, đất dai màu mỡ có khả năng trồng loại lúa đặc sản như lúa tám, lúa nếp, lúa dự; nhưng tỷ lệ hộ giàu còn ít, đời sống của nhân dân vẫn còn những khó khăn nhất định, hệ số sử dụng đất mới chỉ đạt 1,97 lần. Sự gia tăng dân số hàng năm vẫn còn cao và không ngừng, việc lấy đất để xây dựng nhà ở, các công trình công cộng, phúc lợi xã hội đời sống dân sinh là tất yếu. Từ xây dựng mới hay mở rộng các công trình đều lấy vào đất nông nghiệp; do đó để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện và của xã cần phải xem xét kỹ lưỡng khai thác sử dụng quỹ đất một cách khoa học, hợp lý tiết kiệm và hiệu quả. Nâng cao hệ số sử dụng đất ở mức cần thiết, đó là những yếu tố quan trọng trong công cuộc đổi mới, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất xã Hải Phương 3.2.1. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu Phân tích dữ liệu Nhập dữ liệu Cơ sở dữ liệu thuộc tính Điều tra thu thập số liệu Dữ liệu thuộc tính Dữ liệu không gian (dạng số) Phân lớp dữ liệu Chuyể đổi bản đồ theo lớp Hoàn thiện bản đồ Cơ sở dữ liệu không gian CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI Cơ sở dữ liệu thuộc tính Lựa chọn, tìm kiếm, hiển thị TT Kết nối dữ liệu XỬ LÝ DỮ LIỆU Kết nối dữ liệu Kết nối dữ liệu Cơ sở dữ liệu thuộc tính Tạo biểu đồ, phân nhóm TT Tạo trang trình bày Sơ đồ 3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quy hoạch 3.2.2. Điều tra thu thập số liệu Các số liệu thu thập được tại địa phương bao gồm: - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2009 xã Hải Phương – huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định tỷ lệ 1:5000; - Bản đồ hành chính xã Hải Phương – huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định tỷ lệ 1:5000; - Các bản đồ và sơ đồ khác; - Các biểu thống kê tình hình phân bố dân cư, tình hình sử dụng đất các năm của xã; - Quy hoạch sử dụng đất của xã Hải Phương năm 2001 – 2010; - Quy hoạch sử dụng đất của huyện Hải Hậu 2001 – 2010; - Các tài liệu về hiện trạng sử dụng đất qua một số năm Ngoài ra trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành điều tra ngoại nghiệp về tình hình phân bố dân cư, nhà ở,… 3.2.3. Phân lớp và xây dựng CSDL Cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất bao gồm hai thành phần là: Cơ sở dữ liệu không gian và Cơ sở dữ liệu thuộc tính. Cơ sở dữ liệu GIS phải được xây dựng trên các chuẩn dữ liệu quốc tế và các thủ tục cần thiết đảm bảo cho việc trao đổi thông tin trong hệ thống giữa các ngành, các địa phương trong cả nước cũng như quốc tế. Sau khi điều tra nghiên cứu tình hình cụ thể tại địa phương, chúng tôi tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất của xã Hải Phương – huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định được thể hiện ở sơ đồ sau: 1. Phân lớp dữ liệu không gian Các đối tượng được phân theo nhóm đối tượng điểm, đường, vùng và các chữ, ký hiệu màu sắc thể hiện các đối tượng trên bản đồ được biên tập theo quy phạm chuẩn của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Để phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để ứng dụng vào quy hoạch ta phải thực hiện phân lớp thông tin và tạo bảng thuộc tính cho các lớp thông tin theo mục đích phục vụ cho công tác quy hoạch. Cơ sở dữ liệu không gian được phân thành các lớp chính sau: - Lớp cơ sở dữ liệu chung bao gồm các dữ liệu như: + Ranh giới, + Các đối tượng dạng điểm: như UBND xã, trạm xá…. + Khung bản đồ + Hệ tọa độ… + Ghi chú: tên xã giáp danh, chú dẫn, đường viền, cầu, tên xóm… - Lớp thửa đất bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng, đất nghĩa trang – nghĩa địa - Lớp đất giao thông bao gồm: hệ thống giao thông trong toàn xã - Lớp đất thủy hệ - Lớp CSDL quy hoạch 2. Phân lớp và xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính Do đặc thù của các lớp thông tin và yêu cầu phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất, chúng tôi xây dựng cấu trúc dữ liệu thuộc tính một cách chi tiết, cụ thể cho từng lớp dữ liệu: a. Lớp cơ sở dữ liệu chung Trong lớp thông tin này chúng tôi xây dựng các thông tin thuộc tính cho các đối tượng như: mã đối tượng, tên đối tượng, khoảng cách, tọa độ của các đối tượng dạng điểm…Chi tiết được thể hiện tại bảng 3.2 Bảng 3.2. Thông tin thuộc tính của lớp đối tượng chung Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 Ma_doituong Character 10 Mã đối tượng 2 Ten_doituong Character 20 Tên đối tượng 3 Toado_x Float m Tọa độ x 4 Toado_y Float m Tọa độ y 5 Ghi_chu Character 20 Ghi chú b. Lớp cơ sở dữ liệu thửa đất Trong lớp thông tin này chúng tôi xây dựng các thông tin thuộc tính cho các đối tượng như: mã đất, chủ sử dụng đất, diện tích, thời hạn sử dụng…Chi tiết được thể hiện Bảng 3.3. Thông tin thuộc tính của lớp đất nông nghiệp Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 Ma_dat character 4 Mã loại đất 2 Chu_su_dung character 20 Chủ sử dụng 3 Dien_tich float ha Diện tích 4 Cay_trong_chinh character 15 Cây trồng chính 5 Che_do_nuoc character 5 Chế độ nước 6 Thoi_han_su_dung Date Thời hạn sử dụng Bảng 3.4. Thông tin thuộc tính của lớp đất ở Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 Stt integer Số thứ tự 2 Ma_dat character 4 Mã đất 3 Chu_su_dung character 5 Chủ sử dụng 4 Dien_tich float ha Diện tích 5 Thoi_han_su_dung character 10 Thời hạn sử dụng Bảng 3.5. Thông tin thuộc tính của lớp đất chuyên dùng Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 MD character 4 Mã đất 2 Dien_tich float ha Diện tích 3 Vi_tri character 10 Vị trí 4 Ghi_chu character 20 Ghi chú Bảng 3.6. Thông tin thuộc tính của lớp đất nghĩa trang – nghĩa địa Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 Stt integer Số thứ tự 2 Ma_dat character 4 Mã đất 3 Chu_su_dung character 5 Chủ sử dụng 4 Dien_tich float ha Diện tích 5 Vi_tri character 10 Vị trí 6 Ghi_chu character 20 Ghi chú c. Lớp cơ sở dữ liệu giao thông Trong lớp thông tin này chúng tôi xây dựng các thông tin thuộc tính cho các đối tượng như: mã đối tượng, tên đối tượng, chiều dài, chiều rộng…Chi tiết được thể hiện tại bảng 3.4 Bảng 3.7. Thông tin thuộc tính của lớp cơ sở dữ liệu giao thông Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 Ma_doituong character 10 Mã đối tượng 2 Ten_doituong character 20 Tên đường 3 Chieu_dai float m Chiều dài 4 Chieu_rong_TB float m Chiều rộng trung bình 5 Ghi_chu character 20 Ghi chú d. Lớp cơ sở dữ liệu thủy hệ Trong lớp thông tin này chúng tôi xây dựng các thông tin thuộc tính cho các đối tượng như: mã đối tượng, tên đối tượng, chiều dài, chiều rộng…Chi tiết được thể hiện tại bảng 3.5 Bảng 3.8. Thông tin thuộc tính của lớp cơ sở dữ liệu thủy hệ Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 Ma_doituong character 10 Mã đối tượng 2 Ten_doituong character 20 Tên kênh, mương, sông 3 Chieu_rong_TB float m Chiều rộng trung bình 4 Chieu_dai float m Chiều dài 5 Ghi_chu character 20 Ghi chú e. Các thông tin kinh tế xã hội Trong lớp thông tin này chúng tôi xây dựng các thông tin thuộc tính cho các đối tượng như: tên thon xóm, dân số, số hộ, số lao động…Chi tiết được thể hiện tại bảng 3.6 Bảng 3.9. Thông tin thuộc tính của lớp cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 Ten_xom Character 20 Tên xóm 2 Dan_so Integer Người Dân số 3 So_lao_dong Integer Người Số lao động 4 So_ho Integer Hộ Số hộ 5 Tyle_TDS_TN Float % Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 6 Tyle_TDS_CH Float % Tỷ lệ tăng dân số cơ học 7 Ho_tondong Integer Hộ Hộ tồn đọng 8 Ho_tudan Integer Hộ Hộ tự dãn Sau khi xây dựng xong cấu trúc dữ liệu cho các lớp dữ liệu bao gồm cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính chúng tôi tiến hành xây dựng các dữ liệu chi tiết 3.2.4. Hoàn thiện bản đồ và các số liệu thuộc tính - Bản đồ được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở các lớp thông tin như đã trình bày ở trên. Trong quá trình xây dựng các lớp thông tin cho bản đồ có thể có những sai xót, vì vậy ta phải sử dụng các công cụ để sử chữa hoàn thiện bản đồ. Các công cụ thường được sử dụng là Copy, Erase, Save copy as. Combine, Set target … trong phần mềm MapInfo 7.5. - Nhập thông tin thuộc tính cho các lớp bản đồ qua bảng thuộc tính Browser hoặc nhập trực tiếp từ công cụ Info Tool. 3.3. Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất 3.3.1. Các lớp thông tin trong cơ sở đã xây dựng được phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất 1. Lớp cơ sở dữ liệu chung Đối tượng trên lớp cơ sở dữ liệu chung được thể hiện ở hình 1. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.2 bao gồm các nội dung mã đối tượng, tên đối tượng, tọa độ X, tọa độ Y, ghi chú. Lớp cơ sở dữ liệu chung ban gồm các đối tượng như ranh giới, đình chùa, nhà thờ… là những đối tượng dùng chung cho các lớp bản đồ, ít thay đổi.Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.10 Bảng 3.10. Thuộc tính lớp cơ sở dữ liệu chung MA_DOITUONG TEN_DOITUONG TOADO_X TOADO_Y GHI_CHU TH Nhà trẻ 634349.72 2232305.56 DVH Nhà Văn hóa 634051.81 2233977.08 TH trờng trung học cơ 634145.67 2233510.27 TH trờng tiểu học 634088.57 2233528.56 TH Nhà trẻ 634421.58 2233363.16 TH Nhà trẻ 633480.14 2232634.61 DVH Nhà văn hóa 633873.61 2232497.56 DYT Trạm Y Tế 634372.79 2234024.34 DTS Trụ sở UBND xã 634363.96 2233992.51 TTN Chùa Tùng Lâm 633719.79 2235158.26 TTN Đền Ba Giáp 634051.17 2234920.45 TTN Nhà Thờ 634749.75 2234647.84 TTN Nhà thờ 634572.38 2233817.15 TTN Nhà thờ 634032.38 2233945.55 TTN Nhà Từ 634109.38 2234114.30 TTN Nhà từ 633813.69 2234114.30 TTN Nhà thờ 634523.28 2233812.69 TTN Nhà thờ 633512.61 2231436.65 NTD Nghĩa trang liệt sỹ 634473.41 2234833.20 2. Lớp thửa đất + Lớp đất sản xuất nông nghiệp Đối tượng trên lớp đất nông nghiệp được thể hiện ở hình 2. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.3 bao gồm các nội dung mã đất, chủ sử dụng, diện tích, cây trồng chính, chế độ nước, thời hạn sử dụng để phục vụ cho công tác quy hoạch sau này như: chuyển đất lúa sang đất phi nông nghiệp... Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.11( Chi tiết tại phụ biểu số 01 - Trang 1- 5). Bảng 3.11. Thuộc tính lớp đất nông nghiệp + Lớp đất ở Đối tượng trên lớp đất ở được thể hiện ở hình 3. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.4 bao gồm các nội dung số thứ tự,mã đất, chủ sử dụng, diện tích, thời hạn sử dụng để phục vụ cho công tác quy hoạch sau này như quy hoạch khu dân cư, hộ tự giãn…. Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.12 ( Chi tiết tại phụ biểu số 02 - Trang 9 - 10). Bảng 3.12. Bảng thuộc tính lớp đất ở + Lớp đất chuyên dùng Đối tượng trên lớp đất chuyên dùng được thể hiện ở hình 4. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.5 bao gồm các nội dung mã đất, diện tích, vị trí, ghi chú để phục vụ cho công tác quy hoạch sau này như quy hoạch mở rộng khu di tích lịch sử đền Bảo Ninh… Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.13( Chi tiết tại phụ biểu số 03 - Trang 11). Bảng 3.13. Thuộc tính lớp đất chuyên dùng + Lớp đất nghĩa trang- nghĩa địa Đối tượng trên lớp đất nghĩa trang – nghĩa địa được thể hiện ở hình 5. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.6 bao gồm các nội dung số thứ tự, mã đất, chủ sử dụng, diện tích, vị trí, ghi chú để phục vụ cho công tác quy hoạch sau này như quy hoạch mở rộng khu nghĩa địa của xã… Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.14( Chi tiết tại phụ biểu số 04 - Trang 12). Bảng 3.14. Thuộc tính lớp đất nghĩa trang – nghĩa địa 3. Lớp đất giao thông Đối tượng trên lớp đất giao thông được thể hiện ở hình 6. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.7 bao gồm các nội dung mã đối tượng, tên đối tượng, chiều dài, chiều rộng trung bình, ghi chú để phục vụ cho công tác quy hoạch sau này như nâng cấp, mở rộng đường giao thông của xã… Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.15 ( Chi tiết tại phụ biểu số 05 - Trang 13 - 15). Bảng 3.15. Thuộc tính lớp đất giao thông 4. Lớp đất thủy hệ Đối tượng trên lớp đất thủy hệ được thể hiện ở hình 7. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.8 bao gồm các nội dung mã đối tượng, tên đối tượng, chiều rộng trung bình, chiều dài, ghi chú để phục vụ cho công tác quy hoạch sau này như kiên cố hóa kênh mương, mở rộng đường thủy lợi… Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.16 ( Chi tiết tại phụ biểu số 06 - Trang 16 - 19). Bảng 3.16. Thuộc tính lớp đất thủy hệ 5. Lớp cơ sở dữ liệu quy hoạch Đối tượng trên lớp đất quy hoạch được thể hiện ở hình 8. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.9 bao gồm các nội dung tên số thứ tự, mã đất quy hoạch, diện tích, vị trí để phục vụ cho công tác quy hoạch sau này như chuyển mục đích sử dụng đất, mở rộng khu dân cư… Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.17 ( Chi tiết tại phụ biểu số 07 - Trang 20 - 22). Bảng 3.17. Thuộc tính quy hoạch 3.3.2. Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất 1, Lựa chọn, hiển thị và tìm kiếm thông tin - Xem thông tin thửa đất Hình 9: Xem thông tin thửa đất - Ta tìm kiếm ở lớp thông tin ở lớp đất sản xuất nông nghiệp với yêu cầu “ cây trồng chính = lúa 2 vụ”. Kết quả tìm kiếm những thửa đất có cây trồng chính là lú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docỨng dụng tin học vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp xã.doc
Tài liệu liên quan