Khóa luận Vấn đề bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế qua sự phản ánh của một số báo

2.1. Bài phản ánh thông tin:

* Định nghĩa:

Theo tác giả Trần Quang thì bài phản ánh thông tin là loại bài “gần với tin ngắn hơn cả. Nhưng nó khác tin ngắn là bao hàm một mảng tư liệu rộng hơn, phát triển tỷ mỉ một chủ đề nhất định”((1) Trần Quang. Các thể loại chính luận báo chí. Sđd, tr.11.1).

* Đặc điểm:

Cũng theo tác giả Trần Quang “Điều chủ yếu trong bài phản ánh thông tin là thông báo về các sự kiện được sắp xếp theo đề tài (tuy nhiên, trong bài phản ánh loại bài này nhất thiết phải đưa ra sự đánh giá các biến cố, các hiện tượng)”(2).

Tổng số bài phản ánh thông tin ở 5 tờ báo là 33 bài, cụ thể là báo ND có 9 bài, TT-VH có 5 bài, VHCN có 6 bài, tạp chí QH có 7 bài, HT có 6 bài.

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2161 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vấn đề bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế qua sự phản ánh của một số báo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thức, mục đích và phương pháp sáng tạo, tin gồm những dạng sau: “Tin vắn (gần với tin vắn có tin nhanh, tin mới nhận, tin giờ chót, tin trước 0 giờ), tin ngắn, tin sâu (gần với tin bình hoặc tin bình luận), tin tường thuật, tin công báo, tin tổng hợp, chùm tin, tin tư liệu” tiên dự báo, tin ảnh (còn gọi là ảnh tin)(2) Đỗ Xuân Hà. Đề cương bài giảng môn thể loại báo chí (nhóm I) Sđd, tr.45. . ở phần này chúng tôi chỉ xin phân tích một số dạng tin cơ bản (đã được thống kê ở bảng trên) mà 5 tờ báo và tạo chí trên đã sử dụng nhiều nhất để chuyển tải nội dung vấn đề. 1.1. Tin vắn: * Định nghĩa: Thầy Đỗ Xuân Hà cho rằng: “Tin vắn là tin rất ngắn, thường chí gồm một vài câu ngắn có tít hoặc không có tít (nếu không có tít thường in đậm những từ đầu tiên của tin), phần nhiều được tập trung và một ô riêng trên báo dưới một đầu đề chung như: “Tin vắn”, “Tin vắn thế giới”, “Tin trong nước”, “Sự kiện nổi bật trong tuần”, “Tin giờ chót”, “Tin nhanh”.”(1) (2) Đỗ Xuân Hà. Đề cương bài giảng môn Thể loại báo chí (nhóm I). Sđ d, tr.45. . * Đặc trưng thể loại: Cũng theo thầy Đỗ Xuân Hà. “Mục đích của tin vắn là thông báo thật ngắn gọn về một sự kiện hoặc về một vài khía cạnh quan trọng của sự kiện thời sự mà nhà báo thấy chưa cần thiết hoặc chưa đủ tài liệu để thông tin đầy đủ, toàn diện, sâu sắc hơn cho công chúng”(2). Dạng tin vắn được báo TT-VH sử dụng nhiều nhất với số lượng 33 tin, tiếp theo là báo ND có 30 tin, tạp chí QH có 25 tin, báo VHCN có 17 tin, tạp chí HT chỉ có 2 tin. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số tin vắn nổi bật nhất trên báo ND, TT-VH, VHCN và tạp chí QH. - Các tin: “Bảo tồn văn hoá phi vật thể”, “Trưng bày cổ vật quý được sưu tầm gần đây”, “Đầu tư cho hoạt động văn hoá cơ sở” trên báo ND, số ra ngày 2/8/2002. - Các tin: “Hội thảo về “Tín ngưỡng thờ Mẫu và lễ hội Phủ Giầy”, “Thừa Thiên Huế và công tác bảo tồn di tích”, các tin trong mục “Giao lưu văn hoá”, trang “văn hoá trong nước” trên báo TT-VH, số ra ngày 20/3/2001. - Tin “Hội thảo Nghệ thuật múa rối Việt Nam 47 năm phát triển và trưởng thành...” trên báo VHCN số rangày 2-5/5/2003. - Tin “Sưu tầm tác phẩm sử thi Tây Nguyên”, “Những ngày văn hoá Việt Nam tại Nga” trên tạp chí QH, số tháng 11/2002. Để tìm hiểu kỹ dạng tin này, chúng tôi sẽ phân tích 3 tin đăng trên các báo ND, TT-VH, VHCN (những chi tiết quan trọng nhất được in đậm). Ví dụ 1: (Mục “Văn hoá - Văn nghệ - Thể thao”, báo ND số ra ngày 25/8/2002) “Việt Nam dự triển lãm ảnh “Di sản thế giới của UNESCO” tại Nhật Bản”. Tít trên là một câu hoàn chỉnh, phản ánh ngay sự kiện chính của tin, đáp ứng yêu cầu nắm bắt thông tin của người đọc. Tin có cấu trúc theo hình tam giác ngược (chi tiết quan trọng nhất được để lên đầu), thâu tin chỉ có 3 câu. Trong câu đầu tiên, sự kiện chính được lặp lại nhưng chi tiết hơn so với tít và trả lời được những câu hỏi quan trọng về thông tin: “Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam (Who) tham gia triển lãm ảnh quốc tế” Di sản thế giới của UNESCO lần thứ 10 (What) tại Nhật Bản (Where). Câu thứ hai, chủ yếu nói về các đề tài và ý nghĩa của triển lãm ảnh quốc tế tại Nhật Bản. Câu cuối cùng thông báo về thể lệ gửi ảnh dự thi. Ngôn ngữ tin rất ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo để người đọc hiểu đầy đủ thông tin. Cấu trúc tin theo kiểu tam giác ngược, làm cho người đọc chú ý ngay đến sự kiện chính từ đầu. Tuy lập trường, thái độ của người đưa tin không thể hiện trực tiếp nhưng qua cách sử dụng từ ngữ ta có thể thấy người đưa tin đã đề cao vai trò của các nghệ sĩ Việt Nam. Cụ thể trong câu “Việt Nam dự triển lãm ảnh”, từ “dự” tạo ưu thế đường hoàng chủ động và quan trọng của những nghệ sĩ nước ta khi tham gia triển lãm ảnh quốc tế. Ví dụ 2 (trong mục) “Văn hoá trong nước trên báo T-VH, số ra ngày 27/3/2001”. Tin không có tít mà được bắt đầu bằng một ngữ danh từ in đậm: “Liên hoan ca nhạc truyền thống”. Toàn bộ tin chỉ có một câu, tuy nhiên vẫn được viết theo cấu trúc kiểu tam giác ngược. Sự kiện “Liên hoan ca nhạc truyền thống” chính là điều quan trọng nhất của tin đã được đưa lên đầu, tiếp theo là các thông tin khác như: - Khi nào? “trung tuần tháng 4/2001” - Do ai tổ chức? “Trung tâm Văn hoá quận 10 (TP Hồ Chí Minh)”. - Lý do tổ chức? “Chào mừng Đại hội Đảng và mừng lễ kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng”. Ngôn ngữ trong tin ngắn gọn, nhưng vẫn đảm bảo cho người đọc có thể hiểu đầy đủ thông tin. Trong tin, lập trường của người đưa tin cũng được thể hiệnqua những từ trong đoạn viết “tổ chức chào mừng Đại hội Đảng và mừng kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng”. Ví dụ 3 (trong mục “Thời sự văn nghệ” trên báo VHCN số ra từ ngày 18-21/4/2003, của M.A). Đây cũng là tin không có tít mà chỉ bắt đầu bằng một ngữ danh từ được in đậm “Liên hoan nghệ thuật tuồng không chuyên Hà Nội”. Tin cũng có cấu trúc theo hình tam giác ngược với nội dung chính của tin được đưa lên câu đầu “Liên hoan nghệ thuật tuồng không chuyên Hà Nội được tổ chức trong 2 ngày 17-18/4/2003 tại Nhà văn hoá huyện Đông Anh”. Câu hai thông tin về đề tài của sự kiện “Phản ánh về xây dựng đời sống văn hoá mới”, và nói về các đơn vị tham dự (24 đơn vị thuộc các quận huyện Hà Nội ). Câu cuối cùng thông tin về các giải thưởng sẽ được tao tặng (huy chương vàng, huy chương bạc). Tin này đáp ứng yêu cầu ngắn gọn, từ ngữ mạch lạc, dễ hiểu của thể loại tin vắn. Như vậy, tin vắn chỉ có mục đích thông báo vắn tắt sự kiện đã xẩy ra hoặc sắp xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày hàng giờ. Tin vắn không có lời bình trực tiếp, đó cũng là một đặ điểm của tin vắn để phân biệt với các dạng tin khác. 1.2. Tín ngắn: * Định nghĩa: Theo thầy Đỗ Xuân Hà “Tin ngắn là tin có độ dài trung bình khoảng 300 - 400 từ, có đầy đủ các thành phần kết cấu của tin (tít, mào đầu, thân tin, có thể có hoặc không có đoạn kết), thông báo tương đối đầy đủ về những chi tiết quan trọng nhất của sự kiện thời sự như: chuyện gì? Khi nào? ở đâu? Ai làm? Như thế nào? Vì sao?... còn có thể thông báo cho công chúng biết về bối cảnh, quá trình, ý nghĩa của sự kiện, thời sự, nghĩa là đưa ra một số chi tiết mang tính chất giải thích, bình luận nhằm làm rõ hơn bản chất của sự kiện, nhưng những chi tiết như vậy chiếm tỷ trọng không lớn”(1) Đỗ Xuân Hà. Đề cương bài giảng môn Thể loại báo chí (nhóm I). Sđd, tr.46. . Định nghĩa trên cũng đã nêu lên đặc trưng của thể loại tin ngắn. Dươi đây, là một số tin ngắn tiêu biểu trên 5 tờ báo: - Các tin: “Bộ Chính trị ra chỉ thị về việc kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội”, và “Chương trình lễ hội 990 năm Thăng Long - Hà Nội” trên tạp chí QH số tháng 10/2000. - Các tin: “Lần đầu tiên trưng bày đủ bức tranh sơn khắc về khu phố cổ Hà Nội thế kỷ 19, và “Bảo tàng dân tộc học tiếp tục xây dựng nhà Rông Ba na, nhà Hà Nhì, và nhà Chăm” trên báo TT-VH số ra ngày 2/2/2001. - Tin: “Tăng cường chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của P.V báo ND, số ra ngày 17/8/2002. - Các tin: “Liên hoan múa rối chuyên nghiệp toàn quốc 2003” của Thuý Hiền trên báo VHCN số ra ngày 22-24/4/2003, “Nâng cấp mở rộng Bảo tàng Quang Trung” trên báo VHCN số ra ngày 2-5/5/2003. Sau đây chúng tôi xin phân tích một tin ngắn tiêu biểu. Đó là tin “Quản lý và tổ chức các lễ hội” của P.V trên báo ND, số ra ngày 26/8/2002. Tin có dung lượng khoảng 350 từ, có đầy đủ các thành phần kết cấu của tin (tít, mở đầu, thân tin kết luận). Để đáp ứng yêu cầu nắm được ngay nội dung thông tin được kết cấu theo kiểu hình tam giác ngược. Tít của tin là một động ngữ ngắn gọn “Quản lý và tổ chức tốt các lễ hội”. Trong phần mở đầu tin đã thông báo ngắn gọn về sự kiện: “Tại thành phố Việt Trì (Phú Thọ) (Where) ngày 23/8 vừa qua (When), Bộ Văn hoá - Thông tin (Who) tiến hành sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2000 (What)”. Trong phần thân tin tác giả đã giải thích nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong lễ hội, đó là tệ nạn mê tín dị đoan, hao phí tiền của công sức trong các hoạt động lễ hội... Tác giả đã coi những hiện tượng tiêu cực đó là sự biểu hiện những “tàn dư của ý thức hệ phong kiến lạc hậu”, và đã kiến nghị “Chính phủ ban hành các văn bản cụ thể xủ phạt và truy cứu tách nhiệm với các hành vi xâm hại luật di sản văn hoá”. Trong phần kết tác giả nói thêm: “Nhân dịp này, bảy tập thể và tám cá nhân có thành tích xuất sắc trong quản lý và tổ chức lễ hội được Bộ Văn hoá - Thông tin tặng bằng khen”. Ngôn ngữ tin ngắn gọn, dễ hiểu đối với người đọc Tác giả P.V đã phê phán “những tàn dư của ý thức hệ phong kiến lạc hậu” và đồng tình với việc “xử phạt và truy cứu trách nhiệm” với các hành vi có ảnh hưởng không tốt tới các lệ hội truyền thống. 1.3. Tin sâu hoặc tin bình: * Định nghĩa: Thầy Đỗ Xuân Hà cho rằng: “Tin sâu là loại tin phản ánh tương đối tỷ mỉ, toàn diện sự kiện thời sự Nhà báo không chỉ khái quát toàn bộ sự kiện mà còn phân tích, đánh giá sự kiện, tính chất, đặc điểm, xu thế vận động, ý nghĩa, ảnh hưởng của sự kiện đến xã hội, qua đó giúp công chúng hiểu được bản chất của sự kiện”(1) Đỗ Xuân Hà. Đề cương bài giảng môn thể loại báo chí (nhóm I). Sđd, tr.48. . * Đặc điểm: Cũng theo thầy Đỗ Xuân Hà “Tin sâu có độ dài lớn hơn tin vắn, tin ngắn nhưng lại nhỏ hơn bài bình luận, bài phản ánh. Nó trả lời 5 câu hỏi cơ bản của thể loại tin nói chung (What? When? Why? Where? Who? và các câu hỏi làm rõ hơn ýnghĩa xu hướng phát triển của sự kiện (tác động đến gì? hậu quả ra sao)”(2) Đỗ Xuân Hà. Đề cương bài giảng môn thể loại báo chí (nhóm I). Sđd, tr.48. Gồm 54 tin, trong đó báo ND có 13 tin, TT-VH có 11 tin, VHCN có 8 tin, tạp cí QH có 12 tin, HT có 10 tin. Sau đây là một số tin sâu điển hình trên 5 tờ báo và tạp chí: - Tin “Nặng tình đất tổ” của Nguyễn Minh Toàn, báo ND số ra ngày 15/3/1998. - Tin “Đêm lăm vông giữa lòng Hà Nội”, của Phạm Lam, báo VHC số từ ngày18-24/4/2003. - Tin “Festival Hà Nội tourism”, tạp chí HT, số tháng 6-7/2001. - Tin “Festival Huế 2000: một hoạt động văn hoá” của P.H, báo QH số tháng 3/2000. Tin có dung lượng khoảng 600 từ, có đủ các thành phần kết cấu (tít, mở đầu, thân tin, phần kết). Tin này có cấu trúc theo kiểu hình tam giác ngược - sự kiện chính được tập trung ngay ở đầu tin, tiếp theo được tập trung ngay ở đầu tin, tiếp theo là các đoạn mô tả, làm nổi bật sự kiện đã nêu. Tít của tin này là một ngữ danh từ, nhấn mạnh ý nghĩa nổi bật của tin. Trong phần mở đầu tác giả đã đem đến cho người đọc một cái nhìn khái quát về sự kiện: Sự kiện gì? (Festival Huế 2000), khinào? (từ 8 đến 19/4/2000), Ai tổ chức? (Việt Nam), cùng với ai? (Chính phủ Pháp). Trong phần này tác giả còn đưa ra sự đánh giá về ý nghĩa của sự kiện: “không chỉ là một lễ hội văn hoá nghệ thuật có tầm cỡ quốc gia và quy mô quốc tế mà đây còn là dịp phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, đặc sắc của Việt Nam gắn với các hoạt động giao lưu quốc tế”. Trong phần thân tin, tác giả đã thông báo về những hoạt động lễ hội trong phạm vi Festival. Phần này có thể chia làm 3 đoạn: Đoạn 1: Sau câu mở đầu “Chương trình sẽ phân thành 4 phần với các hoạt động nghệ thuật và du lịch diễn ra song song”, tác giả nói về những hoạt động cụ thể là: - Chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ Pháp - Việt tại khu Đại Nội. - Chương trình văn nghệ quần chúng tại các tụ điểm văn hoá của thành phố Huế. - Chương trình “Đêm hội cố đô” khai mác Festival Huế 2000 tại Quảng trường Ngọ Môn. - Đêm bế mạc Festival với hội hoa đăng trên sông Thương. Đoạn 2: Trong đoạn này tác giả thông báo về các công tác tổ chức và chuẩn bị cho Festival như: nâng cấp, sửa chữa, trùng tu, tôn tạo một số công trình kiến trúc, di tích lịch sử; hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng tại những nơi diễn ra lễ hội; chuẩn bị các chương trình biểu diễn giao lưu nghệ thuật. Đoạn 3: Trong đoạn này tác giả đã phản ánh các hoạt động dl diễn ra song song với lễ hội như: tham quan lăng tẩm, vườn, các di tích lịch sử văn hoá Huế, tổ chức du lịch ẩm thực, hoạt động vui chơi giải trí. ở cuối đoạn tác giả có nhận xét: “Festival Huế là một hoạt động văn hoá du lịch lớn có ý nghĩa của thành phố Huế và ngành du lịch Việt Nam trong năm nay”. Trong phần kết tác giả đã thể hiện tình cảm, quan điểm của mình đối với Festival Huế 2000: “Hy vọng rằng liên hoan du lịch này sẽ được tổ chức thường nên nhằm đem đén cho bầu bạn 5 châu những bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới, đồng thời cũng hiểu Việt Nam thực sự trở thành “Điểm đến của thiên niên kỷ mới”. Ngôn ngữ trong tin khá chau chuốt, ngắn gọn, ví dụ câu “Chương trình được tổ chức một cách công phu, vừa mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời cũng mang những nét hiện đại”. Với kết cấu hài hoà (các đoạn trong tin có dung lượng ngang nhau và đề cập đến các chi tiết cụ thể trong sự kiện) tin trên đã giúp người đọc vừa nắm bắt được những hoạt động của một sự kiện lớn, vừa hiểu một cách khá sâu sắc ý nghĩa của sự kiện đó. 2. Bài phản ánh: * Định nghĩa: Theo tác giả Trần Quang “Bài phản ánh là thể loại trong đó chủ đề thời sự được nghiên cứu, phân tích trên những tư liệu cụ thể lấy trong phạm vi hẹp. Trong một số truờng hợp nógiống với thể loại tường thuật. Trong trường hợp khác lại có yếu tố của ký sự, tiểu luận, tiểu phẩm”(1) (2) Trần Quang. Các thể loại chính luận báo chí. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 10, 11. Bài phản ánh thường có dung lượng từ 80 đến 100 dòng in. * Các dạng bài phản ánh: Cũng theo tác giả Trần Quang có “Bài phản ánh thông tin, bài phản ánh phân tích và bài phản ánh nêu vấn đề”(2). Sau đây là bảng thống kê các dạng bài phản ánh trên báo ND, TT-VH, VHCN, tạp chí QH và HT về đề tài của khoá luận: Các dạng tin Bài phản ánh thông tin Bài phản ánh phân tích Bài phản ánh nêu vấn đề Tổng số bài ở mỗi tờ báo Báo, tạp chí “Nhân dân” 9 14 35 58 “Thể thao và Văn hoá” 5 11 29 45 “Văn hoá Chủ nhật” 6 18 15 40 “Quê hương” 7 13 35 58 “Heritage” 6 15 14 35 Tổng số tin, bài ở 5 tờ báo 33 71 128 236 2.1. Bài phản ánh thông tin: * Định nghĩa: Theo tác giả Trần Quang thì bài phản ánh thông tin là loại bài “gần với tin ngắn hơn cả. Nhưng nó khác tin ngắn là bao hàm một mảng tư liệu rộng hơn, phát triển tỷ mỉ một chủ đề nhất định”(1) Trần Quang. Các thể loại chính luận báo chí. Sđd, tr.11. . * Đặc điểm:  Cũng theo tác giả Trần Quang “Điều chủ yếu trong bài phản ánh thông tin là thông báo về các sự kiện được sắp xếp theo đề tài (tuy nhiên, trong bài phản ánh loại bài này nhất thiết phải đưa ra sự đánh giá các biến cố, các hiện tượng)”(2). Tổng số bài phản ánh thông tin ở 5 tờ báo là 33 bài, cụ thể là báo ND có 9 bài, TT-VH có 5 bài, VHCN có 6 bài, tạp chí QH có 7 bài, HT có 6 bài. - Bài “Những mái nhà tình thương” của Nguyễn Mai Hương, báo ND số ra ngày 17/7/2002. - Bài “Khó hoàn thành đúng tiến độ” của Thu Sâm, báo VHCN số ra từ ngày 22-24/4/2003. - Bài “Festival Huế 2002 chương nghệ thuật nhiều mầu sắc” của Huệ Dinh, tạp chí QH, số tháng 2/2002. - Bài “Dòng chẩy âm nhạc” của Châu Giang tạp chí HT, số tháng 3, 4/2000. - Bài “Bánh chưng xưa và nay” của Hồng Hạnh, báo TT-VH số ra ngày 16/1/2001. Có thể coi bài “Thanh niên tình nguyện tham gia xoá đói, giảm nghèo” của Vũ Hồng Kiên trên báo ND, số ra ngày 19/8/2002 là tiêu biểu cho dạng bài phản ánh thông tin. Bài này có khoảng hơn 500 từ, có đủ các phần của kết cấu (tít, mở đầu, thân bài, kết luận). Tít là một câu hoàn chỉnh phản ánh chủ đề chính của bài. Trong phần mở đầu, tác giả đưa ra nhận định khái quát về “những đóng góp thiết thực” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để thực hiện chủ trương “xoá đói giảm nghèo” của Đảng và Nhà nước, Nhưng hoạt động đó “đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần cải thiện đời sống nhân dân vùng nghèo”. ở phần thân bài tác giả đưa ra những thông tin về hoạt động chủ yếu của chương trình “Thanh niên tình nguyện tham gia xoá đói giảm nghèo”. Thân bài được chia làm 4 đoạn: Đoạn 1: Hoạt động tình nguyện xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, đường, trường, trạm. Tác giả đã đánh giá các hoạt động đó là “tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào vùng dân cư nghèo đi lại dễ dàng, tạo thuận lợi cho việc phát triển văn hoá, kinh tế - xã hội”. Đoạn 2: Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ Đoàn ở các huyện, tỉnh nghèo về công tác xoá đói giảm nghèo, góp phần “nâng cao năng xuất hiệu quả sản xuất, kinh doanh”. Đoạn 3: Hoạt động tổ chức các cuộc quyên góp, ủng hộ tiền để xây dựng các công trình văn hoá ở các vùng nghèo. Đoạn 4: Hoạt động triển khai chiến dịch thanh niên tình nguyện hè với hàng chục nghìn bạn trẻ tham gia. Nổi bật trong đoạn là “hàng trăm y, bác sĩ với sức trẻ, nhiệt huyết đã và đang làm việc hết mình chăm sóc sức khỏe nhân dân. Họ dần dần trở thành con, em thân tiết của từng gia đình ở các địa phương này”. Trong phần kết luận, tác giả hoan nghênh các “hoạt động phong phú, hiệu quả thiết thực của TW Đoàn, và đưa ra đánh giá như sau: “phong trào đã khơi dậy ngọn lửa nhiệt tình trong các bạn trẻ, đồng thời cũng rèn luyện ý chí vượt khó, tinh thần hết mình vì cộng đồng của thế hệ thanh niên ngày nay”. Thông tin sự kiện trong bài vừa chính xác (thông qua các số liệu như “tu bổ 174km, đường liên thôn, liên xã, đảm nhiệm hơn 3000 công trình thanh niên”; “xoá hơn 6000 cầu khỉ, bắc mới gần 4000 cầu bán kiên cố...” lại vừa cụ thể (“trong thời gian tới, dự kiến có thêm 1000 cây cầu sẽ được xây dựng tại 14 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ”). Qua những từ: đánh giá của tác giả trong các đoạn và kết luận, ta có thể thấy lập trường của tác giả là nhiệt tình ủng hộ phong trào “Thanh niên tình nguyện”. Bài “Thanh niên tình nguyện tham gia xoá đói giảm nghèo” có đủ mọi yếu tố của một bài phản ánh thông tin. Bài này đưa ra một chuỗi sự kiện, sự việc với các đặc điểm cụ thể, kèm theo sự nhận xét của tác giả. 2.2. Bài phản ánh phân tích: * Định nghĩa: Theo tác giả Trần Quang “Đây là dạng bài phản ánh đòi hỏi phân tích và đánh giá nguyên nhân gây ra sự kiện, hiện tượng được phản ánh trong bài. Việc phân tích các mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện sẽ đưa người đọc đến những kết luận nhất định. Bằng cách đó, bài báo chỉ ra bản chất, ý nghĩa của những hiện tượng được đề cập”(1) Trần Quang. Các thể loại chính luận báo chí. Sđd, tr.13. . Số bài phản ánh phân tích về đề tài khoá luận trên 5 tờ báo là 71 bài. Trong đó báo ND có 14 bài, TT-VH có 11 bài, VHCN có 18 bài và tạp chí QH có 13 bài, VHCN có 18 bài và tạp chí QH có 13 bài, HT có 15 bài. Dưới đây là một số bài phản ánh phân tích hay trên 5 tờ báo và tạp chí. Đó là các bài: - “Sử dụng có hiệu quả các hội trường” của Nguyễn Quang Tính, báo ND số ra ngày 21/8/2002. - “Nhuận bút sẽ tăng gấp đôi” của Chu Thu Hằng, báo VHCN số ra từ ngày 2-5/5/2003. - “Gia phong các gia đình nhà nho” của GS Phan Ngọc, báo VHCN số ra từ ngày 9-12/3/2003. - “Tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ. Đôi điều cảm nhận sự khác biệt” của Nguyễn Hữu Giới, tạp chí QH số tháng 1/2001. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích bài “xung quanh việc trao giải thưởng Thăng Long: Còn nhiều vấn đề bất cập?” của Trần Lưu, báo VHCN số ra từ ngày 6-8/5/2003. Bài có dung lượng khoảng hơn 550 từ, có đủ các phần kết cấu (tít, mở đầu, thân bài, kết luận). Tít của bài được cấu tạo ở dạng câu hỏi nghi vấn “Còn nhiều bất cập?”, đây cũng là cách để thu hút sự chú ý của độc giả. Trong phần mở đầu tác giả đưa ra sự kiện có vấn đề: “Không hiểu vì lý do gì mà Hội đồng thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội (cơ quan trực tiếp quản lý trao giải thưởng Thăng Long) không thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc trao giải thưởng Thăng Long 2002 - giải thưởng lớn nhất trên cả 3 lĩnh vực (khoa học công nghệ, văn học - nghệ thuật và quản lý? lễ trao giải thưởng “diễn ra” khá lặng lẽ và hầu như không xuất hiện trên các trang báo”. Thêm vào đó là sự thay đổi về thời hạn trao giải thưởng (giải thưởng Thăng Long được trao 2 năm một lần theo thông lệ nhưng lần này kéo dài 4 năm (từ 1998 đến 2002). Phần thân bài được chia làm hai đoạn, giải thích nguyên nhân gây ra sự kiện trên. Đoạn 1: Tác giả cho biết: “sở dĩ giải thưởng Thăng Long năm 200 không được trao là vì có một số “trục trặc” trong việc xét và trao giải thưởng cho tác phẩm Hồ Quý Ly của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh”. Khúc mắc chính của việc này là do “những cuộc tranh cãi” trên các phương tiện thông tin đại chúng, do bất đồng quan điểm giữa Hội đồng tư vấn (không tán thành trao giải cho tác phẩm Hồ Quý Ly) với Hội đồng thi đua thành phố Hà Nội (ủng hộ trao giải cho tác phẩm Hồ Quý Ly). Sự kiện này đã gây xôn xao dư luận bởi “Đó là điều mà theo nhiều người là vô lý”. Đoạn 2: Tác giả nói về tình hình “xung đột giữa Hội đồng tư vấn và Hội đồng thi đua”. Tác giả cho biết: “Dường như luôn có sự “xung đột giữa các lá phiếu xét giải thưởng trong Hội đồng tư vấn và Hội đồng thi đua”. Trong đoạn này tác giả cũng đã thông báo về một cuộc xung đột mới giữa hai hội đồng trên. Đó là việc xét trao giải thưởng cho tác phẩm Đài tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng nhà Hoả Lò (được hội đồng tư vấn bỏ phiếu cao nhất giai đoạn 2001 - 2002) nhưng lại chỉ được biểu dương. Trong phần kết luận, tác giả đã nêu những kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề khúc mắc giữa hai hội đồng xét duyệt giải thưởng Thăng Long: rút kinh nghiệm từ những sự kiện trao giải năm 2002, “Hội đồng thi đua thành phố nên phối hợp chặt chẽ và trao “thực quyền” cho Hội đồng tư vấn xét giải thưởng (nơi tập trung những nhà nghiên cứu, khoa học đầu ngành và uy tín trên các lĩnh vực)”. Ngôn ngữ của tác giả trong bài phản ánh ngắn gọn nhưng lại chứa đựng những yếu tố hài hước. Ví dụ như tác giả sử dụng một số từ thậm xưng để trong ngoặc kép: “diễn ra”, “trục trặc”, “lệch pha”, “xung đột”, “thực quyền”. Điều này chứng tỏ rằng trong bài phản ánh phân tích tác giả đã thể hiện rõ một phong cách riêng. Trong bài phản ánh phân tích này tác giả vừa thông tin về các sự kiện lại vừa sự đánh giá, phân tích các sự kiện đó, đã lý giải nguyên nhân của sự kiện và giúp công chúng hiểu rõ vấn đề cốt lõi của sự kiện. 2.3. Bài phản ánh nêu vấn đề: * Định nghĩa: Theo tác giả Trần Quang. Bài phản ánh nêu vấn đề là loại bài phản ánh đòi hỏi tác giả phải nghiên cứu hiện thực khách quan một cách sâu sắc, chi li hơn. Thông qua các tài liệu tác giả có hể nêu những vấn đề mới, kiến nghị cách giải quyết chúng(1) Theo cuốn: Các thể loại chính luận báo chí của Trần Quang. Sđd, tr.14 . Viết về văn hoá truyền thống Việt Nam, trên 5 tờ báo và tạp chí có 128 bài, trong đó báo ND có 35 bài, TT-VH có 29 bài, VHCN có 15 bài, tạp chí QH có 35 bài, HT có 14 bài. Sau đây là một số bài tiêu biểu cho dạng bài phản ánh nêu vấn đề trên 5 tờ báo và tạp chí: - Bài “An toàn ăn uống” của VQ, báo VHCN số ra từ ngày 18-21/4/2003. - Bài “Nhạc cung đình Huế - một loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc ở Việt Nam”, tạp chí QH số tháng 11/2002. - Bài “Sự chuẩn mực trong cách nhìn môi trường văn hoá” của PGS Trường Lưu, báo ND số ra ngày 10/6/2002. - Bài “Y Miếu - một di tích lịch sử đang bị chiếm dụng” của Trần Minh, báo TT-VH số ra ngày 13/3/2001. Dưới đây, chúng tôi xin phân tích bài “Cần biện pháp mạnh, tiến tới dẹp bỏ hoàn toàn vấn đề mê tín dị đoan” của Cao Hữu Trí, báo VHCN số ra từ ngày 18-21/4/2003. Bài có dung lượng khoảng hơn 700 từ, có đầy đủ các thành phần cấu trúc (tít, mở đầu, thân bài, kết luận). Chủ đề của bài là nêu vấn đề và phương hướng giải quyết những tiêu cực trong hoạt động tế lễ. Tít của tin là một động danh từ khá dài, biểu đạt bao quát nội dung vấn đề trong bài. Trong phần mở đầy, tác giả đề cao những ý nghĩa truyền thống của đạo Phật và phê phán những kẻ lợi dụng Phật giáo làm những điều tiêu cực. Phần thân bài chia làm 4 đoạn, phản ánh việc lễ bái của nhân dân và nói về ý nghĩa tốt đẹp của đạo Phật. Đoạn 1: Giới thiệu khái quát về lịch sử Phật giáo ở Việt Nam. Tác giả đã trích dẫn “Điều văn khánh thành chùa Lâm” của Hoà Thượng Thích Thanh Tứ: “Phật giáo Việt Nam từ đây (từ đời nhà Nguyễn) trở thành thuần tín ngưỡng. Mà tín ngưỡng và mê tín dị đoan chỉ cách nhau bức rèm”. Đoạn 2: Tác giả phản ánh các biểu hiện tiêu cực trong tế lễ “từ Bắc chí Nam” ở nhiều chùa, của nhiều tăng ni phật tử. Cụ thể như: cúng sao giải hạn, cúng thất tuần, cúng trai tăng ở nhà, ở chùa mỗi lần “cúng khoán” từ 10 đến 20/30 triệu đồng, thậm chí có thầy còn đòi “máy điện thoại di động”. Tác giả cũng nêu ra những hậu quả như: lãng phí tiền bạc, làm ô nhiễm môi trường. Theo nhận định của tác giả, những hoạt động lễ bái đó làm tốn kém “bần cùng hoá dân chúng, còn nói gì đi tu để độ chúng sinh”. Đoạn 3: Tác giả phản ánh cái nhìn đau xót của các phật tử chân chính qua lời của Hoà thượng Thích Thanh Tứ: “Đạo Phật là đạo giác ngộ, nếu tu sĩ đạo Phật mà không biết giác ngộ, giải thoát là gì, mà chỉ dạy chuyện cúng kính, tán tụng, ấu chú để xua đuổi tà ma thì còn gì là đạo Phật”. Việc tác giả dẫn lời của vị hoà thượng này đã làm tăng khả năng thuyết phục của bài đối với công chúng. Đoạn 4: Tác giả nói về mối quan hệ của đạo Phật Việt Nam với “việc giáo dục con người trong xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp hơn”. Đó là cùng mục tiêu xây dựng “Độc lập, dân tộc, đại chúng, Chủ nghĩa xã hội”. Tác giả viết: “tôi tin là dẹp bỏ được vấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống trong thời đại mở cửa, giao l­ưu và hội nhập quốc tế.DOC