Khóa luận Vấn đề khu vực hoá-Mối quan hệ hợp tác Á-Âu (ASEM) và Việt Nam trong tiến trình ASEM

v Hợp tác tài chính

Để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ASEM đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường quan hệ hợp tác phối hợp chính sách và đối thoại trong ASEM. Hội nghị các Bộ trưởng và Thứ trưởng Tài chính trong thời gian vừa qua cũng đã tập trung phân tích những nguyên nhân, xu hướng diễn biến và các giải pháp để khắc phục.

Để giúp đỡ các nước thành viên châu Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng tài chính, Hội nghị thượng đỉnh ASEM II tại London đã quyết định thành lập Quỹ tín thác (ATF) tại WB. Quỹ này bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 29 tháng 6 năm 1998 với tổng số vốn góp của 8 nước thành viên châu Âu là 47 triệu đôla. Các hoạt động trợ giúp tập trung vào hai lĩnh vực là tài chính và xã hội.

ASEM cũng đã thành lập Mạng lưới chuyên gia tài chính châu Âu (EFEX). Đây là sáng kiến của châu Âu đề ra nhằm tạo mối tìm kiếm và hỗ trợ kiến thức của các chuyên gia tài chính của châu Âu và các khu vực khác trong quá trình giúp châu Á cải cách và khắc phục khủng hoảng.

Ngoài ra, ASEM cũng đang triển khai sáng kiến về các biện pháp chống rửa tiên trong ASEM và đang xem xét xây dựng mạng thông tin điện tử giữa các nước ASEM nhằm tạo cơ sở trao đổi và phối hợp thông tin giữa Bộ Tài chính các nước

 

doc101 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vấn đề khu vực hoá-Mối quan hệ hợp tác Á-Âu (ASEM) và Việt Nam trong tiến trình ASEM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành viên mới. II. Tiến trình ASEM trong việc thúc đẩy mối quan hệ á-Âu 1. Vai trò của ASEM trong việc thúc đẩy mối quan hệ á-Âu ASEM là diễn đàn ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác á-Âu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá thông qua sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai khu vực. Vai trò của ASEM có thể thấy rõ thông qua các mục tiêu cụ thể được đề ra tại các Hội nghị thượng đỉnh cấp Bộ trưởng được tổ chức 2 năm một lần cũng như hàng loạt các cuộc họp cũng như hoạt động trong khuôn khổ ASEM ở mức thấp hơn. Hội nghị thượng đỉnh á-Âu 1 diễn ra tại Bangkok tháng 3 năm 1996 đã đề xướng quan hệ hợp tác á-Âu, tăng cường mối quan hệ giữa hai khu vực thông qua các diễn đàn chính trị, kinh tế và kể cả trên các lĩnh vực khác như văn hoá, xã hội ASEM2 được diễn ra tại London vào tháng 4 năm 1998, đẩy nhanh tiến trình hoạt động của 2 năm trước, đồng thời đi sâu vào việc khắc phục hậu quả của khủng hoảng tài chính ở châu á năm 1998. ASEM 3 được tổ chức tại Seoul tháng 10 năm 2000, đã vạch ra hướng đi trong tương lai của ASEM trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21. ASEM 4 tổ chức tại Copenhagen từ 22-24/9/2002 với mục đích thảo luận, đưa ra những phương hướng giải pháp nhằm làm thuận lợi hoá chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh về dịch vụ với bài viết về: “ Sức mạnh của hợp nhất trong đa dạng”. Ngoài các cuộc họp thượng đỉnh, vai trò của tiến trình ASEM còn được thể hiện trong hàng loạt các cuộc họp cấp Bộ trưởng và cấp thấp hơn cũng như hàng loạt các hoạt động đi kèm. Chẳng hạn như các cuộc họp của Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Kinh tế, Bộ trưởng Môi trường giữa các nước á-Âu được tổ chức 2 năm một lần. Như vậy, có thể thấy vai trò của ASEM ngày càng quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng chung của hai khu vực á-Âu. Điều này có thể thấy rõ trong những vấn đề và mục tiêu thuộc ASEM: Về lĩnh vực chính trị: ASEM đưa ra và giải quyết những vấn đề về chống khủng bố, việc kiểm soát luồng người di cư, nhân quyền, bảo vệ trẻ em và ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá Về lĩnh vực kinh tế và tài chính, ASEM giải quyết những vấn đề giảm hàng rào thuế quan đối với thương mại và đầu tư, đưa ra các chính sách cải cách về mặt tài chính-xã hội cũng như tăng cường củng cố thêm những vấn đề thuộc WTO. Về lĩnh vực văn hoá và quyền sở hữu trí tuệ, ASEM nhấn mạnh vào việc tăng cường trao đổi và liên lạc mật thiết hơn nữa giữa hai khu vực đồng thời không ngừng củng cố những di sản và di tích văn hoá của mỗi nước thuộc ASEM nói riêng và của mỗi khu vực á-Âu nói chung. 2. Hợp tác kinh tế ASEM 2.1. Mục tiêu và nguyên tắc hợp tác 2.1.1. Mục tiêu Đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai khu vực và quan hệ giữa các doanh nghiệp với các chính phủ trong quá trình xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác ASEM Cải thiện môi trường kinh doanh cho 2 khu vực Tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên, đẩy mạnh quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp của hai khu vực, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững thông qua các chương trình hợp tác công nghiệp, năng lượng và môi trường 2.1.2. Nguyên tắc Các nước thành viên phải thực hiện cải cách kinh tế và thực hiện nền kinh tế thị trường Các nền tảng kinh tế được dựa trên các nguyên tắc của WTO Tự do hoá thương mại dựa trên cơ sở không phân biệt đối xử, hợp tác trên cơ sở bình đẳng, có lưu ý đến sự đa dạng về kinh tế trong nội bộ và giữa châu á-châu Âu Thực hiện minh bạch hoá các luật lệ và chính sách hiện hành Tăng cường sự phối hợp giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, tạo cơ chế hỗ trợ về tài chính, tiếp cận thị trường , nghiên cứu khoa học dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, coi doanh nghiệp vừa và nhỏ là những nhân tố quan trọng trong sự phát triển năng động của các nền kinh tế. 2.2. Lĩnh vực hợp tỏc Hiện nay hợp tác kinh tế ASEM đặt ra mục tiêu hàng đầu là tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai khu vực. Một số chương trình cụ thể đã được thông qua nhằm thúc đẩy giao lưu và hợp tác giữa các doanh nghiệp. 2.2.1. Thuận lợi hoá thương mại Khuôn khổ chung cho TFAP đã được nguyên thủ các nước thông qua tại ASEM II. Đây là chương trình trụ cột của hợp tác kinh tế ASEM. Mục tiêu chính của TFAP là tạo thuận lợi cho việc trao đổi thương mại hàng hoá, dịch vụ giữa hai khu vực. Để thực hiện mục tiêu này, TFAP được xây dựng như một khuôn khổ chung để các nước thực hiện minh bạch hoá chính sách quản lý thương mại và hài hoà, đơn giản háo các thủ tục hành chính liên quan đến thương mại.Ngoài 7 lĩnh vực ưu tiên hành động: tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp, kiểm dịch động thực vật, thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, phân phối lưu thông và đi lại của doanh nhân. TFAP hiện nay đang tập trung xác định các rào cản trong thương mại giữa các nước thành viên ASEM để từ đó có cơ chế đối thoại/ hành động nhằm giải toả dần những rào cản này. Nguyên tắc của TFAP là không phân biệt đối xử, các kết quả của TFAP sẽ được áp dụng đối với các nước thành viên và cả những nước không phải là thành viên (tuy nhiên trên thực tế hầu như các nước không phải là thành viên không tiếp cận được với những thành quả của tiến trình ASEM). Đồng thời, hoạt động của TFAP phải phù hợp, hỗ trợ và thúc đẩy những hoạt động thuận lợi hoá song phương và đa phương khác đã và đang được tiến hành, trong đó ưu tiên tập trung vào các những lĩnh vực chưa được giải quyết thoả đáng trong các diễn đàn trên theo một cách tiếp cận riêng, hiệu quả nhất. TFAP đặc biệt khuyến khích sự tham gia của giới doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, coi đây là động lực chính của chương trình này. Một số kết quả cụ thể trong việc triển khai TFAP hiện nay như sau: Đơn giản hoá và minh bạch hoá các yêu cầu của kiểm dịch động, thực vật (SPS) Mục tiêu chính của lĩnh vực này là: Thực hiện Hiệp định về kiểm dịch động, thực vật của WTO Biên soạn các thông lệ tất nhất liên quan đến các chính sách và các biện pháp hướng dẫn thực hiện các hiệp định quốc tế trong lĩnh vực này. Tăng cường tính minh bạch trong lĩnh vực cách ly và kiểm dịch động thực vật trong đó có các thủ tục kiểm tra và xét duyệt, các yêu cầu về cách ly và thời gian thông thường Tổ chức các hội thảo về đơn giản hoá và hài hoà các thủ tục cách ly kiểm dịch động thực vật . Để triển khai các nội dung hợp tác trên, hội thảo lần thứ nhất và thứ hai về Thủ tục kiểm dịch và Vệ sinh thực phẩm đã được tổ chức tại Chiêng Mai, Thái Lan vào tháng 2 năm 1999 và tại Trung Quốc tháng 10 năm 1999. Hội thảo đã nhất trí về tầm quan trọng của công tác vệ sinh kiểm dịch trong buôn bán quốc tế các sản phẩm nông, lâm ngư nghiệp, đồng thời khuyến khích thành lập kênh thông tin trên mạng Internet để trao đổi thông tin về những vấn đề liên quan đến SPS. Hội thảo cũng đồng ý khuyến khích hoạt động hợp tác kỹ thuật như đánh giá dịch hại đồng ruộng giữa các nước thành viên ASEM để cải thiện cơ sở dữ liệu, đồng thời khuyến khích hợp tác kỹ thuật khu vực và song phương để rút ra bài học bổ ích về hợp tác giữa các nước thành viên ASEM. Đơn giản hoá và hài hòa hoá các thủ tục hải quan Mục tiêu chính của hợp tác hải quan trong ASEM: Hài hoà danh bạ thuế theo tiêu chuẩn của WTO Thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định định giá hải quan Thực hiện hợp tác và trợ giúp lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan Tăng cường tính minh bạch thông qua việc tiếp cận đối với các cơ sở dữ liệu của các nước thành viên ASEM như thuế hải quan, danh bạ thuế quan, hạn ngạch thuế quan, các thủ tục xuất nhập khẩu, quy tắc xuất xứ, luật hải quan. Tổ chức các hội thảo ASEM cho các đại diện hải quan và giới doanh nghiệp về các vấn đề như đánh giá rủi ro, trao đổi các thông tin điện tử, thương mại phi giấy tờ. Tăng cường tính dự đoán trước cho giới doanh nghiệp thông qua việc thông báo các quy định và thủ tục hải quan hiện hành. Nhằm triển khai các nội dung này, Hội thảo về thủ tục hải quan và cuộc họp Nhóm công tác về thủ tục hải quan được tổ chức tại Manila, Philippine vảo tháng 2 năm 1999. Chủ đề của hội thảo về thủ tục hải quan tập trung vào việc làm rõ vai trò của hải quan đối với cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời cũng khẳng định là cần thiết phải hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hải quan và doanh nghiệp nhằm mục tiêu đơn giản hoá thủ tục hải quan, hài hoà thủ tục hải quan giữa các nước thành viên ASEM, tạo thuận lọi tối đa cho hoạt động của thương mại giữa hai khu vực. Cuộc họp Nhóm công tác về thủ tục hải quan đã đi đến sự nhất trí rằng các cơ quan hải quan ASEM phải cố gắng thông qua nguyên tắc của công ước Tokyô sửa đổi ở cấp quốc gia về kỹ thuật thông tin và thương mại điện tử. Trong xu thế thương mại điện tử, đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, Hải quan các nước ASEM đang đựoc khuyến nghị giới thiệu hệ thống thông quan điện tử ở cấp quốc gia phù hợp với môi trường riêng biệt của từng quốc gia và trên cơ sở hệ thống Các quy tắc của Liên hợp quốc về trao đỏi thông tin điện tử trong quản lý hành chính, thương mại và vận tải (UN/EDIFACT). Tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp Mục tiêu chính của lĩnh vực hoạt động này là: Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về các hệ thống thử nghiệm, chứng nhận hài hoà của các thành viên Hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế Xác định các lĩnh vực hợp tác ưu tiên nhằm đạt được các hiệp định thừa nhận lẫn nhau Hợp tác trong việc tăng cường năng lực về xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, việc thực hiện kiểm tra, chứng nhận, trao đổi thông tin và tăng cường các chương trình hợp tác trong lĩnh vực này. Cho đến nay, ASEM đã tổ chức được ba cuộc hội thảo về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp. Các hội thảo đã tập trung thảo luận bốn chủ đề chính là: các quy chế xây dựng văn bản pháp quy tốt, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, các Hiệp định về thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) và hợp tác kỹ thuật. Hội nghị nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn về các hệ thống tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp của mỗi thành viên. Sau hai Hội nghị này, các thành viên đã thống nhất chọn 5 lĩnh vực ưu tiên ban đầu để thực hiện hài hòa hoá với các yêu cầu về tương thích điện tử, máy móc thiết bị, thiết bị viễn thông, bao gồm cả các yêu cầu về tương thích điện từ, sản phẩm cao su, thiết bị y tế. Quyền sở hữu trí tuệ Mục tiêu chính trng lĩnh vực hoạt động này là: Tăng cường đối thoại các vấn đề về quyến sở hữu trí tuệ nhằm tăng cường việc áp dụng các quy định về sở hữu công nghiệp, đối với cả khu vực công cộng lẫn khu vực kinh doanh Tăng cường thực hiện đầy đủ Hiệp định TRIPS của WTO Nhằm mục tiêu này, Hội thảo về quyền sở hữu trí tuệ đã được tổ chức tại Pari, Pháp vào tháng 6 n#m 1999, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ như hoạt động hành chính gồm có hải quan, công an và toà án. Đại diện của giới tư nhân cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ quyến sở hữu trí tuệ đối với các chiến lược đầu tư ra nước ngoài của họ. Hội thảo cũng nhấn mạnh rằng cần có sự hiểu biết lẫn nhau hơn nữa đối với luật và các quy định của các thành viên ASEM về quyền sở hữu trí tuệ. Mua sắm của chính phủ Mục tiêu chính trong lĩnh vực này là: Trao đổi các thôn tin về các thủ tục mua săm của chính phủ các nước thành viên và thông tin của về vấn đề này cho giới doanh nghiệp Xác định các cơ sở dữ liệu về mua sắm chính phủ của các thành viên ASEM Tổ chức các hội thảo về mua sắm của chính phủ Hội thảo lần thứ nhất về mua sắm của chính phủ được tổ chức tại Berlin, Cộng hoà Liên bang Đức vào tháng 9 năm 1999. Hội thảo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới các hình thức công nghệ thông tin và truyền thông để tăng cường tính minh bạch đối với các thị trường mua sắm và để tăng cường tính hiệu quả của các công ty được nhận hợp đồng. Hội thảo cũng thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc tăng cường Hiệp định về mua sắm của chính phủ của WTO và việc chuẩn bị cho Hiệp định minh bạch hoá riêng biệt trong việc đạt được các hợp đồng mua sắm để đảm bảo cạnh tranh không bị bóp méo và phân biệt đối xử. Tuy nhiên, các nước thành viên là các nước phát triển và đang phát triển cũng bất đồng quan điểm về việc: “các quy tắc minh bạch hoá” thế nào và quy mô của hiệp định này đến đâu. 2.2.2. Chương trình hành động xúc tiến đầu tư (IPAP) Mục tiêu của IPAP là xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để gia tăng dòng vốn đầu tư hai chiều giữa châu á và châu Âu, xây dựng các chương trình nhằm khuyếch trương đầu tư giữa các nước thành viên đồng thời tăng cường cải thiện cơ chế, chính sách và quy định về đầu tư trong khu vực. IPAP cũng nhằm kết nối các khu vực kinh tế tư nhân chặt chẽ hơn và giữa khu vực kinh tế tư nhân với chính phủ các nước ASEM nhằm đem lại lợi ích cho hai bên. IPAP sẽ được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo đối thoại thường xuyên giữa khu vực nhà nước và tư nhân, phát triển hợp tác ở tất cả các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư theo hướng kinh tế thị trường, không phân biệt đối xử và thực hiện minh bạch hoá các chính sách thương mại và đầu tư theo đúng các nguyên tắc của WTO. IPAP gồm 2 nội dung chính là: Xúc tiến đầu tư: IPAP sẽ bao gồm các hoạt động sau: Trao đổi thông tin và đáp ứng các nhu cầu thông tin của giới đầu tư Tổ chức các Hội nghị bàn tròn các nhà hoạch định chính sách đầu tư và đại diện các doanh nghiệp lớn của hai khu vực để thảo luận và tìm giải pháp cho các vấn đề về đầu tư thúc đẩy cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp trong hai khu vực. Chương trình trao đổi giữa các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp của ASEM nhằm tăng cường sự hiểu biết về nền văn hoá giữa các nước. EMM2 tại Berlin, Cộng hoà Liên bang Đức vừa qua đã thông qua danh mục không bắt buộc một số mặt hàng bắt buộc một số biện pháp được đánh giá là có hiệu quả Xem phụ lục 3 . Các chính sách và quy định về đầu tư Hoạt động chính trong phần này là tổ chức của cuộc đối thoại cấp cao để bàn về các vấn đề then chốt liên quan đến khuôn khổ pháp lý và các chính sách điều chỉnh môi trường đầu tư. Những hoạt động cụ thể triển khai trong IPAP có tính đến sự khác biệt về quy chế đầu tư giữa các nước thành viên, trong đó việc đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là vấn đề được ưu tiên. Cho đến nay, các kết quả đã đạt được trong việc thực hiện IPAP là: Phát động Hệ thống trao đổi thông tin trên mạng Internet (VIE) để trao đổi thông tin và tăng cường tính minh bạch của các quy định về đầu tư. Mục đích của mạng thông tin này là để trao đổi thông tin liên quan đến đẩu tư của các thành viên ASEM (trong đó có các thông tin cập nhật về khuôn khổ pháp lý, các chương trình khuyến khích và xúc tiến đầu tư, dữ liệu và các dòng luân chuyển ra và vào của Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng quan về các hiệp định đầu tư quốc tế mà nước đó là bên tham gia, hướng dẫn thực tế cho các nhà đầu tư việc kết nối với các mạng liên quan khác và các dữ liệu kinh tố vi mô và vĩ mô cơ bản). Danh mục các biện pháp hiệu quả nhất để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài EMM2 đã thông qua danh mục các biện phát được đánh giá là có hiệu quả nhất trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, do đây là các biện pháp được tập hợp từ ý kiến của nhiều nước nên có những biện pháp phù hợp với nước này lại không phù hợp với khác. Vì thế, EMM2 đã thống nhất rằng danh mục này là “không ràng buộc”. Các thành viên ASEM tự nguyện báo cáo hàng năm cho SOMTI những tiến triển đã làm được trong việc thực hiện các biện pháp trong danh mục này cũng như các biện pháp khác để cải thiện môi trường đầu tư. 2.2.3. Xúc tiến hợp tác tương hỗ giữa các doanh nghiệp: Trong khuôn khổ chương trình này, Diễn đàn doanh nghiệp á-Âu là hoạt động định kỳ được tổ chức hàng năm nhằm tăng cường cơ hội cho các doanh nghiệp gặp gỡ và trao đổi ý kiến. Đồng thời đại diện của các doanh nghiệp cũng được mời tham gia Hội nghị. Bộ trưởng Kinh tế họp Hội nghị thượng đỉnh để tăng cường đối thoại kinh tế giữa các doanh nghiệp và các chính phủ. Từ ngày thành lập đến nay, ASEM đã tổ chức bốn kỳ Diễn đàn doanh nghiệp và một Hội nghị doanh nghiệp. Diễn đàn doanh nghiệp đã và đang tập trung vào các lĩnh vực bức xúc đối với cả hai khu vực, hỗ trợ doanh nghiệp vửa và nhỏ, du lịch, xúc tiến thương mại, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, dịch vụ tài chính, giao thông-vận tải, bưu chính -viễn thông và nguồn nước tiêu dùng. Hiện nay, các đại diện doanh nghiệp đã thảo luận, thống kê các vấn đề trở ngại trong việc kinh doanh và đầu tư vào các lĩnh vực trên và đưa ra các khuyến nghị cụ thể đệ trình chính phủ các nước. Diễn đàn doanh nghiệp là hoạt động rất thiết thực trong ASEM, không những góp phần làm giải toả những rào cản thương mại và đầu tư trong lĩnh vực mà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp á-Âu gặp gỡ, xúc tiến cơ hội kinh doanh và đầu tư đối với các nước đang phát triển hoặc các nước mới tham gia hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam, Diễn đàn doanh nghiệp còn có ý nghĩa giúp các doanh nghiệp nắm bắt tốt hơn các thông tin thị trường và xu hướng phát triển trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Cũng nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp, ASEM đã nhất trí thành lập mạng thông tin ASEM (ASEM Connect). Trước mắt, mạng này sẽ bao gồm các trang thông tin của các nước ASEM về các vấn đề sau: Danh bạ doanh nghiệp Danh sách các công ty tư vấn kinh doanh Các thông tin về bộ máy và cơ chế quản lý của chính phủ Chương trình các sự kiện nổi bật trong năm Các thông tin kinh tế khác 2.2.4. Viễn cảnh ASEM Theo quyết định của các nguyên thủ các nước ASEM tại Hội nghị thượng đỉnh ASEM II diễn ra tại London, Anh tháng 4 năm 1998, Nhóm Viễn cảnh á-Âu đã được thành lập với nhiệm vụ vạch ra các phương hướng chiến lược cho hợp tác ASEM trong thế kỷ XXI. Đến nay, Nhóm Viễn cảnh ASEM đã hoàn thành xong các kết quả nghiên cứu ban đầu, tổng hợp thành báo cáo và gửi đến tất cả các nước thành viên ASEM để lấy ý kiến đóng góp của các nước này Xem phụ lục 4 . Nhóm Viễn cảnh này sẽ dựa trên ý kiến đóng góp đó để bổ sung và hoàn chỉnh báo cáo trước khi chính thức trình lên Hội nghị Thượng đỉnh ASEM III tại Seoul, Hàn Quốc năm 2000. Báo cáo này tập trung vào bốn chủ đề lớn sau: Tăng cường tham vấn và hợp tác trong việc mở cửa thương mại và xúc tiến đầu tư (bao gồm cả các biện phát đa phương và các biện pháp khác để tạo thuận lợi và khuyến khích thương mại và đầu tư hai chiều) Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau Hợp tác trong một số ngành công nghiệp ưu tiên Đối thoại về các vấn đề hợp tác kinh tế quan trọng Viễn cảnh này nhằm xây dựng một khu vực ASEM hoà bình và thịnh vượng. Nhiều ý kiến đề xuất xây dựng ASEM thành một khối hợp nhất, trong đó các tri thức, của cải di sản văn hoá, tư tưởng chính trị, tư tưởng trí tuệ, công nghệ mới sẽ được trao đổi một cách chặt chẽ và sâu sắc hơn, Viễn cảnh ASEM cũng hướng tới mở cửa thị trường ASEM, biến ASEM thành một khu vực, nơi mà hàng hoá, dịch vụ có thể được luân chuyển tự do vào năm 2005. Nhìn vào viễn cảnh nay, có thể thấy ASEM đang tiến theo những bước đi của EU trước đay, với mức độ hợp tác liên kết ngày càng sâu rộng hơn. Hiện nay, Viễn cảnh ASEM đang tiếp tục được hoàn thiện, hài hoà các ý kiến khác nhau của các nước. 2.2.5. Các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác: Hợp tác tài chính Để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ASEM đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường quan hệ hợp tác phối hợp chính sách và đối thoại trong ASEM. Hội nghị các Bộ trưởng và Thứ trưởng Tài chính trong thời gian vừa qua cũng đã tập trung phân tích những nguyên nhân, xu hướng diễn biến và các giải pháp để khắc phục. Để giúp đỡ các nước thành viên châu á bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng tài chính, Hội nghị thượng đỉnh ASEM II tại London đã quyết định thành lập Quỹ tín thác (ATF) tại WB. Quỹ này bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 29 tháng 6 năm 1998 với tổng số vốn góp của 8 nước thành viên châu Âu là 47 triệu đôla. Các hoạt động trợ giúp tập trung vào hai lĩnh vực là tài chính và xã hội. ASEM cũng đã thành lập Mạng lưới chuyên gia tài chính châu Âu (EFEX). Đây là sáng kiến của châu Âu đề ra nhằm tạo mối tìm kiếm và hỗ trợ kiến thức của các chuyên gia tài chính của châu Âu và các khu vực khác trong quá trình giúp châu á cải cách và khắc phục khủng hoảng. Ngoài ra, ASEM cũng đang triển khai sáng kiến về các biện pháp chống rửa tiên trong ASEM và đang xem xét xây dựng mạng thông tin điện tử giữa các nước ASEM nhằm tạo cơ sở trao đổi và phối hợp thông tin giữa Bộ Tài chính các nước Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ASEM đã thành lập Trung tâm doanh nghiệp vửa và nhỏ tại Thái Lan và Mạng thông tin ASEM để phục vụ doanh nghiệp vửa và nhỏ. Hội nghị cấp Bộ trưởng về SMEs đã được tổ chức tại Napoli, Italia vào tháng 5 nưm 1998. Hội nghị đã tập trung thảo luận các vấn đề như chính sách của Nhà nước đối với SMEs ở các nước, việc tăng cường đối thoại giữa các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức đại diện SMEs, hình thành các chương trình phát triển nhằm duy trì sự tăng trưởng của các nước SMEs, hình thành các chương trình nhằm duy trì sự tăng trưởng của các SMEs tại hai khu vực á-Âu và thống nhất các khuyến nghị, nội dung gửi chính phủ các nước thành viên và Hội nghị cấp Bộ trưởng về SMEs tiếp theo. Chương III Việt Nam trong tiến trình ASEM I. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 1. Tính tất yếu của việc Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1. Tính tất yếu của việc hội nhập Sau sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực, dưới sự tác động ngày càng mạnh của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh hơn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau hơn, liên kết chặt chẽ với nhau hơn ở tất cả các cấp độ: song phương, đa phương, tiểu khu vực, khu vực, liên châu lục và đang hình thành một nền kinh tế thống nhất toàn cầu trên cơ sở chuyên môn hoá cao độ và phân công lao động quốc tế ngày càng sâu nhờ những tiến trình mở rộng không ngừng tự do hoá thơng mại, dịch vụ, đầu tư trên phạm vi toàn thế giới. Xu thế khách quan của nền kinh tế thế giới đặt ra cho mỗi nước đòi hỏi bức xúc phải tham gia tích cực vào các quá trình kinh tế - xã hội ở phạm vi khu vực và thế giới, trước hết phải gắn mình vào những cơ chế hợp tác nhất định nhằm tận dụng các cơ hội và không gian cho phát triển, đồng thời đối phó với những thách thức do xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đưa tới. Hội nhập khu vực và thế giới như một dòng thác cuốn hút tất cả mọi nước và do vậy, tham gia vào các cơ chế hợp tác khu vực và thế giới là một yêu cầu cấp thiết đối với các nước. Hợp tác kinh tế giữa các quốc gia xuất hiện khi lực lượng sản xuất và phân công lao động đã phát triển đến một trình độ nhất định. Thoạt đầu là những hình thức đơn giản buôn bán song phương, sau mở rộng ra dưới dạng liên kết sản xuất kinh doanh. Trong thời đại ngày nay, lực lượng sản xuất và công nghệ thông tin đã và đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng chưa từng có. Tình hình đó vừa đặt ra yêu cầu, vừa tạo khả năng tổ chức lại thị trường trong phạm vi toàn cầu. Nhu cầu tổ chức lại thị trường trong phạm vi toàn thế giới trước hết bắt nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, do họ ở thế mạnh nên thường áp đặt các luật chơi. Các nước đang phát triển vừa có yêu cầu tự bảo vệ, vừa có yêu cầu phát triển nên cũng tham gia để bảo vệ và tranh thủ lợi ích cho mình, nhất là các nước đang tiến hành công nghiệp hoá như Việt Nam. Vì vậy, ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thực hiện chính sách hội nhập (ngay cả Trung Quốc, một nước có thị trường 1,2 tỷ dân, lớn hơn bất cứ một khu vực mậu dịch tự do nào, có khả năng tự sản xuất được gần như hầu hết mọi thứ, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn kiên trì chủ trương hội nhập vào nền kinh tế thế giới). Đương nhiên, đối với những nước đang phát triển, kinh tế còn yếu kém, doanh nghiệp nhỏ bé, sức cạnh tranh còn thấp, trình độ quản lý nhà nước và kinh doanh còn hạn chế, thì hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực không chỉ có cơ hội mà còn có cả khó khăn, thách thức, thậm chí khó khăn thách thức là lớn, nhưng nếu cứ đứng ngoài cuộc, khó khăn có thể còn lớn hơn nhiều. Quyết định đúng đắn là: chủ động hội nhập gắn với chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý, cải cách hành chính... trên cơ sở đó mà phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội để phát triển đất nước. Thực tế cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các nớc nâng cao vị trí và hình ảnh quốc tế, tăng thêm lợi thế và tiếng nói của mình trong đàm phán đa phương, góp phần hình thành "luật chơi" chung ở khu vực và trên toàn thế giới, nếu không sẽ bị thua thiệt và cô lập. Là một nước đang phát triển năng động ở khu vực châu á - Thái Bình Dương, và là thành viên của một số tổ chức khu vực và liên khu vực cũng như trên phạm vi toàn thế giới, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Nhìn lại lịch sử của quá trình hội nhập của Việt Nam chúng ta thấy, ngay từ những năm 80 nước ta đã hội nhập quốc tế thông qua Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) do Liên Xô đứng đầu, đồng thời đã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docKet luan.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan