Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Cổ phần đường biên hòa

Với nguồn vốn khá dồi dào, Công ty mở rộng hoạt động đầu tư vào các DN trong các lĩnh vực phụ trợ với ngành SX đường nhằm tạo nên mô hình công ty mẹ – công ty con có quy trình SX – thương mại khép kín, nhằm khai thác hết thế mạnh của “nhóm công ty” LASUCO.

Là Công ty mía đường đầu tiên nghiệm thu dự án ERP (Enterprise Resource Planning). Tuy thời gian ứng dụng chưa nhiều nhưng hệ thống bước đầu đã đem lại hiệu quả nhiều mặt cho Công ty: Hoạt động SXKD tăng trưởng rõ rệt; Các yếu tố đầu vào, đầu ra trong quá trình SXKD được kiểm soát chặt chẽ hơn, tiết kiệm hơn; Giá thành SP được tiết giảm đáng kể, nộp ngân sách và cổ tức hàng năm tăng. Đặc biệt công tác quản trị, điều hành được cải tiến, giúp lãnh đạo nắm chắc được các diễn biến trong quá trình SXKD, đưa ra các quyết định kịp thời hơn, hiệu quả hơn.

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3987 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Cổ phần đường biên hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0,10 4 0,40 2 0,20 4 0,40 3 Tài chính 0,09 2 0,18 4 0,36 3 0,27 4 Khả năng cạnh tranh giá 0,06 3 0,18 4 0,24 2 0,12 5 Sản xuất và chất lượng sản phẩm 0,09 3 0,27 2 0,18 3 0,27 6 Lòng trung thành của khách hàng 0,08 3 0,24 1 0,08 3 0,24 7 Nghiên cứu và phát triển 0,06 4 0,24 1 0,06 3 0,18 8 Hiệu quả marketing 0,06 2 0,12 1 0,06 2 0,12 9 Nguồn nguyên liệu 0,10 2 0,20 3 0,30 2 0,20 10 Kênh phân phối nội địa 0,08 3 0,24 2 0,16 3 0,24 11 Năng lực sản xuất 0,06 2 0,12 4 0,24 3 0,18 12 Trình độ công nghệ 0,09 3 0,27 4 0,36 3 0,27 13 Triển khai các dự án mới 0,04 3 0,12 3 0,12 2 0,80 Tổng cộng 1,0 2,85 2,54 3,65 Nguồn: Điều tra và tổng hợp Qua Ma trận hình ảnh cạnh tranh ở bảng 4.7 ta thấy cả 3 công ty phân tích đều có số điểm trên trung bình. BSJC có số điểm trung bình khá (2,85), lớn hơn SBT (SBT có số điểm là 2,54), LASUCO có số điểm cao nhất (3,65). Hiện tại, SBT đang nổ lực bắt kịp BSJC, còn LASUCO vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành. Trong tương lai, khi đề xuất chiến lược KD, Công ty cần khắc phục những hạn chế như: Tài chính, hiệu quả marketing, nguồn nguyên liệu, nâng cao năng lực SX và phát huy những thế mạnh như: Thị phần, uy tín thương hiệu, nghiên cứu và phát triển, SX và chất lượng SP để có thể cạnh tranh ngang ngửa với LASUCO và kéo dài khoảng cách với SBT. 4.2.2. Áp lực từ nhà cung cấp Các nguyên vật liệu sử dụng trong nước: Đường thô, mật rỉ, cồn tinh luyện, bao bì, nhiên liệu, than hoạt tính,… Các nguyên vật liệu nhập khẩu: Đường thô, bột trợ lọc, hương liệu, than hoạt tính,… Sự ổn định của nguồn cung cấp: Nguồn nguyên vật liệu chính (đường thô) để SX đường tinh luyện của Công ty được cung cấp ổn định từ hai nguồn chính: Nguồn nguyên vật liệu chính tự SX bởi Nhà máy Đường Biên Hòa - Tây Ninh (chiếm khoảng 60%) và nguồn nguyên liệu mua ngoài (40% trong nước và nhập khẩu), vì vậy áp lực từ nhà cung ứng là không đáng kể. Nguồn nguyên liệu mía bao gồm: Từ các nông trường trực thuộc và từ đầu tư ngoài dân. Bảng 4.8. Một Số Nhà Cung Cấp Nguyên Vật Liệu Chính cho Công Ty STT Sản phẩm Nhà cung cấp 1 Nhiên liệu CÔNG TY XĂNG DẦU KVII CÔNG TY XĂNG DẦU ĐỒNG NAI 2 Than TẬP ĐOÀN THAN VIỆT NAM 3 Bao bì CÔNG TY SX-KD-XNK GIẤY IN VÀ BAO BÌ LIKSIN CÔNG TY BAO BÌ NHỰA THÀNH PHÚ 4 Đường thô trong nước CÔNG TY TNHH MÍA ĐƯỜNG VIỆT ĐÀI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ 5 Đường thô nhập khẩu TẬP ĐOÀN CARGILL TẬP ĐOÀN CZANIKOW (Anh) ED & F MAN ASIA PTE.Ltd 6 Mía NÔNG DÂN TRỒNG MÍA TẠI TÂY NINH Nguồn: Phòng kinh doanh Tuy nhiên, Công ty còn lệ thuộc một phần cung cấp nguyên liệu từ các Công ty khác trong ngành, đây là một điểm yếu và cũng là một áp lực mà Công ty cần phải quan tâm khắc phục nhằm hạn chế sự lệ thuộc vào nguồn cung cấp mà nhất là lệ thuộc vào các Công ty cung cấp cùng ngành. Trong đó, với LASUCO là đối thủ cạnh tranh mạnh trên thương trường. 4.2.3. Áp lực từ khách hàng Công ty có hệ thống phân phối trải đều trên cả nước, bao gồm trên 100 đơn vị SX sử dụng đường làm nguyên liện đầu vào và trên 130 nhà phân phối, đại lý, siêu thị trực tiếp bán sỉ, bán lẻ trên thị trường tiêu dùng. Ngoài ra, Công ty cũng quan tâm phát triển KD xuất khẩu và trong các năm qua đã xuất khẩu đường tinh luyện đi một số nước trong khối ASEAN, Trung Quốc và IRAQ. Hệ thống phân phối của Công ty gồm 2 kênh: Phân phối vào lĩnh vực SX: Đường tinh luyện Biên Hòa được sử dụng làm nguyên liệu để SX các SP thực phẩm và dược phẩm cao cấp. Phân phối tiêu dùng trực tiếp: Chủ yếu thông qua hệ thống các đại lý trên cả nước và qua các siêu thị như: BigC, Coopmark, Maximark, Metro, Siêu thị Hà Nội,... Hình 4.5. Thị Trường Tiêu Thụ trong Hai Mảng Trực Tiếp và Công Nghiệp Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty chú trọng đến tiêu thụ trong lĩnh vực công nghiệp nhiều hơn so với trong lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp và tỷ trọng tiêu thụ trong lĩnh vực công nghiệp của Công ty hiện nay là 60% trong khi trong lĩnh vực tiêu dùng chiếm 40%. Ngược lại, các công ty SX khác thì chú trọng đến tiêu dùng trực tiếp hơn là công nghiệp nên tỷ trọng tiêu dùng lớn hơn so với Công ty. Áp lực từ khách hàng, nhất là các khách hàng lớn như: Vinamilk, Cocacola, Pepsi,... luôn được Công ty quan tâm. Vinamilk là khách hàng lớn và không chỉ sử dụng nguyên liệu đường từ Công ty cổ phần Đường Biên Hòa mà còn nhiều Công ty đường khác ở Việt nam. Cocacola từ nhiều năm nay dùng đường RE của Lam Sơn và là khách hàng của Đường Biên Hòa trong thời gian gần đây. Vì vậy, việc không ngừng gia tăng chất lượng và giảm giá thành SP nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng, nhất là các khách hàng lớn cần được quan tâm thường xuyên. Bảng 4.9. Danh Sách các Khách Hàng Tiêu Biểu Sử Dụng Đường Tinh Luyện của Công Ty STT NGÀNH HÀNG KHÁCH HÀNG 1 Sữa CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) 2 Cà phê VINACAFE, NESTLÉ… 3 Rựu, bia, nước giải khát PEPSI, COCA-COLA, TRIBECO,… CÔNG TY TNHH TÂN HIỆP PHÁT 4 Bánh kẹo CÔNG TY CP BÁNH KẸO BIÊN HÒA 5 Dược phẩm CÁC CÔNG TY DƯỢC PHẨM Nguồn: Phòng kinh doanh Xuất khẩu hiện chiếm trên 10% doanh thu hàng năm và đang có xu hướng gia tăng. Đến hết QI/2007, Công ty đã xuất khẩu 5.000 tấn đường sang Indonesia, Đài Loan và Cambodia trị giá hơn 2 triệu USD chiếm 82% tổng khối lượng đường xuất khẩu của cả nước và bằng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2006; Đạt 33% kế hoạch xuất khẩu của cả năm 2007 (6 triệu USD) của Công ty. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là các nước Asean, Nga, khu vực Trung Đông, Trung Quốc. 4.2.4. Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn Để tồn tại trong tình hình khó khăn của ngành mía đường, trong thời gian qua các công ty đường đã sáp nhập lại với nhau, hình thành nên những công ty lớn hơn cạnh tranh trong ngành. Tiêu biểu là sự ra đời của Công ty Cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh (liên doanh giữa tập đoàn Sucrecries Bourbon (góp 70%) và liên hiệp Mía Đường II và liên hiệp Mía Đường Tây Ninh), và nhiều công ty khác đang có khuynh hướng sáp nhập hoặc thôn tính để hình thành nên công ty mới lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn lớn nhất vẫn là các công ty đường nước ngoài sẽ tràn vào nước ta từ năm 2008, khi cam kết mở cửa nhập khẩu có hiệu lực theo cam kết WTO và AFTA; Theo đó, thuế nhập khẩu đường tinh luyện sẽ giảm xuống còn 20% vào năm 2008 và 5% vào năm 2010 theo cam kết AFTA. Trong đó, đáng ngại nhất vẫn là đường Thái Lan vốn đã lan tràn vào Việt Nam từ nhiều năm nay theo đường nhập lậu với giá rẻ đã gây không ít khó khăn cho ngành đường trong nước, đây là một thử thách lớn cho ngành đường Việt Nam nói chung và BSJC nói riêng. Vì vậy, ngay từ bây giờ, Công ty phải hết mình cải tổ SX, thiết bị công nghệ, quy trình SX,... để có thể tồn tại và cạnh tranh bình đẳng. Bằng không, trong một thời gian không xa, đường nhập khẩu theo cam kết WTO và AFTA sẽ thật sự trở thành mối đe dọa cho đường nội nói chung và đường của BSJC nói riêng. 4.2.5. Áp lực từ các sản phẩm thay thế Đường là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người dân ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đường thì ngày nay các chất hóa học thay thế đường đang tràn lan trên thị trường và chúng có mặt trong rất nhiều loại thức ăn và nước uống mà ta khó biết được, chúng có vị ngọt gấp cả trăm lần đường, ví dụ một vài chất hóa học có vị ngọt thay thế đường như: Saccharin (Sweet N Low), Sodium cyclamate (Sucaryl, Twin Sugar), Sucralose (Splenda), AceSulfame potassium (Ace K, Sweet One, Sunnett), và phổ biến nhất là chất Aspartame (NutraSweet, Equal, Spoonful, Canderal,…). Mặc dù rẻ và tiện lợi nhưng người ta vẫn e ngại ảnh hưởng về lâu về dài của chúng đối với sức khoẻ, và ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, các chất đường hóa học đã bị cấm sử dụng trong các loại thực phẩm. Bên cạnh các chất hóa học nói trên thì một vài chất khác có khả năng thay thế cho đường và được đánh giá là tốt cho sức khỏe như: Mật ong, cây cỏ ngọt,... Mật ong từ lâu đã được dùng làm phương thuốc hữu hiệu chữa phỏng, làm lành vết thương,…Và với vị ngọt hơn cả đường trắng, một lượng mật ong thấp hơn đường có thể được dùng trong các bữa ăn. Bên cạnh mật ong thì cây cỏ ngọt từ rất lâu đã được các nước trên thế giới dùng để làm dịu ngọt các thức ăn thức uống có tính đắng, và cũng để điều trị một số bệnh như béo phì, tim mạch, cao huyết áp, làm giảm cân, ngon ăn và tiêu hóa tốt v.v… Bảng 4.10. Ma Trận Đánh Giá các Yếu Tố Bên Ngoài (EFE) của Công Ty STT Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Sự hỗ trợ của Chính phủ cho sự phát triển của ngành đường 0,10 3 0,30 2 Lộ trình thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu đường và hội nhập kinh tế thế giới 0,10 2 0,20 3 Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển khá 0,08 3 0,24 4 Đường Thái Lan nhập lậu ngày càng nhiều 0,08 2 0,16 5 Đường sản xuất trong nước còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu 0,07 3 0,21 6 Lãi suất Ngân hàng không ổn định 0,09 3 0,27 7 Nhu cầu đường thế giới, còn nhiều thị trường chưa khai thác 0,03 2 0,06 8 Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới trong ngành 0,07 3 0,21 9 Các sản phẩm thay thế xuất hiện ngày càng nhiều 0,04 3 0,12 10 Ngành đường mới thoát khỏi khủng hoảng 0,08 4 0,32 11 Tỷ lệ lạm phát tăng cao 0,07 3 0,21 12 Giá nguyên – nhiên liệu không ổn định 0,09 3 0,27 13 Dân số và nhu cầu tiêu thụ đường trong nước ngày càng tăng 0,09 2 0,18 Tổng cộng 1,0 2,78 Nguồn: Điều tra và tổng hợp Tổng số điểm quan trọng của Công ty là 2,78 – là số điểm khá, điều này cho thấy khả năng phản ứng của Công ty trước những cơ hội và các đe dọa bên ngoài là khá tốt. Tuy nhiên, còn một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công mà Công ty phản ứng chưa tốt như: Hội nhập kinh tế thế giới, đường Thái Lan nhập lậu, khai thác thị trường thế giới, nhu cầu tiêu thụ đường trong nước. 4.3. Phân tích môi trường bên trong 4.3.1. Quản trị nguồn nhân lực Nhận thức rõ nhân lực là nguồn lực rất quan trọng đối với sự phát triển của Công ty, trong nhiều năm qua, Công ty đã không ngừng mở rộng việc tuyển mộ những người có năng lực vào làm việc; Tuyển mộ Thực tập sinh từ các trường Đại học, Cao đẳng,... và đào tạo họ để làm việc cho Công ty nếu họ có nhu cầu. a) Chính sách đối với người lao động Đảm bảo việc làm cho người LĐ, thu nhập của người LĐ ngày càng được cải thiện; Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người LĐ theo đúng quy định của pháp luật. Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với tập thể và cá nhân có công lao đóng góp cho Công ty, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín Công ty. Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người LĐ tham gia các khóa đào tạo nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; Chính sách đào tạo nguồn nhân lực. Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển Công ty nhằm gia tăng về chất. Công ty luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, điều này được thể hiện qua việc trả lương, khen thưởng cho LĐ trong Công ty có thành tích tốt trong công việc, và thu nhập bình quân của LĐ trong Công ty được tăng lên trong những năm vừa qua cùng với sự gia tăng số lượng LĐ. Điều này thể hiện sự thành công trong KD của Công ty trong thời gian qua. Bảng 4.11. Thu Nhập Bình Quân của Lao Động qua các Năm Nội dung Năm Số lao động (người) Số tiền (VNĐ) Thu nhập bình quân 2004 896 1.430.000 2005 786 1.650.000 2006 820 2.071.000 2007 875 2.750.000 (Kế hoạch) 2008 950 3.150.000 Nguồn: Phòng nhân sự Thu nhập bình của LĐ trong Công ty thuộc hàng khá cao trong ngành và tăng lên theo thời gian trong nhiều năm qua. Điều này thể hiện sự quan tâm đến nguồn lực con người và thể hiện hiệu quả hoạt động KD của Công ty trong thời gian qua, nhất là khi ngành đường thoát khỏi khủng hoảng. b) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năm 2007 Nguồn nhân lực luôn là một trong các nguồn lực cơ bản của Công ty trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới. Trong năm 2007 cũng như nhiệm kỳ III, lực lượng LĐ của Công ty tiếp tục được cũng cố và phát triển theo hai hướng cơ bản đó là đào tạo bổ sung kiến thức về chuyên môn, về ngoại ngữ và tuyển dụng mới. Kết hợp tuyển dụng, bồi dưỡng nguồn nhân lực đủ khả năng quản trị điều hành hoạt động ngay cả sau khi có thêm nhà máy đường Biên Hòa - Trị An vừa được Công ty mua lại theo luật phá sản. Duy trì thường xuyên kế hoạch đào tạo bổ sung cập nhật kiến thức và nâng cao nghiệp vụ cho các cấp quản lý từ Công ty đến các nhà máy trực thuộc. Chú trọng tăng cường nguồn nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp chuẩn bị cho nhu cầu nâng cấp nông trại Thành Long với diện tích 960 ha thành Nông trường trực thuộc Công ty, tăng hiệu quả trong SX nông nghiệp. 4.3.2. Văn hóa tổ chức và lãnh đạo Công ty được tổ chức và điều hành theo mô hình Công ty Cổ phần, tuân thủ theo các quy định hiện hành; Trong đó, các bộ phận trong bộ máy tổ chức có mối quan hệ qua lại với nhau theo chức năng bao gồm quan hệ trực tuyến từ trên xuống, quan hệ chức năng, quan hệ phối hợp giữa các phòng ban và giữa ban lãnh đạo với nhau. Các quyết định của HĐQT đảm bảo đúng theo Điều lệ của Công ty và pháp luật hiện hành. Ngoài ra, HĐQT cũng đã đề ra các chủ trương và chính sách SXKD theo đúng nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT đã nêu trong Điều lệ Công ty. Ra đời khá lâu, đến nay BSJC đã tạo được uy tín lớn trên thương trường. Nhận thức rõ điều này nên lãnh đạo Công ty thường xuyên phổ biến thông tin về giá trị và uy tín của Công ty, đề ra những chuẩn mực và phương châm hành động đến mọi thành viên để thực hiện nhằm giữ vững và nâng cao uy tín của Công ty. Với phương châm “Chất lượng làm nên thương hiệu” là quan niệm luôn được quán triệt bởi toàn thể Cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà, toàn thể nhân viên trong Công ty đã phấn đấu đưa Đường Biên Hòa trở thành “Thương hiệu mạnh của Việt Nam” trong thời gian qua. 4.3.3. Tài chính – kế toán Bảng 4.12. Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Cơ Bản so với LASUCO Chỉ tiêu ĐVT BSJC LASUCO 2006 2007 2006 2007 Tỷ số về khả năng thanh toán Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn Lần 4,43 3,61 2,27 2,33 Tỷ số thanh toán nhanh Lần 2,40 1,88 0,62 0,62 Cơ cấu tài sản Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản % 55,92 54,09 52,28 50,45 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản % 44,08 45,91 47,72 49,55 Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/Tổng ngồn vốn % 40,00 43,20 42,81 34,63 Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn % 60,00 56,80 54,18 62,47 Tỷ số hoạt động Số vòng quay hàng tồn kho (GVHB/TK) Lần 10,35 7,28 4,70 7,51 Vòng quay các khoản phải thu (DTT/Phải thu) Lần 6,85 6,13 7,56 6,16 Tỷ số về doanh lợi Tỷ suất LNTT/Doanh thu thuần % 6,62 8,36 8,54 11,30 Tỷ suất LNST/Doanh thu thuần % 6,09 8,36 7,43 8,49 Tỷ suất LNTT/Tổng tài sản % 8,74 8,01 7,97 11,78 Tỷ suất LNST/Tổng tài sản % 8,04 8,01 6,94 8,85 Tỷ suất LNST/Nguồn vốn CSH % 13,40 14,24 12,67 13,51 Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối kế toán của BSJC và LASUCO Nhận xét: Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của BSJC tốt hơn so với LASUCO cả vế tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn, điều này thể hiện sự an toàn tài chính và hiệu quả đầu tư tài chính của BSJC tốt hơn LASUCO. Nhưng các tỷ số này lại có xu hướng gảm dần đối với BSJC, LASUCO thì hầu như không thay đổi qua 2 năm. Cơ cấu tài sản: Cả hai công ty đều có cơ cấu tài sản ngắn hạn lớn hơn tài sản dài hạn trong tổng tài sản và cơ cấu này lớn hơn đối với BSJC. Tuy nhiên, tài sản dài hạn của cả hai Công ty đều có xu hướng tăng lên, điều này thể hiện sự quan tâm đầu tư của cả hai Công ty vào tài sản dài hạn mà cụ thể là máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Cơ cấu nguồn vốn: Cả hai công ty đều có nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn, vì vậy lãi vay luôn tác động không nhỏ đến hoạt động SXKD của Công ty. Nhìn chung, nguồn vốn vay của LASUCO có xu hướng giảm (giảm 8,2% vào năm 2007) còn của BSJC thì có xu hướng tăng (tăng 3,2% vào năm 2007). Nguồn vốn vay của BSJC tăng là do Công ty tăng nguồn vốn để mua lại Công ty mía đường Trị An và xây dựng Dự án Cụm chế biến công nghiệp phía Tây sông Vàm Cỏ Đông. Về hoạt động: Số vòng quay tồn kho của cả hai công ty đều không cao; Tuy nhiên, BSJC vẫn giữ mức cao hơn LASUCO, điều này thể hiện hàng tồn kho còn nhiều so với doanh số bán ra. Số vòng quay tồn kho của BSJC đã có xu hướng giảm trong khi của LASUCO có xu hướng tăng và lớn hơn của BSJC vào năm 2007. Số vòng quay các khoản phải thu của BSJC thấp hơn LASUCO nhưng không đáng kể và chỉ tiêu này đều có xu hướng giảm ở cả hai công ty, nhất là LASUCO (giảm từ 7,56 năm 2006 xuống còn 6,16 vào năm 2007). Về doanh lợi: Nhìn chung, các tỷ số về doanh lợi trong năm 2007 của BSJC đều thấp hơn LASUCO nhưng không đáng kể, tuy nhiên, LASUCO có nguồn vốn rất lớn so với BSJC (vốn điều lệ của LASUCO là 300 tỷ đồng). Các chỉ tiêu doanh lợi của LASUCO đều tăng trong khi các chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu của BSJC thì tăng nhưng chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản thì có xu hướng giảm. Tỷ suất LNST trên Nguồn vốn CSH của BSJC cao hơn so với LASUCO ở cả hai năm và có xu hướng tăng, điều này thể hiện tính hiệu quả trong sử dụng vốn CSH của Công ty, tăng lòng tin của nhà đầu tư. Tóm lại, tình hình tài chính của Công ty nhìn chung là khá tốt; So với LASUCO thì BSJC vẫn có nhiều chỉ tiêu tài chính tốt hơn, các chỉ tiêu khác thấp hơn nhưng chênh lệch không nhiều. 4.3.4. Marketing a) Quảng bá thương hiệu Thương hiệu là tài sản vô hình không thể thiếu được trong cơ chế thị trường để quảng bá và tiếp thị SP. Nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, Công ty không ngừng củng cố và phát triển thương hiệu để giữ vững vị trí của mình trên thị trường. Công ty thường xuyên củng cố và hoàn thiện tính chuyên nghiệp của các bộ phận nghiệp vụ, trong đó, đặc biệt là bộ phận marketing có nhiệm vụ thiết lập chiến lược marketing và quản lý thương hiệu. Vì vậy, SP của Công ty liên tục được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 10 năm liền (1997-2006) do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức và Công ty hiện nằm trong danh sách 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam. Ngoài ra Công ty còn đạt được nhiều giải thưởng khác, khẳng định giá trị thương hiệu như: Cúp vàng Top Ten Thương hiệu Việt do mạng Thương hiệu Việt (www.thuonghieuviet.com) bình chọn trong 02 năm 2004-2005, đạt danh hiệu thương hiệu nổi tiếng năm 2005 do Bộ Văn hóa - Thông tin trao tặng. b) Quảng cáo, tiếp thị và quan hệ cộng đồng Xây dựng và triển khai mạnh chiến lược chiêu thị cổ động: Tham gia quảng cáo, tài trợ các chương trình giải trí đang thu hút nhiều khán giả xem truyền hình theo dõi như: Chương trình “Vui cùng Hugo” trên HTV7, chương trình “Vượt lên chính mình” trên HTV7, chương trình “Âm vang tuổi trẻ” trên VTV1. Tham gia các hoạt động mang tính chất cộng đồng: - Hỗ trợ trẻ em nghèo vào các dịp Lễ, Tết Nguyên đán và Tết Trung thu tại các địa phương. - Hợp tác cùng Trung tâm dinh dưỡng Tp. Hồ Chí Minh triển khai chương trình bổ sung Vitamin A cho bà mẹ và trẻ em. - Tham gia đóng góp vào quỹ hỗ trợ nạn nhân chất độc màu da cam. - Phụng dưỡng 19 bà mẹ Việt Nam anh hùng. - Xây dựng 26 căn nhà tình nghĩa và tình thương... - Ngày 01- 02/12/2007, BSJC tài trợ 1.000 kg đường Sugar A cho 1.000 trẻ em từ 6 - 36 tháng tuổi trên các phường xã thuộc địa bàn Biên Hòa có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao (Tân Hạnh, Tân Vạn, Long Bình Tân, Trảng Dài, Bửu Long, An Bình, Tân Hiệp, Hố Nai, Hóa An, Tam Hiệp). Vì những hoạt động và đóng góp tích cực này, BSJC đã được phong tặng danh hiệu “Doanh nghiệp vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững”, Biểu tượng vàng Doanh nhân văn hoá năm 2006. Tuy nhiên, hoạt động marketing của Công ty còn chưa mang tính chuyên nghiệp, chủ yếu là chú trọng đến công tác PR, chưa có nhiều biện pháp marketing để quảng bá thương hiệu đến khách hàng một cách hiệu quả. c) Chính sách giá cả Công ty xây dựng một chiến lược giá cả linh hoạt trên cơ sở giá thành hợp lý, kết hợp với diễn biến giá trên thị trường để điều chỉnh chiến lược giá cho phù hợp với các yêu cầu như: - Xây dựng chiến lược giá theo thị trường, mục tiêu KD của Công ty trong từng giai đoạn. - Xây dựng chiến lược giá hợp lý theo từng phân khúc thị trường, theo hệ thống phân phối. - Xây dựng chiến lược giá cho SP mới để thâm nhập, mở rộng phát triển thị trường. Hiện nay, mức giá của Công ty cao hơn giá của các công ty khác từ 100 đồng đến 200 đồng nhưng với chất lượng và uy tín của mình, Công ty vẫn được khách hàng chấp nhận. 4.3.5. Sản xuất và tác nghiệp Để đảm bảo sự phát triển bền vững, nâng cao uy tín và vị thế của thương hiệu BSJC, Công ty luôn đặt sự quan tâm cao độ đến việc xây dựng và phát triển kĩ thuật công nghệ. Chính điều đó góp phần làm gia tăng giá trị các SP và dịch vụ của Công ty. a) Năng lực sản xuất Với năng lực SX 5.000 tấn mía nguyên liệu/ngày và 100.000 tấn đường/năm, Đường Biên Hòa là nhà máy có quy mô khá lớn trong ngành. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu đường thô tuy được đầu tư SX nhiều nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu SX nên Công ty còn phải nhập từ các công ty đường khác trong ngành. Đây là điểm yếu mà Công ty cần khắc phục nhằm hạn chế tối đa áp lực từ nhà cung cấp, mà nhất là nhà cung cấp cùng ngành. Bảng 4.13. Sản Lượng Sản Xuất và Tiêu Thụ 2006, 2007 Sản phẩm ĐVT 2006 2007 Sản xuất Tiêu thụ Sản xuất Tiêu thụ Đường luyện Tấn 71.377 70.110 78.124 75.341 Rượu Lít 522.476 508.593 482.178 476.693 Nguồn: Phòng KH – TT Sản lượng SX và tiêu thụ đường tinh luyện của Công ty gia tăng qua hai năm 2006 và 2007 do Công ty mở rộng quy mô SX và đầu tư đáng kể vào nguồn nguyên liệu mía, đáp ứng nhu cầu SX. Sản lượng SX và tiêu thụ rượu giảm do tập trung SX SP chính là đường tinh luyện và nghiên cứu cho ra đời dòng rượu mới mang tên Vodka Vina, mục tiêu năm 2008 Công ty sẽ tăng sản lượng rượu lên 500 tấn. Chênh lệch giữa sản lượng SX và tiêu thụ là không nhiều chứng tỏ tình hình tiêu thụ của Công ty khá tốt. b) Hàng tồn kho Bảng 4.14. Báo Cáo Tồn Kho Năm 2007 ĐVT: VNĐ Khoản mục Cuối năm Đầu năm Nguyên vật liệu 11.973.966.733 10.064.590.018 Công cụ, dụng cụ 8.180.414.299 6.470.658.324 Sản phẩm dở dang 12.853.571.193 10.807.760.184 Thành phẩm sản xuất 44.133.217.647 37.750.658.953 Hàng hóa 305.297.058 45.307.324 Hàng đang đi đường 172.798.018 - Cộng giá gốc hàng tồn kho 77.619.246.948 65.138.974.803 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - (626.474.546) Giá trị thuần có thể thực hiện được 77.619.246.948 64.512.500.257 Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong năm: 626.474.546 đồng. Nguồn: Phòng TC - KT Mức tồn kho đầu năm và cuối năm của các khoản mục nhìn chung là có sự gia tăng. Do tính thời vụ của ngành mía đường, thông thường vụ SX bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng 03 hoặc tháng 04 năm sau; Vào thời điểm cuối năm, do đang trong vụ SX nên số lượng dự trữ và giá trị dự trữ đường nguyên liệu thấp hơn các thời điểm khác trong năm, tồn kho cuối năm này sẽ là tồn kho đầu năm sau. Vì vậy, tình hình tồn kho nguyên vật liệu có sự gia tăng (tăng 1.909.376.720 đồng so với đầu năm), đủ để dự trữ SX trong năm. Tồn kho công cụ, dụng cụ tăng so với đầu năm (tăng 1.709.755.975 đồng so với đầu năm); SP dở dang (tăng 2.045.811.010 đồng so với đầu năm) và thành phẩm SX (tăng 6.382.558.690 đồng so với đầu năm), và sự gia tăng đột biến của hàng hoá tồn kho ở thời điểm cuối năm là do cung cầu trên thị trường và do nhu cầu dự trữ hàng hoá khi đến thời điểm tháng 03 – thời điểm kết thúc vụ mía sẽ có một lượng hàng hóa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường trong tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do ngày 01/06/2007, Phân xưởng Đường luyện sẽ tạm ngưng hoạt động để lắp đặt bổ sung máy móc, thiết bị nhằm nâng công suất SX đường luyện từ 300 tấn lên 350 tấn đường thành phẩm/ngày. Để chủ động cân đối cung - cầu trong thời gian tạm ngưng nói trên, Công ty đã huy động tối đa năng lực, thời gian để SX và dự trữ SP. c) Quản trị chất lượng Toàn bộ các hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 đã được tổ chức BVQi (Vương quốc Anh) cấp giấy chứng nhận vào ngày 03/02/2000. Phòng QM (Quality Management) chịu trách nhiệm quản lý và triển khai công tác của Hệ thống quản lý chất lượng. Nhiệm vụ của phòng QM có thể tóm tắt như sau: - Đề xuất và lập các phương án triển khai, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng. Theo dõi tiến độ thực hiện; Kiểm tra tổng thể và báo cáo kết quả trong từng thời điểm; Theo dõi và phân tích các kết quả, tiến trình thực hiện của hệ thống; Đưa ra các hoạt động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến; Kiểm soát cập nhật, ban hành tài liệu (kể cả có nguồn gốc từ bên ngoài). - Chủ trì và phối hợp các hoạt động: Đánh giá nội bộ, đánh giá nhà cung ứng, hoạt động khắc phục phòng ngừa, xử lý SP không phù hợp, ý kiến phản hồi của khách hàng; Tham gia theo dõi về mặt chất lượng các hoạt động mua hàng, lưu kho và bán hàng; Theo dõi các hoạt động phân công trách nhiệm quyền hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Cổ phần đường biên hòa.doc
Tài liệu liên quan