Khóa luận Xây dựng công cụ biên soạn bài giảng ba chiều tăng cường

Mục lục

 

TÓM TẮT 4

MỤC LỤC 5

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING 9

1.1 GIỚI THIỆU VỀ E-LEARNING 9

1.1.1 E-Learning là gì? 9

1.1.2 Khác biệt của e-Learning so với đào tạo truyền thống 10

1.1.3 Chuẩn hóa E-Learning: 13

1.2 CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỆ THỐNG E-LEARNING 14

1.2.1 LMS (Learning Management System) 14

1.2.2 LCMS (Learning Content Management System) 15

1.2.3 So sánh LMS và LCMS 17

CHƯƠNG 2: ĐÓNG GÓI BÀI GIẢNG TRONG E-LEARNING ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

2.1 CHUẨN SCORM 20

2.1.1 Chuẩn là gì? 20

2.1.2 Lợi ích của chuẩn 20

2.1.3 Mô hình nội dung theo chuẩn SCORM 21

2.1.3.1 Mô hình nội dung: 21

2.1.3.2 Meta-data: 24

2.1.3.3 Đóng gói nội dung (Content Packaging): 25

2.1.4 Các thẻ trong chuẩn SCORM 27

2.2. NGÔN NGỮ ĐÁNH DẤU MỞ RỘNG XML 36

2.2.1 Khái Niệm 36

2.2.2 Những ưu điểm của XML 36

2.2.3. Cấu trúc logic của một tài liệu XML 37

2.2.4. Bộ phân tích XML (XML Parser) 40

2.2.4.1. Mô hình DOM 41

2.2.4.2. Mô hình SAX 43

2.3. ỨNG DỤNG XML TRONG ĐÓNG GÓI BÀI GIẢNG E-LEARNING THEO SCORM 43

CHƯƠNG 3: BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ BA CHIỀU TĂNG CƯỜNG 45

3.1 BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRUYỀN THỐNG 45

3.1.1 Định nghĩa 45

3.1.2 Lịch sử phát triển 45

3.1.3 Các định dạng dữ liệu sử dụng trong bài giảng điện tử. 46

3.1.3.1 Văn bản 46

3.1.3.2 Ảnh 47

3.1.3.3 Âm thanh 48

3.1.3.4 Video 49

3.2 BÀI GIẢNG ĐIỂN T Ử BA CHIỀU TĂNG CƯỜNG 50

3.2.1 Định nghĩa 50

3.2.2 Các tiền đề cho giáo trình điện tử ba chiều tăng cường 50

3.2.3 Các thành phần cơ bản và kiểu kết hợp trong giáo trình 51

3.2.3.1 Các thành phần cơ bản 51

3.2.3.2 Kiểu kết hợp 51

3.2.4 Mô hình bài giảng điện tử ba chiều tăng cường 52

CHƯƠNG 4: BỘ CÔNG CỤ BIÊN SOẠN VÀ ĐÓNG GÓI BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ BA CHIỀU TĂNG CƯỜNG 54

4.1. MỘT SỐ CÔNG CỤ LIÊN QUAN 54

4.1.1. Bộ công cụ trình diễn giáo trình điện tử ba chiều tăng cường 54

4.1.2. Một số công cụ biên soạn bài giảng hiện có 54

4.1.2.1 Sample RTE 1.2.2 54

4.1.2.2. Reload Editor 1.3 55

4.1.2.3 Moodle 1.4.5: 56

4.1.2.4 Đánh giá: 56

4.2. CÔNG CỤ BIÊN SOẠN VÀ ĐÓNG GÓI BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TĂNG CƯỜNG 56

4.2.1. Mục tiêu 56

4.2.2. Mô hình công cụ 57

4.2.3. Các tài liệu đặc tả 57

4.2.3.1. Hồ sơ đặc tả Asset/SCO trong bài giảng điện tử ba chiều tăng cường theo chuẩn SCORM: 57

4.2.3.2 Hồ sơ đặc tả bài giảng điện tử ba chiều tăng cường theo chuẩn SCORM 64

4.2.4. Triển khai 68

4.2.4.1. Các chuẩn kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình sử dụng 68

4.2.4.2. Các thành phần và chức năng của bộ công cụ 69

4.2.5. Thử nghiệm 71

4.2.5.2 Một số giao diện chính: 73

4.2.5.3 Đánh giá kết quả: 76

KẾT LUẬN 77

 

 

doc108 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2534 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng công cụ biên soạn bài giảng ba chiều tăng cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập hợp các hàm hỗ trợ cho việc chạy SCO. Các hàm trong API đuợc chia làm 3 nhóm: Nhóm trạng thái chạy. Nhóm quản lý trạng thái. Nhóm trao đổi dữ liệu. API Adapter chính là một phần mềm chức năng để thực hiện các hàm trong API. Bảng sau đây mô tả ngắn gọn các hàm trong API: Hàm Mô tả Nhóm các hàm trạng thái chạy LMSInitialize(“”) Hàm này được gọi đầu tiên trong số các hàm API. SCO gọi hàm này để xác định API Adapter. LMSFinish(“”) SCO gọi hàm này khi không cần giao tiếp với hệ LMS nữa Nhóm các hàm trao đổi dữ liệu LMSGetValue(data model element) Cho phép SCO có thể lấy thông tin từ hệ LMS như giá trị của các phần tử trong mô hình dữ liệu, phiên bản của mô hình dữ liệu được hỗ trợ… LMSCommit(“”) API Adapter nhận được các giá trị của SCO gửi đến hệ LMS thông qua hàm LMSSetValue(“”). Lời gọi hàm LMSCommit(“”) sẽ yêu cầu các LMS tiếp tục các giá trị đó. Nhóm các hàm quản lý trạng thái LMSGetLastError() Trả về mã trạng thái lỗi xuất hiện trong lần gọi hàm API ngay trước đó. LMSGetErrorString(errornumber) Mô tả lỗi có số mã là errornumber LMSGetDiagnostic(parameter) Cung cấp các thông tin chi tiết có liên quan đến lỗi. 2.1.4.3 Mô hình dữ liệu: Một mô hình dữ liệu chung để đảm bảo rằng một tập hợp các thông tin được định nghĩa về SCO có thể được theo dõi bởi các hệ LMS khác nhau. Mô hình dữ liệu tuân theo chuẩn SCORM được dựa trên mô hình dữ liệu của AICC CMI mô tả trong AICC CMI Guidelines for Interoperability. Tất cả các tên của các phần tử dữ liệu đều được quy ước dạng: cmi.elementName hoặc adl.elementNam. Các dữ liệu cơ bản được dùng trao đổi giữa SCO và hệ LMS như cmi.core, cmi.launch_data, cmi.objectives…. 2.1.5 Xắp xếp và điều hướng: Tài liệu về xắp xếp và điều hướng là một phần mới trong tập sách đặc tả về SCORM. Cuốn sách Sắp xếp và điều hướng chủ yếu dựa trên đặc tả xắp xếp đơn giản của IMS (IMS SS Specification – IMS Simple Sequencing Specification). Mặc dù gọi là đặc tả đơn giản trong IMS SS khá phức tạp và hỗ trợ điều khiển. Nó chỉ được gọi đơn giản bởi vì nó chỉ định nghĩa một số giới hạn các hành vi sắp xếp thường được sử dụng. Đặc tả về Sắp xếp và Điều hướng mô tả và quy định cách thức mà người học nhận được nội dung theo một trật tự thích hợp cho trước, có thể dự đoán được, độc lập với mọi môi trường phân phối nội dung. Trong CBT (Computer Base Traning) truyền thống, việc rẽ nhánh đôi khi cũng có hiệu quả, nó làm người học có thể di chuyển từ mẩu nội dung này sang mẩu nội dung khác tương đối liên tục. Người học có thể biết hoặc không thể biết là họ đang di chuyển từ bài học này sang bài học khác, hoặc từ module này sang module khác. Điều này có thể xảy ra vì các hệ thống biên soạn nội dung lớn cung cấp cho người thiết kế các lựa chọn xây dựng chương trình gần như không hạn chế để cấu trúc hóa và phân nhánh nội dung học. Chức năng này, nằm bên trong một bài giảng hoặc giữa các bài giảng, được mã cứng (hard-code) dựa trên một mô hình tuyến tính hoặc một mô hình biến đổi. Một trong những mục đích của SCORM là tái sử dụng nội dung, các chức năng mã cứng bên trong hoặc giữa các bài giảng sẽ giới hạn khả năng tái sử dụng của từng SCO riêng lẻ. Nó cũng giới hạn khả năng tạo mới hoặc lựa chọn cấu trúc nội dung cho cùng các tài liệu học. Trong SCORM, việc sắp xếp mô tả quy định trật tự mà trong đó người học nhận được các phần nội dung từ LMS. Các phần nội dung riêng lẻ mà người học nhận được là các SCO. SCORM không cho phép một SCO có thể gọi hoặc truy cập trực tiếp tới các SCO khác. LMS điều khiển quá trình chuyển dịch từ SCO này đến SCO khác của người học thông qua hành vi sắp xếp chuỗi các SCO. Ví dụ về rẽ nhánh trong mô hình CBT truyền thống: Hình 2.5 Rẽ nhánh trong các bài giảng CBT Trên hình vẽ, giả sử bài giảng gồm 3 học phần : A,B,C. Nếu học viên đã học xong học phần A và đã đạt, thì học phần A sẽ tiếp tục gọi tới học phần B. Ngược lại học phần C sẽ được gọi tới. Theo SCORM, mô hình cho bài giảng có cấu trúc tương tự trên sẽ như hình sau: Hình 2.5 Rẽ nhánh trong SCORM Vì SCORM, không cho phép một SCO có thể gọi hoặc truy cập trực tiếp tới một SCO khác nên tiến trình học của học viên từ học phần này đến học phần khác sẽ diễn ra dưới sự điều khiển của LMS sau: Bắt đầu từ A. If A đạt, che giấu C. If A không đạt, che giấu B. Về cơ bản, LMS thực hiện tất cả các nhánh của nội dung học thông qua các hành vi được định nghĩa bởi người thiết kế và cung cấp bởi lập trình viên. Điều này cho phép một tập hợp các SCO có thể được sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào nhà thiết kế tạo nên cấu trúc gói nội dung và người học chính là đối tượng của phân phối nội dung. Tập hợp các SCO này cũng có thể được xắp xếp theo một cách khác trong một khóa học khác. Sự rẽ nhánh trong SCO (trong mỗi SCO lại có sự điều hướng) không liên quan tới LMS hay gói nội dung. Do đó, nó không tham gia vào quá trình sắp xếp theo chuẩn SCORM và cũng không được đề cập tới trong các hướng dẫn sắp xếp theo SCORM. Như vậy, các rẽ nhánh bên trong SCO không được LMS lưu vết nên không thể ghi lại quá trình học của học viên trên từng phần SCO riêng lẻ thông qua LMS. SCORM quy định hầu hết các chức năng nằm ngoài bản thân một SCO. Việc sắp xếp một chuỗi các SCO chính là cách thức mà người thiết kế xác định xem cái gì sẽ được hiển thị cho người học, khi nào thì nó được hiển thị cũng như các thuộc tính và các hàm mà SCO đó yêu cầu. Đó cũng chính là cách thức mà SCORM cho phép người thiết kế hiển thị và ghi lại các lựa chọn cũng như quá trình học của ngừơi học. 2.1.46 Các thẻ trong chuẩn SCORM :[4] Xây dựng gói tin nội dung: Phần này định nghĩa yêu cầu cho mỗi một hồ sơ ứng dụng gói tin nội dung SCORM (SCORM Content Package Application Profile): Hồ sơ ứng dụng gói tin tài nguyên: Một gói tin nội dung bó một tập hợp tài nguyên học, không có định nghĩa về tổ chức của tài nguyên học (SCO và Asset). Những tài nguyên này không cần có mối liên hệ với nhau. Hồ sơ ứng dụng gói tin tập hợp nội dung (Content Aggregation Package Application Profile): Một gói tin nội dung cho một tập các tài nguyên học với những cấu trúc và thứ tự tĩnh dự định trước cho chúng (nghĩa là một manifest có thể chứa một hoặc nhiều tổ chức cho tài nguyên học). Manifest File: Phần này định nghĩa những yêu cầu để xây dựng một file imsmanifest.xml Một số thẻ trong SCORM: Thuộc tính: Thuộc tính: identifier (mandatory) version (optional) xml:base (optional) Các thẻ bên trong: , , , , Thuộc tính: Không Các thẻ thành phần: , , {meta-data} {meta-data} Meta-data sử dụng các mở rộng XML: theo định nghĩa, XML có thể được mở rộng bằng việc giới thiệu các phần tử và thuộc tính từ các không gian tên khác đã được định nghĩa. Có nhiều cách để thêm các phần tử mở rộng vào tài liệu XML: Định nghĩa một không gian tên với một prefix biết trước: xmlns: Định nghĩa một không gian tên mà không có prefix. Thuộc tính: Không Thành phần: Không : mô tả một hoặc nhiều cấu trúc hoặc tổ chức của gói tin nội dung Thuộc tính: identifier (bắt buộc) Các thẻ thành phần: : mô tả một tổ chức phân cấp cụ thể. Thuộc tính: identifier (bắt buộc) structure (tuỳ chọn): mô tả cấu trúc của tổ chức. Mặc định là cấu trúc phân cấp adlseq:objectivesGlobalToSystem (tuỳ chon, mặc định là có): chỉ ra rằng bất kỳ đối tượng được chia sẻ nào được định nghĩa trong thông tin sắp xếp là global đối với người học và các tổ chức nội dung. Các thẻ thành phần: , , , : mô tả tiêu đề của tổ chức : là một node mô tả cấu trúc phân cấp của tổ chức. thể hiện một Activity trong tổ chức nội dung. Thuộc tính: identifier (bắt buộc): identifierref (tuỳ chọn): Tham chiếu tới một identifier của tài nguyên hoặc một (sub)manifest. Isvisible (tuỳ chọn): Chỉ ra item này có hoặc không được hiển thị khi một cấu trúc gói tin được trình bày. Giá trị boolean: True: Không thể hiện (mặc định) Parameters (tuỳ chọn): Chứa những tham số tĩnh để đi tới tài nguyên tại thời điểm thực hiện. Thuộc tính này chỉ sử dụng cho tham chiếu tới các phần tử . Giá trị lớn nhất là 1000 ký tự. Các thẻ thành phần: , , , , , , : Định nghĩa hành động sẽ thực hiện khi một qui định về thời gian bị vượt qua. Các hành động theo dõi thời gian và hạn chế thời gian được điều khiển bởi SCO. Có những dạng dữ liệu sau: exit, message exit, no message continue, message continue, no message : Cung cấp dữ liệu nguyên bản của các SCO. Dạng dữ liệu này mờ với LMS và chỉ có nghĩa đối với SCO. Khi dạng dữ liệu này được yêu cầu, nhà phát triển sẽ sử dụng thuộc tính parameters để tham chiếu tới tài nguyên SCO. (chỉ những phần tử tham chiếu tới một tài nguyên SCO mới có thể chứa thẻ này) : Là một tập hợp những tham chiếu tới các tài nguyên Thuộc tính: xml:base (tuỳ chọn): Cung cấp đường dẫn cơ bản cho các file nội dung. Các thẻ thành phần: : tham chiếu tới một tài nguyên (SCO hoặc Asset). Thuộc tính: identifier (bắt buộc) type (bắt buộc): chỉ ra kiểu của tài nguyên. Href (tuỳ chọn): tham chiếu tới một URL, thể hiện một "điểm vào" tài nguyên. Xml:base (tuỳ chọn) Adlcp:scormType (bắt buộc): định nghĩa một kiểu tài nguyên SCORM (2 giá trị: sco và asset). Adlcp:persistState (tuỳ chọn): cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu từ lần đăng nhập này đến lần đăng nhập khác. (khi một lần học mới được khởi tạo, một tập dữ liệu mới được cung cấp. Nếu thuộc tính này được đặt là true, khi đó dữ liệu của lần học trước sẽ được sử dụng để khởi tạo cho lần học mới này) Các thẻ thành phần: , , : là một danh sách các file mà tài nguyên này phụ thuộc vào. Thuộc tính: href (bắt buộc): xác định vị trí của file Các thẻ thành phần: : chỉ ra một tài nguyên mà toàn bộ các file của tài nguyên đang khai báo phụ thuộc vào Thuộc tính: identifierref (bắt buộc): tham chiếu tới idenfier của một tài nguyên hoặc một (sub) manifest. Các thẻ thành phần: Không 2.2. Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (XML-eXtensible Markup Language): [2] 2.2.1 Khái Niệm: XML là viết tắt của eXtensible Markup Language - ngôn ngữ đánh dấu mở rộng, XML xuất phát từ SGML (Standard Generalized Markup Language), khác với HTML XML là một tập con của SGML. 2.2.2 Những ưu điểm của XML: Đặc điểm quan trọng nhất của là XML cho phép dễ dàng xử lý, chuyền tải dữ liệu giữa rất nhiều ứng ứng dụng và tài liệu người dùng với các định dạng khác nhau. Dễ dàng trao đổi dữ liệu Trong XML, dữ liệu và định dạng được lưu ở dạng text, người dùng có thể dễ dàng cấu hình cũng như thay đổi chúng bằng các trình soạn thảo thông thường như notepad. Dữ liệu và các thẻ trong XML không mã hóa theo một thuật giải đòi hỏi bản quyền nào cả. Tùy biến ngôn ngữ định dạng Người dùng có thể dễ dàng tạo ra các ngôn ngữ định dạàng tùy biến dựa trên XML, đây là một trong những khả năng mạnh nhất của XML. Ngày nay hàng trăm ngôn ngữ định dạng chuyên dụng ra đời dựa trên XML: Ngôn ngữ văn phòng về kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng (BITS- Banking Industry Technology Secretariat). Trao đổi dữ liệu tài chính (IFX-Financial Exchange). Định dạng trao đổi viễn thông (TIM-Telecommunication Interchange Markup). Khởi đầu XML kinh doanh điện tử (ebXML). Ngôn ngữ định dạng dữ liệu sản phẩm (PDML – produc Data Markup language). Giao thức trao đổi thông tin tài chánh (FIX- Financial Information eXchange protocol). Một vài ngôn ngữ định dạng tùy biến như ngôn ngữ định dạng trong lĩnh vực hóa học (Chemical Markup Language-CML) cho phép người dùng biểu diễn các công thức hóa học và hóa trị của phân tử ở dụng đồ họa ngoài ra XML còn hỗ trợ việc thể hiện các ứng dụng đồ họa. XML còn cho phép người dùng tự mở rộng bằng cách thêm vào các thẻ mới phù hợp với từng ứng dụng cụ thể. Thực tế điều đó đang diễn ra đối với XHTML. Sử dụng XHTML chúng ta có thể thêm vào các thẻ của riêng mình và yêu cầu trình duyệt hiểện thị như là định dạng HTML. Dữ liệu mô tả Dữ liệu trong tài liệu XML tự mô tả nội dung và ý nghĩa của nó Dữ liệu có cấu trúc và tích hợp: Một khía cạnh khác của XML là không chỉ cho phép lưu dữ liệu vào file XML dựa trên thẻ mà còn tổ chức dữ liệu theo cấu trúc. XML cho phép các phần tử thẻ tích hợp với nhau tạo nên một cấu trúc dữ liệu phân cấp hoàn chỉnh. Điều này cực kỳ quan trọng khi người dùng cần đến khả năng định nghĩa dữ liệu có cấu trúc. 2.2.3. Cấu trúc logic XML: Một tài liệu XML tốt thể hiện cấu trúc của tài liệu. Tất cả các tài liệu XML đều bao gồm cấu trúc vật lý và cấu trúc logic. Cấu trúc logic cho biết các thành phần có trong một tài liệu XML và cách tổ chức các thẻ. Hình 2.4. Cấu trúc của tài liệu XML Cấu trúc logic thể hiện tổ chức các phần khác nhau của một tài liệu XML. Nói một cách khác cấu trúc logic chính là cách xây dựng một tài liệu XML. ADL SCORM 1.3 <organization identifier="part1". Hoc phan 1 Bai 1 Kiem tra 1 <resource identifier= "RESOURCE_TEST1" type= "webcontent" href="Test1.htm" adlcp:scormType="sco"> Phần khởi đầu (prolog) của tài liệu XML: Prolog là thành phần đầu tiên trong một tài liệu XML, chuẩn XML không yêu cầu phải khai báo phần mở đầu của XML. Tuy nhiên W3C khuyến khích nên dùng, ít nhất là dòng khai báo phiên bản sử dụng của XML. Nói chung phần mở đầu của một tài liệu của XML thường chứa các khai báo XML, lời chú thích về tài liệu, chỉ thị xử lý, khoảng trắng và khai báo kiểu tư liệu (DTD). Phần khởi đầu thường gồm hai thành phần cơ bản tùy chọn: khai báo XML và chỉ thị xử lý. Các khai báo XML: Một tài liệu XML nên bắt đầu bằng khai báo cho biết tài liệu được viết theo định dạng và đặc tả XML. Nếu sử dụng khai báo XML, khai báo này phải được đặt ở dòng đầu tiên của tài liệu. Không được đặt khai báo XML sau bất kỳ dòng nào khác. VD: Khai báo phiên bản (version): khai báo này cho biết phiên bản đặc tả XML mà tài liệu sử dụng. Khai báo kiểu mã hóa (encoding): Bộ mã hóa sử dụng trong tài liệu XML. Mặc định là UTF-8. Khai báo thực thể độc lập (standalone): đặt thuộc tính này là “yes” nếu tài liệu của bạn không tham chiếu đến các thực thể khác bên ngoài (external entity); nếu không thì đặt thuộc tính này là “no”. thuộc tính này cũng là tùy chọn. Chỉ thị xử lý Chỉ thị xử lý được dùng để chỉ dẫn cho bộ phân tích cách xử lý tài liệu XML trong quá trình phân tích sẽ diễn ra sau này. Những chỉ thị này thường bắt đầu bằng tương tự như phần khai báo. Ví dụ chỉ thị yêu cầu bộ phân tích kết hợp dữ liệu của XML với bảng định kiểu CSS Các phần tử tài liệu (Document element): Đây là phần nội dung chính của tài liệu XML nó chứa các thẻ khai báo nội dung chính củatài liệu XML. Phần tử gốc (root element) Tất cả các tài liệu XML được coi là hợp khuôn dạng nếu chứa đựng duy nhất một phần tử gốc. Phần tử gốc này chứa đựng tất cả các phần tử và các cặp thẻ khác trong tài liệu. Phần tử gốc được xem là phần quan trọng nhất trong nội dung của XML. Khi phân tích một tài liệu XML đầu tiên phải phân tích từ phần tử gốc sau đó tiếp tục lần ra các thành phần chứa dữ liệu khác. 2.2.4. Bộ phân tích XML (XML Parser) Bộ phân tích XML là các gói phần mềm sử dụng chúng như một phần kèm theo của ứng dụng. Chẳng hạn trong PHP (từ phiên bản 4.x) có xây dựng các thư viện hỗ trợ XML: thư viện thao tác với XML (dom XML)… Hiện nay có hai mô hình xử lý dữ liệu phổ biến của XML là mô hình DOM và mô hình SAX. 2.2.4.1. Mô hình DOM Để xử lý, W3C định nghĩa tài liệu, theo mô hình đối tượng tài liệu DOM (Document Object Model), theo mô hình này tài liệu XML là một cây bao gồm tập hợp các nút(node). Những nút này nội dung có thể chứa phần tử (element), dữ liệu (text) thuộc tính (attribute)… và các nút con khác. Có tất cả các loại nút sau đây trong mô hình DOM. Nút Mô tả Element Phần tử XML Attribute Thuộc tính Text Dữ liệu text CDATA section Phân đoạn CDATA Entity reference Tham chiếu thực thể Entity Thực thể Processing Instruction Chỉ thị xử lý Comment Chú thích Document Tài liệu Document Type kiểu dữ liệu Document fragment Đoạn dữ liệu Notation Ghi chú. Ví dụ: giả sử chúng ta có tài liệu XML như sau: Hello From XML Welcome to the wild and woolly world of XML Hello from XML Welcome to the wild and woolly word of XML Tài liệu này có thể phân theo cấu trúc hình cây bao gồm các nút đối tượng: Ngoài chỉ thị xử lý phần tử là một nút bao gồm hai nút con là và . Nút và lần lượt chứa một nút con khác lưu giữ liệu dạng text với nội dung “Hello from XML” và “Welcome to the wild and woolly world of XML”. Toàn bộ cấu t rúc trên chính là mô hình DOM. Khi phân tích mô hình DOM ta coi mỗi nút là một đối tượng (object). DOM cung cấp các phương thức để thao tác với mỗi đối tượng. W3C định nghĩa rất nhiều cấp độ cho mô hình DOM chẳng hạn: Level 0: là đặc tả DOM không chính thức, khởi đầu của mô hình DOM áp dụng cho các trình duyệt thông dụng trước đây là Netscape navigator 3.0 và IE 3.0 Level 1: Đặc tả và định nghĩa mô hình DOM ở cấp độ này được cài đặt và sử dụng nhiều nhất. DOM ở cấp độ này tập trung vào sự kết hợp giữa tài liệu HTML và XML. Level 2: Cấp độ nâng cao này chỉ đang là ứng cử viên được W3C xem xét. Mô hình DOM ở cấp độ 2 mở rộng cho phép người sử dụng không gian tên và kết hợp với mô hình định kiểu như CSS hay XSL. Level 3: Cấp độ này chỉ đang ở mức hoạch định. Nó cho phép nạp, xử lý, lưu lại mô hình nội dung tài liệu (như các định nghĩa DTD và lược đồ XML). Hiện chưa có tài liệu chính thức về mô hình DOM này. Thư viện domxml của php hỗ trợ tương tác khá mạnh với XML theo mô hình DOM. 2.2.4.2. Mô hình SAX SAX là viết tắt của Simple API for XML. Theo đúng tên gọi của nó, SAX chứa các tập giao tiếp API (Application Programming Interface) cho phép xử lý dữ liệu XML, theo mô hình hướng sự kiện (event) rất đơn giản. có nghĩa là dữ liệu mà ta mong muốn sẽ tự động gửi đến đến khi một sự kiện phát sinh thay vì ta phải tự lấy ra dữ liệu bằng cách lần đến từng nút (đi từ nút gốc). SAX đơn giản hơn DOM với mô hình DOM người dùng phải chủ động tìm đến dữ liệu với sử lý SAX, chúng ta không cần thiết phải làm như vậy. Muốn xử lý một kiểu nút nào, ta chỉ cần cài đặt phương thức cụ thể tiếp nhận kiểu nút cần xử lý. Trình phân tích SAX sẽ đọc và diễn dịch toàn bộ nội dung tài liệu. Khi phát hiện ra một kiểu nút nào đó sự kiện tương ứng sẽ phát sinh và hàm xử lý sự kiện dành cho nút sẽ được gọi. Bằng cách này SAX đã gửi nội dung tài liệu đến cho người dùng thay vì phải đi tìm kiếm nó như mô hình DOM. 2.3. Ứng dụng XML trong đóng gói bài giảng E-Learning theo SCORM: Như vậy, theo những mô tả về về việc đóng gói tài nguyên và nội dung học theo SCORM, những tài liệu đặc tả sẽ có khuôn dạng giống như một tài liệu xml (sử dụng các thẻ, có cấu trúc). Theo qui định của chúng tôi, các đặc tả này sẽ được lưu trong file imsmanifest.xml và file Asset/SCO_TênTàiNguyên.xml hoặc SCO_TênTàiNguyên.xml. Khi đọc vào một file XML, công cụ sẽ dùng bộ phân tích XML của PHP đọc file imsmanifest.xml. Nếu file XML được định dạng đúng, công cụ sẽ phân tích cấu trúc của toàn bộ khoá học, phân tích cấu trúc của toàn bộ khoá học, dựa trên file này. Tiếp đó, từ những thông tin về tài nguyên, công cụ sẽ tìm, tham chiếu và liên kết các tài nguyên theo đúng cấu trúc và hiển thị lại cấu trúc dựa trên file đặc tả. Sau đó dựa vào đặc tả trong file manifest, công cụ sẽ tham chiếu đến các file tài nguyên để đưa vào gói nội dung. Khi có nhu cầu sử dụng, người dùng có thể lấy các gói nội dung. Hiển Thị Hình 2.5. Quá trình đọc và ghi file xml Các thẻ: new_xmldoc('newVersion1.0'): Tạo ra thẻ xml add_root('lom''newRoot'): Tạo ra gốc của file xml new_child('newChirld ',' '): Tạo ra một node mới. set_attribute(' ',' '): Tạo ra thuộc tính của một node domxml_open_file(' *.xml'): Đọc vào một file xml Chương 3: BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ BA CHIỀU TĂNG CƯỜNG 3.1 Bài giảng điệnển tử truyền thống: 3.1.1 Định nghĩa: Bài giảng điện tử là những tài liệu được thể hiện và phân phát bằng công nghệ điện tử. Hiện tại, chưa có một định nghĩa chính thức cho bài giảng điện tử. Ddo vậy, dựa vào định nghĩa trên, chúng tôi tạm thời đưa ra một định nghĩa hình thức cho khái niệm “bài giảng điện tử” sẽ được sử dụng trong khóa luận này: “Bbài giảng điện tử là những tài liệu được thể hiện và phân phát bằng công nghệ điện tử phục vụ cho việc dạy và học cụ thể”. Như vậy, thể hiện của bài giảng điện tử rất phong phú, từ những đoạn phim, đoạn băng ghi lại nội dung học, những tài liệu điện tử chỉ đơn giản sao chép nội dung các bài giảng cổ điển để tiện phát tán tới những bài giảng được thu phát trực tiếp trên đài, tivi, những tài liệu học sử dụng đa phương tiện, có các yếu tố mô phỏng, có thể giao tiếp và tương tác nhằm nâng cao khả năng nhận thức của học viên. 3.1.2 Lịch sử phát triển: Sự phát triển của các bài giảng luôn song hành với sự phát triển của các phương pháp học tập. Mỗi khi có những bước tiến vượt bậc trong công nghệ, các phương pháp học tập mới hiện đại hơn, thích hợp hơn, nhiều ưu điểm hơn lại ra đời để phục vụ cho nhu cầu học tập của nhân loại. Sự thay đổi những phương pháp học tập này lại cũng đến sự biến đổi của các bài giảng trong thể hiện và phân phối. Phương pháp học tập cổ xưa nhất là truyền miệng. Thầy truyền tri thức cho học trò thông qua lời nói, truyền bí quyết thông qua việc làm và kinh nghiệm. Giai đoạn tiếp sau, chữ viết xuất hiện tạo ra một bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển của con người. Những giáo trình đầu tiên ghi lại nội dung học bằng chữ viết, ký hiệu, hình vẽ trên những tấm lá, thẻ tre, da thuộc và sau này là giấy viết (khoảng 3000 năm trước công nguyên tại Ai Cập). Dạng giáo trình giấy rất phổ biến, có lịch sử lâu đời, lưu giữ một lượng tri thức khổng lồ và vẫn tồn tại đến tận ngày nay song song với các dạng giáo trình hiện đại khác. Sự ra đời và phát triển liên tục của công nghệ điện tử đã góp phần hình thành nên một phương pháp đào tạo mới: đào tạo điện tử (e-Learning). Những bài giảng điện tử đầu tiên là những bài giảng được thu phát trực tiếp qua đài (1925), tivi (1940) hoặc ghi lại thành những đoạn băng để tiện việc phân phối. Với những giáo trình mới này, nội dung đã có thể sinh động hơn, hấp dẫn hơn và đặc biệt là được truyền bá rộng rãi, phổ biến tới mọi người trên khắp thể giới (1990). Máy tính xuất hiện, lập tức được ứng dụng vào việc dạy và học. Máy tính hỗ trợ nhiều định dạng dữ liệu nên cách thức thể hiện nội dung học trong các bài giảng điện tử cũng rất phong phú và đa dạng. Các định dạng ký tự, ảnh, ảnh động, âm thanh, phim, đồ họa được sử dụng một cách linh hoạt, xen kẽ, tạo cho các bài giảng điện tử một hình ảnh mới: hấp dẫn, cuốn hút và truyền đạt thông tin hiệu quả. Trong giai đoạn này, các bài giảng thường được ghi lên các đĩa CD-ROM và chuyển tới người học. Công nghệ Web ra đời vào những năm 1990 dựa trên Internet, với khả năng hỗ trợ đa phương tiện phong phú đã trở thành công nghệ xuất bản tài liệu, đưa giáo trình điện tử phát triển lên một bước mới. Giờ đây, những bài giảng điện tử được xây dựng dựa trên công nghệ web với những ưu điểm: hỗ trợ đa phương tiện, có thể tương tác và giao tiếp, có khả năng cập nhật nhanh, phát tán dễ dàng, sử dụng thuận tiện, hiểu quả đẫ có mặt khắp mọi nơi, đóng góp một phần lớn vào thành công của phương pháp đào tạo đang được sử dụng rộng rãi: e-Learning. 3.1.3 Các định dạng dữ liệu sử dụng trong bài giảng điện tử. Một bài giảng điển tử có thể hỗ trợ rất nhiều định dạng dữ liệu khác nhau. Mỗi định dạng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, việc quyết định sử dụng định dạng dữ liệu nào cho một giáo trình điện tử phụ thuộc vào nội dung học mà giáo trình thể hiện và đặc trưng của từng loại định dạng. Dưới đây là một số định dạng dữ liệu được sử dụng phổ biến với sự hỗ trợ của máy tính. 3.1.3.1 Văn bản: Văn bản thuần túy (Plain text): là một tập các ký tự ASCII, không chứa những thông tin về cấu trúc và định dạng. Văn bản dạng .rtf (Rich Text Format): là một chuẩn văn bản của Microsoft. Các file .rtf là những file ASCII với một số lệnh đặc biệt để chỉ ra các thông tin định dạng (ví dụ: font chữ, căn lề) Ngôn ngữ đánh dấu tổng quát chuẩn (standard generalize markup language – sgml): là một siêu ngôn ngữ (metalanguage) chuẩn được sử dụng để mô tả các ngôn ngữ đánh dấu. Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (Extensible markup language – xml): là một tập con của SGML tạo thành một siêu ngôn ngữ đánh dấu văn bản. Nó định nghĩa các ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng cho việc trao đổi dữ liệu có cấu trúc. Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (Hypertext markup language – HTML): được sử dụng để tạo ra những tài liệu siêu văn bản trên WWW và điều khiển việc thể hiện các trang Web. Cascading Style Sheet: cho phép người thiết kế điều khiển cấu trúc nhiều trang Web theo một cấu trúc và định dạng đã được định nghĩa từ trước. Postscript (.ps): là một ngôn ngữ mô tả trang sách sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực xuất bản điện tử. Nó mô tả nội dung một trang sách in dưới dạng ảnh. Portable document format (.pdf): định dạng file này được tạo ra bởi Adobe, cung cấp một định dạng chuẩn để lưu trữ và sửa đổi các tài liệu in. những tài liệu dạng này dễ xem, dễ in ra, ít phụ thuộc vào kiểu máy tính và flatform nên được sử dụng rộng rãi trên Web. Định dạng TeX: là một định dnạg khá phổ biến, được sử dụng cho các ứng dụng toán học, vật lý vvà khoa học máy tính. Tex thường được sử dụng để biểu diễn những công thức toán học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyen_Tien_Dung_k47cc .doc
  • pdfNguyen_Tien_Dung_k47cc.pdf