Khóa luận Xây dựng thương hiệu cho công ty cổ phần du lịch An Giang

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: TỔNG QUAN. 1

1.1 Cơsởhình thành đềtài. 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu. 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu. 2

1.4.1 Phương pháp thu thập sốliệu . 2

1.4.2 Phương pháp xửlý dữliệu . 2

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. 2

1.6 Cấu trúc của bài nghiên cứu. 2

Chương 2: GIỚI THIỆU VỀCÔNG TY CỔPHẦN DU LỊCH AN GIANG. 4

2.1 Lịch sửhình thành và phát triển của Công ty. 4

2.2 Tình hình hoạt động của Công ty trong thời gian qua. 5

2.2.1 Lĩnh vực kinh doanh. 5

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụvà mục tiêu của Công ty. 6

2.2.3 Cơcấu tổchức của Công ty. 7

2.2.4 Kết quảhoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006 – 2008. 9

2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động. 11

2.2.6 Định hướng phát triển. 12

Chương 3: CƠSỞLÝ LUẬN . 15

3.1 Tổng quan vềthương hiệu . 15

3.1.1 Quan niệm vềthương hiệu . 15

3.1.2 Đặc điểm của thương hiệu . 17

3.1.3 Thành phần của thương hiệu . 17

3.1.4 Vai trò của thương hiệu . 17

3.1.5 Giá trịthương hiệu. 19

3.2 Quá trình xây dựng thương hiệu . 21

3.2.1 Định vịthương hiệu. 21

3.2.2 Xây dựng chiến lược thương hiệu . 21

3.2.3 Xây dựng nền móng thương hiệu . 21

3.2.4 Xây dựng chiến lược truyền thông. 22

3.2.5 Đo lường và hiệu chỉnh thương hiệu. 22

3.3 Những khái niệm khác có liên quan. 22

3.4 Mô hình đềxuất kiến tạo và phát triển thương hiệu cho công ty. 23

3.5 Mô hình nghiên cứu . 24

Chương 4: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI

CÔNG TY CỔPHẦN DU LỊCH AN GIANG. 26

U

4.1 Kết quả đạt được của Công ty. 26

4.2 Nhận thức vềvấn đềxây dựng và phát triển thương hiệu . 28

4.3 Ý thức phát triển thương hiệu tại công ty. 29

4.4 Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu trong thời gian qua. 29

4.4.1 Công tác quản trịcác thành phần thương hiệu . 29

4.4.2 Công tác truyền thông thương hiệu. 32

4.5 Công tác định hướng phát triển thương hiệu. 32

Chương 5: CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO

CÔNG TY CỔPHẦN DU LỊCH AN GIANG. 35

5.1 Phân tích môi trường kinh doanh. 35

5.1.1 Môi trường vĩmô. 35

5.1.2 Môi trường vi mô. 37

5.1.3 Phân tích tình hình cạnh tranh. 43

5.1.4 Phân tích thịtrường mục tiêu. 50

5.1.5 Phân tích khách hàng mục tiêu. 51

5.2 Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu. 52

5.2.1 Định hướng phát triển. 52

5.2.2 Định vị. 53

5.2.3 Mô hình chuẩn hóa kiến trúc thương hiệu . 58

5.2.4 Chuẩn hóa kiến trúc thương hiệu. 59

5.2.5 Đềxuất chiến lược truyền thông. 59

5.2.6 Đo lường và hiệu chỉnh thương hiệu. 65

5.3 Kếhoạch thực hiện chiến lược và dựtoán ngân sách. 65

5.3.1. Kếhoạch thực hiện chiến lược. 65

5.3.2 Dựtoán ngân sách và ước lượng doanh thu. 65

5.4 Quản trịthương hiệu . 66

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 69

6.1 Kết luận . 69

6.2 Kiến nghị. 69

6.3 Những đóng góp và hạn chếcủa đềtài nghiên cứu . 70

pdf99 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng thương hiệu cho công ty cổ phần du lịch An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Mỹ Hòa Hưng và Châu Phong là điều không thể thiếu. Bên cạnh đó, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các loại hình du lịch theo mô hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch thể thao leo núi… Đồng thời, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp mở các điểm trưng bày và bán sản phẩm truyền thống địa phương có chất lượng cao tại các khu, điểm du lịch, siêu thị và các trung tâm thương mại.7 Như vậy, du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm của Tỉnh. Xây dựng thương hiệu được quan tâm trong những năm gần đây, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 20-4 hàng năm là “Ngày thương hiệu Việt Nam”. Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã thu hút được sự tham gia rộng rãi và thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp có được những kiến thức cần thiết trong quá trình xây dựng, tạo lập thương hiệu, hỗ trợ cho các doanh nhân các điều kiện pháp lý để đăng ký và bảo vệ thương hiệu của mình. Chính phủ đã đơn giản hóa các thủ tục đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu một cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến việc đăng ký thương hiệu bởi vậy vẫn chưa chuyên nghiệp về lĩnh vực này. 6 Theo Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2009 7 Theo www.vietnamtourism.gov.vn Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang Qua sự phân tích trên ta có ra rút ra một số cơ hội và thách thức như sau: ” Cơ hội - Đời sống nâng cao, người dân có nhu cầu du lịch ngày càng nhiều. - Hình ảnh Việt Nam được nhiều người biết đến khi gia nhập WTO, AFTA và tổ chức thành công nhiều sự kiện mang tính quốc tế. - Nhiều chính sách bảo vệ thiên nhiên, động vật quý hiếm, trùng tu, bảo quản các di tích lịch sử làm cho các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú. - Phong tục tập quán, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, ẩm thực đa dạng thu hút khách du lịch tìm hiểu giá trị truyền thống. - Chính trị ổn định, giao thông thuận lợi thu hút nhiều du khách phương xa. - Xe ô tô tay lái nghịch được lưu thông ở Việt Nam vào 01/07//2009 sẽ thu hút khách du lịch nước ngoài nhiều hơn. - An Giang có nhiều tiềm năng du lịch, chú trọng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Tỉnh. - Chính phủ quan tâm, hỗ trợ nhiều kiến thức xây dựng thương hiệu cũng như đơn giản hóa các điều kiện pháp lý trong việc đăng ký thương hiệu của các doanh nghiệp. ” Thách thức - Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. - Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt khi Việt Nam gia nhập WTO. - Các tệ nạn xã hội như trộm cướp, móc túi, ăn xin, chèo kéo khách mua hàng diễn ra ở các khu du lịch, khu thương mại và các siêu thị. - Rủi ro giao thông của Việt Nam khá cao, báo động sự an toàn của du khách. - Khách nước ngoài đến Việt Nam mua hàng hóa của Việt Nam mang ra nước ngoài vẫn bị tính thuế giá trị gia tăng như người Việt Nam, tạo nên tâm lý không thoải mái cho du khách. - Các doanh nghiệp Việt Nam chưa chuyên nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu. 5.1.2 Môi trường vi mô Yếu tố quản trị Chức năng lãnh đạo được thực hiện khá tốt trong cơ cấu tổ chức này. Ban quản trị có năng lực chuyên môn, sáng tạo, nhiệt tình và quan tâm đến công việc kinh doanh, quan tâm nhân viên, tạo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên. Công tác dự báo của Công ty dựa trên tính thực tiễn và khoa học. Dự báo du lịch dựa trên những thông tin về dự báo nhu cầu du lịch của thế giới, Việt Nam, ĐBSCL và An Giang. Thông qua khả năng đáp ứng nhu cầu của Công ty, từ đó Công ty đưa ra các chỉ tiêu về du lịch. Tuy nhiên, một phần dự báo cũng dựa trên trực giác, bởi vậy kết quả thực hiện có sự khác biệt so với kế hoạch đề ra. Lâm Thị Chuộng_DH6KN 37 Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang Bảng 5.1: So sánh doanh thu thực hiện của hoạt động du lịch với kế hoạch Năm Kế hoạch Thực hiện Cùng kỳ So sánh thực hiện/kế hoạch So sánh cùng kỳ 2006 26.300.000.000 24.310.900.000 22.590.400.000 92% 108% 2007 32.388.700.000 31.284.500.000 24.223.200.000 129% 97% 2008 38.607.000.000 38.084.300.000 31.166.900.000 99% 122% Nguồn: Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu Từ bảng 5.1 cho thấy kết quả thực hiện so với kế hoạch năm 2006 và năm 2007 có sự chênh lệch khá lớn đặc biệt là vào năm 2007. Nhưng đến năm 2008 thì kế hoạch và thực hiện gần như là không có sự chênh lệch. Chất lượng dự báo như vậy là rất tốt, đủ độ tin cậy để xây dựng chiến lược nhằm đạt được mục tiêu. Công tác kiểm tra thường xuyên diễn ra. Kiểm tra được thực hiện tốt nhất là Kế toán–Tài chính. Về tổ chức, Công ty sát nhập một số phòng ban nhằm phù hợp với yêu cầu mới sau khi cổ phần hóa. Chẳng hạn như Phòng Tổ chức hành chính và Phòng Đầu tư xây dựng được gộp lại thành Phòng Tổ chức và Đầu tư. Phòng Xuất nhập khẩu đổi lại là Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu. Phòng Kế hoạch nghiệp vụ được sửa đổi thành Phòng Nghiệp vụ phát triển du lịch. Toàn công ty hoạt động dưới sự điều hành của văn phòng công ty. Cơ cấu này hoạt động khá hiệu quả. Yếu tố tài chính – Kế toán Từ khi chuyển đổi hình thức quản lý (công ty cổ phần) vào tháng 12 năm 2004, hoạt động kinh doanh của các đơn vị du lịch trực thuộc khởi sắc, doanh thu va lợi nhuận năm sau luôn tăng cao so với năm trước. Khả năng huy động vốn Công ty cổ phần du lịch An Giang có khả năng huy động vốn mạnh thông qua hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán. Do công việc kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo uy tín nên được ngân hàng ngoại thương cho vay theo hạng mức ngày càng cao. Công ty không bị động về vốn do được nhà nước cấp ngân sách và ngân hàng ngoại thương hỗ trợ vốn hàng năm. Ngoài ra, công ty cũng có thể huy động vốn góp cổ phần của các cổ đông. Tình hình tài chính Để có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty, ta phân tích các chỉ số thanh toán của Công ty qua các năm 2006, 2007 và 2008. Lâm Thị Chuộng_DH6KN 38 Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang Bảng 5.2: Các chỉ số thanh toán của Công ty Chênh lệch Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2007-2006 2008-2007 Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0,16 0,54 0,69 0,38 0,15 Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 0,48 0,61 1,13 0,13 0,51 Tỷ số thanh toán lãi vay Lần 1,47 1,37 3,62 -0,11 2,25 Nguồn: Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu Nhìn chung chỉ số thanh toán nhanh của công ty có sự biến động qua các năm 2006, 2007 và năm 2008, tuy nhiên sự biến động này không nhiều và có xu hướng tăng lên, đây là điều tốt cho công ty vì qua bảng ta thấy các hệ số thanh toán nhanh tương đối thấp, cao nhất vào năm 2008 đạt 0,69 lần và thấp nhất vào năm 2006 chỉ đạt 0,16 lần. Như vậy vào năm 2008, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì sẽ có 0,69 đồng tài sản ngắn hạn, không bao gồm hàng tồn kho để thanh toán. Hệ số thanh toán này có sự biến động tăng lên qua mỗi năm và đạt giá trị tương đối thấp là do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của công ty tăng lên rất nhanh. Mặt khác, tốc độ tăng không nhanh bằng tài sản ngắn hạn, hơn nữa nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng nợ, do đó hệ số thanh toán nhanh đạt giá trị tương đối thấp. (Vì thế công ty đang có giải pháp nhằm gia tăng hệ số thanh toán này là điều phù hợp). Xét cho cùng, tình hình thanh toán nhanh của công ty là chưa thật tốt, bởi vì công ty dù đang có giải pháp nhằm gia tăng hệ số thanh toán nhanh, nhưng hiện tại năm 2008 hệ số này vẫn chưa cao, vì thế công ty chưa có khả năng hoàn toàn chủ động trước các khoản nợ khi tới hạn, khả năng huy động các nguồn tiền đáp ứng cho nhu cầu trả nợ là chưa cao. Đó là khả năng thanh toán khi tài sản không có hàng tồn kho, đối với khả năng thanh toán có hàng tồn kho thể hiện qua khả năng thanh toán hiện thời. Ta thấy hệ số thanh toán hiện thời của công ty có xu ướng tăng lên theo mỗi năm, đặc biệt hệ số này vào năm 2008 tăng lên và đạt 1,13 lần, tăng 0,51% so với năm 2007. Hiện tượng này có thể chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty ngày càng tốt hơn. Hơn thế nữa, biến động theo chiều tăng dần qua các năm, đây là một thuận lợi cho công ty trong hoạt động kinh doanh của mình, từ chổ chưa đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn (năm 2006, 2007 hệ số thanh toán nhỏ hơn 1), đến chổ đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (năm 2008 lớn hơn 1). Nguyên nhân dẫn đến hệ số này trong năm 2008 tăng nhanh một cách đột biến như thế là do: Tại thời điểm năm 2008 hàng tồn kho tăng lên rất mạnh mẽ, điều này đã làm tài sản ngắn hạn tăng lên theo. Như ta đã biết khả năng thanh toán của hàng tồn kho tương đối chậm và không ổn định bằng các loại tài sản khác, vì thế để tình hình thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty được tốt hơn, công ty này cần có biện pháp nhằm làm giảm hàng tồn kho, đồng thời tăng các loại tài sản ngắn hạn khác. Cuối cùng là tỷ số thanh toán lãi vay. Ta thấy năm 2006 và năm 2007, lợi nhuận công ty tạo ra do việc sử dụng vốn qua các năm đều thấp hơn lãi nợ vay phải trả, điều này được thể hiện thông qua khả năng thanh toán lãi vay ở năm 2006, 2007 đều thấp (hệ số < 2). Cho thấy khả năng thanh sinh lời của vốn trong 2 năm này chưa cao, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Tuy nhiên hệ số thanh toán này được tăng lên rất nhanh vào năm 2008 đạt 3,62 tăng đến 2,25 lần so với năm 2007, việc tăng lên của hệ số này chứng tỏ trong năm 2008 công ty hoạt động đạt hiệu quả khá cao nên lợi nhuận tăng rất nhanh, mặc dù chi phí lãi vay cũng có tăng nhưng tốc độ lợi nhuận tăng rất mạnh và cao hơn so với tốc độ tăng của chi phí lãi vay, từ đó đã làm cho Lâm Thị Chuộng_DH6KN 39 Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang hệ số thanh toán lãi vay trong năm này tăng lên rất cao, như vậy trong năm 2008 công ty đã sử dụng vốn khá hiệu quả. Nhìn chung, công ty có một sự biến động khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành theo chiều hướng tăng, thể hiện công ty có nhiều cố gắng hoàn thành tốt nghĩa vụ trả nợ của mình. Song, khả năng thanh toán này còn ở mức thấp, đòi hỏi cần phải cải thiện tốt hơn trong thời gian tới. Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty qua 3 năm đều đạt giá trị tương đối tốt (>1) và qua các giá trị này đã chứng tỏ công ty luôn đủ khả năng thanh toán đầy đủ lãi vay cho chủ nợ. Bên cạnh đó, hệ số thanh toán này có xu hướng tăng lên, đây là biểu hiện tốt cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Yếu tố nhân sự Vấn đề nhân lực luôn là điều mà lãnh đạo của An Giang Tourimex quan tâm. Mọi nhân viên khi vào công ty đều trải qua khâu tuyển dụng nghiêm ngặt và phải đáp ứng yêu cầu của công ty về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của từng vị trí công việc,… Do đó, công tác tuyển dụng nhân sự ngày càng được cải thiện. Hiện nay, Công ty có những chế độ tuyển dụng nhân sự mới như tuyển sinh viên mới ra trường có năng lực, trẻ, nhiệt tình, sáng tạo và có trình độ chuyên môn. Công ty xem nhân viên là nguồn lực cần đào tạo và phát triển chứ không xem họ là chi phí. Công ty có chế độ chính sách bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn cho nhân viên. Đặc biệt là nhân viên quản lý, kế toán. Chú ý đến việc đào tạo cho nhân viên có các chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ. Nhiều phúc lợi xã hội cho nhân viên đã được thực hiện như: bảo hiểm y tế và xã hội, tổ chức tham quan du lịch, cắm trại, thể thao, cấp tiền may đồng phục hàng năm,… Công ty có những chính sách, phong trào thi đua làm việc giữa các phòng ban, các đơn vị và có chế độ khen thưởng, đãi ngộ tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc rất tích cực, nhiệt tình và phấn khởi. Mối quan hệ giữa lãnh đạo, cấp dưới và mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau trong công ty là khá tốt. Trình độ chuyên môn của nhân viên trong công ty được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 5.3: Trình độ chuyên môn của nhân viên Trình độ nhân sự Số lượng Tỷ trọng (%) Đại học 48 14,33 Cao đẳng 15 4,48 Trung cấp 48 14,33 Sơ cấp 16 4,78 Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ 137 40,89 Lao động giản đơn 71 21,19 Tổng 335 100 Nguồn: Số liệu phòng tổ chức – hành chính Lâm Thị Chuộng_DH6KN 40 Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang Nhìn chung, chuyên môn của nhân viên trong Công ty đạt mức tương đối khá. Đặc biệt, ở các vị trí đòi hỏi nhân viên phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì được Công ty đào tạo kỹ. Đội ngũ nhân sự của Công ty cổ phần du lịch An Giang có trình độ đại học chủ yếu là cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng của công ty. Công ty hoạt động với quy mô hiện tại thì đội ngũ nhân viên như vậy sẽ đảm đương được công việc, nhưng vào mùa du lịch cao điểm (mùa hè) thì phương tiện vận chuyển và hướng dẫn viên không đáp ứng đủ nhu cầu. Nếu công ty mở rộng thêm quy mô hoạt động, dịch vụ, mở rộng thêm thị trường thì sẽ không thể đảm đương hết tất cả các phần việc. Vì vậy, công ty cần có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nhân viên hợp lý ngay từ bây giờ. Yếu tố marketing Công ty cổ phần du lịch An Giang chưa có phòng marketing riêng, marketing chỉ là một bộ phận nhỏ trực thuộc Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu. Công việc của bộ phận marketing chủ yếu là xây dựng, triển khai kế hoạch quảng cáo, PR; Thu thập thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh; Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, thiết lập kênh phân phối sản phẩm/dịch vụ, xúc tiến bán hàng, quảng bá hình ảnh của Công ty, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của Công ty, thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng... Ở các đơn vị trực thuộc công ty đầu tư nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí. Trên địa bàn TP Long xuyên chỉ Công ty cổ phần du lịch An Giang là có khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao (khách sạn Đông Xuyên), do vậy không có đối thủ cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng mục tiêu bằng dịch vụ cao cấp. Đây cũng là nơi tổ chức tiệc cưới số 1 tại TP Long Xuyên. Tuy nhiên, Các dịch vụ của các nhà hàng, khách sạn và lữ hành của Công ty thì chưa có gì khác biệt nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Do đó, giá trị gia tăng từ dịch vụ mang lại cho khách hàng không nhiều, vì thế lợi thế cạnh tranh chưa cao. Hoạt động marketing của các nhà hàng, khách sạn trực thuộc Công ty thực sự mang lại hiệu quả cho các đơn vị này nhưng chưa thực sự đi đôi với việc giới thiệu được hình ảnh của Công ty bởi vì khi phỏng vấn khách mục tiêu thì họ biết rất rõ về các đơn vị này nhưng họ không biết thuộc Công ty nào. Bên cạnh đó, một số nhà hàng, khách sạn có xu hướng xuống cấp, gây khó khăn cho phục vụ. Trong thời gian qua, hoạt động chiêu thị của Công ty được thực hiện khá nhiều nhưng chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, chưa có sức lan tỏa lớn. Trong khi đó, quảng cáo là loại hình có sức lan tỏa rất lớn nhưng Công ty rất ít có chương trình quảng cáo trên đài truyền hình cũng như trên các tờ báo ăn khách hiện nay. Công tác quan hệ với báo, đài chưa được công ty chú trọng. Công ty chưa tổ chức được sự kiện lớn nhằm mang thông điệp đến với công chúng. Tuy nhiên, Công ty đã có những hoạt động marketing để quảng bá thương hiệu và nâng cao uy tín của mình trên thương trường như: - Xây dựng website riêng với tên là www.angiangtourimex.com.vn. Trên website Công ty đầu tư cho các tài liệu quảng cáo nhằm giới thiệu hình ảnh cũng như các dịch vụ của Công ty. Đây là cách thức hiệu quả để tạo ra sự nhận biết thương hiệu một cách rộng rãi nhất nếu tận dụng được các lợi thế của hình thức này. Tuy nhiên, thông tin trên website chưa nhiều bởi thế chưa thu hút được nhiều người xem. - Hình thức khuyến mãi chủ yếu dưới dạng chiết khấu thương mại cho khách hàng sử dụng dịch vụ với số lượng nhiều. - Công ty tham gia vào các chương trình phúc lợi xã hội như xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, tham gia vào các phong trào phúc lợi xã hội do Liên đoàn lao dộng của Tỉnh An Giang đề ra. Nhận nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh hùng suốt đời. Tài trợ các cuộc thi văn hóa, thể thao truyền thống ở các địa phương trong và ngoài Tỉnh... Tuy nhiên các hoạt động Lâm Thị Chuộng_DH6KN 41 Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang này chỉ dừng lại ở công tác từ thiện, tài trợ mà chưa mang thông tin về hình ảnh của Công ty đến với đông đảo khách hàng. - Vào dịp Lễ thì Công ty có tổ chức một số chương trình cá múa nhạc, trò chơi, ẩm thực ở Khu du lịch Túp Dụp và các nhà hàng, khách sạn của Công ty. - Công ty có hai chương trình ẩm thực thu hút khách hàng. Đó là: Chương trình “Ẩm thực khai hoang - Gánh hàng rong” được thực hiện vào cuối mỗi tuần, khởi điểm tại khách sạn Đông Xuyên (Trung Tâm TP Long Xuyên), hiện tại đã nhân rộng ra cho các khách sạn khác thuộc Công ty và chương trình ẩm thực “Bò thố tiềm” chỉ có ở Khách sạn Long Xuyên. Đây là hai hoạt động độc quyền của Công ty Cổ phần du lịch An Giang trên địa bàn TP Long Xuyên. - Công ty tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại của các sở, ban ngành, hiệp hội,... qui mô cấp tỉnh, cấp vùng, cấp quốc gia và quốc tế. Hiện tại thì Công ty chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển. Do vậy, mặc dầu Công ty có thực hiện nghiên cứu thị trường nhưng chưa nghiên cứu phát triển sản phẩm/dịch vụ do vậy công tác marketing chưa mang tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Công ty chưa có bộ phận chuyên đảm trách công việc thu thập thông tin. Vì thế những thông tin mà Công ty thu thập về và thông tin công bố ra bên ngoài còn nghèo nàn. Do đó, ban quản trị chưa được cung cấp thông tin một cách toàn diện để ra quyết định cho các chiến lược phát triển. Qua phân tích môi trường vi mô của Công ty cổ phần du lịch An Giang, có thể rút ra được một số điểm mạnh và điểm yếu sau: ” Điểm mạnh - Từ khi chuyển đổi hình thức quản lý (công ty cổ phần) vào tháng 12 năm 2004, hoạt động kinh doanh của các đơn vị du lịch mang lại hiệu quả qua các năm. - Nguồn tài chính dồi dào bởi vì công ty kinh doanh đa lĩnh vực, là một công ty cổ phần nên nguồn vốn có thể được huy động từ nhiều cổ đông khác nhau. - Khả năng dự đoán của ban quản tương đối hiệu quả. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần/thái độ làm việc nghiêm túc, tâm huyết với nghề. - Thực hiện được một số chương trình nâng cao uy tín thương hiệu, ngày càng được nhiều khách hàng biết đến và tín nhiệm cao. - Xây dựng được website riêng của Công ty. - Công ty có khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao duy nhất trên địa bàn TP Long Xuyên. - Được đầu tư nhiều dịch vụ vui chơi giải trí mới thu hút khách du lịch. ” Điểm yếu - Các dịch vụ của Công ty chưa khác biệt nhiều so với đối thủ cạnh tranh. - Công ty chưa có phòng marketing riêng biệt, bộ phận nghiên cứu phát triển và thu thập thông tin. - Số lượng nhân viên bộ phận kinh doanh tương đối ít. - Nhiều hoạt động tiếp thị mang lại hiệu quả cho đơn vị nhưng chưa quảng bá hình ảnh của Công ty. Lâm Thị Chuộng_DH6KN 42 Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang Lâm Thị Chuộng_DH6KN 43 - Chưa tạo dựng được mối quan hệ với báo, đài. - Một số khách sạn đã qua thời gian sử dụng lâu dài, mặc dù đã được Ban Giám Đốc Công ty có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp thường xuyên nhưng vẫn còn 1 số hạn chế, khó khăn trong phục vụ. - Số lượng phương tiện vận chuyển và đội ngũ hướng dẫn viên hiện có của công ty chưa đáp ứng đủ nhu cầu của du khách đặc biệt trong mùa cao điểm (mùa hè). 5.1.3 Phân tích tình hình cạnh tranh Du lịch Việt Nam trong những năm vừa qua Trong những năm qua du lịch Việt Nam đã phát triển khá nhanh. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UBWTO), tuy mức tăng trưởng bình quân của du lịch thế giới là 5% nhưng một số nước trên thế giới cũng đã đạt được tốc độ tăng trưởng hai con số như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Macao, Ấn Độ, Việt Nam... Như vậy, mức độ tăng trưởng của du lịch Việt Nam thực sự là rất đáng kể. Theo bản Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (The World Economic Forum - WEF), khảo sát với 133 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, năm 2009 mức độ canh tranh của Du lịch Việt Nam đạt 3,7 điểm, xếp thứ 89/133 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 7 bậc so với năm 2008). Tuy đã tăng hạng so với báo cáo năm trước và có những dự báo khá lạc quan về tương lai, nhưng thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn cách khá xa với các nước trong khu vực Đông Nam Á về mức độ cạnh tranh: Singapore đứng thứ 10 (5,24 điểm), Malaysia thứ 32 (4,71 điểm), Thái Lan thứ 39 (4,45 điểm), Bruinei thứ 69 (3,99 điểm), Indonesia thứ 81 (3,79 điểm), Philippines thứ 86 (3,73 điểm) và trên Campuchia thứ 108 (3,43 điểm). Để khuếch trương hình ảnh và thương hiệu Du lịch Việt Nam, đòi hỏi phải có một chiến lược thông qua một khẩu hiệu và biểu tượng thống nhất. Năm 2000, Du lịch Việt Nam lần đầu tiên đưa ra khẩu hiệu “Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới” (Vietnam - A destination for the new milliennium) với hình ảnh logo là một cô gái Việt Nam đội nón lá. Tuy nhiên, khẩu hiệu và logo này không phải là kết quả của một công trình nghiên cứu và đề xuất thống nhất mà chỉ là một sự lắp ghép cơ học từ hai ý tưởng khác nhau. Năm 2003, Du lịch Việt Nam đã đưa ra khẩu hiệu “Hãy đến với Việt Nam” (Welcome to Vietnam) với biểu tượng là hình cô gái mặc áo dài trắng đội nón lá. Tuy nhiên, khẩu hiệu và biểu tượng này ngay sau khi được công bố đã bị phê phán nhiều nên đặt ra yêu cầu phải thay thế sớm bằng một biểu tượng và khẩu hiệu khác. Năm 2005, Tổng cục Du lịch đã tổ chức cuộc thi lựa chọn khẩu hiệu và biểu tượng mới cho Du lịch Việt Nam nhằm thay thế khẩu hiệu và logo nêu trên. Kết quả cuộc thi đã lựa chọn ra khẩu hiệu và biểu tượng mới là: “Vietnam - The hidden charm” (tạm dịch là “Việt Nam, vẻ đẹp tiềm ẩn”), cùng với biểu tượng (logo) đậm đà bản sắc riêng: một nụ sen hồng được vẽ theo lối thư pháp vươn lên trên nền chữ Việt Nam màu vàng cam cho thấy ngành du lịch nước nhà đã xác định được đâu là thế mạnh của mình. Tuy nhiên, khẩu hiệu và biểu tượng trên vẫn chưa thực sự tạo được thông điệp rõ ràng cho Du lịch Việt Nam.8 Hình 5.1: Logo của Du lịch Việt Nam Năm 2008, Ngành Du lịch đã tập trung tuyên truyền quảng bá cho hoạt động chính là Năm Du lịch Quốc gia Cần Thơ với nhiều sự kiện hỗ trợ diễn ra trong cả nước và tích cực tuyên truyền cho Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 09); tăng cường quảng bá du lịch Việt Nam qua những 8 Theo Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn (Vụ Lữ Hành – Tổng Cục Du lịch Việt Nam) Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang Lâm Thị Chuộng_DH6KN 44 sự kiện lớn trong nước được nhiều hãng truyền thông quốc tế đưa tin như Festival Huế 2008, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 tại Nha Trang… Đồng thời, nâng cao hình ảnh Việt Nam, thu hút sự chú ý của du khách thông qua việc tích cực tham gia ATF 2008 tại Thái Lan, Hội chợ Du lịch quốc tế ITB ở Đức, Hội chợ du lịch 2008 tại Pháp, MITT tại Nga, FITUR tại Tây Ban Nha, UTAZAT 08 tại Hungary… Đặc biệt, Tổng cục Du lịch xây dựng một số giải pháp cấp bách trên cơ sở phối hợp ngành Hàng không với các doanh nghiệp du lịch - dịch vụ nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cuối năm 2008 và 2009; chú trọng đến các thị trường gần, thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ… 9 Nếu như lúc trước du lịch Việt Nam chỉ được quảng bá trên những kênh truyền hình trong nước và khu vực thì những năm gần đây Chính phủ đã chú ý đến việc quảng bá trên các kênh truyền hình quốc tế. Hình ảnh Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới đã 2 lần được UNESCO công nhận và đang được đưa vào đề cử bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới được đưa lên kênh truyền hình CNN vào những giờ vàng trong ngày và cuối tuần, bắt đầu vào tháng 10/2007. Chương trình quảng bá đất nước và con người Việt Nam trên kênh truyền hình BBC World bắt đầu vào tháng 4/2009. Tiếp theo là chương trình quảng bá Việt Nam trên hệ thống taxi tại London (Anh). Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, sau Nhã Nhạc cung đình Huế. Tính đến năm 2005, Việt Nam đã có 5 di sản văn hoá và thiên nhiên, 2 di sản là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đã được UNESCO công nhận. Đất nước ta lại có nền văn hoá đa chủng tộc, ẩm thực vô cùng phong phú, nhiều phong tục tập quán và nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như ca trù, nhã nhạc, rối nước, chèo, tuồng, đờn ca tài tử… ĐBSCL không mạnh về du lịch biển hay kiến trúc cổ như Nha Trang hay Hội An, Hà Nội nhưng với cây trái trĩu quả, sông nước hữu tình, chợ nỗi nhộn nhịp thì du lịch sông nước ở ĐBSCL không có đối thủ cả trong khối ASEAN. Bởi vậy, trong những năm qua Việt Nam tập trung đầu tư vào du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử. Từ Bắc chí Nam của Việt Nam dày đặc mạng lưới du lịch (Hình 5.2). Khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam có thể lựa chọn đa dạng những tuyến du lịch trọng điểm như: tuyến nghỉ mát bãi biển ở các khu resort miền Trung; tuyến du lịch đồng quê ở vùng đồng bằng sông nước miền Tây Nam bộ; tuyến thám hiểm đồi núi ở Tây Nguyên, Đông Bắc bộ và Tây Bắc bộ (Sapa)... Tiềm năn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần Du lịch An Giang.pdf
Tài liệu liên quan