Khóa luận Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước động thái mới của thương mại quốc tế

Nhật Bản là thị trường có khả năng tiêu thụ rất lớn về hàng may mặc. Hàng năm Nhât nhập một khối lượng lớn hàng dệt may và trong suốt những năm đầu thập kỷ 90, Nhật Bản luôn là nước thứ 3 thế giới về nhập khẩu hàng dệt may.

Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch, người tiêu dùng Nhật không quan tâm đến xuất xứ hàng hoá mà đặc biệt chú trọng chất lượng mẫu mã sản phẩm. Yêu cầu về chất lượng và mẫu mã của thị trường Nhật Bản đối với hàng dệt may nhập khẩu là rất cao. Chất lượng hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản ở mức chấp nhận được, song để không bị loại bỏ khỏi thị trường khó tính như vậy và đạt kim ngạch xuất khẩu cao hơn thì ngành dệt may Việt Nam còn phải cố gắng hơn nữa về chất lượng.

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước động thái mới của thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
may của ta xuất vào thị trường Mỹ bao gồm các chủng loại như: sơ mi nam, quần âu, cà vặt, áo jacket, đồng thời giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng lên hàng năm. Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ (1996-2005) Đơn vị: triệu USD Năm Kim ngạch 1996 9,1 1997 12 1998 26 1999 34 2000 49,5 2001 49 2002 976 2003 2480 2004 2700 Dự kiến 2005 2750 Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam Như vậy, giai đoạn 1996 - 2001, hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ chưa đáng kể. Nhưng đến năm 2002, với sự mở đường của hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA) hàng dệt may vào Mỹ đã tăng đột biến từ 49 triệu USD năm 2001 lên 976 triệu USD năm 2002. Và năm 2003, mặc dù bắt đầu bị áp đặt hạn ngạch nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành vẫn tăng đạt 2,48 tỷ USD về giá trị và tăng 131,07% về lượng so với năm 2002 và trở thành thị trường cung cấp hàng dệt may lớn thứ bảy vào thị trường Mỹ (tính theo kim ngạch). Có thể thấy chỉ sau 2 năm Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đi vào thực hiện, xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng của ta sang Mỹ tăng lên đáng kể. Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của ta trong năm 2003 chiếm tới 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Điều đáng chú ý là mặc dù bị Mỹ áp dụng hạn ngạch năm 2003, có lúc có nơi một số doanh nghiệp gặp khó khăn do bị thiếu hạn ngạch hoặc không có hạn ngạch để sản xuất nhưng cuối cùng chúng ta cũng đã vượt qua được khó khăn này và để đạt được kết quả trên là một cố gắng rất lớn. Năm 2004, thị phần hàng dệt may Việt Nam vẫn tăng đáng kể, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn thứ năm vào Mỹ về quần áo, chiếm khoảng 4,2% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 11/2004. Và chỉ trong 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta vào Mỹ đã đạt 2,106 tỷ USD, tăng 22,16% so với cùng kì năm 2003. Trong đó Cat 338/339 (áo sơ mi nam nữ dệt kim chất liệu bông) đạt gần 586 triệu USD, tiếp đến là Cat 347/348 (quần nam nữ chất liệu bông) đạt gần 406 triệu USD. Đây là dấu hiệu đáng mừng, là cơ sở để kì vọng vào một kết quả tốt hơn trong những năm sau. Mặc dù bắt đầu từ 1/1/2005 hạn ngạch dệt may được xoá bỏ hoàn toàn cho các nước thành viên WTO, trong khi xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Mỹ vẫn chịu hạn ngạch. Đây là một thách thức lớn đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam. Vì khi không còn hạn ngạch, mặt bằng giá nhập khẩu của hàng dệt may nói chung vào Mỹ có thể giảm tới 30%. Như vậy Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với các nước bạn, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay với chất lượng may tốt, giao hàng đúng thời hạn, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ đang thu hút được sự chú ý của các nhà nhập khẩu Mỹ. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), đơn giá xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ ngày càng cao, các khách hàng lớn đã chọn Việt Nam là khách hàng chiến lược. Ta hoàn toàn có thể dự tính kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang Mỹ trong năm 2005 sẽ là 2,7 - 2,75 tỷ USD tương đương năm 2004. b) Thị trường EU: Bên cạnh thị trường Mỹ, trong năm 2004, xuất khẩu hàng dệt may của ta cũng đã duy trì tốt được thị trường truyền thống quan trọng là EU. Đây cũng là một trong những thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn và quan trọng của ta. Một hai năm trở lại đây, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuất khẩu hàng dệt may nước ta sang thị trường này có chiều hướng giảm sút. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt gần 552 tiệu USD, giảm 9,16% so với năm 2001. Còn năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 542 triệu USD, giảm 1,76% so với năm 2002. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU (1996-2003) Đơn vị: Triệu USD Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Kim ngạch 225 410 521 555 609 599 552 542 Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam Ta thấy, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU của ngành bắt đầu giảm từ năm 2001. Nguyên nhân có thể là do EU điều chỉnh hạn ngạch, kinh tế các nước khu vực bị rơi vào khủng hoảng, đồng Euro mất giá, hàng dệt may của ta phải cạnh tranh hết sức gay gắt với hàng của Trung Quốc, ấn Độ, Pakistan,….sau khi EU bãi bỏ hạn ngạch đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ các nước này. So sánh với truớc đây, giai đoạn năm 1996 - 1997, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 23% sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định hàng dệt may với EU (năm 1992). Giai đoạn 1998 - 2000, hạn ngạch đã tăng thêm 40% so với giai đoạn trước và thoả thuận sơ bộ cho giai đoạn 2003 - 2005 có mức tăng từ 50% - 70% tuỳ theo nhóm hàng. Về thị trường, trong khi xuất khẩu sang một số thị trường chủ chốt như Đức, Anh liên tục giảm thì xuất khẩu sang một số thị trường như Pháp, Hà Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Italia, Bỉ, Thụy Điển đạt mức tăng trưởng rất cao. Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các nước thuộc EU năm 2003. STT Tên nước Trị giá xuất khẩu (USD) So với năm 2002 (%) 1 Đức 183.440.946 -10,23 2 Anh 73.489.359 -2,36 3 Pháp 73.111.604 4,15 4 Tây Ban Nha 51.486.369 6,62 5 Hà Lan 47.015.476 2,46 6 Italia 44.220.226 4.95 7 Bỉ 32.850.547 17.91 8 Thụy Điển 12.935,141 22,64 9 Đan Mạch 9.468.370 -14,72 10 áo 4.687.163 26,73 11 Hy Lạp 4.251.624 -20,71 12 Phần Lan 2.400.448 -2,70 13 Ai Len 1.931.149 -49,73 14 Bồ Đào Nha 923.232 -1,09 Nguồn: Bộ Thương mại Hiện nay xuất khẩu hàng dệt may của ta sang EU đang tương đối thuận lợi nhờ EU mới tăng hạn ngạch, kinh tế EU bắt đầu phục hồi và tăng trưởng khá vững chắc trở lại, đồng Euro tăng giá mạnh so với USD. Trong năm 2003, đồng Euro đã tăng giá tới 27%, còn trong năm 2004 đồng Euro vẫn duy trì ở mức cao và tăng lên mức 1,3 - 1,5 USD/Euro. Theo Ngân hàng thế giới (WB), tăng trưởng GDP của khu vực các nước sử dụng đồng Euro trong năm 2003 là 0,7%, còn trong năm 2004 đạt 1,7%, mức cao nhất kể từ năm 2001 đến nay. Đặc biệt kể từ ngày 1/5/2004, EU kết nạp thêm 10 nước thành viên mới (Ba Lan, Hungary, Cộng hoà séc, Cộng hoà Slovakia, Latvia, Litva, Estonia, Sip, Malta, Slovenia) với quy mô dân số hơn 451 triệu người, GDP-25 (theo PPP) năm 2001 là 9.902 tỷ USD, cao hơn Mỹ 9.792 tỷ USD cũng hứa hẹn một sức mua lớn đầy tiềm năng cho hàng hoá xuất khẩu của ta nói chung và hàng dệt may nói riêng. Tuy nhiên, thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may sang EU sau năm 2005 là rất lớn do được xoá bỏ hạn ngạch, cạnh tranh sẽ rất gay gắt. Cho nên, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa những thuận lợi trên để khẳng định chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm dệt may xuất khẩu của mình tại thị trường EU. c. Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là thị trường có khả năng tiêu thụ rất lớn về hàng may mặc. Hàng năm Nhât nhập một khối lượng lớn hàng dệt may và trong suốt những năm đầu thập kỷ 90, Nhật Bản luôn là nước thứ 3 thế giới về nhập khẩu hàng dệt may. Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch, người tiêu dùng Nhật không quan tâm đến xuất xứ hàng hoá mà đặc biệt chú trọng chất lượng mẫu mã sản phẩm. Yêu cầu về chất lượng và mẫu mã của thị trường Nhật Bản đối với hàng dệt may nhập khẩu là rất cao. Chất lượng hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản ở mức chấp nhận được, song để không bị loại bỏ khỏi thị trường khó tính như vậy và đạt kim ngạch xuất khẩu cao hơn thì ngành dệt may Việt Nam còn phải cố gắng hơn nữa về chất lượng. Năm 2003 Việt Nam xuất khẩu sang Nhật khoảng 480 triệu USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may 3,6 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 26% thị phần hàng dệt may của Nhật Bản. So với những năm trước đó thì con số này đã bị giảm sút: năm 2000 kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam là 620 triệu USD và thị phần đạt khoảng 29%. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản trong 10 tháng đầu năm 2004 đạt 432 triệu USD, tăng 7,89% so với cùng kỳ năm 2003. Các sản phẩm dệt may xuất khẩu chủ lực của ta vẫn là đồ lót, áo kimono, áo sơmi, quần, khăn bông,…. Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản (1996 - 2003) Đơn vị: Triệu USD. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Kim ngạch 248 325 321 417 620 588 490 481 Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam Năm 1997, Việt Nam đã trở thành một trong 7 nước xuất khẩu quần áo lớn nhất vào Nhật Bản, tuy nhiên cũng như ở các thị trường khác, hàng may Việt Nam cũng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé trong tổng nhập khẩu của thị trường này, còn thua kém xa so với thị phần của Trung Quốc. Trong năm 1998, xuất khẩu của ngành tới thị trường Nhật Bản là 321 triệu USD, tuy có giảm so với năm 1997 song vẫn đạt 15,67% tổng kim ngạch của ngành dệt may. Qua đây ta thấy, cần nhìn nhận lại thị trường này, đặc biệt là về mẫu mã sản phẩm, chất lượng sản phẩm và các phương pháp tiến hành kinh doanh với Nhật Bản để cải thiện tình hình sa sút ở thị trường này. 1.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 1.3.1. Những kết quả đạt được Có thể nói những năm qua là những năm thành công với những nỗ lực và cố gắng rất lớn của ngành dệt may, đặc biệt là xuất khẩu. Xuất khẩu hàng dệt may năm 2004 ước đạt 4,319 tỷ USD, với mức tăng trưởng cao trên 30%, đóng góp lớn vào nền kinh tế của đất nước. Cùng với những nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may, ngành dệt may nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng đã đạt được những tiến bộ vượt bậc. Đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã trở thành ngành công nghiệp tương đối mạnh, đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: có kim ngạch xuất khẩu cao, chiếm 16,33% tỷ trọng trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô về kim ngạch xuất khẩu. Với bước tiến như vậy, có cơ sở tin vào một tương lai tươi sáng cho ngành dệt may xuất khẩu của ta nhất là khi Việt Nam đàm phán thành công gia nhập WTO vào cuối năm nay. Hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam bước đầu đã tạo được uy tín trên thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới như : Mỹ, EU, Nhật Bản, SNG và Đông Âu,….Đặc biệt, hàng dệt may Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của thị trường lớn khó tính như Nhật Bản. Những thị phần hàng dệt may của ta hiện có ở các nước là cơ sở để ngành dệt may Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ. 1.3.2. Những hạn chế cơ bản: Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khích lệ đó, ngành dệt may nước ta còn bộc lộ nhiều yếu kém. - Về quy mô sản xuất: cả nước có khoảng hơn 200 doanh nghiệp dệt với năng lực sản xuất 500 triệu mét vải/năm, trong đó chỉ có 30% là đủ tiêu chuẩn cho ngành may xuất khẩu (tương đương 700 triệu mét). So với các nước khác trong khu vực năng suất lao động của ngành dệt nước ta chỉ bằng 30 - 50% do còn yếu kém về thiết bị, công nghệ. - Về giá thành: giá thành hàng dệt may Việt Nam cao hơn từ 30 - 40% so với mặt hàng này của Trung Quốc, Pakistan, ấn Độ, Inđônêsia,…. - Về chất lượng: chất lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây tuy đã có rất nhiều cải tiến song chưa phải đã hoàn toàn đạt yêu cầu, đặc biệt là đối với ngành dệt. Quy chế kiểm tra chất lượng còn chưa chặt chẽ, tình trạng hàng xuất kém chất lượng gây mất uy tín vẫn còn tồn tại. Tính đến cuối năm 1999, toàn ngành mới có 8 doanh nghiệp đăng kí áp dụng hệ thống ISO 9002 trong quản lí chất lượng, và mới có 4 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ.( Công ty liên doanh sản xuất chỉ Phong Phú, Công ty may 10, may Thăng Long và Dệt may Hà Nội ). - Về mẫu mã, kiểu dáng: Đây là yếu tố ngày càng trở nên có ý nghĩa trong việc duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu. Các khâu thiết kế mẫu mã, kiểu dáng,….còn chưa được chú trọng đúng mức, còn hết sức hạn chế, kém sáng tạo, chưa theo kịp đòi hỏi của khách hàng. Đó là do công nghiệp dệt may của Việt Nam lâu nay chủ yếu thực hiện theo phương thức gia công, kiểu cách, mẫu mã do phía nước ngoài đặt. Đồng thời do sáng tạo mẫu mốt của ta vẫn là một công việc mới mẻ nên chưa phát triển về lý thuyết và thực tế. - Về lao động: lực lượng lao động của Việt Nam rất đông đảo. Tuy nhiên số đông lao động không có tay nghề. Lao động có kỹ năng đang bị thiếu. Dù đào tạo cho ngành dệt may không đòi hỏi chi phí quá cao song để có được một đội ngũ thợ lành nghề cũng cần rất nhiều thời gian và chi phí. Hơn nữa, tác phong kỷ luật làm việc của công nhân nước ta còn rất nhiều hạn chế, thêm vào đó là sự yếu kém về thể lực,….. Phần 2 : Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước động thái mới của thương mại quốc tế. 2.1. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước động thái mới của thương mại quốc tế 2.1.1. Một vài nhận định về xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước và sau dỡ bỏ hạn ngạch Dệt may nằm trong số các mặt hàng đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, chỉ sau dầu thô, chiếm trên 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Những năm qua, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã đạt những bước tiến vượt bậc với kim ngạch 3,6 tỷ USD năm 2003 và 4,319 tỷ USD năm 2004. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là Mỹ, EU, Nhật Bản. Bước sang năm 2005, Hiệp định dệt may của WTO (ATC) chính thức thực hiện xoá bỏ chế độ hạn ngạch dệt may cho các nước thành viên, Việt Nam có những thời cơ mới và thách thức mới cho ngành dệt may xuất khẩu. Về thị trường Mỹ: Mỹ vẫn là thị trường áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu của ta, bởi vậy các doanh nghiệp phải tận dụng những lợi thế sẵn có để gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường này. Về thị trường EU: Tuy Việt Nam vẫn chưa là thành viên của WTO, nhưng kể từ 1/1/2005 hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam không phải chịu sự áp đặt hạn ngạch từ phía các nước EU. Đây thực sự là một điều kiện rất tốt để các doanh nghiệp tự khẳng định năng lực và sức bật của mình. Đồng thời khi không còn chế độ phân giao hạn ngạch nữa, các doanh nghiệp của ta cũng phải tự cố gắng rất nhiều để có thể giữ vững và nâng cao vị thế của mình trên đấu trường quốc tế. Về thị trường Nhật Bản: Nhật là thị trường phi hạn ngạch, nên việc xoá bỏ hạn ngạch đối với các nước thành viên WTO cũng không ảnh hưởng nhiều tới tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Vấn đề cốt lõi là ngành dệt may Việt Nam làm sao nâng cao chất lượng, đảm bảo uy tín để giữ vững thị phần đứng thứ 2 tại thị trường này. Qua đây ta thấy, liệu ngành dệt may Việt Nam hậu hạn ngạch có phát triển hay không, có đạt được kế hoạch năm 2005 đạt 5,183 tỷ USD hay không, phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành, nỗ lực từ phía nhà nước với tư cách là người hướng dẫn chỉ đạo, đầu tư cải tiến trang thiết bị, máy móc, công nghệ cho ngành. 2.1.2. Hậu hạn ngạch tại một số thị trường lớn trên thế giới Việc dỡ bỏ các hàng rào thương mại và giới hạn hạn ngạch sẽ mang lại những cơ hội xuất khẩu rất lớn cho các nhà xuất khẩu dệt may Châu á, hiện đang đạt kim ngạch xuất khẩu 9 tỷ USD/ năm và tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm. Trong đó, Trung Quốc, ấn Độ và Pakistan được dự báo sẽ là 3 nước chi phối thị trường dệt may thế giới ít nhất là cho đến năm 2010. Những nước này sẽ tăng mạnh thị phần của họ tại thị trường dệt may thế giới nhờ vào giá cả sản phẩm rất cạnh tranh của mình. Hiện tại, 3 nước này đang chiếm ưu thế nổi trội ở cả thị trường nhập khẩu dệt may thế giới có hạn ngạch và phi hạn ngạch với thị phần chung tại thị trường hạn ngạch là 44% và tại thị trường phi hạn ngạch là 82% (số liệu tháng 5/2004). Nhiều nguồn tin trong ngành cho rằng khi bước vào chế độ hậu hạn ngạch, Trung Quốc sẽ vươn tới chiếm giữ thị phần lớn nhất về thương mại dệt may toàn cầu (hiện đang chiếm 28% thị phần thị trường dệt may toàn cầu), trong khi ấn Độ sẽ có được vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may vào EU và Mỹ. 2.1.2.1. Trung Quốc: Dệt may Trung Quốc có mặt ở hầu hết các thị trường lớn trên thế giới. Nhãn hiệu hàng “Made in China” có thể chiếm khoảng 50% thị phần hàng dệt may thế giới vào năm 2007 sau khi WTO bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may kể từ 1/1/2005, thúc đẩy các nhà sản xuất Trung Quốc và các nhà bán lẻ toàn cầu chiếm thị phần của các nhà xuất khẩu nhỏ lẻ. Các nhà sản xuất hàng dệt may Mỹ dự báo thị phần của Trung Quốc trong nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ sẽ tăng từ 16% năm 2003 đến 71% vào cuối năm 2006, đạt 42 tỷ USD. Lợi thế lớn nhất của Trung Quốc là có nguồn nguyên liệu rất dồi dào, các chính sách trợ giúp của nhà nước rất lớn giúp hạ thấp giá thành. Trong khi đó, mạng lưới của người Hoa ở nước ngoài để tiêu thụ mặt hàng này lại rộng khắp.Với những ưu thế như vậy, chỉ riêng tháng 1/2005 Trung Quốc đã xuất vào Mỹ 1,9 tỷ USD hàng dệt may, tăng 41% so với tháng 12 năm trước, tăng hơn 30% so với cùng kỳ, bằng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2003 của Việt Nam vào Mỹ. Hiện nay Trung Quốc đang chiếm giữ 22% thị trường Mỹ, so với 16% hồi cuối năm ngoái; thị phần hàng dệt may Trung Quốc tại Mỹ đã tăng đáng kể. 2.1.2.2. ấn Độ: Cùng với Trung Quốc, ấn Độ cũng là sự lựa chọn của các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ vào năm 2005. Theo các nhà phân tích, với lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề và giá nhân công không cao chính là thế mạnh của ngành dệt may ấn Độ. Ngoài ra, ấn Độ còn là nước sản xuất bông lớn thứ 3 thế giới. Hiện các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới như Wal Mart, The Gap đã sẵn sàng đặt hàng ấn Độ. Các tập đoàn này dự định sẽ lập văn phòng tại ấn Độ để nắm bắt xu hướng phát triển của ngành dệt may ấn Độ sau ngày 1/1/2005. Dự kiến năm 2005, ngành dệt may ấn Độ sẽ đóng góp khoảng 8% vào GDP, 17% vào sản xuất công nghiệp, 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Hiện ấn Độ vẫn là nước sản xuất hàng dệt may lớn thứ 2 thế giới, chiếm hơn 3% thị phần thương mại toàn cầu về dệt may. Khi hạn ngạch được xoá bỏ, dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ấn Độ sẽ tăng từ 12 tỷ USD năm 2003 lên 50 tỷ USD vào năm 2010, riêng kim ngạch của ngành may phải đạt 25 tỷ USD (nay là 6,2 tỷ USD). Điều này sẽ tạo ra khoảng 5 triệu việc làm, thị phần ở Mỹ tăng tương ứng từ 4% lên 15%. 2.1.2.3. Pakistan: Sau Trung Quốc và ấn Độ, Pakistan cũng là một nước có nhiều tiềm năng chiếm lĩnh thị trường thế giới về hàng dệt may xuất khẩu. Với những lợi thế cạnh tranh chủ yếu là lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ, đồng thời có một môi trường kinh doanh hết sức thuận lợi. Chính phủ nước này đang từng bước đưa ra biện pháp đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường thế giới cho ngành dệt may, vấn đề an toàn cá nhân và an ninh trong vận chuyển hàng giữa nhà máy và cảng đều được quan tâm thoả đáng. Điều này là cơ sở để có thể nhận định rằng: Pakistan sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu sang Mỹ, được nhiều doanh nghiệp Mỹ lựa chọn là đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc, đặc biệt là hàng may mặc dành cho nam giới và có thể tiếp tục là nước xuất khẩu sợi và vải cotton ra thị trường thế giới 2.1.3.Những ảnh hưởng của việc xoá bỏ hạn ngạch đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Xoá bỏ hạn ngạch dệt may dành cho các nước thành viên WTO không chỉ tác động đến tình hình chung của các nước lớn về xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới mà còn ảnh hưởng đến ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam, có cả những cơ hội và có cả những thách thức. 2.1.3.1. Cơ hội: Hậu hạn ngạch, nhiều nhà chuyên gia nhận định rằng: Trung Quốc sẽ thống trị thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng. Trung Quốc thực sự sẵn sàng để trở thành một nhà cung cấp thống trị thị trường dệt may Mỹ bởi nước này có khả năng lớn nhất trong việc đáp ứng mọi nhu cầu về bất kì chủng loại hàng dệt may nào với nhiều cấp độ chất lượng và giá cả cạnh tranh nhất. Tuy nhiên, người ta cũng thấy rằng: dù có tốc độ tăng trưởng cao nhưng Trung Quốc sẽ khó duy trì ổn định sự phát triển ấy do vấp phải những khó khăn khách quan. Trong số đó là thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may của người dân Mỹ rất dễ thay đổi và Trung Quốc cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều từ điều khoản mà nước này đã cam kết khi gia nhập WTO rằng, phải bảo đảm không gây tổn hại đến sự tăng trưởng như hiện nay của những nước cung cấp hàng dệt may khác vào thị trường Mỹ và những thị trường khác. Hơn thế, nhằm giảm bớt mức độ rủi ro của xu hướng nhập khẩu nguyên vật liệu và sản phẩm chỉ từ một quốc gia như Trung Quốc, các nhà nhập khẩu Mỹ dự kiến sẽ mở rộng quan hệ thương mại với những nước cung cấp hàng giá rẻ hay lao động dồi dào khác như ấn Độ, Băng la đét, Pakistan,….trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ có những thuận lợi cơ bản là ngành dệt may Việt Nam ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu Mỹ do chất lượng may tốt và đảm bảo thời gian giao hàng. Nguồn tin từ Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, đơn giá xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ ngày càng cao, và các khách hàng lớn của Mỹ vẫn chọn Việt Nam là thị trường đặt hàng chiến lược. Báo cáo của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) về khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may vào nước này sau 1/1/2005 đã đánh giá rằng, trong các nước châu á chỉ có Việt Nam và chừng mực nào đó còn có Inđônêsia là có thể cạnh tranh với Trung Quốc. Nguồn tin từ Hiệp hội nhập khẩu Dệt may Hoa Kỳ (USA - IAA) cũng cho biết Việt Nam được coi là nguồn cung lựa chọn thứ 2 sau Trung Quốc (nếu Việt Nam không có khó khăn về hạn ngạch), nhất là đối với Cat 347/348, 647/348, 338/339, 638/639, 340/640. Ngoài ra, Việt Nam có lợi thế là lao động rẻ, chất lượng may tốt hơn so với ấn Độ (ấn Độ là nguồn cung lựa chọn tiếp theo sau Việt Nam trong điều kiện Việt Nam không bị khó khăn bởi hạn ngạch). Tuy Việt Nam phải nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu song nguồn cung phần lớn ở ngay gần Việt Nam và việc nhập khẩu cũng không mấy khó khăn. Bởi vậy, ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn có cơ hội to lớn khi bước vào thời kỳ hậu hạn ngạch kể từ 1/1/2005. Cụ thể, từ 1/1/2005 chỉ còn 9 mặt hàng phải nộp phí quota khi xuất khẩu. 9 mặt hàng này đều là những Cat nóng xuất vào Mỹ và với mức thu phí mới đã được giảm tới 70% so với năm 2004 trở về trước. Mức thu các mặt hàng này: áo khoác nam nữ chất liệu bông 1800 đồng/tá, áo sơ mi dệt kim nam nữ chất liệu bông 750 đồng/tá, áo sơ mi nam, nữ dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo 1200 đồng/tá,…. 10 mặt hàng dệt may xuất vào Mỹ còn lại là những Cat nguội và sẽ không phải nộp phí hạn ngạch khi vào thị trường Mỹ. Gồm: áo khoác nam dạng comple, áo sweater chất liệu bông, quần áo ngủ chất liệu bông và sợi nhân tạo,…. Ngoài những thuận lợi nói trên, hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ còn được hưởng những ưu đãi hết sức hấp dẫn như : nếu xuất dưới 20 tá hoặc 120 kg thì không cần thông báo với Bộ thương mại (được phép làm thủ tục xin cấp visa xuất khẩu tại các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực). Hơn thế, EU còn quyết định tăng hạn ngạch nhập khẩu 14 Cat của Việt Nam khi thêm 10 nước thành viên mới kể từ 1/5/2004. Một cơ hội rất lớn của Việt Nam, đó là đàm phán thành công với EU về việc xoá bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam khi chưa phải là thành viên của WTO. Khi không còn phải chịu sự hạn chế của hạn ngạch nhập khẩu nữa, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể bằng chính năng lực sản xuất, nỗ lực của mình để xuất sang các thị trường tiềm năng trong cộng đồng chung Châu Âu (EU). Với những cơ hội hết sức thuận lợi trên, ngành dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể đạt chỉ tiêu đã đề ra với kim ngạch xuất khẩu 8 - 9 tỷ USD vào năm 2010. 2.1.3.2. Thách thức: Bên cạnh những cơ hội to lớn có được, ngành dệt may Việt Nam còn phải đối phó với những thử thách không dễ dàng vượt qua. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước mối đe doạ không còn thị trường xuất khẩu khi mà Hiệp định MFA - Hiệp định về chế độ hạn ngạch đối với Việt Nam - chấm dứt giữa các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mốc thời điểm này là cơ hội để Trung Quốc, ấn Độ, Pakistan,….- những thành viên chính thức của WTO xuất khẩu vào những nước thành viên khác với số lượng không hạn chế, trong khi đó Việt Nam, một nước chưa phải là thành viên chính thức của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này, lại bị giới hạn bởi chế độ hạn ngạch. Do không còn hạn ngạch, mặt bằng giá nhập khẩu dệt may nói chung vào Mỹ sẽ giảm đáng kể. Theo một số dự đoán, giá nhập khẩu bình quân sẽ giảm khoảng 30%. Cũng theo phân tích của Hiệp hội các nhà sản xuất Dệt may Hoa Kỳ, giá trung bình mỗi nét vuôn (tính trung bình) cho 29 chủng loại như sau: giá của Trung Quốc đã giảm 58% so với giá năm 2002, trong khi của thế giới nói chung giảm 3%. Trung tâm Thương mại Thế giới có trụ sở đặt tại Gieneva phân tích. Mức độ giảm giá sẽ khác nhau đối với các chủng loại. Dự đoán giá các Cat của Trung Quốc vào thị trường Mỹ sẽ giảm như sau: Cat.347 giảm khoảng 45%, Cat.348 : - 42%, Cat.647 : - 5%, Cat.345: - 34%, Cat.648 : - 26%, Cat.339 : - 25%, Cat.338 : - 19,5%. Nếu dự đoán trên là đúng thì những Cat này của Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc và sẽ không tránh khỏi phải giảm giá. Như vậy, hàng dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc, là một thách thức rất lớn đối với một ngành công nghiệp còn nhiều yếu kém về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và chủ yếu phải nhập khẩu nguyên phụ liệu như ngành dệt may Việt Nam. Khâu yếu nhất của ngành dệt may Việt Nam là sản xuất vải phụ liệu phục vụ may xuất khẩu. Khoảng 80% nguyên phụ liệu vẫn phải nhập khẩu, sản phẩm yếu về mẫu mốt, chủng loại, nhãn mác, phần lớn các doanh nghiệp chưa có thương hiệu của mình, ngay cả việc đăng kí sở hữu bản quyền, thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp vẫ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100506.doc
Tài liệu liên quan