Khóa luận Xuất khẩu quế ở Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1-Bộ thương mại: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Phần 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu 3

 

1.1- Khái niệm xuất khẩu 3

1.2- Vai trò của hoạt động xuất khẩu 4

1.3 - Nội dung của hoạt động xuất khẩu 8

1.3.1 - Nghiên cứu tiếp cận thị trường. 8

1.3.2 - Nghiên cứu nguồn hàng và tổ chức thu mua xuất khẩu 9

1.3.3 - Lựa chọn đối tác kinh doanh. 10

1.3.4 - Đàm phán và kí kết hợp đồng 11

1.3.5 - Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 12

 

Phần 2: Tình hình hoạt động xuất khẩu Quế ở Việt Nam 18

2.1 - Vài nét về thị trường xuất khẩu quế trên thế giới 18

2.1.1 - Nhu cầu về sản phẩm quế trên thế giới 18

2.1.2 – Tình hình cung cấp sản phẩm quế trên thị trường thế giới 20

2.2 - Thực trạng hoạt động nuôi trồng quế ở Việt Nam 21

2.2.1 - Một số giống quế được trồng ở Việt Nam. 21

2.2.2 - Những sản phẩm chính của Quế. 23

2.2.3 - Diện tích và năng suất 25

2.3.1 - Kim ngạch xuất khẩu và khối lượng xuất khẩu . 29

2.3.2 - Giá cả xuất khẩu. 32

2.3.3 - Thị trường xuất khẩu sản phẩm quế của Việt Nam 35

 

Phần 3: Tình hình Hoạt động xuất khẩu quế của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 41

3.1 - Thực trạng hoạt động xuất khẩu quế của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 41

3.1.1 - Nghiệp vụ thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. 41

3.1.2 - Chế biến và bảo quản. 44

3.1.3 - Hợp đồng Xuất khẩu quế 44

3.1.4 - Giá cả (giá xuất khẩu). 48

3.1.5 – Tiếp cận thị trường và đối tác kinh doanh 50

3.2 - Kết quả xuất khẩu quế 53

3.2.1 - Về giá trị sản lượng và kim nghạch xuất khẩu. 53

3.2.2 – Kết qủa xuất khẩu quế theo thị trường 55

3.3 - Đánh giá kết quả xuất khẩu quế của Công ty 56

3.3.1 - Những thành công 56

2.5.2 - Những tồn tại và nguyên nhân. 58

 

Phần 4: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu quế của Công ty xnk tổng hợp 1 61

4.1 - Dự báo triển vọng thị trường sản phẩm quế trên thế giới 61

4.2 - Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu quế của công ty XNK tổng hợp 1 63

4.2.1 - Mở rộng thị trường Xuất khẩu. 63

4.2.2 - Đẩy nhanh việc thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. 65

4.2.3 - Đẩy mạnh chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm. 67

4.2.4 - Các hỗ trợ marketing trong kinh doanh mặt hàng quế. 68

4.2.5 - Từng bước giảm chi phí giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh. 69

4.2.6 - Hoàn thiện khâu thanh toán. 70

4.3 - Một số kiến nghị đối với Nhà nước 71

4.3.1 - Thành lập hiệp hội các nhà kinh doanh Xuất khẩu quế. 71

4.3.2 - Hỗ trợ nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới. 72

4.3.3 - Trợ giúp xuất khẩu về vốn. 73

4.3.4 - Ngăn chặn tình trạng khai thác và buôn lậu quế qua biên giới. 73

Kết luận 74

Tài liệu tham khảo 75

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xuất khẩu quế ở Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1-Bộ thương mại: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất khẩu quế vẫn tăng cao. Sang năm 2000, tình hình được cải thiện rõ rệt, kim ngạch xuất khẩu lâm sản và xuất khẩu quế đều tăng. Điều này được lý giải bởi cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á đã giảm, một số nước đã bước đầu phục hồi được nền kinh tế của mình và có khả năng đáp ứng được yêu cầu về quế của chính mình. Năm 2001, 2002, kim ngạch xuất khẩu quế và lâm sản vẫn tiếp tục tăng cao mặc dù khối lượng tăng không nhiều. Điều này khẳng định chúng ta đã có những cố gắng nâng cao giá của sản phẩm quế cũng như khối lượng xuất khẩu thông qua việc nâng cao chất lượng, tận dụng hết những gì khai thác được (xuất khẩu cả quế vụn), đồng thời tiến hành xuất khẩu trực tiếp đến nước tiêu dùng cuối cùng chứ không qua trung gian và giảm bớt việc xuất khẩu sản phẩm quế chưa qua chế biến để qua đó nâng cao được kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu quế cả nước chiếm khoảng 3-5% tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản và 0,1% tổng kim ngạch mặt hàng xuất khẩu cả nước. Qua bảng trên, ta thấy cũng thấy rằng, năm 1994 và 1995 kim ngạch xuất khẩu quế so với kim ngạch xuất khẩu lâm sản của cả nước đạt cao nhất (5%). Tuy nhiên, đến năm 1998, tỷ lệ này chỉ còn 1%. Nhưng trong những năm 1999 – 2002, tỷ lệ này đã từng bước nâng lên chiếm 3-4%. Con số này còn quá nhỏ bé so với các nhóm ngành hàng khác (như cà phê, chè, hồ tiêu...) nhưng cũng chứng tỏ được giá trị xuất khẩu to lớn của sản phẩm quế. Trong những năm gần đây, ngành xuất khẩu lâm sản có sự chuyển hướng từ xuất khẩu nguyên liệu sang xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, nâng cao giá trị xuất khẩu của hàng lâm sản. Trong khi đó, mặt hàng quế chúng ta mới chỉ xuất khẩu dưới dạng thô - xuất khẩu sản phẩm vỏ là chủ yếu. Sơ chế quế chủ yếu là qua máy sấy, làm sạch bụi bẩn ở ngoài... là chủ yếu, cho nên kim ngạch xuất khẩu quế không có sự tăng đột biến, mà phần nhiều còn phụ thuộc vào khối lượng vỏ quế xuất khẩu . 2.3.1.2 - Khối lượng quế xuất khẩu. Khối lượng quế xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào diện tích gây trồng trước đó, cho nên cùng với quá trình chuyển dịch nền kinh tế, sản lượng quế xuất khẩu của nước ta cũng có nhiều thay đổi. Bảng 4: Khối lượng quế xuất khẩu của Việt Nam Đơn vị: tấn Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Khối lượng 6.356 2.834 3.399 804 3.160 3.600 3.950 4.090 Nguồn:1. Niên giám thống kê 2002. 2. Tạp chí Ngoại thương năm 2001. Năm 1995 là năm nước ta xuất khẩu với số lượng lớn nhất trong thời gian qua (6.356 tấn), tuy nhiên, ngay sau đó (năm 1996) sản lượng xuất khẩu đã sụt giảm xuống còn 2.834 tấn, cho đến năm 1998, con số này xuống còn 804 tấn. Sở dĩ năm 1995 khối lượng quế xuất khẩu lớn là do diện tích trồng đến thời kỳ khai thác lớn, nhiều doanh nghiệp, địa phương tham gia vào quá trình thu gom và xuất khẩu sản phẩm quế nhằm thu lợi nhuận. Tuy khối lượng quế xuất khẩu khá lớn song kim ngạch xuất khẩu năm này lại không cao hơn so với năm 1997 (xem bảng 3 và 4). Có sự chênh lệch này là do khối lượng xuất khẩu nhiều nhưng xét về mặt chất lượng thì không cao. Với sự khai thác ồ ạt trong năm 1995, đến năm 1996, khối lượng sản phẩm quế khai thác và xuất khẩu chỉ còn bằng hơn 1/3 của năm trước. Năm 1998, khối lượng xuất khẩu giảm mạnh chỉ còn 804 tấn. Điều này phần lớn là do cơ cấu thị trường xuất khẩu của ta còn chưa đồng đều, vẫn phụ thuộc nhiều vào bạn hàng ở khu vực Đông Nam á chiếm khoảng 50% khối lượng Quế xuất khẩu của Việt Nam. Năm 1998 là thời kỳ khu vực này bị khủng hoảng trầm trọng, dẫn tới không chỉ mặt hàng quế mà nhiều sản phẩm khác của nước ta cũng chịu tình trạng chung về khối lượng xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu giảm mạnh. Tuy nhiên, năm 1999 trở lại đây, khối lượng quế xuất khẩu đã gia tăng trở lại. Năm 2002, khối lượng quế xuất khẩu tăng gần 3% so với năm 1999. Đạt được điều này chủ yếu là do các địa phương cũng như các công ty xuất khẩu quế đã có những biện pháp về tài chính giúp đỡ người gây trồng và sản xuất quế từ khâu gây trồng đến khâu thu hoạch. Từ đó góp phần tăng diện tích sản xuất cũng như tăng năng suất quế thu hoạch trên một đơn vị hecta. 2.3.2 - Giá cả xuất khẩu. Trên thế giới, nước xuất khẩu quế lớn nhất là Indonexia và Trung Quốc. Do vậy giá quế của hai nước này được niêm yết tham khảo trên thị trường thế giới. Còn quế của Việt Nam tuy chất lượng sản phẩm tốt hơn nhưng do lượng xuất khẩu hàng năm chỉ chiếm khoảng hơn 10% lượng xuất khẩu trên thế giới nên giá quế xuất khẩu của nước ta tuỳ thuộc vào từng công ty xuất khẩu riêng. Đây chính là một hạn chế cho công việc xuất khẩu Quế của các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này bởi lẽ khi giá cả không thống nhất sẽ khiến cho khách hàng lúng túng khi lựa chọn nhà cung cấp và việc đánh thuế dễ mắc sai lầm. Tuy nhiên, đây cũng là một thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của ta nâng cao khả năng kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tự các doanh nghiệp sẽ phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Cũng giống như các sản phẩm xuất khẩu khác, giá sản phẩm quế xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tình hình cung - cầu trên thế giới, chất lượng sản phẩm.... Xét về chất lượng quế xuất khẩu, quế được chia làm 6 loại chính - tuỳ thuộc vào lượng tinh dầu có trong sản phẩm: quế 5%, 4,5%, 4%, 3,5%, 3%, 0,8%; bên cạnh đó nhiều vùng còn chia theo quế bình thường và quế vụn. Với mỗi loại quế khác nhau, giá cả cũng có sự chênh lệch nhau rất lớn. Khi xác định giá bán, một yếu tố không thể tách rời được đó là tỷ giá, khi xuất khẩu thu ngoại tệ nhưng khi thu mua hàng trong nước (gom hàng) lại sử dụng đồng tiền Việt nam và trong những năm qua sự biến động về tỷ giá đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của ngành hàng này. Bảng 5: Giá xuất khẩu quế 5% cùng kỳ qua các năm. Năm Giá bán (USD/tấn) Tỷ giá VND/USD Đơn giá tiền việt (đồng) 2000 2.900 1.3500 3.9150.000 2001 3.350 1.4000 4.6900.000 2002 3.700 1.4800 5.4760.000 Nguồn: Công ty xnk Tổng hợp I.HN Nếu tính cùng một thời điểm tháng 7 qua 3 năm (2000-2001-2002) với một loại quế 5% (như bảng 5 dưới đây), ta thấy rằng sự biến đổi của tỷ giá trên thị trường sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh. Bởi vì nếu tỷ giá của đồng ngoại tệ đó so với VNĐ xuống thấp hay tỷ giá VNĐ so với ngoại tệ đó lên cao, giá bán qui đổi ra đồng Việt nam sẽ cao hơn và khi đó tuỳ theo yêu cầu của kinh doanh chúng ta có thể nâng giá mua để bảo đảm khả năng tổ chức thu mua hàng được hiệu quả cao. Theo bảng số liệu trên, năm 2000 ta có giá bán 2900 USD/ tấn Quế, tỷ giá VNĐ/USD = 13500, đơn giá tiền Việt là 39.150 nghìn VNĐ. Nếu cùng giá bán này với tỷ giá năm 2001 là 14000 VNĐ/ USD thì đơn giá tiền Việt sẽ tăng lên đến40.600 nghìn VNĐ và như thế doanh nghiệp sẽ thu thêm được 1.450 nghìn VNĐ. Như vậy, tỷ giá tăng sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên (nếu giá bán và các khoản chi phí khác không đổi). Ngoài ra, giá xuất khẩu của nước ta đa phần là giá FOB (Free on board). Theo cách tính giá này, người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tầu tại cảng bốc hàng quy định trong hợp đồng. Với giá FOB, người mua phải chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hàng hoá và gánh chịu mọi rủi ro về mất mát hư hại đối với hàng hoá kể từ sau điểm gianh giới đó. Điều này có mặt lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu quế : khi giao hàng qua lan can tầu là chúng ta hết trách nhiệm, tránh được rủi ro trong quá trình vận chuyển. Hơn nữa, đây cũng là một giá “truyền thống” cho các mặt hàng xuất khẩu của nước ta, do trước kia đội tàu của nước ta khá cũ kỹ, không chiếm được ưu thế hơn so với đội tàu nước ngoài. Nhưng trong những năm gần đây, đội tàu của Việt Nam đã có những trang thiết bị khá hiện đại, khoảng cách về kỹ thuật, độ an toàn...so với đội tàu các nước trong khu vực đã xích lại rất gần. Chúng ta có thể tin tưởng rằng trong tương lai không xa, giá quế xuất khẩu của nước ta sẽ là giá CIF (Cost, insurance and Freight), do chính những con tàu của Việt Nam chuyên chở giao hàng. Theo giá CIF, người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng đến, người bán phải trả các phí tổn và cước vận tải cần thiết để đưa hàng hoá tới cảng đến, người bán phải mua bảo hiểm hàng hải để bảo vệ cho người mua trước những rủi ro, mất mát và hư hại trong quá trình chuyên chở. Với giá CIF, chúng ta sẽ nâng được vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới, lượng ngoại tệ thu về cho nền kinh tế nhiều hơn (thông qua việc thuê tàu chuyên chở và mua bảo hiểm trong nước) và qua đó cũng nâng cao được trình độ của cán bộ công nhân viên của các công ty ngoại thương.... Bên cạnh đó, tuỳ từng thị trường, bạn hàng khác nhau mà giá cũng có sự tăng hay giảm. Như cùng một loại quế 3,5%, khi xuất sang thị trường Singapo và Hồng Kông, giá xuất khẩu thường ở mức 1.300–1.400USD/tấn, sang thị trường Nga, Đông Âu có thể chỉ ở mức 1.200–1.250 USD/tấn (theo bảng giá của Công ty xnk Tổng hợp 1). Có sự chênh lệch này là do chúng ta không khuyến khích xuất sang những nước trung gian (như Singapo hay Hồng Kông). Giá ưu đãi chỉ dành cho những nước hay nhóm nước có quan hệ “đặc biệt” với nước ta. Khi chúng ta xuất khẩu với giá “mềm” hơn thì họ cũng cho ta hưởng một sự ưu đãi nhất định về một mặt hàng, nhóm mặt hàng nào đó. Ngoài ra, một phần cũng do chúng ta trả nợ bạn hàng cho những ưu đãi trong quá khứ như Nga....Tuy nhiên, sự chênh lệch giá này chiếm một phần không lớn trong quan hệ bạn hàng với các nước khác nhau. Với các bạn hàng, có sự chênh lệch về giá phần lớn là do chất lượng sản phẩm quyết định, một phần là do vị trí địa lý... Nói chung, giá quế xuất khẩu của nước ta tăng đều hàng năm, phù hợp với thực trạng nhu cầu quế ngày càng tăng trong khi đó lượng cung trên thế giới lại có hạn. Điều này cho thấy các công ty kinh doanh xuất khẩu quế đều có lãi, mặt khác, ý nghĩa lớn hơn là người nông dân sản xuất quế cũng tăng thu nhập ( do giá quế xuất khẩu tăng vì vậy giá quế sản xuất trong nước cũng tăng theo – Bảng 5). Từ đó khuyến khích người dân sản xuất quế: mở rộng diện tích, nâng chất lượng sản phẩm quế thông qua việc chọn cây giống, kỹ thuật chăm bón, tách vỏ.... 2.3.3 - Thị trường xuất khẩu sản phẩm quế của Việt Nam Cùng với việc giữ bạn hàng cũ, các công ty xuất khẩu quế của nước ta không ngừng mở rộng tìm kiếm bạn hàng mới, cho dù những bạn hàng này nhập với khối lượng không lớn và trị giá không đáng kể. Năm 1999, chúng ta xuất sang Anh 1 tấn, trị giá 2.000 USD; Irắc 14 tấn, trị giá 18.000 USD… cũng năm này, chúng ta bắt đầu xuất sang ấn Độ và Malaixia với một lượng đáng kể, ấn Độ: 108 tấn; Malaixia: 82 tấn. Bảng 6: Sản lượng quế xuất khẩu phân theo nhóm nước. Đơn vị: tấn Năm 1994 1995 1996 1997 1999 2000 2001 2002 Tổng 2.622 6.356 2.834 3.399 3.160 3.600 3.950 4.090 Hàn Quốc 555 950 298 397 1.040 1.134 1.140 1.150 Mỹ 88 136 230 422 829 1.020 1.030 1.100 Đài Loan 273 210,3 482 731 498 579 600 612 Nhật 186 205,7 293 303 295 310 323 330 ấn Độ 18 20 35 40 Thái Lan 45 26 24 161 101 150 178 183 Malaixia 82 70 85 89 Hungari 123 181 109 117 53 75 85 93 Singapo 267 102 70 81 52 59 73 78 Hà Lan 225 436 262 694 49 170 195 200 Đức 140 81 103 297 24 92 110 124 Hồng Kông 82 117 39 23 20 20 23 34 Irắc 14 20 28 32 Anh 10 21 1 15 35 35 Nguồn: 1. Niên giám thống kê Thương mại năm 2000. 2. xnk hàng hoá (International Merchandise )-NXB Thống kê 2002. 3. Tạp chí Ngoại thương số 23 năm 2001 Xét về sản lượng quế xuất khẩu, tuỳ theo nhu cầu hàng năm của các nước mà sản lượng có sự tăng giảm mỗi năm. Xét về tổng thể, Hàn Quốc nhập với khối lượng lớn một cách đều đặn. Năm 1999, nước này nhập với khối lượng 1.040 tấn, gần bằng 1/3 khối lượng xuất khẩu quế của nước ta (3.160 tấn). Đến năm 2002, con số tương ứng là 1.150 tấn chiếm khoảng 30% tổng khối lượng quế xuất khẩu của cả nước. Đài Loan cũng là một bạn hàng cố định, hàng năm luôn nhập một khối lượng lớn quế của nước ta để sản xuất tinh dầu quế và một phần dành cho các ngành công nghiệp mỹ phẩm, thực phẩm.... bên cạnh đó, các nước Nhật, Hà Lan, Hungari cũng là những nước có khối lượng nhập lớn cố định sản phẩm quế của nước ta. Hai thị trường trung gian lớn trên thế giới là Hồng Kông và Singapo có khối lượng nhập ngày càng giảm (ví dụ như Singapo, năm 1994 nhập 267 tấn, năm 1995: 102 tấn và năm 1999 xuống còn 52 tấn, Hồng Kông nhập 117 tấn năm 1995 và xuống còn 20 tấn năm 2000. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, bởi như vậy các công ty xuất khẩu quế của nước tav đã trực tiếp bán đến tận nơi có nhu cầu mà không qua trung gian. Điều này góp phần nâng vị thế về sản phẩm cũng như hình ảnh của nước ta đối với bạn hàng. Hơn nữa, qua đó cũng mở rộng quan hệ hợp tác giữa nước ta với nước bạn, từ đó thúc đẩy xuất khẩu không những mặt hàng quế mà còn nhiều mặt hàng khác nữa. Đáng chú ý là bạn hàng Mỹ. Sản lượng quế xuất khẩu sang thị trường này không ngừng tăng kể từ năm 1994 trở lại đây. Nguyên nhân chính là nước ta đã chính thức nối lại quan hệ với Mỹ từ năm 1995. Đây là một lợi thế lớn cho Việt Nam, bởi Mỹ là một thị trường lớn đối với nhiều loại sản phẩm trong đó có quế. Khối lượng quế xuất khẩu sang thị trường này gần như tăng gấp đôi hàng năm Năm 1995 xuất 136 tấn, gấp 1,55 lần so với năm 1994 (88 tấn); năm 1996 xuất 230 tấn, gấp 1,69 lần so với năm 1995; và năm 1999 xuất 498 tấn, gấp 6,42 lần năm 1994; 6,1 lần năm 1995, và cho đến năm 2000, con số này đã vượt trên 1.000 tấn. Sang đến năm 2002 và những năm tiếp theo, sản lượng này còn tăng nhiều hơn do Việt Nam và Mỹ đã kí kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Xét về trị giá của sản phẩm quế, tuỳ theo khối lượng nhập và chất lượng của sản phẩm quế mà trị giá xuất khẩu của từng nước có khác nhau, tăng hay giảm qua từng năm. Có nước nhập khẩu với khối lượng lớn nhưng giá trị lại thấp do quế loại 0,8%; 3% hay quế vụn- bởi họ có nhu cầu nhập những loại quế này về chế biến thức ăn gia súc (Hà Lan). Cũng có những nước nhập khẩu với khối lượng không lớn lắm song giá trị lại rất cao, do nhập quế loại tốt, giá cao hơn các loại quế khác (Đài Loan, Nhật...). Bảng 7: Trị giá xuất khẩu của quế phân theo nhóm nước. Đơn vị: nghìn USD. Năm 1994 1995 1996 1997 1999 2000 2001 2002 Tổng 5.127 7.259 6.754 7.121 4.868 8.177 9.008 9.594 Đài Loan 1.137 1.703 2.021 1.891 1.322 2.170 2.306 2.380 Hàn Quốc 1.225 2.091 632 670 1.258 1.795 1.921 1.990 Mỹ 227 488 759 764 1.066 1.700 1.983 1.998 Nhật 408 893 812 739 555 685 850 1060 Malaixia 161 136 303 365 ấn Độ 121 150 290 400 Thái Lan 43 66 50 251 84 210 250 288 Hà Lan 301 461 291 616 72 635 750 758 Singapo 753 304 148 143 71 162 112 110 Hungari 273 488 759 764 52 96 115 119 Hồng Kông 160 383 142 67 30 35 30 28 Đức 134 88 114 238 29 40 76 98 Nguồn: 1. Niên giám thống kê Thương Mại năm 2000. 2. XNK hàng hoá - NXB Thống kê 2001. 3. Tạp chí Ngoại thương năm 2002 Trong cả quá trình từ năm 1994 đến năm 2002, Đài Loan là nước có trị giá nhập khẩu quế của nước ta lớn nhất. Có thể nói đây là bạn hàng lớn và cố định của nước ta. Năm 1996, Đài Loan nhập với trị giá 2.021 nghìn USD, chiếm gần 1/3 tổng trị giá xuất khẩu quế của cả nước (6.754 nghìn USD). Đến năm 2002, nước này nhập với trị giá 2.380 nghìn USD lớn hơn trị giá xuất khẩu của các năm trước đó vào thị trường này. Trị giá xuất khẩu sản phẩm của ta sang Đài Loan luôn luôn trên một triệu USD. Xét về sản lượng thì Đài Loan là nước đứng thứ 2-3 sau Hàn Quốc hoặc Mỹ, song về trị giá thì Đài Loan là nước chiếm vị trí thứ nhất. Nguyên nhân là do Đài Loan nhập từ nước ta loại quế tốt, trị giá cao (quế 5%, 4,5%, 4%...) để chế biến tinh dầu chất lượng cao. Xét về lâu dài thì Đài Loan vẫn là bạn hàng cố định và đòi hỏi cao ở nước ta. Hàn Quốc cũng là một bạn hàng lớn sau Đài Loan cả về mặt giá trị, kim ngạch lẫn sản lượng xuất khẩu của nước ta. Năm 1995 là năm mà trị giá nhập khẩu quế Việt Nam của Hàn Quốc lớn nhất trong thời gian vừa qua (2.091 nghìn USD, gấp 1,71 lần năm 1994; 3,31lần năm 1996). Có được điều này là do sản lượng quế xuất sang Hàn Quốc khá lớn (năm 1995 sản lượng quế xuất sang Hàn Quốc gần bằng 1/3 sản lượng quế xuất khẩu của cả nước). So với Đài Loan, Hàn Quốc nhập loại quế có chất lượng kém hơn, thông thường là loại quế 4%, 3,5% hay 3% để dùng cho công nghiệp chế biến mỹ phẩm... Như trên đã trình bầy, Mỹ là một bạn hàng có nhiều tiềm năng và có thể nói rằng đây là một bạn hàng khá “dễ tính” với chủng loại, chất lượng sản phẩm phong phú. Cùng với sự gia tăng của sản lượng xuất khẩu sang Mỹ, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này cũng không ngừng tăng lên. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng gấp đôi so với năm trước: năm 1995 đạt 488 nghìn usd, gấp 2,15 lần năm 1994 (227 nghìn USD); năm 1999 đạt 1.066 nghìn USD, tăng 1,4 lần năm 1996, 1997, gấp 4,7 lần năm 1994. Tuy nhiên sự gia tăng về kim ngạch này là sự tất yếu- do có sự gia tăng về khối lượng xuất khẩu. Mỹ nhập khẩu quế của nước ta chủ yếu là dùng để làm hương liệu, đặc biệt là dùng trong công nghiệp thực phẩm, đồ uống... Xu hướng trong những năm tới, có thể Mỹ sẽ vươn lên dẫn đầu làm nước nhập khẩu lớn nhất và có tổng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất sản phẩm quế của Việt Nam , đặc biệt là sau khi ta và Mỹ kí hiệp định thương mại. Với những bạn hàng khác như: Nhật- chủ yếu nhập khẩu sản phẩm quế chất lượng cao dùng trong công nghệ chế biến thực phẩm, cũng là một bạn hàng truyền thống của nước ta song đòi hỏi về chất lượng sản phẩm của nước này khá khắt khe; Đức, Hà Lan, Hungari,... cũng là những nước có khối lượng cũng như giá trị xuất khẩu quế của nước ta đều đặn, với chất lượng sản phẩm quế không đòi hỏi cao... Nhận biết được nhu cầu về sản phẩm quế trên thế giới, nắm vững được tình hình khai thác, chế biến quế và tình hình xuất khẩu quế của nước ta là một việc làm cần thiết để Công ty đưa ra những đối sách hợp lý nhằm phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần phải nắm rõ tình hình hoạt động của chính mình và trên cơ sở đó khắc phục nhược điểm, phát huy những ưu điểm, từng bước tháo gỡ vướng mắc đưa công ty phát triển cùng với nhịp độ chung của thế giới. Phần 3 Tình hình Hoạt động xuất khẩu quếcủa công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 3.1 - Thực trạng hoạt động xuất khẩu quế của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 3.1.1 - Nghiệp vụ thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Bao gồm các khâu: Nghiên cứu chọn lọc nguồn hàng, phương thức mua, kí kết hợp đồng mua bán, thực hiện hợp đồng. Nhiệm vụ chủ yếu ở đây là tìm kiếm nguồn hàng, lựa chọn khu vực đặt hàng, địa điểm tập kết giao hàng, phương thức mua bán nhằm có được hàng đúng chất lượng, đúng thời gian, thuận tiện cho vấn đề tài chính, huy động vốn. Cũng như bất kỳ sản phẩm Nông Nghiệp nào khác, quế được trồng ở nhiều vùng rải rác khắp đất nước từ Yên Bái, tới tận Quảng Nam với sản lượng khác nhau nên việc thu mua chế biến để chuẩn bị đầu vào cho xuất khẩu là khâu quan trọng, được Công Ty hết sức chú trọng. Mọi người đều nhận thức được rằng nếu làm tốt khâu thu mua, chế biến thì có điều kiện hạ giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Những năm trước đây, do sự nhận biết của người dân và cơ quan quản lý còn kém nên dẫn tới tình trạng khai thác bừa bãi, gây lãng phí rất lớn cho đất nước. Hàng năm, bao nhiêu tấn quế được khai thác thì ít nhất cũng có một nửa số dư sản phẩm và cây lá bị vứt bỏ. Với giá dầu quế hiện nay khoảng 220 USD/kg, thì hàng năm chúng ta bị lãng phí khoảng 3.500.000 USD. Việc khai thác bừa bãi còn ảnh hưởng đến sản lượng khai thác năm sau. Ngoài sự lãng phí trong việc khai thác, chính sách quản lý Nhà Nước cũng chưa thoả đáng cho các doanh nghiệp thu mua quế. Nhà Nước trực tiếp đứng ra thu mua quế từ nông dân, từ người trồng trọt để sau đó bán lại cho các doanh nghiệp tiến hành chế biến và xuất khẩu. Việc làm này vô hình chung đã làm cho giá xuất khẩu quế tăng cao lên, làm giảm khả năng cạnh tranh gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu và cả Nhà Nước. Sau một thời gian, Nhà Nước cũng nhận thấy một số thiếu sót trong chính sách quản lý thu mua quế và có những sửa đổi bổ sung nhưng những sửa đổi này mang tính chất chắp vá lại thiếu tính hiện thực nên không mang kết quả khả quan. Chỉ đến cuối những năm 80 đầu những năm 90, khi Nhà Nước thay đổi cơ chế quản lý trao quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp thì hoạt động này với dần đi vào nề nếp. Với Công ty XNK tổng hợp 1, trong giai đoạn đầu, chính sách thu mua của Công ty cũng bị lệ thuộc chặt chẽ vào các quy định của Nhà Nước. Là một doanh nghiệp Nhà Nước nên Công ty không tham gia thu mua trốn lậu thuế (thuế khai thác tài nguyên ) như tư thương làm, làm cho giá quế xuất khẩu quá cao, khó có thể cạnh tranh với các đơn vị khác, đặc biệt là tư thương. Hơn nữa, đây là giai đoạn Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ công nhân còn non kém, có tư tưởng chờ việc, chờ bạn hàng đến giao dịch, uỷ thác xuất khẩu nên phần thu mua còn yếu kém. Ngoài ra, khó khăn về vốn trong giai đoạn đầu cũng cản trở công việc của Công ty, để cho các đơn vị bạn lấn lướt. Lãnh đạo và tập thể công nhân viên cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của khâu thu mua tạo nguồn hàng và đề ra một số biện pháp, nhưng trong giai đoạn này không phát huy được do sự quản lý của Nhà Nước. Chúng ta có thể thấy khó khăn này khi xuất khẩu của Công ty năm 1987 là 59 tấn, năm 1988 là 55 tấn, năm 1989 là 86 tấn.... trong khi sản lượng quế khai thác ở Việt Nam năm 1989 xấp xỉ là 1.500 tấn. Sang đầu thập niên 90, khi cơ chế quản lý cũ bị xoá bỏ, cơ chế quản lý mới được hình thành và hoạt động có hiệu quả, Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ quản lý mới hình thành và hoạt động có hiệu quả, Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ quản lý, còn các doanh nghiệp tự do kinh doanh trong phạm vi giấy phép kinh doanh. Nhà nước xoá bỏ độc quyền thu mua quế, cho phép các doanh nghiệp được phép thu mua quế theo quy luật thị trường dựa vào nhu cầu của từng doanh nghiệp. Những quyết định, thay đổi này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu quế nói chung, Công ty XNK tổng hợp 1 nói riêng trên con đường kinh doanh của mình. Công ty ký hợp đồng với các đại lý thu mua của từng địa phương. Theo đó, các đại lý thu mua này sẽ làm công tác thu mua, gom hàng từ người trồng ở địa phương, sau đó thực hiện các hợp đồng với Công ty. Tuỳ tình hình cụ thể, các cơ sở thu mua này sẽ được Công ty tạm ứng một phần tiền mua hàng để giúp đỡ họ về vốn kinh doanh. Hình thức này có một ưu điểm là Công ty không phải trực tiếp đứng ra thu mua, có quyền đòi hỏi về chất lượng hàng hoá của mình đã quy định trước cho người thu mua. Mặt khác, qua đó Công ty xác định được sơ bộ giá thành từ đó xác định giá cả xuất khẩu, sao cho có lợi nhất và có khả năng cạnh tranh cao nhất. Ngoài tính tích cực, hình thức này cũng có những hạn chế của nó như làm tăng chi phí trung gian cho các đại lý thu mua, phụ thuộc vào kết quả thu mua của họ làm ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu của Công ty. Để hạn chế những nhược điểm trên, đồng thời làm tăng tính chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng. Công ty đã thực hiện biện pháp ký kết hợp đồng trực tiếp với người trồng thông qua các chi nhánh của mình ở từng địa phương. Người trồng khi kí hợp đồng sẽ được Công ty hỗ trợ một phần tiền và kỹ thuật phát triển cây quế, sau đó Công ty xẽ thu mua lại sản phẩm này. Hiện nay, trong khâu thu mua quế, Công ty áp dụng cả hai biện pháp thu mua đại lý và thu mua trực tiếp của người trồng để kết hợp, phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của từng biện pháp chính vì có sự linh hoạt trong thu mua mà nguồn hàng xuất khẩu của Công ty luôn được đảm bảo. 3.1.2 - Chế biến và bảo quản. Từ trước đến nay Công ty XNK tổng hợp 1 vẫn thuê ngoài gia công chế biến. Căn cứ vào hợp đồng ký kết với các đối tác nước ngoài về quy cách, chất lượng hàng hoá, Công ty lên kế hoạch thu mua và thuê các cơ sở chế biến. Việc chế biến hiện nay vẫn theo phương pháp thủ công, quá trình chế biến phải trải qua nhiều giai đoạn: Ngâm quế, phơi khô, ủ quế rồi lại tiếp tục phơi. Cứ thế phải 15 ngày mùa hè và 1 tháng mùa đông mới hoàn chỉnh. Quy trình bảo quản quế rất công phu, quế phải được làm sạch sẽ, đóng gói cẩn thận và bảo quản nơi khô ráo. Việc duy trì hương vị của quế được đưa lên hàng đầu. Nhận thấy việc thuê ngoài ra công chế biến là không có lợi nên Công ty đã lập luận chứng xây dựng nhà máy chế biến quế và nông sản xất khẩu. Dự án đã được Bộ thương mại thông qua. Công Ty đã đầu tư 1,5 tỷ đồng để xây dựng nhà máy tại Gia Lâm và đến cuối năm 2002 đã đưa vào hoạt động. 3.1.3 - Hợp đồng Xuất khẩu quế Hợp đồng xuất khẩu quế cũng như các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá khác, nó cũng có đầy đủ các điều khoản thông thường mà một hợp đồng xuất khẩu phải có. Tuy nhiên, trong từng điều khoản của nó lại có sự khác biệt với các hợp đồng hàng hoá khác mà cần được chú ý khi kí kết hợp đồng, đó là: * Về số lượng. Quế cũng như các loại nông sản khác, nó là sản phẩm Nông nghiệp nên có quan hệ mật thiết (nói cách khác là chịu ảnh hưởng) của các yếu tố về khí hậu, nhiệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100801.doc
Tài liệu liên quan