Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu

MỤC LỤC

Danh mục viết tắt iii

Danh mục bảng và hình v

LỜI NÓI ĐẦU vi

Chương 1. Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những tác động chính đến nền kinh tế thế giới 1

1.1. Một số vấn đề về khủng hoảng tài chính 1

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại về khủng hoảng tài chính 1

1.1.2. Khủng hoảng tài chính dưới góc nhìn của học thuyết kinh tế của Keynes J.M 5

1.2. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 11

1.2.1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 11

1.2.2. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. 16

1.3. Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đến nền kinh tế thế giới 22

1.3.1. Tác động tới thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng 22

1.3.2. Tác động tới thương mại quốc tế 24

1.3.3. Tác động tới đầu tư quốc tế 26

1.3.4. Tác động tới tăng trưởng 27

1.3.5. Tác động tới cơ cấu ngành 29

1.3.6. Tác động tới các khoản nợ quốc gia 36

Chương 2. Nền kinh tế các nước Châu Âu dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 38

2.1. Bối cảnh nền kinh tế các nước Liên minh Châu Âu - EU trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 38

2.1.1. Khái quát chung về lịch sử hình thành và các nước thành viên 38

2.1.2. Tình hình kinh tế EU trước khủng hoảng 2008 39

2.2. Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới kinh tế, thương mại các nước EU 41

2.2.1. Tác động tới thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng 41

2.2.2. Tác động tới thương mại quốc tế 45

2.2.3. Tác động tới đầu tư quốc tế 47

2.2.4. Tác động tới tăng trưởng kinh tế 50

2.2.5. Tác động tới cơ cấu ngành 54

2.2.6. Tác động tới vấn đề việc làm và thất nghiệp 62

2.2.7. Tác động tới các khoản nợ quốc gia 67

Chương 3. Các chính sách đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu của các nước Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 73

3.1. Các biện pháp của các nước EU đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu 73

3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 83

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
European Union) với 27 thành viên là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Nó đóng vai trò chủ chốt và gần như chi phối toàn bộ nền kinh tế Châu Âu. Như đã nêu trong phần phạm vi nghiên cứu, chương này sẽ tập trung tìm hiểu về Liên minh Châu Âu – EU và những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 tới kinh tế, thương mại của 27 quốc gia thành viên EU. Khái quát chung về lịch sử hình thành và các nước thành viên Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 thành viên là 27 quốc gia Châu Âu nhằm đem lại hòa bình, thịnh vượng và tự do cho 498.000.000 công dân của nó - trong một thế giới công bằng hơn, an toàn hơn. Cội nguồn của Liên minh Châu Âu bắt nguồn từ Chiến tranh thế giới thứ hai từ ý tưởng về hội nhập Châu Âu được nhận thức rằng sẽ ngăn chặn được việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa. Ý tưởng được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp Robert Schuman đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9/5/1950. Ngày này hiện nay chính là sinh nhật của EU và được kỷ niệm hàng năm là ngày Châu Âu. EU được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1/11/1993 dựa trên Cộng đồng Châu Âu. Hoạt động của Liên minh Châu Âu do 5 cơ quan đảm nhiệm với 3 cơ quan chính là: Ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Hội đồng Châu Âu và 2 cơ quan khác là: Tòa án công lý và Tòa kiểm toán. Mỗi cơ quan có một vai trò cụ thể riêng. Đầu tiên EU được thành lập gồm 6 quốc gia thành viên, EU ngày càng lớn mạnh và hiện nay liên minh này đã có 27 quốc gia thành viên. Lịch sử của Liên minh Châu Âu gồm các mốc chính sau: Năm 1951: Cộng đồng than thép Châu Âu (ECSC) được thành lập dưới hiệp ước Paris với 6 nước thành viên: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973: Cộng đồng mở rộng đến 9 thành viên với 3 thành viên mới là: Đan Mạch, Ireland, Anh. Năm 1981: Hy Lạp – quốc gia Địa Trung Hải đầu tiên gia nhập vào cộng đồng. Năm 1986: Thêm 2 thành viên mới là: Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Năm 1993: Hiệp ước Maastricht thành lập nên Liên minh Châu Âu (EU). Năm 1995: EU mở rộng đến 15 quốc gia thành viên với sự gia nhập thêm của Áo, Phần Lan, Thụy Điển. Năm 2004: Liên minh Châu Âu tiếp tục lớn mạnh với 10 nước thành viên mới là: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp. Năm 2007: Bulgaria và Rumani gia nhập EU làm nên một Liên minh Châu Âu 27 nước thành viên ngày nay. Tình hình kinh tế EU trước khủng hoảng 2008 Một trong những mục tiêu chính của EU là phát triển kinh tế. Trong hơn 50 năm kể từ khi thành lập, với việc phá bỏ những rào cản kinh tế giữa các quốc gia thành viên, tạo nên một thị trường thống nhất nơi mà hàng hóa, con người, tiền tệ và dịch vụ có thể di chuyển tự do, nền kinh tế EU đã phát triển hết sức nhanh chóng. Ngày nay Liên minh Châu Âu là trở thành một trong những “đại gia” trụ cột trong nền kinh tế thế giới bên cạnh những cường quốc kinh tế khác như: Mỹ và Nhật. Điều này được thể hiện rõ qua những chỉ số kinh tế chính của EU. Chỉ số đầu tiên là GDP. Theo thống kê của Eurostat, năm 2007, GDP của EU đạt 12.276,2 tỷ Euro, vượt xa Mỹ với 10.094,5 tỷ Euro và Nhật với 3.197,6 tỷ Euro. Tốc độ tăng trưởng của EU là 2,9%. Trong tất cả các nước EU, hơn 60% GDP được tạo bởi các ngành dịch vụ (gồm những lĩnh vực như: ngân hàng, du lịch, vận tải và bảo hiểm). Công nghiệp và nông nghiệp, mặc dù vẫn còn giữ một vai trò quan trọng, song tầm quan trọng trong nền kinh tế đã giảm đi trong những năm gần đây. Kể từ khi thành lập, mặc dù GDP của EU liên tục tăng song tốc độ tăng trưởng GDP của nó vẫn chậm hơn so với Mỹ nhưng nhanh hơn so với Nhật Bản. Điều này được thể hiện rõ ở Bảng 5. Bên cạnh đó, thương mại của EU cũng rất phát triển. Với gần 500 triệu dân, chỉ chiếm khoảng 7% trong tổng dân số toàn thế giới, nhưng thương mại của EU chiếm tới 1/5 tổng xuất nhập khẩu của toàn cầu. Thương mại giữa các nước thành viên EU chiếm khoảng 2/3 tổng thương mại của EU, tuy mức độ và sự đa dạng là khác nhau giữa các thành viên. Trong đó, Luxembourg đứng thứ nhất, tiếp theo là Slovakia và Cộng hòa Séc. Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của EU, Mỹ và Nhật Bản Đơn vị: tỷ Euro Năm EU – 27 Mỹ Nhật Bản 1997 2,7 4,5 1,6 1998 2,9 4,2 -2,0 1999 3,0 4,4 -0,1 2000 3,9 3,7 2,9 2001 2,0 0,8 0,2 2002 1,2 1,6 0,3 2003 1,3 2,5 1,4 2004 2,5 3,9 2,7 2005 1,7 3,2 1,9 2006 3,2 3,3 2,2 2007 2,9 2,1 2,4 Nguồn: Eurostat Database EU cũng là nhà xuất khẩu chính trên thế giới và là nhà nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới. Hoa Kỳ là đối tác thương mại quan trọng nhất của EU, tiếp theo là Trung Quốc. Theo thống kê của Eurostat, năm 2005 xuất khẩu của EU chiếm 18,1% tổng xuất khẩu của thế giới và 18,9% lượng nhập khẩu toàn cầu (thể hiện trên Hình 4). Nguồn: Eurostat 2006, trang 54 Hình 4. Thương mại quốc tế về hàng hóa năm 2005 Tuy là một khu vực kinh tế khá phát triển, song tỷ lệ thất nghiệp của EU vẫn còn cao hơn so với Mỹ và Nhật Bản. Tỷ lệ thất nghiệp của EU năm 2006 đạt 7,9% trong khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 4,6%. Xét về các nước thành viên, Ba Lan là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất với 13,8%, thấp nhất là Hà Lan và Đan Mạch với 3,9%. Tỷ lệ lạm phát của EU cũng luôn được giữ ở mức khá ổn định quanh tỷ lệ 2%. Năm 2007, tỷ lệ lạm phát của EU là 2,3% - thấp hơn so với tỷ lệ 2,8% của Mỹ. Trong đó Latvia là nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất đạt 10,1% và Malta, Đan Mạch là 2 nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất, chỉ có 0,7%. Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới kinh tế, thương mại các nước EU Tác động tới thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng Tác động tới thị trường chứng khoán Khủng hoảng tài chính xảy ra làm chứng khoán toàn cầu tụt dốc, chứng khoán Châu Âu cũng không miễn dịch trước cơn bão khủng hoảng và suy thoái kinh tế này. Hầu hết các phiên giao dịch trong năm 2008, các chỉ số của các cổ phiếu đều giảm khá mạnh. Theo nguồn CNBC - Thomson Reuters - Bloomberg, chỉ số FTSE của Anh giảm 31,5%. Chỉ số CAC 40 giảm 42%, còn DAX của Đức mất 39,5%. Tuy nhiên chỉ đến cuối năm 2008, tình hình của thị trường chứng khoán Châu Âu có vẻ tươi sáng hơn. Phiên cuối cùng của năm 2008 vào ngày 31/12, hầu hết các thị trường đều nhích lên. Chỉ số KOSPI tăng nhẹ 0,12%. Chỉ số Hang Seng tiến thêm 0,76%. Chỉ số Shanghai Composite đóng cửa thấp hơn phiên trước 0,66%. Thị trường cổ phiếu Châu Âu tiễn năm 2008 bằng một phiên tăng. Chỉ số FTSE 100, đi lên 0,94%. Chỉ số CAC 40 nhích nhẹ 0,03%. Chỉ số DAX đi lên 2,24%. Cùng ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones đi lên 1,25% đóng cửa tại 8.776,39 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq kết thúc năm tại 1.577,03 điểm, tăng 1,7%. Chỉ số Standard & Poor 500 (S&P 500) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khép lại năm 2008 bằng mức điểm cộng 1,42%, chốt ở mức 903,25 điểm. Bước sang năm 2009, thị trường chứng khoán Châu Âu tiếp tục biến động song đã có những dấu hiệu khả quan hơn. Theo nguồn CNBC - Thomson Reuters – Bloomberg, trong nửa đầu năm 2009, các chỉ số của thị trường chứng khoán Châu Âu đều đi lên đáng kể. Chỉ số cổ phiếu hàng đầu Châu Âu FTEU3 tăng 2,19% trong nửa đầu năm 2009 so với mức giảm 20,26% nửa đầu năm 2008. Các chỉ số khác cũng ở trong xu hướng tương tự. Điều này được thể hiện rõ ở Bảng 6 (dưới đây). Bên cạnh đó, đầu năm 2010, theo số liệu ngày 24/03/2010, chứng khoán Châu Âu mở phiên màu xanh, cổ phiếu Deutsche Boerse tăng điểm theo xu hướng tăng, góp thêm những khả quan đã thể hiện trong phiên trước đó. Cổ phiếu khối tài chính tăng điểm trong khi chờ đợi báo cáo kinh tế và ngân sách sắp công bố. Chỉ số FTSEurofirst 300 đại diện cho thị trường chứng khoán Châu Âu tăng 0,5%, đạt 1.077,45 điểm sau khi đạt đỉnh năm là 1.077,52. Cổ phiếu Deutsche Boerse tiến thêm 3% sau khi công bố kế hoạch mở rộng mục tiêu tiết kiệm chi phí. Trong khung cảnh khác, cổ phiếu Man Group giảm tới 3,1% sau khi quỹ phòng thủ này cho hay tài sản của mình đang tiếp tục giảm xuống còn 39,1 tỷ USD do khách hàng liên tục rút tiền. Tình hình khó khăn của quỹ AHL đang khiến khách hàng ngày càng cảm thấy lo lắng về tình hình của các quỹ nói chung. Cổ phiếu khối tài chính bổ sung nhiều điểm nhất cho thị trường chứng khoán Châu Âu, trong đó, cổ phiếu Barclays, HSBC, Societe Generale, BNP Paribas và Deutsche Bank tăng từ 0,3% tới 0,7%. "Đà tăng 60% - 70% từ mức đáy đang cho thấy những hi vọng tràn trề trên thị trường và một niềm tin rằng giai đoạn tồi tệ đã đi qua nhưng sớm hay muộn thì chúng ta cũng vẫn còn có nhiều thông tin khả quan hơn nữa"- Koen de Leus- chuyên gia kinh tế tại KBC Securities nhận định. Bảng 6. Sự thay đổi các chỉ số chứng khoán Châu Âu Đơn vị: % Cố phiếu Nửa đầu Năm 2009 Nửa đầu năm 2008 Cả năm 2008 Cả năm 2007 FTEU3 Châu Âu 2,19 -20,26 -44,78 1,56 DJ STOXX Châu Âu 4,54 -20,64 -46,00 -0,17 FTSE Anh -4,17 -12,87 -31,33 3,80 DAX Đức -0,03 -20,44 -40,37 22,29 CAC Pháp -2,41 -21,00 -42,68 1,31 FTSE MIB Italy -2,04 -23,88 -49,53 -6,95 SMI Thụy Điển -2,36 -17,99 -34,77 -3,43 IBEX Tây Ban Nha 6,44 -20,66 -39,40 7,30 AEX Hà Lan 3,57 -17,42 -52,32 4,12 OMXS30 Thụy Sỹ 20,15 -20,69 -38,75 -5,74 OSLO OBX Đan Mạch 27,79 -2,57 -52,82 13,65 PSI20 Bồ Đào Nha 12,14 -31,61 -51,29 16,27 ATX Áo 19,87 -12,63 -61,20 1,11 BEL20 Bỉ 6,41 -23,24 -53,76 -5,95 OMXC20 Đan Mạch 17,35 -8,58 -46,63 5,13 OMXH GEN PI Phần Lan 3,78 -26,05 -53,41 20,50 ATG Hy Lạp 23,70 -33,58 -65,50 17,86 ISEQ Ireland 15,48 -24,87 -66,21 -26,29 Nguồn: Bloomberg 2010 Tác động tới hệ thống ngân hàng Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra đã ngay lập tức có những tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. Nhiều nhà chuyên gia còn cho rằng nó tạo ra thêm một cuộc khủng hoảng khác là cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Châu Âu do có rất nhiều ngân hàng Châu Âu đã tham gia vào việc tài trợ bất động sản dưới chuẩn, vì vậy khi thị trường Mỹ suy sụp cũng đã ảnh hưởng mạnh sang một số ngân hàng Châu Âu. Tại Anh, tháng 2/2008, Ngân hàng Northern Rock đã bị thiếu tiền mặt trầm trọng, gần bị phá sản. Chính phủ Đảng Lao động đã quyết định quốc hữu hóa ngân hàng này để ngăn chặn khủng hoảng lây lan sang các đơn vị khác. Tháng 9/2008, một ngân hàng lớn khác của Anh là Halifax Bank of Scotland cũng bị phát hiện lỗ nặng với các khoản vay bất động sản và được chính phủ Anh cho phép sáp nhập vào ngân hàng Lloyds TSB, mặc dù Lloyds có tài sản nhỏ hơn Halifax Bank rất nhiều. Cùng thời gian đó, sau sự phá sản của Tập đoàn tài chính Lehman Brother, Châu Âu cũng chịu sự phản ứng dây chuyền và bước vào khủng hoảng. Ngân hàng chuyên cho vay thế chấp của Anh, Bradford & Bingley, đã sụp đổ. Trong 6 tháng đầu năm 2008, ngân hàng này đã chịu khoản lỗ lên tới 17,2 tỷ bảng Anh và giá cổ phiếu sụt giảm 93% kể từ đầu năm. Tập đoàn cho vay bất động sản lớn nhất của Đức là Hypo Real Estate Holdings đã phải chịu sự kiểm soát của Chính phủ nhằm tránh sự đổ vỡ. Ngày 28/09/2008, chính phủ Bỉ, Hà Lan và Luxembourg cũng đã phải tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng 300 tuổi Fortis, nhằm tránh cho đại gia này nguy cơ phá sản. Số tiền 3 nước này bỏ ra để ứng cứu ngân hàng này là 11,2 tỷ Euro. Ngay sau đó chỉ 1 ngày, chính phủ Pháp, Bỉ và Luxembourg cũng phải ứng cứu ngay Dexia, một công ty ra đời năm 1860 khỏi sự sụp đổ với khoản tiền 6,4 tỷ Euro (Eurostat Database). Với sự phá sản của một loạt định chế tài chính lớn như vậy, thị trường tài chính EU nói riêng và toàn Châu Âu nói chung đang thực sự lao đao. Bước sang năm 2009, theo những thống kê mới đây nhất của Eurostat, tổng mức thua lỗ của các ngân hàng trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) có thể lên tới 649 tỷ USD. Khoảng hơn 1.000 tỷ Euro tài sản, tương đương 1.400 tỷ USD thuộc loại “có vấn đề”. Mối lo ngại của giới ngân hàng Châu Âu bao gồm cả việc giá nhà đất tại thị trường Mỹ giảm mạnh hơn dự đoán, nguồn vốn của các ngân hàng Eurozone ngày càng bị co hẹp, kinh tế của các khu vực có sự đầu tư của ngân hàng các nước Eurozone tại khu vực Trung và Đông Âu ngày một bị dao động. Bên cạnh đó, giá nhà đất tại thị trường Eurozone cũng liên tục giảm xuống. Đứng trước tình trạng không được cải thiện này, các chuyên nhận định điều này có thể làm toàn EU suy thoái sâu hơn và mất nhiều thời gian phục hồi hơn so với dự đoán. Trong “Báo cáo ổn định tài chính” của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tháng 12/2009 đã nâng dự tính về khoản lỗ và sự giảm giá chứng khoán của các ngân hàng thuộc 16 nước khu vực đồng tiền chung Eurozone phải chịu do khủng hoảng từ 65 tỷ Euro lên 386 tỷ Euro (Nguyễn An Hà 2010). Tuy nhiên ECB cũng nhận định, đại bộ phận các ngân hàng thuộc Eurozone xem ra vẫn đủ nguồn vốn, có thể khống chế được cục diện khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, các khoản cho vay liên tục bị biến đổi theo chiều hướng xấu của các ngân hàng trong khu vực, khiến cho ngành ngân hàng của Eurozone chịu những tổn thất lớn. Eurozone với khả năng dùng bơm tiền từ chính phủ một lần nữa là hoàn toàn có thể. Nhưng việc này có thể đem đến một hệ lụy khác là vấn đề nợ quá nhiều của các quốc gia. Tác động tới thương mại quốc tế Năm 2008, khủng hoảng tài chính xảy ra làm thương mại toàn cầu suy giảm. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại của toàn EU. Thâm hụt thương mại trong tháng 9/2008 của 15 quốc gia trong khu vực Eurozone với các thị trường khác đã giảm mạnh, từ 9,4 tỷ Euro (11,9 tỷ USD) trong tháng 8/2008 xuống 5,6 tỷ Euro (7,1 tỷ USD), song vẫn cao hơn mức dự đoán 5 tỷ Euro của các nhà phân tích. Tám tháng đầu năm 2008, thặng dư thương mại của EU với Mỹ giảm 10 tỷ Euro, xuống 42,5 tỷ Euro; thâm hụt với Nga tăng từ 37 tỷ Euro lên 51,7 tỷ Euro. Trao đổi thương mại với Trung Quốc và Nhật Bản vẫn giữ ở mức khá ổn định (Eurostat Database). Trong 9 tháng đầu năm 2009, mức thâm hụt thương mại với thị trường Hàn Quốc giảm 29% (từ 12,8 tỷ Euro xuống 9,1 tỷ Euro). Năm 2009, theo thống kê của Eurostat, thặng dư thương mại của EU với các nước còn lại trên thế giới đạt 2,7 tỷ Euro so với mức 2,2 tỷ Euro vào tháng 4/2008. Còn thặng dư thương mại của EU-27 với thế giới trong tháng 4/2009 là -7,8 tỷ Euro so với mức -9,2 tỷ Euro của tháng 3/2009. Tài khoãn vãng lai của EU-27 trong quý I/2009 thâm hụt 50,8 tỷ Euro so với mức 46,2 tỷ quý I/2008 và 57,3 tỷ Euro quý IV/2008. Thặng dư trong cán cân thương mại dịch vụ của quý I/2009 là 15,3 tỷ Euro so với mức 18,5 tỷ của quý I/2008 và 17,1 tỷ của quý IV/2008. Bảng 7. Xuất nhập khẩu của EU trong 7 tháng đầu năm 2009 Đơn vị: tỷ USD Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Toàn thế giới 620,8 689,8 - 69,0 Mỹ 119,4 97,5 + 21,9 Nga 36,8 61,1 - 24,3 Trung Quốc 45,1 120,3 - 75,2 Nhật Bản 20,8 32,4 - 11,6 Asean 28,1 39,0 - 10,9 Nguồn: EC 2009a Tính đến tháng 8/2009, theo số liệu của Eurostat, trong 7 tháng đầu năm 2009, EU tiếp tục nhập siêu với kim ngạch xuất khẩu đạt 620,8 tỷ Euro, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái và kim ngạch nhập khẩu đạt 689,8 tỷ Euro, giảm 25% (Bảng 7). Trong đó, xét về các nước thành viên, trong 6 tháng đầu năm 2009, nước có thặng dư lớn nhất là Đức (59,4 tỷ) và Hà Lan (17,5 tỷ), còn thâm hụt thương mại lớn nhất thuộc về Anh (46,4 tỷ), tiếp đến là Pháp (28,8 tỷ) và Tây Ban Nha (23,9 tỷ). Mặt khác, dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, xuất khẩu và nhập khẩu của EU cũng bị ảnh hưởng rõ rệt. So với cùng kỳ năm ngoái, trong tháng 9/2008, xuất khẩu của Eurozone tăng 2,2% đạt 137,1 tỷ USD và nhập khẩu tăng 2,1% đạt 142,7 tỷ Euro. Tháng 9/2007, thặng dư của khu vực này vẫn đạt 2,9 tỷ Euro. Trong khi đó, trong 8 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu và nhập khẩu của 27 nước thuộc EU tăng tương ứng là 1,7% và 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 8 tháng đầu năm 2008, khối lượng thương mại của EU với các nước đối tác chính đều tăng, trừ xuất khẩu vào Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc giảm tương ứng 5%, 4% và 8% so với cùng kỳ năm ngoái. EU tiếp tục xuất siêu sang Mỹ nhưng giá trị giảm 17% so với cùng kỳ năm 2007 (49,1 tỷ USD so với 59,2 tỷ USD). EU tiếp tục xuất siêu sang Thụy Sỹ, mức xuất siêu tăng khoảng 18,3% từ 11,5% tỷ Euro lên mức 13,6 tỷ Euro. Mức tăng lớn nhất về xuất khẩu là sang thị trường Nga (tăng 25%). Mức tăng nhập khẩu lớn nhất là từ Nga (31%) và Na Uy (29%). Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của EU sang Mỹ và Nhật Bản đều giảm 3%. Nhập khẩu từ Hàn Quốc giảm 6% và từ Nhật Bản giảm 2% so với cùng kỳ năm 2007 (Eurostat Database). Tính riêng từng nước thành viên, trong 9 tháng đầu năm 2008, các nước xuất siêu lớn nhất lần lượt là Đức với 142,3 tỷ Euro, Hà Lan với 31,9 tỷ Euro. Ngược lại các nước nhập siêu lớn nhất là Anh (91,7 tỷ Euro), Tây Ban Nha (72,2 tỷ Euro), Pháp (50,2 tỷ Euro), Hy Lạp (27,3 tỷ Euro) (Eurostat Database). Sang năm 2009, cuộc đại khủng hoảng lại tiếp tục có những tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của EU, hoạt động xuất nhập khẩu lại tiếp tục biến động. Số liệu chi tiết của Eurostat (có đến hết tháng 6/2009) cũng cho thấy, trao đổi thương mại của EU giảm với hầu hết các đối tác ngoài khối so với cùng kỳ năm 2008. Về xuất khẩu, mức giảm lớn nhất là với Nga (39%), Thổ Nhĩ Kỳ (32%), Hàn Quốc (27%), Brasil (23%). Về nhập khẩu, mức giảm lớn nhất là với Nga (42%), Nhật Bản (29%), Thổ Nhĩ Kỳ và Na Uy (đều là 28%) (Eurostat Database). Tác động tới đầu tư quốc tế Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra không chỉ tác động đến tăng trưởng kinh tế và hoạt động thương mại của nền kinh tế các nước EU mà còn có những tác động đáng kể đến đầu tư của EU. Đầu tư ra nước ngoài của EU mang tính tập trung cao, đầu tư ra nước ngoài của các công ty EU quan tâm đến khả năng tiếp cận thị trường hay khả năng chi trả của người dân của nước nhận đầu tư và coi đó là nền tảng để xây dựng chiến lược đầu tư của mình. Điều này cũng lý giải tại sao, trong thời gian qua, các nước như: Mỹ, Canada, Thụy Sỹ nói riêng và các nước phát triển nói chung vẫn là nơi nhận được nhiều vốn đầu tư nhất của EU. Một trong những yếu tố chính thu hút sự đầu tư của các công ty EU vào các thị trường này là qui mô lớn, sự giàu có và tính liên kết cao (sức mua lớn) của các thị trường ở đây. Mỹ, Canada và Thụy Sỹ là 3 nước thu hút nhiều nhất dòng FDI của EU năm 2006. Trong số 260 tỷ Euro đầu tư ra nước ngoài của EU thì thị trường Mỹ đạt mức 72 tỷ (chiếm 28%) dòng ra của EU (tăng 130% so với năm 2005). Dòng FDI của EU vào Canada cũng tăng trưởng đạt mức cao nhất kể từ năm 2001 với 30,4 tỷ Euro (chiếm 12%), theo sau là Thụy Sỹ với 21 tỷ Euro (chiếm 8%). Bên cạnh đó, gần đây các nhà đầu tư EU đang chú ý đến các thị trường đang nổi (gồm các nước Mỹ Latinh, các nước châu Á trừ Trung Cận Đông và Nhật Bản, Trung Cận Đông, Nga và Địa Trung Hải), tuy nhiên chỉ đặc biệt chú ý đến những thị trường lớn và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tính đến năm 2006, tỷ trọng đầu tư vào các thị trường mới nổi trong tổng đầu tư ra ngoài của EU đã đạt 28%. Bên cạnh đó, đầu tư nội khối EU chiếm tỷ trọng lớn. Cũng xuất phát từ vài lý do tiếp cận thị trường: dễ dàng hơn, tránh được những rào cản hàng hóa mà chính phủ các nước sở tại đặt ra, khả năng tiêu thụ sản phẩm của người dân lớn, cơ sở hạ tầng phát triển, tính liên kết thị trường cao và một vài lý do khác như: những chính sách khuyến khích phát triển vùng, chiến lược xây dựng và phát triển cộng đồng Châu Âu. Thêm vào đó là sự gia nhập mới của các nước Đông Âu, hầu hết là các nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, họ đang tiến hành tư nhân hóa mạnh mẽ, tạo ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ phần đầu tư trực tiếp của EU-15 vào các thành viên mới trong tổng dòng FDI ra của EU đã tăng rất nhanh từ năm 2003, theo số liệu của Eurostat, tỷ lệ này đạt mức 17% năm 2005 (Eurostat Database). Năm 2007, dòng FDI từ những nước ngoài liên minh vào EU đạt 319, 161 tỷ Euro, tăng 90% so với năm 2006. Dòng FDI ra của EU đổ vào các nước khác ngoài liên minh đạt 419, 912 tỷ Euro. Mặc dù lượng FDI vào EU tăng khá nhanh, nhưng EU vẫn là nhà đầu tư lớn trên thế giới với kim ngạch FDI là 100,751 tỷ Euro. Lượng FDI vào chiếm 17,7% GDP trong khi lượng FDI ra đạt 23,2% GDP (số liệu năm 2006). Dòng vốn FDI thường biến động qua từng năm như một cơ hội may rủi của kinh tế, thông thường khi nền kinh tế tăng trưởng thì dòng vốn FDI cũng sẽ tăng (Eurostat Database). Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm tăng trưởng toàn EU nói chung và từng quốc gia thành viên nói riêng giảm rõ rệt. Điều này được các nhà phân tích lý giải do sự rủi ro khi đầu tư tăng lên trong cuộc khủng hoảng kinh tế, kỳ vọng đầu tư giảm mạnh, các công ty chuyển hướng tập trung đầu tư vào thị trường nội địa. Tính chung trong năm 2008, đầu tư của EU-27 ra bên ngoài giảm 30%, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của EU-27 cho các nước ngoài khu vực giảm 28% từ 496 tỷ Euro năm 2007 xuống 354 tỷ Euro năm 2008. Xét về đối tác đầu tư, năm 2008, EU-27 đầu tư vào Mỹ là 149 tỷ Euro thấp hơn so với mức 171 tỷ Euro năm 2007, mức đầu tư của EU vào Canada cũng sụt giảm mạnh, từ 42 tỷ Euro năm 2007 xuống 9 tỷ Euro năm 2008. Trong khi đó, mức đầu tư của EU vào thị trường Thụy Sỹ tăng từ 24 tỷ lên 33 tỷ Euro, tương tự với thị trường Nga (từ 16 tỷ lên 22 tỷ Euro) và vẫn giữ mức đầu tư khá ổn định ở thị trường Hồng Kông (từ 8 tỷ xuống 7 tỷ Euro). Xét từng nước thành viên, Luxembourg, Pháp và Anh là những nhà đầu tư chính trong EU-27. Luxembourg là nhà đầu tư lớn nhất với 83 tỷ Euro chiếm 23% trong tổng lượng vốn FDI đầu tư của toàn EU, theo sau là Pháp với 58 tỷ Euro chiếm 16% và Anh chiếm 15% với 52 tỷ Euro (Eurostat Database). Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào EU-27 giảm 57% từ 400 tỷ Euro năm 2007 xuống 173 tỷ Euro năm 2008. Trong đó, lượng FDI của Mỹ sụt giảm mạnh từ 194 tỷ Euro năm 2007 xuống 45 tỷ Euro năm 2008, Thụy Sỹ từ 20 tỷ xuống 5 tỷ Euro, Nhật Bản giảm từ 19 tỷ Euro xuống còn 4 tỷ và Ấn Độ giảm từ 10 tỷ xuống 2 tỷ Euro. Trong khi đó vốn đầu tư từ Canada vào EU tăng 4 tỷ Euro (từ 14 tỷ năm 2007 lên 18 tỷ năm 2008) và Brazil tăng từ 2 tỷ lên 7 tỷ Euro. Xét về các nước thành viên, Luxembourg là nước nhận được nhiều vốn đầu tư FDI nhất từ bên ngoài liên minh với 76 tỷ Euro chiếm 44% tổng lượng vốn đầu tư vào EU, sau đó đến Anh với 45 tỷ Euro (chiếm 26%) và Pháp là 25 tỷ Euro (chiếm 15%). Luxembourg vừa là nước đầu tư ra bên ngoài lớn nhất cũng là nước được nhận đầu tư từ các nước ngoài liên minh nhiều nhất trong EU-27 (Eurostat Database). Xét về đầu tư nội khối, năm 2008, vốn FDI giảm 42% so với năm 2007. Trong đó, Pháp với 92 tỷ Euro, Đức với 71 tỷ Euro và Hà Lan là 37 tỷ Euro là những nhà đầu tư chính trong nội bộ liên minh. Pháp (với 55 tỷ Euro) cũng là nước được nhận nhiều vốn đầu tư nhất từ những thành viên khác của liên minh. Theo sau là Tây Ban Nha với 40 tỷ Euro và Bỉ với 34 tỷ Euro (Eurostat Database). Nhìn chung cả năm 2008, EU là nhà đầu tư ròng đối với các nước trên thế giới, với lượng vốn đầu tư ra cao hơn lượng vốn đầu tư vào EU là 182 tỷ Euro (khoảng 1,5% trong GDP), và cũng cao hơn so với năm 2007 là 96 tỷ Euro (chiếm 0,8% GDP). Xét trong các nước thành viên, Pháp là nhà đầu tư ròng lớn nhất với lượng vốn đầu tư ròng là 33 tỷ Euro, sau đó là Đức với 27 tỷ Euro và Tây Ban Nha là 25 tỷ Euro. Trong khi đó, Hà Lan với lượng vốn đầu tư vào lớn hơn lượng vốn đầu tư ra 9 tỷ Euro, là nước có lượng đầu tư FDI ròng lớn nhất từ các nước bên ngoài vào EU (Eurostat Database). Tác động tới tăng trưởng kinh tế Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra gây ra những ảnh hưởng nặng nề nên nền kinh tế các nước EU, suy thoái kinh tế xảy ra ở nhiều nước. Một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm, mổ xẻ phân tích của các nhà chuyên môn là tác động của khủng hoảng toàn cầu 2008 tới tăng trưởng. Tăng trưởng được coi như mọt phong vũ biểu, một thước đo sự phát triển của một nền kinh tế. Vì vậy có thể nói khủng hoảng kinh tế xảy ra, tăng trưởng của một nền kinh tế cũng phải chịu nhiều tác động. Theo báo cáo của Tổng cục Kinh tế - Tài chính của Ủy ban Châu Âu (EC) vào tháng 3/2009, tăng trưởng của các nước thành viên đều ở mức tăng trưởng âm. Từ năm 2005 đến năm 2007, tăng trưởng GDP của EU đều đạt trên 2%, cao hơn mức tăng trưởng của hai “đại gia” kinh tế khác là Mỹ và Nhật. Khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, tác động tiêu cực đến nền kinh tế của hầu hết các nước EU, làm tốc độ tăng trưởng GDP giảm. Theo số liệu mới nhất của Eurostat, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của EU trong năm 2008 đã giảm xuống còn 0,8%. Tốc độ này tuy giảm mạnh so với tốc độ tăng trưởng 2,9% vào năm 2007 và 3,2% vào năm 2006 nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng 0,4% của Mỹ và -1,2% của Nhật. Theo dự đoán, năm 2009, toàn khu vực EU tăng trưởng âm ở mức -4,2%, dự đoán mức này vào năm 2010 sẽ tăng lên 0,7%. Khu vực Eurozone cũng bị tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng lần lượt giảm từ 2,8% năm 2007 xuống 0,6% năm 2008, được dự đoán tăng trưởng âm ở mức -4,1% năm 2009 và 0,7% năm 2010, thể hiện trên Hình 5 dưới đây: (Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế, phần trăm thay đổi so với năm trước) Liên hiệp Châu Âu (27 nước) Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (16 nước) Mỹ Nhật Bản Nguồn: Eurostat Database Hình 5. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của EU, EA-16, Mỹ và Nhật Bản Xét trong từng nước thành viên của EU, có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như một trận cuồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước Châu Âu.doc
Tài liệu liên quan