Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Cái nhìn toàn cảnh, khuyến nghị giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Trái ngược với sự phấn khởi ban đầu khi các dấu hiệu phục hồi kinh tế thế

giới ngày một rõ ràng hơn, tình hình kinh tế, đặc biệt là các diễn biến trên thị

trường chứng khoán buộc chúng ta phải có đánh giá chính xác và đưa ra các quyết

sách kịp thời. Đây chính là những thách thức mà người ta gọi là những chính sách

kinh tế thời hậu khủng hoảng.

Như đã phân tích ở trên, khủng hoảng tài chính lớn nhất kể từ khi Thế chiến

thứ hai kết thúc đã thực sự làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới. Trước hết đó là sự

đánh mất vai trò lãnh đạo duy nhất của Mỹ, cũng như sự thống trị của đồng Dollar

Mỹ trong nền kinh tế thế giới. Thay vào đó là sự lớn mạnh của các tổ chức tài

chính quốc tế, đặc biệt là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Mặc dù tại các tổ chức này,

Mỹ vẫn là nước có quyền biểu quyết lớn nhất, nhưng uy tín cũng như tiếng nói của

họ đã sụt giảm sau sự sụp đổ của các định chế tài chính lớn trên Wall Street. Hiện

tại, các nước thuộc nhóm BRICs (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc)

đang đòi xem xét lại cơ cấu đóng góp trong IMF, đặc biệt là Trung Quốc, để có

thêm quyền biểu quyết tại tổ chức này

pdf17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Cái nhìn toàn cảnh, khuyến nghị giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gân hàng và công ty chứng khoán sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn trên thị trường chứng khoán Mỹ, việc sử dụng các công cụ tài chính, đặc biệt là đòn bảy tài chính sẽ gặp phải nhiều hạn chế, cũng như các tổ chức tài chính phải tr­ích nhiều hơn cho các quỹ dự phòng rủi ro. VIỆT NAM VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU Phản ứng của Việt Nam Trong một thế giới toàn cầu hoá như ngày nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đã tạo ra những "sang chấn" đáng kể đổi với nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Các tác động cụ thể của cuộc khủng hoảng này có thể bao gồm : Nhu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp (hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản) : Đến hết quý 1-2009, khi so với cùng kỳ, xuất khẩu chỉ tăng 2,4% (nếu loại trừ 2,3 tỉ đô la tái xuất vàng thì kim ngạch xuất khẩu giảm tới 15%). Nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn cầu, và Việt Nam không phải là một ngoại lệ : trong ba tháng đầu 2009 Việt Nam chỉ thu được 2,1 tỉ USD đầu tư nước ngoài, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2008, trong khi nguồn vốn FDI cam kết đạt 6 tỉ USD, tương đương 60% số vốn của cùng kỳ năm 2008. Thực tế, nguồn vốn FDI đăng ký sụt giảm ngay từ tháng 1, chỉ đạt 185 triệu USD. Sang tháng 2, tổng vốn tăng mạnh do có 3 dự án lớn được cấp phép tại Bà Rịa - Vũng Tàu, và một dự án tăng vốn từ 300 triệu USD lên 4,1 tỉ USD. Các dự án khác tăng vốn rất ít, và trong 3 tháng, chỉ có 34 lượt dự án xin tăng. Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2009, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam qua hệ thống ngân hàng và các công ty chuyển tiền là 3,2 tỉ đô la, giảm 20% so với mức của năm 2008. Lượng kiều hối trong năm 2009 bị giảm là điều không thể tránh khỏi, một phần do nạn thất nghiệp tại những quốc gia có cộng đồng người Việt sinh sống. Theo thẩm định của giới chuyên gia, thì tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong 2009, theo những con đường khác nhau có thể giao động từ 6 đến 6,8 tỉ đô la, trong khi đó, lượng kiều hối trong năm 2008 là 7,2 tỉ đô la. Những yếu tố trên sẽ làm cán cân thanh toán trở nên xấu đi, đe doạ sự ổn định của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Để đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng, Đảng và Chính phủ đã kịp thời đề ra các giải pháp quyết liệt và có hiệu quả nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở mức 5-6%. Để đảm bảo mục tiêu trên, Việt Nam đã triển khai một loạt các chính sách tài chính tiền tệ, các giải pháp kích cầu đầu tư tiêu dùng. Thứ nhất, trong lĩnh vực tiền tệ, Việt Nam đã áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt, từng bước cắt giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống 7%, giảm dự trữ bắt buộc từ 5% xuống 1%, duy trì sự ổn định của tỉ giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại hối. Thứ hai, trong lĩnh vực tài chính, Chính phủ đã thực hiện các giải pháp giãn và cắt giảm thuế như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống 25%, giảm 30% thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm và miễn thuế đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, giãn việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập chứng khoán. Ngoài ra, Chính phủ đã giảm thuế xuất khẩu, tăng thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng tiêu dùng, giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và đầu vào sản xuất. Thứ ba, Chính phủ đã triển khai gói kích cầu trị giá 17 nghìn tỉ đồng (tương đương 1 tỉ USD) dưới hình thức hỗ trợ lãi suất 4%/năm. Sau gần 2 tháng thực hiện đến nay đã có hơn 200 nghìn tỉ đồng (tương đương 12 tỉ USD) tín dụng đã được giải ngân từ ngân hàng với sự hỗ trợ của gói kích cầu này. Theo báo cáo của Chính phủ, kết quả tổng hợp của gói kích cầu là góp phần tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, quý sau cao hơn trước, quý 4 năm 2009 GDP tăng 6,8% và cả năm đạt mục tiêu 5-5,2% và cơ bản thực hiện được mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững, chỉ số giá tiêu dùng ở mức 7%; bội chi ngân sách là 6,9%... là thành tích lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm 11,4%, và vốn FDI giảm 11,2% so với năm 2008 trong khi tổng vốn đầu tư tăng 14,4% chủ yếu nhờ vốn đầu tư nhà nước tăng tới tới 45,5%. Nới lỏng chính sách tài khoá đã dẫn tới hệ quả trực tiếp là bội chi ngân sách lên đến 6,9% GDP chưa tính đến các khoản chi từ nguồn trái phiếu chính phủ, các khoản Chính phủ vay về cho doanh nghiệp vay lại. Nợ chính phủ cũng tăng mạnh từ 36,5% GDP năm 2008 lên đến 40% GDP năm 2009 và năm 2010 dự kiến khoảng 44% GDP. Theo công bố từ nguồn tin Bộ Tài chính thị nợ nước ngoài cho đến thời điểm hiện nay của Việt nam là 29% GDP. Thị trường chứng khoán khởi sắc Những dấu hiệu lạc quan của nền kinh tế, kèm theo hiệu ứng của gói kích cầu, đã giúp năm 2009 để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát triển của thị trường chứng khoán. Những kỷ lục mới, cột mốc quan trọng đã lần lượt được thiết lập : phiên giao dịch ngày 24-2, VN-Index đã rơi xuống mức đáy 235,5 điểm, HNX-Index lùi về dưới mốc 100 điểm khi xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 78,06 điểm. Tuy nhiên, bước sang tháng 3-2009, các nhà đầu tư (NĐT) đã lấy lại được niềm tin khi TTCK có một tháng tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 11-2008 : VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh. Tính đến hết ngày 30-6, VN-Index đã tăng 132,67 điểm (42,03%), HNX-Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với thời điểm kết thúc năm 2008. Đây là một bước tiến dài của TTCK trong nước khi VN-Index đã đạt tốc độ tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới khi tăng được 46% so với thời điểm đầu năm 2009. Kỷ lục về khối lượng giao dịch tại sàn HOSE được thiết lập vào ngày 10-6 với 101.774.520 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, con số tương tự tại HNX là 56.522.170 cổ phiếu. Từ tháng 8 đến tháng 10, TTCK lại tiếp tục đợt tăng giá thứ hai đầy mạnh mẽ với nhiều kỷ lục về giá trị và khối lượng giao dịch kỷ lục được xác lập. Ngày 22-10, TTCK vươn tới đỉnh điểm của đợt sóng thứ 2 là mức 624,10 điểm. Đây cũng là mức cao nhất của thị trường sau 394 phiên giao dịch kể từ ngày 14-3-2008. Trong khoảng thời gian này, thanh khoản liên tục đạt kỷ lục trên cả hai sàn. Đối với sàn HOSE, phiên giao dịch ngày 23-10 được coi là "siêu thanh khoản" khi lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay cả về khối lượng và giá trị giao dịch với hơn 136 triệu đơn vị được chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch lên đến 6,414 nghìn tỉ đồng; sàn HNX đạt kỷ lục với hơn 67,23 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng cùng 3,04 nghìn tỉ đồng được giải ngân. TTCK tăng trưởng mạnh mẽ, nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia và trở thành điểm sáng ấn tượng khi có tốc độ phục hồi nhanh nhất châu Á. Một ấn tượng khác của TTCK là sự phát triển mạnh mẽ về quy mô. Tính đến tháng hết tháng 07-2010, đã có 571 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết. Tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu lên tới hơn 694 nghìn tỉ đồng (hơn 36 tỉ USD), tương đương 40% GDP của năm 2009. Năm 2009 cũng đánh dấu sự lên sàn của hàng loạt doanh nghiệp (DN) lớn như Eximbank, Bảo Việt, Vietcombank và Vietinbank... Sự góp mặt của các "đại gia" này đồng nghĩa với việc nguồn cung trên thị trường ngày càng đa dạng hơn. Trong đó, Vietcombank giao dịch 112,3 triệu cổ phiếu, là DN có vốn hoá lớn nhất thị trường, với trên 56.000 tỉ đồng, gấp hơn 2 lần "quán quân" trước đó là ACB (28.000 tỉ đồng). Trong khi đó, Bảo Việt (BVH) niêm yết toàn bộ 573 triệu cổ phiếu và Vietinbank có 121,2 triệu cổ phiếu. Các "đại gia" này đều chào sàn thành công, đáp ứng được mong đợi của NĐT. Giá cổ phiếu các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng nhờ vậy đã tăng trong một thời gian khá dài và trở thành những cổ phiếu "blue chip" trên thị trường. Những lo ngại từ hậu khủng hoảng Bước sang năm 2010, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu phục hồi nhanh. Hầu hết các ngành, lĩnh vực thời gian qua đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước, mặc dù phải liên tiếp đối mặt với nhiều thách thức mới nảy sinh từ trong và ngoài nước. Mặt được lớn nhất là các cân đối vĩ mô của nền kinh tế nhìn chung vẫn được duy trì tương đối ổn định. Sự ổn định tương đối này được đánh giá là chưa vững chắc, bởi vừa qua đã có lúc xảy ra những diễn biến chưa thật lành mạnh như lãi suất tín dụng tăng vọt, tỉ giá đồng đôla Mỹ lên xuống thất thường, gây khó khăn lớn cho sản xuất, kinh doanh.. Mặt được nổi trội nữa là toàn nền kinh tế đã và đang lấy lại đà tăng trưởng. Tiêu biểu là GDP quý II tăng 6,2-6,4%, tạo nên mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đạt khoảng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Công nghiệp được xem là mảng toả sáng trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm nay với mức tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành 6 tháng qua ở mức 13,8% so với mức tăng 6,18% và 5,32% của cả năm 2008 và 2009, hay so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2010 là tăng 12%. Công nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nên tốc độ tăng trưởng 15,7% của kim ngạch xuất khẩu 6 tháng qua, vượt gấp đôi so với mức tăng 6% mà Quốc hội đã đề ra cho năm 2010, và đặc biệt, nếu so với mức giảm 9,7% của kim ngạch xuất khẩu năm 2009. Điều chưa làm được đáng quan tâm nhất hiện nay là việc nâng cao hiệu quả đầu tư. Cụ thể là, thực hiện tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6 tháng qua đã được huy động đến mức cao nhất từ trước tới nay, bằng 43,5% GDP, mà tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 6,1% là hiệu quả rất thấp. Một nỗ lực khác cũng chưa mang lại kết quả như mong muốn là giảm nhập siêu. Trong khi xuất khẩu tăng 15,7% thì nhập khẩu tăng 29,4%. Hơn nữa, đã xuất hiện dấu hiệu chững lại của xuất khẩu, như trong tháng 6 vừa qua, do thị trường EU và một số thị trường khác đang gặp khó khăn. Trái với dự kiến về sự tăng trưởng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2010, nguồn vốn này đang có xu hướng giảm. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/7, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân đạt 6,4 tỉ USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vốn FDI giải ngân so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm dần trong 3 tháng trở lại đây, từ mức tăng 7,1% trong tháng 4 xuống còn tăng 6% trong tháng 6, và tháng này chỉ còn tăng 1,6%. Hơn nữa, sự sụt giảm này đã thể hiện trong vài tháng gần đây, từ mức khoảng 1,5 tỉ USD trong tháng 5, giảm xuống còn trên 800 triệu USD trong tháng 6 và đến tháng này chỉ còn hơn nửa tỉ USD. Một trong các nguyên nhân khiến các chỉ số kinh tế vĩ mô nêu trên không mấy lạc quan là do các nước công nghiệp đang bắt đầu thực hiện chính sách tài khoá hà khắc nhất trong hơn 40 năm qua. Theo đó, các nước giàu sẽ giảm thâm hụt ngân sách khoảng 1,6% trong năm tới, cao hơn mức cắt giảm cao nhất mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD thực hiện vào năm 1970, việc cắt giảm này sẽ làm GDP năm 2011 giảm 0,9%. Vấn đề đòn bẩy tại châu Á không trầm trọng như tại các nước phát triển do mức tiết kiệm tại châu Á cao hơn, chỉ có điều là khu vực này còn lệ thuộc nặng nề vào thị trường xuất khẩu sang các nước phát triển, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ trong bối cảnh chung của toàn Châu Á. Thị trường chứng khoán chịu sự tác động chung của khủng hoảng Sau khi phục hồi và đạt đỉnh điểm vào phiên giao dịch ngày 6/5 với Vn- index và Hn-index lần lượt là 549,25 điểm và 187,22 điểm, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam bắt đầu xu hướng giảm và kết thúc quý II không mấy khả quan. Không dừng lại ở đó, TTCK đã trở về điểm xuất phát đầu năm ngay từ những ngày đầu tháng 7. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/6, chỉ số Vn-Index giảm 13 phiên liên tiếp và đóng cửa ở mốc 507,14 điểm, giảm 9,52 điểm so phiên giao dịch trước đó, tăng lần lượt 7,9 điểm và 12,37 điểm so với phiên giao dịch ngày 31/03 và ngày 31/12/2009; chỉ số Hn-index giảm sâu ngay và dừng lại ở mốc 158,81 điểm, giảm 2,52 điểm so với phiên giao dịch trước đó, giảm lần lượt 1,74 điểm và 9,36 điểm so với phiên giao dịch ngày 31/03 và ngày 31/12/2009; chỉ số UpCom-index đóng cửa tại mức 48,45 điểm, tăng 0,54 điểm so với phiên giao dịch trước đó và 3,53 điểm so với phiên giao dịch ngày 31/03, nhưng giảm 4,37 điểm so với phiên giao dịch ngày 31/12/2009. Thị trường chứng khoán Việt Nam suy yếu trong 6 tháng đầu năm có nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong các nguyên nhân cơ bản là tăng trưởng kinh tế trong năm 2010 đã không được như mong đợi, cùng với các yếu tố như đà tăng trưởng thu hút vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm, nhập siêu lại gia tăng trong khi xuất khẩu có giấu hiệu chững lại như đã nêu ở trên. Sự thắt chặt tín dụng hạn chế cho vay từ hệ thống tín dụng Ngân hàng đã đẩy các doanh nghiệp Việt nam huy động vốn thông qua TTCK ngày càng nhiều dẫn đến việc tăng cung đột biến do các doanh nghiệp phát hành tăng vốn trên TTCK. Đồng thời nhằm đảm bảo nâng tỉ lệ vốn pháp định của các ngân hàng thương mại theo Nghị định 141/NĐ-CP 2006 lên 3000 tỉ VND thông qua việc chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán riêng lẻ, chia cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu, số lượng huy động vốn của các ngân hang là rất lớn so với khả năng hấp thụ của thị trường trong bối cảnh khủng hoảng tài chính hiện tại. Một nguyên nhân khác là thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục lao dốc và kết thúc quý II một cách ảm đạm. Trong phiên giao dịch ngày 30/6, làn sóng bán tháo trên TTCK thế giới tiếp tục dâng cao do kinh tế thế giới chưa kịp phục hồi sau khủng hoảng đã phải đối phó với thâm hụt nợ công tại châu Âu, các biện pháp của Chính phủ Trung Quốc trong việc kiềm chế bong bóng tài sản và nâng giá đồng nhân dân tệ, đặc biệt là nguy cơ thừa hàng sau những đợt IPO liên tiếp trên TTCK Trung Quốc đang buộc các nhà đầu tư phải cân nhắc rút bớt tiền ra khỏi các công ty khác và tác động đến giá cổ phiếu trên toàn thị trường. Nhận định và kiến nghị Trái ngược với sự phấn khởi ban đầu khi các dấu hiệu phục hồi kinh tế thế giới ngày một rõ ràng hơn, tình hình kinh tế, đặc biệt là các diễn biến trên thị trường chứng khoán buộc chúng ta phải có đánh giá chính xác và đưa ra các quyết sách kịp thời. Đây chính là những thách thức mà người ta gọi là những chính sách kinh tế thời hậu khủng hoảng. Như đã phân tích ở trên, khủng hoảng tài chính lớn nhất kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc đã thực sự làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới. Trước hết đó là sự đánh mất vai trò lãnh đạo duy nhất của Mỹ, cũng như sự thống trị của đồng Dollar Mỹ trong nền kinh tế thế giới. Thay vào đó là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Mặc dù tại các tổ chức này, Mỹ vẫn là nước có quyền biểu quyết lớn nhất, nhưng uy tín cũng như tiếng nói của họ đã sụt giảm sau sự sụp đổ của các định chế tài chính lớn trên Wall Street. Hiện tại, các nước thuộc nhóm BRICs (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đang đòi xem xét lại cơ cấu đóng góp trong IMF, đặc biệt là Trung Quốc, để có thêm quyền biểu quyết tại tổ chức này. Một trong những thay đổi nổi bật nữa, đó là sự thay đổi quan điểm về những cái gọi là "chứng khoán không rủi ro" (tức trái phiếu chính phủ của các nước công nghiệp phát triển hay của các tổ chức phát hành lớn, trong trường hợp này ví dụ điển hình là trái phiếu chính phủ Hy Lạp), các định chế tài chính "quá lớn để sụp đổ" (ví dụ như trường hợp của AIG), đặc biệt là sự suy giảm niềm tin vào các tổ chức định mức tín nhiệm hàng đầu thế giới (ví dụ điển hình là các tổ chức này, bao gồm Moody's, Standard & Poor's và Fitch Ratings vẫn định mức xếp hạng trên A đối với cổ phiếu của Lehman Brothers và AIG cho đến khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào tháng 9 năm 2008). Những biến đổi trên cùng với việc thắt chặt các quy định trên thị trường chứng khoán Mỹ và Châu Âu sẽ làm giảm sự hấp dẫn của các thị trường chứng khoán truyền thống này, vốn thu hút đến 90% nguồn vốn đầu tư toàn cầu. Thay vào đó, sự chú ý của các nhà đầu tư sẽ chuyển sang thị trường chứng khoán của các nền kinh tế mới nổi chiếm tỉ trọng đáng kể trong nền kinh tế cũng như thương mại thế giới, nhưng thu hút chưa đến 10% nguồn vốn đầu tư gián tiếp. Theo dự đoán của Trung tâm nghiên cứu BRICs Nhật Bản, trong khoảng thời gian từ năm 2005-2050, mô hình kinh tế tập đoàn 7 nước phương Tây tính bằng đồng USD sẽ mở rộng 2,5 lần so với hiện tại, BRICs sẽ mở rộng tới 20 lần, còn VISTA (là nhóm 5 nước triển vọng là Việt Nam, Indonesia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina) có khả năng sẽ mở rộng tới 28 lần. Điều này tuy chỉ là dự đoán nhưng mặt nào đó đã phản ánh xu thế biến đổi phát triển kinh tế nam bắc trong tương lai. Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Pittsburgh- Mỹ đã làm suy yếu vai trò của nhóm 8 nước. G20 sẽ bao gồm nhóm 10 nước kinh tế mới nổi được coi là "Diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế quan trọng nhất" và "Nhóm điều chỉnh mới về kinh tế thế giới", đánh dấu ba khu vực chủ soái về kinh tế thế giới là Mỹ, Nhật, châu Âu đã không còn độc quyền trong giải quyết vấn đề lớn mang tính toàn cầu, đánh dấu tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của nhóm kinh tế lớn mới nổi, nâng cao địa vị và mở rộng tiếng nói trong hệ thống kinh tế toàn cầu, đánh dấu sự biến đổi mới của cục diện kinh tế thế giới. Tuy nhiên, việc chuyển dịch thị trường đầu tư từ các nước phát triển sang nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi không đồng nghĩa với việc tất cả các nước trong nhóm nền kinh tế mới nổi đều được hưởng như nhau, đặc biệt điều này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, vốn chưa được coi là nước có nền kinh tế mới nổi, bởi mới chỉ thoát khỏi danh sách các nước nghèo trong năm 2008. Theo nhận định của nhiều nhà phân tích, thì chỉ những nước có tiềm lực lớn mới thu hút được dòng đầu tư chuyển hướng này từ các nước phát triển, tức Trung Quốc sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất, Ấn Độ và Brazil sẽ được hưởng lợi ở mức thấp hơn, còn lợi ích đối với Nga sẽ ở mức khiêm tốn. Đối với các nước đang phát triển khác, trong đó có Việt Nam, dòng vốn đầu tư này sẽ không có dấu hiệu nổi bật. Thay vào đó, Việt Nam có thể trông đợi dòng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư đến từ các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và thậm chí cả Trung Quốc. Để thực sự thu hút được dòng vốn đầu tư trên vào thị trường chứng khoán, Việt Nam cần phải có những nỗ lực đáng kể trong việc nâng cấp hạ tầng cơ sở và cải thiện môi trường kinh doanh chứng khoán, theo các định hướng sau : – Phát triển thị trường chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế. – Phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội. – Phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm các chứng khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán. – Đa dạng hoá các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trường trên nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị trường. – Phát triển TTCK theo hướng gắn kết với việc cải cách, sắp xếp khu vực DNNN và tạo động lực cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế huy động được các nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn cho đầu tư phát triển. – Phát triển TTCK trong mối tương quan với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nước. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện. – Chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Các mục tiêu cụ thể Mục tiêu thứ nhất : Tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt từ 80% đến 110% GDP vào năm 2020. Quy mô TTCK với mức vốn hoá thị trường so với GDP đạt từ 80%-110% GDP là hợp lý và có thể thực hiện được, phù hợp với mức thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) dự đoán ở thời điểm đó từ 2500-3000 USD. Quy mô này không cao hơn nhiều so với quy mô hiện tại của TTCK Thái Lan (70%-85% trong 5 năm gần nhất với thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) khoảng trên 4000 USD). Phát triển thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế. Chú trọng đặc biệt phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Tổng mức vốn hoá thị trường trái phiếu hiện tại ước tính 13% GDP (khoảng 115.000 tỉ đồng) so với tiềm năng và nhu cầu huy động của ngân sách, tỉ trọng huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu còn rất hạn chế. Do đó, nhu cầu phát hành TPCP nhằm mục đích huy động vốn cho Ngân sách nhà nước để phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản, cũng như để sử dụng thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô thông qua Trái phiếu Chính phủ sẽ ngày càng tăng trong thập kỷ sắp tới. Đây không chỉ là một kênh dẫn vốn hữu hiệu cho nền kinh tế mà còn tạo ra sự đa dạng hoá các công cụ đầu tư trên thị trường vốn, cho phép các nhà đầu tư có thêm lựa chọn đầu tư ít rủi ro hơn. Thị trường TPCP còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển của thị trường trái phiếu công ty thông qua việc cung cấp cơ sở định giá chuẩn tin cậy cho các công cụ khác nhờ vậy thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính nói chung. Ngoài ra, công cụ TPCP còn giúp cho NHNN phát huy vai trò điều hành chính sách tiền tệ thông qua nghiệp vụ thị trường mở, chiết khấu các công cụ nợ Chính phủ để điều chỉnh lượng tiền cung ứng. Củng cố một cách căn bản cầu đầu tư chứng khoán; phát triển và đa dạng hoá cơ sở nhà đầu tư nhằm kích cầu bền vững, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức1, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn, tiếp tục phát triển hệ thống nhà đầu tư cá nhân Tạo lập các nền tảng căn bản để phát triển hệ thống cơ sở nhà đầu tư. Sự năng động của khối các nhà đầu tư cá nhân làm gia tăng tính thanh khoản của thị trường, khiến cho thị trường trở nên hấp dẫn hơn, thu hút thêm nhà đầu tư. Năng lực tài chính, kinh nghiệm chuyên môn của hệ thống nhà đầu tư tổ chức sẽ có vai trò dẫn dắt thị trường, giảm thiểu những biến động của thị trường, và góp phần cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp tại các công ty niêm yết. Ngoài ra, một thị trường dựa trên nền tảng vững chắc tạo ra bởi hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước chắc chắn sẽ trở nên linh hoạt hơn trước những cú sốc kinh tế và tài chính tạo ra bởi hiện tượng rút vốn ồ ạt. Những ảnh hưởng tiêu cực tạo ra bởi hiện tượng này sẽ nhanh chóng được kiểm soát, quản lý và dễ xử lý khi mà các nhà đầu tư trong nước hoàn toàn có đủ sức mạnh để thay thế các đối tác là các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, việc phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước cũng là một vấn đề then chốt cần được lưu ý để có thể giúp hệ thống tài chính phòng vệ chống lại ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài. Khối nhà đầu tư nước ngoài cũng cần được quan tâm để có chính sách thu hút phù hợp theo hướng tập trung khuyến khích đầu tư dài hạn. Việc phát triển cơ sở nhà đầu tư không chỉ cần thiết đối với hoạt động của thị trường cổ phiếu, mà bảo đảm sự phát triển của thị trường TPCP. Mục tiêu thứ hai : Tăng tính hiệu quả của thị trường trên cơ sở tái cấu trúc TTCK, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hoá việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin Từng bước hiện đại hoá các SGDCK với các hệ thống giao dịch, giám sát và công bố thông tin hiện đại và có khả năng kết nối với các SGDCK quốc tế; đa dạng hoá phương thức giao dịch và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường; Việc tái cấu trúc TTCK phải có bước đi thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của 2 SGDCK đối với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước mắt tiến t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhung_hoang_tai_chinh_toan_cau_cai_nhin_toan_canh_khuyen_nghi_giai_phap_cho_thi_truong_chung_kho.pdf
Tài liệu liên quan