Kiểm tra vật lý 10 cơ bản

Hệ qui chiếu bao gồm:

A. Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc; một mốc thời gian và một đồng hồ.

B. Một vật làm mốc; một hệ tọa độ và một đồng hồ.

C. Một hệ tọa độ; một mốc thời gian và đồng hồ.

D. Một hệ tọa độ và một đồng hồ.

 

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5812 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra vật lý 10 cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: A1: A6: A8: Tiết 16: KIỂM TRA I. Mục tiêu: 1. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương I môn Vật lí lớp 10 trong Chương trình giáo dục phổ thông. (Xem tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lí lớp 10. NXBGDVN). Nội dung cụ thể như sau: Chủ đề 1: tiết 2 + 3: Chuyển động cơ. Chuyển động thẳng đều. Kiến thức - Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì. - Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều. - Nêu được vận tốc tức thời là gì. Kĩ năng - Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho. - Lập được phương trình chuyển động x = x0 + vt. - Vận dụng được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật. - Vẽ được đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng đều. Chủ đề 2: tiết 4 + 5: Chuyển động thẳng biến đổi đều. Kiến thức - Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần đều). - Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi. - Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều. - Viết được công thức tính vận tốc vt = v0 + at, phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều x = x0 + v0t + at2. Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được. Kĩ năng - Vận dụng được các công thức : vt = v0 + at, s = v0t + at2 ; = 2as. - Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động biến đổi đều. - Giải được các bài tập đơn giản và phức tạp của chuyển động thẳng biến đổi đều. Chủ đề 3: tiết 7 + 8: Sự rơi tự do. Kiến thức - Nêu được sự rơi tự do là gì. Viết được các công thức tính vận tốc và đường đi của chuyển động rơi tự do. Nêu được đặc điểm về gia tốc rơi tự do. Kĩ năng: - Vận dụng được các đặc điểm và công thức của chuyển động rơi tự do để giải các bài toán đơn giản và phức tạp. Chủ đề 4: tiết 9 + 10: Chuyển động tròn đều. Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều. Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều. - Viết được công thức tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều. - Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều. - Viết được hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc. - Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm. Kĩ năng - Vận dụng được công thức của chuyển động tròn đều để giải các bài tập đơn giản. Chủ đề 4: tiết 11: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc. Kiến thức - Xác định được tọa độ (quỹ đạo của vật) và vận tốc của một vật mang tính tương đối. - Viết được công thức cộng vận tốc . Kĩ năng - Nhận biết được tính tương đối của chuyển động. - Vận dụng công thức cộng vận tốc để giải các bài tập đơn giản. 2. Xác định hình thức kiểm tra: kiểm tra 1 tiết, trắc nghiệm khách quan 12 câu. Tự luận 2 câu. a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Số tiết thực Trọng số LT VD LT VD Chuyển động cơ. Chuyển động thẳng đều. 2 2 1,4 0,6 15,6 6,7 Chuyển động thẳng biến đổi đều 2 2 1,4 0,6 15,6 6,7 Sự rơi tự do 2 2 1,4 0,6 15,6 6,7 Chuyển động tròn đều 2 2 1,4 0,6 15,6 6,7 Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc. 1 1 0,7 0,3 7,8 3 Tổng 9 9 6,3 2,7 70,2 29,8 b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm số Cấp độ 1,2 Chuyển động cơ. Chuyển động thẳng đều. 15,6 2,52 1,0 Chuyển động thẳng biến đổi đều 15,6 1,42 1,0 Sự rơi tự do 15,6 1,051 0,5 Chuyển động tròn đều 15,6 1,41 0,5 Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc. 7,8 0,81 0,5 Cấp độ 3, 4 Chuyển động cơ. Chuyển động thẳng đều. 6,7 1,41 0,5 Chuyển động thẳng biến đổi đều 6,7 1,62 2,5 Sự rơi tự do 6,7 1,62 2,5 Chuyển động tròn đều 6,7 1,41 0,5 Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc. 3 Tổng 100 12 10 II. Chuẩn bị: + Giáo viên: Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan thời gian 45 phút + Học sinh: Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học trong chương I. III. Thiết lập khung ma trận Tên Chủ đề Nhận biết (cấp độ 1) Thông hiểu (cấp độ 2) Vận dụng Cấp độ thấp (cấp độ 3) Cấp độ cao (cấp độ 4) TNKQ TNKQ TNKQ TL TL Chủ đề 1 : Chuyển động cơ. Chuyển động thẳng đều. - Nêu được chất điểm là gì. - Nêu được các yếu tố của hệ quy chiếu. - Viết được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một vật. Số câu :3 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15 % Số câu:1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ:5% Số câu:1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5 % Số câu:1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: Số điểm; Tỉ lệ: Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Chủ đề 2 Chuyển động thẳng biến đổi đều. - Nêu được vận tốc tức thời là gì. - Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều. - Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi. - Viết được công thức tính vận tốc vt = v0 + at. - Viết được công thức mối liên hệ giữa gia tốc, vận tốc, quãng đường. - Viết được phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều x = x0 + v0t + at2. Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được. - Vận dụng được các công thức: vt = v0 + at - Vận dụng được các công thức : s = v0t + at2,  = 2as. - Vận dụng được các công thức vt = v0 + at ở mức độ khó. - Vận dụng được các công thức : s = v0t + at2, = 2as ở mức độ khó. - Xác định được thời điểm và vị trí hai vật gặp nhau dựa vào phương trình chuyển động Số câu : 4 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 35% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu:2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ:20% Chủ đề 3 Sự rơi tự do. - Nêu được sự rơi tự do là gì. - Viết được các công thức tính vận tốc và quãng đường đi của chuyển động rơi tự do. - Nêu được đặc điểm về gia tốc rơi tự do - Vận dụng được các công thức tính vận tốc và quãng đường đi của chuyển động rơi tự do. - Vận dụng được các công thức tính vận tốc và quãng đường đi của chuyển động rơi tự do ở mức độ khó. Số câu : 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ:30% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu:1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ 5% Số câu:1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ:5% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ:20% Chủ đề 4 Chuyển động tròn đều. - Viết được công thức tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều. - Viết được công thức tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều. - Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm. - Viết và vận dụng giải được các bài toán về các công thức liên hệ giữa tốc độ dài, tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều. Số câu : 3 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ 15% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu:1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 2 Số điểm:0,5 Tỉ lệ : 10% Số câu: Số điểm: : Tỉ lệ: Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Chủ đề 5 Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc. - Tọa độ (quỹ đạo của vật) và vận tốc của một vật mang tính tương đối. - Viết được công thức cộng vận tốc . Số câu : 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ 5% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu:1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ : Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 2. Đề bài: ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Vật lý 10 I. Trắc nghiệm khách quan (6 điểm) Hãy khoanh tròn vào các câu đúng, mỗi câu đúng 0,5 điểm. Câu 1: Trường hợp nào sau đây không thể coi vật chuyển động là chất điểm: A. Ô tô chuyển động trên đường. B. Viên đạn bay trong không khí. C. Cánh của chuyển động quanh bản lề. D. Con kiến bò trên tường. Câu 2: Hệ qui chiếu bao gồm: A. Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc; một mốc thời gian và một đồng hồ. B. Một vật làm mốc; một hệ tọa độ và một đồng hồ. C. Một hệ tọa độ; một mốc thời gian và đồng hồ. D. Một hệ tọa độ và một đồng hồ. Câu 3: Lúc 7h sáng, một người bắt đầu chuyển động thẳng đều từ địa điểm A với vận tốc 6km/h. Nếu chọn trục tọa độ trùng với đường chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 0h, gốc tọa độ ở A thì phương trình chuyển động của người này là: A. x = 6t (km). B. x = 6(t - 7) (km). C. x = -6t (km). D. x = -6(t - 7) (km). Câu 4: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng biến đổi đều? A. v2 + vo2 = 2as. B. v + vo = 2as C. v2 – vo2 = 2as D. v – vo = 2as Câu 5: Nếu chọn gốc thời gian là thời điểm bắt đầu khảo sát chuyển động của vật thì công thức vận tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều là: A. v = vo + at. B. v = a + vot. C. v = vo – at D. v = a - vot. Câu 6: Một ôtô chạy trên một đường thẳng với vận tốc 25m/s. Hai giây sau, vận tốc của ôtô đó là 72km/h. Gia tốc của ôtô trong thời gian đó là: A. 2 m/s2 B. -2,2 m/s2 C. 3 m/s2 D. -2,5 m/s2 Câu 7: Công thức nào sau đây là sai trong chuyển động rơi tự do? A.v = 2gs B. C. . D. v = gt. Câu 8: Một vật nặng rơi tự do từ độ cao 45 cm so với mặt đất ở nơi có gia tốc trọng trường g =10m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là: A.1,5 (s) B. 3 (s) C. 9 (s) D. 4,5 (s) Câu 9: Chọn câu sai trong nhận xét sau: Chuyển động tròn đều có đặc điểm sau: A. Quỹ đạo là đường tròn. B. Tốc độ góc không đổi. C. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo D. Vectơ vận tốc không đổi theo thời gian. Câu 10: Công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kì T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là: A. B. C. D. Câu 11: Một chất điểm chuyển động tròn đều thực hiện một vòng mất 4s. Vận tốc góc của chất điểm là: A. B. C. D. Câu 12: Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một chiếc ô tô có tính tương đối? A. Vì chuyển động của ô tô được quan sát bởi những người quan sát khác nhau đứng bên lề đường. B. Vì chuyển động của ô tô được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau. C. Vì chuyển động của ô tô được quan sát ở những thời điểm khác nhau. D. Vì chuyển động của ô tô không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động. II. Tự luận ( 4 điểm) Câu 13 (2 điểm): Một xe đạp bắt đầu chuyển động từ điểm A với vận tốc ban đầu 5 m/s sau đó tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 5s, xe đạt được vận tốc là 15m/s. Tính gia tốc của xe đạp đó. Tại thời điểm xe đạp chuyển động từ A, thì tại B cách A 1,5 km, một xe máy chuyển động nhanh dần đều ngược chiều từ B về A với vận tốc đầu 10m/s, gia tốc 4m/s2. Hỏi sau bao lâu thì hai xe gặp nhau? Câu 14 (2 điểm): Một viên đá rơi tự do từ tầng cao nhất của một tòa nhà xuống đất, trong giây cuối cùng viên đá đi được quãng đường là 45m. Hãy tính: Thời gian mà viên đá rơi trong cả quãng đường. Độ cao của tòa nhà. Lấy g = 10m/s2. 3. Đáp án, biểu điểm: I. Trắc nghiệm khách quan: 12 câu, mỗi câu 0,5 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C A B C A D A B D D C D II. Tự luận: 2 câu. Câu 13 2đ a Gia tốc của xe đạp là: 0,5đ b Chọn chiều dương là chiều xe đạp chuyển động. Gốc tọa độ ở A. Phương trình chuyển động của xe đạp là: Phương trình chuyển động của xe máy là: Khi hai xe gặp nhau: x1 = x2 « t = 20s. 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ Câu 14 2đ a Áp dụng công thức tính quãng đường trong chuyển động rơi tự do ta có: (1) Quãng đường mà hòn sỏi đi được trước khi chạm đất 1s là: (2) Theo gt, ta có: 0,5đ 0,5đ 0,5đ b Độ cao của tòa nhà 0,5đ III. Nội dung giờ học: 1. Phát đề + GV: phát đề cho HS và y/cầu HS làm bài nghiêm túc. + HS: thực hiện y/cầu của GV. 2. Thu bài 3. Giao nhiệm vụ về nhà + GV: y/cầu HS chuẩn bị bài học tiếp theo. + HS: nhận nhiệm vụ học tập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiết 16- vật lý - kiẻm tra có ma trận.doc