Lệch lạc xã hội từ việc sử dụng ngôn ngữ chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay

MỤC LỤC

Phần I: Phần mở đầu 5

I. Lý do chọn đề tài 5

II. Đối tượng – khách thể - phạm vi nghiên cứu 6

1. Đối tượng nghiên cứu 6

2. Khách thể nghiên cứu 6

3. Phạm vi nghiên cứu 6

III. Mục tiêu nghiên cứu 6

1. Mục tiêu chung 6

2. Mục tiêu cụ thể 7

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 7

V. Phương pháp nghiên cứu 7

VI. Ý nghĩa nghiên cứu 7

1. Ý nghĩa lý luận 7

2. Ý nghĩa thực tiễn 8

VII. Lịch sử nghiên cứu đề tài 8

Phần II: Nội dung nghiên cứu 10

Chương I: Cơ sở lý luận 10

I. Các Lý thuyết áp dụng 10

1. Lý thuyết về hành vi lệch lạc xã hội 10

2. Lý thuyết về hành vi lựa chọn hợp lí của Homans 10

3. Lý thuyết về hành động xã hội của Max Weber 11

4. Lý thuyết xã hội hóa cá nhân 12

II. Các khái niệm có liên quan 13

1. Tiếng Việt 13

2. Ngôn ngữ 13

3. Giao tiếp 14

4. Ngôn ngữ giao tiếp 15

5. Văn hóa 15

6. Lệch lạc 15

7. chửi thề 16

8. Lối sống 16

9. Giá trị 17

10. Chuẩn mực xã hội 17

11. Thái độ 18

12. Nhận thức 19

III. Giả thuyết nghiên cứu 19

IV. Khung lý thuyết 20

Chương II: Tổng quan đề tài 21

I. Nét truyền thống trong văn hóa giao tiếp của người Việt 21

II. Mô tả địa bàn nghiên cứu 23

III. Tổng quan thực trạng “sinh viên chửi thề trong giao tiếp”

hiện nay 24

Chương III: Kết quả nghiên cứu đề tài 28

I. Khái niệm “chửi thề trong giao tiếp” của sinh viên 28

II. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu 29

1. Tầm quan trọng 29

2. ý nghĩa 30

III. Thực trạng “chửi thề trong giao tiếp” của sinh viên

hiện nay 32

IV. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng sinh viên chửi thề trong

giao tiếp 35

V. Mức độ quan tâm của SV trong KTX ĐHQG Tp.HCM

về vấn đề này 37

VI. Ý thức và thái độ của SV trong KTX ĐHQG Tp.HCM

về vấn đề này 38

VII. Những ảnh hưởng của việc “chửi thề trong giao tiếp”

tới tính văn minh, lịch sự trong giao tiếp 44

Chương III: Khuyến nghị 46

I. Đối với sinh viên 46

II. Đối với gia đình 47

III. Đối với xã hội 47

Phần III: Kết luận 48

Tài liệu tham khảo 49

Phần phụ lục 50

 

 

 

 

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5090 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lệch lạc xã hội từ việc sử dụng ngôn ngữ chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực trạng này còn tiếp tục kéo dài thì sẽ dẫn tới hậu quả xấu. Nó có thể làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, ảnh hưởng lớn tới nét đẹp trong văn hóa giao tiếp truyền thống của con người Việt Nam, đồng thời làm xấu đi tính văn minh, lịch sự trong quá trình giao tiếp. Khung lý thuyết. Đặc điểm phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội Truyền thống, giá trị văn hóa Nhận thức của sinh viên trong quá trình giao tiếp Sự biến đổi giá trị, và những chuẩn mực xã hội Sự tác động của các đối tượng ngoài xã hội (gia đình, môi trường sống, bạn bè…), thói quen, sở thích, lối sống. Lệch lạc ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp của sinh viên Hiện trạng chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay Sự quan tâm của sinh viên tới vấn đề lệch lạc trong giao tiếp và thái độ của họ đối với vấn đề đó. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI Nét truyền thống trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam Theo như UNESCO đánh giá thì “ngôn ngữ là văn hóa của mỗi cá nhân, cộng đồng và là tài nguyên của mỗi quốc gia” Đúng vậy, ngôn ngữ là rất quan trọng, nó không chỉ là văn hóa mà nó còn là công cụ quan trọng nhất trong việc thực hiện chức năng giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội “nếu danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận thì tất việc chẳng thành”. Khi xã hội phát triển thì ngôn ngữ trong giao tiếp càng trở nên tinh tế và mang đậm nét đặc trưng thẩm mỹ cao của con người. Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, song chúng ta luôn tự hào đất nước mình có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt là văn hóa giao tiếp rất phong phú và đa dạng. Từ xa xưa tới nay, ông bà ta đã rất coi trọng phong cách ứng xử, coi trọng lời ăn tiếng nói trong giao tiếp. “người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo” “lời chào cao hơn mâm cỗ”… Bản chất của con người chỉ được bộc lộ ra trong giao tiếp. Xét về thái độ đối với việc giao tiếp, co thể thấy đặc điểm của người Việt Nam la vừa thích giao tiếp lại vừa rất rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau này lại không hề mâu thuẫn nhau mà chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam. Về cách giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận. Tính tế nhị khiến người Việt có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp và đi thẳng vào vấn đề ngay như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là “miếng trầu làm đầù câu chuyện”. Lối giao tiếp này chính là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy trong các mối quan hệ. Nó tạo nên thói quen đắn đo, cân nhắc kỹ càng khi nói chuyện: “ăn có nhai, nói có nghĩ” “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”… Tâm lý ưa hòa thuận khiến người Việt Nam luôn luôn nhường nhịn, nhất là trong ăn nói: “chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”. Ngay từ khi còn nhỏ cha mẹ đã dạy cho con cái phải “học ăn, học nói, học gói, học mở”, phải “tiên học lễ, hậu học văn”… Người Việt luôn chú ý tới những nghi thức của lời nói, chính vì vậy mà hệ thống “nghi thức lời nói” rất phong phú. Trước hết, đó là phong phú trong lối xưng hô. Trong khi các ngôn ngữ phương Tây và Trung Hoa chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt còn sử dụng một lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hang để xưng hô trong quá trình giao tiếp (kể cả với người ngoài). Hệ thống xưng hô này có tính chất thân mật hóa, cộng đồng hóa và thể hiện tính “tôn ti” kỹ lưỡng, xưng khiêm hô tôn. Nghi thức trong các cách nói lịch sự, nhã nhặn cũng rất phong phú. Loìư chào, lời cảm ơn, lời xin lỗi cũng không mang nghĩa chung chung như phương Tây mà là theo quan hệ, theo đối tượng giao tiếp. Văn hóa giao tiếp lịch sự, văn minh, tôn trọng người khác trong việc giao tiếp vfa sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của người Việt. Nhìn vào ngôn ngữ tiếng Việt, ngôn ngữ giao tiếp của người Việt ta có thể thấy nó vừa thể hiện được nét đẹp truyền thống trong văn hóa giao tiếp, đồng thời còn phản ánh rõ hơn đâu hết linh hồn, tính cách con người Việt Nam và những nét đặc trưng cơ bản của đất nước Việt Nam. Thế nhưng, trong xã hội ngày nay, một bộ phận lớp trẻ Việt, đáng nói hơn là một số các bạn sinh viên - những người có học thức đã phần nào làm mai một đi nét đẹp truyền thống đó. Thay vào lời nói văn minh, lịch sự, có suy nghĩ, có văn hóa thì các bạn lại dùng những từ ngữ lệch lạc, thô thiển, thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng đối tượng giao tiếp và những người xung quanh. Các bạn chêm, đệm vào lời nói giao tiếp của mình bằng những lời lẽ tục tằn, bất lịch sự, vô cùng phản cảm… cái mà cả xã hội đang lên án – “ngôn ngữ chửi thề”. Tất cả những điều đó đang làm méo mó và mất đi sự trong sáng của truyền thống giao tiếp người Việt. Mô tả địa bàn nghiên cứu Ký túc xá Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm cả Ký túc xá xã hội hóa) là nơi nội trú của hơn tám ngàn sinh viên của 6 trường Đại học thành viên khác nhau của Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là các trường: Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Kinh tế - Luật (trước đây là Khoa Kinh tế - Luật), Đại học Công nghệ Thông tin và Đại học Quốc Tế. Ký túc xá Đại học Quốc Gia có thể nói là rất rộng, nằm trong khuôn viên làng Đại học Quốc Gia – Khu phố 6 – Phường Linh Trung – Quận Thủ Đức – Tp.HCM. Do Đại học Quốc Gia Tp.HCM là trường Đại học lớn, các trường Đại học thành viên đều là những trường lớn và có uy tín trong cả nước nên hàng năm có đông đảo các bạn sinh viên trên khắp cả nước theo học. Trong khi đó, Ký túc xá Đại học Quốc gia lại là Ký túc xá nội trú duy nhất của tất cả các trường thành viên này có cơ sở tại Linh Trung – Thủ Đức. Chính vì thế, chắc chắn rằng hơn tám ngàn sinh viên chính là những con người thuộc nhiều miền quê, nhiều dân tộc khác nhau trong cả nước quy tụ về đây. Theo như chúng tôi nghĩ thì đây chính là “làng đa văn hóa” trong đó có đầy đủ các thành phần văn hóa, các phong tục tập quán, những nếp sống, những suy nghĩ và những sự ứng xử khác nhau… Nơi đây vừa là môi trường sống, môi trường học tập đồng thời cũng là môi trường ứng xử giao tiếp văn hóa rất đa dạng của hàng ngàn con người tri thức – là tương lai của đất nước. Chính vì lẽ đó, nhóm chúng tôi đã quyết định lấy địa bàn Ký túc xá Đại học Quốc Gia làm địa bàn nghiên cứu. Tổng quan thực trạng “chửi thề trong giao tiếp” của sinh viên hiện nay Xã hội đang ngày càng phát triển và con người đang ngày càng tiến bộ theo những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Sự thể hiện phát triển đó không chỉ có kinh tế, chính trị , văn hóa mà còn có cả nhận thức của con người. Song, bên cạnh xu hướng phát triển hướng tới cái chân – thiện – mỹ của cả xã hội thì có một bộ phận lớp trẻ đang dần đẩy lùi nét đẹp truyền thống, nét đẹp ứng xử văn hóa của dân tộc ta. Cả xã hội đã và đang hi vọng nhiều vào lớp trẻ mà nhất là sinh viên – những người có học thức, là tầng lớp tri thức của đất nước. Mọi người xung quanh luôn nhìn sinh viên với ánh mắt đầy tin tưởng và coi trọng, thế nhưng trên thực tế thì sao? Sinh viên đã và đang làm gì để nâng cao tầm vóc, vị thế của mình ngoài xã hội? Đây thực sự là một câu hỏi khó cho rất nhiều người và kể cả chúng tôi – những sinh viên đương đại. Một vấn đề mà được rất nhiều người quan tâm, đó chính là ngôn ngữ mà sinh viên sử dụng để giao tiếp với nhau. Dư luận sẽ như thế nào, người ngoài sẽ đánh giá như thế nào nếu từ cái miệng nhó nhắn xinh xinh của những cô, những cậu sinh viên hằng ngày vẫn đọc sách, vẫn nói những lời tri thức bất chợt “Thả” ra những câu “chửi thề”? Một thứ ngôn ngữ “khác hẳn” với ngôn ngữ “tri thức”được phát ra như vậy khiến không ít người ái ngại. Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng phải chăng sinh viên đang “cài số lùi” trong môn học văn hóa giao tiếp. Trước đây nếu như người ta chỉ nghe thấy những tiếng chửi thề chỉ xuất phát từ những người đã “lớn tuổi”, học vấn của họ có thể là không cao và họ cũng chỉ “chửi thề” trong những lúc cãi vã nhau, những lúc bị trộm mất gà, mất buồng chuối… hay là có thể đến từ một người say chứ không có ở tầng lớp trẻ mà đặc biệt sinh viên lại càng không. Vậy mà, bây giờ đi đến đâu chúng ta cũng có thể nghe được tiếng “chửi thề” nhan nhản, và đa phần lại phát ra từ chính các bạn trẻ kể cả các bạn sinh viên. Mặc dù con số sinh viên chửi thề không quá nhiều nhưng cũng không có nghĩa là ít. Họ chửi thề không một chút “ngượng miệng” cứ nói được ba câu, bốn câu họ đã chửi một câu. Thậm chí có nhiều bạn chỉ trong một câu nói thôi mà đã có thể chửi đến vài lần. Những từ thường dùng để đệm cho câu nói là rất tục tĩu. Dường như theo họ, muốn tỏ ra là “người lớn” hay “sành điệu”, là bắt kịp thời đại thì phải… “chửi thề!!”. Trong một lần tới thăm bạn, tại một quán nước trong KTX của một trường Đại học, tôi đã được chứng kiến cảnh một đám bạn gồm cả nam lẫn nữ cũng đang ngồi uống nước. Họ nói chuyện với nhau có thể nói là không vui vẻ một chút nào, xin được dẫn ra một vài câu nói của những bạn sinh viên đó: “Đ.M thằng C.T đó ngu bỏ mẹ, hôm qua tao hỏi nó bài kiểm tra, “Đ.M” nó chứ, cái mặt hì như cái L… trèo thang vậy mà nó còn dám bảo với tao là biết nhưng tao “đéo” chỉ, “Đ.M” nó nghĩ nó là gì mà dám nói với ông như thế chứ?!...” và sau đó là một loạt những câu đại loại như vậy đã được các bạn sinh viên này dùng để nói chuyện với nhau. Nhìn qua cách nói chuyện của các bạn ấy chúng tôi có thể thấy rõ ràng rằng các bạn ấy đã rất thích thú, rât sảng khoái khi “buông” những câu nói như vậy. Ăn nói tục tĩu cộng với nạn “chửi thề” đang trở thành một “vấn nạn” trong giới trẻ ngày nay. Mặc dù không phải bạn trẻ nào cũng vậy, song khi ta tới gần một nhóm đông các bạn nam ắt hẳn phải có một vài “nhân vật” kiểu này. Thậm chí còn có cả con gái cũng vậy, những câu như “Đ.M” chỉ là những câu nói đệm thông thường đối với họ. Có nhiều bạn còn cố “văng”, cố “thả” ra những câu thật “độc địa” để cho người khác thấy sức “sáng tạo” của mình. Theo như bạn T.K, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết thì: “con trai thời nay “văng tục”, “chửi thề”, đệm “Đ.M” hay “lôi” “của quý” ra mà nói chuyện với nhau là chuyện quá thường xuyên. Nhưng con gái “chửi thề” còn khiếp đảm hơn cả con trai. Nếu anh nào có “chửi thề” như hát hoặc cho đối phương “ăn” đủ thứ “bộ phận sinh dục” thì ắt sẽ được gọi là chửi như đàn bà”. Không đâu xa, ngay ngoài cuộc sống thường nhật cũng đã có không ít những cảnh tụ tập các bạn sinh viên, kèm theo những lời trêu đùa, chửi bậy cho vui. T.H, một cô bạn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã phải lắc đầu chào thua đám sinh viên nữ mới vô tình gặp bởi: “xe buýt vốn đông người và không gian nhỏ, vậy mà mấy bạn tan học về thoải mái đứng nói chuyện cười đùa và chửi thề oang oang khiến cho bác lái xe phải nhắc nhở tới mấy lần. Ở nơi công cộng con trai chửi thề đã đáng sợ, con gái cũng thi nhau đưa toàn “đồ nhắm” ra trưng bày thì thật là khủng khiếp”. Những năm gần đây, giới trẻ Việt Nam có cơ hội hòa nhập với thế giới nhờ văn hóa mở. Và chính vì thế nhu cầu sử dụng ngoại ngữ là điều tất yếu và sinh viên sử dụng ngoại ngữ để nói chuyện, để giao tiếp với nhau là phổ biến. song nhiều bạn sinh viên không nhận thức được đúng tầng sâu ý nghĩa của việc dùng tiếng ngoại ngữ nên đã “chửi thề” bằng tiếng nước ngoài luôn, các bạn ấy đã biến chúng thành những thứ tân ngôn ngữ để đón nhận và sử dụng chúng một cách hồ hởi. Bởi họ nghĩ rằng như vậy mới là “sành điệu” là “hội nhập” và là “bắt kịp thời đại”… Chuyện “văng tục”, “chửi thề” “made in… nước ngoài” bây giờ không còn là chuyện hiếm nữa. Chủ yếu cái “made in…. nước ngoài” này được xuất phát từ các sinh viên khoa ngoại ngữ. Khoa Pháp thì có cách chửi của khoa Pháp, Lớp tiếng Ý có cách chửi của lớp Ý… Chúng tôi xin trích ra một số từ chửi thề made in nước ngoài như: “Son of the Bitch” (Đồ chó đẻ) “f*ck their grandfather” (Đ.cụ chúng bay) “Bill shit”, “Damn it”… nói chung là rất nhiều, và cũng rất “bẩn”. Chứng kiến phong trào “ngoại ngữ hóa” tiếng chửi thề, không ít sinh viên vẫn cho rằng như vậy vẫn còn lịch sự hơn rất nhiều so với tiếng Việt. Tuy nhiên, đó lại là một suy nghĩ hết sức lệch lạc, bởi họ đã quên mất rằng: chửi thề dù là ở bất cứ hình thức nào cũng làm “ô nhiễm” cộng đồng và điều đáng nói là nó xa lạ hoàn toàn với văn hóa giao tiếp chuẩn mực. Luồng văn hóa thế giới có ảnh hưởng rất nhiều tới thanh niên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên. Nhưng dường như chúng ta chưa có sự chọn lọc để biết tiếp thu những cái mới, cái tiến bộ và đào thải, không tiếp nhận những cái không tốt. Chửi thề là một thói quen “dễ nhiễm” nhưng rất “khó bỏ”. Như Gs. Trần Quốc Vượng và Ts. Nguyễn Thị Minh Thái cũng đã nhận xét: “kể các nhà tri thức lớn cũng bị “nhiễm”. Chửi thề không nhắm vào đối tượng cụ thể, chính vì thế có nhiều bạn cho nó là tục, rất tục nhưng bởi tại nó chả động chạm đến ai nên đâu có ai phản ứng mặc dù nghe thì tức thật như nó đang chửi mình. Theo Bác sỹ Đỗ Minh Tuấn: “về tâm lý, chửi thề là một hình thức “ngầu hóa” nhằm khỏa lấp sự tự tin của bản thân” (báo Tuổi trẻ). Một số sinh viên cho rằng học hành căng thẳng nên chửi tục,chửi thề. Chửi cho… “có dũng khí”, chửi cho… “đã” cái miệng... Tất cả chỉ là “Ngụy biện”. Với những câu chửi bậy như vậy và hình thành một văn hóa “tục tĩu” đôi khi nhiều người cũng phụ họa theo một cách vô thức. Chửi bậy dường như được coi là một câu nói thông thường. Thậm chí còn được gọi là câu cửa miệng “không thể thiếu”, vui quá họ cũng chửi, buồn quá họ cũng chửi, mà những lúc buồn quá họ càng chửi mạnh hơn,… Nhiều người còn bảo chửi thề là một cái gì đó “thật sảng khoái” và họ “không thể hoãn cái sự sung sướng đó lại…!!!”. Trong ngôn ngữ giao tiếp hiện nay sử dụng ngày càng nhiều và phổ biến các ngôn từ “xấu”, “lệch lạc”, “phi văn hóa” như chửi thề… và dường như nó dang trở thành một “căn bệnh truyền nhiễm” trong xã hội. Đó là những “hạt sạn văn hóa”, chính vì vậy chúng ta cầ phải kiên quyết loại bỏ nó ra khỏi ngôn ngữ của sinh viên nói riêng và của cả xã hội nói chung. Các bạn trẻ muốn làm mới mình là điều không xấu. Nhưng nếu vì thế mà biến mình thành kẻ khác người bằng cách ăn nói “thiếu” văn hóa, bằng cách ăn chơi thác loạn thì thật không nên. Nhất là sinh viên – tầng lớp tri thức trẻ, tương lai sáng lạng của đất nước mà cũng bị nhiễm thói xấu ấy thì hậu quả thật khó lường. Nên khẳng định bằng kết quả học tập tốt, lối ứng xử văn minh lịch sự thì sẽ được đồng tình và tạo nên một thương hiệu sinh viên 8X, 9X Việt mới thời mở cửa là tốt nhất. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Khái niệm chửi thề của sinh viên Chửi thề là một khái niệm khá trừu tượng, trước khi đi vào nghiên cứu, nhóm đề tài cũng đã tham khảo một số ý kiến của các bạn sinh viên. Đã có nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra, tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp thắc mắc “chửi thề là gì?”và sao lại chửi thề? Trong phiếu khảo sát ý kiến của mình, nhóm chúng tôi cũng không tiện đưa ra định nghĩa về “chửi thề” là gì? Thế nhưng với câu hỏi mở: “Bạn hiểu chửi thề là như thế nào?”, chúng tôi muốn chính những bạn sinh viên bày tỏ những suy nghĩ, cách hiểu của mình về khái niệm này, đây cũng chính là cơ sở để chúng tôi có những nhận xét, đánh giá về hành vi, ý thức cũng như thái độ của các bạn sinh viên trong quá trình giao tiếp hàng ngày của các bạn. Khi được hỏi, có một bạn sinh viên nam năm 2 đưa ra khái niệm: “chửi thề là những lời nói khó nghe, dùng lời lẽ thiếu văn hóa với mục đích thóa mạ, hạ nhục người khác”. Một ý kiến khác lại cho rằng: “chửi thề là sử dụng những từ ngữ sỗ sàng, lôi tên ông, bà, cha, mẹ của nhau ra để nói chuyện. Thậm chí là lôi cả bộ phận sinh dục ra mà nói chuyện với đối tượng giao tiếp”. Còn một bạn nữ năm nhất trường ĐHKHXH&NV đã nêu lên quan điểm của mình rằng: “chửi thề là nói đệm, văng những từ ngữ rất tục tĩu và khi sử dụng nhiều thì nó trở thành một thói quen dễ nhiễm, khó bỏ. Nói chung là không thể chấp nhận được”. Ngoài ra còn một số những ý kiến khác của một số bạn sinh viên cũng có những quan điểm, những khái niệm tương tự như thế. Hầu như đa số các bạn sinh viên đều cùng có một ý kiến: “chửi thề” là sử dụng những ngôn ngữ bất lịch sự, thiếu văn hóa, rất khó nghe, không chỉ tục mà còn là rất tục gây khó chịu cho không chỉ đối tượng giao tiếp mà còn cả với những người xung quanh. Chửi thề là kiểu phát ngôn bừa bãi, khẩu khí hồ đồ, có thể là mang tính chất “ngầu hóa”. Lúc vui cũng chửi, buồn cũng chửi mà kể cả lúc chẳng vui, chẳng buồn cũng… chửi, dường như chửi cho đỡ “ngứa miệng”, chửi cho đỡ tức… Như vậy, qua cuộc khảo sat này nhóm thấy được là các bạn sinh viên cũng đã phần nào hiểu, và nhận thức được một phần nào về khái niệm “chửi thề” là như thế nào? cũng như những ảnh hưởng xấu của nó tới hiệu quả giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Tầm quan trọng Hiện tượng chửi thề trong giao tiếp của giới trẻ mà đặc biệt là sinh viên là một hiện tượng đang được xã hội và dư luận quan tâm phản ánh. Nhóm nghiên cứu thấy rằng đây là một hiện tượng cần phải được nghiên cứu kỹ hơn và qua cách nhìn nhận của mình nhóm đã thấy rằng việc nghiên cứu hiện tượng này là rất quan trọng. Đồng thời, qua việc nghiên cứu này nhóm cũng muốn tìm hiểu xem cách nhìn nhận, thái độ cũng như cách đánh giá của những sinh viên trong Ký túc xá Đại học Quốc Gia – khách thể nghiên cứu của đề tài đối với vấn đề này có đồng quan điểm với nhóm hay không? Bảng 1: Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài gioi tinh Total nam nu Count Col % Count Col % Count Col % Theo ban viec nghien cuu hien tuong nay co quan trong khong? Rat quan trong 17 29.8% 17 39.5% 34 34.0% quan trong 21 36.8% 22 51.2% 43 43.0% binh thuong 10 17.5% 4 9.3% 14 14.0% khong quan trong 7 12.3% 7 7.0% khong quan tam 2 3.5% 2 2.0% Total 57 100.0% 43 100.0% 100 100.0% Qua bảng số liệu trên cho ta thấy trong tổng số 100 bạn sinh viên được hỏi có 34/100 bạn (chiếm 34%) cho rằng việc nghiên cúư của đề tài là rất quan trọng, và 43/100 bạn (chiếm 43%) cho rằng việc nghiên cúư là quan trọng. Như vậy, đa số các bạn sinh viên đã có cùng quan điểm với chúng tôi. Khi so sánh giữa tỉ lệ nam và nữ trả lời thì chúng tôi thu được kết quả tỉ lệ % bạn nữ đồng tình với nhóm nghiên cứu nhiều hơn so với các bạn nam. Có 39,5% số bạn nữ so với 29,8% số bạn nam cho là rất quan trọng; và có 51,2% số bạn nữ so với 36,8% số bạn nam cho là quan trọng. Tất cả những điều này đã chứng tỏ được rằng, phần lớn các bạn sinh viên hiện nay vẫn dành nhiều mối quan tâm, tìm hiểu, đánh giá về các hiện tượng đang xảy ra trong xã hội và đều đánh giá việc nghiên cứu cử hiện tượng là rất nên có. Trong đó các bạn sinh viên nữ thì quan tâm và đánh giá tầm quan trọng của việc nghiên cứu về hiện tượng chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay là cao hơn các bạn sinh viên nam. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Tình trạng chửi thề trong giao tiếp của sinh viện hiện nay đang rất phổ biến và càng ngày càng lan rộng ra. Đó là một hành vi không chỉ là lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ giao tiếp mà còn làm mất đi nét đẹp của văn hóa giao tiếp, làm mất đi sự trong sang của tiếng việt cũng như lệch lạc về thái độ, hành vi đạo đức, nhận thức của sinh viên - tầng lớp tri thức. Thiết nghĩ, đề tài mà nhóm chũng tôi nghiên cứu cũng có ý nghĩa không nhỏ trong việc góp phần gìn giữ sự trong sang của tiếng Việt, nâng cao văn hóa học đường, cải thiện tình trạng sử dụng ngôn ngữ lệch lạc, nâng cao tình văn minh lịch sự trong giao tiếp… Bảng 2: Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài gioi tinh Total nam nu Cases Col Response % Cases Col Response % Cases Col Response % viec nghien cuu de tai nay co y nghia nhu the nao? gop phan giu gin su trong sang cua tieng viet 33 57.9% 22 51.2% 55 55.0% nang cao van hoa hoc duong 33 57.9% 26 60.5% 59 59.0% cai thien tinh trang su dung ngon ngu lech lac 23 40.4% 17 39.5% 40 40.0% gop phan nang cao tinh van minh lich su trong giao tiep 37 64.9% 34 79.1% 71 71.0% y kien khac 5 8.8% 8 18.6% 13 13.0% Từ việc sử dụng số liệu của cuộc khảo sát tại KTX Đại học Quốc Gia TP.HCM, trong tổng số 100 bạn sinh viên thì có 71 bạn (71%) đã cho rằng đề tài nghiên cứu có ý nghĩa góp phần nâng cao tình văn minh lịch sự trong giao tiếp, tiếp đến là 59 bạn (59%) cho rằng việc nghiên cứu đề tài góp phần nâng cao văn hóa học đường. Số liệu này cho kết luận: một bộ phận không nhỏ sinh viên cũng có ý thức được rằng việc nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn tới tính chất trong sang, tính văn minh lịch sự của văn háo giao tiếp cũng như trong văn hóa học đường… Số bạn nam và bạn nữ cũng đồng quan điểm như nhau đều đánh giá cao ý nghĩa của việc nghiên cứu. Thực trạng “chửi thề trong giao tiếp” của sinh viên Trong xã hội đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa với nền kinh tế thị trường như thế này thì sự giao tiếp là một nhu cầu cần thiết đối với con người nói chung và tầng lớp sinh viên nói riêng. Như chúng ta đã biết, giao tiếp là để tạo sự gần gũi và hiểu nhau hơn, tăng mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Nhưng bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ - tâng lớp sinh viên, tầng lớp tri thức đang ngày càng có xu hướng đi ngược lại với nét đẹp ttrtuyền thống của ông cha ta trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng như sự trong sáng của văn háo giao tiếp. Đó chính là hành vi lệch lạc ngôn ngữ, đặc biệt là việc chửi thề trong giao tiếp của sinh viên (điển cứu sinh viên trong KTX ĐHQG TP.HCM) hiện nay, và thực trạng đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Bảng 3: Bạn có hay chửi thề trong giao tiếp? gioi tinh Total nam nu Count Col % Count Col % Count Col % ban co hay "chui the" trong giao tiep? rat thuong xuyen 4 7.0% 1 2.3% 5 5.0% thuong xuyen 10 17.5% 10 10.0% thinh thoang 36 63.2% 20 46.5% 56 56.0% chua bao gio 7 12.3% 22 51.2% 29 29.0% Total 57 100.0% 43 100.0% 100 100.0% Theo điều tra thí điểm tại KTX ĐHQG Tp.HCM cho thấy, trong tổng số 100 sinh viên được hỏi (57 nam/ 43 nữ) thì ngoài 29/100 bạn (29%) Trong đó có 7 nam và 22 nữ cho biết chưa bao giờchửi thề trong giao tiếp. Có tới 71% các bạn sinh viên thừa nhận là đã từng chửi thề trong giao tiếp, trong đó 5 bạn (chiếm 5%) rất thường xuyên chửi thề, 10 bạn (chiếm 10%) thường xuyên chửi thề trong giao tiếp. Và số bạn sinh viên thỉnh thoảng chửi thề là 56 bạn (chiếm 56%). Điều này cho thấy tình trạng sinh viên hiện nay chửi thề trong giao tiếp là rất nhiều và đang ở mức độ cao. Qua số liệu cho thấy 71% số sinh viên chửi thề trong quá trình giao tiếp quả là một con số không nhỏ. Tuy tỷ lệ sinh viên nữ chửi thề ít hơn nam (48,8%/43 nữ so với 87,7%/57 nam) song điều đó cho thấy không những các bạn nam chửi thề mà các bạn nữ - được mệnh danh là phái yếu, phái đẹp, dịu dàng trong ăn nói, cử chỉ vậy mà cũng có những hành vi lệch lạc - chửi thề trong giao tiếp. Bảng 4: Theo bạn, trong KTX ĐHQG có hiện tượng SV chửi thề trong GT không? gioi tinh Total nam nu Count Col % Count Col % Count Col % trong KTX DHQG co hien tuong SV chui the trong giao tiep khong? co 56 98.2% 42 97.7% 98 98.0% khong 1 1.8% 1 2.3% 2 2.0% Total 57 100.0% 43 100.0% 100 100.0% Bảng 4 giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn nữa thực trạng chung về sự lệch lạc ngôn ngữ -chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay, đặc biệt là sinh viên trong KTX ĐHQG. Nhìn chung, trong tổng số các bạn sinh viên được hỏi, có tới 98%trả lời là trong KTX có hiện tượng sinh viên chửi thề trong giao tiếp, tỷ lệ này là rất cao. Sinh viên vừa là tầng lớp tri thức lại là những người chủ tương lai của đất nước thì trách nhiệm đó lại càng nặng nề hơn. Con số 98%, một con số quá lớn đã nói lên điều đó. Tình trạng mà sinh viên sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn như chửi thề trong giao tiếp đang ngày càng nhiều, ở vào mức báo động. Đó thực sự là một nỗi lo của xã hội. Theo như nhìn nhận của đa số sinh viên được khảo sát thì việc chửi thề trong giao tiếp ngày càng có nhiều người sử dụng, và sử dụng mọi lúc mọi nơi ảnh hưởng đến môi trường sống và học tập của chính họ. Bảng 5: Mức độ chửi thề của sinh viên trong KTX hiện nay như thế nào? gioi tinh Total nam nu Count Col % Count Col % Count Col % muc do chui the cua SV trong KTX hien nay nhu the nao? qua nhieu 10 17.9% 2 4.8% 12 12.2% nhieu 35 62.5% 11 26.2% 46 46.9% binh thuong 8 14.3% 13 31.0% 21 21.4% it 3 5.4% 11 26.2% 14 14.3% rat it 4 9.5% 4 4.1% 9 1 2.4% 1 1.0% Total 56 100.0% 42 100.0% 98 100.0% Qua thông tin định lượng trên cho thấy, có 12 bạn (12%) nhận xét mức độ chửi thề của sinh viên trong KTX là quá nhiều. Có tới 46 bạn (46%) cho rằng hiện tượng này là nhiều. Và chỉ có 5 bạn (5%) đánh giá mức độ chửi thề của các bạn sinh viên trong KTX là ở mức độ rất ít. Thiết nghĩ, đó là những đánh giá mang tính chủ quan của các bạn sinh viên sống trong cùng môi trường KTX. Nhưng những nhận xét đó cho thấy, các bạn đã có sự quan tâm tới hiện tượng này và cũng là cách nhìn nhận của chính các bạn về “lời ăn tiếng nói” hàng ngày đang diễn ra trong chính môi trường mà các bạn đang sống và học tập. Đây là m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLệch lạc xã hội từ việc sử dụng ngôn ngữ chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay.doc
Tài liệu liên quan