Lịch sử 11 - Tiết 8 - Bài 6: Nước Mĩ

- HS báo cáo kết quả học tập (mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày kết quả thảo luận)

- GV nhận xét

+ GV cho HS các nhóm khác nhận xét, góp ý kết quả làm việc các nhóm.

+ GV bổ sung, chốt ý.

+ GV cho HS lấy ví dụ về một số thủ đoạn kinh tế và ngoại giao mà Mĩ triển khai.

GV đặt các câu hỏi:

+ Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Mĩ lại triển khai chiến lược toàn cầu phản cách mạng?

+ Chiến lược toàn cầu được Mĩ triển khai ở châu Âu và châu Á như thế nào? => Dành cho HS khá, giỏi.

+ Khi thực hiện chiến lược toàn cầu Mĩ triển khai những biện pháp nào?

+ Kết quả mà Mĩ đạt được khi thực hiện chiến lược toàn cầu?

+ Tại sao từ đầu những năm 90 Mĩ lại thay đổi chính sách đối ngoại của mình?

=> Dành cho HS khá, giỏi

- HS dựa vào suy nghĩ trả lời.

- GV nhận xét và chốt ý.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử 11 - Tiết 8 - Bài 6: Nước Mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/09/2018 Chương IV: MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945- 2000) Tiết 8 - Bài 6: NƯỚC MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Sau khi học xong bài Nước Mĩ học sinh nắm được: Tình hình nước Mĩ những năm 1945-1973; 1973 - 1991; 1991 đến nay. Mỗi giai đoạn đi sâu vào các vấn đề sau: + Sự phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật (nhấn mạnh kiến thức phần kinh tế 1945 – 1973) + Chính sách đối ngoại (nhấn mạnh nội dung chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ) 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh. Liên hệ thực tế lịch sử. 3. Thái độ - Tự hào về thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Có nhận thức khách quan toàn diện hơn về nước Mĩ và con người Mĩ. 4. Định hướng năng lực cần hình thành. - Năng lực chung: + Năng lực tự học + Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề + Năng lực giao tiếp + Năng lực hợp tác + Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: + Khai thác nội dung tranh ảnh về nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử + Phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ. + Lý giải được lí do tại sao chính sách đối ngoại của Mĩ lại có sự thay đổi qua các thời kì và tác động của những chính sách đó đối với sự phát triển của lịch sử Việt Nam. II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC - Tổ chức dạy học trên lớp. - Sử dụng kỹ thuật dạy học theo nhóm, kỹ thuật dạy học nêu vấn đề. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án, câu hỏi, bài tập liên quan đến bài học - Máy chiếu để trình chiếu hình ảnh về nước Mĩ, thành tựu kinh tế - khoa học kĩ thuật của Mĩ. - Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh - Sưu tầm các tranh ảnh về nước Mĩ. - Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên HS vắng 12A6 2. Kiểm tra bài cũ - Khái quát nét chính về phong trào độc lập dân tộc ở Châu phi. - Theo em tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi phát triển mạnh mẽ? 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và cho biết những hình ảnh đó là nhắc đến quốc gia nào. Nội dung của những hình ảnh đó? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản GV khái quát mục tiêu kiến thức HS cần đạt được khi học xong bài “Nước Mĩ” Sự phát triển KT. Nguyên nhân Thành tựu khoa học – kĩ thuật Chính sách đối ngoại. Đánh giá quan hệ VN – Mĩ GV chia ra thành 2 lĩnh vực Sự phát triển kinh tế - KHKT Chính sách đối ngoại Hoạt động 1: Cá nhân - cả lớp GV hỏi: Thành tựu kinh tế Mĩ đạt được 1945 – 1973? - HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. GV trình chiếu cho HS xem một số thành tựu của kinh tế Mĩ 1945 – 1973. GV hỏi: Những nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển. Nguyên nhân quan trọng nhất? - HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. Nguyên nhân: GV chia thành 6 ý sau: - Nguồn nhân lực - Vị trí, tài nguyên, lãnh thổ - Khoa học kĩ thuật - Nhà nước - Các công ty, tập đoàn - Yếu tố bên ngoài => GV nhấn mạnh yếu tố quan trọng nhất là khoa học kĩ thuật. Hoạt động 2: Cá nhân – cả lớp - GV hỏi: Khái quát tình hình kinh tế Mĩ 1973 - 2000? - HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. + Nguyên nhân kinh tế Mĩ khủng hoảng + Vị trí của kinh tế Mĩ - GV hỏi: Sự phát triển khoa học – kĩ thuật của Mĩ 1945 - 2000? - HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. GV hỏi: Tại sao Mĩ là nước khởi đầu của cuộc cách mạng KHKT hiện đại? => Câu hỏi này áp dụng cho HS khá, giỏi. - HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. - GV giới thiệu hình 18 – (trang 43 SGK) Hoạt động 3: Nhóm và cá nhân Phần chính sách đối ngoại GV chia thành 2 giai đoạn: - Từ 1945 – 1991: Mĩ triển khai chiến lược “Toàn cầu phản cách mạng”. - Từ năm 1991 – 2000: Mĩ thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”. - GV chuyển giao nhiệm vụ, chia lớp thành 4 nhóm (Mỗi tổ là 1 nhóm) và thực hiện nhiệm vụ học tập sau: - Nhóm 1,3: Khái quát những nét chính về chính sách đối ngoại Mĩ 1945 – 1991. - Nhóm 2,4: Khái quát những nét chính về chính sách đối ngoại Mĩ 1991 – 2000. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập: trao đổi thảo luận nhóm (Giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm thực hiện dự án học tập) - HS báo cáo kết quả học tập (mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày kết quả thảo luận) - GV nhận xét + GV cho HS các nhóm khác nhận xét, góp ý kết quả làm việc các nhóm. + GV bổ sung, chốt ý. + GV cho HS lấy ví dụ về một số thủ đoạn kinh tế và ngoại giao mà Mĩ triển khai. GV đặt các câu hỏi: + Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Mĩ lại triển khai chiến lược toàn cầu phản cách mạng? + Chiến lược toàn cầu được Mĩ triển khai ở châu Âu và châu Á như thế nào? => Dành cho HS khá, giỏi. + Khi thực hiện chiến lược toàn cầu Mĩ triển khai những biện pháp nào? + Kết quả mà Mĩ đạt được khi thực hiện chiến lược toàn cầu? + Tại sao từ đầu những năm 90 Mĩ lại thay đổi chính sách đối ngoại của mình? => Dành cho HS khá, giỏi - HS dựa vào suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. I. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - KHOA HỌC KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000. 1. Kinh tế Mĩ (1945 – 1973). - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. - Biểu hiện: + Công nghiệp: SLCN chiếm quá nửa thế giới (năm 1948 chiếm 56% thế giới) + Nông nghiệp: gấp đôi SLNN của Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại (1949). + GTVT: Nắm trên 50% số tàu bè trên mặt biển + Tài chính: 3/4 dự trữ vàng của thế giới. + Tổng sản phẩm kinh tế: Mỹ chiếm gần 40% thế giới. => Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. - Nguyên nhân phát triển + Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi + Nguồn nhân lực dồi dào, có tay nghề, trình độ KHKT cao + Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí. + Áp dụng thành tựu KHKT hiện đại vào sản xuất => Là nguyên nhân quan trọng nhất + Các công ty độc quyền, tập đoàn kinh tế có sức sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả. + Do chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có hiệu quả. 2. Kinh tế Mĩ (1973 – 2000). - Từ 1973 – 1982 kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng do tác động của khủng hoảng năng lượng năm 1973. - Từ 1983 kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. - Trong suốt thập niên 90 kinh tế Mĩ trải qua một vài đợt suy thoái ngắn => Mĩ vẫn là nền kinh tế đứng đầu thế giới. 3. Khoa học – kĩ thuật (1945 – 2000) - Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai. - Thành tựu: Mỹ đi đầu trong các lĩnh vực: công cụ sản xuất, năng lượng mới, vật liệu mới, chinh phục vũ trụ, CM xanh trong nông nghiệp. - Trong thập niên 90 Mĩ chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới II. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MĨ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000. 1. Đối ngoại 1945 – 1991. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với tiềm lực về kinh tế, sức mạnh vượt trội về quân sự Mĩ triển khai chiến lược Toàn cầu với tham vọng làm “bá chủ thế giới”. - Ngày 12/3/1947 Mĩ thông qua chiến lược Toàn cầu phản cách mạng với 3 mục tiêu: + Ngăn chặn đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới. + Đàn áp phong trào cách mạng, phong trào cộng sản, phong trào công nhân... + Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. - Biện pháp triển khai + Phát động chiến tranh lạnh + Gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ + Dùng thủ đoạn kinh tế, ngoại giao 2. Đối ngoại 1991 – 2000. - Trong thập niên 90 Mĩ thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” của B. Clinton. - Mục tiêu: + Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu. + Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ. + Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩydân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. => Mục tiêu lớn nhất của Mĩ là: Thiết lập trật tự thế giới có lợi cho Mĩ, với tham vọng làm bá chủ thế giới. - Sự kiện khủng bố 11/9/2001 là nhân tố làm cho Mĩ thay đổi chính sách đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI. - Ngày 11/7/1995 Mĩ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Hoạt động 3: Luyện tập Câu 1. Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ? A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản. B. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới. D. Sự giàu nghèo quá chênh lệch trong các tầng lớp xã hội. Câu 2. Kế hoạch Mác-san (6/1947) còn được gọi là A. kế hoạch khôi phục châu Âu. B. kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu. C. kế hoạch phục hưng châu Âu. D. kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu. Câu 3. Điêm nổi bật của kinh tế Mỹ trong thời gian 20 năm sau CTTG II? A. Kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. B. Kinh tế Mỹ bước đầu phát triển. C. Kinh tế Mỹ trải qua các đợt suy thoái. D. Bị kinh tế Nhật Bản và Tây Âu cạnh tranh quyết liệt. Câu 4. Mục tiêu chủ yếu trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ là gì? A. Tham vọng làm bá chủ thế giới. B. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới. C. Ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa. D. Khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. Câu 5. Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào? A. Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. B. Hòa bình hợp tác với các nước trên thế giới. C. Bắt tay với Trung Quốc. D. Dung dưỡng một số nước. Câu 6. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển kinh tế của Mỹ sau CTTG II là gì? A. Nhân dân Mỹ có lịch sử truyền thống lâu đời. B. Mỹ là nước giàu tài nguyên lại không bị chiến tranh tàn phá. C. Áp dụng triệt để thành tựu khoa học – Kĩ thuật và nhà nước có chính sách điều tiết hợp lí. D. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, tiến hành quân sự hóa nền kinh tế. Câu 7. Sau Chiến tranh lạnh Mỹ có âm mưu gì? A. Vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới. B. Chuẩn bị đề ra chiến lược mới. C. Dùng sức mạnh kinh tế để thao túng các nước khác. D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình. Câu 8. Tổng thống Mỹ đã đề ra chiến lược toàn cầu đó là A. Ken-nơ-đi. B. Tru-man. C. Ai-xen-hao. D. Giôn-xơn. Câu 9. Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào? A. Ngày 2/1994. B. Ngày 11/7/1995. C. Ngày 28/7/1995. D. Ngày 11/2000. Câu 10. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Anh. B. Pháp. C. Mỹ. D. Nhật. Hoạt động 4: Vận dụng Câu 1. Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ 1 đến 3 để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Năm 1949, sản lượng (1) Mĩ bằng hai lần sản lượng của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. Mĩ nắm hơn 50% số (2) đi lại trên mặt biển, 3/4 (3) của thế giới. A. Công nghiệp – tàu chiến – dự trữ đôla. B. Nông nghiệp – tàu chiến – dự trữ vàng. C. Công nghiệp – tàu chiến – dự trữ vàng. D. Nông nghiệp – tàu chiến – dự trữ đôla. Câu 2. Tại sao Mĩ lại chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của thế giới? A. Mỹ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật hiện đại. B. Do Mĩ không bị chiến tranh tàn phá và thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh. C. Mĩ tập trung đầu tư cho khoa học kĩ thuật và mua sáng chế phát minh từ bên ngoài. D. Mĩ mua bằng sáng chế phát Minh và chuyển giao công nghệ. Câu 3. Lợi thế cơ bản mà cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã đem lại cho nước Mĩ là gì? A. Đất nước Mĩ không bị chiến tranh tàn phá. B. Mĩ thu được nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí. C. Các nước tư bản châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. D. Liên Xô – đối thủ của Mĩ bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Câu 4. Nền kinh tế Mĩ bị suy thoái nghiêm trọng trong thập kỉ 70 của thế kỉ XX, là vì A. Mĩ đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới. B. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới. C. các nước đồng minh không có khả năng trả nợ cho Mĩ. D. các nước Mĩ Latinh giành độc lập, Mĩ mất thị trường tiêu thụ. Câu 5. Mục tiêu chủ yếu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ đối với các nước xã hội chủ nghĩa là gì? A. Phủ nhận sự tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa. B. Tiêu diệt những người cộng sản và các đảng cộng sản. C. Bao vây, cấm vận, khống chế các nước xã hội chủ nghĩa. D. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Câu 6. Thủ đoạn chủ yếu được Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác từ thập niên 90 của thế kỉ XX? A. Lôi kéo các nước tham gia các liên minh quân sự. B. Lợi dụng vấn đề dân quyền để can thiệp vào các nước. C. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ”. D. Thông qua viện trợ kinh tế để khống chế các nước. Câu 7. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước. B. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí. C. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào. D. Mĩ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. Câu 8. Thành công lớn nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu là gì? A. Khống chế, chi phối được các nước tư bản đồng minh Tây Âu, Nhật Bản. B. Góp phần quan trọng làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. C. Góp phần làm chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai nhà nước riêng biệt. D. Đàn áp được phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân trên thế giới. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng Câu 1: Tại sao sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Mĩ và Liên Xô chuyển từ đối thoại sang đối đầu? Câu 2: Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Việt Nam học hỏi được gì từ sự phát triển của kinh tế Mĩ? Câu 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Việt Nam và Mĩ trước và sau năm 1995. Câu 4: Từ năm 1995 đến nay đã có bao nhiêu tổng thống Mĩ thăm Việt Nam. Các chuyến thăm đó diễn ra vào thời gian nào? Câu 5: Qua bài học, sách báo hãy nêu những thành tựu khoa học kĩ thuật nổi bật của Mĩ mà em biết từ 1945 – nay. 4. Củng cố kiến thức GV nêu khái quát các ý chính sau: Sự phát triển kinh tế khoa học, kĩ thuật của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nguyên nhân của sự phát triến đó - Đặc điểm sự phát triển của nền kinh tế Mĩ - Nội dung chính sách đối ngoại của Mĩ 5. Hướng dẫn về nhà học bài - Tìm hiểu các đời tổng thống Mỹ liên quan tới chiến tranh Việt Nam. - So sánh chính sách đối ngoại của Mĩ qua hai thời kì trước và sau chiến tranh lạnh. - Tìm hiểu và đánh giá quan hệ giữa Mĩ và Việt Nam hiện nay. - Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của Tây Âu. Ký duyệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLịch sử- Bùi Văn Duy.doc
Tài liệu liên quan